Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Lý Thuyết Dược Học: ĐẠI TÁO Xuất xứ: Bản Kinh. Tên Khác: Can táo, Mỹ táo, Lương táo (Danh Y Biệt ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (173.82 KB, 10 trang )

ĐẠI TÁO
Xuất xứ:
Bản Kinh.
Tên Khác:
Can táo, Mỹ táo, Lương táo (Danh Y Biệt Lục), Hồng táo (Hải Sư Phương), Can
xích táo (Bảo Khánh Bản Thảo Triết Trung), Quế táo, Khư táo, Táo cao, Táo bộ,
Đơn táo, Đường táo, Nhẫm táo, Tử táo, Quán táo, Đê tao, Táo du, Ngưu đầu,
Dương giác, Cẩu nha, Quyết tiết, Kê tâm, Lộc lô, Thiên chưng táo, Phác lạc tô
(Hòa Hán Dược Khảo), Giao táo (Nhật Dụng Bản Thảo), Ô táo, Hắc táo (Trung
Quốc Dược Học Đại Từ Điển), Nam táo (Thực Vật Bản Thảo), Bạch bồ táo,
Dương cung táo (Triết Giang Trung Y Tạp Chí), Thích Táo (Tứ Xuyên Trung Y
Tạp Chí), Táo tàu (Dược Điển Việt Nam).
Tên khoa học:
Zizyphus jujuba Mill.
Họ khoa học:
Thuộc họ Táo (Rhamnaceae).
Mô tả:
Là cây vừa hoặc cao, có thể cao đến 10m. Lá mọc so le, lá kèm thường biến thành
gai, cuống ngắn 0,5-1cm, phiến lá hình trứng dài 3-7cm, rộng 2-3,5cm, mép có
răng cưa thô, trên mặt rõ 3 gân chính, gân phụ cũng nổi rõ. Hoa nhỏ, mọc thành tán
ở kẽ lá, mỗi tán gồm 7-8 hoa. Cánh hoa mầu vàng, xanh nhạt. Quả hình cầu hoặc
hình trứng, khi còn xanh mầu nâu nhạt hoặc xanh nhạt, khi chín mầu đỏ sẫm. Mùa
hoa tháng 4-5, mùa quả tháng 7-9.
Địa lý:
Việt Nam mới di thực, hiện còn phải nhập của Trung Quốc. Hiện nay ở miền Bắc
cây đã đượùc đem trồng nhiễu nơi, đang phát triển mạnh, phổ biển trồng bằng chiết
cành vào mùa xuân, thông thường tháng 4 - 6 ra hoa, tháng 7 - 8 kết quả.
Thu hái, sơ chế:
Thu hái vào mùa thu đông, khi quả chín hái về ăn hay phơi sấy khô làm thuốc.
Quả Táo màu hồng gọi là Hồng táo. Ngoài việc thu hoạch để làm Hồng táo bán
như trên, người ta còn thu hái quả táo khi chín vàng, phơi cho héo đến khi quả táo


hơi nhăn, đem quay trong thùng có gai để châm lỗ, rồi lấy rễ con, thân lá cây Địa
hoàng sắc cho cô đặc với ít đường để ngào, rồi phơi lại cho đến khi không dính tay
thì đóng vào túi nylon đem bán. Loại chế như thế thì có màu đen, có vị ngọt hơn
Hồng táo gọi là Hắc táo.
Phần dùng làm thuốc:
Quả chín phơi khô (Eructus Zizyphi).
Mô tả dược liệu:
Quả khô biểu hiện hình viên chùy, dài chừng 18mm - 32mm, thô chừng 15 -
18mm, bên ngoài có màu đỏ nâu hoặc nâu tím. Có trái có vết nhăn nheo rất sâu,
cuối quả có lõm vào, có vết tồn tại của cuống quả hoặc vết sẹo hình tròn, chất
mềm mà nhẹ, bên ngoài vỏ quả mỏng, nhăn rúm, chất thịt màu nâu nhạt, có dầu
dẻo, hạt quả hai đầu nhọn dài chừng 9mm - 12mm, vỏ cứng, đập ra có nhân cứng
màu trắng.
Bào chế:
Bỏ nguyên quả vào sắc với thuốc hoặc chưng nhừ, cạo lấy nạc, bỏ hạt trộn vào
thuốc hoàn.
Bảo quản:
Đậy kín, tránh sâu bọ, chuột, gián.
Thành phần hóa học:
+ Trong Táo có Stepharine, N-Nornuciferine, Asmilobine (Irshad Khokhar, C A,
1979, 90: 83640r).
+ Betulonic acid, Oleanoic acid, Maslinic acid, Crategolic acid, 3-O-Trans-p-
Coumaroylmaslinic acid, 3-O-Cis-p-Coumaroylmaslinic acid (Akira Yagi, et al.
Chem Pharm Bull 1978, 26 (10): 3075).
+ Betulinic acid, Alphitolic acid, 3-O-Trans-p-Coumaroylmaslinic acid, 3-O-Cis-p-
Coumaroylmaslinic acid (Akira Yagi et al. Pharm Bull 1978, 26 (6): 1798).
+ Zizyphus saponin, Jujuboside B (Okamura Nobuyuki, et al. Pharm Bull 1981, 29
(3): 676).
+ Rutin 3385mg/100g, Vitamin C 540-972mg/100g, Riboflovine, Thiamine,
Carotene, Nicotinic acid (Trung Quốc Y Học Khoa Học Viện Vệ Sinh Nghiên

Cứu Sở, Thực Vật Thành Phần Biểu, Quyển 3, Bắc Kinh Nhân Dân Vệ Sinh Xuất
Bản 1983).
+ Lysine, Aspartic acid, Asparagine, Proline, Valine, Leucine (Baek K W, et al. C
A 1970, 73: 84657n).
+ Olei acid, Sitosterol, Stigmasterol, Desmosterol (Al-Khtib, Izaldin M M et al. C
A, 1988, 108: 166181h).
+ Vitamin A, B2, C, Calcium, Phosphor, Sắt (Trung Dược Học).
Tác dụng dược lý:
+ Cho chuột nhắt uống nước sắc Đại táo, thể trọng tăng rõ. Qua thử nghiệm bơi
cho thấy có làm tăng cơ lực. Gây độc gan thỏ bằng Cachon tetrachloride và cho
uống nước sắc Bắc Đại táo, Protid toàn phần và Albumin huyết thanh thỏ đều tăng
rõ, chứng minh rằng Đại táo có tác dụng bảo vệ gan, tăng lực cơ và thể trọng
(Trung Dược Học).
+ Thực nghiệm cũng chứng minh rằng những bài thuốc có Táo đều làm cho chỉ số
cAMP trong bạch cầu tăng cao. Táo có tác dụng chống dị ứng (Trung Dược Học).
+ Chiết xuất chất Táo với nước nóng in vitro có tác dụng ức chế tế bào JTC-26
sinh trưởng, hiệu suất đạt trên 90% và có liên quan đến liều lượng, nếu lượng nhỏ
không có kết quả (Trung Dược Học).
Tính vị:
+ Vị ngọt tính bình (Bản Kinh).
+ Vị ngọt, cay, nóng, hoạt, không độc (Thiên Kim Phương – Thực trị).
+ Vị ngọt, tính ấm (Trung Dược Học).
+ Vị ngọt, Tính ấm (Trung Dược Đại Từ Điển).
Quy kinh:
+ Vào kinh Tỳ, phần huyết (Bản Thảo Cương Mục).
+ Vào kinh thủ Thiếu âm (Tâm), thủ Thái âm (Phế) (Bản Thảo Hối Ngôn).
+ Vào kinh Can, Tỳ, Thận (Dược Phẩm Hóa Nghĩa).
+ Vào kinh Tỳ, Vị (Bản Thảo Kinh Sơ).
+ Vào kinh Tỳ và Thận (Trung Dược Học).
+ Vào kinh Tỳ, Vị (Trung Quốc Đại Từ Điển).

Tác dụng:
+ An trung, dưỡng Tỳ, trợ 12 kinh, bình Vị khí, thông cửu khiếu, bổ thiểu khí, hòa
bách dược (Bản Kinh).
+ Bổ trung, ích khí, cường lực, trừ phiền muộn (Danh Y Biệt Lục).
+ Giảm độc của vị Ô đầu (Bản Thảo Kinh Tập Chú).
+ Dưỡng huyết, bổ Can (Dược Phẩm Hóa Nghĩa).
+ Nhuận Tâm Phế, chỉ thấu (Nhật Hoa Tử Bản Thảo).
+ Kiện Tỳ, bổ huyết, an thần, điều hòa các loại thuốc (Trung Dược Học).
+ Bổ Tỳ, hòa Vị, ích khí, sinh tân, điều doanh vệ, giải độc dược (Trung Quốc Đại
Từ Điển).
Chủ trị:
+ Trị Tỳ hư, ăn ít, tiêu lỏng, khí huyết tân dịch bất túc,, doanh vệ không điều
hòa,hồi hộp, phụ nữ tạng táo (Trung Quốc Đại Từ Điển).
+ Trị Tỳ vị hư nhược, hư tổn, suy nhược, kiết lỵ, vinh vệ bất hòa (Trung Dược
Học).
Liều dùng: 3 quả - 10 quả.
Kiêng kỵ:
+ Trái xanh ăn không tốt, không nên ăn nhiều. Ăn táo với hành làm ngũ tạng bất
hòa, ăn với cá làm đau bụng, đau thắt lưng (Danh Y Biệt Lục).
+ Ăn nhiều trái Táo chưa chín sẽ bị nhiệt khát, khí trướng (Thiên Kim Phương –
Thực Trị).
+ Vùng dưới ngực có bỉ khối, đầy trướng, nôn mửa: không dùng (Y Học Nhập
Môn).
+ Trẻ nhỏ bị cam tích, bụng đầy trướng, đờm nhiệt, răng đau: Cấm dùng (Bản
Thảo Kinh Sơ).
+ Dạ dày đau do khí bế, trẻ nhỏ bị nhiệt cam, bụng to, đau bụng do giun: không
dùng (Bản Thảo Hối Ngôn).
+ Đang uống Nguyên sâm, Bạch vi, không được dùng Đại táo (Bản Thảo Tỉnh
Thường).
+ Trẻ nhỏ, sản hậu, sau khi bị bệnh ôn nhiệt, thử thấp, hoàng đản, cam tích, đờm

trệ: không nên dùng (Tùy Tức Cư Ẩm Thực Phổ).
Đơn thuốc kinh nghiệm:
+ Trị nhiệt bệnh sau khi bi thương hàn làm khô miệng, nuốt đau, thích ngủ: Đại táo
10 quả, Ô mai 10 quả, nghiền nát, trộn với mật làm thành viên to bằng hạt Hạnh
nhân, dùng để ngậm (Thiên Kim Phương).
+ Trị bồn chồn không ngủ được: Đại táo 14 quả, Hành trắng 7 củ, 3 thăng nước,
sắc còn 1 thăng uống (Thiên Kim Phương).
+ Trị các loại lở loét không lành: Táo 3 thăng, sắc lấy nước rửa (Thiên Kim
Phương).
+ Trị ho xốc khí nghịch lên: Táo 20 quả, bỏ hột rồi lấy sữa tô 120g. Sắc lửa nhỏ rồi
cho Đại táo vào, đợi Táo ngấm hết sữa, lấy ra dùng. Mỗi lần ngậm một trái (Thánh
Huệ Phương).
+ Trị ăn nhiễu Hồ tiêu làm bế khí: Táo ăn thì giải (Bách Nhất Tuyển Phương).
+ Điều hòa Vị khí: lấy Táo phơi khô, bỏ hột đi, sấy khô, tán bột, thêm một ít bột
Gừng sống, uống từng ít một (Diễn Nghĩa Phương).
+ Trị ăn vào mửa ra: Đại táo 1 quả, bỏ hột, dùng một con Ban miêu, bỏ đầu, cánh
rồi cho vào Táo, nướng chín, chỉ lấy Táo ăn lúc bụng đói (Trực Chỉ Phương).
+ Trị khí thống ở tiểu trường: Táo 1 quả, bỏ hột, lấy 1 con Ban miêu, bỏ đầu và
cánh đi rồi cho vào trong thuốc, lấy giấy bao lại, đốt chín. Bỏ Ban miêu đi, lấy
Táo ăn, rồi lấy Tất trừng gìa nấu nước để uống với thuốc (Trực Chỉ Phương).
+ Trị táo bón: Đại táo 1 trái, bỏ hạt, trộn với 2g Khinh phấn, lấy giấy ướt gói lại,
nướng chín, xong lấy nước sắc Đại táo uống (Trực Chỉ Phương).
+ Trị có thai đau bụng: Hồng đại táo 14 quả, đốt cháy, tán bột, uống với nước tiểu
(Mai Sư Phương).
+ Trị Phế ung, mửa ra máu do ăn thức ăn cay nóng: Hồng táo để nguyên hạt, đốt
tồn tính, Bách dược tiễn, đốt qua, hai vị bằng nhau, tán bột, mỗi lần uống 8g với
nước cơm (Tam Nhân Phương).
+ Trị điếc tai, nghẹt mũi, mất khứu giác và âm thanh: Đại táo 15 quả, bỏ vỏ và hạt,
Tỳ ma tử 300 hạt, bỏ vỏ, gĩa nát, gói trong bông, nhét vào lỗ tai, lỗ mũi, ngày 1
lần. Trước tiên cho vào tai, sau đó mới cho vào mũi, không nên cùng làm một lúc

(Mạnh Sằn Bí Hiệu Phương).
+ Muốn thân thể không bị mùi xú uế, hàng ngày, dùng thịt Đại táo, Quế tâm, Bạch
qua nhân, Tùng thụ bì, làm thành viên uống (Mạnh Sằn Bí Hiệu Phương).
+ Trị tầu mã nha cam: Thịt Đại táo 1 trái, Hoàng bá. Tất cả đốt đen, tán bột, trộn
dầu bôi vào. Có thể thêm 1 ít Tỳ sương càng tốt (Bác Tễ Phương).
+ Trị đau nhức tim đôït ngột: Ô mai 1 trái, Táo 2 trái, Hạnh nhân 7 hạt. Tán
nhuyễn. Đàn ông uống với rượu, đàn bà uống với dấm (Hải Thượng Phương).
+ Trị buồn bực, khó ngủ: Đại táo 14 quả, Long nhãn 210g, nấu chín uống và ăn
(Kinh Nghiệm Phương).
+ Trị suy nhược, khó ngủ: Long nhãn 40g, Mạch môn 40g, Ngưu tất, Đỗ trọng,
mỗi thứ 20g, Đương quy 40g, Xuyên khung 20g. Ngâm một lít rượu uống trước
khi ngủ.
+ Trị chứng Tạng táo (hysteria) của đàn bà: buồn thương tủi khóc như bị thần linh
quở phạt, hay ngáp: dùng 10 quả Đại táo, 1 thăng Tiểu mạch, 60g Cam thảo. Sắc
uống để bổ Tỳ khí (Đại Táo Thang – Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
+ Trị tiêu chảy lâu ngày, bụng đầy, hư hàn: Phá cố chỉ, Nhục đậu khấu. mỗi thứ
12g, Mộc hương 6g, tán bột, trộn với Táo nhục làm thành viên, ngày uống 3 lần,
mỗi lần 12g. Uống với nước Gừng (Táo Nhục Hoàn - Sổ Tay Lâm Sàng Trung
Dược).
+ Trị chứng tiểu cầu giảm: Đại táo 40g, Bạc hà diệp 20g. Sắc uống (Hiện Đại Nội
Khoa Trung Y Học).
+ Trị xuất huyết dưới da do dị ứng: Đại táo 320g, Cam thảo 40g, sắc uống (Hiện
Đại Nội Khoa Trung Y Học).
+ Trị hư phiền, mắt ngủ, tự ra mồ hôi và chứng Tạng táo (hysteria) do tinh thần
thất thường: dùng bài ‘Cam Mạch Đại Táo Thang’ (Sổ Tay Lâm Sàng Trung
Dược).
+ Trị ban chẩn dị ứng: Dùng Hồng táo 10 quả/1 lần, ngày uống 3 lần. Hoặc dùng
Táo 500g/ ngày, sắc nước uống. Đã trị khỏi 5 ca ban dị ứng đã từng trị thuốc Tây
không bớt (Thượng Hải Trung Y Dược tạp Chí 1958, 11: 29).
+ Trị ban chẩn không do giảm tiểu cầu: Mỗi lần uống Hồng táo 10 trái, ngày 3 lần.

Đã trị 16 cas (có 1 ca dùng thêm Vitamin C, K) đều khỏi (Cao Bình và cộng sự,
Thượng Hải Trung Y Dược Tạp Chí 1962, 4: 22).
+ Trị hội chứng tả lỵ lâu ngày: Dùng Hồng táo 5 trái, Đường đỏ 60g. hoặc Hồng
táo, Đường đỏ mỗi thứ 50g, sắc ăn cả nước lẫn cái, ngày 1 thang. Đã trị 8 ca được
chẩn đoán theo Đông y là Tỳ Vị hư hàn, đều khỏi hẳn (Trịnh An Hoằng, Tân trung
Y Tạp Chí 1986, 6: 26). (Hoàng Cự Điền – Hồng Táo Thang Trị Nan Lỵ, Tân
Trung Y Tạp Chí 1987, 6:56).
+ Tác dụng dự phòng phản ứng truyền máu: Dùng Hồng táo 10-20 trái, Địa phu tử,
Kinh giới (sao) đều 10g, sắc đặc khoảng 30ml, uống trước lúc truyền máu 15-30
phút. Đã dùng cho 46 lượt người truyền máu vơi trên 10.00ml máu. Kết quả: có 5
ca suy tủy, mỗi lần truyền máu đều có phản ứng, nhưng khi dùng Táo thì không có
phản ứng rõ, trừ hai ba trường hợp phản ứng nhẹ hoặc phản ứng chậm (Lý Khởi
Khiêm – Hồng Táo Thang Phòng Phản Ứng Do Truyền Máu, Triết Giang Y Học
Tạp Chí 1960, 44).
Tham Khảo
+ Đại táo sát được độc của Ô đầu, Phụ tử, Thiên lùng (Lôi Công Đối Luận).
+ Đại táo trị trẻ nhỏ bị lỵ vào mùa thu: Cho ăn Táo bị sâu mọt (lâu năm) rất hay
(Thực Liệu Bản Thảo).
+ Đại táo nhuận tâm phế, trị ho, bổ hư tổn ngũ tạng, trừ tích khí ở trường Vị, hòa
với Quang phấn (đốt cháy) trị cam lỵ (Nhật Hoa Chư Gia Bản Thảo).
+ Đại táo nuôi được tỳ khí, bổ tân dịch, mạnh thận khí, tăng trí nhớ. Nhân của quả
trên 3 năm trị được chứng đau bụng, trúng phải khí độc, quặn thắt tim (Thang Dịch
Bản Thảo).
+ Tính của Táo giúp được cả 12 kinh lạc, tà khí ở trong tâm phúc, hòa bách dược,
thông cửu khiếu, bổ khí bất túc, ăn sống làm sình bụng có khi bị tiêu chảy, khi
dùng chưng thật chín rồi phơi khô thì bổ trường vị: điều hòa trung nguyên, ích khí
lực (Bản Thảo Kinh Sơ).
6 - Đại táo tính hòa hợp được âm dương, điều chỉnh được vinh vệ, sinh được tân
dịch (Dụng Dược Pháp Tượng).
7 - Sở dĩ Dại táo bẩm thụ được khi xung hòa của trời đất ở hành thổ, cảm ứng được

dương khí của trời để sinh sống, nên sách Bản Kinh ghi rằng: "Đại táo có vi ngọt,
tính bình, không độc, Lý Đông Viên và Mạnh Sằn đều cho là khí vị đều hậu, vì nó
là loại thuốc vào kinh túc Thái âm, túc Dương minh". Sách Nội Kinh cho rằng:
"Những người bất túc chân nguyên phải nên dùng những vi ngọt để bổ túc vào đó,
vì hình thể bất túc nên dùng vị thuốc ấm để giúp cho khí đó". Vì ngọt bổ được
trung nguyên, ấm thì ích được khí nên những vi ngọt, ấm hay bổ được Tỳ Vị mà có
thể sinh tân dịch nữa. Nếu thỏa mãn được những điều kiện như thế thì trong 12
kinh mạch tự nhiên nó thông lợi cả cửu khiếu nữa, tay chân điều hòa và thông
sướng cả. Khi chính khí đã đầy đủ thì thần hồn được yên ổn, cho nên khi ở tâm
phúc có tà khí hoặc gặp việc quá sợ sệt, nếu như giúp cho bên trong được hòa hoãn
thì sự buồn phiền phải lui, nên những chứng như co thắt tim hoặc có cảm giác vặn
ngược lên trên, những người khí thiếu, hễ mà Tỳ kinh được bổ thì khí lực mạnh lại
được ngay. Cho nên trường vị cần phải được thanh, có khi chính vì nó mà làm cho
cơ thể bất túc mà sinh ra chứng trường tích. Đại táo vì có vị ngọt nên hay giải được
độc, hòa được các vị thuốc, làm cho tỳ vị sung túc. Về mặt năng lực của hậu thiên
thì nó có thể giúp một phần trong việc dinh dưỡng, cho nên sách xưa mới nói rằng:
"Dùng nó lâu thì nhẹ nhàng thân thể, sống lâu, nhẹ nhàng như thần tiên, không đói.
Đó là ý nói đến những người tu tiên, luyện tịch cốc, người thường chưa chắc được
như vậy (Bản Thảo Kinh Sơ).
8 - Đại táo vi ngọt, là vị thuốc củaTỳ kinh, có tác dụng bổ tỳ, ích khí, nhuận phế,
làm cho giảm ho, sát được độc của Phụ tử. Ngày xưa, Trương Trọng Cảnh trị
chứng bôn đồn, dùng Đại táo với dụng ý giúp cho Tỳ thổ, dùng nó với mục đích
bình thận khí. Trị đau tức cạnh sườn do thủy ẩm sinh ra thì dùng bài ‘Thập Táo
Thang’ ý là giúp cho Tỳ thổ để thắng thận thủy, cho nên Đại táo tính của nó điều
hòa được tạng phủ, là vị thuốc chính để hòa được cả trăm thứ thuốc vậy. Nhưng
không nên dùng nhiều quá sẽ bị hại răng (Bản Thảo Đồ Giải).
9- Dùng táo đâ chưng rồi mới phơi khô thì tính nó ngọt, ấm, bổ Tỳ, tráng Vị, tư
vinh vệ, nhuận phế, an thần, ăn lâu không đói, ngâm rượu uống. Nó sát đượ' độc
của Phụ tủ, Ô đâàu, Thiên hùng, Xuyên tiêu (Tùy Tức Cư Ẩm Thực).
10- Phương Bắc sinh ra táo lớn mà quả cứng, thịt dầy, sức bổ tương đối rất mạnh

gọi là ‘Giao táo’ cũng gọi tên khác là "Hắc đại táo". Táo màu đỏ gọi là "Hồng táo"
có khí thơm, vị thanh tao, có tác dụng khai vị, dưỡng tâm, bổ tỳ huyết (Tùy Tức
Cư Ẩm Thực).
11- Đại táo vị ngọt, tính bình, khi mới sinh ra thì hoa trắng nhỏ, quả sống màu
xanh, khi chín màu vàng, khi chín lắm thì thành màu đỏ, phơi khô thì lại màu đen.
Nó bẩm thụ được tinh hoa của khí đất trời, nên có đủ sắc của ngũ hành (Bản Thảo
Sùng Nguyên).
12- Đại táo bẩm thụ được khí của mùa thu là khí của hành kim, nó nhập vào khí vị
của hành Thổ, thu được chính khí trong đất nhập vào kinh Tỳ, khí vị của nó thăng
nhiều hơn giáng vì nó thuộc dương (Bản Thảo Kinh Giải).
13- Đại táo bổ tỳ, nhưng không nên dùng quá nhiều, dùng nhiều thì lý mắc bệnh, vì
tỳ phải phù hợp cả 4 khí, chẳng lẽ nó chỉ giữ được cái vị ngọt đó sao? Vả lại ngọt
là chủ ngũ vị, mỗi thứ thuốc đều có vị ngọt rồi, nên phải tùy nghi, nghĩa là phải có
những vị thuốc dẫn đạo vào các kinh thì nó mới hay được (Dụng Dược Tượng
Pháp).
14- Đại táo dùng vào những thuốc tễ, làm tán, có tác dụng an trung, dưỡng tỳ, bình
vị, dùng làm những tễ thuốc bổ có tác dụng trợ kinh khí, trừ tà khí để điều hòa các
vị thuốc (Bản Thảo Sơ Chứng).
15- Đại táo bổ tỳ thổ, vì nó có tính bổ huyết, hòa khí nhưng Nhân sâm cũng bổ Tỳ
thổ mà nó có tính bổ khí để sinh huyết (Ngọc Thu Dược Giải).
16- Tại sao phải thêm Táo và Gừng sống vào thang thuốc sắc? Cổ nhân khi làm
thuốc mỗi thang đều phải có thêm Táo và Gừng vào, là có ý thận trọng trong việc
giữ gìn Vị khí, tuy nhiên, có nơi nên dùng, có nơi kiêng cữ khác nhau. Nếu bổ Tỳ
Vị thì nên dùng Gừng và Táo. Làm ấm trung tiêu thì nên dùng Gừng lùi. Thuiốc bổ
khí thì chỉ dùng Gừng. Thuốc phát biểu thì dùng Gừng sống. Thuốc bổ âm, thuốc
vào phần huyết thì không nên dùng Gừng, thuốc trị bệnh ở hạ tiêu thì cứ dùng
Gừng, Táo. Thuốc trị bệnh về khí, không nên dùng Gừng (Dược Phẩm Vậng Yếu).
17- Đại táo có tính ấm, bổ được bất túc, có vị ngọt nên hoãn được âm huyết. Tà ở
phần Vinh, Vệ thì dùng Gừng và Táo vì cay ngọt có tác dụng phát tán, để hòa vinh
vệ, vì vậy dùng bài Quế Chi Thang, Tiểu Sài Hồ Thang để trị. Trong bụng đầy

trướng thì cấm ăn, vì vậy trong bài Kiến Trung Thang, Trương Trọng Cảnh trị đầy
tức dưới tim đã bỏ không dùng Táo. Trong cổ phương, người xưa dùng Đại táo
cùng với Tiểu mạch, Cam thảo để trị phụ nữ bị chứng tạng táo, vui buồn, khóc
cười không rõ lý do. Thang Quy Tỳ phối hợp với Bạch truật để trị hồi hộp, hay
quên. Cho nên các sách xưa cho rằng Đại táo có thể an trung, dưỡng Tỳ khí và lại
có thể làm cho mạnh tâm thần, đó là cách dùng Đại táo có tính sâu xa vậy (Trung
Dược Học Giảng Nghĩa)

×