LAI PHỤC TỬ
Xuất xứ:
Nhật Hoa Tử Bản Thảo.
Tên khác:
La Bặc Tử, Lô Bặc Tử, Tử Hoa Tòng (Bản Thảo Cương Mục) , Thổ Tô Tử (Nhĩ
Nhã), Ôn Tòng, Địa Khô Lâu, Địa Khô La, La Ba Tử, La Điền Tử, Khương Tinh
Tử, Đặng Tùng Tử, Đường Thanh Tử, Lai Bặc Tử (Hòa Hán Dược Khảo), Sở
Tùng Tử (Bản Thảo Đồ Kinh), Phá Địa Chùy (Quảng Vận), Hạ Sinh ( Vương
Trinh Nông Thư), Hạt Củ Cải, Rau Lú Bú (Việt Nam).
Tên khoa học:
Semen raphani Sativi.
Họ khoa học:
Thuộc họ Cải ( Brasicaceae).
Mô Tả:
Cây thảo, sống hàng năm. Rễ củ phình to. Lá hình mũi mác. Hoa tự chùm, mầu
trắng hoặc hơi tím hồng, cánh hoa có vân. Quả loại cải, không mở, thắt lại giữa ,
các hạt xếp thành hình chuỗi tràng hạt, xốp. Mùa hoa từ tháng 4-7, mùa quả từ
tháng 6-9.
Địa lý:
Trồng khắp nơi vào mùa Thu, Đông để lấy củ ăn.
Thu hái, sơ chế:
Đến mùa quả già (mùa hè, thu), hái cả cây, phơi khô, đập lấy hạt, bỏ vỏ, loại bỏ tạp
chất, phơi khô.
Phần dùng làm thuốc:
Hạt. Hạt hình tròn, dẹp, có mặt lưng khum, mặt bụng tạo nên 1 cạnh lồi ở giữa, dài
chừng 2,5-4mm, rộng 2-3mm, màu nâu đỏ hoặc nâu đen.
Mô tả dược liệu:
Lai phục tử hình bầu dục hoặc gần hình tròn trứng, hơi dẹp, đường kính 0,4cm.
Ngoài mầu hồng, một bên có mấy rãnh dọc, một đầu có 1 chấm nhỏ mầu nâu. Soi
kính lúp thấy toàn thể đều có vằn mắt võng, nhỏ, dầy. Chất cứng. Đập vỡ có nhân
mầu trắng ngà hoặc vàng, có dầu, không mùi, vị ngọt, hơi cay (Dược Tài Học).
Bào chế:
+ Sẩy sạch tạp chất, rửa sạch đất, vớt ra, phơi khô. Khi dùng giã nát ra là được
(Dược Tài Học).
+ Rửa sạch hạt. Nếu dùng tiêu đờm thì dùng sống. Muốn tiêu thực thì dùng sao
(Đông Dược Học Thiết Yếu).
Bảo quản:
Đóng kín, tránh ẩm.
Thành phần hóa học:
+Trong Lai Phục Tử có: Erucic acid, Oleic acid, Linolenic acid, Linoleic acid,
Glycẻol sinapate, Raphanin ( Trung Dược Học).
+Củ tươi chứa Glucose, Pentosan, Adenin, Arginin, Histidin, Cholin, Trigonellin,
Diastase, Glucosidase, Oxydase catalase, Allyl isothiocyanat, Oxalic acid, Vitamin
A,B, C (Chinese Herbal Medicine).
Tác dụng dược lý:
*Tác dụng kháng khuẩn: Chất Raphanin trong Lai phục tử có tác dụng ức chế đối
với Staphylococus aureus, Streptococus pneumoniae và E.Coli.
*Tác dụng chống nấm: Nước sắc Lai phục tử, ngâm kiệt, có tác dụng ức chế nhiều
loại nấm gây bệnh ngoài da.
*Thành phần có tác dụng kháng khuẩn là Bạc tử tố ( Raphanin), in vitro, thuốc trộn
lẫn với ngoại độc tố vi khuẩn, thuốc có tác dụng rõ rệt. Nếu Raphanin hòa loãng
1:2000 có thể trung hòa 5 liều chíù tử của độc tố Tetanos ( uốn ván). Nếu pha
loãng 1:500 thuốc có thể trung hòa 4 liều chí tử của độc tố bạch hầu.
*Nước chiết xuất của Lai phục tử có tác dụng hạ áp từ từ mà rõ rệt và kéo dài.
*Bài thuốc ‘Cốt Chất Tăng Sinh Hoàn’ (La bặc tử, Thục địa, Kê huyết đằng, Nhục
thung dung, Dâm dương hoắc, Cốt toái bổ) có tác dụng kháng viêm rõ. Trong bài
thuốc, thành phần kháng viêm là Thục địa, Nhục thung dung và La bặc tử. Bài
thuốc có tác dụng hưng phấn hệ thống tuyến yên, vỏ thượng thận, đó là cơ sở của
tác dụng kháng viêm (Trung Dược Học).
Tính vị:
+Tính ôn, vị cay (Trấn Nam Bản Thảo).
+Vị cay, tính nhiệt ( Ngọc Thu Bản Thảo).
+Vị cay, ngọt, tính bình ( Trung Dược Học).
+Vị ngọt, cay, tính bình (Đông Dược Học Thiết Yếu).
Quy kinh:
+Vào kinh Phế, Tỳ ( Trấn Nam Bản Thảo).
+Vào kinh Tỳ, Vị ( Dược Phẩm Hóa Nghĩa).
+Vào kinh Phế, Vị, Tỳ ( Trung Dược Học).
+Vào kinh Phế, Tỳ (Đông Dược Học Thiết Yếu).
Tác dụng:
+Thổ phong đờm, tiêu thủng độc (Nhật Hoa Tử Bản Thảo).
+Hạ khí, định suyễn, trừ đờm,tiêu thực, trừ đầy trướng, lợi đại tiểu tiện, chỉ khí
thống (Bản Thảo Cương Mục).
+Dùng sống có tác dụng thổ phong đờm, khoan hung cách, thác sang chẩn. Dùng
chín có tác dụng hạ khí, tiêu đờm, công kiên tích, lỵ ( Y Lâm Soạn Yếu Thám
Nguyên).
+Hạ khí, yên suyễn, hóa đờm, tiêu thực (Đông Dược Học Thiết Yếu).
Chủ Trị:
+Trị hạ lợi hậu trọng (lỵ) lở ngứa, ban sởi (Bản Thảo Cương Mục).
+Trị ngực đầy, bụng trướng, khí trệ gây đau, lỵ, ho suyễn có đờm (Đông Dược
Học Thiết Yếu).
Liều dùng: 6-10g sắc nước hoặc sao, tán thành bột.
Kiêng kỵ:
+ Khí hư: cẩn thận khi dùng ( Trung Dược Học).
+ Người hư yếu, cơ thể thuộc loại chân khí hư: không nên dùng (Đông Dược Học
Thiết Yếu).
+ Lai phục tử làm hao khí, vì vậy người vốn khí bị hư, không có thực tích, đờm trệ:
không nên dùng (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Đơn thuốc kinh nghiệm:
+ Trị phản vị, ế cách: La bặc, tẩm mật, chưng, nghiền nát, ăn (Phổ Tế phương).
+ Trị trẻ nho ho suyễn, thở khò khè: Lai bặc tử, Ma hoàng, Đăng tâm thảo, Tạo
giáp tử, Cam thảo. Tán bột, mỗi lần dùng 4g ( Lai Bặc Tử Tán – Chứng Trị Chuẩn
Thằng).
+ Trị phế quản viêm mạn, ho, khó thở, đờm nhiều: La bặc tử (sao) 10g, Tô tử
(sao) 10g, Bạch giới tử (sao) 3g. Tán nhuyễn, cho vào túi vải, sắc với 500ml nước
còn 200ml, chia làm 3 lần uống (Tam Tử Dưỡng Thân Thang – Hàn Thị Y Thông).
+ Trị mùa đông cóng lạnh, bị mọc nhọt sưng đau chưa vỡ: Lấy 1 củ Cải, cắt ngang,
cho vào lửa nướng chín, cắt bỏ chỗ cháy đen, sát vào chỗ đau, nguội thì thay miếng
khác, làm như vậy vài ba lần thì khỏi (Đông Dược Học Thiết Yếu).
+ Trị táo bón nơi người lớn tuổi: La bặc tử, cho nhỏ lửa, sao vàng, 30-40g, uống
với nước ấm, ngày 2-3 lần. Dương Kiện đã dùng trị 32 cas trên 60 tuổi, kết quả sau
khi uống thuốc dưới 12 giờ thì đi tiêu 20 cas, từ 12-24 giờ đi tiêu được : 9 cas, trên
24 giờ vẫn chưa đi tiêu được: 3 cas, tỉ lệ kết quả: 90,6% (Trùng Khánh Y Dược
Tạp Chí 1986, 6:46).
+Trị huyết áp cao:
* Dùng liều trung bình (6-10g/ ngày) cho bệnh nhân uống. Theo dõi 467 cas huyết
áp cao: có kết quả 86,94%, kết quả rõ rệt: 49,8%, triệu chứng lâm sàng có cải
thiện: 92% (Lai Minh, Thông Tin Nghiên Cứu Y Học 1986, 6:185).
* Lấy La bặc tử sắc nước cô đặc, nấùu thành cao, chế thành viên, mỗi lần uống 5
viên (tương đương 30g thuốc sống), ngày uống 3 lần, trị trong 1 tháng. Đã dùng
cho 179 cas huyết áp cao giai đoạn I, kết quả đạt 90% (Lưu Kế Tang, Trung Tây Y
Kết Hợp Tạp Chí 1986, 2:110).
+ Trị rối loạn tiêu hóa, thực tích, bụng đầy, miệng hôi, táo bón: La bặc tử (sao)
10g, Chỉ xác 6g, Tiêu thần khúc 12g, sắc nước uống (Lâm Sàng Thường Dụng
Trung Dược Thủ Sách).
+ Trị kiết ly cấp: Lai phục tử 12g, Tỏi 4g, giã nát, uống với nước nóng (Lâm Sàng
Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
+Trị phế quản viêm mạn, ho, khó thở, đờm nhiều:
1) La bặc tử (sao), Tô tử (sao), đều 10g, sắc uống (Lâm Sàng Thường Dụng
Trung Dược Thủ Sách).
2) La bặc tử (sao), Hạnh nhân đều 10g, Cam thảo (sống) 6g, sắc uống (Lâm
Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Tham khảo:
+ “La bặc căn, để sống thì có vị cay, tính hàn, nấu chín thì vị ngọt, tính bình. Củ nó
ăn sống được, lá nó nên nấu chín. La bặc căn có tác dụng ức chế được chất độc của
bột mì và đậu phụ. Kiêng dùng La bặc tử chung với Hà thủ ô và Địa hoàng. Nếu ăn
chung thì râu tóc chóng bạc. La bặc tử tiêu được thức ăn ngũ cốc, trừ đờm tích,
chận cơn ho, giải tiêu khát. Giã vắt lấy nước cốt mài với mực tàu cho vào họng ăn
ngăn được thổ huyết, hạ huyết rất nhanh. Sách ‘Bản Thảo Diễn Nghĩa’ ghi: Để tán
khí thì dùng với Sinh khương, để hạ khí xuống thì dùng La bặc. Tuy nhiên, nấu
nước uống nhiều thì sẽ bị đình lại ở chấn thủy, gây ra chứng dật ẩm vì La bặc tử
nhiều vị ngọt mà ít cay. Ông Chu Đan Khê nói: La bặc trị đờm có công dụng
xuyên tường đổ vách, người hư yếu uống vào thì hơi khí bị ngắn, khó thở ” (Dược
Phẩm Vậng Yếu).
+ “La bặc tử trị đờm có công dụng xuyên tường đổ vách” (Bản Thảo Diễn Nghĩa
Bổ Di).
+ “La bặc tử có tác dụng thông ứ, lợi khí. Để sống thì năng thăng lên, chín thì có
tác dụng giáng xuống. Thăng thì làm thổ phong đờm, tán phong hàn, phát sang
chẩn. Giáng thì làm yên cơm suyễn, ho, làm yên chứng lỵ, chận đau bên trong
(Bản Thảo Cương Mục).
+ “La bặc tử, vô luận là sống hoặc sao đều có thể thuận khí, khai uất, tiêu trừ
trướng mãn, là loại thuốc hóa khí chứ không phải phá khí. Phàm thuốc lý khí, uống
độc vị và uống lâu thì tổn thương khí, còn La bặc tử, sao chín, tán thành bột, sau
mỗi bữa ăn uống 1 ít để tiêu thực, thuận khí thì không tổn thương khí, vì thuốc
giúp ăn nhiều hơn, phần khí được bổ dưỡng” (Y Học Trung Trung Tham Tây Lục).
+ “Thuốc nên sao lên để cho vào thuốc thang vì dùng sống dễ gây buồn nôn”
(Trung Dược Học).
+ “Thường sơn gây nôn đờm do sốt rét; Qua đế gây nôn đờm nhiệt, Ô phụ tiêm gây
nôn đờm thấp; La bặc tử gây nôn đờm khí, Lê lô gây nôn đờm phong, dùng đúng
sở trường của mỗi vị thì rất hiệu nghiệm” (Đông Dược Học Thiết Yếu).
+ “Lai bặc tử dùng sống, dùng sao, tác dụng hoàn toàn khác nhau. Dùng sống có
thể thăng hoặc tán; dùng sao có thể giáng, có thể tiêu. Lai bặc tử tục gọi là La bặc,
hàm lượng nhiều nước, ăn sống thì thăng khí, ăn chín thì giáng khí, tiêu thực,
khoan trung, hóa đờm, tán ứ. Rau cải củ gọi là Lai bạc anh, có thể cầm được tiêu
chảy lâu ngày. Lai bặc tử có thể làm giảm bớt sức bổ của vị Nhân sâm và Thục địa.
Nếu uống những loại thuốc bổ có Nhân sâm, Thục địa, nên kiêng cây Củ cải và cả
hạt nữa” (Đông Dược Học Thiết Yếu).