UẤT KIM
Xuất xứ:
Dược Tính Luận.
Tên khác:
Mã thuật (Tân Tu Bản Thảo, Ngũ đế túc, Hoàng uất, Ô đầu (Thạch Dược Nhĩ
Nhã), Ất kim (Bản Kinh), Ngọc kim (Biệt Lục), Thâm hoàng, Uất sưởng, Kim mãu
thuế (Hòa Hán Dược Khảo), Nghệ (Dược Liệu Việt Nam).
Tên khoa học:
Curcuma longa L.
Họ khoa học:
Họ Gừng (Zingiberaceae).
Mô Tả:
Nghệ là một loại cỏ cao 0,60 đến 1m. Thân rễ thành củ hình trụ hoặc hơi dẹt, khi
bẻ hoặc cắt ngang có màu vàng cam sẫm. Lá hình trái xoan thon nhọn ở hai đầu,
hai mặt đều nhẵn dài tới 45cm, rộng tới18cm. Cuống lá có bẹ. Cụm hoa mọc từ
giữa các lá lên, thành hình nón thưa, lá bắc hữu thụ khum hình máng rộng, đầu tròn
màu xanh lục nhạt, lá bắc bất thụ hẹp hơn, màu hơi tím nhạt. Tràng có phiến, cánh
hoa ngoài màu xanh lục vàng nhạt, chia thành ba thuỳ, thuỳ trên to hơn, phiến các
hoa trong cũng chia ba thùy, 2 thuỳ hai bên đứng và phẳng, thuỳ dưới lõm thành
máng sâu. Quả nang 3 ngăn, mở bằng 3 van. Hạt có áo hạt.
Địa lý:
Được trồng ở khắp nơi trong nước ta để làm gia vị và làm thuốc. Còn mọc và được
trồng ở các nước Ấn Độ, lndonexia, Campuchia, Lào, Trung Quốc và các nước
nhiệt đới.
Thu hái:
Thu hoạch vào mùa thu. Cắt bỏ hết rễ, thân rễ để riêng. Muốn để được lâu phải đồ,
hoặc hấp trong 6 - 12 giờ, sau đó đợi ráo nước, đem phơi nắng hoặc sấy khô,
Phần dùng làm thuốc:
Thân rễ gọi là Khương hoàng (Rhizoma Curcumae Longae);
Rễ gọi là Uất kim (Radix Curcmae Longae).
Mô tả dược liệu:
. Hoàng Uất kim: Hình thoi, hai đầu hơi nhọn, ở giữa mập, dài 1-3,3cm, đường
kính ở giữa 0,2-0,5cm. Mặt ngoài mầu vàng tro hoặc nâu nhạt, có vằn nhăn nhỏ
mầu trắng tro và những chấm nhỏ lõm xuống rất rõ. Một đầu có vết bị bẻ gẫy, mầu
vàng tươi, còn đầu kia hơi nhọn. Chất cứng chắc, mặt gẫy ngang phẳng, bóng,
sáng, chất cứng như sừng, mầu vàng chanh hoặc vàng da cam. Giữa có một đốm
tròn mầu nhạt, hơi có mùi thơm của Gừng, vị cay, đắng (Dược Tài Học).
. Hắc Uất kim: Hình thoi dài, hơi dẹp, cong nhiều, hai đầu nhọn tầy, dài 3,3-6,6cm,
đườnng kính ở giữa củ 1-2cm. Mặt ngoài mầu nâu tro, vỏ ngoài nhăn hoặc có vằn
nhăn nhỏ. Chất cứng, mặt gẫy mầu xám, bóng, ở giữa có một đường vòng tròn mầu
nhạt, tâm giũă hình tròn dẹt. Không mùi, vị nhạt nhưng cay, mát (Dược Tài Học).
Bào chế:
Ngâm nước, rửa sạch, vớt ra phơi, khi ẩm thì cắt ra từng miếng để dùng dần.
Bảo quản:
Để nơi khô ráo, tránh sâu mọt.
Thành phần hóa học:
+ Curcumin, Demothoxycurcumin, Bisdemothoxy curcumin (Lý Tuấn Phu, Trung
Y Dược học Báo 1987, (2): 39).
+ Tumerone, Ar-Tumerone, Germacrone, Terpinene, Curcumene, Ar-Curcumene,
Curdione, Curcumol, Turmerone, Cineol, Caryophyllene, Limonene, Linalool, a-
Piene, b-Piene, Camphene, Isoborneol (Giả Khoan, Trung Quốc Miễn Dịch Học
Tạp Chí, 1989, 5 (2): 121).
+ d-Camphene, d-Camphor, l-a-Curcumene, l-b- Curcumene, Curcumin,
Demothoxycurcumin, Bisdemothoxy curcumin, Tumerone, Ar-Tumerone,
Carvone, p-Tolylmethylcarbioldifferuloylmethane (Trung Dược Học).
Tác dụng dược lý:
+ Khương hoàng tố có tác dụng kích thích tiết và bài tiết mật. Trên súc vật thực
nghiệm thuốc có tác dụng làm giảm các mảng xơ vữa của nội mạc mạch vành và
động mạch chủ (Trung Dược Học).
+ Guy Laroche (1933), H. Leclec(1935) đã chứng minh tính chất kích thích sự bài
tiết mật của các tế bào gan (Cholérétique) là do chất Paratolyl metylcacbinol, còn
chất Cureumin có tính chất thông mật (Cholagogu) nghĩa là gây co bóp túi mật.
Chất Cureumen có tác dụng phá cholesterol trong máu [Cholesterolitique] (Những
Cây
+ Toàn tinh dầu dù pha loãng cũng có tác dụng diệt nấm và sát trùng đối với bệnh
nấm, với Staphylcoc và vi trùng khác (Những Cây Thuốc Và Vị Thuốc Việt Nam).
+ Robbers (1963) nói đã dùng chất lấy ra ở nghệ bằng ête etylic thấy có tác dụng
tăng sự bài tiết mật và chất cureumin có tính chất co bóp túi mật (Những Cây
Thuốc Và Vị Thuốc Việt Nam).
+ Trương Ngôn Chí (1955 Trung Hoa Y Dược Tạp Chí, 5) đã báo cáo: Ông đã chế
Nghệ dưới hai hình thức dung dịch 50% và dùng dung dịch 2% HCI để chiết xuất
và chế thành dung dịch 50% [sau khi đã trung tính hoá mới dùng thí nghiệm].
+ Thí nghiệm trên tử cung cô lập của chuột bạch và chuột nhắt thấy có tác dụng
hưng phấn, thí nghiệm trên tử cung của thỏ (theo phương pháp Reynolds) thì khi
tiêm dung dịch Clohydrat cao Nghệ vào tĩnh mạch hoặc thụt dung dịch Nghệ đều
thấy tử cung co bóp đều đặn, mỗi lần cho thuốc, thời gian tác dụng kéo dài 5 - 7
giờ (Những Cây Thuốc Và Vị Thuốc Việt Nam).
+ Khi tiêm 5ml dung dịch clohydrat cao nghệ vào chó đã gây mê thì thấy tác dụng,
xúc tiến sự bài tiết nước mật, nếu tiêm tới 15 - 20ml, có thể đưa đến đình chỉ hô
hấp và huyết áp hạ. Thí nghiệm trên tim cô lập (phương pháp Straub) thấy có hiện
tượng ức chế (Những Cây Thuốc Và Vị Thuốc Việt Nam).
- Tác dụng đối với cơ năng giải độc của gan đă được thí nghiệm bằng cách cho
uống thuốc có nghệ, sau đó theo dõi khả năng giải độc của gan đối với santonin thì
thấy tăng cơ năng giải độc của gan. Nếu uống liên tục, thấy tác dụng rõ hơn là
uống một lần (Vũ Diên Tân Dược Tập).
- Đối với bệnh nhân bị galactoza niệu sau khi uống thuốc có nghệ 10 ngày, kiểm
nghiệm lượng galactoza bằng phương pháp Banev thì lượng galactoza giảm xuống
(Vũ Diên Tân Dược Tập).
- Đối với lượng Urobilin tăng trong nước tiểu, uống thuốc có nghệ vài ngày sẽ thấy
lượng urobilin trong nước tiểu giảm xuống (Vũ Diên Tân Dược Tập).
- Đối với sự bài tiết nước mật: Cho nước nghệ vào tá tràng sẽ thấy lượng nước mật
trong tá tràng được tăng cao, nhưng lượng bilirubin không tăng, nhưng khi lượng
nước mật tăng nhiều, độ sánh của nước mật cũng tăng lên (Vũ Diên Tân Dược
Tập).
Nếu như đang cho nước nghệ vào tá tràng làm cho lượng mật tăng lên, thôi không
cho nước nghệ nữa mà cho dung dịch Magiê Sunfat đặc vào, thì lượng nước mật
vẫn tăng và đặc (Vũ Diên Tân Dược Tập).
- Dùng Nghệ trong những bệnh về gan và đường mật thì thấy chóng hết đau.
Nhưng trong những trường hợp sỏi mật cấp tính thì kết quả chậm, chỉ có tác dụng
từ từ (Vũ Diên Tân Dược Tập).
+ Tác dụng kháng sinh: M.M semiakin và cộng sự đã chứng minh Cureumini có
tác dụng ngăn cản sự phát triển của vi trùng lao Mycobacterium tubenculosis ở
nồng độ 25 (Khimia Antiniotikop, xuất bản lần 3, 1, 278).
+ Tác dụng chuyển hóa Lipid: Cho ăn Nghệ hàng ngày trong 100 ngày đoió với thỏ
bị xơ vữa động mạch do ăn Cholesterol liều cao cho thấy có sự tăng Cholesterol so
với nhóm đối chứng. Tuy nhiên, có nghiện cứu cho rằng Nhệ không làm giảm ở
động mạch hoặc động mạch chủ của thỏ và chuột bạch (Chinese Herbal Medicine).
+ Tác dụng đối với mật: Nước sắc Uất kim đối với người trước khi chụp mật cho
thấy không có dấu hiệu tập trung ở mật (Chinese Herbal Medicine).
Tính vị:
+ Vị cay, đắng, tính hàn, không độc (Tân Tu Bản Thảo).
+ Vị cay, đắng, tính hàn, không độc (Bản Kinh Phùng Nguyên).
+ Vị đắng, tính hàn, (Trung Dược Học).
Quy kinh:
. Vào kinh Tâm, Tâm bào (Bản Thảo Cương Mục).
. Vào kinh thủ Thiếu âm Tâm, thủ Thái âm Phế (Lôi Công Bào Chích Luận).
+ Vào kinh thủ Thiếu âm tâm, túc Quyết âm Can, kèm thông túc Dương minh Vị
(Bản Thảo Kinh Sơ).
. Vào kinh Tâm, Can, Đởm (Trung Dược Học).
Tác dụng, chủ trị:
+ Năng khai Phế kim chi uất [Khai uất ở Phế Kim] (Bản Thảo Tùng Tân).
+ Hành khí, giải uất, phá ứ, lương Tâm nhiệt, tán Can uất. Trị phụ nữ kinh mạch đi
nghịch (Bản Thảo Bị Yếu).
+ Hoạt huyết, chỉ thống, hành khí, giải uất. Trị hông sườn đau, thống kinh, kinh
nguyệt không đều, các chứng trưng, hà, tích tụ (Trung Dược Học).
+ Khứ ứ, chỉ thống, sơ Can, giải uất, thanh Tâm, an thần (Lâm Sàng Thường Dụng
Trung Dược Thủ Sách).
+ Hành khí, giải uất, lương huyết, phá ứ. Trị đau vùng oờn, ngực, bụng, thổ huyết,
chảy máu cam, tiểu ra máu (Đông Dược Học Thiết Yếu).
Kiêng kỵ:
+ Âm hư mà không có ứ trệ: không dùng (Đông Dược Học Thiết Yếu).
+ Khí trệ, huyết ứ: không dùng (Trung Dược Học).
+ Âm hư do mất máu, phụ nữ có thai: không dùng (Trung Dược Học).
Liều dùng: 6 – 12g.
Đơn thuốc kinh nghiệm:
+ Trị phong đờm, động kinh, cuồng: Bạch phàn, Chu sa, Uất kim. Tán bột làm
hoàn. Ngày uống 12 - 16g (Uất Kim Hoàn – Loại Chứng Trị Tài).
+ Trị đờm trọc phát cuồng: Bạch phàn 4g, Uất kim 6g. Tán bột, dùng nước sắc Bạc
hà trộn làm thành viên. Ngày uống 8-12g (Uất Kim Hoàn – Y Tông Kim Giám).
+ Trị nôn ra máu, thổ huyết không ngừng: Hoàng kỳ 7,5g, Liên thực (bỏ vỏ) 7,5g,
Uất kim 30g. Tán bột. Mỗi lần uống 4g với nước lạnh (Uất Kim Tán – Thánh Tế
Tổng Lục).
+ Trị trẻ sinh ra khắp mình đỏ như bôi phẩm: Cam thảo, Cát cánh, Cát căn, Thiên
hoa phấn, Uất kim. Lượng đều nhau, tán nhỏ. Ngày uống 2 - 4g với nước sắc Bạc
hà pha với mật (Uất Kim Tán – Ấu Ấu Tu Tri).
+ Trị đờm trọc phát cuồng: Bạch phàn 4g, Uất kim 6g. Tán bột, dùng nước sắc Bạc
hà trộn làm thành viên. Ngày uống 8-12g (Uất Phàn Hoàn – Thế Y Đắc Hiệu
phương).
+ Trị phụ nữ hông sườn đầy trướng do khí nghịch: Uất kim, Mộc hương, Nga truật,
Mẫu đơn bì. Mài ra uống (Nữ Khoa Phương Yếu).
+ Trị sau khi sinh mà tim đau, khí nghịch đưa lên trên muốn chết: Uất kim, đốt tồn
tính, hòa với giấm gạo, cho uống (Thần Trân phương).
+ Trị ôn nhiệt, hôn mê, nói sàm, đờm dãi ủng tắc: Uất kim 6g, Thạch xương bồ 4g,
Sơn chi (sao) 8g, Liên kiều, Trúc diệp, Ngưu bàng tử đều 12g, Cúc hoa 6g, Hoạt
thạch 16g, Đơn bì 8g, Trúc lịch 3 thìa, Nước Gừng 6 giọt. Sắc, hòa với Tử Kim
Đỉnh 2g, uống (Xương Bồ Uất Kim Phương – Ôn Bệnh Toàn Thư).
+ Trị bụng đau, sa chứng: Uất kim. Diên hồ sách đều 12g, Mộc hương, Hùng
hoàng đều 6g, Ngũ linh chi 8g, Sa nhân 4g, Minh phàn (sống) 12g. Tán bột. Trộn
với hồ Thần khúc làm thành viên. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 12g (Uất Kim Hoàn -
Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
+ Trị gan viêm mạn tính, thời kỳ đầu gan xơ mỡ, gan viêm do trúng độc, vùng gan
đau: Uất kim, Đan sâm, Đương quy, Bạch thược, Đảng sâm, Trạch tả, Hoàng tinh,
Sơn dược, Sinh địa, Bản lam căn đều 12-20g, Sơn tra, Thấn khúc, Tần giao đều 12-
16g, Hoàng kỳ, Nhân trần đều 20-40g. Uống ngày 2 lần, mỗi lần 4g, trước bữa ăn,
với nước nóng (Cường Can Hoàn - Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ
Sách).
+ Trị trước khi hành kinh thì bụng đau, Can Vị khí thống: Uất kim, Sài hồ, Đương
quy, Bạch thược, Đơn bì, Hoàng cầm đều 12g, Hương phụ, Chi tử đều 8g, Bạch
giới tử 6g. sắc uống (Tuyên Uất Thông Kinh Thang - Lâm Sàng Thường Dụng
Trung Dược Thủ Sách).
+ Trị bệnh mạch vành: Uất kim, Tam thất, Xích thược (Thư Tâm Tán) trị 40 ca
bệnh mạch vành. Sau khi dùng thuốc, độ ngưng tập tiểu cầu giảm rõ, độ dính tiểu
cầu giảm rõ (Thượng Hải Trung Y Dược Tạp Chí 1986, 12: 40 ).
+ Trị dạ dầy xuất huyết: Dù ng (Tam thất, Uất kim, Thục đại hoàng, Ngưu tất -
Tam Thất Uất Kim Thang), gia giảm tùy theo triệu chứng bệnh. Kết quả đánh giá
theo tình hình nôn ra máu, phân có máu, kết qủa khá tốt (T ru ng Y Tạp Chí 1982,
12: 14) .
+ Trị ngoại tâm thu: Dùng bột hoặc viên Uất kim, bắt đầu uống 5- 10g ngày, uống
3 lần, nếu không có gì khó chịu, thêm lên 10 - 1 5g x 3 lần mỗi ngày, 3 tháng là
một liệu trình. Đã trị 52 ca ngoại tâm thu thất, khỏi 14 ca, tốt 11 ca, khá 9 ca,
không kết quả 18 ca, tỷ lệ có kết quả 75% (Trung Y Bắc Kinh Học Báo 1984, 3:
18).
Tham khảo:
+ Uất kim có khả năng khai uất của Phế kim, cho nên gọi là Uất kim. Tính của nó
vốn mạnh. Thị trường thường dùng Khương hoàng thay nó là sai, vì Khương
hoàng cộng phạt mạnh, chỉ có hại chứ không có công hiệu. Người bị hư yếu càng
nên cẩn thận (Dược Phẩm Vậng Yếu).
+ Xuyên uất kim hình dẹt, thái phiến mầu vàng sẫm, gần như đen, ở giữa mầu tía,
có tác dụng hành huyết hơn là lý khí. Quảng uất kim hình tròn,thái phiến mầu
vàng nhạt gần như trắng, ở giữa hơi sẫm, cũng mầu vàng nhưng hơi tía, có tác
dụng lý khí hơn là hành huyết (Đông Dược Học Thiết Yếu).
+ Không kể Xuyên ha Quảng uất kim, chất lượng đều trầm, nặng, khí rất nhẹ, ngửi
cũng không thấy thơm mấy. Nếu loại mầu sẫm thơm gắt mà hình dáng tương đối to
hơn, đó là Khương hoàng (Đông Dược Học Thiết Yếu).