Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

Lap dat he thong an ninh cho gia dinh ban

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (261.41 KB, 7 trang )

Thiết kế, lắp đặt dây dẫn trong nhà cho hệ thống mạng, điện và hệ thống an ninh
Trước đây, hễ nói đi dây là mọi người nghĩ ngay tới dây điện. Nhưng bây giờ thì đi
dây còn bao gồm cả điện thoại, ADSL, truyền hình cáp, cáp camera, dây tín hiệu
loa, hệ thống chống trộm... Hệ thống dây mà có vấn đề thì nhà ở cũng rối theo. Mà
đi không cẩn thận thì rất dễ rắc rối...
Hình ảnh những chiếc puli sứ trên tường, trên trần nhà là hình ảnh quen thuộc cho
tới những năm 90 của thế kỷ trước. Đó là cách thức định vị dây trên bề mặt, cũng
là giải pháp cách điện. Hồi đó những vật tư, vật liệu điện… đều thiếu thốn và lạc
hậu. Puli sứ và hệ thống dây điện đi trên bề mặt kiến trúc trở thành một trong
những hình ảnh điển hình của một thời kỳ khó khăn; và cũng trở thành ký ức của
nhiều người.
Sau đó là kiểu đi dây bằng ống ghen nổi. Kiểu này hệ thống dây vẫn nằm trên bề
mặt tường, trần nhưng các dây nằm trong ống nên trông thẩm mỹ hơn. Có hai loại
ống: loại ống tròn và loại hộp (tiết diện hình chữ nhật). Loại ống tròn được thi
công với cách luồn dây vào trong lòng ống rồi định vị ống trên bề mặt. Cách làm
này tương đối vất vả và khó xử lý ở những khúc cua. Ống ghen hộp được cải tiến
khá thuận tiện cho việc lắp đặt. Ống gồm hai thành phần: phần đế ống hình chữ U
được định vị trên tường, trần theo hướng đi của dây trước; sau đó đi dây vào lòng
“chữ U” rồi úp nắp (cũng hình chữ U) lên.
Đây là một giải pháp rất hay, tiện dụng, dễ tháo lắp sửa chữa, bổ sung. Đương
nhiên, giải pháp này vẫn kém thẩm mỹ do hệ thống ống lộ trên bề mặt tường, trong
phòng. Tiếp nữa, với sự ra đời của những loại dây dẫn chất lượng cao; công trình
xây dựng cũng được đầu tư nhiều hơn cho trang thiết bị kỹ thuật, thẩm mỹ cũng
được đòi hỏi cao hơn; hệ thống dây dẫn được chôn vào trong tường (còn gọi là đi
âm tường, đi dây chết). Giải pháp này đến nay vẫn rất phổ biến ở các công trình
nhà ở dân dụng, kể cả những nhà ở hiện đại, được đầu tư tương đối…
Giải pháp mới hiện đang được ứng dụng nhiều là giải pháp đi ống cứng, hay còn
gọi là giải pháp dây rút sau. Đây là một giải pháp có nhiều ưu điểm về kỹ thuật, mỹ
thuật, tính linh hoạt cũng như an toàn. Tuy nhiên giải pháp này có giá thành cao và
cũng đòi hỏi nhân lực có trình độ cao. Giải pháp này là chôn trước, định vị những
ống nhựa cứng âm tường, sàn, trên trần về đúng các vị trí mặt hạt công tắc, ổ cắm,


vị trí thiết bị (đèn, quạt)… Sau đó mới luồn dây theo các ống đó trong giai đoạn
sau – thường là giai đoạn hoàn thiện công trình
Không chỉ có điện
Kiểu đi dây chôn tường truyền thống (đi dây chết).
Khi nói về thiết kế công trình, hay tiến trình thi công; ta hay nhắc đến cụm từ “điện
– nước”. Đó là một nội dung của thiết kế kỹ thuật, một hạng mục trong giai đoạn
thi công. Nhưng gần đây trong các hồ sơ thiết kế, “điện – nước” ít khi nằm cùng
nhau (dù không phủ nhận là có những liên quan nhất định). Bởi đơn giản là có
những hạng mục mới liên quan đến điện nhiều hơn nên phải gộp vào, đó là các hệ
thống thông tin; tạo thành một cụm từ “điện – chiếu sáng - thông tin”
Có thể kể sơ qua các hệ thống thông tin đã trở thành rất bình thường, là yêu cầu tối
thiểu với công trình nhà ở: đó là hệ thống điện thoại cố định, hệ thống tín hiệu tivi
(antenna, truyền hình cáp), hệ thống internet (có dây, không dây), các hệ thống
thông tin nội bộ khác… Bên cạnh đó, chiếu sáng cũng trở thành một nội dung có
thiết kế riêng do yêu cầu thẩm mỹ nội thất và chất lượng kỹ thuật chiếu sáng ngày
càng cao. Hiện nay, ở Việt Nam cũng đã có nhiều công trình sử dụng hệ thống điều
khiển tự động (vẫn thường được gọi là “nhà thông minh”). Để sử dụng được đầu
ghi hình, cũng cần một hệ thống dây thông tin nhất định (kết hợp với các dạng điều
khiển không dây). Như vậy, nói đến điện, và “đi dây điện” trong công trình bây
giờ, không chỉ là điện chiếu sáng (cho đèn) và điện động lực (ổ cắm thiết bị), mà
bao hàm cả hệ thống thông tin. Một số hệ thống hay thiết bị khác có thể tách rời
nhưng cũng liên quan đến điện và chỉ vận hành được khi có điện như hệ thống điều
hoà – thông gió, bình đun nước nóng…
Đi dây – dễ rối!
Về lý thuyết, đi dây phải có nguyên tắc. Thế nhưng trong thực tế lại lắm chuyện
buồn cười, bởi nhiều lý do… Có khi là bởi trình độ của thợ điện, có khi là do cách
thức làm việc bất cẩn, chủ quan – coi thường, có khi là vô nguyên tắc, có khi là
những chuyện khách quan khó lường… Chuyện công tắc đèn cầu thang (về nguyên
tắc là công tắc đảo chiều) chỉ bật/ tắt được một phía, do đi thiếu dây; có thể là trình
độ, cũng có thể là sự thiếu trách nhiệm. Chuyện này rất cũ nhưng vẫn thường

xuyên xảy ra. Lại có chuyện trên bức tường có cái đèn rọi, theo thiết kế dưới đó là
bức tranh. Khi chủ nhà khoan vít treo tranh thì bỗng dưng “bụp”, cả nhà tối om.
Thì ra anh thợ đi dây từ dưới lên trên, nên khi khoan bị khoan đúng vào dây, gây
đoản mạch. Chuyện nữa: có anh thợ đi cáp ngầm vào sàn từ khi đổ bêtông, nhưng
lại không đi song song, vuông góc với các cấu kiện để dễ định vị mà đi chéo cho
ngắn và “tiện”. Mọi việc ổn cho đến khi thợ trần đến khoan cho một mũi vào trần
bêtông (để treo xương trần) đụng luôn dây điện, thế là đành bỏ cả hệ thống dây
điện đó không dùng được (vì không thể đục sàn bêtông để nối dây).
Giải pháp đi dây ống cứng (dây rút sau)
Lại nữa, có thợ đi dây theo kiểu của riêng mình, chả giống ai, chả theo nguyên tắc,
tiêu chuẩn nào; miễn đảm bảo khi nghiệm thu là bật đèn đèn sáng, bật quạt quạt
quay…; nhưng về sau khi gặp sự cố mà không gọi được chính thợ này thì chủ nhà
đến khốn khổ, bởi bản vẽ hoàn công cũng không có.
Một chuyện khá thú vị gần đây rất hay gặp, kể cả với các công trình mới xây hiện
đại. Đó là việc nâng cấp hay bổ sung các hệ thống thông tin, truyền hình. Việc đấu
nối đường internet đường truyền tốc độ cao (ADSL) thay cho kết nối dial up với

×