Tải bản đầy đủ (.doc) (63 trang)

tổ chức kế toán chi phí sản xuất tại công ty tnhh một thành viên khai thác công trình thủy lợi vĩnh bảo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (350.38 KB, 63 trang )

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI: TỔ CHỨC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT TẠI
CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN KHAI THÁC CÔNG
TRÌNH THỦY LỢI VĨNH BẢO
LỜI MỞ ĐẦU
Để vận dụng kiến thức kế toán đã được học tập tại trường vào công việc
thực tế phải trải qua quá trình thực tập.
Việc thực tập sẽ giúp sinh viên củng cố phần lý thuyết đã nghiên cứu, xử
lý thành thạo các tình huống trong hoạt động thực tế của doanh nghiệp. Đồng
thời nắm vững và tuân thủ chế độ tài chính kế toán hiện hành. Không những thế,
thông qua quá trình thực tập nó còn tạo điều kiện để sinh viên cập nhật, bồi
dưỡng kiến thức chuyên môn, kiến thức xã hội và hiểu rõ hơn nhiệm vụ cũng
như trách nhiệm của người kế toán. Giúp cho sinh viên thực tập khỏi bỡ ngỡ
trong công việc của mình sau khi ra trường. Do đó việc thực tập là rất cần thiết
với mỗi sinh viên.
Trong hệ thống kế toán có rất nhiều phần hành kế toán, mỗi phần hành
đều có vai trò quan trọng đối với các bộ phận kế toán nói riêng và với hoạt động
sản xuất của doanh nghiệp nói chung. Tuy nhiên cái mà mọi doanh nghiệp sản
xuất muốn đạt được là sao cho chi phí sản xuất bỏ ra thấp nhất và thu được lợi
nhuận cao nhất. Do vậy, bộ phận kế toán “Tập hợp chi phí sản xuất sản phẩm”
có vai trò quan trọng trong việc cung cấp số liệu do việc tính và phân tích giá để
từ đó các nhà kinh tế đưa ra những chiến lược hạ giá thành hợp lý nhằm nâng
cao hiệu quả sản xuất của công ty. Đây cũng chính là lý do em muốn chọn đề tài
này.
Trong quá trình viết báo cáo, em được sự hướng dẫn nhiệt tình của cụ
Trần Thu Hà,cùng với các cô, chú kế toán trong Công ty Khai thác công
trình thuỷ lợi Vĩnh Bảo. Tuy nhiên, do trình độ có hạn nên không tránh khỏi
những sai sót, rất mong sự chỉ bảo, góp ý kiến của các thầy cô.
Em xin chân thành cảm ơn./.
CHƯƠNG 1: Lý luận chung về tổ chức kế toán chi phí sản xuất
tại doanh nghiệp.


1.1 Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
1.1.1.Khái niệm, đặc điểm
1.1.1.1 Khái niệm chi phí sản xuất
Chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền của tất cả các khoản hao phí vật
chất mà doanh nghiệp bỏ ra trong một kỳ kế toán để thực hiện quá trình sản
xuất.
1.1.1.2 Đặc điềm
- Có phân xưởng hoặc không có phân xưởng đối với từng ngành sản xuất
nhất định nhằm phục vụ yêu cầu chỉ đạo sản xuất và quản lý kinh tế, mà việc
chọn đối tượng hạch toán chi phí sản xuất không những phụ thuộc tính chất quy
trình sản xuất sản phẩm và loại hình sản xuất mà cũng phải chỳ ý đến đặc điểm
tổ chức sản xuất. Nếu doanh nghiệp có tổ chức thành các phân xưởng thì các
phân xưởng đó cũng đồng thời là đối tượng hạch toán chi phí sản xuất.
- Sản xuất ra các mặt hàng máy móc, thiết bị phục vụ cho ngành công
nghiệp và nhu cầu tiêu dùng của con người.
1.1.2 Phân loại chi phí sản xuất.
* Phân loại chi phí sản xuất theo nội dung kinh tế (theo yếu tố chi phí).
Theo cách phân loại này, chi phí sản xuất nếu có cùng nội dung kinh tế
được xếp chung vào một yếu tố chi phí, không phân biệt nó phát sinh ở bộ phận
nào? dùng để sản xuất ra sản phẩm gì? Được chia thành 5 yếu tố sau:
- Chi phí nguyên vật liệu.
- Chi phí nhân công.
- Chi phí khấu hao tài sản cố định.
- Chi phí dịch vụ mua ngoài.
- Chi phí khác bằng tiền.
Việc phân loại chi phí theo cách này sẽ giúp cho xác định mức tiêu hao
của từng yếu tố trong quá trình sản xuất từ đó phục vụ cho việc xác định mức dự
toán chi phí, lập kế hoạch sử dụng vật tư lao động, TSCĐ trong doanh nghiệp
đồng thời đây cũng là căn cứ để lập thuyết minh báo cáo tài chính (phần chi phí
sản xuất kinh doanh theo yếu tố).

* Phân loại chi phí sản xuất theo hoạt động và cụng dụng kinh tế của chi
phí.
Theo cách phân loại này, những chi phí có cùng công dụng kinh tế được
xếp vào cùng khoản mục để cung cấp số liệu cho việc tính và phân tích giá
thành.
- chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
- Chi phí nhân công trực tiếp.
- Chi phí sản xuất chung.
Việc phân loại chi phí theo cách này có tác dụng phục vụ cho việc quản lý
chi phí theo định mức, cung cấp số liệu cho công tác tính giá thành cho sản
phẩm.Ngoài ra nó còn là căn cứ giúp doanh nghiệp phân tích hình thực hiện kế
hoạch tính giá thành và định mức chi phí cho kỳ sau.
* Phân loại chi phí sản xuất theo mối quan hệ của chi phí với quy trình
công nghệ sản xuất sản phẩm và quá trình sản xuất.:
- Chi phí cơ bản.
- Chi phí chung.
Theo cách này giúp các nhà quản trị doanh nghiệp xác định được phương
hướng và các biện pháp tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm
* Phân loại chi phí sản xuất theo mối quan hệ chi phí với khối lượng sản
phẩm.
- Chi phí khả biến (biến phí)
- Chi phí bất biến ( định phí)
- Chi phí hỗn hợp.
Phân loại chi phí theo cách này có ý nghĩa rất quan trọng trong việc thiết
kế, xây dựng các mô hình chi phí trong mối quan hệ chi phí - sản lượng –lợi
nhuận , xác định điểm hòa vốn và các quyết định khác trong quá trình sản xuất.
* Phân loại chi phí sản xuất theo thẩm quyền ra quyết định.
- Chi phí kiểm soát được
- Chi phí không kiểm soát được.
* Phân loại chi phí sản xuất được lựa chọn trong sử dụng phương án.

- Chi phí cơ hội.
- Chi phí chênh lệch.
- Chi phí chìm
1.1.3 Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất.
Là phạm vi giới hạn mà chi phí sản xuất phải tập hợp theo nó nhằm cung
cấp số liệu cho việc tính và phân tích giá.
Đối tượng tập hợp chi phí có thể là loại phát sinh như: phân xưởng, giai
đoạn công nghệ hoặc từng loại sản phẩm, từng nhóm sản phẩm, chi tiết sản
phẩm,đơn đặt hàng.
1.1.4 Trình tự tập hợp chi phí sản xuất.
+ Bước 1: Tập hợp chi phí sản xuất phát sinh cho từng nơi phát sinh chi
phí, theo từng đối tượng chịu chi phí, theo nội dung kinh tế của chi phí và theo
khoản mục chi phí.
+ Bước 2: Tính toán chi phí, kết chuyển, phân bổ các chi phí đã được tập
hợp ở bước 1 cho các đối tượng chi phí liên quan.
+ Bước 3: Kiểm kê đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ, tính giá thành các
sản phẩm dịch vụ hoàn thành trong kỳ theo phương pháp phù hợp trên cơ sở chi
phí đã tập hợp được và sản phẩm dở dang đã được đánh giá.
1.2 Lý luận tổ chức kế toán chi phí sản xuất.
1.2.1 Nhiệm vụ kế toán
Chi phí sản xuất là chỉ tiêu rất quan trọng trong hệ thống các chỉ tiêu kinh tế
phục vụ cho công tác quản lý trong doanh nghiệp. Thông qua các chỉ tiêu này,
nhà quản lý sẽ nắm được tình hình sử dụng lao động, vật tư, tiền vốn cũng như
tình hình thực hiện các định mức chi phí, từ đó họ có thể đề ra các biện pháp
hữu hiệu, kịp thời nhằm hạ thấp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Do
vậy tổ chức kế toán chi phí sản xuất một cách khoa học, hợp lý và đúng đắn có ý
nghĩa rất lớn trong công tác quản lý chi phí.
Để đáp ứng được nhu cầu quản lý chi phí , kế toán thực hiện tốt các nhiệm vụ
sau:
+ Nhận thức đúng đắn vị trí, vai trò của kế toán chi phí sản xuất trong toàn bộ hệ

thống kế toán tài chính doanh nghiệp.
+ Xác định đúng đắn đối tượng kế toán chi phí sản xuất lựa chọn phương pháp
tập hợp chi phí sản xuất phù hợp, khoa học.
+ Tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất kịp thời chính xác theo đúng đối
tượng và phương pháp đã chọn.
+ Tổ chức kiểm kê và đánh giá khối lượng sản phẩm dở dang một cách khoa học
và hợp lý.
+ Tổ chức thực hiện chứng từ, sổ sách kế toán phù hợp đảm bảo đáp ứng yêu
cầu thu thập xử lý hệ thống thông tin về chi phí giá thành của doanh nghiệp.
+ Thực hiện phân tích tình hình thực hiện định mức dự toán chi phí sản xuất,
thực hiện kế hoạch giá thành sản phẩm để có những kiến nghị đề xuất cho ban
lãnh đạo công ty ra quyết định thích hợp đầu tư hay không đầu tư cho mỗi dự
án.
+ Xác định đúng đắn vai trò và nhiệm vụ của mình sẽ giúp kế toán tổ chức và
thực hiện tốt công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất, từ đó giúp cho việc phân
tích, đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh được chính xác và đúng
đắn .
1.2.2 Phương pháp tập hợp chi phớ
Tùy từng loại chi phí và tùy từng điều kiện cụ thể mà có thể sử dụng phương
phỏp tập hợp chi phí thích hợp.
1.2.2.1 Phương pháp trực tiếp: Là phương pháp mà chi phí sản xuất của
đối tượng naofthif tập hợp trực tiếp vào đối tượng đó.( ngay từ ban đầu khi lập
chứng từ đã tách riêng cho từng đối tượng)
1.2.2.2 Phương pháp tập hợp phân bổ: Chi phí sản xuất liên quan đến
nhiều đối tượng không tách riêng ngay từ ban đầu, kế toán phải tập hợp chung
sau đó chọn tiêu thức để phân bổ
Chi phí sản xuất
của đối tượng thứ i
=
Tổng chi phí đã tập hợp

được
Tổng tiêu chuẩn phân bổ
của các đối tượng

Tiêu chuẩn phân
bổ của đối tượng
thứ i
1.2.3 Tài khoản kế toán sử dụng
1.2.3.1 Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
* Nội dung:
Dùng để phản ánh chi phí nguyên vật liệu sử dụng trực tiếp cho hoạt động
sản xuất sản phẩm, thực hiện các lao vụ, dịch vụ.
* Số hiệu tài khoản: 621.
* Kết cấu:
- Bên nợ: Phản ánh giá trị nguyên vật liệu xuất dùng trực tiếp cho sản
phẩm.
- Bên có: Kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
TK621: Không có số dư cuối kỳ
1.2.3.2 Chi phí nhân công trực tiếp
* Nội dung:
Dùng để phản ánh chi phí nhân công trực tiếp tham gia vào hoạt động sản
xuất kinh doanh bao gồm các khoản phải trả cho người lao động, các khoản phụ
cấp, các khoản trích theo lương cho người lao động trực tiếp sản xuất sản
phẩm.
* Số hiệu tài khoản: 622.
* Kết cấu:
- Bên nợ: Phản ánh chi phí nhân công trực tiếp tham gia vào quá trình sản
xuất sản phẩm
- Bên có: kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp.
- Tài khoản 622: không có số dư cuối kỳ.

1.2.3.3 Chi phí sản xuất chung
* Nội dung:
Tài khoản này dùng để phản ánh chi phí phục vụ sản xuất kinh doanh
chung phát sinh ở phân xưởng, bộ phận, đội công trường phục vụ sản xuất sản
phẩm, thực hiện dịch vụ
* Số hiệu tài khoản: 627.
Tài khoản này gồm 6 tài khoản cấp 2.
- Tài khoản 6271 (Chi phí nhân viên phân xưởng): phản ánh các khoản
tiền lương, các khoản phụ cấp, tiền ăn ca, các khoản trích theo lương của nhân
viên quản lý phân xưởng, bộ phận sản xuất
- TK 6272 (chi phí nguyên vật liệu): Phản ánh chi phí vật liệu xuất dùng
cho phân xưởng như vật liệu dùng để sửa chữa, bảo dưỡng TSCĐ, công cụ,
dụng cụ thuộc phân xưởng quản lý
- TK 6273 (chi phí dụng cụ sản xuất): Phản ánh chi phí công cụ, dụng cụ
xuất dùng cho hoạt động quản lý của phân xương, bộ phận sản xuất.
- TK 6274 (Chi phí khấu hao tài sản cố định): Dùng để phản ánh chi phí
khấu hao tài sản cố định dùng trực tiếp cho hoạt động sản xuất sản phẩm, thực
hiện dịch vụ và tài sản cố định dùng chung cho hoạt động của phân xưởng, tổ
đội sản xuất.
- TK 6277 (chi phí dịch vụ mua ngoài): Phản ánh chi phí dịch vụ mua
ngoài phục vụ cho hoạt động của phân xưởng, bộ phận sản xuất như: chi phí sửa
chữa, chi phí điện nước, điện thoại
- TK 6278 (Chi phí bằng tiền khác): Phản ánh chi phí bằng tiền ngoài các
chi phí đã kể trên phục vụ cho hoạt động của phân xưởng, bộ phận sản xuất.
* Kết cấu:
- Bên nợ: phản ánh chi phí sản xuất chung phát sinh trong kỳ
- Bên có: kết chuyển chi phí sản xuất chung
TK 627: Không có số dư cuối kỳ
1.2.3.4 Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang.
* Nội dung:

Tài khoản này dùng để phản ánh tổng hợp chi phí sản xuất kinh doanh
phục vụ cho việc tính giá sản phẩm.
* Số hiệu tài khoản: 154
* Kết cấu:
- Bên nợ: Tập hợp chi phí sản xuất
- Bên có: Kết chuyển chi phí sản xuất
1.2.3.5 Tài khoản liên quan khác: 111, 112, 141, 142, 335, 118
-Chi phí trả trước ngắn hạn, dài hạn.
* Nội dung:
Phản ánh các khoản chi phí trực tiếp phát sinh nhưng chưa tính vào chi
phí sản xuất kinh doanh của kỳ phát sinh mà phải phân bổ cho những kỳ kế toán
sau đó.
* Số hiệu tài khoản: 142, 242.
* Kết cấu:
- Bên nợ: Tập hợp chi phí trả trước thực tế phát sinh
- Bên có: Các khoản chi phí trả trước để tính vào chi phí sản xuất kinh
doanh trong kỳ.
- Dư nợ: Các khoản chi phí sản xuất trực tiếp đã phát sinh nhưng chưa
tính vào chi phí sản xuất kinh doanh.
- Chi phí phải trả.
* Nội dung:
Dùng để phản ánh các khoản được ghi nhận vào chi phí sản xuất kinh
doanh trong kỳ nhưng thực tế chưa chi trả trong kỳ này.
* Số hiệu tài khoản: 335.
* Kết cấu:
- Bên nợ:
+ Các khoản chi trả trực tiếp phát sinh được tính vào chi phí phải trả.
+ Số chênh lệch về chi phí phải trả lớn hơn số chi phí thực tế được ghi
giảm chi phí.
- Bên có:

+ Chi phí phải trả dự tính trước vào sản xuất kinh doanh.
Dư có: Chi phí phải trả đã tính vào chi phí sản xuất kinh doanh nhưng
thực tế chưa phát sinh.
-Kế toán thiệt hại trong sản xuất.
. Kế toán thiệt hại sản phẩm hỏng
* Khái niệm:
Sản phẩm hỏng là sản phẩm không thoả mãn các tiêu chuẩn về chất
lượng, đặc điểm kỳ thuật, màu sắc, kích cỡ, trọng lượng
- Theo mức độ hư hỏng của sản phẩm có:
+ Sản phẩm hỏng có thể sửa chữa được.
+ Sản phẩm hỏng không thể sửa chữa được.
- Theo mối quan hệ với công tác kế toán:
+ Sản phẩm hỏng trong định mức.
+ Sản phẩm hỏng ngoài định mức.
. Kế toán thiệt hại ngừng sản xuất
* Khái niệm:
Thiệt hại ngừng sản xuất là các khoản chi phí mà doanh nghiệp vẫn bỏ ra
trong thời gian ngừng sản xuất vì những nguyên nhân như: thiên tai, hoả hoạn,
thiếu vật liệu
- Những khoản thiệt hại về ngừng sản xuât trong kế hoạch được theo dõi
trên tài khoản 335.
- Những khoản thiệt hại ngừng sản xuất bất thường được theo dõi trên tài
khoản 1381.
1.2.4 Phương pháp kế toán
1.2.4.1 Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
TK 152 TK 621 TK 152

Xuất kho VL cho sxsp Vật liệu sử dụng ko hết
nhập lại kho
TK 133 TK 154

TK 111, 112 K ết chuyển CP NVL trực tiếp
(theo p
2
kiểm kê thường xuyên)
Mua VL sử dụng
ngay ko qua kho TK 632
TK 611 CP NVL vượt trên
Vật liệu xuất kho mức bình thường
(theo p
2
kiểm kê định kỳ)
TK 631
Kết chuyển CP NVL TT
(theo p
2
kiểm kê định kỳ)
1.2.4.2 Kế toán chi phí nhân công trực tiếp
TK 334 TK 622 TK 154
Tiền lương phải K/c CP NCTT vượt mức
Cho CN trực tiếp sản xuất SP theo p
2
kiểm kê t/x
TK 335 TK 632
Tính trước tiền CP NC trực tiếp vượt mức
Lương của công nhân bình thường
TK 338 TK 631
Các khoản trích K/c chi phí nhân công TT
theo lương theo p
2
kiểm kê định kỳ

1.2.4.3 Kế toán chi phí sản xuất chung
TK 334, 338 TK 627 TK 111, 112, 152
Chi phí nhân viên phân xưởng Các khoản thu
giảm chi phí
TK 152, 153 TK 154
Chi phí NVL, công cụ, dụng cụ K ết chuyển CP SX chung
(theo p
2
kiểm kê t/x)
TK 214 TK 631
CP khấu hao TSCĐ Kết chuyển CPSX chung
theo lương theo p
2
kiểm kê định kỳ
TK 632
TK 142, 242,335
Chi phí phân bổ dần, CP SX cố định k được tính
CP trích trước do mức SX thực tế nhỏ hơn
TK 133 mức công suất bình thường
TK 111, 112
Chi phí DV mua
ngoài, chi phí khác bằng tiền
1.2.4.4 Kế toán chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
TK 621, 622, 623 TK 154 TK153,152, 151
K/c chi phí NCTT, NVL TT Vật tư, hàng hoá gia công
CP sử dụng máy thi công hoàn thành nhập kho
TK 627 TK 155
K/c chi phí sản xuất chung SP hoàn thành
nhập kho
TK 157

Hàng gửi đi bán

TK 632
Bán trực tiếp
1.2.4.5 Kế toán chi phí trả trước
TK 152, 153 TK 142, 242 TK627,641,642
Xuất vật liệu, công cụ dụng cụ Phân bổ chi phí trả trước
TK 111, 112
Tập hợp chi phí trả trước
TK 133
TK 2413
Chi phí sửa chữa TSCĐ
1.2.4.6 Kế toán chi phí phải trả
TK 112, 152,111 TK 335 TK 627, 641, 642
Chi phí thực tế phát sinh Trích trước chi phí phải trả
TK 133
TK 627, 641, 642 Chi phí trích trước nhỏ hơn
Chi phí thực tế phát sinh
CP trích trước lớn hơn
Chi phí thực tế PS

*Kế toán thiệt hại trong sản xuất
Kế toán thiệt hại sản phẩm hỏng
- Kinh phát sinh
Nợ TK 1381 (Sản phẩm hỏng ngoài định mức)
Có TK 152, 153, 334, 338 (chi phí sản phẩm hỏng không thể sửa được)
Có TK 154, 155, 157, 6329 (Chi phí sản phẩm hỏng không thể sửa chữa
được)
- Xử lý thiệt hại sản phẩm hỏng ngoài định mức
Nợ TK 152, 334, 111, 112, 1388 (phế liệu thu hồi)

Nợ TK 632, 811, 415 (phân biệt thiệt hại thực)
Có TK 1381
Kế toán thiệt hại ngừng sản xuất
- Tập hợp chi phí thiệt hại ngừng sản xuất
Nợ TK 1381
Có TK 111, 112, 152, 334, 338
- Cuối kỳ xử lý thiệt hại
Nợ TK 111, 112, 334, 3388 (Giá trị thu hồi, bồi thường)
Nợ TK 632, 811, 415 (thiệt hại thực)
Có TK 1381

4. Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ.
4.1.Sản phẩm dở dang:
* Khái niệm: Là sản phẩm đang chế tạo trên dây chuyền sản xuất.
* Thời điểm có sản phẩm dở dang:
- Sản phẩm dở dang đầu kỳ: Là số sản phẩm đang làm dở cuối kỳ kết
chuyển sang, giá trị của nó chính là chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ của TK 154
- Sản phẩm dở dang cuối kỳ: Là số sản phẩm đang làm dở dang ở cuối kỳ
hạch toán (giá trị của nó muốn có thì kế toán phải đánh giá và đánh giá xong thì
nó là số dư của TK 154 cuối kỳ).
4.2.Các phương pháp đánh giá:
* Quy ước:
D
dk
: Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ.
D
ck
: Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ.
C: Chi phí phát sinh trong kỳ.
Q: Sản lượng sản phẩm hoàn thành.

q: Sản lượng sản phẩm dở dang
%T: Tỉ lệ % hoàn thành của sản phẩm đang làm dở.
4.2.1. Đánh giá theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
* Nội dung:
Theo phương pháp này khi đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ, kế toán
chỉ tính đến phần chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, còn chi phí chế biến (chi phí
nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung) tính hết cho sản phẩm hoàn thành
trong kỳ.
* Cách tính:
D
ck
= ì q (1)
* Ưu điểm -nhược điểm:
- Ưu điểm: Đơn giản, khối lượng tính toán ít.
- Nhược điểm: Do bỏ qua chi phí biến nên độ chính sác không cao nhất là
đói với sản phẩm có khối lượng chi phí khác chiếm tỷ trọng nhiều trong tổng chi
phí sản xuât sản phẩm của doanh nghiệp do đó giá thành chưa phản ánh chính
xác chi phí sản xuất sản phẩm trong kỳ.
4.2.2.Đánh giá theo phương pháp sản phẩm hoàn thành tương đương
* Nội dung:
Khi đánh giá sản phẩm dở dang tính đầy đủ cả 3 khoản mục chi phí. Để
tính toán được như vậy phải căn cứ vào số lượng sản phẩm dở dang và mức độ
D
dk
+c
Q+q
hoàn thành của nó để quy đổi sản phẩm dở dang về sản phẩm hoàn thành tương
đương.
* Cách tính:
-Trường hợp 1: Tất cả các chi phí sản xuất bỏ ra dần dần:

D
ck
= ì q (2)
*Chú ý: Tính theo từng khoản mục chi phí.
-Trường hợp 2: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bỏ một lần ngay từ
đầu,chi phí còn lại bỏ dần dần:
+ Đối với chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tính theo công thức (1).
+ Đối với chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung tính hoặc chi
phí vật liệu phụ theo công thức (2).
* Ưu điểm -nhược điểm:
- Ưu điểm: đảm bảo tính hợp lý và tin cậy cao hơn so với phương pháp
đánh giá theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
- Nhược điểm: Khối lượng tính toán nhiều, việc đánh giá mức độ chế biến
hoàn thành dở dang phức tạp và mang nặng tính chủ quan.
4.2.3. Đánh giá theo chi phí kế hoạch hoặc chi phí định mức.
- Nội dung:
Tính tất cả các khoản mục chi phí trong sản phẩm dở dang.Doanh nghiệp
xây dựng được chi phí kế hoạch hoặc định mức cho đơn vị sản phẩm, xác định
mức độ hoàn thành bình quân của sản phẩm dở dang.
* Cách tính:
-Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:
D
ck
= q ì chi phí kế hoạch (định mức) đơn vị sản phẩm.
Q+(qì%T)
D
dk
+ C
-Chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung:
D

ck
= (q ì %T) ì chi phí kế hoạch (định mức) đơn vị sản phẩm.
IV. SỔ SÁCH KẾ TOÁN SỬ DỤNG
1. Sổ tổng hợp
- Sổ cái các Tài khoản 154; 621; 622; 627
- Sổ đăng ký chứng từ
2. Sổ chi tiết
Gồm có sổ chi tiết các tài khoản chi phí sản xuất, tài khoản sản phẩm dở
dang
Ngoài ra còn có: Chứng từ ghi sổ và bảng cân đối tài khoản.
V. CHẾ ĐỘ BÁO CÁO TÀI CHÍNH
* Báo cáo năm:
1. Bảng cân đối kế toán Mẫu B 01 –DN
2. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Mẫu B 02 – DN
3. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ Mẫu B 03-DN
4. Bảng thuyết minh Báo cáo tài chính Mẫu B09 – DN
* Báo cáo tài chính giữa niên độ
- Báo cáo tài chính giữa niên độ dạng đầy đủ
1. Bảng cân đối kế toán Mẫu B 01a - DN
2. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Mẫu B02a – DN
3. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ Mẫu 03a – DN
4. Bảng thuyết minh báo cáo tài chính Mẫu B 09a – DN
- Báo cáo tài chính giữa niên độ dạng tóm lược
1. Bảng cân đối tài khoản kế toán Mẫu B 01b - DN
2. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Mẫu B 02b – DN
3. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ Mẫu B 03b – DN
4. Bảng thuyết minh báo cáo tài chính Mẫu B 09a – DN
CỦA CÔNG TY.
2.1 Khỏi quỏt về CễNG TY TNHH MỘT THÀNH VIấN KHAI THÁC
CễNG TRèNH THỦY LỢI VĨNH BẢO

2.1.1 Qỳa trỡnh hỡnh thành,phỏt triền
Tên đơn vị: Công ty TNHH Một thành viên Khai thác công trình thuỷ lợi Vĩnh
Bảo.
Địa chỉ: Thị trấn Vĩnh Bảo - Hải Phòng
Lĩnh vực kinh doanh: Dịch vụ tưới tiêu nước phục vụ sản xuất nông
nghiệp và dân sinh kinh tế
Công ty TNHH Một thành viên Khai thác công trình thuỷ lợi Vĩnh Bảo
tiền thân là trạm quản lý thuỷ nông được thành lập năm 1968 để đáp ứng yêu
cầu phục vụ sản xuất nông nghiệp trạm được nâng cấp cho phù hợp với từng
thời kỳ, các tên sau:
Năm 1986 đổi tên là công ty bảo hiểm nước cây trồng trực vật thuộc Uỷ
ban nhân dân huyện Vĩnh Bảo.
Ngày 24/3/1993 thực hiện NĐ 388/HĐBT, Uỷ ban nhân dân thành phố
quyết định thành lập Xí nghiệp quản lý Khai thác công trình thuỷ lợi Vĩnh Bảo trực
thuộc Sở Thủy lợi Hải Phòng (nay là Sở Nông nghiệp &Phát triển nông thôn)
Tháng 1/1998 đổi tên thành Công ty Khai thác công trình thuỷ lợi Vĩnh Bảo
theo quyết định 134 QĐ/UB ngày 21/1/1998 của Uỷ ban nhân dân thành phố.
Tháng 2/1999 Uỷ ban nhân dân thành phố có quyết định số 225/QĐ-UB
ngày 1/2/1999 về việc chuyển Công ty Khai thác công trình thuỷ lợi Vĩnh Bảo là
doanh nghiệp Nhà nước hoạt động kinh doanh thành Doanh nghiệp hoạt động
công ích.
Công ty được xếp hạng Doanh nghiệp hạng 2 theo quyết định số
2473/QĐ-UB ngày 10/10/2003 của Uỷ ban nhân dân thành phố Hải Phòng.
Ngày 06/07/2009, căn cứ theo quyết đinh số 1271/QĐ-UBND đổi tên
công ty từ công ty Khai thác công trình thuỷ lợi Vĩnh Bảo thành Công ty TNHH
Một thành viên KTCT thuỷ lợi Vĩnh Bảo.
Trong thời kỳ đổi mới hiện nay, nền kinh tế nước ta được chuyển đổi từ
tập trung bao cấp sang cơ chế thị trường dưới sự quản lý của nhà nước Công ty
đã trải qua các giai đoạn đầy khó khăn thách thức trong hoạt động sản xuất kinh
doanh như: Công ty Khai thác công trình thuỷ lợi bị tác động về mặt thời tiết,

khí tượng, thuỷ văn, úng hạn, lụt, công trình thuỷ lợi bị xuống cấp. Mọi hoạt
động dịch vụ sản xuất nông nghiệp đã chuyển sang cơ chế thị trường. Trong khi
đó hoạt động của Công ty vẫn bị ràng buộc nhiều mặt bởi chế độ cũ. Các chế độ
chính sách đối với doanh nghiệp đổi mới chưa kịp thời, công tác hoạt động thuỷ
nông ở vào trạng thái khó khăn, trình độ nghiệp vụ quản lý của Cán bộ, công
nhân viên có phần còn hạn chế, cơ sở vật chất trang thiết bị nghèo nàn lạc hậu,
nguồn vốn kinh doanh còn hạn hẹp ….
Trước tình hình đó, được sự quan tâm chỉ đạo của Uỷ ban nhân dân thành
phố và Sở Nông nghiệp& Phát triển nông thôn, sở Tài chính và các ban ngành
trong thành phố, của Huyện uỷ, Uỷ ban nhân dân huyện và các xã trong toàn
huyện đã tạo điều kiện giúp đỡ công ty.
Công ty TNHH Một thành viên Khai thác công trình thuỷ lợi Vĩnh Bảo đã
có nhiều cố gắng phấn đấu vươn lên hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch đã đề ra.
Trong những năm vừa qua Công ty đã vận hành khai thác đạt hiệu quả cao nhất
của hệ thống công trình thuỷ lợi Vĩnh Bảo, đã phục vụ có hiệu quả trong sản
xuất nông nghiệp và các nhu cầu dùng nước cho dân sinh kinh tế góp phần quan
trọng cùng với các biện pháp kỹ thuật nông nghiệp đưa năng suất cây trồng của
huyện Vĩnh bảo ngày một nâng cao. Năm 2008 huyện Vĩnh Bảo đã đạt được
năng suất lúa là 130 tạ /ha, những kết quả đã đưa năng suất lúa ngày càng cao,
luôn là huyện dẫn đầu thành phố về năng suất lúa. Từ những kết quả phục vụ đó
mà hàng năm Công ty đã thu thuỷ lợi phí đạt 100% kế hoạch góp phần cho sự
ổn định và phát triển của Công ty.
Từ khi thành lập và phát triển đến nay, Công ty đã không ngừng đổi mới
và phát triển, cụ thể là trong những năm qua Công ty đã đạt được kết quả SXKD
với các chỉ tiêu chủ yếu sau:
STT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2008 năm 2009 năm 2010
1 Doanh thu:
- DT thuỷ lợi phí
- DT XDCB + Thu
khác

1000
1000
1000
4.804.345
2.901.504
1.902.841
5.414.716
3.141.014
2.273.702
6.809.087
3.746.265
3.063.542
2 LN trước thuế 1000 98.010 129.651 141.639
3 Tổng lao động người 145 151 156
4 Thu nhập bình quân 1000 1.350 1.460 1.650
(Nguồn số liệu: BCTC năm 2008, 2009, 2010)
Qua bảng kết quả SXKD trên ta thấy tổng doanh thu năm 2009 đã tăng
lên 610.371.000 đ so với năm 2008. Tổng DT của năm 2010 tăng lên
1.395.091.000 đ so với năm 2009.
Với tình hình như vậy của Công ty đã nói lên sự phát triển không ngừng
của Công ty thuỷ lợi Vĩnh Bảo không chỉ tăng lên về Doanh thu, vốn kinh
doanh, lợi nhuận mà ngay cả lao động cũng được bổ xung thêm, năm 2008 có
145 lao động, nhưng đến năm 2009 lên tới 151 lao động và đến năm 2010 là
156 lao động. Thu nhập bình quân của 1 lao động năm 2010 là 1.650.000 đ tăng
hơn nhiều so với năm 2008 và năm 2009.
Nhìn vào bảng tổng hợp báo cáo kết quả SXKD cho ta thấy chỉ tiêu đều
tăng so với những năm trước. Qua đây ta thấy sự phấn đấu không ngừng của các
cán bộ CNV trong Công ty và đạt được thành công to lớn này. Tuy nhiên với
những kết quả trên, hiệu quả SXKD chưa được cao nhưng Công ty tạo đủ việc
làm và đảm bảo ổn định đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động.

Công ty Khai thác công trình thuỷ lợi Vĩnh Bảo đã trải qua 43 năm xây
dựng và trưởng thành, có bề dày trong công tác chỉ đạo và điều hành quản lý, tổ
chức thực hiện nhiệm vụ. Tập thể cán bộ, công nhân viên trong công ty ngày
càng trưởng thành, trình độ tay nghề càng ngày được nâng lên đáp ứng yêu cầu
hiện nay.
2.1.2 Đặc đỉêm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
Công ty TNHH Một thành viên Khai thác công trình thuỷ lợi Vĩnh Bảo
được giao nhiệm vụ ghi rõ trong Quyết định số 748/QĐ-TCCQ ngày 24/3/1993
của Uỷ ban nhân dân thành phố Hải Phòng trực tiếp quản lý khai thác hệ thống
công trình thuỷ lợi trên địa bàn của huyện Vĩnh bảo.
Hàng năm cung cấp nước tưới tiêu cho 30 xã và thị trấn trong huyện,
phục vụ sản xuất nông nghiệp, dân sinh và các ngành kinh tế khác.
Khảo sát, thiết kế sửa chữa, xây dựng các công trình thuỷ lợi vừa và nhỏ
được thành phố phân giao.
Sản xuất và dịch vụ sửa chữa máy nông nghiệp phục vụ cơ giới hoá nông
nghiệp điều hoà, phân phối nước công bằng, hợp lý phục vụ sản xuất và đời
sống, ưu tiên nước sinh hoạt, thực hiện hợp đồng với các tổ chức, cá nhân sử
dụng nước, làm dịch vụ từ công trình thuỷ lợi, bồi thường thiệt hại theo quy định
tại khoản 6 điều 19 của Pháp lệnh khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi.
Theo dõi, phát hiện và xử lý kịp thời các sự cố. Duy tu, bảo dưỡng, vận
hành bảo đảm an toàn công trình. Kiểm tra, sửa chữa công trình trước và sau
mùa mưa lũ.
Làm chủ đầu tư trong việc duy tu, sửa chữa, nâng cấp công trình thuỷ lợi, duy
trì phát triển năng lực công trình. Bảo đảm công trình an toàn và sử dụng lâu dài.
Xây dựng hoặc tham gia xây dựng quy trình vận hành công trình, quy
trình điều tiết nước của hồ chứa, quy trình vận hành hệ thống trình cơ quan có
thẩm quyền phê duyệt và tổ chức thực hiện.
Quan trắc, theo dõi thu thập các số liệu theo quy định, nghiên cứu và ứng
dụng các tiến bộ Khoa học kỹ thuật, công nghệ vào việc khai thác và bảo vệ
công trình thuỷ lợi.

Bảo vệ chất lượng nước, phòng chống suy thoái, cạn kiệt nguồn nước,
phòng chống lũ lụt, xâm nhập mặn và các tác hại khác do nước gây ra.
Tổ chức để nhân dân tham gia xây dựng kế hoạch khai thác và phương
án bảo vệ công trình.
Các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.
Với những thành tích xuất sắc của đơn vị trong quá trình thực hiện
nhiệm vụ chính trị của mình, công ty đã được Bộ NN&PTNT tặng nhiều bằng
khen, được UBND thành phố tặng nhiều bằng khen, năm 2003 – 2004 được tặng
cờ thi đua xuất sắc. Đặc biệt Công ty được Chủ tịch nước tặng thưởng huân
chương lao động hạng ba năm 1995, Huân chương lao động hạng nhì năm 2000
và năm 2005 được tặng thưởng huân chương lao động hạng Nhất.
2.1.3 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của công ty
Để đảm bảo cho hoạt động của Công ty diễn ra thường xuyên, đi vào nề
nếp, ổn định và sự thống nhất từ trên xuống dưới giúp cho Công ty không ngừng
tăng hiệu quả SXKD và để hoàn thành các mối quan hệ kinh tế, Công ty đã tổ
chức bộ máy quản lý hoạt động kinh doanh của mình theo mô hình trực tuyến và
phân công cán bộ quản lý theo khu vực phân công, chỉ đạo từ Giám đốc tới các
cụm trạm. Công cụ quản lý là các quy chế, quy định về quyền hạn, trách nhiệm
của các cấp trong việc quản lý, điều hành SXKD.
Hiện tổng số CBCNV công ty là 140 người:
- Trình độ Đại học: 22 người
- Trình độ Cao Đẳng, Trung Cấp: 56 người

×