Tải bản đầy đủ (.doc) (67 trang)

Đồ án tốt nghiệp lập lịch bảo vệ luận văn tốt nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.61 MB, 67 trang )

1
Nội dung
Nội dung 1
Lời mở đầu 3
Chương 1. Bài toán xếp lịch bảo vệ tốt nghiệp cao học 4
1.1.Mô tả bài toán 5
1.1.1.Cơ cấu tổ chức 5
1.1.2.Quy trình xử lý 6
1.1.3.Quy tắc quản lý 7
1.1.4. Mô hình tiến trình nghiệp vụ 7
1.2. Xác định yêu cầu 10
1.2.1. Những tình huống phát sinh 10
1.2.2. Nhiệm vụ cơ bản của hệ thống 12
Chương 2. Phân tích hệ thống 14
2.1.Phân tích về chức năng 14
2.1.1.Sơ đồ phân rã chức năng 14
2.1.2.Sơ đồ luồng dữ liệu 17
2.2.Phân tích về dữ liệu 24
2.2.1. Xây dựng cơ sở dữ liệu mức quan niệm 24
2.2.3. Mô hình liên kết thực thể 30
Chương 3. Thiết kế hệ thống 31
3.1.Thiết kế dữ liệu 31
3.1.1.Xác định các bảng dữ liệu 31
3.1.2. Mô tả các bảng dữ liệu 33
3.1.3.Mô hình quan hệ 47
3.2.Thiết kế các tiến trình 48
3.2.1.Tiến trình tính thời gian tổ chức 48
3.2.2.Tiến trình xếp lịch 52
2
3.2.3.Kiểm tra trùng lịch 52
3.2.4. Tiến trình tính công cán bộ 53


3.3.Xây dựng chương trình 54
3.3.1.Công cụ 54
3.3.2.Xây dựng chương trình 59
Kết luận 64
Danh mục tài liệu tham khảo 65
Phụ lục 66
3
Lời mở đầu
Ngày nay, hầu hết quá trình của bất kỳ ngành nghề nào cũng có sự góp
mặt của tin học, đặc biệt là trong kinh doanh, du lịch, hàng không, giáo dục …
Chính vì thế, việc tổ chức, xử lý, lưu trữ, sắp xếp một khối lượng thông tin lớn
luôn là một điều rất khó khăn, tốn nhiều thời gian. Việc cập nhật thông tin một
cách chính xác và truy xuất thông tin một cách nhanh chóng, hiệu quả là rất cần
thiết cho mọi nhu cầu của xã hội hiện đại. Như vậy, việc quản lý thời gian cũng
trở nên cần thiết được giải quyết bằng tin học, và các bài toán lập lịch được đặt
ra. Hiện nay có những bài toán lập lịch rất khó như bài toán lập lịch thời khóa
biểu, cũng đã được giải quyết rất tốt. Không chỉ vậy, có những bài toán lập lịch
xoay quanh giáo dục trong nhà trường và đại học cũng đã được đặt ra và giải
quyết như lập lịch trực cho cán bộ, lập lịch giảng dạy cho giáo viên, lập lịch thi
cho Học viên… Và, trong bài tập này, một bài toán nữa cũng được đặt ra: “Lập
lịch bảo vệ luận văn tốt nghiệp”. Đây là một đề tài đáp ứng một vấn đề rất thực
tế, vì phải có một sự sắp xếp hợp lý của lịch bảo vệ, thì các buổi bảo vệ mới hoạt
động nhịp nhàng và có kế hoạch, giúp việc hoàn thành trở nên nhanh chóng và
hiệu quả hơn.
Việc xếp lịch bảo vệ luận văn tốt nghiệp hiện nay được xếp chủ yếu bằng
tay, lưu trữ bằng sổ sách giấy tờ, không tránh khỏi việc bị trùng lặp hoặc mất
thông tin. Vì thế việc xếp lịch một cách chính xác trở nên rất khó khăn và chỉ
một số người làm công việc xếp lịch trong một thời gian dài và phải có cả
chuyên môn và kinh nghiệm quản lý nữa thì mới có thể làm được. Việc bảo vệ
luận văn có ý nghĩa quan trọng, cho nên cần đòi hỏi sự chính xác cao về thời

gian. Do đó, việc xây dựng một hệ thống thông tin quản lý hỗ trợ cho công việc
này là một điều cần thiết.
4
Đề tài này tập trung vào việc xây dựng một hệ thống hỗ trợ xếp lịch bảo
vệ bằng tay, đảm bảo các ràng buộc và tạo điều kiện hỗ trợ tốt cho người xếp
lịch có thể xếp lịch một cách nhanh chóng, thuận tiện, chính xác.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới PGS.TS. đã nhiệt tình giúp đỡ và
tạo điều kiện cho em hoàn thành hệ thống này.
Em xin chân thành cảm ơn!
Chương 1. Bài toán xếp lịch bảo vệ tốt nghiệp cao học
5
1.1.Mô tả bài toán
Để đơn giản bài toán, ta đưa bài toán về quy mô một khoa trong một
trường đại học. Cụ thể, trong hệ thống này, ta áp dụng bài vào việc xây dựng hệ
thống xếp lịch bảo vệ tốt nghiệp cho học viên cao học ở khoa công nghệ thông
tin Học viện kỹ thuật quân sự. Hệ thống được mô tả như sau:
1.1.1. Cơ cấu tổ chức
Mỗi một năm, các trường đại học đều tổ chức bảo vệ luận văn tốt nghiệp
cho Học viên cao học lấy cơ sở đánh giá kết quả học tập của Học viên tại
trường. Việc bảo vệ luận văn được thực hiện bằng việc tổ chức các hội đồng
đánh giá luận văn. Hệ thống cần phải xếp thời gian bảo vệ cho học viên và các
cán bộ trong từng hội đồng.
Đối tượng liên quan cần được xếp lịch là :
• Học viên : Người bảo vệ luận văn cao học đã đăng kí bảo vệ trong
đợt đó. Mỗi một học viên đủ điều kiện sẽ được nhận đề tài và giáo
viên hướng dẫn, mỗi đề tài có thể được xếp vào nhiều hướng
chuyên sâu khác nhau, và có một giáo viên hướng dẫn đề tài đó.
Đồng thời, học viên phải đăng ký đợt bảo vệ.
• Hội đồng đánh giá luận văn: các cán bộ khoa học, giảng viên
tham gia chấm điểm, đánh giá việc bảo vệ.

Mỗi một luận văn của một Học viên cần bảo vệ thì thành lập một hội
đồng.
Một hội đồng đánh giá gồm có 5 thành viên: 01 chủ tịch, 01 thư ký, 02
phản biện, 01 ủy viên thường, trong hội đồng phải có ít nhất 2 thành viên ở
ngoài cơ sở đào tạo.
Các thành viên trong hội đồng có là cán bộ khoa học, giảng viên trong
hoặc ngoài trường, đều có học hàm, học vị, có hướng chuyên sâu phù hợp, cán
bộ ngoài trường thì phải có cơ sở quản lý cũng như nơi công tác.
6
Giáo viên hướng dẫn đề tài của Học viên là cán bộ khoa học, có thể
tham gia đánh giá trong các hội đồng, nhưng không được tham gia hội đồng mà
Học viên đó bảo vệ.
Cán bộ làm phản biện của hội đồng cần phải có phải là người am hiểu đề
tài luận văn. Đồng thời, người làm phản biện không được đồng tác giả với người
bảo vệ trong các công trình công bố có liên quan đến đề tài luận văn.
Chủ tịch của hội đồng phải là người có năng lực và uy tín chuyên môn,
có kinh nghiệm trong tổ chức điều hành công việc của hội đồng.
1.1.2. Quy trình xử lý
Mỗi một năm, các trường đại học đều tổ chức bảo vệ luận văn tốt nghiệp
cho Học viên cao học lấy cơ sở đánh giá kết quả học tập của Học viên tại
trường. Việc bảo vệ luận văn được thực hiện bằng việc tổ chức các hội đồng
đánh giá luận văn, và một năm tổ chức thành nhiều đợt bảo vệ. Trước khi xếp
lịch bảo vệ, người xếp lịch đã có danh sách các Học viên và đề tài bảo vệ.
Ban đầu, khi bắt đầu đợt bảo vệ, khoa sẽ có dự định tổ chức bảo vệ trong
một khoảng thời gian nhất định. Học viên muốn bảo vệ luận án, thì phải đăng
kí trước với nhà trường. Trước khi xếp lịch, người có trách nhiệm xếp lịch sẽ
thông báo cho các cán bộ trong và ngoài trường về khoảng thời gian dự định tổ
chức để xem xem họ có thể tham gia được vào những ngày nào. Sau đó, từ
thông tin về thời gian tham gia của cán bộ trong và ngoài cơ sở mà chọn ra
những ngày liên tiếp thích hợp nhất để cơ sở tổ chức các hội đồng đánh giá sao

cho có nhiều cán bộ có thể tham gia được nhất. Sau khi xác định được chính xác
các ngày tổ chức bảo vệ, người xếp lịch sẽ thông báo lại cho các cán bộ trong
và ngoài cơ sở về các ngày tổ chức và xác định lại một lần nữa chính xác về cán
bộ nào sẽ tham gia và thời gian chính xác mỗi cán bộ sẽ tham gia trong những
ngày này bằng việc gửi giấy mời.
7
Các ngày tổ chức bảo vệ là liên tiếp nhau. Các hội đồng được bố trí ở một
số các phòng hoặc hội trường nhất định. Thời gian làm việc của một hội đồng,
tính theo một kíp là 1 giờ 30 phút. Với cùng một kíp bảo vệ có thể có tối đa số
hội đồng được tổ chức bằng đúng số phòng được chọn. Giữa các kíp bảo vệ có
thời gian để cán bộ có hai kíp liền nhau có thể có thời gian di chuyển đến hội
đồng khác, nhưng trong hệ thống, để đơn giản, ta coi thời gian di chuyển này
không đáng kể và không tính đến.
Vấn đề thù lao của các cán bộ trong hội đồng cũng được quan tâm. Các
chức vụ khác nhau trong hội đồng thì nhận được mức thù lao khác nhau theo
quy định nhà nước và cơ sở dựa trên số lượng hội đồng và chức vụ đảm nhiệm
trong mỗi hội đồng mà cán bộ tham gia.
1.1.3. Quy tắc quản lý
Học viên trước khi bảo vệ phải đăng kí với khoa để bảo vệ trong đợt đó.
Đồng thời, học sinh phải đạt được yêu cầu thì mới được bảo vệ luật văn, nếu
không đạt thì được yêu cầu sửa chữa bảo vệ lần thứ hai. Lịch bảo vệ lần thứ hai
của khóa học phải được ấn định sau ngày cuối cùng của kỳ bảo vệ lần thứ nhất
từ bốn đến sau tháng hoặc cho phép bảo vệ luận văn với khóa kế tiếp.
1.1.4. Mô hình tiến trình nghiệp vụ
1.1.4.1. Các ký hiệu sử dụng
- Ký hiệu hình chữ nhật: trên mô hình gốm hai phần nhằm mô tả các
thành phần chính của hệ thống và các chứng năng của nó:
Ví dụ:
Bộ phận tổ chức
+Duyệt đăng ký

+Thống kê danh sách
Học viên
+Thống kê danh sách
8
cán bộ
“Bộ phận tổ chức” là tên của bộ phận này, bao gồm những chức năng:
duyệt đăng ký, thống kê danh sách học viên, thống kê danh sách cán bộ.
- Ký hiệu hình e líp: Dùng để mô tả tác nhân ngoài của hệ thống.
Ví dụ:
Ở đây, học viên là tác nhân nằm bên ngoài hệ thống, nó chỉ có nhiệm vụ
gửi bản đăng ký bảo vệ cho nhân viên của bộ phận tổ chức (ở đây là
phòng sau đại học) mà không tham gia vào quá trình quản lý bên trong
hệ thống.
- Ký hiệu mũi tên: chỉ hướng luồng dữ liệu, tên dữ liệu ghi trên hình mũi
tên.
Ví dụ:

Nghĩa là bộ phận 1 sẽ đưa dữ liệu di chuyển đến bộ phận 2
Học viên
9
1.1.4.2. Mô hình tiến trình nghiệp vụ
10
1.2. Xác định yêu cầu
1.2.1. Những tình huống phát sinh
Những vướng mắc thường gặp phải của hệ thống lập lịch bảo vệ luận văn
tốt nghiệp cho Học viên cao học là:
Xếp lịch có thể bị trùng:
Do người xếp lịch mệt mỏi hoặc làm việc trong một thời gian dài có thể
không cẩn thận, hoặc do việc xếp dựa trên rất nhiều giấy tớ, thông tin rất phức
tạp và dễ sai sót, hoặc do việc bảo vệ được tổ chức đồng thời ở nhiều phòng bảo

vệ trong cùng một thời gian khiến cho việc xếp lịch trở nên phức tạp. Đó đều là
nguyên nhân dẫn đến có thể khiến cho người lập lịch mắc sai sót và xếp lịch bị
trùng. Khi đó, một cán bộ có khi bị xếp vào hai hội đồng trong cùng một kíp sẽ
phải qua lại giữa hai hội đồng trong cùng môt kíp bảo vệ. Điều này sẽ ảnh
hưởng đến việc đánh giá luận văn không chính xác và gây nên sự mệt mỏi cho
cán bộ. Vì vậy, khi xếp lịch, ta phải dựa theo thông tin về cán bộ và kíp mà cán
bộ đã tham gia để tránh trùng lịch.
Vấn đề thời gian di chuyển:
Nếu các phòng tổ chức bảo vệ ở cách xa nhau, như vậy sẽ phải tính cả
thời gian di chuyển của các cán bộ để không ảnh hưởng đến thời gian bảo vệ.
Nhưng trong hệ thống này, với điều kiện và quy mô ở một khoa, nên ta không
tính đến thời gian di chuyển.
Vấn đề hướng chuyên sâu của cán bộ:
Để đảm bảo các cán bộ trong hội đồng đều có thể đánh giá chính xác
được kết quả bảo vệ của Học viên, thì các cán bộ trong hội đồng trong hội đồng
đều phải có chuyên sâu về đề tài mà Học viên cần bảo vệ, nhưng trong thực tế,
thường thì không có đủ cán bộ để xếp vào hội đồng để đáp ứng được 100% cán
bộ phải từng nghiên cứu sâu về đề tài này, nên thông thường, chỉ có khoảng
11
70% cán bộ trong hội đồng là được xếp đúng hướng chuyên sâu với đề tài. Như
vậy, bắt buộc ít nhất 3 trong tổng số 5 thành viên của hội đồng phải có đúng
hướng chuyên sâu với đề tài. Trong đó chủ tịch và hai phản biện phải có chuyên
sâu về chuyên môn là bắt buộc.
Vấn đề thiếu cán bộ:
Trước kia, cũng có trường hợp hội đồng vì thiếu cán bộ đúng hướng
chuyên sâu của đề tài, chủ tịch hội đồng đồng thời cũng là phản biện, nhưng
hiện nay cũng ít xảy ra việc thiếu thốn cán bộ như trước kia nên hội đồng luôn
có 5 thành viên 1 chủ tịch, 2 phản biện 1 thư ký, 1 ủy viên thường nên trường
hợp này không xảy ra.
Việc xếp lịch bị rải ra quá nhiều, hoặc dồn lại quá nhiều:

Việc lịch khi thì bị rải ra quá nhiều khi thì dồn lại quá nhiều sẽ dẫn đến
việc cán bộ không được nghỉ ngơi đầy đủ do đó khi xếp lịch cần trải đều để
tránh việc mệt mỏi dẫn đến kết quả đánh giá kém chính xác. Cụ thể:
 Cán bộ một ngày được xếp 2 trên tổng số 6 kíp làm việc nhưng lại
xếp 1 kíp vào sáng sớm và 1 kíp chiều tối, như vậy sẽ rất bất tiện.
 Việc cán bộ bị xếp lịch một ngày dồn lại 4-5 kíp trong khi hôm sau
chỉ có 1 kíp.
 Việc có những cán bộ bị xếp quá nhiều hội đồng trong khi có
những cán bộ chỉ phải tham gia rất ít hội đồng.
 Một cán bộ liên tục làm phản biện hoặc chủ tịch sẽ rất căng thẳng
và mệt mỏi. Nên có thể xếp cho cán bộ kíp này làm chủ tịch, hoặc
phản biện thì kíp sau làm thư ký hoặc ủy viên.
Vấn đề quản lý thông tin
Việc quản lý thông tin học viên : Mỗi năm, luôn có những học viên mới
vào trường. Đồng thời, một năm một trường tổ chức nhiều đợt bảo vệ, học viên
nhận đề tài và đăng kí trước trước khi bảo vệ. Học viên đã nhận đề tài và giáo
12
viên hướng dẫn mới có thể đăng kí đợt bảo vệ. Chỉ những học viên đăng kí thì
mới được xếp lịch bảo vệ. Nhưng không phải học viên nào cũng có thể bảo vệ
được đề tài đúng thời gian quy định, có những học viên đã đăng kí nhưng đến
hạn mà đề tài vẫn chưa xong hoặc đề tài không đáp ứng yêu cầu thì không đủ
điều kiện bảo vệ, mà phải chờ những đợt sau. Những học viên này muốn bảo vệ
thì vẫn phải tiếp tục đăng ký ở đợt sau.
Về việc quản lý thông tin đề tài, hướng chuyên sâu: Mỗi năm, luôn có đề
tài mới được nhận bởi các học viên, có thể cũng có những hướng chuyên sâu
mới. Đồng thời, các cán bộ khoa học cũng luôn luôn có những nghiên cứu trong
những lĩnh vực mới nên hướng chuyên sâu cũng thay đổi.
Việc quản lý thông tin cán bộ : Hệ thống cần đến hai đối tượng cán bộ là
cán bộ trong và cán bộ ngoài. Thông tin về cán bộ ngoài cơ sở thì rất khó quản
lý. Đồng thời, mỗi năm, cơ sở có thể nhận thêm những cán bộ mới, hoặc có

những cán bộ về hưu, thuyên chuyển công tác v v dẫn đến việc thay đổi danh
sách các cán bộ tham gia các hội đồng trong những ngày tổ chức bảo vệ.
1.2.2. Nhiệm vụ cơ bản của hệ thống
Từ mô tả bài toán và phân tích các tình huống phát sinh, hệ thống cần có những
nhiệm vụ cơ bản sau:
Xây dựng được chương trình xếp lịch bằng tay thuận lợi cho người xếp lịch từ
việc nhập dữ liệu đầu vào, tìm kiếm thông tin cho đến việc hỗ trợ việc xếp lịch
và các cán bộ đảm bảo:
• Tránh hiện tượng trùng lịch,
• Chuyên môn của cán bộ trong hội đồng phù hợp với hướng chuyên sâu
của đề tài cần bảo vệ,
• Cán bộ là giáo viên hướng dẫn của học viên thì không nằm trong hội đồng
đánh giá luận văn của Học viên đó,
• Hội đồng có 5 thành viên, 3 thành viên là cán bộ trong cơ sở, 2 thành viên
là cán bộ ngoài cơ sở.
13
• Xác định được ngày tổ chức bảo vệ. Theo thực tế tại khoa, ngày tổ chức
sẽ là 3 ngày liên tiếp, những ngày này phải đảm bảo có nhiều cán bộ tham
gia nhất.
• Tính được tiền thù lao cho cán bộ: Tính xem cán bộ đã tham dự bao nhiêu
hội đồng, và chức vụ đảm nhiệm trong hội đồng để hỗ trợ cho người xếp
lịch cân bằng lịch.
• Tính khoảng thời gian trống của cán bộ: Là thời gian trống lớn nhất trong
một ngày của cán bộ, đơn vị tính có thể là kíp để người xếp có thể cân
bằng lịch. Không để lịch của cán bộ bị dồn quá nhiều hoặc quá thưa mà
trải rộng ra.
• In lịch bảo vệ, danh sách Học viên, danh sách cán bộ.
14
Chương 2. Phân tích hệ thống
2.1. Phân tích về chức năng

2.1.1. Sơ đồ phân rã chức năng
Sơ đồ phân rã chức năng cho một cách nhìn khái quát, dễ hiểu từ tổng thể
đến chi tiết về các chức năng nhiệm vụ cần thực hiện. Bằng cách phân rã dần
dần các chức năng từ trên xuống, nó cho phép phát hiện chức năng thiếu, trùng
lặp, giúp các tổ chức, các đơn vị và người sử dụng làm việc một cách trực tiếp
khách quan hơn trong quá trình phát triển hệ thống
Xuất phát từ chức năng cha, chúng ta phân thành các chức năng nhỏ hơn ở
mức thấp hơn sao cho việc thực hiện các công việc ở mức dưới thì được đảm
bảo thực hiện được các công việc ở mức trên được phân rã. Việc xác định các
chức năng mức thấp nhất phụ thuộc vào tính chất của hệ thống.
2.1.1.1. Xác định chức năng chi tiết của hệ thống
Trên cơ sở các nhiệm vụ cơ bản của hệ thống được xác định trong chương
trước, ta có sơ đồ phân rã chức năng chi tiết của hệ thống như sau:
1. Học viên đăng ký bảo vệ
2. Cán bộ đăng ký thời gian tham gia hội đồng
3. Xếp lịch bảo vệ
4. Kiểm tra trùng lịch
5. Tính công cán bộ
6. Tính khoảng thời gian trống của cán bộ
15
2.1.2.2. Sơ đồ phân rã chức năng
Ký hiệu sử dụng
1) Chức năng.
Chức năng biểu diễn hình chữ nhật, bên trong là tên chức năng, thường là các
động từ và bổ ngữ.
Tên chức năng
2) Quan hệ phân cấp.
Mỗi chức năng được phân rã thành các chức năng con, các chức năng con có
quan hệ phân cấp với chức năng cha.
Có 2 loại quan hệ phân cấp: dọc và ngang.

16
Vẽ sơ đồ phân rã chức năng
17
2.1.2.Sơ đồ luồng dữ liệu
Sơ đồ luồng dữ liệu là một công cụ mô tả mối quan hệ thông tin giữ các
công việc. Nó đưa ra mối liên hệ giữ các chức năng hoặc tiến trình của hệ
thống với thông tin mà chúng sử dụng.
2.1.2.1. Ký hiệu sử dụng
a) Tiến trình (chức năng).
- Biểu diễn: Hình e líp hoặc hình tròn.
Tên tiến trình trùng với tên chức năng và thường là động từ và bổ ngữ.
b) Luồng dữ liệu.
- Biểu diễn: Mũi tên đi vào hoặc đi ra 1 tiến trình, trên đó ghi thông tin
di chuyển. Các thông tin này là thông tin logic và thường là danh từ và
tính từ.
Các luồng thông tin khác nhau thì có tên gọi khác nhau.
c) Kho dữ liệu.
- Biểu diễn: Cặp đường thẳng song song.
Chứa thông tin dữ liệu được cất giữ. Tên gọi thường là danh từ hoặc tính
từ.
18
Quan hệ giữa kho dữ liệu, chức năng, luồng dữ liệu.
d)Tác nhân ngoài.
- Biểu diễn: Hình chữ nhật.
e) Tác nhân trong.
Tên tác nhân trong
19
2.1.2.2. Sơ đồ luồng dữ liệu
Sơ đồ DFD mức khung cảnh (mức 0)
Sơ đồ DFD mức 0 hệ thống xếp lịch bảo vệ

20
Sơ đồ DFD mức đỉnh (mức 1)
Sơ đồ DFD mức 1 hệ thống xếp lịch bảo vệ
21
Sơ đồ DFD mức khung cảnh (mức 2)
Sơ đồ DFD mức 2 chức năng tổ chức bảo vệ
22
Sơ đồ DFD mức 2 chức năng xếp lịch bảo vệ
23
Sơ đồ DFD mức 2 chức năng hỗ trợ xếp lịch
24
2.2.Phân tích về dữ liệu
2.2.1. Xây dựng cơ sở dữ liệu mức quan niệm
Mục đích của thiết kế cơ sở dữ liệu ở mức quan niệm là tập trung phân
tích các bảng dữ liệu quan trọng nhất, phân tích các thuộc tính quan trọng nhất
trong thực thể.Các thuộc tính quan trọng của thực thể là những thuộc tính mà
thiếu nó thì cả hệ thống không thể hoạt động được.
Dựa vào mô tả bài toán, ta xác định được các bảng dữ liệu cơ bản cần
thiết cho hoạt động của hệ thống như sau:
1. Cán bộ
2. Hướng chuyên sâu
3. Hướng chuyên sâu CB
4. Đề tài
5. Hướng chuyên sâu đề tài
6. Học viên
25
2.2.2.Mô tả các bảng dữ liệu mức quan niệm
2.2.2.1.Bảng cán bộ
• Tên bảng: Cán bộ
• Ý nghĩa: Bảng dữ liệu lưu trữ thông tin chi tiết của cán bộ tham gia đánh

giá luận văn.
• Mô tả các thuộc tính
STT Tên thuộc tính Ý nghĩa Khóa Ghi chú
1 Mã CB Mã cán bộ Khóa
chính
Mã của cán bộ, giảng
viên.VD: CB0001
2 Loại CB Loại cán
bộ
Phân loại cán bộ, giảng
viên, thuộc tính nhận 2
giá trị 0,1
Loại CB=0: Cán bộ ngoài
cơ sở
Loại CB=1: Cán bộ trong
cơ sở
3 Học hàm Học hàm Học hàm của cán bộ.
Giáo sư, Phó giáo sư, ….
4 Học vị Học vị Học vị của cán bộ
Ví dụ: Tiến sĩ, Phó tiến sĩ,
Thạc sĩ
5 Thời gian rảnh Thời gian
rảnh
Khoảng thời gian mà cán
bộ có thể tham gia vào
hội đồng đánh giá luận
văn.Được mã hóa theo
ngày tháng
6 Nơi CT Nơi công
tác

Thông tin về cơ sở nơi
cán bộ đang công tác

×