Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Tăng cường dự phòng thứ cấp ung thư cổ tử cung ở Việt Nam: pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (99.71 KB, 4 trang )

Tăng cường dự phòng thứ cấp ung thư cổ tử cung ở
Việt Nam:
Nhiều phụ nữ được khám sàng lọc định kỳ
Ung thư cổ tử cung là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến
tử vong do ung thư ở phụ nữ Việt Nam. Các nghiên
cứu gần đây về ung thư cho thấy số người mắc ung
thư cổ tử cung đang có xu hướng tăng lên. Ðây là
thông tin được đưa ra tại cuộc Hội thảo phổ biến kết
quả dự án tăng cường dự phòng thứ cấp ung thư cổ tử
cung vừa được tổ chức tại Hà Nội.
Dự án đang được triển khai tại 3 tỉnh: Thanh Hóa
(năm 2009), Thừa Thiên Huế và Cần Thơ (đầu năm
2010) nhằm xác định các yếu tố trở ngại, thúc đẩy
việc duy trì, mở rộng chương trình sàng lọc và điều
trị ung thư cổ tử cung.
Cần Thơ là thành phố có tỷ lệ mới mắc ung thư cổ tử
cung cao nhất cả nước, với mức 21,5/100.000 phụ nữ.
Đứng thứ hai về tỷ lệ mắc này là thành phố Hồ Chí
Minh và Hà Nội xếp ở vị trí thứ ba. Nếu không có
các can thiệp sàng lọc, dự phòng và điều trị ung thư
cổ tử cung thì trong khoảng 10 năm nữa, tỷ lệ mắc
mới và chết do bệnh này sẽ tăng thêm 25%.
Từ năm 2008-2010, đã có hơn 70.000 phụ nữ ở lứa
tuổi 35-60 được khám sàng lọc ung thư cổ tử cung tại
nhiều địa phương. Kết quả chẩn đoán tế bào học cổ
tử cung cho thấy chỉ có gần 22% phụ nữ bình thường,
73% phụ nữ có viêm nhiễm cổ tử cung, phát hiện 14
trường hợp ung thư cổ tử cung.
Tiêm vaccin là biện pháp phòng ngừa ung thư cổ tử
cung hữu hiệu. Ảnh: M.H
Mặc dù là bệnh có thể dự phòng và phát hiện sớm,


nhưng hiện tại ung thư cổ tử cung vẫn là một trong
những bệnh ung thư thường gặp nhất ở phụ nữ Việt
Nam. Khảo sát của Viện nghiên cứu phòng chống
ung thư tại 5 trung tâm ung thư lớn trong toàn quốc
cho thấy, gần 54% bệnh nhân ung thư đến khám và
chữa bệnh đã ở vào giai đoạn muộn. Một trong những
lý do dẫn đến tình trạng trên là phụ nữ chưa ý thức
được việc cần phải khám sàng lọc định kỳ để phát
hiện sớm ung thư qua các xét nghiệm thích hợp.
Để phòng bệnh, việc tiêm vaccin cho các em gái và
những phụ nữ trước khi bắt đầu có quan hệ tình dục
là cần thiết để giảm số người mắc mới ung thư cổ tử
cung. Bởi vaccin này phòng ngừa được sự nhiễm các
virut sinh u nhú ở người gây ra khoảng 70% các
trường hợp ung thư cổ tử cung.
Bên cạnh đó, việc liên tục sàng lọc những phụ nữ đã
được tiêm phòng cũng như chưa được tiêm phòng
cũng cần được đẩy mạnh để phát hiện các tổn thương
tiền ung thư và điều trị các tổn thương này kịp thời

×