Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần may nhà bè

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (241.25 KB, 25 trang )

Bộ Giáo Dục và Đào Tạo
Trường Đại Học Quy Nhơn
Bài Tiểu Luận: Quản Trị Doanh Nghiệp
Phân Tích Kết Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của
Công Ty Cổ Phần May Nhà Bè
Khoa Tài Chính Ngân Hàng
Quản Trị Kinh Doanh
GVDH: Lê ZDU Nhật
Họ và Tên: Võ Thị My
Lớp: AK32
Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần May Nhà Bè
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ THUYẾT VỀ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT
KINH DOANH
1. Khái niệm, bản chất hiệu quả sản xuất kinh doanh
1.1 Khái niệm
“Hiệu quả kinh tế của một hiện tượng (hoặc quá trình) kinh tế là một phạm trù
kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực (nhân lực, tài lực, vật lực, tiền vốn) để
đạt được mục tiêu xác định”. Từ khái niệm khái quát này, có thể hình thành công thức
biễu diễn khái quát phạm trù hiệu quả kinh tế như sau:
H = K/C (1)
Với H là hiệu quả kinh tế của một hiện tượng (quá trình kinh tế) nào đó; K là kết
quả thu được từ hiện tượng (quá trình) kinh tế đó và C là chi phí toàn bộ để đạt được kết
quả đó. Và như thế cũng có thể khái niệm ngắn gọn: hiệu quả kinh tế phản ánh chất
lượng hoạt động kinh tế và được xác định bởi tỷ số giữa kết quả đạt được với chi phí bỏ
ra để đạt được kết quả đó.
Quan điểm này đã đánh giá được tốt nhất trình độ sử dụng các nguồn lực ở mọi
điều kiện “động” của hoạt động kinh tế.Theo quan niệm như thế hoàn toàn có thể tính
toán được hiệu quả kinh tế trong sự vận động và biến đổi không ngừng của các hoạt động
kinh tế, không phụ thuộc vào quy mô và tốc độ biến động khác nhau của chúng.
Từ định nghĩa về hiệu quả kinh tế như đã trình bày ở trên, chúng ta có thể hiểu
hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất kinh doanh là một phạm trù kinh tế phản ánh


trình độ sử dụng các nguồn lực (lao động, máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu và tiền vốn)
nhằm đạt được mục tiêu mà doanh nghiệp đã xác định.
1.2 Bản chất của hiệu quả kinh tế trong sản xuất kinh doanh
Thực chất khái niệm hiệu quả kinh tế nói chung và hiệu quả kinh tế của hoạt động sản
xuất kinh doanh nói riêng đã khẳng định bản chất của hiệu quả kinh tế trong hoạt động sản
xuất kinh doanh là phản ánh mặt chất lượng của các hoạt động kinh doanh, phản ánh trình độ
sử dụng các nguồn lực (lao động, thiết bị máy móc, nguyên nhiên vật liệu và tiền vốn) để đạt
Quản Trị Doanh Nghiệp Võ Thị My
2
Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần May Nhà Bè
được mục tiêu cuối cùng của mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp – mục tiêu
tối đa hóa lợi nhuận.
Tuy nhiên, để hiểu rõ bản chất của phạm trù hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất
kinh doanh, cũng cần phân biệt ranh giới giữa hai khái niệm hiệu quả và kết quả của hoạt động
sản xuất kinh doanh.Hiểu kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là những gì
mà doanh nghiệp đạt được sau một quá trình sản xuất kinh doanh nhất định, kết quả cần
đạt cũng là mục tiêu cần thiết của doanh nghiệp. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của
một doanh nghiệp có thể là những đại lượng cân đong đo đếm được như số sản phẩm tiêu thụ
mỗi loại, doanh thu, lợi nhuận, thị phần, và cũng có thể là các đại lượng chỉ phản ánh mặt
chất lượng hoàn toàn có tính chất định tính như uy tín của doanh nghiệp, là chất lượng sản
phẩm, Như thế, kết quả bao giờ cũng là mục tiêu của doanh nghiệp. Trong khi đó, công thức
(1) lại cho thấy trong khái niệm về hiệu quả sản xuất kinh doanh người ta đã sử dụng cả hai chỉ
tiêu là kết quả (đầu ra) và chi phí (các nguồn lực đầu vào) để đánh giá hiệu quả sản xuất kinh
doanh. Trong lý thuyết và thực tế quản trị kinh doanh cả hai chỉ tiêu kết quả và chi phí đều có
thể được xác định bằng đơn vị hiện vật và đơn vị giá trị. Tuy nhiên, sử dụng đơn vị hiện
vật để xác định hiệu quả kinh tế sẽ vấp phải khó khăn là giữa “đầu vào” và “đầu ra”
không có cùng một đơn vị đo lường còn việc sử dụng đơn vị giá trị luôn luôn đưa các đại
lượng khác nhau về cùng một đơn vị đo lường – tiền tệ. Vấn đề được đặt ra là: hiệu quả
kinh tế nói dung và hiệu quả kinh tế của sản xuất kinh doanh nói riêng là mục tiêu
hay phương tiện của kinh doanh? Trong thực tế, nhiều lúc người ta sử dụng các chỉ tiêu

hiệu quả như mục tiêu cần đạt và trong nhiều trường hợp khác người ta lại sử dụng
chúng như công cụ để nhận biết “khả năng” tiến tới mục tiêu cần đạt là kết quả.
1.3 Phân biệt các loại hiệu quả
Thực tế cho thấy các loại hiệu quả là một phạm trù được sử dụng rộng rãi trong tất cả
các lĩnh vực kinh tế, kỹ thuật, xã hội. Ở chương này chúng ta chỉ giới hạn thuật ngữ hiệu quả ở
giác độ kinh tế - xã hội. Xét trên phương diện này, có thể phân biệt giữa hiệu quả kinh tế, hiệu
quả xã hội và hiệu quả kinh tế xã hội.
Hiệu quả xã hội phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực nhằm đạt được các mục tiêu
xã hội nhất định. Các mục tiêu xã hội thường thấy là : giải quyết công ăn việc làm trong phạm
Quản Trị Doanh Nghiệp Võ Thị My
3
Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần May Nhà Bè
vi toàn xã hội hoặc từng khu vực kinh tế ; giảm số người thất nghiệp; nâng cao trình độ và đời
sống văn hóa, tinh thần cho người lao động, đảm bảo mức sống tối thiểu cho người lao động,
nâng cao mức sống cho các tầng lớp nhân dân trên cơ sở giải quyết tốt các quan hệ trong phân
phối, đảm bảo và nâng cao sức khỏe; đảm bảo vệ sinh môi trường; Nếu xem xét hiệu quả xã
hội, người ta xem xét mức tương quan giữa các kết quả (mục tiêu) đạt được về mặt xã hội (cải
thiện điều kiện lao động, nâng cao đời sống văn hóa và tinh thần, giải quyết công ăn việc
làm ) và chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó. Thông thường các mục tiêu kinh tế- xã hội phải
được chú ý giải quyết trên giác độ vĩ mô nên hiệu quả xã hội cũng thường được quan tâm
nghiên cứu ở phạm vi quản lý vĩ mô.
Hiệu quả kinh tế như đã được khái niệm ở phần trên; với bản chất của nó, hiệu quả
kinh tế là phạm trù phải được quan tâm nghiên cứu ở các hai giác độ vĩ mô và vi mô. Cũng vì
vậy, nếu xét ở phạm vi nghiên cứu, chúng ta có hiệu quả kinh tế của toàn bộ nền kinh tế quốc
dân, hiệu quả kinh tế ngành, hiệu quả kinh tế vùng lãnh thổ và hiệu quả kinh tế hoạt động sản
xuất kinh doanh. Muốn đạt được hiệu quả kinh tế quốc dân, hiệu quả kinh tế ngành cũng như
hiệu quả kinh tế vùng lãnh thổ cao, vai trò điều tiết vĩ mô là cực kỳ quan trọng. Trong phạm vi
nghiên cứu ở chương này, chúng ta chỉ quan tâm tới hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất
kinh doanh .
1.4 Kinh doanh có hiệu quả- Điều kiện sống còn của doanh nghiệp

1.4.1 Hiệu quả kinh doanh là công cụ quản trị kinh doanh
Để tiến hành bất kỳ một hoạt động sản xuất kinh doanh nào cũng đều phải tập hợp các
phương tiện vật chất cũng như con người và thực hiện sự kết hợp giữa lao động với các yếu tố
vật chất để tạo ra kết quả phù hợp với ý đồ của doanh nghiệp và từ đó có thể tạo ra lợi
nhuận.Như vậy, mục tiêu bao trùm lâu dài của kinh doanh là tạo ra lợi nhuận, tối đa hóa lợi
nhuận trên cơ sở những nguồn lực sản xuất sẵn có. Để đạt được mục tiêu này,quản trị
doanh nghiệp phải sử dụng nhiều phương pháp khác nhau.Hiệu quả kinh doanh là một trong
các công cụ để các nhà quản trị thực hiện chức năng quản trị của mình. Việc xem xét và tính
toán hiệu quả kinh doanh không những chỉ cho biết việc sản xuất đạt được ở trình độ nào mà
còn cho phép các nhà quản trị phân tích, tìm ra các nhân tố để đưa ra các biện pháp thích
hợp trên cả hai phương diện tăng kết quả và giảm chi phí kinh doanh, nhằm nâng cao
Quản Trị Doanh Nghiệp Võ Thị My
4
Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần May Nhà Bè
hiệu quả. Bản chất của phạm trù hiệu quả đã chỉ rõ trình độ sử dụng các nguồn lực sản
xuất: trình độ sử dụng các nguồn lực sản xuất càng cao, doanh nghiệp càng có khả năng
tạo ra kết quả cao trong cùng một nguồn lực đầu vào hoặc tốc độ tăng kết quả lớn hơn so
với tốc độ tăng việc sử dụng các nguồn lực đầu vào.Đây là điều kiện tiên quyết để
doanh nghiệp đạt mục tiêu lợi nhuận tối đa. Do đó xét trên phương diện lý luận và
thực tiễn, phạm trù hiệu quả sản xuất kinh doanh đóng vai trò rất quan trọng việc đánh
giá, so sánh, phân tích kinh tế nhằm tìm ra một giải pháp tối ưu nhất, đưa ra phương
pháp đúng đắn nhất để đạt mục tiêu lợi nhuận tối đa. Với tư cách một công cụ đánh giá
và phân tích kinh tế, phạm trù hiệu quả không chỉ được sử dụng ở giác độ tổng hợp, đánh
giá chung trình độ sử dụng tổng hợp các nguồn lực đầu vào trong phạm vi hoạt động của
toàn doanh nghiệp, mà còn được sử dụng để đánh giá trình độ sử dụng từng yếu tố đầu
vào ở phạm vi toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cũng như ở từng
bộ phận cấu thành của doanh nghiệp. Và như đã lưu ý, do phạm trù hiệu quả có tầm
quan trọng đặc biệt nên trong nhiều trường hợp người ta coi nó không phải chỉ như
phương tiện để đạt kết quả cao mà còn như chính mục tiêu cần đạt.a
1.4.2 Sự cần thiết nâng cao hiệu quả kinh doanh

Sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào, sản xuất cho ai sẽ không thành vấn đề bàn cãi nếu
nguồn tài nguyên không hạn chế.Người ta có thể sản xuất vô tận hàng hóa, sử dụng thiết bị máy
móc, nguyên vật liệu, lao động một cách không khôn ngoan cũng chẳng sao nếu nguồn tài
nguyên là vô tận.Nhưng thực tế, mọi nguồn tài nguyên trên trái đất như đất đai, khoáng sản,
hải sản, lâm sản, là một phạm trù hữu hạn và ngày càng khan hiếm và cạn kiệt do con người
khai thác và sử dụng chúng. Trong khi đó một mặt, dân cử ở từng vùng, từng quốc gia và toàn
thế giới ngày càng tăng và tốc độ tăng dân số cao làm cho sự tăng dân số rất lớn và mặt khác,
nhu cầu tiêu dùng vật phẩm của con người lại là phạm trù không có giới hạn: không có giới hạn
ở sự phát triển các loại cầu và ở từng loại cầu thì cũng không có giới hạn – càng nhiều, càng
phong phú, càng có chất lượng cao càng tốt Do vậy, của cải đã khan hiếm lại càng khan hiếm
và ngày càng khan hiếm theo cả nghĩa tuyệt đối và tương đối của nó.Khan hiếm đòi hỏi và bắt
buộc con người phải nghĩ đến việc lựa chọn kinh tế, khan hiếm tăng lên dẫn đến vấn đề lựa
chọn kinh tế tối ưu ngày càng phải đặt ra nghiêm túc, gay gắt. Thực ra, khan hiếm mới chỉ là
Quản Trị Doanh Nghiệp Võ Thị My
5
Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần May Nhà Bè
điều kiện cần của sự lựa chọn kinh tế, nó buộc con người “phải” lựa chọn kinh tế vì lúc đó dân
cư còn ít mà của cải trên trái đất lại rất phong phú, chưa bị cạn kiệt vì khai thác, sử dụng. Khi
đó, loài người chỉ chú ý phát triển kinh tế theo chiều rộng: tăng trưởng kết quả sản xuất trên cơ
sở gia tăng các yếu tố sản xuất: tư liệu sản xuất, đất đai,
Điều kiện đủ cho sự lựa cho kinh tế là cùng với sự phát triển của kỹ thuật sản xuất thì
càng ngày người ta càng tìm ra nhiều phương pháp khác nhau để chế tạo sản phẩm.Kỹ thuật sản
xuất phát triển cho phép với cùng những nguồn lực đầu vào nhất định người ta có thể tạo ra rất
nhiều loại sản phẩm khác nhau. Điều này cho phép các doanh nghiệp có khả năng lựa chọn
kinh tế: lựa chọn sản xuất kinh doanh sản phẩm (cơ cấu sản phẩm) tối ưu. Sự lựa chọn đúng
đắn sẽ mạng lại cho doanh nghiệp hiệu quả kinh doanh cao nhất,thu được nhiều lợi ích nhất.
Giai đoạn phát triển kinh tế theo chiều rộng kết thúc và nhường chỗ cho sự phát triển kinh tế
theo chiều sâu: sự tăng trưởng kết quả kinh tế của sản xuất chủ yếu nhờ vào việc cải tiến các
yếu tố sản xuất về mặt chất lượng, ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật mới, công nghệ
mới,hoàn thiện công tác quản trị và cơ cấu kinh tế , nâng cao chất lượng các hoạt động

kinh tế.Nói một cách khái quát là nhờ vào sự nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Như vậy, nâng cao hiệu quả kinh doanh tức là đã nâng cao khả năng sử dụng các
nguồn lực có hạn trong sản xuất, đạt được sự lựa chọn tối ưu. Trong điều kiện khan hiếm các
nguồn lực sản xuất thì nâng cao hiệu quả kinh doanh là điều kiện không thể không đặt ra đối
với bất kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh nào.
Tuy nhiên sự lựa chọn kinh tế của các doanh nghiệp trong các cơ chế kinh tế khác nhau
là không giống nhau. Trong cơ chế kế hoạch hóa tập trung, việc lựa chọn kinh tế thường không
đặt ra cho cấp doanh nghiệp. Mọi quyết định kinh tế: sản xuất cái gì? sản xuất như thế nào? và
sản xuất cho ai? đều được giải quyết từ một trung tâm duy nhất. Doanh nghiệp tiến hành các
hoạt động sản xuất kinh doanh của mình theo sự chỉ đạo từ trung tâm đó và vì thế mục tiêu cao
nhất của doanh nghiệp là hoàn thành kế hoạch nhà nước giao. Do những hạn chế nhất định của
cơ chế kế hoạch hóa tập trung mà không phải chỉ là vấn đề các doanh nghiệp ít quan tâm tới
hiệu quả hoạt động kinh tế của mình mà trong nhiều trường hợp các doanh nghiệp hoàn thành
kế hoạch bằng mọi giá.
Quản Trị Doanh Nghiệp Võ Thị My
6
Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần May Nhà Bè
Hoạt động kinh doanh trong cơ chế kinh tế thị trường, môi trường cạnh tranh gay
gắt, nâng cao hiệu quả kinh doanh của hoạt động sản xuất là điều kiện tồn tại và phát
triển của các doanh nghiệp.
Trong cơ chế kinh tế thị trường, việc giải quyết ba vấn đề kinh tế cơ bản: sản xuất
cái gì, sản xuất như thế nào, sản xuất cho ai dựa trên quan hệ cung cầu, giá cả
thị trường, cạnh tranh và hợp tác. Các doanh nghiệp phải tự ra các quyết định
kinh doanh của mình, tự hạch toán lỗ lãi, lãi nhiều hưởng nhiều, lãi ít hưởng ít, không có
lại sẽ đi đến phá sản. Lúc này, mục tiêu lợi nhuận trở thành một trong những mục tiêu
quan trọng nhất, mang tính chất sống còn của sản xuất kinh doanh.
Mặt khác, trong nền kinh tế thị trường thì các doanh nghiệp phải cạnh tranh để
tồn tại và phát triển. Môi trường cạnh tranh này ngày càng gay gắt, trong cuộc cạnh
tranh đó có nhiều doanh nghiệp trụ vững, phát triển sản xuất, nhưng không ít doanh
nghiệp đã thua lỗ, giải thể, phá sản. Để có thể trụ lại trong cơ chế thị trường, các doanh

nghiệp luôn phải nâng cao chất lượng hàng hóa, giảm chi phí sản xuất, nâng cao uy tín
nhằm tới mục tiêu tối đa lợi nhuận. Các doanh nghiệp phải có được lợi nhuận và đạt
được lợi nhuận càng cao càng tốt. Do vậy, đạt hiệu quả kinh doanh và nâng cao hiệu quả
kinh doanh luôn là vấn đề được quan tâm của doanh nghiệp và trở thành điều kiện sống
còn để doanh nghiệp có thể tồn và phát triển trong nền kinh tế thị trường.
1.5 Chỉ phản ánh hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp
1.5.1 Mức chuẩn và hiệu quả kinh tế của hoạt động SXKD
Đã từ lâu, khi bàn tới hiệu quá kinh doanh, nhiều nhà khoa học kinh tế đã đề cập đến mức
chuẩn hiệu quả (hay còn gọi lại tiêu chuẩn hiệu quả). Từ công thức định nghĩa về hiệu quả
kinh tế; chúng ta thấy khi thiết lập mối quan hệ tỉ lệ giữa “đầu ra” và “đầu vào” sẽ có thể cho
một dãy các giá trị khác nhau. Vấn đề được đặt ra là trong các giá trị đạt được thì các giá
trị nào phản ánh tính có hiệu quả (nằm trong miền có hiệu quả), các giá trị nào sẽ phản ánh
tính hiệu quả cao cũng như những giá trị nào nằm trong miền không đạt hiệu quả (phi hiệu
quả). Chúng ta có thể hiểu mức chuẩn hiệu quả là giới hạn, là thước đo, là căn cứ, là một
cái “mốc” xác định ranh giới có hiệu quả hay không có hiệu quả về một chỉ tiêu hiệu quả
đang xem xét.
Quản Trị Doanh Nghiệp Võ Thị My
7
Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần May Nhà Bè
Xét trên phương diện lý thuyết, mặc dù các tác giả đều thừa nhận về bản chất khái
niệm hiệu quả kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các yếu tố sản xuất, song công thức
khái niệm hiệu quả kinh tế cũng chưa phải là công thức mà các nhà kinh tế thống nhất
thừa nhận. Vì vậy, cũng không có tiêu chuẩn chung cho mọi công thức hiệu quả kinh tế,
mà tiêu chuẩn hiệu quả kinh tế còn phụ thuộc vào mỗi công thức xác định hiệu quả cụ
thể. Ở các doanh nghiệp, tiêu chuẩn hiệu quả phụ thuộc vào từng chỉ tiêu hiệu quả kinh
tế cụ thể. Chẳng hạn, với các chỉ tiêu hiệu quả liên quan đến các quyết định lựa chọn
kinh tế sử dụng phương pháp cận biên người ta hay so sánh các chỉ tiêu như doanh thu
biên và chi phí biên với nhau và tiêu chuẩn hiệu quả là doanh thu biên bằng với chi phí
biên (tổng hợp cũng như cho từng yếu tố sản xuất). Trong phân tích kinh tế với việc sử
dụng các chỉ tiêu tính toán trung bình có khi lấy mức trung bình của ngành hoặc của kỳ

trước làm mức hiệu quả so sánh và kết luận tính hiệu quả của doanh nghiệp.
1.5.2 Một số chỉ tiêu cơ bản phản ánh hiêụ quả kinh tế của hoạt động sản xuất kinh doanh
1.5.2.1 Các chi tiêu hiệu quả kinh tế tổng hợp
1.5.2.2 Tỷ suất lợi nhuận
Là những chỉ tiêu tương đối phản anh mối quan hệ giữa lợi nhuận và doanh thu,phản anh
một phần hiệu quả kinh tế của hoạt động kinh doanh trong doanh nghiệp.
-Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (RE/TR)
TE:Total Ernings(có thể dùng lợi nhuận trước thuế,lợi nhuận sau thuế hoặc EBIT theo
tùy mục đích phân tích).
TRN:Net Total Revenue
Chỉ tiêu này phản ánh một đòng doanh thu thuận trong kỳ có bao nhiêu phần trăm lợi
nhuận.Chỉ tiêu này càng tăng càng tôt.
-Tỷ suất lợi nhuận của doanh thu bán hàng
Quản Trị Doanh Nghiệp Võ Thị My
8
Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần May Nhà Bè
Chỉ tiêu này phản ánh trong một đồng doanh thu bán hành và cung cấp dịch vụ có bao
nhiêu phần trăm lợi nhuận
Đối với cái ngây hành thương mại, các tổ chức tín dụng thì doanh thu bán hàng được tính
bằng tổng các khoảng cho vay, đầu tư để dánh giá một đồng cho vay và đầu tư đem lại bao
nhiêu đồng lợi nhuận.
1.5.2.3 Hiệu quả sử dụng vốn
-Sức sản xuất :
Chỉ tiêu sức sản sản xuất cho biết trong kỳ bình quân 1 đồng vốn tạo ra đươc bao nhiêu đồng
doanh thu.
-Sức sinh lợi:
Sức sinh lợi cho biết,trong kỳ bình quân 1 đồng vốn tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận
1.5.2.4. Hiệu quả sử dụng chi phí:
CPTL:chi phí tiền lương
Quản Trị Doanh Nghiệp Võ Thị My

9
Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần May Nhà Bè
1.5.2.5 Hiệu quả sự dụng lao động
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CỦA CÔNG TY
2.1.Giới thiệu khái quát chung công ty
2.1.1.Những thông tin chung về công ty
NBC – Tổng Công Ty Cổ Phần May Nhà Bè là một trong những doanh nghiệp hàng đầu
trong ngành dệt may Việt Nam. Được thành lập từ năm 1973 với hai xí nghiệp ban đầu đến nay
đã có 33 đơn vị và xí nghiệp thành viên bao gồm 14 xí nghiệp trực thuộc, 11 đơn vị hạch toán
độc lập, 8 công ty kinh doanh thương mại và dịch vụ khác với gần 17.000 cán bộ công nhân
viên, 13.000 máy móc thiết bị chuyên dùng, hiện đại.
2.1.1.1 Các thành tích đạt được
Danh hiệu Đơn Vị Anh Hùng Lao Động thời kỳ đổi mới năm 2004, Huân chương Độc
Lập Hạng 3 năm 2006, 9 năm liên tục nhận cờ thi đua của Thủ Tướng Chính Phủ, Doanh
Nghiệp Xuất Sắc Toàn Diện Châu Á – Thái Bình Dương năm 2008, một trong 30 doanh nghiệp
đạt danh hiệu “Thương Hiệu Quốc Gia” và nhiều danh hiệu thi đua cao quý khác.
Ngoài trụ sở chính đặt tại Tp. Hồ Chí Minh, NBC có rất nhiều công ty con, xí nghiệp thành
viên, tổng đại lý, chi nhánh… nằm trên khắp đất nước, trải dài từ Bắc vào Nam, từ cao nguyên
cho đến đồng bằng…
2.1.1.2. Sứ mệnh
Quản Trị Doanh Nghiệp Võ Thị My
10
Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần May Nhà Bè
NBC cung cấp cho khách hàng và người tiêu dùng những sản phẩm thời trang đáng tin
cậy cùng những dịch vụ chuyên nghiệp, tạo nên sự tự tin khi đồng hành cùng thương hiệu
NBC.
2.1.1.3. Tầm nhìn
NBC mang những xu thế thời trang mới nhất đến với người Việt Nam và thế giới trong
vai trò nhà cung cấp sản phẩm thời trang công nghiệp hàng đầu.
2.1.1.4 Giá trị cốt lõi

NBC luôn hành động dựa trên những giá trị sau:
1. Lợi nhuận: Tối đa hóa lợi nhuận trên cơ sở sử dụng hợp lý các nguồn lực một cách hiệu
quả và trách nhiệm.
2. Sáng tạo và chất lượng: Những yếu tố trung tâm của sáng tạo là kỹ năng tạo ra mẫu mã
phù hợp, lựa chọn chất liệu, cải tiến thiết bị và quy trình. Luôn xây dựng nhằm đạt được
những tiêu chuẩn chất lượng phù hợp với thị trường và người tiêu dùng.
3. Linh động và hiệu quả: Hệ thống quản trị và sản xuất mang tính linh động cao nhằm
đáp ứng nhu cầu thời trang.
4. Khách hàng là trọng tâm: Khách hàng luôn là trọng tâm trong việc hoạch định chính
sách và chiến lược.
5. Trách nhiệm xã hội: Với trách nhiệm của một doanh nghiệp chủ lực, NBC hoạt động
không chỉ vì mục đích kinh doanh mà bên cạnh đó chúng tôi cam kết đóng góp một cách
tích cực vào việc nâng cao chất lượng cuộc sống và góp phần phát triển xã hội.
2.1.1.1.5.Hoạt động sản xuất
Với mặt bằng rộng rãi, cơ sở vật chất kỹ thuật, công nghệ hiện đại cùng đội ngũ cán bộ
chuyên nghiệp và công nhân lành nghề, NBC đã và đang cung cấp cho khách hàng trong và
ngoài nước các sản phẩm hàng may mặc chất lượng cao, năng suất liên tục tăng qua các năm.
Hầu hết các đơn vị thành viên của NBC đều đạt tiêu chuẩn quốc tế về quản trị và quản
trị chất lượng như ISO-9001: 2000, …
2.1.1.1.6. Năng lực sản xuất và các mặt hàng chủ lực:
Quản Trị Doanh Nghiệp Võ Thị My
11
Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần May Nhà Bè
Năng lực sản xuất hiện tại: 4,2 triệu USD CM/ tháng bao gồm các loại sản phẩm như
sau: Mỹ 40%, EU 35%, Nhật 20%, Các nước khác 5%
• 200.000 bộ Veston cao cấp nam.
• 300.000 bộ Veston cao cấp nữ.
• 500.000 sản phẩm sơ-mi nam nữ.
• 600.000 quần nam nữ.
• 700.000 sản phẩm thời trang các loại.

2.1.1.1.7. Các dòng sản phẩm
MATTANA: sản phẩm thời trang công sở nam nữ. NBC mong muốn rằng người lao
động Việt Nam luôn trẻ, khỏe, đẹp, thành công và luôn là tiềm năng phát triển của đất nước.DE
CELSO: sản phẩm được chuyển giao thiết kế và công nghệ từ Châu Âu. Đây là thương hiệu
không có sự bảo trợ của NBC và được phát triển theo nhu cầu về thời trang cao cấp của người
tiêu dùng.
NOVELTY: nhãn hiệu truyền thống của NBC cung cấp những sản phẩm thời trang công sở
nam nữ với tính cách thương hiệu „Mạnh mẽ - Hiện đại - Thích chinh phục“ cho độ tuổi thanh
niên & trung niên.
2.1.1.1.8. Đầu tư tài chính
Với mục tiêu mở rộng quy mô và nhằm tối đa hóa tài sản cũng như nắm bắt các cơ hội
hấp dẫn trong nhiều lĩnh vực kinh doanh, NBC đã rất chú trọng trong việc đầu tư tài chính.
• Phần lớn đầu tư vào các công ty con, công ty liên kết trong ngành may mặc.
• Đầu tư cổ phiếu, góp vốn vào một số doanh nghiệp có triển vọng trong ngành dệt may
Việt Nam.
• Mua trái phiếu của chính phủ.
• Đầu tư với tư cách là đối tác chiến lược và thành viên sáng lập.
2.1.1.1.9. Phân phối
NBC hiện đang có hơn 200 cửa hàng, đại lý phủ khắp các tỉnh thành trong nước, mạng
lưới phân phối chuyên nghiệp cho các chợ bán sỉ, siêu thị, trung tâm thương mại cao cấp. Ngoài
ra, NBC còn có công ty chuyên may đo đồng phục tận tình, chu đáo.
2.1.1.1.10. Dịch vụ
Quản Trị Doanh Nghiệp Võ Thị My
12
Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần May Nhà Bè
NBC có hoạt động dịch vụ rất đa dạng và phong phú đáp ứng nhu cầu cá nhân và doanh
nghiệp. Các dịch vụ chính gồm có:
• Công ty cung cấp, may đo đồng phục
• Kinh doanh hàng thời trang.
• Kinh doanh bất động sản.

• Dịch vụ kho bãi, văn phòng, nhà ở.
• Xây lắp công nghiệp, nhà xưởng sản xuất.
• Kinh doanh vận tải.
• Du lịch nội địa và quốc tế.
• Mua bán, sửa chữa máy móc thiết bị may.
2.1.1.1.11.Đầu tư phát triển
NBC đã và đang thực hiện nhiều dự án đầu tư phát triển, tiêu biểu như:
• Dự án xây dựng Resort tại Hàm Thuận Nam, Bình Thuận.
• Dự án khu du lịch sinh thái Cam Bình, Bình Thuận.
• Dự án xây dựng Cụm Công Nghiệp Sạch – Dịch Vụ Lộc Phát, Thị Xã Bảo Lộc.
• Dự án xây dựng Xí Nghiệp May Phú Thịnh – Nhà Bè tại Thị Xã Bảo Lộc.
• Dự án xây dựng khu nhà ở và đào tạo chuyên viên tại Thị Xã Bảo Lộc.
• Dự án xây dựng nhà máy may tại Cà Mau.
• Dự án mở rộng sản xuất công ty CP May An nhơn, Bình Định.
• Dự án mở rộng sản xuất công ty CP May Tam Quan, Bình Định.
• Dự án mở rộng sản xuất công ty CP May Bình Thuận.
Trong năm 2010, NBC sẽ thành lập thêm nhiều công ty con cùng với việc đầu tư mở
rộng thêm hơn 200 cửa hàng phân phối sản phẩm trên khắp mọi miền đất nước.
2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của công ty
Sau hơn 30 năm xây dựng và phát triển, từ 2 xí nghiệp ban đầu, đến nay Công ty cổ
phần May Nhà Bè đã có 27 đơn vị, xí nghiệp thành viên, trên 12000 cán bộ, công nhân viên, và
các loại thiết bị, máy móc chuyên dùng hiện đại. Hoạt động tại nhiều địa phương trong cả nước
như TP. HCM, Tiền Giang, An giang, Bình dương, Bình Thuận, Đa lạt, Kontum, Gia lai, Nam
Định
Quản Trị Doanh Nghiệp Võ Thị My
13
Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần May Nhà Bè
Năm 1975 Khởi đầu của NHABECO là hai xí nghiệp may Ledgine và Jean Symi thuộc
khu chế xuất Sài Gòn vốn đã hoạt động từ trước năm 1975. Sau ngày thống nhất, Bộ Công
nghiệp tiếp nhận và đổi tên Khu chế xuất thành Xí nghiệp may khu chế xuất. Đến tháng 6/1980,

Xí nghiệp đổi tên thành Xí nghiệp may xuất khẩu Nhà Bè.
Tháng 3-1992 Thập niên 90, cùng với sự nghiệp đổi mới đất nước, ngành dệt may lớn
mạnh không ngừng, sớm trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn, chủ lực. Trong tiến trình phát
triển chung đó, Công ty May Nhà Bè chính thức được thành lập theo quyết định của Bộ Công
nghiệp.
Năm 2004 Tiếp tục thực hiện chủ trương đổi mới của Đảng, Bộ Công nghiệp đã có
quyết định số 74/2004/QĐ/BCN ngày 6/8/2004 và quyết định số 88/2004/QĐ/BCN ngày
8/9/2004 về việc chuyển Công ty may Nhà Bè thành Công ty cổ phần May Nhà Bè. Năm 2004,
với thành tích đặc biệt xuất sắc trong sản xuất kinh doanh và xây dựng đơn vị, Công ty được
vinh dự đón nhận danh hiệu Đơn vị Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới do Đảng và Nhà nước
trao tặng.
Năm 2005 Đến nay, sau hơn 30 năm xây dựng và phát triển, Công ty Cổ phần May Nhà
Bè đã trưởng thành về mọi mặt, tiếp tục khẳng định là một trong những doanh nghiệp hàng đầu
của ngành dệt may Việt Nam. Công ty có mặt bằng rộng rãi, nhà xưởng khang trang, thoáng
mát, máy móc thiết bị chuyên dùng hiện đại. Đặc biệt đội ngũ cán bộ, công nhân Công ty có
trình độ tay nghề, năng lực và kinh nghiệm quản lý. Các sản phẩm cao cấp như veston, sơ-mi,
jacket và các sản phẩm thời trang khác tiếp tục nhận được sự tín nhiệm của khách hàng, người
tiêu dùng trong và ngoài nước.
Hãy đến với NHABECO - một đối tác hàng đầu tại Việt Nam, một nhà cung cấp thời
trang cao cấp uy tín và chất lượng.
CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH CÁC CHỈ TIÊU HIỆU QUẢ KINH
TẾ TỔNG HỢP QUA BA NĂM 2005-2007
3.1 Phân tích kết quả hoạt động của công ty trong 3 năm 2005 – 2007
Bảng 1: Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh qua 3 năm 2005-2007
Quản Trị Doanh Nghiệp Võ Thị My
14
Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần May Nhà Bè
Đơn vị tính: ngàn đồng
Chỉ tiêu Mã số Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007
(1) (2) (3) (4) (5)

1. Doanh thu bán hàng và
cung cấp dịch vụ
01 288.744.451 332.645.708 429.104.073
2. Các khoản giảm trừ 02 6.311.761 162.462 1.815.785
3. Doanh thu thuần về bán
Hàng và cung cấp dịch vụ
10 282.432.690 332.483.246 427.288.288
4. Giá vốn hàng bán 11 247.786.818 273.770.409 359.295.423
5. Lợi nhuận gộp về bán
Hàng và cung cấp dịch vụ
20 34.645.872 58.712.837 67.992.865
6. Doanh thu từ hoạt động
tài chính
21 1.295.849 1.739.392 17.070.738
7. Chi phí tài chính 22 3.774.438 4.131.412 6.751.372
- Trong đó: chi phí lãi vay 23 3.444.343 3.776.797 3.915.521
8. Chi phí bán hàng 24 21.822.908 28.179.640 32.407.552
9. Chi phí quản lý doanh
nghiệp
25 2.826.777 4.226.380 3.247.375
10. Lợi nhuận thuần từ
hoạt động kinh doanh
30 7.517.598 23.914.797 42.657.304
11. Thu nhập khác 31 1.030.255 1.080.848 2.049.758
12. Chi phí khác 32 737.050 258.338 1.254.412
13. Lợi nhuận khác (31-
32)
40 293.205 822.510 795.346
14. Tổng lợi nhuận kế toán
trước thuế (30+40)

50 7.810.802 24.737.307 43.452.650
15. Chi phí thuế thu nhập
doanh nghiệp
51 - - 4.293.408
16. Lợi nhuận sau thuế 60 7.810.802 24.737.307 39.159.242
Quản Trị Doanh Nghiệp Võ Thị My
15
Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần May Nhà Bè
TNDN (50-51)
17. Lãi cơ bản trên cổ
phiếu
70 2.341 8.623 8.018

Bảng 2: Bảng cân đối kế toán đvt:nghìn đồng
TÀI SẢN Mã số Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007
A. TÁI SẢN NGẮN HẠN 100 63.959.758 88.528.532 172.144.186
I. Tiền và khoản tương
Đương tiền
110 5.698.540 5.400.446 16.184.521
1. Tiền 111 5.698.540 5.400.446 16.184.521
II. Các khoản đầu tư tài chính
ngắn hạn
120 - 24.000.000 23.433.000
1. Đầu tư ngắn hạn 121 - 24.000.000 25.325.119
2. Dự phòng giảm giá chứng
khoán đầu tư ngắn hạn
- - (1.892.119)
III. Các khoản phải thu
ngắn hạn
130 34.954.255 34.515.055 96.841.535

1. Phải thu của khách hàng 131 18.889.773 25.400.902 57.533.065
2. Trả trước cho người bán 132 5.054.259 3.501.368 38.023.504
5. Các khoản phải thu khác 138 11.010.223 5.612.785 1.284.966
IV. Hàng tồn kho 140 21.565.116 21.266.792 32.256.754
1. Hàng tồn kho 141 21.565.116 21.266.792 32.256.754
V. Tài sản ngắn hạn khác 150 1.741.847 3.346.239 3.428.376
1. Chi phí trả trước ngắn hạn 151 - 88.903 128.250
Quản Trị Doanh Nghiệp Võ Thị My
16
Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần May Nhà Bè
2. Thuế GTGT được khấu trừ 152 1.490.405 3.068.412 3.008.462
3. Thuế và các khoản khác
phải thu Nhà nước
154 - 12.600 -
4. Tài sản ngắn hạn khác 158 251.442 176.324 291.664
B. TÀI SẢN DÀI HẠN 200 29.160.523 30.695.761 241.816.873
I. Các khoản phải thu dài hạn 210 - - -
II. Tài sản cố định 220 24.772.762 28.244.904 43.041.910
1. Tài sản cố định hữu hình 221 20.359.601 26.791.189 21.921.216
- Nguyên giá 222 35.480.466 44.520.116 42.656.334
- Giá trị hao mòn lũy kế 223 (15.120.865) (17.728.926) (20.735.118)
2. Tài sản cố định thuê tài
chính
224 - - -
3. Tài sản cố định vô hình 227 50.446 23.475 7.312.860
- Nguyên giá 228 134.851 134.851 7.447.711
- Giá trị hao mòn lũy kế 229 (84.406) (111.376) (134.851)
4. Chi phí xây dựng cơ bản 230 4.362.715 1.430.240 13.807.834
III. Các khoản đầu tư tài
chính dài hạn

250 512.500 532.500 196.889.951
2. Đầu tư vào công ty liên kết.
liên doanh
252 - - 4.003.459
3. Đầu tư dài hạn khác 258 512.500 532.500 192.886.492
IV. Tài sản dài hạn khác 260 3.875.261 1.918.357 1.885.012
1. Chi phí trả trước dài hạn 261 3.875.261 1.918.357 1.885.012
TỔNG CỘNG TÀI SẢN 270 93.120.281 119.224.293 413.961.059
NGUỒN VỐN
Quản Trị Doanh Nghiệp Võ Thị My
17
Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần May Nhà Bè
A. NỢ PHẢI TRẢ 300 64.941.974 45.465.133 127.892.516
I. Nợ ngắn hạn 310 59.739.715 44.533.163 127.842.269
1. Vay và nợ ngắn hạn 311 43.837.375 25.004.988 76.781.105
2. Phải trả cho người bán 312 2.913.416 3.470.770 22.070.340
3. Người mua trả tiền trước 313 692.822 1.223.042 652.121
4. Thuế và các khoản phải
nộp cho Nhà nước
314 344.527 785.498 3.142.362
5. Phải trả người lao động 315 4.544.060 3.193.995 3.116.190
6. Chi phí phải trả 316 - - 22.080.093
9. Các khoản phải trả. phải
nộp khác
319 7.407.515 10.854.870 -
II. Nợ dài hạn 330 5.202.258 931.970 50.247
4. Vay và nợ dài hạn 334 5.202.258 916.275 -
6. Dự phòng trợ cấp mất việc
làm
336 - 15.695 50.247

B. VỐN CHỦ SỞ HỮU 400 28.178.307 71.865.826 286.068.543
I. Vốn chủ sở hữu 410 28.013.796 67.953.420 279.460.681
1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu 411 25.000.000 33.000.000 62.999.990
2. Thặng dư vốn cổ phần 412 153.214 20.879.964 194.685.364
7. Quỹ đầu tư phát triển 417 2.649.328 4.660.826 9.143.446
8. Quỹ dự phòng tài chính 418 211.255 612.174 1.339.614
10. Lợi nhuận chưa phân phối 420 - 8.800.456 11.292.267
II. Nguồn kinh phí và quỹ
khác
430 164.511 3.912.406 6.607.862
1. Quỹ khen thưởng. phúc lợi 431 166.487 3.914.382 6.609.838
Quản Trị Doanh Nghiệp Võ Thị My
18
Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần May Nhà Bè
2. Nguồn kinh phí 432 - - (1.976)
3. Nguồn kinh phí đã hình
thành Tài sản cố định
433 (1.976) (1.976) -
C. LỢI ÍCH CỦA CỔ ĐÔNG
THIỂU SỐ
500 - 1.893.334 -
TỔNG CỘNG NGUỒN
VỐN
430 93.120.281 119.224.293 413.961.059

3.2. Phân tích các chỉ tiêu cơ bản phản ánh hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất kinh
doanh
Bảng 1: tóm tắt các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế tổng hợp Đơn Vị: (%)
Chỉ tiêu 2006 2007
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu 7,44 9,17

Tỷ suất doanh lợi của doanh thu
bán hàng
7,91 7,54
Sức sản xuất của vốn kinh doanh 315,97 160,85
Sức sản xuất của vốn chủ sở hữu 664,67 238,75
Sức sinh lợi của vốn kinh doanh 23,51 14,74
Sức sinh lợi của vốn chủ sở hữu 49,45 21,88
Hiệu suất sử dụng chi phí 903,59 978,66
Hiệu suất sử dụng chi phí tiền
lương
1025,99 1198,4
Sức sinh lợi của chi phí 67,23 89,69
Sức sinh lợi của chi phí tiên lương 76,34 109,83
3.2.1 Tỷ suất lợi nhuận
Qua bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và bảng báo cáo tài chính của công ty
chúng ta thấy năm 2005 tổng doanh thu của công ty từ 282.432.689 ngàn đồng tăng lên
332.483.246 ngàn đồng năm 2006, tức tăng 50.050.557 ngàn đồng, tương đương 17,72%.
Trong năm 2007, doanh thu của công ty cũng có sự tăng trưởng đáng kể so với
cùng kỳ 2006, cụ thể doanh thu tăng 28,51%, đạt 427.288.288 ngàn đồng.
Quản Trị Doanh Nghiệp Võ Thị My
19
Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần May Nhà Bè
Cùng với đó cho ta thấy tỷ suất sinh lợi của năm 2006 là 7,44%, nhưng đến năm 2007 đã
tăng lên 9,17% nhưng tỷ suất lợi nhuận cũng tăng một đồng doanh thu bán hàng và
cung cấp dịch vụ thì lợi nhuận tăng lên 7,91%(2006), và 7,54%(2007), ta thấy rằng tỷ
suất lợi nhuận của doanh thu bán hàng năm 2007 so với năm 2006 giảm 0,37%.
Nhưng nhìn chung tình hình hoạt động kinh doanh của công ty có xu hướng phát
triển tốt, doanh thu và lợi nhuận tăng qua các năm. Công ty đạt được kết quả trên là do
công ty luôn chú trọng đến việc nâng cao chất lượng sản phẩm đáp ứng nhu cầu của
khách hàng. Đồng thời, công ty cũng áp dụng nhiều biện pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu

sang các thị trường như hoạt động marketing quảng bá thương hiệu, giữ vững và nâng
cao uy tín thương hiệu, đáp ứng nguồn hàng có chất lượng cao.
3.2.2 Hiệu quả sử dụng vốn
Từ bảng 1 cho ta biết sức sản xuất của vốn kinh doanh của công ty cổ phần may nha bè
năm 2006 đạt 315,98%, cùng với đó sức sinh lợi của vốn kinh doanh là 23,51%. So với năm
2006 thì năm 2007 sức sản xuất của vốn kinh doanh đạt 160,85% tức là năm 2007 giảm
155,12%, bên cạnh đó sức sinh lợi cũng giảm 8,77%. Sức sản xuất của vốn chủ sở hữu 2007 là
238,75 giảm so với năm 2006 là 425,92,sức sinh lợi của vốn chủ sở hữu của 2006 là 49,45 và
năm 2007 là 21,88.
Tuy tình hình hoạt động kinh doanh của công ty có xu hướng phát triển tốt, doanh thu và
lợi nhuận tăng qua các năm. nhưng từ sự phân tích hiệu quả sử dụng vốn dường như công ty
chưa sử dụng hiệu quả cả nguồn vốn kinh doanh lẫn nguồn vốn chủ sở hữu năm 2007 so với
năm 2006, nên sức sinh lợi cũng giảm. vì thế công ty cần có nhũng biện pháp sử dụng hiệu quả
nguồn vốn này.
3.2.3. Hiệu quả sử dụng chi phí
Chi phí cũng là một trong những yếu tố quan trọng quyết định dến hiệu quả kinh doanh
của công ty, sử dụng tốt chi phí làm cho công ty có thể tăng doanh thu và lợi nhuận.
Hiệu quả sử dụng chi phí của công ty năm 2006 là 903,59% và sức sinh lợi của chi phí
là 67,23% còn đối với năm 2007 hiệu quả sử dụng chi phí 978,66% và sức sinh lợi là 89,69%.
Còn hiệu quả sử dụng chi phí tiền lương năm 2006 1025,99%, sức sinh lợi là 76,34%, còn đối
với năm 2007 la 1198,4%, sức sinh lợi là 109,83.
Quản Trị Doanh Nghiệp Võ Thị My
20
Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần May Nhà Bè
Từ những số liệu vừa phân tích công ty đã sử dụng tốt hiệu quả sử dụng chi phí năm
2007 tăng so với năm 2006, vì vậy sức sinh lợi của nó sinh ra cũng tăng lên. Vì vậy công ty nên
giữ vững những phương án sử dụng này và nên có những biện pháp phù hợp hơn.
CHƯƠNG 4:MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU
QUẢ HOẠTĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY
Qua phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty cổ phần may nhaf bè, nhìn

chung công ty đã đạt được nhiều thành tựu trong hoạt động sản xuất kinh doanh và đang trên đà
phát triển. Bên cạnh đó, công ty cũng còn một số vấn đề còn tồn động làm ảnh hưởng đến kết
quả hoạt động kinh doanh, cần sớm được giải quyết. Để khắc phục những vấn đề còn hạn chế,
cũng như phát huy được những mặt tích cực góp phần tăng lợi nhuận của công ty, sau đây xin
đưa ra một số giải pháp để giải quyết vấn đề.
4.1 Tăng doanh thu:
Qua phân tích ta nhận thấy, doanh thu của công ty trong 3 năm qua có xu hướng tăng ổn
định, vì thế việc duy trì tốc độ tăng doanh thu là một trong những việc làm cần thiết. Muốn thế,
trước hết cần phải chú trọng đến chất lượng của sản phẩm, luôn đảm bảo sản phẩm đúng chất
lượng và ngày càng nâng cao chất lượng trên thị trường để phù hợp với nhu cầu của khách hàng
vì như thế sẽ tạo ra được niềm tin cậy cho khách hàng và tạo mối quan hệ tốt với khách hàng.
Mặt khác đảm bảo và nâng cao chất lượng sản phẩm nó cũng là nền tảng để thu hút khách hàng
mới và sẽ tăng lượng tiêu thụ sản phẩm.
Bên cạnh đó, công ty cần phải chú trọng đến chiến lược marketing, nghĩa là tăng cường
công tác nghiên cứu thị trường, tìm kiếm những thị trường mới đồng thời duy trì thị trường cũ
để phân phối sản phẩm của công ty. Công ty có thể nghiên cứu chế biến thành những sản phẩm
mang đặc tính mới để đáp ứng nhu cầu ngày càng phong phú và đa dạng của khách hàng.
Nhanh chóng tìm các thị trường mới, thị trường thay thế. Tuy thị trường EU la có tiem
năng nhưng dễ dẫn tới rủi ro khi quá phụ thuộc vào một thị trường. Do vậy, cần tăng cường
công tác tiếp thị, xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường hiện có, tìm kiếm và phát triển thị
Quản Trị Doanh Nghiệp Võ Thị My
21
Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần May Nhà Bè
trường mới. Tiếp tục có giải pháp để tăng mạnh trở lại và ổn định xuất khẩu vào Trung Quốc,
Hongkong.
Cần dự báo và chỉ đạo sớm, kịp thời, hiệu quả. Sự biến động của kinh tế thế giới đang
tác động trực tiếp hoạt động trong ngành may mặc.Vì vậy đòi hỏi cần theo sát các diễn biến
trên để lường trước khó khăn, kịp thời đưa ra kiến nghị, giải pháp khả thi.
Để nâng cao tỷ suất lợi nhuận ngoài việc tăng doanh thu thì tiết kiệm chi phí cũng là một trong
những giải pháp để tăng lợi nhuận.

4.2 Tiết kiệm chi phí:
Qua phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty trong 3 năm ta nhận
thấy. Để tiết kiệm được chi phí thì cần phải chú trọng đến giá vốn hàng bán, nhìn chung giá vốn
hàng bán của công ty luôn biến động. Vì thế ta cần phải chú trọng ở những khoản mục của giá
vốn hàng bán và phân bổ sau cho hợp lý, nếu làm được điều này thì tỷ suất giá vốn hàng bán
trên doanh thu sẽ giảm xuống, từ đó làm cho lợi nhuận của công ty tăng lên.
Để đạt được các mục tiêu mà công ty đề ra cần tiến hành các biện pháp
Dành nguồn lực thích đáng cho nghiên cứu cải tiến công nghệ, đa dạng hóa sản phẩm, phát
triển mặt hàng mới.
Xây dựng đội ngũ bán hàng và hệ thống phân phối hiện đại, bảo vệ thị phần tại thị
trường truyền thống, gia tăng thị phần ở các thị trường tiềm năng.
Tăng cường sức mạnh tài chính thông qua thị trường chứng khoán.
Để có thể huy động được đồng vốn của nhà đầu tư thì công ty cần phải tăng cường công tác
truyền bá sản phẩm, và luôn tạo được uy tín với khách hàng của mình, luôn hoạt động đúng qui
định của pháp luật, không ngừng duy trì và ngày càng phát triển chất lượng sản phẩm .
Ngoài việc phát hành thêm cổ phiếu để đáp ứng nhu cầu đầu tư mở rộng sản xuất kinh
doanh, công ty cần thu hút thêm các nhà đầu tư chiến lược có kinh nghiệm trong các lĩnh vực
quản lý, tài chính, marketing…góp phần xây dựng công ty thêm vững mạnh.
4.3 Nguồn nguyên liệu
- Do sự cạnh tranh gay gắt của các doanh nghiệp may nên đã làm cho giá nguồn nguyên liệu
tăng cao và chất lượng nguồn nguyên liệu không ổn định đáp ứng yêu cầu sản xuất của công ty,
để tránh được tình trạng này công ty nên:
Quản Trị Doanh Nghiệp Võ Thị My
22
Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần May Nhà Bè
+ Tổ chức lại sản xuất để phát triển bền vững: đầu tư mở rộng sản xuất, đổi mới công nghệ; áp
dụng và thực hiện truy xuất nguồn gốc sản phẩm; nâng cao năng lực cạnh tranh bằng uy tín và
thương hiệu, chất lượng và giá thành sản phẩm.
Các giải pháp khác như:
- Liên kết, hợp tác với các nhà phân phối lớn ở các thị trường: xây dựng mối quan hệ hợp tác

với các nhà phân phối lớn, các hệ thống siêu thị, các tổ chức dịch vụ thực phẩm tại các thị
trường, dự báo nhu cầu và diễn biến thị trường. Từng bước xây dựng hệ thống phân phối hàn
việt Nam tại nước ngoài.
- Tăng cường đào tạo cho cán bộ quản lý doanh nghiệp, cán bộ nghiên cứu và cán bộ marketing
để chuẩn bị đội ngũ cán bộ kế thừa.
Quản Trị Doanh Nghiệp Võ Thị My
23
Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần May Nhà Bè
Quản Trị Doanh Nghiệp Võ Thị My
24
Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần May Nhà Bè
Quản Trị Doanh Nghiệp Võ Thị My
25

×