Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

5 bệnh tự miễn thường gặp ở trẻ nhỏ potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (164.76 KB, 5 trang )


Trẻ nên được điều trị kịp thời khi mắc bệnh tự miễn.
(Ảnh minh họa).
5 bệnh tự miễn
thường gặp ở trẻ
nhỏ
- Tự miễn là hệ thống miễn dịch của cơ thể “thỏa
hiệp” với hệ thống nội tạng, không làm đúng
chức năng miễn dịch vốn có, tấn công cả những
tế bào khỏe mạnh
Tự miễn là trạng thái bệnh lý do sự kết hợp của
kháng thể gây viêm nhiễm, tổn thương đến chức
năng tế bào, mô hay các cơ quan trong cơ thể. Nghĩa
là hệ thống miễn dịch của cơ thể “thỏa hiệp” với hệ
thống nội tạng, không làm đúng chức năng miễn dịch
vốn có, tấn công cả những tế bào khỏe mạnh bằng
cách sản xuất ra các kháng thể (miễn dịch nhầm).
Thay vì bảo vệ cơ thể, nó lại gây bệnh cho con người.
Tự miễn rất đa dạng với trên 80 dạng khác nhau, xuất
hiện ở mọi lứa tuổi. Ở trẻ nhỏ, thường gặp phải 5 loại
bệnh sau đây.
1. Viêm khớp dạng thấp
Hay gặp ở nhóm từ 6 tháng đến 16 tuổi, bản chất
giống như bệnh viêm khớp dạng thấp ở người lớn.
Bệnh có các dấu hiệu như đau, sưng khớp ở cổ tay,
cổ chân, các khuỷu, nếu nặng có thêm dịch khớp. Ở
trẻ nhỏ có 3 dạng thường gặp là viêm khớp trợ
khuẩn, viêm đa khớp và viêm khớp dạng thấp hệ
thống. Viêm khớp trợ khuẩn xảy ra không quá 4 vị trí
khuỷu khớp, viêm đa khớp xuất hiện ở trên 5 khớp và
dạng viêm khớp dạng thấp theo hệ thống thường xuất


hiện toàn thân, gây viêm nhiễm các khuỷu khớp, các
mô dây chằng và các bộ phận khác. Để điều trị, cần
tăng cường chức năng vận động cho khớp, giảm
viêm cục bộ, điều trị bằng liệu pháp, ngăn ngừa biến
chứng, kích thích tăng trưởng, phát triển bình thường,
giáo dục và nuôi dưỡng trẻ bằng ăn uống, luyện tập.
Nếu sử dụng thuốc cần sự tư vấn kỹ của bác sĩ.

Trẻ có thể bị sốt vì viêm khớp. (Ảnh minh họa).
2. Sốt vì viêm khớp
Là bệnh rất hay gặp ở nhóm tuổi thiếu niên, trong đó
rất nhiều mô liên kết trong cơ thể bị viêm nhiễm.
Bệnh do khuẩn Streptococcus gây ra bởi trẻ không đi
khám thường xuyên. Thông thường sau khi viêm
nhiễm được 4 – 5 tuần, trẻ bắt đầu sốt làm cho khớp
sưng, tấy đỏ, đau nhức nên có tên là sốt thấp khớp.
Giới y học cho rằng, do phản ứng miễn dịch với
khuẩn bị trì hoãn hoặc tạo ra các kháng thể tự miễn
đã làm cho các bộ phận trong cơ thể bị ảnh hưởng
nghiêm trọng. Viêm sốt thấp khớp ảnh hưởng rất lớn
đến tim, gây viêm màng tim, loạn nhịp và bệnh thấp
tim. Do vậy, cần đưa trẻ đi khám và có biện pháp
ngăn ngừa thích hợp.
3. Bệnh Celiac
Đây là dạng bệnh tự miễn có ảnh hưởng rất lớn đến
sức khỏe trẻ em. Bệnh xảy ra khi cơ thể không thể
tiêu hóa được những thức ăn có chứa glutein, phá
hủy niêm mạc ruột khiến việc hấp thụ thức ăn và quá
trình tiêu hóa bị suy giảm, làm cho trẻ chậm lớn, kém
phát triển cả về thể chất lẫn tinh thần. Không ăn được

một số thực phẩm nhất định dẫn đến suy dinh dưỡng,
còi cọc và lâu ngày sẽ bị sụt giảm sức khỏe… Ngoài
ra, bệnh còn xuất hiện các dấu hiệu như nôn ói, phân
lỏng… Theo nghiên cứu, đây là căn bệnh bí ẩn mang
tính di truyền nên cần đưa trẻ đi khám, làm các xét
nghiệm và thực hiện theo đúng phác đồ điều trị của
bác sĩ.

Khi trẻ có biểu hiện bệnh, cha mẹ nên đưa trẻ đi
khám ngay. (Ảnh minh họa).
4. Bệnh Lupus
Xảy ra với cả nhóm trẻ sơ sinh, chuyên môn gọi là
bệnh Lupus ban đỏ hệ thống (SLE). Ban đỏ có hình
như vết sói cắn, xuất hiện đột ngột hoặc từ từ, ảnh
hưởng đến hầu hết các bộ phận trong cơ thể với
những triệu chứng đa dạng như sút cân, mệt mỏi, sốt
nhẹ, rụng tóc, viêm loét miệng, đau các khớp nhỏ,
đau cơ, xuất hiện ban đỏ hình nấm bất thường trên
da (thường gặp ở Lupus ban đỏ hệ thống). Do không
biết rõ nguyên nhân nên bệnh Lupus ban đỏ không
thể điều trị khỏi hoàn toàn nhưng có thể kiểm soát
được nếu phát hiện sớm. Cho trẻ nghỉ ngơi, ăn uống
cân bằng, khoa học, vận động hợp lý để tránh teo cơ
và cứng khớp. Nếu cần, bác sĩ có thể kê đơn dùng
thuốc.
5. Bệnh tuyến giáp
Có hai dạng thường gặp là bệnh Graves và viêm
tuyến giáp Hashimoto. Đây là những căn bệnh tự
miễn cục bộ, trong đó, các kháng thể tự miễn tấn
công các tuyến giáp và ảnh hưởng trực tiếp đến quá

trình bài tiết hormone tuyến giáp – loại hormone có
vai trò vô cùng quan trọng. Bệnh Hashimoto tấn công
tế bào tuyến giáp, gây suy giáp do thiếu hụt hormone
tuyến giáp. Trong khi, bệnh Graves lại làm sưng
tuyến giáp, bài tiết quá nhiều hormone gây bệnh
cương giáp. Khi có dấu hiệu mắc bệnh, nên đưa trẻ
đi khám chuyên khoa nội tiết, làm phép thử máu cần
thiết. Nếu mắc bệnh, sức khỏe sẽ bị suy giảm và đặc
biệt ảnh hưởng đến quá trình trưởng thành của trẻ.
Thế nên, cần kiên trì điều trị theo khuyến cáo của bác
sĩ để hạn chế những biến chứng có thể xảy ra, giúp
cơ thể trẻ phát triển bình thường.

×