Tải bản đầy đủ (.pdf) (28 trang)

Giải quyết tranh chấp kinh tế ở nước ta hiện nay - thực trạng và giải pháp - Bùi Trọng Tuấn – 2 doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (456.55 KB, 28 trang )

Giải quyết tranh chấp kinh tế ở nước ta hiện nay - thực trạng và giải pháp
- 29 -
đồng ý thì được coi là rút đơn kiện, Hội đồng trọng tài tiếp tục giải quyết vụ tranh
chấp nếu bị đơn yêu cầu hoặc có đơn kiện lại. Bị đơn vắng mặt mà không có lý do
chính đáng hoặc bỏ phiên họp mà không được Hội đồng trọng tài đồng ý thì việc
giải quyết tranh chấp được tiến hành căn cứ vào tài liệu và chứng cứ hiện có. Hội
đồng trọng tài có th
ể căn cứ vào hồ sơ để giải quyết vụ tranh chấp mà không cần các
bên có mặt (Điều 40 Pháp lệnh 08/2003 Pháp lệnh UBTVQH 11)
♦ Các bên có thể trực tiếp hoặc uỷ quyền cho người đại diện tham dự phiên họp
giải quyết vụ tranh chấp hoặc có quyền mời nhân chứng, Luật sư bảo vệ quyền và
lợi ích hợp pháp của mình trong việc giải quyết tranh chấp (Đi
ều 39 Pháp lệnh).
♦ Trong trường hợp quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm hại hoặc có nguy
cơ trực tiếp bị xâm hại thì các bên có quyền làm đơn đến Toà án cấp Tỉnh nơi Hội
đồng trọng tài thụ lý vụ tranh chấp yêu cầu áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời
như kê biên tài sản, kê biên niêm phong tài sản ở nơi gửi giữ, phong toả tài khoản
tại ngân hàng, bảo toàn chứng cứ trong tr
ường hợp đang bị tiêu huỷ hoặc có nguy
cơ bị tiêu huỷ.
♦ Việc giải quyết tranh chấp được tiến hành căn cứ vào những điều khoản của hợp
đồng và pháp luật hiện hành, mọi diễn biến của phiên họp giải quyết tranh chấp phải
được Thư ký Trung tâm trọng tài ghi thành biên bản. Biên bản phải được các Trọng
tài viên và Thư lý cùng ký và phải có chữ ký của Chủ tị
ch Hội đồng trọng tài. Khi
quyết định Hội đồng được thiết lập theo nguyên tắc đa số, trừ trường hợp vụ tranh
chấp do Trọng tài viên duy nhất giải quyết, ý kiến của thiểu số được ghi vào biên
bản phiên họp (Điều 42, Pháp lệnh 08/2003 UBTVQH 11)
Quyết định trọng tài phải có các nội dung chủ yếu sau:
+ Ngày tháng, năm ra quyết định trọng tài;
+ Tên Trung tâm trọng tài;


+ Tên, địa chỉ của các Nguyên đơn, Bị đơn;
+ Họ tên các trọng tài viên hoặc trọng tài viên duy nhất;
+ Tóm tắt đơn kiện và các vấn đề tranh chấp;
+ Cơ sở để quyết định trọng tài;
Giải quyết tranh chấp kinh tế ở nước ta hiện nay - thực trạng và giải pháp
- 30 -
+ Quyết định về vụ tranh chấp, quyết định phí trọng tài và các chi phí khác;
+ Thời hạn thi hành quyết định trọng tài;
+ Chữ ký của các trọng tài viên hoặc trọng tài viên duy nhất
Quyết định trọng tài có hiệu lực kể từ ngày công bố.
- Quyết định trọng tài có thể được công bố ngay tại phiên họp cuối cùng hoặc có thể
công bố sau nhưng chậm nhất là 60 ngày, kể từ ngày kết thúc phiên họp. Toàn văn
quyết định trọng tài phải được gửi cho các bên ngay sau ngày công bố.
- Sau khi quyết định trọng tài được công bố, trong thời h
ạn 15 ngày kể từ ngày nhận
được quyết định trọng tài một bên có thể yêu cầu Hội đồng trọng tài sửa chữa
những lỗi về tính toán, lỗi đánh máy hoặc những lỗi khác. Trong thời hạn 30 ngày
kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu, Hội đồng trọng tài tiến hành chỉnh sửa và phải
thông báo cho các bên biết (Điều 46 Pháp lệnh 08/2003 của UBTVQH 11).
- Các bên có quyền yêu cầu huỷ quyết đị
nh trọng tài trong thời hạn 30 ngày kể từ
ngày nhận được quyết định trọng tài, nếu không đồng ý với quyết định trọng tài này
thì có quyền làm đơn gửi toà án cấp Tỉnh nơi Hội đồng trọng tài ra quyết định trọng
tài yêu cầu huỷ quyết định trọng tài, nếu các bên gửi đơn quá hạn vì có sự kiện bất
khả kháng thì thời gian có sự kiện bất khả kháng không tính vào thời hạn yêu c
ầu
huỷ quyết định trọng tài.
Đơn yêu cầu huỷ quyết định trọng tài gồm các nội dung sau:
+ Ngày, tháng, năm viết đơn;
+ Tên và địa chỉ của bên có yêu cầu huỷ quyết định trọng tài;

+ Lý do yêu cầu hủy quyết định trọng tài;
+ Kèm theo đơn yêu cầu phải có các giấy tờ sau:
aBản chính hoặc bản sao quyết định trọng tài đã được chứng thực hợp lệ;
aBản chính hoặc bản sao thoả thuận trọng tài đã được chứng thực hợp lệ;
aGiấy tờ kèm theo yêu cầu bằng tiếng nước ngoài phải được dịch ra tiếng
Việt và bản dịch phải được chứng thực hợ
p lệ;
Giải quyết tranh chấp kinh tế ở nước ta hiện nay - thực trạng và giải pháp
- 31 -
- Toà án phải thông báo ngay cho các bên và yêu cầu nộp lệ phí, toà án có quyền
yêu cầu bên nộp đơn giải thích những điều chưa rõ trong đơn yêu cầu huỷ quyết
định trọng tài;
- Sau khi thụ lý đơn yêu cầu huỷ quyết định trọng tài, toà án phải thông báo cho
Trung tâm trọng tài hoặc Hội đồng trọng tài do các bên thành lập, các bên tranh
chấp và Viện kiểm sát cùng cấp. Trong trường hợp vụ tranh chấp do Trung tâm tổ
chức giải quyết thì trong thời hạn 7 ngày làm việ
c kể từ ngày nhận được thông báo
của toà án, trung tâm trọng tài phải chuyển hồ sơ cho toà án.
- Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày thụ lý, Chánh án Toà án chỉ định một Hội
đồng xét xử gồm 3 Thẩm phán, trong đó có một Thẩm phán làm chủ toạ mở phiên
toà xét đơn yêu cầu huỷ quyết định trọng tài, toà án phải chuyển hồ sơ cho Viện
kiểm sát cùng cấp trong thời hạn 7 ngày làm việc, trước ngày mở phiên toà.
- Phiên toà đượ
c tiến hành với sự có mặt của các bên tranh chấp, Luật sư (nếu có),
Kiểm sát viên cùng cấp, nếu một trong các bên vắng mặt không có lý do chính đáng
thì Hội đồng xét xử vẫn tiến hành xét đơn yêu cầu huỷ quyết định trọng tài;
- Hội đồng xét xử không xét lại nội dung vụ tranh chấp mà chỉ kiểm tra giấy tờ theo
quy định của pháp luật, chứng cứ, đối chiếu với những căn c
ứ để huỷ quyết định
trọng tài. Các căn cứ để huỷ quyết định trọng tài như sau:

+ Không có thoả thuận trọng tài;
+ Thoả thuận trọng tài vô hiệu;
+ Thành phần Hội đồng trọng tài, tố tụng trọng tài không phù hợp với thoả
thuận của các bên;
+ Vụ tranh chấp không thuộc thẩm quyền của Hội đồng trọng tài
+ Các bên chứng minh được có trọng tài viên vi phạm nghĩa vụ trọng tài viên
quy định tại Khoản 2, Điều 13 Pháp lệnh 08/2003 UBTVQH 11;
+ Quyết định trọng tài trái với lợi ích công cộng của nước CHXHCN Việt nam.
Hội đồng xét xử có quyền ra quyết định huỷ hoặc không huỷ quyết định trọng tài
theo quy định của Pháp luật.
- Điều 55 của Pháp lệnh Trọng tài quy định: Trong thời hạn 15 ngày các bên có
quyền kháng cáo quyết định của toà án, Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện kiểm sát
Giải quyết tranh chấp kinh tế ở nước ta hiện nay - thực trạng và giải pháp
- 32 -
nhân dân tối cao có quyền kháng nghị quyết định của toà án. Đơn kháng cáo, quyết
định, kháng nghị phải nêu rõ lý do yêu cầu của kháng cáo, kháng nghị và phải gửi
cho toà án ra quyết định. Thời hạn kháng nghị của Viện kiểm sát cùng cấp là 15
ngày, của Viện kiểm sát nhân dân tối cao là 30 ngày kể từ ngày toà án ra quyết định.
Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định kháng nghị hoặc nhận
đơn kháng cáo và người kháng cáo đã nộp lệ
phí kháng cáo tòa án ra quyết định
phải chuyển hồ sơ lên toà án nhân dân tối cao.
- Xét kháng cáo, kháng nghị: Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ
kháng cáo hoặc quyết định kháng nghị, toà án nhân dân tối cao phải mở phiên toà
xem xét quyết định. Nếu cần phải yêu cầu người kháng cáo, kháng nghị giải thích
những nội dung kháng cáo, kháng nghị thì thời hạn mở phiên toà được kéo dài thêm
nhưng không quá 60 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ kháng cáo, kháng nghị
toà
án phải chuyển hồ sơ cho Viện kiểm sát cùng cấp trong thời hạn 7 ngày làm việc
trước ngày mở phiên toà.

+ Thành phần Hội đồng xét kháng cáo, kháng nghị gồm 3 thẩm phán, trong đó
có một Thẩm phán làm chủ toạ do toà án nhân dân tối cao chỉ định;
+ Phiên toà được tiến hành với sự có mặt của các bên tranh chấp, Luật sư của
các bên (nếu có), Kiểm sát viên Viện kiểm sát cùng cấp;
+ Sau khi xem xét đơn kháng cáo, quyết định kháng nghị, tài liệu kèm theo
chứng cứ (nếu có), nghe ý kiến của các bên được triệu tập, của Kiểm sát viên,
Hội đồng xét xử thảo luận và quyết định theo đa số;
+ Hội đồng xét xử có quyền giữ nguyên, sửa một phần hoặc toàn bộ quyết định
của toà án cấp sơ thẩm, đình chỉ việc xét kháng cáo trong trường hợp Viện
kiểm sát rút quyết định kháng nghị, bên kháng cáo rút kháng cáo hoặc đã
được triệu tập hợp lệ mà vắng mặt không có lý do chính đáng bỏ phiên họp
mà không được Hội đồng xét xử đồng ý. Quyết định của toà án nhân dân tối
cao là quyết
định cuối cùng và có hiệu lực thi hành.
- Thi hành Quyết định trọng tài: Sau thời hạn 30 ngày kể từ ngày hết thời hạn thi
hành quyết định trọng tài, nếu một bên không tự nguyện thi hành cũng không yêu
cầu huỷ quyết định trọng tài, thì bên thi hành quyết định trọng tài có quyền làm đơn
Giải quyết tranh chấp kinh tế ở nước ta hiện nay - thực trạng và giải pháp
- 33 -
yêu cầu cơ quan thi hành án cấp Tỉnh nơi có trụ sở, nơi cư trú hoặc nơi có tài sản
của bên phải thi hành, thi hành quyết định trọng tài.
Trong trường hợp một trong các bên có yêu cầu toà án huỷ quyết định trọng tài thì
quyết định trọng tài được thi hành kể từ ngày quyết định toà án không huỷ quyết
định trọng tài có hiệu lực.
Trình tự thủ tục và thời hạn thi hành quyết định trọng tài theo quy định c
ủa pháp
luật thi hành án dân sự.
4.4 Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam
4.4.1 Khái quát chung:


a. Đặc điểm của Trung tâm trọng tài Quốc tế Việt nam:
- Trung tâm trọng tài Quốc tế Việt nam là tổ chức trọng tài phi Chính phủ được
thành lập bên cạnh Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt nam có thẩm quyền
giải quyết các tranh chấp kinh tế có yếu tố nước ngoài là chủ yếu.
- Về tổ chức của hệ thống trọng tài Quốc tế Việt nam: Chỉ có một Trung tâm trọng
tài Qu
ốc tế Việt nam duy nhất đặt trụ sở ở Hà nội, không tổ chức theo cấp quản lý
từ Trung ương đến địa phương.
- Trọng tài viên của Trung tâm trọng tài Quốc tế Việt nam do Phòng Thương mại và
Công nghiệp Việt nam chọn và có thể mời chuyên gia nước ngoài làm trọng tài viên
của Trung tâm trọng tài Quốc tế Việt nam, các trọng tài viên có thể kiêm nhiệm và
không phải dự thi để được cấp thẻ trọng tài viên vì th
ế tư cách trọng tài viên của họ
chỉ được xác định khi họ giải quyết tranh chấp do trung tâm trọng tài Quốc tế Việt
nam giao cho.
- Các phán quyết của Uỷ ban trọng tài có giá trị chung thẩm, nếu phán quyết đó
không được tự giác thi hành trong thời hạn qui định thì sẽ áp dụng biện pháp cưỡng
chế theo pháp luật của nước nơi phán quyết được yêu cầu thi hành.
Trước đây ở nước ta có Hội đồ
ng trọng tài Ngoại thương và Hội đồng trọng
tài Hàng hải. Để thống nhất hoạt động của hai tổ chức này, tránh sự chồng chéo về
thẩm quyền cũng như thi hành quyết định trọng tài, ngày 28/4/1993 Thủ tướng
Chính phủ ban hành Quyết định số 204/TTg về tổ chức trung tâm trọng tài Quốc tế
Việt nam (VIAC) trên cơ sở sáp nhập Hội đồng trọng tài Ngoại thương và Hội đồng
Giải quyết tranh chấp kinh tế ở nước ta hiện nay - thực trạng và giải pháp
- 34 -
trọng tài Hàng hải ban hành kèm theo Quyết định này là Điều lệ tổ chức Trung tâm
trọng tài Quốc tế Việt Nam.
b. Về tổ chức của Trung tâm trọng tài Quốc tế Việt Nam
Trung tâm trọng tài Quốc tế Việt nam có Chủ tịch và hai Phó Chủ tịch do các

trọng tài viên của Trung tâm bầu ra với nhiệm kỳ 4 năm.
Trung tâm có một Thư ký thường trực do Chủ tịch Trung tâm Trọng tài Quốc tế
Việt nam chỉ
định. Các trọng tài viên của Trung tâm trọng tài Quốc tế Việt nam là
những người có kiến thức và kinh nghiệm trong các lĩnh vực pháp luật Ngoại
thương, Tài chính, Ngân hàng, Bảo hiểm, Đầu tư Trọng tài viên do Ban thường
trực Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt nam lựa chọn, với nhiệm kỳ 4 năm,
sau mỗi nhiệm kỳ các trọng tài viên có thể được chọn lại, Chuyên gia nước ngoài
cũng có thể được mời làm trọng tài viên c
ủa Trung tâm trọng tài Quốc tế Việt nam.
c. Thẩm quyền của Trung tâm trọng tài Quốc tế Việt nam:
Theo qui định tại Điều lệ tổ chức Trung tâm trọng tài Quốc tế Việt nam ban
hành kèm theo Quyết định 204 TTg và Quyết định 114 TTg ngày 26/2/1996 của
Thủ tướng Chính phủ, thì Trung tâm trọng tài quốc tế Việt nam có thẩm quyền giải
quyết các tranh chấp sau đây:
- Tranh chấp phát sinh từ quan hệ kinh tế quốc tế như
các hợp đồng mua bán ngoại
thương, các hợp đồng đầu tư, vận tải, du lịch và bảo hiểm quốc tế, chuyển giao công
nghệ, tín dụng thanh toán Quốc tế v.v Khi có đủ các điều kiện sau đây:
+ Một hoặc các bên đương sự là thể nhân hay pháp nhân nước ngoài;
+ Nếu trước hoặc sau khi xảy ra tranh chấp, các bên đương sự thoả thuận đưa
vụ việc ra trước Trung tâm trọng tài quốc tế Việt nam để giải quyết hoặc có
một điều ước quốc tế ràng buộc các bên phải đưa vụ tranh chấp ra trước
Trung tâm trọng tài quốc tế Việt nam để giải quyết.
Các quan hệ phát sinh từ quan hệ kinh doanh trong nước nếu các bên thoả
thuận đư
a vụ việc đó ra Trung tâm trọng tài Quốc tế Việt nam để giải quyết (Điều 1
Quyết định 114 TTg). Như vậy, Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt nam không
những có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp phát sinh quan hệ kinh tế quốc tế
mà hiện nay tổ chức này còn có thẩm quyền giải quyết những tranh chấp kinh doanh

Giải quyết tranh chấp kinh tế ở nước ta hiện nay - thực trạng và giải pháp
- 35 -
trong nước, nếu các bên đương sự thoả thuận lựa chọn tổ chức này giải quyết tranh
chấp. Tuy nhiên, Pháp lệnh trọng tài thương mại số 08/PLUBTVQH ban hành ngày
25/2/1003 có hiệu lực kể từ ngày 1/7/2003 thì các Quyết định số 204TTg ngày
28/4/1993 và Quyết định 114 TTg ngày 16/2/1996 hết hiệu lực do vậy Trung tâm
trọng tài Quốc tế sẽ phải sửa đổi bổ sung Điều lệ, Quy tắc tố tụng trọng tài cho phù
hợp vớ
i quy định của Pháp lệnh số 08/PLUBTVQH trong thời hạn 12 tháng kể từ
ngày Pháp lệnh này có hiệu lực.

CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG GIẢI QUYẾT
TRANH CHẤP KINH TẾ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
Từ khi chuyển sang nền kinh tế nhiều thành phần chúng ta đã đạt được những
thành tựu đáng kể về kinh tế, nhất là những năm gần đây liên tục tăng trưởng. Các
quan hệ pháp luật kinh tế cũng ngày càng được củng cố và phát triển, các quan hệ
hợp đồng kinh tế giữa các chủ thể trong nước với nhau và giữa chủ thể trong nước
với chủ thể nước ngoài c
ũng ngày càng phát triển đa dạng tạo điều kiện thuận lợi
cho việc thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội do Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ
IX đề ra.
Thời gian qua tranh chấp hợp đồng kinh tế xảy ra chủ yếu và có tính chất phổ
biến ở các lĩnh vực hoạt động kinh tế: Xây dựng cơ bản, vận chuyển hàng hoá, vay
tín dụng, thương mại, b
ảo hiểm Đồng thời các tranh chấp có yếu tố nước ngoài
trong lĩnh vực mua bán hàng hoá, vận tải, bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu với
nội dung phức tạp vì liên quan đến luật pháp quốc tế, pháp luật Hàng hải, liên quan
đến các loại tài sản có giá trị lớn như tàu biển, hàng hóa xuẩt nhập khẩu
Tranh chấp kinh tế thường liên quan đến nhiều đối tượng, có những vụ án các

đối tượng có quyền và ngh
ĩa vụ liên quan lại là các chủ thể tham gia các quan hệ tố
tụng khác (hình sự, dân sự, hành chính ) nên việc giải quyết gặp không ít khó khăn
phức tạp và mất nhiều thời gian để điều tra xác minh, thu thập chứng cứ và áp dụng
pháp luật.
Giải quyết tranh chấp kinh tế ở nước ta hiện nay - thực trạng và giải pháp
- 36 -
Đương sự trong các vụ án kinh tế thường có trình độ học vấn cao, có hiểu biết
nhất định về mặt pháp luật, có nhiều mánh lới trong làm ăn kinh tế nên thường lợi
dụng những hạn chế, những kẽ hở của pháp luật trong ký kết, thực hiện hợp đồng
kinh tế hoặc trong giải quyết tranh chấp hợp đồng kinh tế, mặt khác, nếu thực hiện
tốt việ
c phân tích, thuyết phục thì hai bên đương sự cũng dễ dàng chấp nhận, thoả
thuận với nhau bằng biện pháp thương lượng, hòa giải để giải quyết các tranh chấp
kinh tế đã phát sinh giữa các bên.
I. CÁC LOẠI TRANH CHẤP PHỔ BIẾN Ở NƯỚC TA HIỆN NAY
1. Tranh chấp phát sinh do một bên vi phạm nghĩa vụ giao hàng hoặc thực hiện
lao vụ:
Trong thực tế kinh doanh tranh chấp phát sinh do một bên vi phạm nghĩa vụ
giao hàng hoặc thực hiện lao vụ thường sảy ra rất phổ biến do tập quán và đặc thù
khinh doanh ở nước ta. Những tranh chấp này thường do các bên thực hiện không
đầy đủ các điều khoản của hợp đồng, không thực hiện nghĩa vụ giao hàng, thậm chí
không thực hiện hợp đồng.
Dưới đây là một ví dụ điể
n hình của loại tranh chấp này:
Quan hệ kinh tế giữa công ty P và doanh nghiệp tư nhân T (DNTN) hình
thành từ các hợp đồng mua bán gạo, Ngày 03/02/1994 hai bên đã ký hợp đồng số
20. Futher, theo đó DNTN T bán cho công ty P 500 tấn gạo 5% tấm với đơn giá là
2150đ/kg với tổng trị giá là 1.075.000.000 đồng. Công ty P ứng trước cho DNTN T
1.000.000.000 đồng sau đó DNTN T đã giao cho công ty P 399 tấn gạo 5% tấm, trị

giá 857.850.000 đồng. Hết thời hạn h
ợp đồng DNTN T vẫn không giao đủ hàng và
còn nợ lại công ty P là 142.150.000 đồng, Hai bên đã tiến hành thanh lý hợp đồng
20.Futher và cùng thống nhất chuyển số tiền 142.150.000 đồng từ hợp đồng
20.Futher sang hợp đồng 21B.Futher ký ngày 16/4/1994, theo hợp đồng số
21B.Futher, DNTN T bán cho công ty P 317,8 tấn gạo 5% tấm, đơn giá 2150đ/kg
với tổng trị giá hợp đồng là 799.370.000 đồng, Hai bên đã thoả thuận chuyển số tiền
142.150.000 đồng từ
hợp đồng số 20. Futher sang hợp đồng 21B. Futher đồng thời
công ty P ứng trước cho DNTN T 912.650.250 đồng để thực hiện hợp đồng 21B.
Futher DNTN T đã giao hàng cho công ty P 317,8 tấn gạo trị giá 799.370.000 đồng.
Giải quyết tranh chấp kinh tế ở nước ta hiện nay - thực trạng và giải pháp
- 37 -
Hết hạn hợp đồng DNTN T vẫn không giao đủ số gạo theo hợp đồng và còn nợ
công ty P 255.430.250 đồng. Hai bên đã tiến hành thanh lý hợp đồng và cũng thống
nhất chuyển số nợ này sang hợp đồng số 71.Futher, Hợp đồng số 71. Futher được
ký ngày 7/5/1994, theo đó DNTN T bán cho công ty P 500 tấn gạo 5% tấm với đơn
giá 2080 đồng/kg và trị giá hợp đồng là 1.040.000.000 đồng, trong hợp đồng số
71.Futher hai bên còn thoả
thuận chuyển số nợ là 255.430.250 đồng từ hợp đồng số
21B. Futher sang hợp đồng 71. Futher và công ty P ứng trước cho DNTN T
930.000.000 đồng. Thực hiện hợp đồng này DNTN T đã giao hàng cho công ty P
200 tấn gạo trị giá 420.000.000 đồng và hoàn trả lại bằng tiền mặt cho công ty P
240.000.000 đồng. Hết hạn hợp đồng này DNTN T giao hàng thiếu và còn nợ công
ty P số hàng tương ứng với số tiề
n là 525.430.250 đồng và 6.432.000 đồng bao bì.
Ngày 11/7/1994 hai bên ký phụ lục số 01/PK điều chỉnh lại đơn giá từ 2080đồng/
Kg lên 2100 đồng/ Kg. Thực hiện hợp đồng này DNTN T giao cho công ty P 200
tấn gạo trị giá 420.000.000 đồng và hoàn trả lại bằng tiền mặt cho công ty P
240.000.000 đồng. Hết hạn hợp đồng DNTN T vẫn chưa giao đủ hàng cho công ty

P và còn nợ công ty P số hàng tương ứng với 525.430.250 đồng và 6.432.000 đồng
tiề
n bao bì. Ngày 14/7/1994 hai bên tiền hành thanh lý hợp đồng số 71.Futher và
thống nhất chuyển số nợ là 531.862.250 đồng sang hợp đồng số 112.Futher.
Cùng ngày 14/7/1994 hai bên đã ký hợp đồng số 112.Futher theo đó DNTN T bán
cho công ty P 500 tấn gạo với đơn giá 1690 đồng/ Kg và trị giá hợp đồng là
845.000.000 đồng. Hai bên còn thoả thuận chuyển số tiền 531.862.250 đồng từ hợp
đồng 71.Futher sang hợp đồng 112.Futher. Trong hợp đồng số 112.Futher công ty P
không ứng tiền cho DNTN T. DNTN T
không thực hiện hợp đồng 112. Futher. Hai
bên cũng không tiến hành làm biên bản thanh lý hợp đồng, mà DNTN T làm bản
cam kết trả lại số tiền 531.862.250 đồng cho công ty P và nếu chậm trả thì phải chịu
lãi suất 2,1% theo lãi ngân hàng, DNTN T đã thực hiện cam kết và đã trả được
470.640.000 đồng. Tính đến ngày 5/10/1996 DNTN T còn nợ công ty P là
61.222.250 đồng. Công ty P đã nhiều lần gửi công văn đòi nợ DNTN T như
ng vẫn
không lấy lại được tiền. Giám đốc hai bên đã gặp nhau để giải quyết nhưng vẫn
không đi đến thoả thuận cuối cùng. Ngày 5/10/1996 Công ty P gửi đơn kiện đến
Giải quyết tranh chấp kinh tế ở nước ta hiện nay - thực trạng và giải pháp
- 38 -
Toà kinh tế Toà án Nhân dân Tỉnh Long An yêu cầu giải quyết vụ tranh chấp. Tại
phiên toà ngày 15/10/1996 Công ty P yêu cầu DNTN T trả 61.222.250 đồng nợ gốc
và 50.353.136 đồng tiền lãi theo mức lãi suất 2,1% tháng từ 7/5/1994 đến
5/10/1996. Ông Hà, chủ DNTN T thừa nhận là có quan hệ buôn bán với công ty P
qua các hợp đồng số 20 Futher, 21B.Futher, 71.Futher, 112. Futher và đã không
thực hiện hợp đồng số 112. Futher đã cam kết trả dần số tiền 531.862.250 đồng và
đã trả được 470.640.000
đồng còn nợ gố là 61.222.250 đồng Ông Hà xin Toà không
trả tiền lãi.
Sau khi đọc hồ sơ và nghe các bên trình bày, Toà án Nhân dân Tỉnh Long An tuyên

rằng các HĐKT số 20.Futher, 21B.Futher, 71.Futher, 112.Futher được ký giữa công
ty P và DNTN T là hoàn toàn phù hợp với ngành nghề kinh doanh và tư cách chủ
thể. Hợp đồng được tiến hành trên cơ sở tự do thoả thuận, thống nhất và bình đẳng
giữa các bên, phù hợp với quy định của pháp luật. Các điều khoản được thoả thuận
trong Các hợp đồng số 20.Futher, 21B.Futher, 71.Futher (trừ hợp đồng số 112.
Futher), sau khi ký kết hai bên tiến hành thực hiện các điều khoản trong hợp đồng,
hết hạn hợp đồng, hai bên tiến hành làm bản thanh lý, mặc dù các hợp đồng này
DNTN T không giao đủ hàng nhưng hai bên thống nhất chuyển số nợ sang hợp
đồng tiếp theo, hoàn toàn phù hợp với luật định. Riêng hợp đồng số 112. Futher, hai
bên thoả thuận ký kết nhưng phía DNTN T không th
ực hiện hợp đồng và sau khi
hết hạn hợp đồng hai bên không tiến hành thanh lý. Tuy nhiên, hai bên đã gặp nhau
thoả thuận về việc trả số tiền còn lại bằng tiền mặt, được tiến hành bằng văn bản
cam kết có chữ ký của cả hai bên. Bị đơn đã công nhận nợ trước công ty P là
61.222.250 đồng. Riêng phần lãi nhận thấy đây là số nợ phát sinh từ hoạt động kinh
doanh gi
ữa hai đơn vị kinh tế việc chịu lãi suất, bồi thường thiệt hại hay bị phạt vi
phạm từ hành vi vi phạm của mình là lẽ đương nhiên. Do vậy, yêu cầu không tính
lãi của ông Hà không được chấp nhận, Về phía Nguyên đơn yêu cầu thanh toán
khoản nợ gốc 61.22.250 đồng là hoàn toàn hợp lý. Còn phần lãi là 50.353.136đồng
tính theo lãi suất 2,1% tháng từ 7/5/1994 đến 5/10/1996 là chưa phù hợp, Theo biên
bản thanh lý hợp đồng số 71.Futher ngày 14/7/1994 thì hai bên chuyển số nợ
531.862.250
đồng sang hợp đồng số 112.Futher và cùng ngày hợp đồng số
Giải quyết tranh chấp kinh tế ở nước ta hiện nay - thực trạng và giải pháp
- 39 -
112.Futher đã được ký. Từ ngày ký hợp đồng cho đến khi hết hạn DNTN T không
thực hiện hợp đồng và cả hai bên không ký kết phụ lục gì thêm nên việc tính lãi suất
chỉ được tính từ ngày ký hợp đồng số 112.Futher đến ngày 5/10/1996. Có nghĩa là
DNTN T phải trả 61.222.250 đồng nợ gốc và 47.002.404 đồng tiền lãi tính theo lãi

suất 2,1%/Tháng từ ngày 14/7/1994 đến 5/10/1996. Toà án còn tuyên xử buộc
DNTN T phải trả toàn bộ án phí cho Nguyên đơn. Cách giải quyết củ
a Toà án Tỉnh
Long An là thoả đáng được hai bên chấp nhận và cam kết thực hiện.
2. Tranh chấp phát sinh do một bên vi phạm nghĩa vụ thanh toán và tiếp nhận
hàng hoá công việc:
Trong hoạt động kinh doanh việc một bên vi phạm nghĩa vụ thanh toán hoặc
tiếo nhận hàng hoá công việc thường xuyên sảy ra, bởi nó liên quan đến tiền hàng,
nhiều khi các bên chưa có tiền, chưa giao kịp hàng thậm chí có rồi nhưng vì một lý
do tế nhị nào đó mà các bên không thực hiện nghĩa vụ thanh toán và tiếp nhận hàng
hoá công việc dẫn đến tranh chấp sảy ra. Sau đây là 02 ví dụ về vấn đề này:
Vụ tranh chấp thứ nh
ất:
Nguyên đơn là một doanh nghiệp Việt Nam, Bị đơn là một công ty Hoa Kỳ
các vấn đề cần được giải quyết là nghĩa vụ trả tiền hàng của Bị đơn, tính tiền lãi
suất.
Tóm tắt sự việc:
Nguyên đơn và Bị đơn đã ký 02 hợp đồng mua bán số 24 -X2 ngày 08/7/1999
và số 29- X2 ngày 29/7/1999 theo đó Nguyên đơn bán cho Bị đơn 44MT hạt tiêu
đen theo điều kiện FOB Cảng Thành phố Hồ Chí MInh thanh toán bằ
ng D/P, các
chứng từ được yêu cầu gồm: vận đơn hoàn hảo đã xếp hàng lên tàu (Clean on board
B/L), hoá đơn thương mại, giấy chứng nhận số lượng và phẩm chất, giấy chứng
nhận kiểm dịch thực vật, phiếu đóng gói.
Thực hiện hợp đồng số 24-X2, Nguyên đơn đã giao 14 MT hạt tiêu đen, lấy vận đơn
hoàn hảo đã xếp hàng lên tàu ký ngày 24/7/1999, Nguyên đơn lập bộ ch
ứng từ nhờ
ngân hàng A ở Tiền Giang thu hộ 61.230 USD, ngân hàng A đã đồng ý thu hộ.
Ngân hàng A đã gửi bộ chứng từ tới ngân hàng North Banc (Hoa kỳ) nhờ ngân hàng
Giải quyết tranh chấp kinh tế ở nước ta hiện nay - thực trạng và giải pháp

- 40 -
này thu tiền theo D/P. Sau đó ngân hàng A và Nguyên đơn đã nhiều lần gửi Fax đòi
tiền từ ngân hàng North Banc và Bị đơn nhưng vẫn không được trả.
Thực hiện hợp đồng số 29-X2 Nguyên đơn đã giao cho Bị đơn 30 MT hạt tiêu đen,
lấy vận đơn hoàn hảo đã xếp hàng lên tàu ký ngày 20/8/1999, Nguyên đơn lập bộ
chứng từ nhờ ngân hàng Việt nam B ở Hậu Giang thu hộ 124.150 USD theo D/P,
ngân hàng Việt Nam B đã đồng ý và đã gử
i bộ chứng từ cho ngân hàng North Banc
(Hoa kỳ) nhờ ngân hàng này thu tiền theo D/P. Tiếp theo ngân hàng Việt Nam B
cùng và Nguyên đơn đã nhiều lần gửi Telex, Fax, thư đòi tiền từ ngân hàng
NorthBanc và Bị đơn nhưng vẫn chưa được trả tiền.
Mặc dù, chưa thanh toán tiền hàng nhưng theo thông báo của hãng tàu, Bị
đơn đã nhận cả hai lô hàng bằng vận đơn gốc do hãng tàu ký phát, chuyến cuối cùng
nhận ngày 10/9/1999.
Sau ngày 10/9/1999 Nguyên đơn tiếp tục gửi nhiều
điện, fax đòi Bị đơn trả
tiền hàng nhưng Bị đơn vẫn chưa trả. Ngân hàng A và Ngân hàng Việt Nam B đã
gửi thư, điện, fax đòi ngân hàng Nothr Banc gửi trả tiền hoặc trả lại bộ chứng từ
nhưng ngân hàng Nothr Banc không trả lời.
Ngày 14/12/1999 Bị đơn gửi Fax cho Nguyên đơn yêu cầu Nguyên đơn kéo
dài thêm một thời gian nữa cho việc thanh toán 61.230 USD và 13.150 USD tiền
hàng và Bị đơn sẵn sàng trả lãi suấ
t theo mức 9%/năm. Ngày 15/12/1999 Nguyên
đơn đã gửi fax cho Bị đơn không chấp nhận đề nghị trong bản fax ngày 14/12/1999
của Bị đơn. Đồng thời Nguyên đơn tuyên bố nếu đến ngày 20/12/1999 mà Bị đơn
không trả tiền hàng thì Nguyên đơn sẽ kiện Bị đơn theo quy định của Hợp đồng.
Hết ngày 30/12/1999 vẫn không nhận được tiền hàng, Nguyên đơn đã khởi kiện Bị
đơn ra trọng tài đòi bị đơ
n trả 195.380USD tiền hàng và lãi suất 9%/năm, tính từ
ngày nhận hàng 10/9/1999 đến ngày trọng tài xét xử.

Phân tích và quyết định của Trọng tài:
- Về nghĩa vụ trả tiền hàng của Bị đơn: Đã ký hợp đồng mua hàng, Bị đơn có nghĩa
vụ trả tiền hàng cho Nguyên đơn theo phương thức thanh toán D/P, Bị đơn phải trả
tiền hàng cho Nguyên đơn thì mới nhận được bộ chứng từ từ ngân hàng, trong đó có
v
ận đơn để nhận hàng. Trên thực tế, Bị đơn chưa trả tiền hàng nhưng đã nhận được
Giải quyết tranh chấp kinh tế ở nước ta hiện nay - thực trạng và giải pháp
- 41 -
hàng và đã bán lô hàng đó cho người khác. Điều này được chứng minh bởi thông
báo của hãng tàu BCL Word Link International Ltd cho Cảng Sài Gòn và bản Fax
ngày 14/12/1999 của Bị đơn gửi cho Nguyên đơn đã nhận được hàng thì Bị đơn có
nghĩa vụ trả tiền hàng cho Nguyên đơn. Đồng thời trong bản fax ngày 24/12/1999
Bị đơn đề nghị kéo dài thêm một thời gian nữa cho việc thanh toán 195.380USD.
Như vậy, rõ ràng Bị đơn đã thừa nhận là Bị đơn có nghĩa v
ụ thanh toán tiền hàng là
195.380USD cho Nguyên đơn. Đến ngày trọng tài xét xử vụ kiện (8/7/2000) Bị đơn
vẫn chưa trả tiền hàng cho Nguyên đơn, rõ ràng Bị đơn đã cố tình vi phạm nghĩa vụ
trả tiền hàng. Vì vậy trọng tài quyết định buộc Bị đơn phải trả cho Nguyên đơn
195.380USD tiền hàng.
- Về tiền lãi suất:
Ngày 10/9/1999 là ngày Bị đơn nhận xong hàng, do đó nếu Bị đơn làm thủ
tục tr
ả tiền hàng ngay thì tiền hàng cũng phải qua hệ thống ngân hàng rồi mới tới
tay Nguyên đơn. Vì thế, trọng tài xác định mốc thời gian hợp lý để tính lãi suất sẽ là
từ ngày 20/9/1999. Mức lãi suất 9%/năm do Nguyên đơn tính toán là quá cao và
không phù hợp với mức lãi suất tiền vay do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công
bố. Từ đó, trọng tài chấp nhận đối với thời gian chậm trả tiền hàng từ ngày
20/9/1999 đến ngày 8/7/2000 (ngày trọng tài xét xử) Nguyên
đơn chỉ được hưởng
lãi suất theo mức lãi suất tiền vay trung bình do ngân hàng Nhà nước Việt nam công

bố vào thời gian này là 5%/năm. (Nguồn số liệu trích từ sách Tranh chấp từ hợp
đồng XNK án lệ trọng tài và kinh nghiệm của PGS.TS Hoàng Ngọc Thiết)
Vụ tranh chấp thứ 2: Là vụ tranh chấp giữa Xí nghiệp muối Phương Cự và
Xí nghiệp muối trộn Iốt số 2 sau đây phát sinh cũng do nguyên nhân không thanh
toán sòng phẳng và dứt đi
ểm tiền hàng cho bên kia:
Ngày 29/5/1993, Xí nghiệp muối Phương Cự (bên A) ký hợp đồng số 41/HĐ
với xí nghiệp trộn muối Iốt số 2 (Bên B), theo đó bên A bán cho bên B 2000 tấn
muối hạt với đơn giá 70.000 đồng/tấn thành tiền là 140.000.000 đồng. Hợp đồng
quy định bên B phải giao tiền cho bên A ngay sau khi ký hợp đồng và hàng sẽ được
giao tại kho T1, T2, T3 của Bên A vào tháng 11 và 12 năm 1993 nếu trong tháng
12/1993 bên B không nhận hết hàng thì phải chịu chi phí lưu kho 500đ/tấn/tháng
Giải quyết tranh chấp kinh tế ở nước ta hiện nay - thực trạng và giải pháp
- 42 -
theo số lượng còn lại. Thực hiện hợp đồng này, bên B tiến hành vay tiền của ngân
hàng và đến ngày 3/12/1993 thì cắt séc chuyển tiền cho bên A. Do khó khăn về
nguồn tiêu thụ, bên B đã đặt vấn đề với bên A ngày 27/11/1993 hai bên đã gặp nhau
và thống nhất kéo dài thời hạn giao hàng sang năm 1994. Sau đó bên B vẫn không
chịu nhận hàng với lý do là chưa tìm được nguồn tiêu thụ. Với thiện chí thực hiện
hợp đồng và muốn tạo đ
iều kiện thuận lợi cho bên B, bên A lại cho phép bên B thoả
thuận lại. Ngày 26/4/1994 Giám đốc của hai bên đã thống nhất phương hướng giải
quyết như sau: Cho bên B tiến hành khảo sát tìm thị trường tiêu thụ và thông báo
cho bên A biết để thống nhất và tiến hành thực hiện hợp đồng từ tháng 5 đến tháng
12/1994 và sẽ không bắt bên B trả tiền lưu kho trong khoảng thời gian trên. Nếu quá
31/12/1994 bên B không nhận hàng thì hai bên sẽ tiến hành thanh lý hợp đồng và
bên B ph
ải bồi thường cho bên A kể cả những thiệt hại do thiên tai, bão lụt gây ra
sau ngày 31/12/1994 với điều kiện bên A phải cung cấp đủ bằng chứng hợp lý.
Sau khi thoả thuận như vậy bên B vẫn chưa thoả mãn và vẫn tiếp tục đưa ra

yêu sách, xin bên A gia hạn thêm với quyết tâm thực hiện hợp đồng, một lần nữa
bên A đã chấp nhận yêu cầu của bên B, Ngày 30/4/1994 hai bên lại hẹn gặp nhau để

ký phụ lục số 19/HĐ bổ xung và điều chỉnh hợp đồng số 41 HĐ với tinh thần cụ thể
hoá những thoả thuận hai bên đã đạt được trong ngày 26/4/1994 và bên A tiếp tục
gia hạn thực hiện hợp đồng đối với bên B. Nội dung của phụ lục là:
+ Bên A gia hạn thực hiện hợp đồng số 41/HĐ đến hết ngày 31/5/1995;
+ Bên B không phải chịu chi phí lưu kho từ ngày ký phụ lục số 19/HĐ cho đến
ngày 31/5/1995;
+ Khi nhận hàng bên B phải thông báo trước 5 ngày để bên A tổ chức thực
hiện;
+ Phụ lục hợp đồng này có hiệu lực từ ngày 1/5/1994 đến 31/5/1995.
Tuy đã được gia hạn nhiều lần nhưng bên B vẫn không chịu nhận hàng. Ngày
10/5/1994 bên B có công văn số 53/XN gửi bên A đề nghị huỷ bỏ hợp đồng số
41/HĐ và phụ lục kèm theo.
Nhận được công văn đòi huỷ hợp đồng số 41/HĐ và phụ lục 19/HĐ ngày
3/6/1994 bên A có văn bản số 26/XNM không chấp nhận huỷ
bỏ HĐKT số 41/HĐ
Giải quyết tranh chấp kinh tế ở nước ta hiện nay - thực trạng và giải pháp
- 43 -
và phụ lục số 19/HĐ theo đề nghị của bên B, văn bản này còn nói rõ rằng nếu bên B
huỷ hợp đồng thì phải bồi thường những thiệt hại do việc huỷ hợp đồng gây ra.
Ngày 9/7/1994 bên B có đơn số 61/XN gửi Toà án Nhân dân Tỉnh Ninh Thuận đề
nghị Toà án xử lý huỷ hợp đồng số 41/HĐ và phụ lục số 19/HĐ, bên B đưa ra lý do
là bên A đã tự ý bán hàng và khi bên B đưa khách hàng đến kho của bên A để nh
ận
hàng thì bên A không còn hàng tốt để giao, bên B yêu cầu bên A hoàn lại số tiền đã
nhận là 140.000.000 đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại (khoản lãi phát sinh trong
quá trình bên A giữ tiền).
Nhận được đơn kiện của bên B, Toà án nhân dân Tỉnh Ninh Thuận đã tổ chức hoà

giải giữa hai bên. Ngày 18/7/1994 Giám đốc xí nghiệp muối trộn Iốt số 2 uỷ quyền
cho Ông L với nội dung thay mặt Giám đốc, Ông L đòi huỷ hợp đồng số 41/HĐ

phụ lục 19/HĐ và yêu cầu bên A bồi thường thiệt hại cho bên B.
Tại giấy uỷ quyền số 42/UQ ngày 13/7/1993, Giám đốc xí nghiệp muối Phương Cự
uỷ quyền cho Ông T tham gia hoà giải trên tinh thần hiệp thương đã thống nhất
trong hội đồng xí nghiệp, văn bản uỷ quyền này không nêu rõ lý do nội dung cụ thể
trong văn bản uỷ quyền của Giám đốc xí nghiệp muối trộn Iốt số
2.
Khi đại diện hai bên đến hoà giải, Toà án nhân dân Tỉnh Ninh Thuận không
yêu cầu hai bên xuất trình bất kỳ bằng chứng gì về việc uỷ quyền mà chỉ tiến hành
hoà giải giữa hai bên. Sau nhiều lần hoà giải không thành, ngày 12/8/1994 hai bên
đã đi đến thoả thuận.
+ Huỷ hợp đồng số 41/HĐ ký ngày 29/5/1993 và phụ lục hợp đồng số 19/HĐ
ký ngày 30/4/1994;
+ Xí nghiệp muối Phương Cự có nghĩa vụ trả lại số tiền 140.000.000 đồng cho
Xí nghiệp muốn trộn Iốt 2.
+ Xí nghiệp muối trộn Iốt số 2 có nghĩa vụ trả cho xí nghiệp muối Phương Cự
4.000.000 đồng phí lưu kho của 2000 tấn muối từ 30/4/1994 đến 12/8/1994
và 2.000.000 đồng các thiệt hại khác.
Ngày 13/8/1994 Toà án Nhân dân Tỉnh Ninh Thuận đã ra quyết định số
01/QĐCNSTT công nhận sự thoả thuận của hai bên với nội dung như trong biên
bản hoà giải thành mà hai bên đã ký ngày 12/8/1994. Sau khi quyết định trên đã có
Giải quyết tranh chấp kinh tế ở nước ta hiện nay - thực trạng và giải pháp
- 44 -
hiệu lực ngày 22/8/1994, Giám đốc Xí nghiệp muối trộn Iốt số 2 có đơn kháng cáo
gửi đến Toà án nhân dân tối cao đề nghị xét xử lại theo hướng huỷ hợp đồng 41/HĐ
và phụ lục 19/HĐ, buộc xí nghiệp muối Phương Cự bồi thường thiệt hại. Kháng cáo
cũng nêu rằng việc Ông L ký vào biên bản hoà giải thành có nội dung như đã nêu
trên là vượt quá phạm vi uỷ quyền. Nhận được đơn kháng cáo c

ủa Xí nghiệp muối
trộn Iốt số 2 và sau khi xem xét vụ việc ngày 31/12/1994 Phó Chánh toà án nhân
dân tối cao có kháng nghị số 02/KT kháng nghị phần quyết định công nhận sự thoả
thuận của các đương sự số 01/QĐCNSTT ngày 13/8/1994 của Toà án Nhân dân
Tỉnh Ninh Thuận buộc xí nghiệp muối trộn Iốt số 2 bồi thường cho xí nghiệp muối
Phương Cự 4.000.000 đồng phí lưu kho và 2.000.000 đồng chi phí thiệt hại khác do
vượt quá phạm vi uỷ quyề
n, đề nghị Toà án kinh tế Toà án nhân dân tối cao xét xử
theo trình tự Giám đốc thẩm, huỷ bỏ phần quyết định nói trên để giải quyết lại theo
thủ tục chung phần yêu cầu bồi thường thiệt hại của xí nghiệp muối trộn Iốt số 2.
Tại phiên toà Giám đốc thẩm ngày 2/3/1995 sau khi nghiên cứu hồ sơ, nghe
các bên trình bày, nghe ý kiến của đại diện Viện kiểm sát nhân dân tối cao, đã chấp
nhận kháng nghị
của Phó chánh án Toà án nhân dân tối cao huỷ phần quyết định
công nhận sự thoả thuận vượt quá phạm vi ủy quyền nhưng không chấp nhận đơn
kháng cáo số 07 ngày 22/8/1994 của Xí nghiệp muối trộn Iốt số 2. Trong vụ việc
này bên A đã luôn thực hiện đúng những thoả thuận giữa hai bên, những điều bên B
đã trình bày như: Bên A đã tự ý bán hàng khi bên B đưa khách hàng đến để nhận
hàng thì bên A không có hàng để giao đều không
được chấp nhận vì không có bất
kỳ một bằng chứng nào để chứng minh, Bên B đã đơn phương đình chỉ hợp đồng
thì phải bồi thường thiệt hại cho bên A theo đúng quy định của pháp luật.
Hội đồng xét xử Giám đốc thẩm Toà án nhân dân tối cao giao vụ việc cho
Toà án nhân dân Tỉnh Ninh Thuận xét xử lại từ giai đoạn Sơ thẩm.
Theo định hướng này, Toà án Nhân dân Tỉnh Ninh Thuận đã xét x
ử tranh chấp như
sau:
+ Huỷ hợp đồng số 41/HĐ và phụ lục số 19/HĐ;
+ Bên A trả lại cho bên B 140.000.000 đồng;
Giải quyết tranh chấp kinh tế ở nước ta hiện nay - thực trạng và giải pháp

- 45 -
+ Bên B trả cho Bên A những chi phí phát sinh do việc huỷ hợp đồng số 41/HĐ
và phụ lục 19/HĐ. Cụ thể là 4.000.000 đồng phí lưu kho của 2.000 tấn muối
từ 30/4/1994 đến 8/1994 theo mức phạt hai bên đã thoả thuận là 500
đồng/tấn/tháng và 2.000.000 đồng các chi phí khác.
Về thực chất bản án này có nội dung giống quyết định số 01/QĐCNSTT
Một vài nhận xét từ vụ tranh chấp trên:
Trong vụ tranh chấp trên mục đích củ
a bên B là huỷ hợp đồng, bên B xin gia
hạn thực hiện không phải để tạo điều kiện cho việc thực hiện hợp đồng mà để tìm
cớ để huỷ hợp đồng. Phụ lục số 19/HĐ mới có hiệu lực được 10 ngày, bên B đã gửi
đơn đòi huỷ hợp đồng và phụ lục đó, không những đã đơn phương huỷ hợp đồng
mà bên B còn yêu cầ
u bên A bồi thường thiệt hại. Bên A rất có thiện chí với khách
hàng của mình, vừa gia hạn hợp đồng nhiều lần vừa không tính phí lưu kho đến hết
ngày 31/5/1995 nhằm giảm bớt khó khăn, tạo điều kiện cho bên B thực hiện cam kết
của mình nhưng bên A đã gặp phải một khách hàng không biết điều. Lẽ ra sau nhiều
lần bên B vi phạm cam kết giữa hai bên, bên A có quyền huỷ hợp đồng và yêu c
ầu
bên B bồi thường thiệt hại, làm như vậy, quyền lợi của bên A chắc chắn sẽ được
pháp luật bảo đảm. Một điểm nữa cũng cần phải đề cập đến qua vụ tranh chấp này,
là thiết sót của Toà án nhân dân Tỉnh Ninh Thuận. Khi tổ chức hoà giải, đại diện
của Toà án đã không yêu cầu đại diện các bên xuất trình các giấy uỷ quyền và xen
xét đầy
đủ nội dung uỷ quyền cũng như các chứng cứ chứng minh cho yêu cầu của
mình, do đó đã ra quyết định công nhận sự thoả thuận vượt quá phạm vi uỷ quyền,
trái với quy định của pháp luật (vi phạm Điều 9 Pháp lệnh HĐKT và Điều 22 Pháp
lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế).
Tuy nhiên, bản án cuối cùng do Toà án nhân dân Tỉnh Ninh Thuận tuyên xử
có nội dung giống nh

ư nội dung của quyết định số 01/QĐ CNSTT mà quyết định
01/QĐCNSTT lại bị huỷ bỏ điều này thật giản đơn là vì yêu cầu của bên B được ghi
trong giấy uỷ quyền không có lý do bên B không có bất kỳ một bằng chứng nào
chứng minh được rằng bên A đã vi phạm hợp đồng và phải bồi thường cho bên B,
giá như khi tổ chức hoà giải Toà án nhân dân Tỉnh Ninh Thuận xét xử kỹ lưỡ
ng nội
Giải quyết tranh chấp kinh tế ở nước ta hiện nay - thực trạng và giải pháp
- 46 -
dung uỷ quyền và các chứng cứ kèm theo thì vụ tranh chấp đã có thể được giải
quyết một cách nhanh chóng.
3. Tranh chấp liên quan đến hợp đồng kinh tế vô hiệu:

Hợp đồng kinh tế vô hiệu là kết quả của việc ký kết HĐKT trái pháp luật. Về
mặt lý thuyết, khi một hợp đồng kinh tế vô hiệu thì các bên không được phép thực
hiện nhưng trong thực tế nhiều HĐKT vô hiệu vẫn được thực hiện và chỉ bị phát
hiện và xử lý khi giữa các bên phát sinh tranh chấp và đưa vụ tranh chấp đó ra giải
quyết tại Toà án kinh tế. HĐKT vô hiệ
u dưới đây cũng chỉ được phát hiện và xử lý
khi có tranh chấp xảy ra.
Ngân hàng thương mại cổ phần Sài gòn Thương Tín (Ngân hàng SGTT) cùng với
Công ty chuối và rau qủa xuất khẩu Pan Việt (Công ty Pan Việt) đã ký với nhau 2
bản HĐKT có nội dung cơ bản giống nhau, cùng mang số 133/HĐMB - SGTT
nhưng một hợp đồng đề ngày 4/4/1995, một hợp đồng đề ngày 12/4/1995.
Theo hai bản hợp đồng này, Ngân hàng SGTT mua của công ty Pan Việt 6 bộ
khung kho có bao che và các phụ
tùng kèm theo, với tổng diện tích là 28.140 m2
đơn giá USD/m2 và tổng trị giá hợp đồng là 1.125.600 USD. Hai hợp đồng trên còn
quy định: trong thời hạn 6 tháng (kể từ ngày 12/4/1995 đến 12/10/1995) công ty Pan
Việt phải mua lại toàn bộ 6 bộ khung kho kể trên với giá 42USD/m2, thành tiền là
1.181.880USD, trong trường hợp công ty Pan Việt không mua lại 6 bộ khung kho

thì sẽ phải bồi thường thiệt hại cho ngân hàng SGTT là 5USD/m2. Ngược lại, nếu
ngân hàng SGTT không bán lại 6 bộ khung kho cho công ty Pan Việt thì phải trả
cho công ty Pan Việt 5 USD/m2. Hợp đồng có hiệu l
ực không quá 6 tháng, thực
chất của giao dịch này là: Công ty Pan Việt là một công ty có vốn đầu tư nước
ngoài, ngày 14/9/1992 Phòng giấy phép XNK Bộ Thương mại đã cấp giấy phép số
18 và ngày 23/121992 cấp giấy phép số 21 cho công ty Pan Việt được nhập 6 bộ
khung kho cùng phụ kiện để phục vụ dự án đầu tư tại Việt nam, theo Giấy phép đầu
tư số 325/CP ngày 17/2/1992 của Uỷ ban nhà nước về hợp tác và đầu tư. Tổng tr

giá lô hàng nhập khẩu này là1.157.294,78 USD. Sau khi nhập về, số hàng kể trên
được Pan Việt đưa vào gửi tại kho cảng sông I (Tân Thuận) - Thành phố Hồ Chí
Minh và cho đến đầu năm 1995 vẫn chưa sử dụng đến. Do cần tiền mà lại không có
Giải quyết tranh chấp kinh tế ở nước ta hiện nay - thực trạng và giải pháp
- 47 -
tài sản thế chấp để vay nên Pan Việt đã ký 02 hợp đồng với ngân hàng SGTT như
đã nêu trên, mục đích là để sử dụng vốn ngân hàng SGTT trong khoảng thời gian 6
tháng, khoản chênh lệch giữa 2 mức giá 40 USD/m2 và 42 USD/m2 được coi là
khoản tiền lãi Pan Việt phải trả cho ngân hàng SGTT. Thực hiện hợp đồng, ngày
11/4/1994 hai bên đã lập biên bản số 151/BB - SGTT giao nhận hàng hoá theo hợp
đồng nhưng hàng vẫn để tại kho sông I - Cảng Tân Thuận.
Ngày 13/4/1995, Ngân hàng SGTT đã giao cho Pan Việt s
ố tiền là 1.125.600 USD
tương đương 12.432.252.000 đồng (theo tỷ giá 11.045 VND/USD) gồm những
khoản sau:
- Vào tài khoản của Pan Việt: 200.000 USD
- Tiền mặt giao cho Ông Chang Che Pha: 315.500.000 đồng
- Vào tài khoản tiết kiệm của Ông Chang Che Pha: 3.000.000.000 đồng
- Vào tài khoản của công ty Hải Dương: 6.909.752.000 đồng
theo yêu cầu của Pan Việt.

Sau đó, Ngân hàng SGTT còn giao tiếp cho Pan Việt 162.000.000 đồng tiền lãi trên
3.000.000.000 đồng tại tài khoản tiền tiết kiệm của Ông Chang Che Pha trong 3
tháng như sau:
- Ngày 15/9/1995: 54.000.000 đồng
- Ngày 17/6/1995: 54.000.000 đồng
- Ngày 15/7/1995: 54.000.000 đồng
Như vậy, tổng cộng ngân hàng SGTT đã giao cho Pan Việt 12.594.252.000 đồng
trong quá trình thực hiện hợp đồng.
Ngày 21/7/1995, Pan Việt gửi văn bản số 159/PV - 95 thông báo và cam kết với
Ngân hàng SGTT rằng từ ngày 15/8/1995 đến ngày 20/8/1995 Pan Việt sẽ mua lại
hai bộ khung kho và sẽ tiếp tục nhận nốt số khung kho còn lại.
Ngày 29/7/1995, Ngân hàng SGTT gửi công văn số 469/CV - SGTT chấp nhận đề
nghị của Pan Việt, đồng thời yêu cầu Pan Việt thực hiện h
ợp đồng chậm nhất vào
ngày 12/10/1995. Nhưng sau đó công ty Pan Việt không thực hiện cam kết trong
hợp đồng số 133/HĐMB - SGTT và văn bản số 159/PV - 95 mà Pan Việt gửi cho
Giải quyết tranh chấp kinh tế ở nước ta hiện nay - thực trạng và giải pháp
- 48 -
Ngân hàng SGTT ngày 21/7/1995, vì vậy Ngân hàng SGTT đã khởi kiện công ty
Pan Việt ra Toà án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh.
Sau khi xem xét hồ sơ vụ án, Toà án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh nhận
thấy: Pan Việt nhập 6 bộ khung kho kèm theo phụ tùng là để phục vụ dự án đầu tư
tại Việt nam, nhưng tại thời điểm Công ty Pan Việt ký hợp đồng để bán lại cho
Ngân hàng SGTT, Pan Việt chưa xin phép cơ quan nhà nước có thẩm quyền Pan
Việt chỉ được phép dùng 6 bộ khung kho đó
để xây dựng cơ sở vật chất, phục vụ dự
án đầu tư, không được phép mua đi bán lại. Đồng thời cho tới tháng 6/1996, Pan
Việt vẫn chưa kê khai và nộp các loại thuế về lô hàng nhập khẩu 6 bộ khung kho
theo quy định của Điều 35 Luật đầu tư nước ngoài tại Việt nam và Điều 76 khoản 4
Nghị định 18/CP ngày 16/4/1993 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Đầu

t
ư nước ngoài tại Việt nam. Điều này có nghĩa là 6 bộ khung kho là đối tượng cấm
mua bán theo quy định của pháp luật. Các hợp đồng kinh tế số 133/HĐMB -
SGTT đề ngày 4/4/1995 và 12/4/1995 là vô hiệu toàn bộ theo quy định của Điều 8
Khoản a Pháp lệnh hợp đồng kinh tế. Với nhận định như vậy, tại bản án Sơ thẩm số
13/KTST ngày 12/6/1996 Toà án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh đã tuyên xử:
♦ Hai bản hợ
p đồng kinh tế số 133/HĐMB - SGTT đề ngày 4/4/1995 và 12/4/1995
giữa công ty Pan Việt và Ngân hàng SGTT là vô hiệu toàn bộ.
♦ Công ty Pan Việt phải chuyển trả Ngân hàng SGTT số tiền là 1.125.600 USD
♦ Ngân hàng SGTT phải giao hàng trả cho công ty Pan Việt 6 bộ khung kho đúng
như tình trạng giao nhận ban đầu giữa hai bên theo biên bản số 151/BB - SGTT
ngày 11/4/1995. Côngty Pan Việt không được bán, chuyển nhượng cho nơi khác để
đảm bảo thi hành án.
♦ Mọi thiệt hại phát sinh các bên phải tự chịu;
♦ Buộc công ty Pan Việt phải nộ
p ngân sách nhà nước số tiền là 162.000.000 đồng
từ khoản tiết kiệm của Ông Chang Che Pha trong 3 tháng ngày 19/6/1996. Công ty
Pan Việt có đơn kháng cáo cho rằng 2 hợp đồng kinh tế đã ký giữa hai bên là hợp
pháp, Pan Việt không có khả năng hoàn trả Ngân hàng SGTT số tiền 1.125.600
USD theo quyết định của án Sơ thẩm, đề nghị xét xử cho hợp tình hợp lý.
Giải quyết tranh chấp kinh tế ở nước ta hiện nay - thực trạng và giải pháp
- 49 -
Ngày 22/6/1996, Ngân hàng SGTT có đơn kháng cáo số 576/CV - SGTT đề nghị
xét xử lại theo hướng:
- Buộc công ty Pan Việt phải trả ngay tiền thuê kho mỗi tháng 14.000.000 đồng kể
từ ngày 12/10/1995.
- Ngân hàng SGTT được nhận số tiền lãi 162.000.000 đồng mà Ngân hàng đã chi
trả cho công ty Pan Việt trong 3 tháng về khoản tiền gửi tiết kiệm 3.000.000.000
đồng do Ông Chang Che Pha đứng tên, thay vì nộp ngân sách Nhà nước vì Ngân

hàng SGTT bị thiệt hại trầm trọng.
- Buộc công ty Pan Việt phải chịu chi phí kiểm kê và sắp xếp hàng trong kho vớ
i số
tiền là 202.000.000 đồng.
Nhận được kháng cáo của các bên, Toà phúc thẩm TANDTC cao tại Thành phố Hồ
Chí Minh tiến hành xem xét vụ việc, Hội đồng xét xử của Toà kinh tế TANDTC tại
Thành phố Hồ Chí Minh hoàn toàn đồng ý với kết luận của Toà án Sơ thẩm Thành
phố Hồ Chí Minh cho rằng hai hợp đồng số 133/HĐMB - SGTT vô hiệu toàn bộ
ngay từ thời điểm ký kết, các giấy tờ mà Pan Việt mới xuất trình g
ần đây: Văn bản
số 3755/CQĐĐ - CL ngày 16/8/1996 của Bộ kế hoạch và đầu tư và Văn bản số
9649/TM - XNK ngày 29/8/1996 của Bộ Thương Mại cho phép công ty Pan Việt
được bán 6 bộ khung kho nhập khẩu bằng vốn đầu tư chỉ phù hợp với thời điểm
hiện tại (Tháng 8/1996), nếu Pan Việt bán cho nơi khác, chứ không thể minh chứng
cho hợp đồng không hợp pháp đã ký với Ngân hàng SGTT tại thờ
i điểm tháng
4/1995. Vì vậy, yêu cầu trong đơn kháng cáo của công ty Pan Việt không được chấp
nhận. Tuy nhiên, việc xử lý tài sản theo bản án Sơ thẩm là chưa phù hợp. Xét các
yêu cầu theo đơn kháng cáo của Ngân hàng SGTT:
+ Về khoản 162.000.000 đồng tiền lãi mà Ngân hàng SGTT phải nộp vào ngân sách
nhà nước theo bản án Sơ thẩm: căn cứ vào mục A, Điều 4, Khoản d, văn bản kết
luận của Uỷ ban thẩm phán TANDTC sơ kết một n
ăm công tác giải quyết án kinh tế
(1995) thì thu nhập bất hợp pháp trong hợp đồng mua bán hàng hoá là lợi nhuận
(chênh lệch giá) thu được của việc mua bán đó. Do các bên đương sự chưa thực
hiện việc mua đi bán lại hàng hoá trong hợp đồng, lợi nhuận (chênh lệch giá) chưa
phát sinh nên chưa có khoản thu nhập bất hợp pháp. Khoản 162.000.000 đồng tiền
Giải quyết tranh chấp kinh tế ở nước ta hiện nay - thực trạng và giải pháp
- 50 -
lãi tiết kiệm không phải là khoản chênh lệch giá (lợi nhuận) của hoạt động mua bán,

mà nó nằm trong tổng số tiền Ngân hàng SGTT đã giao cho Pan Việt khi thực hiện
hợp đồng kinh tế vô hiệu toàn bộ. Do vậy, Pan Việt phải hoàn trả Ngân hàng SGTT
toàn bộ số tiền đã nhận từ việc thực hiện hợp đồng kinh tế kể trên với tổng số tiền là
12.594.252.000 đồng.
+ Về chi phí kiểm kê sắ
p xếp hàng hoá tại biên bản giao nhận hàng này 11/4/1995
hai bên đã xác định: việc kiểm kê lại cụ thể từng chi tiết, chủng loại, hàng mục và
sắp xếp lại lô hàng hai bên có trách nhiệm cũng như tổ chức thực hiện. Cũng tại
phiên toà xét xử Phúc thẩm, phía công ty Pan Việt đã chấp nhận chịu 50% chi phí
này (tức một nửa của 202.000.000 đồng).
+ Về chi phí thuê kho bãi: hợp đồng mua bán khu kho giữa hai bên vô hiệu toàn bộ
ngay từ th
ời điểm ký kết, không được phép thực hiện kể từ thời điểm ký kết. Vì thế,
lẽ ra công ty Pan Việt phải chịu toàn bộ tiền thuê kho bãi chứa hàng, nhưng do
trong việc ký kết và thực hiện hợp đồng bị vô hiệu toàn bộ cả hai bên cùng có lỗi,
nên tiền thuê kho từ 11/4/1995 đến ngày xét xử sS thẩm mỗi bên phải chịu một nửa.
Từ sau ngày xét xử Sơ thẩm trở đ
i, công ty Pan Việt phải chịu toàn bộ tiền thuê kho
bãi chính hàng.
Cuối cùng với sự phân tích trên, Toà phúc thẩm TANDTC cao tại Thành phố Hồ
Chí Minh quyết định:
- Bác đơn kháng cáo của công ty Pan Việt;
- Chấp nhận một phần đơn kháng cáo của Ngân hàng SGTT;
- Áp dụng Điều 8, Điều 39 Pháp lệnh HĐKT về xử lý HĐKT vô hiệu như sau:
+ Hai hợp đồng mua bán số 133/HĐMB- SGTT đề ngày 4/4/1995 và ngày
12/4/1995 giữa Ngân hàng SGTT và Công ty Pan Việt là vô hiệu toàn bộ ngay từ
thờ
i điểm ký kết.
+ Các bên liên quan không được phép tiếp tục thực hiện HĐKT nêu trên.
+ Ngân hàng SGTT có trách nhiệm giao trả Công ty Pan Việt toàn bộ 6 bộ khung

kho cùng phụ kiện kèm theo đã nhận của Pan Việt từ việc thực hiện hợp đồng
kinh tế nêu trên.
Giải quyết tranh chấp kinh tế ở nước ta hiện nay - thực trạng và giải pháp
- 51 -
+ Công ty Pan Việt có trách nhiệm hoàn trả cho Ngân hàng SGTT toàn bộ số
tiền ngân hàng đã chi trả liên quan đến việc thực hiện hợp đồng kinh tế nêu trên
bao gồm các khoản sau:
 Khoản tiền nhận theo hợp đồng là 12.594.252.000 đồng
 50% chi phí kiểm kê, sắp xếp hàng trong kho;
 50% chi phí thuê kho từ 11/4/1995 đến ngày xét xử Sơ thẩm (12/6/1996)
và 100% chi phí thuê kho từ 12/6/1996 đến 20/9/1996.
+ Tiền thuê kho từ ngày 20/9/1996 trở đi (Ngân hàng SGTT chưa thanh toán)
Công ty Pan Việt phải thanh toán cho cảng sông I Tân Thuận. Ngân hàng
SGTT Phải chịu những chi phí sau:
 50% chi phí kiểm kê, sắp xếp hàng trong kho;
 50% chi phí thuê kho từ 11/4/1995 đến ngày xét xử Sơ thẩm (12/6/1996).
Hội đồng xét xử cũng nhắc nhở hai bên về việc ký kết hai hợp đồng kinh tế
cùng số (133/HĐMB - SGTT) khác ngày (ngày 4/4/1995 và ngày 12/4/1995) vi
phạm quy định về lưu trữ hồ sơ.
Một vài nhận xét rút ra t
ừ thực tiễn giải quyết tranh chấp kể trên:
Trước hết: Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của các chủ thể hợp đồng kinh tế chưa
cao, nhiều thiết sót đáng tiếc đã xảy ra trong khi ký kết cũng như thực hiện hợp
đồng. Có khi hợp đồng vừa ký xong đã xin huỷ ngay vì chưa có nguồn tiêu thụ mà
nguyên nhân là do bên mua chưa khảo sát kỹ thị trường trước khi ký kết hợp đồ
ng.
Có trường hợp bên bán chưa giao hàng mà bên mua đã giao toàn bộ tiền hàng và đã
gặp nhiều khó khăn trong việc đòi lại tiền khi bên bán không thực hiện hợp đồng.
Hai là: Hiểu biết về pháp luật của các nhà kinh doanh còn hạn chế, điều này được
thể hiện ở một số ví dụ như: các chủ thể HĐKT không nắm rõ năng lực ký kết hợp

đồng của đối tác, chế đị
nh uỷ quyền và các quy định về đối tượng HĐKT dẫn đến
ký kết các HĐKT vô hiệu, mà hậu quả là các bên phải chịu xử lý tài sản theo pháp
luật.
Ba là: Các tranh chấp nhiều khi không có gì phức tạp vẫn xảy ra do ý thức pháp
luật của các chủ thể hợp đồng chưa cao. Một số doanh nghiệp chưa nhận thức được
rằng việc thực hiện một cách đầy đủ các ngh
ĩa vụ trong hợp đồng kinh tế không chỉ
Giải quyết tranh chấp kinh tế ở nước ta hiện nay - thực trạng và giải pháp
- 52 -
đảm bảo quyền lợi cho phía bên kia mà còn vì lợi ích của chính bản thân mình, chỉ
khi nào các bên thực hiện nghiêm chỉnh các cam kết trong hợp đồng, không vi phạm
pháp luật, lợi ích của họ từ hợp đồng kinh tế đó mới được đảm bảo, bất kỳ một hành
vi lừa bị đối phương hay cố ý vi phạm hợp đồng kinh tế của một bên xuất phát từ
lợi ích của riêng mình, sớm muộn sẽ
bị phát hiện và xử lý.

II. GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP KINH TẾ BẰNG PHƯƠNG PHÁP TIỀN KHỞI KIỆN
1. Thương lượng:
Thương lượng trực tiếp giữa 2 bên: là phương pháp giải quyết tranh chấp
thường được áp dụng, thương lượng trực tiếp là việc các bên đương sự cùng nhau
trao đổi, đấu tranh, nhân nhượng và thoả thuận giải quyết tranhh chấp, kết quả của
việc thương lượng trực tiếp có thể là tranh chấp giữa các bên được giải quyết.
Thương lượng trực tiếp có thể tiến hành b
ằng 2 cách, hai bên gặp nhau để
thoả thuận thương lượng hoặc một bên gửi đơn khiếu nại cho bên kia và bên kia trả
lời khiếu nại.
Thương lượng bằng cách hai bên gặp nhau: Khi tranh chấp phát sinh hai bên
gặp nhau để thoả thuận, thương lượng, và có thể bộc lộ ý định của mình một cách
thẳng thắn, nêu hết ý kiến của mình, nắm bắt và thấu hiểu được nguyện vọng của

bên kia và do đó tranh chấp có thể giải quyết, Tuy nhiên, thương lượng bằng cách
gặp nhau thường tốn kém chi phí và thời gian Vì vậy, hai bên thường gặp nhau để
thương lượng khi có điều kiện thuận lợi và đối với những tranh chấp phức tạp có giá
trị lớn, mặt khác, hai bên cũng có thể gặp nhau để thương lượng sau khi đã thương
lượng bằng khiếu nại và trả lời khiếu nại mà ch
ưa đạt kết quả.
Thương lượng trực tiếp bằng khiếu nại và trả lời khiếu nại: thông thường bên
vi phạm gửi đơn kiện khiếu nại kèm theo các chứng từ làm bằng chứng cho bên bị
vi phạm và bên vi phạm trả lời đơn khiếu nại đó. Việc gửi đơn khiếu nại và trả lời
đơn khiếu nại được thực hiện thông qua th
ư từ, telex, fax kết quả của việc thương
lượng sẽ mang lại hậu quả pháp lý là thoả mãn yêu cầu của 2 bên đương sự.
Trong thực tế có thể xảy ra trường hợp: các vấn đề định đưa ra tưởng chừng được
bên kia chấp nhận nhưng khi đó mới phát hiện ra một kẽ hở chưa tính đến, vì chúng
Giải quyết tranh chấp kinh tế ở nước ta hiện nay - thực trạng và giải pháp
- 53 -
mà có thể ảnh hưởng tới các phần nằm ngoài nội dung tranh chấp được đưa ra
thương lượng trên bàn hội nghị. Trong trường hợp ấy cần thiết phải mở rộng toàn
bộ vấn đề xem xét, bổ sung thêm những nội dung mới cho kín kẽ, nếu cùng lúc có
nhiều giải pháp, nên cần cân nhắc kỹ, đề cập tới mọi khía cạnh của vấn đề để chọn
lựa phương án thích h
ợp nhất cho cả hai bên.
Nhiều lúc cuộc thương lượng trở nên bế tắc là do hai bên hiểu nhầm nhau, xuất phát
từ một nguyên nhân khách quan hoặc chủ quan nào đó. Khi ấy, dù có cố gắng trình
bày, giải thích bao nhiêu và như thế nào đi chăng nữa thì cũng vô ích vì mỗi bên chỉ
cần nghe điều mà họ muốn. Cuộc thảo luận trở nên tản mát, thiếu tính xây dựng vì
ai cũng muốn bảo vệ quan điểm riêng c
ủa mình, gạt bỏ quan điểm của người khác,
cho là thiếu cơ sở và không có tính khả thi. Gặp trường hợp này nên tránh sa đà vào
những cuộc cãi vã vô ích mà chủ động hướng các bên vào vấn đề chính của cuộc

thương lượng. Trước hết cần phải xác định lại quan điểm của nhau xem mỗi bên có
hiểu đúng ý phía kia hay không. Cũng có trường hợp tất cả chỉ tại hai bên không
hiểu nhau, bình tĩnh trình bày lại cách
đặt vấn đề của bên đối tác xem có đúng như
vậy hay đã bị hiểu nhầm và đề nghị phía bên kia cũng làm động tác tương tự, chỗ
nào có sự hiểu lầm cần uốn nắn và liên hệ trực tiếp với vấn đề tranh chấp chính.
Thông thường trong các cuộc thương lượng giải quyết tranh chấp các bên sẽ theo
đuổi lợi ích mà mình quan tâm hơn là vấn đề của người khác. Nhiều khi do chú
trọng vào quyền lợi của mình mà các bên tranh chấp đã đi quá xa những tư tưởng
chính không thể nhất trí được vấn đề nào, điều quan trọng là phải tìm ra được những
điểm tương đồng của cả hai bên đương sự. Trong thực tế trước khi lên đường đi
thương lượng các bên thường cắt cử một người chỉ làm nhiệm vụ ngồi nghe để phát
hiện nhữ
ng sơ hở của đối phương cũng như các sai sót của phía mình để kịp tời thay
đổi chiến thuật đàm phán, người được giao trọng trách này phải có rất nhiều kinh
nghiệm và không bao giờ tham gia tranh luận, sự phát hiện của người này nhiều khi
quyết định sự thành bại của cả cuộc thương lượng.
Những chú ý khi áp dụng phương pháp giải quyết tranh chấp bằng thương lượng:

×