Tải bản đầy đủ (.pdf) (53 trang)

công ty cổ phần xi măng công thanh báo cáo thường niên 2011

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.75 MB, 53 trang )




0




CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG CÔNG THANH
Tháng 5 - 2012

BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2011





1





MỤC LỤC


Thông điệp Chủ tịch Hội đồng Quản trị 3

Tổng quát về công ty 4

Báo cáo Hội đồng quản trị 6



Báo cáo Ban Tổng Giám đốc 16

Báo cáo tài chính và Báo cáo Kiểm toán 24

Tổ chức và Nhân sự 35

Thông tin về cổ đông và quản trị công ty 45

2

THÔNG ĐIỆP CHỦ TỊCH HĐQT

THƢA QUÝ CỔ ĐÔNG!
Năm 2011 là năm mà tình hình kinh tế Việt Nam có những diễn biến không thuận lợi cho hoạt
động của Công ty. Lãi suất vay ngân hàng tăng cao, tỷ giá ngoại tệ nhiều biến động bất
thường, thị trường bất động sản đóng băng. Tình hình lạm phát và giá cả nguyên vật liệu đầu
vào tăng đột biến cùng với đó là chi phí vận chuyển và nhiên liệu tăng cao. Chính những
nguyên nhân này đã làm cho kết quả kinh doanh của Công ty không đạt kế hoạch đề ra trong
năm 2011. Tuy nhiên trong năm 2011 toàn Công ty đã tập trung mọi nguồn lực để đẩy mạnh
việc xây dựng dây chuyền II của nhà máy xi măng Công Thanh để đưa vào vận hành khai
thác mang lại nguồn thu và lợi nhuận cho Công ty trong thời gian tới. Tổng mức giải ngân
trong năm của Công ty cho dây chuyền II trên 3.500 tỷ đồng, đây là nỗ lực đáng ghi nhận của
HĐQT và Ban Tổng Giám Đốc trong năm vừa qua.
Song song đó Công ty tiếp tục xuất khẩu clinker khi nhu cầu trong nước chậm lại, thị phần và
thương hiệu xi măng Công Thanh ngày càng được thị trường biết đến đã giúp cho doanh thu
của Công ty tăng 57% so với năm 2010. Có được kết quả như vậy là nhờ Công ty có một tập
thể Hội đồng Quản trị, Ban điều hành và cán bộ nhân viên đoàn kết, một lòng phấn đấu và
cống hiến vì sự phát triển của Công ty, sự ủng hộ và tin tưởng cổ đông, đặc biệt là của khách
hàng thuộc mọi thành phần kinh tế, mọi tầng lớp dân cư.

Năm 2012, tình hình kinh tế thế giới và các nước trong khu vực vẫn chưa có dấu hiệu thoát
khỏi suy thoái, ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế của nước ta. Nhà nước vẫn ưu tiên kiềm
chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, do đó, các doanh nghiệp ngành xây dựng vẫn còn nhiều
khó khăn, đặc biệt là các doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng nói chung và xi măng nói
riêng. Trước tình hình đó HĐQT trong năm nay sẽ tập trung vào các nhóm công việc sau :
- Đẩy nhanh tiến độ xây dựng dây chuyền II;
- Mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm clinker và xi măng ở thị trường trong nước lẫn
xuất khẩu;
- Hoàn thiện các khâu sản xuất nhằm tiết giảm chi phí sản xuất, giảm giá thành;
Thay mặt Hội đồng Quản trị, tôi xin trân trọng cảm ơn sự tin tưởng, tín nhiệm của Quý Cổ
đông. Xin gửi lời tri ân tới sự lao động sáng tạo của cán bộ nhân viên, những người đã có
đóng góp quan trọng nhất để giúp Công Thanh vươn tới những tầm cao mới.
Trân trọng, Chủ tịch HĐQT



Nguyễn Công Lý


3

THÔNG TIN VỀ CTCP XI MĂNG CÔNG THANH
1. Thông tin chung
Tên công ty
:
CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG CÔNG THANH
Tên giao dịch
:
CÔNG THANH CEMENT JOINT STOCK COMPANY
Tên viết tắt

:
CONG THANH J.S.C
Vốn điều lệ
:
2.000.000.000.000 đồng (Hai nghìn tỷ đồng)
Vốn điều lệ thực góp
:
900.000.000.000 đồng (Chín trăm tỷ đồng)
Trụ sở chính
:
52 Đinh Bộ Lĩnh, Phường 26, Quận Bình Thạnh, Tp.Hồ Chí Minh
Điện thoại
:
(08) 39151606 - 39151607 - 39151608
Fax
:
(08) 39151604 - 39151605
Website

www.congthanhgroup.com
Email



Logo

:






2. Lịch sử hình thành và phát triển
Tháng 01/2006
Công ty cổ phần xi măng Công Thanh được thành lập với vốn điều lệ đăng
ký ban đầu với 300 tỷ đồng gồm 3 cổ đông sáng lập.
Tháng 07/2007
Công ty tổ chức khởi công thực hiện xây dựng và lắp đặt thiết bị dự án xi
măng Công Thanh dây chuyền 1 với công suất 2.500 tấn Clinker/ngày tại
thôn Tam Sơn, xã Tân Trường, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa.
Tháng 07/2008
Dây chuyền 1 chính thức đi vào vận hành, cho năng suất và chất lượng ổn
định. Đây là nhà máy xi măng tư nhân đầu tiên tại Việt Nam thi công trong
thời gian nhanh nhất, đảm bảo chất lượng công trình cũng như tiến độ đầu
tư, chi phí đầu tư thấp.
Tháng 10/2009
Công ty tiếp tục đầu tư Dự án xây dựng dây chuyền 2 với công suất 10.000
tấn Clinker/ngày, dự kiến thời gian xây dựng 24 tháng. Tổng vốn đầu tư cho
dây chuyền 2 là 420 triệu USD, sử dụng công nghệ và thiết bị hiện đại nhất
hiện nay của Cộng hòa liên bang Đức.



4

Tháng 06/2010
Thành lập Chi nhánh Công ty CP Xi Măng Công Thanh tại Hà Nội, mở
rộng mạng lưới bán xi măng Công Thanh tại thị trường phía Bắc.
Tháng 07/2010
Ký hợp đồng với Công ty Guangxi Yineng xuất khẩu Clinker Công Thanh

sang Trung Quốc. Đây được xem là bước tiến quan trọng của Công Thanh.
Tháng 08/2010
Ký hợp đồng với Công ty Hainan Yangpu Wenlong xuất khẩu Clinker Công
Thanh sang Trung Quốc.
Tháng 10/2010
Bộ Xây Dựng xác nhận dây chuyền 2 Nhà máy xi măng Công Thanh là dây
chuyền xi măng lò quay lớn nhất đầu tiên ở Việt Nam tính đến thời điểm
năm 2015.
Tháng 08/2011
Ký kết hợp đồng cung cấp, lắp đặt thiết bị cho dự án trạm nghiền xi măng
Công Thanh - Cam Ranh, Khánh Hòa với nhà thầu Beijing Sinowine
Co.LTD (Trung Quốc).























5





3. Ngành nghề lĩnh vực kinh doanh
Ngành nghề kinh doanh: Ngành nghề lĩnh vực đăng ký của công ty khá đa dạng:
- Sản xuất sản phẩm xi măng (không sản xuất tại trụ sở);
- Xây dựng dân dụng;
- Mua bán: máy móc thiết bị ngành xây dựng, vật liệu xây dựng, hàng trang trí nội thất,
thiết bị phụ tùng ngành xây dựng;
- Dịch vụ giao nhận hàng hóa;
- Kinh doanh vận tải hàng hóa bằng ôtô, đường thủy;
- Dịch vụ đại lý vận tải đường biển;
- Mua bán xe cơ giới, xe chuyên dùng, xe ôtô, xe tải, xe gắn máy;
- Khai thác khoáng sản (đá vôi, đất sét, sắt, không khai thác tại trụ sở).
Tuy nhiên trong giai đoạn đầu thành lập, công ty chỉ tập chung chủ yếu vào những nhóm sản
phẩm chủ lực của Công ty: clinker, xi măng, thạch cao và một vài dịch vụ liên quan khác.

4. Định hƣớng phát triển
- Trở thành Tâp đoàn kinh tế mạnh, năng động, phát triển bền vững dựa trên những lĩnh
vực sản xuất cốt lõi là : Xi măng, Phân Đạm, Nhiệt Điện, đưa thương hiệu của mình ra
các nước trên thế giới.
- Xây dựng và phát triển các công ty thành viên hoạt động hiệu quả theo định hướng phát
triển của Tổng công ty.

- Nâng cao năng lực và trình độ quản lý kinh doanh, phát triển nguồn nhân lực có trình
độ chuyên môn cao.
- Đẩy mạnh liên kết, hợp tác với các đối tác nước ngoài nhằm thúc đẩy sự phát triển,
nâng cao khả năng cạnh tranh, tiếp thu cách thức quản lý của các nước phát triển trên
thế giới.
- Chuẩn hóa quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn môi trường quốc tế về bảo vệ môi trường,
giúp hạn chế tối đa việc gây ô nhiễm môi trường.




Xi măng


6


BÁO CÁO HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

7

BÁO CÁO HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

1. Những điểm nổi bật và kết quả hoạt động trong năm 2011
Có thể nói, năm 2011, các doanh nghiệp xi măng đã phải “oằn mình” để tồn tại và phát triển.
Tuy nhiên, những số liệu thống kê sẽ giúp chúng ta đánh giá xác thực hơn. Năm 2011, cả
nước tiêu thụ nội địa xấp xỉ 50 triệu tấn xi măng. Tiêu thụ nội địa giảm 1 triệu tấn, nhưng đã
giảm nhập khẩu clinker từ 2 triệu tấn năm 2010 xuống còn 1,2 triệu tấn năm 2011. Các
doanh nghiệp đã đẩy mạnh việc tìm kiếm thị trường ở nước ngoài, hợp lý hoá trong khâu
vận chuyển, khắc phục những hạn chế về hoạt động bốc xếp hay logistics để tăng cường

xuất khẩu sản phẩm xi măng. Nhờ vậy, năm 2011 cả ngành đã xuất khẩu được trên 5,5 triệu
tấn sản phẩm xi măng (chủ yếu là Clinker).
Đến cuối năm 2011, tổng công suất các dây chuyền sản xuất xi măng của cả nước là 65,5
triệu tấn. Như vậy, công suất hiện có đã được khai thác tới 86%. Trong điều kiện khó khăn
như năm 2011, đây là cố gắng lớn của toàn ngành.
Trong tình hình này Hội đồng quản trị, Ban giam đốc cũng như đội ngũ cán bộ công nhân
viên đã không ngừng nỗ lực và cố gắng vận hành nhà máy, đưa ra các chiến dịch chăm sóc
khách hàng, tiết kiệm chi phí… , nên tổng doanh thu thuần của công ty trong năm đạt được
1.266 tỷ đồng, tăng 57% so với năm 2010 tuy nhiên lợi nhuận sau thuế lại chỉ đạt 2,5 tỷ
đồng, giảm 86% so với năm 2010, vì thế chưa hoàn thành các chỉ tiêu theo kế hoạch đặt ra.

Stt
Chỉ tiêu
Đơn vị
tính
Năm 2010
Năm 2011
Chêch
lệch
% tăng/
giảm
1
Doanh thu thuần
Tỷ đồng
805
1.266
421
57%
2
Lợi nhuận sau thuế

Tỷ đồng
18
2,55
(15,45)
(86%)

Trong năm 2011, Công ty đã thực hiện được một số việc đáng chú ý:
- Tháng 08/2011: Ký kết hợp đồng cung cấp, lắp đặt thiết bị cho dự án trạm nghiền xi
măng Công Thanh - Cam Ranh, Khánh Hòa với nhà thầu Beijing Sinowine Co.LTD
(Trung Quốc).
- Tập trung xây dựng ngày đêm dây chuyền II để nhanh chóng đưa vào vận hành cho
ra sản phẩm nhằm tăng doanh thu lợi nhuận cho Công ty. Tổng mức giải ngân trong
năm 2011 cho dây chuyền II là hơn 3.500 tỷ đồng.




8

Một số hình ảnh các hạng mục trong dây chuyền II đang xây dựng đến tháng 04 năm 2012 :

Kho đá vôi
Kho phụ gia
Trạm định lượng nghiền thô
Khung giá và móng nhà nghiền thô
Nhà cyclone và nhà nghiền thô
Tháp trao đổi nhiệt




9

Silo bột liệu số 1
Silo bột liệu số 2
Lò quay
Nhà làm nguội
Silo clinker số 1
Silo clinker số 2



10

Nhà nghiền than
Trạm định lượng nghiền xi
Nhà nghiền xi
Silo xi măng số 1
Silo xi măng số 2
Nhà đóng bao xi măng



11

Kho than
Silo thứ phẩm
Lọc bụi nhà làm nguội
Hệ thống lọc bụi nhà nghiền liệu
























12






2. Tình hình thực hiện so với kế hoạch
STT

Tên chỉ tiêu
ĐVT
Kế hoạch
2011
Thực hiện
2011
Tỉ lệ %
I
Doanh thu
Tỷ đồng
2.111
1.226
58%
II
Lợi nhuận sau thuế
Tỷ Đồng
60
2,55
4,25%
Trong năm 2011, nhìn chung Công ty chưa đạt được các chỉ tiêu chủ yếu của kế hoạch đề ra.
Cụ thể là doanh thu chỉ đạt 58% , lợi nhuận chỉ đạt 4,25%. Tuy nhiên cũng có một số điểm
sáng trong hoạt động của công ty, đó là việc sản xuất Clinker phát triển tốt, bước đầu xuất
khẩu sang nước ngoài, từ đó giúp cho doanh thu Clinker vượt kế hoạch đề ra từ đầu năm.
Tình hình kinh doanh chưa đạt kế hoạch như trên do những nguyên nhân về tình hình kinh tế
Việt Nam quá khó khăn trong năm 2011 khiến hầu hết các doanh nghiệp đều gặp khó khăn
đặc biệt là những Công ty sản xuất vật liệu xây dựng và Công ty đang tập trung mọi nguồn
lực để xây dựng dây chuyền II.
3. Những thay đổi chủ yếu trong năm
Năm 2011 là một năm cực kỳ khó khăn cho tất cả doanh nghiệp trong đó có Công Thanh,
tuy nhiên Công Thanh cũng đã thực hiện được một số thay đổi đáng chú ý:

- Tiến độ đầu tư Dây chuyền II công suất 10.000 tấn/ngày được đảm bảo.
- Đa dạng hóa các chương trình chăm sóc khách hàng, đại lý một cách bài bản: Tổ chức
hội nghị khách hàng tại TPHCM, tổ chức chương trình tặng quà cho đại lý đạt kết quả
tốt, chính sách hoa hồng,…
- Đẩy mạnh thị trường xuất khẩu.
- Chất lượng Clinker đã đạt được yêu cầu đề ra.






Hội nghị khách hàng năm 2011, ngày 18/12/2011 tại Nhà Máy Nghiền Xi Măng Nhơn Trạch - Đồng Nai.
Xi măng



13




4. Triển vọng và kế hoạch trong tƣơng lai
Triển vọng phát triển của ngành
Tình hình thị trƣờng xi măng nội địa năm 2011:
Tổng sản lượng xi măng toàn xã hội năm 2011 tiêu thụ đạt khoảng 49,16 triệu tấn, tăng 0,3%
so với năm 2010. Miền Bắc và Miền Trung tiêu thụ xi măng giữ được mức tăng trưởng nhẹ
khoảng 2%, trong khi đó thị trường Miền Nam tiêu thụ giảm 3,5%.

Nguồn : Vicem

Trên cở sở đó, nhu cầu về clinker của các doanh nghiệp trong ngành cũng sẽ tăng cao. Rất
nhiều doanh nghiệp phía Nam phải nhập khẩu clinker để giải quyết tình trạng thiếu hụt. Đây
được xem là một lợi thế của Công Thanh khi nguồn clinker cung cấp cho khách hàng của
Công Thanh luôn đạt chất lượng tốt và ổn định.
Thị phần xi măng








Phân bón



14





Mặc dù các doanh nghiệp thuộc Tổng Công ty xi măng Việt Nam vẫn đóng vai trò chủ đạo
trong cung cấp xi măng cho thị trường, tuy nhiên, càng ngày thị phần của Tổng Công ty đang
bị sụt giảm. Năm 2004, Tổng Công ty chiếm gần 50% thị phần, đến năm 2010 thị phần này đã
giảm xuống và chỉ còn 35% và đến cuối năm 2011 tỷ lệ này là 32% trong khi thị phần của các
Công ty khác tăng lên tương ứng. Điều này là do nhiều dự án đầu tư xây dựng mới trong
ngành xi măng được triển khai và đi vào hoạt động, nhất là các nhà máy xi măng của các
thành phần kinh tế khác đã lấy bớt thị phần xi măng của cả nước.

Kế hoạch trong tương lai
Định hƣớng phát triển của Công ty
- Tập trung khai thác nguồn đá vôi tại nhà máy để sản xuất clinker phục vụ cho nhu cầu sản
xuất xi măng của Công ty và xuất khẩu.
- Xây dựng các trạm nghiền xi măng tại những khu vực trọng điểm tại các vùng của cả
nước : Bắc – Trung - Nam. Tháng 08/2011 Công ty đã tiến hành khởi công xây dựng trạm
nghiền cho khu vực miền Trung tại Huyện Cam Ranh tỉnh Khánh Hòa. Tại khu vực phía
Nam Công ty đã kết hợp với Công ty cổ phần tấm lợp và VLXD Đồng Nai đưa vào vận
hành trạm nghiền xi măng Công Thanh tại khu công nghiệp Ông Kèo thuộc Tỉnh Đồng
Nai. Dự kiến trong thời gian tới Công ty sẽ xây dựng thêm 01 trạm nghiền xi măng tại
vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long để đưa sản phẩm xi măng Công Thanh đã đưa vào khu
vực này góp phần giảm chi phí vận chuyển trong khâu bán hàng, nâng cao sức cạnh tranh
cho sản phẩm Xi măng của Công ty so với các đối thủ khác.
- Hợp lý hóa sản xuất để cắt giảm chi phí, giảm giá thành sản phẩm.

Kế hoạch đầu tƣ, kinh doanh
- Tiếp tục đầu tư nhà máy sản xuất clinker với công suất 10.000 tấn clinker/ngày và Dự án
đầu tư nhà máy nghiền xi măng Công Thanh – Khánh Hòa với công suất trên 02 triệu tấn
xi măng/năm.
- Xây dựng trạm nghiền xi măng tại khu vực miền Trung và đồng bằng sông Cửu Long.
- Tăng cường mở rộng mạng lưới tiêu thụ sản phẩm.


Vận chuyển



15






Nguồn vốn cho đầu tƣ
- Sử dụng nguồn khấu hao hàng năm để tái tạo tài sản
- Hợp tác với các định chế tài chính để thu xếp vốn cho mục tiêu phát triển lâu dài của
Công ty.
- Quay vòng vốn nhanh, sử dụng` nguồn vốn tự có.
- Vay ngân hàng.
- Tiếp tục huy động vốn thông qua phát hành thêm cổ phiếu.
- Huy động vốn của CBCNV trong công ty.



Bao bì



16



































BÁO CÁO BAN TỔNG GIÁM ĐỐC



17

BÁO CÁO BAN TỔNG GIÁM ĐỐC



1. Báo cáo tình hình tài chính năm 2011
Một số chỉ số phân tích tình hình tài chính
Chỉ tiêu
ĐVT
Năm 2010
Năm 2011
1. Chỉ tiêu về khả năng thanh toán



Khả năng thanh toán hiện hành
lần
7,12
2,04
Khả năng thanh toán nhanh
lần
6,82
1,87
2. Chỉ tiêu về cơ cấu vốn



Hệ số Nợ (Tổng nợ/Tổng nguồn vốn)
lần
0,78
0,86
Nợ ngắn hạn/Tổng nợ
lần

0,11
0,14
3. Chỉ tiêu về năng lực hoạt động



Vòng quay hàng tồn kho
vòng
8,21
8,81
Doanh thu thuần/Tổng Tài sản
lần
0,19
0,19
4. Chỉ tiêu về khả năng sinh lời



Lợi nhuận sau thuế/Doanh thu thuần
%
2,24
0,20
Lợi nhuận sau thuế/Tổng tài sản
%
0,43
0,04
Lợi nhuận sau thuế/Nguồn vốn chủ sở hữu
%
1,93
0,27

Lợi nhuận từ HĐSXKD/Doanh thu thuần
%
2,21
0,15
Nhận xét: Qua bảng phân tích các chỉ số cơ bản về tình hình tài chính của công ty chúng ta
thấy năm 2011 có khá nhiều biến động so với 2010. Trong đó:
Về khả năng thanh toán:
Nếu xét riêng về khả năng thanh toán thì năm 2011 khả năng thanh toán của công ty có giảm
do phần lớn nguồn lực tập trung vào đầu tư xây dựng dây truyền II. Tuy nhiên, khả năng
thanh toán của Công ty cũng duy trì ở mức an toàn cao.
Về cơ cấu vốn: Năm 2011, công ty tăng cường các khoản vay dài hạn để đầu tư cho dây
chuyền II do đó hệ số nợ của Công ty tăng lên đáng kể so với năm 2010. Tỷ số giữa tổng nợ
và tổng nguồn vốn đã lên đến 86%, trong đó Nợ ngắn hạn/tổng nợ chiếm 14%.



18




Về năng lực hoạt động:
Tình hình bán hàng 2011 có sự cải thiện so với năm 2010 thể hiện qua doanh thu tăng 57% và
tốc độ luân chuyển hàng tồn kho nhanh hơn từ 8,21 vòng trong năm 2010 lên 8,81 vòng trong
năm 2011.
Về khả năng tạo doanh thu của tài sản, năm 2011 vẫn được duy trì như năm 2010. Tuy nhiên
phần lới giá trị tài sản nằm ở Khoản mục đầu tư xây dựng cơ bản nên nếu xét theo về khả
năng tạo doanh thu của tài sản thực thì mức này cao hơn nhiều.
Về khả năng sinh lời:
Các chỉ tiêu sinh lời của công ty có dấu hiệu sụt giảm, nguyên nhân là do các chi phí sản xuất

kinh doanh, chi phí bán hàng tăng đáng kể.
Nhìn chung qua phân tích các chỉ số tài chính năm 2011 cho thấy tình hình tài chính công ty
có nhiều biến động. Nguyên nhân một phần chủ yếu là do trong năm 2011 tình hình kinh tế
quá khó khăn, sức tiêu thụ xi măng giảm sút do chính phủ cắt giảm đầu tư công cùng với đó là
thị trường bất động sản đóng băng. Ngoài ra, Công ty đang gánh chịu chi phí lãi vay cao cho
hoạt động đầu tư ban đầu của nhà máy.
Tổng giá trị xây dựng dở dang của Công ty đến cuối năm 2011 gần 4.000 tỷ đồng tăng 3.500
tỷ đồng so với năm 2010. Đây là giá trị tài sản rất lớn nhưng chưa mang lại doanh thu và lợi
nhuận cho Công ty. Dự kiến sau khi hoàn thành dây chuyền II cùng với tình hình kinh tế khả
quan thì tình hình tài chính và hiệu quả kinh doanh của Công ty sẽ cải thiện nhanh chóng.
Vốn cổ đông/vốn góp
Trong năm 2011, Công ty cổ phần xi măng Công Thanh không có thay đổi về vốn cổ đông.
- Số lượng : 90.000.000 cổ phiếu
- Mệnh giá : 10.000 đồng/cổ phần
- Tổng vốn góp : 900.000.000.000 VNĐ
- Loại cổ phần : cổ phần phổ thông




Resort



19




Giá trị sổ sách

Vốn chủ sở hữu (tại thời điểm 31/12/2011)
929.795.941.018 đồng
Số lượng cổ phần lưu hành bình quân
90.000.000 cổ phần
Giá trị sổ sách mỗi cổ phiếu
10.322 đồng/CP
Tổng số trái phiếu đang lưu hành theo từng loại

Tính đến 31/12/2011, Công ty Cổ phần xi măng Công Thanh đã phát hành 2.500.000 trái
phiếu thông thường, tổng mệnh giá 2.500 tỷ đồng. Chi tiết như bảng sau:

Ngày phát hành
Số lƣợng
Mệnh giá
Giá trị
Kỳ hạn
25/12/2009
300.000
1.000.000
300.000.000.000
05 năm
21/05/2010
355.000
1.000.000
355.000.000.000
05 năm
21/05/2010
345.000
1.000.000
345.000.000.000

08 năm
24/12/2010
1.500.000
1.000.000
1.500.000.000.000
08 năm
Tổng cộng
2.500.000

2.500.000.000.000

Cổ tức chia cho các thành viên góp vốn
Tỷ lệ cổ tức thực hiện qua các năm và ước tính cho các năm sau:




Năm

Tỷ lệ cổ tức
(% vốn thực góp)
Ghi chú
2009
3 %
(Nghị quyết đại hội cổ đông ngày 19/05/2010)
2010
1,5 %
(Nghị quyết đại hội cổ đông ngày19/05/2011)
2011 -2013 (dự kiến)
0%


Nhiệt điện



20




Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
ĐVT: tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm 2010
Kế hoạch 2011
Thực hiện 2011
Doanh thu
805
2.111
1.266
Lợi nhuận sau thuế (LNST)
18
60
2,55
Tỷ lệ LNST/Doanh thu (%)
2,23
2,84
0,20
EPS (đồng)
201

666
28
Năm 2011, tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công Thanh có nhiều biến chuyển
khi doanh thu vượt gần 57% thực hiện năm 2010, ký thêm hàng loạt các hợp đồng mới, tìm
nhiều được nhiều đối tác nước ngoài. Tuy nhiên do tình hình vĩ mô chung, Công Thanh vẫn
chưa đạt kế hoạch đề ra năm 2011, nguyên nhân cụ thể như sau:
Chính sách thắt chặt tín dụng và thị trƣờng ảm đạm:
Trong thời gian qua, chính sách thắt chặt tiền tệ và cắt giảm đầu tư công đã hạn chế đầu tư
vào bất động sản, xây dựng. Các ngân hàng đã dừng không ưu tiên cho vay các dự án thuộc
lĩnh vực bất động sản. Do đó, nhu cầu sử dụng vật liệu xây dựng, trong đó có xi măng sụt
giảm đáng kể. Điều này đã gây không ít khó khăn cho hoạt động sản xuất - kinh doanh của
công ty.
Theo thống kê của Hiệp hội xi măng Việt Nam, sản lượng tiêu thụ nội địa của toàn ngành chỉ
đạt trên 49,26 triệu tấn. Theo đó, lượng xi măng sản xuất đạt trên 56 triệu tấn, tăng khoảng 1
triệu tấn so với năm 2010. Tuy nhiên, sản lượng tiêu thụ chỉ đạt trên 49,26 triệu tấn giảm gần
2% so với năm trước.
Tình hình trên làm cho doanh thu của Công ty chỉ đạt 60% so với kế hoạch mặc dù đã tăng
57% so với thực hiện năm 2010.
Cùng với đó, Công ty đang phải đối mặt với tình hình chi phí đầu vào tăng cao. Ví dụ như
than, xăng dầu, điện, vỏ bao… đều tăng giá nhưng giá bán xi măng thì không thể tăng tương
ứng do sức mua giảm. Điều này đã làm tỷ trọng giá vốn hàng bán của Công ty tăng hơn 3% so
với năm 2010 từ 81,36% năm 2010 lên 84,5% năm 2011, qua đó lợi nhuận gộp của Công ty
giảm tương ứng.


Vận chuyển



21




Chí phí bán hàng tăng gấp 2 lần cho mục tiêu mở rộng thị phần và tiêu thụ sản phẩm: Do xi
măng Công Thanh ra đời sau và thương hiệu cũng chưa được người tiêu dùng biết đến nhiều
nên mục tiêu mở rộng thị trường tăng sản lượng tiêu thụ là vấn đề mang tính sống còn đối với
Công ty nên chí phí bán hàng, quảng bá thương hiệu, chiết khấu, hoa hồng cao cho đại lý đã
làm chi phí này tăng gấp 2 lần từ mức 42 tỷ năm 2010 lên 88 tỷ năm 2011. Mặc khác do quy
mô hoạt động của Công ty tăng tương ứng nên chi phí quản lý cũng tăng 40% so với năm
2010.
Trên đây là những nguyên nhân chính khiến lợi nhuận của Công ty chưa đạt như kế hoạch đề
ra. Trong năm 2012 Ban Tổng Giám Đốc sẽ cố gắng tiết giảm chi phí sản xuất thông qua các
biện pháp hoàn thiện và hợp lý hóa sản xuất, đồng thời tăng cường công tác bán hàng để tăng
doanh thu qua đó cải thiện lợi nhuận của Công ty cao hơn so với năm 2011.

Những tiến bộ công ty đã đạt đƣợc
- Từng bước hoàn thiện chuỗi sản xuất xi măng cung ứng cho thị trường trong nước từ miền
Bắc đến vùng Đồng bằng Sông Cửu Long ở phía Nam. Trong năm 2011 Công ty đã tiến
hành khởi công trạm nghiền xi măng cung cấp cho khu vực miền Trung tại huyện Cam
Ranh, Tỉnh Khánh Hòa.
- Trong năm Công ty đã hoàn thiện hệ thống quản lý chất lượng (ISO) 9001& 14000 do
BVQI cấp.












Hotel



22

















2. Kế hoạch phát triển năm 2012
Những chỉ tiêu cơ bản
STT
Tên chỉ tiêu
ĐVT

Kế hoạch
2012
Thực hiện
2011
Tỉ lệ %
I
Doanh thu
Tỷ đồng
1.200
1.266
95%
II
Thu nhập bình quân
Tr. Đồng
4,5
4,5
100%
III
Lợi nhuận sau thuế
Tỷ Đồng
25
2,55
980 %

Các biện pháp của công ty trong năm 2012.
- Tiếp tục nâng cao năng lực điều hành, quản trị doanh nghiệp, đẩy mạnh hoạt động giúp
nâng cao tính chủ động, sáng tạo, tiết kiệm trong nhân viên.
- Vẫn đẩy mạnh đầu tư nâng cấp trang thiết bị phòng thí nghiệm nhằm nâng cao chất lượng
sản phẩm đáp ứng yêu cầu xuất khẩu xi măng.
- Nghiên cứu sử dụng các nguồn nhiên liệu thay thế nhằm giảm giá thành sản phẩm.

KHO BẮC TP. HCM
(THỦ ĐỨC)
TỔNG KHO MIỀN TRUNG
(KHÁNH HÒA)
KHO NAM TP. HCM
(BÌNH CHÁNH)
TỔNG KHO MIỀN TÂY
(CẦN THƠ)



23

- Luôn giám sát chặt chẽ chi phí vận tải, giá clinker trong nước, khu vực để có biện pháp
điều phối nguồn clinker giữa các vùng, miền hợp lý nhằm đạt hiệu quả cao nhất.
- Nâng cao năng lực cạnh tranh các sản phẩm xi măng của Công Thanh trên thị trường
nhằm chiếm lĩnh, tăng thị phần của Công Thanh cao hơn năm 2011.
- Vẫn xem hoạt động hoàn thiện hệ thống phân phối tại các vùng, miền trên toàn quốc là
hoạt động chính
- Đẩy mạnh tìm kiếm thị trường, đối tác để thực hiện xuất khẩu Clinker và xi măng .
Với những định hướng và mục tiêu chính năm 2012 trên đây, trong điều kiện kinh tế thế giới
và trong nước còn rất nhiều khó khăn, thách thức, Hội đồng Quản trị mong muốn tiếp tục
nhận được sự quan tâm chỉ đạo của Đại hội đồng Cổ đông để Hội đồng Quản trị và Ban
Tổng Giám đốc phấn đấu vươn lên thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ năm 2012 và
xây dựng một Công Thanh kỷ cương, thống nhất, phát triển bền vững, vươn tới những tầm
cao.


























24



Báo cáo tài chính
đã kiểm toán



×