Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Khả năng nhận diện khuôn mặt theo giới tính pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (117.2 KB, 5 trang )

Khả năng nhận diện
khuôn mặt theo giới
tính
Chúng ta vẫn cho rằng: Việc nhận diện một người có khuôn
mặt của đàn ông hay đàn bà là việc khá đơn giản và chỉ dựa
vào các đặc điểm nhận biết thông thường, tuy nhiên, các nhà
khoa học mới đây vừa phát hiện ra rằng: việc nhận diện chính
xác khuôn mặt của đàn ông và đàn bà đôi khi lại rất phức tạp
và khó khăn. Điều này có liên quan đến khả năng làm việc của
não bộ và đôi khi sự nhầm lẫn xảy ra là điều không thể tránh
khỏi.
Phạm vi quan sát làm thay đổi khả năng nhận diện giới tính
Khuôn mặt của một người thể hiện là khuôn mặt đàn ông hay đàn
bà phụ thuộc vào việc họ xuất hiện trong phạm vi quan sát và cách
quan sát nào của người đối diện. Trong một nghiên cứu mới đây,
các nhà khoa học thuộc Viện nghiên cứu Masachusset – Mỹ đã
phát hiện ra rằng, các đặc điểm tương đồng trên khuôn mặt của
một người có thể được nhận biết thành khuôn mặt của nam giới khi
họ được quan sát ở một tầm nhìn này, song lại có thể được nhận
biết thành khuôn mặt của người phụ nữ khi ở một tầm nhìn khác.
Kết quả này được giới khoa học xác nhận là do hoạt động phản
ứng của não bộ. Sự không thống nhất ở từng phạm vi quan sát ở
đây chính là một trong những yếu tố có thể góp phần bóp méo kết
quả quan sát của con người.
Trong thực tế, bản chất của việc hình ảnh khuôn mặt nam và nữ
phụ thuộc vào tầm nhìn không dễ được phát hiện bởi phần lớn ta
có thể dễ dàng nhận biết ai là nam, ai là nữ chỉ cần dựa vào các yếu
tố đặc trưng như: kiểu tóc, quần áo và cách ăn mặc, trang điểm…
Điều này khiến cho nhiều người nhầm tưởng rằng họ có thể dễ
dàng phân biệt ai là nam, ai là nữ. Tuy nhiên, mọi sự không đơn
giản như vậy nếu loại trừ các đặc điểm phân biệt dễ thấy bề ngoài


như trang phục, kiểu tóc…
Nghiên cứu khoa học về khả năng nhận diện của con người các
nhà khoa học đã phát hiện: Một nhóm các nơ ron thần kinh trong
não chịu trách nhiệm phân biệt các hình ảnh có thể dễ dàng bị
nhầm lẫn khuôn mặt của một người đàn ông và một người đàn bà,
nếu họ có trang phục, kiểu tóc và các biểu hiện bên ngoài giống hệt
nhau.
Để kiểm chứng, các nhà nghiên cứu đã sử dụng những hình ảnh
khuôn mặt được tạo ra từ các máy tính (đã được loại hết các đặc
điểm dễ nhận biết giới tính thông thường) và cho chạy qua màn
hình trước mắt người quan sát. Kết quả là thật khó để người quan
sát có thể nhận ra chính xác giới tính của các khuôn mặt người
được máy tính đưa ra.
Trong một nghiên cứu khác đối với một nhóm hơn 1.000 người
tình nguyện gồm cả nam và nữ tại London - Anh. Các nhà khoa
học sắp xếp họ theo thứ tự: những người có khuôn mặt từ nam tính
nhất cho tới những người có khuôn mặt nữ tính nhất. Sau đó ghi lại
hình ảnh các khuôn mặt này và cho những người quan sát xem
(mỗi gương mặt chỉ được quan sát trong vòng 50 mili giây).
Những người quan sát sau đó sẽ phải đưa ra nhận định đâu là nam,
đâu là nữ. Kết quả là, ngoài những người có đặc điểm nam tính
hoặc nữ tính thể hiện mạnh và rõ nét trên khuôn mặt, thì với hầu
hết những người có khuôn mặt khó phân biệt là nam hay nữ (nam
tính ít, hoặc nữ tính ít), người quan sát rất khó nhận biết chính xác.
Với một số người là nam giới có khuôn mặt nhiều lưỡng tính, một
số người quan sát nhận họ thành phụ nữ, trong khi đó chỉ một số ít
nhận được đúng giới tính của họ.

Các chuyên gia thần kinh học phát hiện ra rằng não tiếp nhận
và xác định hình ảnh khuôn mặt là nam giới hay phụ nữ phụ

thuộc vào phạm vi quan sát hình ảnh.
Nhìn nhận khoa học về hiện tượng nhầm lẫn
Nghiên cứu về hiện tượng não nhầm lẫn trong phân biệt khuôn mặt
của người đàn ông và người đàn bà, các nhà khoa học Mỹ cho biết:
Trong não bộ có một khu vực thuộc phần vỏ não kiểm soát chức
năng thị giác. Hoạt động chủ yếu của vùng não này cho phép tiếp
nhận, xử lý, truyền tải và phân tích hình ảnh. Cấu tạo của vùng não
này gồm có nhiều tế bào thần kinh được tập hợp thành nhóm hoặc
phân loại. Tùy thuộc theo hình ảnh mà não tiếp nhận được từ thị
giác, các nhóm tế bào thần kinh này hoạt động ở mức độ và tần số
khác nhau.
Với mỗi nhóm, có một số các nơ ron thần kinh có liên quan đến
việc ngăn cản nhận diện chính xác giới tính qua khuôn mặt. Số
lượng các tế bào thần kinh này hoạt động càng ít, thì hình ảnh càng
kém được nhận diện chính xác. Theo các nhà khoa học: Hoạt động
của các tế bào thần kinh trong các nhóm này có thể là nguyên
nhân khiến người quan sát nhận diện khuôn mặt của một người
thành khuôn mặt của nam giới, trong khi đó, ở một người quan sát
khác, nó lại khiến cho họ nhận diện khuôn mặt người đó thành
khuôn mặt của nữ giới.

×