Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Tế bào gốc trưởng thành và những khiếm khuyết chết người docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (146.62 KB, 4 trang )

Tế bào gốc trưởng thành và
những khiếm khuyết chết
người
Mới đây, theo Hãng thông tấn xã Hàn Quốc Younhap, một nghiên cứu
của Giáo sư Kang Kyung-sun và các cộng sự thuộc Đại học Quốc gia
Seoul đã xác định được cơ chế gây lão hóa trong các tế bào gốc trưởng
thành. "Chúng tôi phát hiện ra rằng các tế bào gốc trưởng thành ở
người lớn không phát triển tốt và lão hóa nhanh hơn rất nhiều so với
các tế bào gốc phôi thai. Vì thế mục đích nghiên cứu của chúng tôi là
làm thế nào để kiểm soát được quá trình lão hóa
của tế bào gốc”.
Khác với các tế bào
thông thường, tế bào
gốc có khả năng tự tái
sinh và có thể chuyển
hóa thành những loại
tế bào khác. Có 2 loại
tế bào gốc là tế bào
gốc phôi thai và tế
bào gốc trưởng thành.
Trong đó, các tế bào
gốc phôi thai có khả
Cơ thể con người được cho là ngừng phát triển ở độ
tuổi khoảng 20 và sau đó dần đi vào quá trình lão
hóa. Xét về mặt lý thuyết, cuộc sống là một quá
trình dần đi tới cái chết. Đây là lý do vì sao con
người không ngừng tìm cách để kìm hãm quá trình
lão hóa và làm chậm lại cuộc hành trình đi về nơi
vĩnh hằng của mình. Tương truyền, nữ hoàng
Cleopatra thời Ai Cập cổ đại đã tắm trong sữa để
mong gìn giữ tuổi thanh xuân, còn Hoàng hậu Pháp


Marie Antoinette ở thế kỷ thứ 18 thì ngâm mình
trong rượu vang để kìm hãm quá trình lão hóa.
Từ trước đến nay, giới khoa học chưa có nhiều
nghiên cứu về quá trình lão hóa của tế bào gốc và
cho tới giờ lý thuyết được chấp nhận là quá trình lão
hóa xảy ra khi stress tác động tới sự biến đổi gen
trong chúng ta. Nhưng qua quan sát hiện tượng lão
hóa trong các tế bào gốc trưởng thành, các nhà khoa
học có thể xác nhận rằng các tế bào bị lão hóa do sự
biến đổi của các protein xung quanh chứ không phải
ở bộ gen. "Tôi đã băn khoăn nhiều về hiện tượng
lão hóa khi tôi đọc một công trình nghiên cứu khá
thú vị đăng trên tạp chí khoa học "Nature" của Anh
ra tháng 3/2010. Công trình nghiên cứu này mô tả
làm thế nào tế bào gốc từ tủy xương của người trẻ
phân chia và phát triển mạnh trong khi điều đó
không thể thực hiện được ở những tế bào gốc của
năng tái sinh và
chuyển hóa vô hạn.
Nhưng do những vấn
đề liên quan đến đạo
đức, thải bỏ miễn dịch
đã khiến nghiên cứu
này chỉ giới hạn trong
các phòng thí nghiệm.
Mặt khác, dù không
tái tạo và chuyển hóa
nhanh được như tế
bào phôi, nhưng tế
bào trưởng thành,

được tìm thấy ở tủy
xương, mỡ, máu
cuống rốn và nhiều
mô khác, có thể được
ứng dụng trong chữa
trị các bệnh hiểm
nghèo. Tuy nhiên, tế
bào gốc trưởng thành
lại có một khiếm
khuyết chết người, đó
chính là quá trình lão
hóa nhanh.
người già. Dựa trên bài báo này, tôi giả định cho rằng, lão hóa chính là quá
trình tái tạo vật chất xảy ra chậm dần đến lúc ngừng hẳn. Quá trình tái tạo
này lại liên quan trực tiếp tới các tế bào gốc. Đứng từ khía cạnh tế bào gốc,
có thể nói lão hóa là quá trình mà số lượng cũng như chức năng của các tế
bào gốc giảm dần và do vậy nó không có khả năng tái tạo nữa".
Giáo sư Kang Kyung-sun và các cộng sự của mình đã tìm ra được mối liên
hệ giữa số lượng cũng như chất lượng giảm dần của tế bào gốc trưởng thành
với quá trình lão hóa của con người. Họ cũng tìm ra cách thức hoạt động của
ribonucleic axit (RNA) siêu nhỏ, nhân tố chính điều khiển quá trình lão hóa
bên trong một tế bào. "Nghiên cứu của chúng tôi mang lại một manh mối rất
quan trọng về quan hệ giữa cơ chế lão hóa của tế bào gốc với quá trình lão
hóa trong cơ thể người. Chúng tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu thêm về quá trình
già hóa của tế bào gốc để phát triển các phương pháp chữa trị những căn
bệnh liên quan tới lão hóa như chứng suy trí nhớ tuổi già, các bệnh về thoái
hóa não và chứng viêm khớp. Tôi cũng đang lên kế hoạch tìm hiểu kĩ hơn về
việc các tế bào gốc bám rễ thế nào trong cơ thể người và thay thế các tế bào
cũ."
Nghiên cứu của Giáo sư Kang đã lần đầu tiên trên thế giới xác định được cơ

chế gây lão hóa trong các tế bào gốc trưởng thành. Điều này sẽ đưa đến khả
năng kìm hãm được tốc độ lão hóa của tế bào gốc trưởng thành và tìm ra
cách khắc phục sự lão hóa sớm của tế bào gốc trong quá trình phát triển. Nó
cũng sẽ giúp đẩy nhanh sự phát triển của các phương pháp chữa bệnh dựa
trên tế bào gốc cũng như ngăn ngừa các căn bệnh liên quan đến lão hóa.

Tế bào gốc trưởng thành lại có một
khiếm khuyết chết người, đó chính
là quá trình lão hóa nhanh.
Hàn Quốc đã vấp phải những thất bại nghiêm trọng trong các nghiên cứu về
tế bào gốc phôi người, đặc biệt là sự kiện Giáo sư Hwang Woo-suk giả mạo
kết quả nghiên cứu tế bào gốc vào năm 2006. Vì vậy, trong thời gian dài,
việc nghiên cứu tế bào gốc ở Hàn Quốc rơi vào trạng thái "đóng băng".
Nhưng may mắn thay, vào năm ngoái, Chính phủ Hàn Quốc đã đưa ra chính
sách toàn diện để thúc đẩy nghiên cứu về tế bào gốc. Dự tính, tới năm 2015,
ngân sách hỗ trợ cho nghiên cứu này sẽ được tăng gấp 3 lần. Theo GS.
Kang, chẳng bao lâu Hàn Quốc sẽ đủ khả năng để bước vào top các nước
dẫn đầu thế giới trong lĩnh vưc nghiên cứu tế bào gốc.

×