Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Trẻ nhỏ có khả năng xử lý tình huống pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (119.76 KB, 4 trang )

Trẻ nhỏ có khả năng
xử lý tình huống
Dữ liệu từ một nghiên cứu khoa học mới được đăng tải trên tạp chí Child
Development tại Hoa Kỳ số tháng 8, 9 năm 2009 của tiến sĩ Drover đã công
bố nghiên cứu lâm sàng liên quan đến khả năng giải quyết vấn đề ở trẻ 9
tháng tuổi. Kết quả nghiên cứu cho thấy dinh dưỡng sớm, đủ chất và việc bổ
sung DHA và ARA có ảnh hưởng đến khả năng này của trẻ.
Ảnh hưởng của khả năng giải quyết vấn đề đến sự phát triển của trẻ
Thông thường, các bậc cha mẹ vẫn thường cho rằng trẻ con, nhất là trẻ dưới
1 tuổi thì chưa hình thành hay biểu hiện khả năng xử lý và giải quyết vấn đề,
tuy nhiên, đó là những suy nghĩ sai lầm. Bởi ngay từ năm đầu tiên, trẻ đã
hình thành khả năng giải quyết vấn đề từ những biểu hiện đơn giản như: tập
trung, lắng nghe, biểu hiện nét mặt
Khả năng giải quyết vấn đề là cách suy nghĩ và những hành động của trẻ
nhằm xử lý tình huống đang diễn ra trước mắt. Không phải khi trẻ lên 3, 4
tuổi kỹ năng này mới hình thành mà nó được hình thành rất sớm từ những
tháng đầu đời của trẻ. Khả năng giải quyết vấn đề sẽ giúp trẻ dễ dàng tiếp
thu và thích nghi với những diễn biến và thay đổi bên ngoài, đồng thời, hình
thành những kỹ năng cần thiết khi lớn lên, chẳng hạn như khả năng học hỏi,
tiếp thu, và kết quả tốt từ việc xử lý vấn đề sẽ tăng hứng thú khám phá, tìm
tòi ở trẻ.
Theo các nghiên cứu cho thấy, trẻ có khả năng xử lý và giải quyết vấn đề tốt
trong những năm đầu đời sẽ là nền tảng, là bước đệm tốt cho sự phát triển trí
não của trẻ, bởi trẻ có khả năng giải quyết vấn đề tốt đồng nghĩa với việc có
chỉ số IQ về sau này cao hơn so với trẻ có khả năng giải quyết vấn đề kém
hoặc không thể hiện khả năng này trong năm đầu đời.

Trẻ có khả năng xử lý tình huống từ rất sớm.
Khả năng giải quyết vấn đề ở trẻ xuất hiện từ khi nào?
Thử nghiệm để đánh giá khả năng giải quyết vấn đề ở nhũ nhi 9 tháng tuổi
trong nghiên cứu là cho trẻ chơi chiếc lục lạc, sau đó, để chiếc lục lạc ra xa


tầm với của trẻ và dùng một tấm vải che lại. Ngay lập tức, đứa trẻ có khả
năng giải quyết vấn đề tốt hơn sẽ tìm cách kéo tấm vải lại gần, lật tấm vải
phủ lên để lấy món đồ chơi, còn đứa trẻ có khả năng giải quyết vấn đề kém
thì sẽ mất phương hướng, hoặc lúng túng với việc không biết làm thế nào để
lấy lại món đồ chơi của mình.
Thử nghiệm đã cho thấy khả năng giải quyết vấn đề là một trong những biểu
hiện sớm nhất ở trẻ và là dấu hiệu để các bậc cha mẹ có thể nhận biết sự phát
triển trí não ở trẻ. Ngay từ những tháng đầu đời, trẻ đã có những biểu hiện
của khả năng giải quyết vấn đề và thể hiện nó qua những hành động hết sức
bản năng như: khóc khi muốn thể hiện nhu cầu, đưa mắt dõi theo những hình
ảnh màu sắc sinh động, biết mỉm cười khi thấy khuôn mặt quen thuộc của
mẹ lúc 3 tháng, biết phân biệt lạ quen khi được 7-8 tháng. Đến 9 tháng tuổi,
trẻ đã hình thành khả năng này tốt hơn thông qua những biểu hiện của khả
năng ghi nhớ, chú ý, ngôn ngữ Những khả năng này sẽ hoàn thiện và khéo
léo hơn khi trẻ lớn lên.
Cách kích thích trẻ
Khả năng giải quyết vấn đề là biểu hiện sớm nhất của trí thông minh ở trẻ và
khả năng này sẽ dần được hoàn thiện và phát triển khi trẻ lớn lên. Do vậy,
trước tiên, cha mẹ cần phải để ý đến những biểu hiện của trẻ, để ý đến những
hành động (dù là nhỏ nhất) của trẻ, bởi đó là những dấu hiệu mà trẻ muốn
cha mẹ mình chú ý đến.
Bên cạnh đó, cha mẹ nên dành nhiều thời gian để chơi, trò chuyện với trẻ, từ
đó, kích thích trẻ phát triển tốt nhất những kỹ năng, khả năng xử lý và giải
quyết vấn đề ngay từ những năm tháng đầu đời, từ đó, giúp trẻ phát triển trí
tuệ.
Ngoài ra, cha mẹ cũng cần lưu ý, việc kích thích sự phát triển khả năng xử lý
tình huống của trẻ phải dựa trên các mốc phát triển trí não theo độ tuổi. Ví
dụ như, với trẻ sơ sinh đến 4 tháng tuổi, bạn hãy tạo nơi an toàn và thân
thiết cho bé, đặt bé ở nơi bé có thể nhìn thấy mọi người và mọi vật xung
quanh. Đặt bé nằm ngửa cho tay chân bé cử động thoải mái, để bé tự khám

phá chơi với bàn tay, bàn chân của mình Nhưng với bé lớn hơn, từ 8- 12
tháng, bạn hãy dùng lời diễn tả để nói chuyện khi chơi với trẻ; sắp đặt một
góc nhà hoặc “giang sơn” riêng cho bé thoải mái nhưng ấm cúng phù hợp,
bé có thể bò vào trong, chui ra ngoài hoặc nấp vào đó quan sát những gì bé
muốn; hát những bài hát quen thuộc, trẻ sẽ thích thú nhìn cũng như vỗ tay
nhún nhảy theo điệu nhạc. Với trẻ 18- 24 tháng, bạn hãy tạo điều kiện cho
trẻ tìm hiểu không gian xung quanh chúng, hướng dẫn trẻ biết cách chăm
sóc, an ủi, quan tâm đến người khác, như khi thấy trẻ tỏ ra chú ý đến những
trẻ khác đang khóc, bạn giúp trẻ sờ nhẹ nhàng lên vai hoặc đưa đồ chơi an ủi
bạn
Điều quan trọng không kém chính là cha mẹ nên chú ý đến chế độ dinh
dưỡng hợp lý để giúp trẻ tận dụng được cơ hội phát triển tốt nhất vào các
thời điểm quan trọng, bởi đây là một trong những yếu tố quyết định ảnh
hưởng đến sự phát triển não bộ của trẻ về sau. Nghiên cứu khoa học trên
cũng đã cho thấy rõ những trẻ được bổ sung các dưỡng chất như DHA, ARA
trong suốt những tháng đầu đời có khả năng xử lý và giải quyết tình huống
tốt hơn nhiều so với những trẻ thiếu hoặc không được cung cấp các dưỡng
chất này hằng ngày

×