Tải bản đầy đủ (.doc) (29 trang)

tiểu luận luật kinh tế pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (193.28 KB, 29 trang )

Trình tự, thủ tục phá sản CTCP.

BẢNG PHÂN CHIA CƠNG VIỆC
STT

TÊN

NỘI DUNG CÔNG VIỆC

1

Nguyễn Dương Ngọc Cẩm
030126100112

Khái niệm và điều kiện phá sản.
Thuyết trình phần trình tự, thủ tục phá
sản.

2

Phan Thành Luân
030126100463

Tổng hợp và thiết kế power point
Design clip mở đầu

3

Nguyễn Thị Kiều My
030126100527


Tìm hiểu phần thanh lý tài sản và các
khoản nợ, bất cập trong luật phá sản.

4

Nguyễn Thị Vân Nhung
030126100622

Phân tích nội dung tun bố cơng ty cổ
phần bị phá sản.
Tổng hợp các nội dung, lời mở đầu và
phân biệt phá sản với giải thể

5

Nguyễn Kim Thọ
030126100889

Tìm hiểu điều kiện và nội dung phương
án phục hồi hoạt động kinh doanh

6

Lê Hồng Bảo Trung
030126101001

7

Hứa Nhật Vy
030126101163


Nhóm 10_ Luật kinh tế

Page 1

Đưa ra ví dụ thực tế về cơng ty cổ phần
dược phẩm Viễn Đơng
Thuyết trình phần trình tự và thủ tục phá
sản
Phân tích về thủ tục, nội dung của việc
nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản.
Thuyết trình phần tổng quan về phá sản


Trình tự, thủ tục phá sản CTCP.

LỜI MỞ ĐẦU

Trong nền kinh tế tự cung tự cấp con người tạo ra các sản phẩm để tự
thỏa mãn, tự đáp ứng nhu cầu của mình nên chưa có hoạt động trao đổi, do đó
hoạt động thương mại chưa tồn tại và khơng thể có hiện tượng phá sản.
Sang nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung ở Việt Nam trước đây, chủ thể
kinh tế chủ yếu là các doanh nghiệp quốc doanh, được nhà nước hình thành và
tài sản thuộc quyền sở hữu của nhà nước, ln có sự hỗ trợ của nhà nước dưới
các hình thức như hỗn nợ, xóa nợ,…hoặc sử dụng các giải pháp mang tính
hành chính như giải thể, sáp nhật để chấm dứt hoạt động khi kinh doanh bị thua
lỗ. Do đó cũng khơng xảy ra trường hợp mất khả năng thanh toán dẫn đến phá
sản.
Khi nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường, phá sản doanh nghiệp là
hiện tượng kinh tế- xã hội khách quan, bị ảnh hưởng bởi yếu tố rủi ro trong kinh

doanh phản ánh tính cạnh tranh giữa các doanh nghiệp để tranh giành các lợi
thế về thị trường, khách hàng, lợi nhuận tối ưu,…Theo dự báo của tiến sĩ Đinh
Thế Hiển, Giám đốc Viện Nghiên cứu tin học và kinh tế ứng dụng, với tình hình
CPI tháng 7 đang có xu hướng tăng trở lại, Ngân hàng Nhà nước sẽ khó có đợt
cung tiền mạnh trong quý III. Do vậy, khó có khả năng giảm mạnh lãi suất.
Nguồn vốn vẫn bị hạn chế, nên sẽ có những thêm doanh nghiệp, đặc biệt doanh
nghiệp ngành bất động sản, “âm thầm” phá sản. Trung bình mỗi năm nước ta có
25.000/597.000 doanh nghiệp phá sản, hiện chỉ cịn hơn 356.000 doanh
nghiệp... “ sống sót”. Như vậy trong nền kinh tế Việt Nam hiện nay thì việc doanh
nghiệp phá sản là khá phổ biến. Nó hiện hữu như là một sản phẩm của quá trình
chọn lọc và đào thải tự nhiên của nền kinh tế.

Nhóm 10_ Luật kinh tế

Page 2


Trình tự, thủ tục phá sản CTCP.

Phần 1: TỔNG QUAN VỀ PHÁ SẢN
***KHÁI NIỆM PHÁ SẢN
Phá sản là thủ tục thanh toán nợ đặc biệt đối với doanh nghiệp, hợp tác xã lâm
vào tình trạng phá sản.
Theo Điều 3 của Luật Phá sản, doanh nghiệp, hợp tác xã bị coi là lâm vào tình
trạng phá sản khi có đầy đủ các điều kiện sau:
- Có các khoản nợ đến hạn: các khoản nợ đến hạn phải là các khoản nợ khơng
có bảo đảm hoặc có bảo đảm một phần (chỉ tính phần khơng có bảo đảm) đã rõ
ràng, được các bên xác nhận, có đầy đủ các giấy tờ, tài liệu để chứng minh và
khơng có tranh chấp.
- Chủ nợ đã có u cầu thanh tốn nhưng doanh nghiệp, hợp tác xã khơng có đủ

khả năng thanh tốn.
u cầu của chủ nợ thanh toán các khỏan nợ đến hạn phải có căn cứ chứng
minh là chủ nợ đã có yêu cầu, nhưng khơng được doanh nghiệp, hợp tác xã
thanh tốn (ví dụ: văn bản địi nợ, văn bản khất nợ…)
***PHÂN BIỆT PHÁ SẢN VÀ GIẢI THỂ
Giải thể
1, Lý do

Phá sản

Rộng hơn đối với giải thể, có 4 lý do doanh nghiệp bị mất khả năng
do dẫn đến giải thể doanh nghiệp: thanh toán các khoản nợ đến hạn
do kết thúc thời gian hoạt động khi chủ nợ có yêu cầu
mà khơng được gia hạn; đối với
cơng ty khơng có đủ số lượng
thành viên tối thiểu trong thời hạn
6 tháng liên tục; do bị thu hồi giấy
phép kinh doanh; Theo quyết định
của chủ doanh nghiệp đối với
doanh nghiệp tư nhân; của tất cả
các thành viên hợp danh đối với
cong ty hợp danh; của Hội đồng
thành viên, chủ sở hữu công ty
đối với cơng ty trách nhiệm hữu

Nhóm 10_ Luật kinh tế

Page 3



Trình tự, thủ tục phá sản CTCP.
hạn; của Đại hội đồng cổ đông đối
với công ty cổ phần;
2, Thủ tục là thủ tục hành chính do chủ sở là một hoạt động tư pháp, do toà
giải quyết hữu doanh nghiệp tiến hành, thời án có thẩm quyền quyết định, thời
hạn giải quyết một vụ giải thể
hạn giải quyết một vụ phá sản dài
ngắn hơn
hơn
3, Hậu quả bao giờ cũng chấm dứt sự tồn tại doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản
của một doanh nghiệp (bị xố tên vẫn có thể tiếp tục hoạt động nếu
trong sổ đăng ký kinh doanh)
như một nguời nào đó mua lại
tồn bộ doanh nhgiệp
4, Thái độ Người quản lý doanh nghiệp, điều Người quản lý doanh nghiệp, điều
của NN đối hành doanh nghiệp không bị cấm hành doanh nghiệp bị tuyên bố
với chủ sở làm công việc tương tự trong một phá sản thường bị cấm làm công
hữu hay
thời gian nhất định
việc tương tự trong một thời gian
người quản
nhất định

***VAI TRÒ CỦA LUẬT PHÁ SẢN VIỆT NAM
-Là cơ sở pháp lý quan trọng để bảo vệ lợi ích của chủ nợ, bảo vệ quyền và lợi
ích hợp pháp của người lao động. Đồng thời cũng bảo vệ lợi ích chính đáng của
các doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản
-Luật phá sản góp phần cơ cấu lại nền kinh tế.

Phần 2: TRÌNH TỰ, THỦ TỤC PHÁ SẢN

Thủ tục phá sản được áp dụng đối với CTCP lâm vào tình trạng phá sản
bao gồm các nội dung cơ bản sau đây:
+Nộp đơn yêu cầu và mở thủ tục phá sản;
+Phục hồi hoạt động kinh doanh;
+Thanh lý tài sản, các khoản nợ;
+Tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã bị phá sản.
I. NỘP ĐƠN YÊU CẦU VÀ MỞ THỦ TỤC PHÁ SẢN
1. Nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản
Nhóm 10_ Luật kinh tế

Page 4


Trình tự, thủ tục phá sản CTCP.
a. Quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản
Khi nhận thấy Công ty cổ phần (CTCP) lâm vào tình trạng phá sản thì cổ đơng
và nhóm cổ đơng (CĐ-NCĐ) có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản theo
quy định của điều lệ công ty; nếu điều lệ công ty khơng quy định thì việc nộp đơn
được thực hiện theo nghị quyết của đại hội cổ đông (ĐHCĐ). Trường hợp điều lệ
công ty không quy định mà không tiến hành được ĐHCĐ thì cổ đơng và nhóm cổ
đơng sở hữu trên 20% số cổ phần phổ thông trong thời gian liên tục ít nhất 6
tháng có quyền nộp đơn u cầu mở thủ tục phá sản đối với CTCP đó.(Điều 17
LPS)
Đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản bao gồm (Điều 13 LPS)
+ Ngày, tháng, năm làm đơn.
+ Tên, địa chỉ của người làm đơn.
+ Tên, địa chỉ của CTCP lâm vào tình trang phá sản
+ Các khoản nợ khơng có đảm bảo hoặc có đảm bảo một phần đến hạn mà
khơng được thanh tốn.
+ Q trình địi nợ.

+ Căn cứ của việc yêu cầu mở thủ tục phá sản.

TOÀ ÁN NHÂN DÂN TPHCM
Số:426/2011/QĐ-MTTPS

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
TpHCM, ngày 5 tháng 8 năm 2011

QUYẾT ĐỊNH
MỞ THỦ TỤC PHÁ SẢN
TOÀ ÁN NHÂN DÂN TPHCM
Căn cứ vào Điều 8 và Điều 28 của Luật phá sản;
Sau khi xem xét đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản của ngân hàng ANZ
Địa chỉ: 39 Lê Duẩn quận 1 TpHCM
Đối với: công ty cổ phần dược phẩm Viễn Đơng
Thụ lí. số 426/2011/PS-TL ngày 6 tháng 8 năm 2011
Sau khi xem xét các giấy tờ, tài liệu liên quan đến yêu cầu mở thủ tục phá sản;
Nhóm 10_ Luật kinh tế

Page 5


Trình tự, thủ tục phá sản CTCP.
Xét thấy có các căn cứ chứng minh công ty cổ phần dược phẩm Viễn Đơng lâm
vào tình trạng phá sản
QUYẾT ĐỊNH:
1. Mở thủ tục phá sản đối với công ty cổ phần dược phẩm Viễn Đông
Địa chỉ : 441 Huỳnh Văn Bánh ,phường 11,quận Phú Nhuận, Tphcm
2. Thẩm phán phụ trách tiến hành thủ tục phá sản: thẩm phán

- Ông (Bà).......................................................................................................
3. Trong thời hạn sáu mươi ngày, kể từ ngày cuối cùng đăng báo về quyết định
mở thủ tục phá sản này, các chủ nợ phải gửi giấy địi nợ cho Tồ án, trong đó
nêu cụ thể các khoản nợ, số nợ đến hạn và chưa đến hạn, số nợ có bảo đảm và
khơng có bảo đảm mà doanh nghiệp, hợp tác xã phải trả. Kèm theo giấy đòi nợ
là các tài liệu chứng minh về các khoản nợ đó. Hết thời hạn này các chủ nợ
khơng gửi giấy địi nợ đến Tồ án thì được coi là từ bỏ quyền địi nợ.
Nơi nhận:

TOÀ ÁN NHÂN DÂN TPHCM
Thẩm phán

Đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản phải được gửi cho Tồ án có thẩm quyền
( Điều 7 LPS)
Khi nộp đơn phải đính kèm theo các giấy tờ, tài liệu theo quy định và phải đảm
bảo các nội dung theo quy định của pháp luật về phá sản (Điều 15 LPS). Bao
gồm các giấy tờ, tài liệu sau đây:
+ Báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh của CTCP, trong đó giải trình ngun
nhân và hồn cảnh liên quan đến tình trạng mất khả năng thanh toán; nếu pháp
luật yêu cầu phải được kiểm tốn thì báo cáo tài chính phải được tổ chức kiểm
toán độc lập xác nhận.
+ Báo cáo về các biện pháp mà CTCP đã thực hiện, nhưng vẫn không khắc
phục được tình trạng mất khả năng thanh tốn các khoản nợ đến hạn
+ Bảng kê chi tiết tài sản của CTCP và địa điểm nơi có tài sản nhìn thấy được.
+ Những tài liệu khác mà Toà án yêu cầu CTCP phải cung cấp theo quy định của
pháp luật.

Nhóm 10_ Luật kinh tế

Page 6



Trình tự, thủ tục phá sản CTCP.
Trong thời hạn ba tháng, kể từ khi nhận thấy CTCP lâm vào tình trạng phá sản,
nếu đại diện hợp pháp của CTCP không nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản thì
phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật.
b. Nghĩa vụ, trách nhiệm của người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản
Người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản có nghĩa vụ cung cấp đầy đủ, kịp
thời các tài liệu do pháp luật quy định và theo u cầu của Tồ án trong q trình
tiến hành thủ tục phá sản (Điều 19 LPS)
Người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản do không khách quan gây ảnh
hưởng xấu đến danh dự, uy tín, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp
tác xã hoặc có sự gian dối trong việc yêu cầu mở thủ tục phá sản thì tuỳ theo
tính chất, mức độ mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách
nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
(Điều 19 LPS)
Người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản phải nộp tiền tạm ứng phí phá sản
theo quyết định của Toà án (Điều 21 LPS)
c. Thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản (Điều 22 LPS)
Sau khi nhận được đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản nếu thấy cần sửa đổi đơn,
bổ sung tài liệu thì Tồ án yêu cầu người nộp đơn thực hiện việc sửa đổi, bổ
sung trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu của Toà án.
Toà án thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, kể từ ngày người nộp đơn xuất
trình biên lai nộp tiền tạm ứng phí phá sản. Trường hợp người nộp đơn khơng
phải nộp tiền tạm ứng phí phá sản thì ngày thụ lý đơn là ngày Toà án nhận được
đơn. Toà án phải cấp cho người nộp đơn giấy báo đã thụ lý đơn.
Trả lại đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản (Điều 23 LPS)
Toà án ra quyết định trả lại đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản trong những trường
hợp sau đây:
+ Người nộp đơn không nộp tiền tạm ứng phí phá sản trong thời hạn do Tồ án

ấn định.
+ Người nộp đơn khơng có quyền nộp đơn.

Nhóm 10_ Luật kinh tế

Page 7


Trình tự, thủ tục phá sản CTCP.
+ Có Tồ án khác đã mở thủ tục phá sản đối với CTCP lâm vào tình trạng phá
sản.
+ Có căn cứ rõ ràng cho thấy việc nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản do
không khách quan gây ảnh hưởng xấu đến danh dự, uy tín, hoạt động kinh
doanh của CTCP hoặc có sự gian dối trong việc yêu cầu mở thủ tục phá sản.
+ CTCP chứng minh được mình khơng lâm vào tình trạng phá sản
Khiếu nại việc trả lại đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản (Điều 25 LPS)
Trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày nhận được quyết định của Toà án trả lại
đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, người làm đơn có quyền khiếu nại với Chánh
án Tồ án đó.
Trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày nhận được đơn khiếu nại đối với quyết định
trả lại đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, Chánh án Toà án phải ra một trong các
quyết định sau đây:
+ Giữ nguyên quyết định trả lại đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản.
+ Huỷ quyết định trả lại đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản và thụ lý đơn theo quy
định của Luật này.
Sau khi thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, nếu thấy việc giải quyết phá sản
không thuộc thẩm quyền của mình thì Tồ án đã thụ lý đơn chuyển việc giải
quyết phá sản cho Tồ án có thẩm quyền và thông báo cho người nộp đơn yêu
cầu mở thủ tục phá sản biết.(Điều 26 LPS)
Kể từ ngày Toà án thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, việc giải quyết các

yêu cầu sau đây đòi CTCP lâm vào tình trạng phá sản thực hiện nghĩa vụ về tài
sản phải tạm đình chỉ (Điều 27 LPS)
+ Thi hành án dân sự về tài sản
+ Giải quyết vụ án đòi CTCP thực hiện nghĩa vụ về tài sản.
2. Mở thủ tục phá sản (Điều 28, 29, 30, 31 LPS)
Trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản,
Toà án phải ra quyết định mở hoặc khơng mở thủ tục phá sản.

Nhóm 10_ Luật kinh tế

Page 8


Trình tự, thủ tục phá sản CTCP.
Tồ án ra quyết định mở thủ tục phá sản khi có các căn cứ chứng minh CTCP
lâm vào tình trạng phá sản. Trong trường hợp cần thiết, trước khi ra quyết định
mở thủ tục phá sản, Tịa án có thể triệu tập phiên họp với sự tham gia của người
nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, đại diện hợp pháp của CTCP bị yêu cầu
mở thủ tục phá sản, cá nhân, tổ chức có liên quan để xem xét, kiểm tra các căn
cứ chứng minh CTCP lâm vào tình trạng phá sản.
Quyết định mở thủ tục phá sản phải có các nội dung chính sau đây:
+ Ngày, tháng, năm ra quyết định;
+ Tên của Toà án; họ và tên Thẩm phán phụ trách tiến hành thủ tục phá sản;
+ Ngày và số thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản; tên, địa chỉ của người làm
đơn yêu cầu;
+ Tên, địa chỉ của CTCP lâm vào tình trạng phá sản;
+ Thời gian, địa điểm khai báo của các chủ nợ và hậu quả pháp lý của việc
khơng khai báo.
Tồ án ra quyết định không mở thủ tục phá sản nếu xét thấy CTCP chưa lâm
vào tình trạng phá sản.

Quyết định của Toà án về mở thủ tục phá sản được gửi cho CTCP lâm vào tình
trạng phá sản, Viện kiểm sát cùng cấp và đăng trên báo địa phương nơi CTCP
vào tình trạng phá sản có địa chỉ chính, báo hàng ngày của trung ương trong ba
số liên tiếp; thông báo cho những người có liên quan.
Thời hạn gửi và thông báo quyết định mở thủ tục phá sản là 7 ngày, kể từ ngày
Tòa án ra quyết định.
***Một số vấn đề pháp lý khi mở thủ tục phá sản:
-Thứ nhất: Đồng thời với việc ra quyết định mở thủ tục phá sản, thẩm phán
thành lập tổ quản lý, thanh lý tài sản (TQLTLTS), bao gồm: Một chấp hành viên
làm tổ trưởng; một cán bộ tòa án; một đại diện chủ nợ; đại diện CTCP; có thể có
đại diện các cơ quan chun mơn,….
-Thứ hai: Quyền địi nợ và nghĩa vụ gửi giấy đòi nợ cho các chủ nợ
Mọi chủ nợ có quyền gửi giấy địi nợ đến tịa án
Nhóm 10_ Luật kinh tế

Page 9


Trình tự, thủ tục phá sản CTCP.
Giấy địi nợ phải nêu cụ thể các khoản nợ, số nợ đến hạn và chưa
đến hạn, số nợ có đảm bảo và khơng có đảm bảo.
Kèm theo giấy địi nợ là các tài liệu chứng minh vế các khoản nợ đó.
-Thứ ba: Hoạt động kinh doanh khi mở thủ tục phá sản, trách nhiệm kiểm kê tài
sản.
Mọi hoạt động kinh doanh của CTCP vẫn được tiến hành bình thường nhưng
được giám sát, kiểm tra của thẩm phán và TQLTLTS.
Người quản lý, người điều hành đương nhiệm của CT được tiếp tục duy trì
HĐKD dưới sự giám sát của thẩm phán và TQLTLTS.
Trường hợp cần thiết, nếu thấy người quản lý, điều hành không có khả năng thì
theo đề nghị của hội nghị chủ nợ, thẩm phán ra quyết định cử người khác.

***Các hoạt động của CTCP bị cấm thực hiện sau khi mở thủ tục phá sản (Điều
31 LPS)
+ Cất giấu, tâu tán tài sản
+ Thanh tốn nợ khơng có bảo đảm
+ Từ bỏ hoặc giảm bớt quyền đòi nợ
+ Chuyển các khoản nợ khơng có bảo đảm thành các khoản nợ có đảm bảo
***Sau khi mở thủ tục phá sản, phải được sự đồng ý bằng văn bản của thẩm
phán trước khi thực hiện (Điều 31 LPS)
+ Cầm cố, thế chấp, chuyển nhượng, bán, tặng, cho, cho thuê tài sản
+ Nhận tài sản từ một hợp đồng chuyển nhượng
+ Chấm dứt thực hiện hợp đồng đã có hiệu lực
+ Vay tiền
+ Bán, chuyển đổi cổ phần hoặc chuyển quyền sở hữu tài sản
+ CT phải kiểm kê tài sản thao bảng kê chi tiết đã nộp cho tòa án và xác định giá
trị các tài sản đó và gửi ngay cho thẩm phán.
-Thứ tư: Tịa án có thể áp dụng các biện pháp cần thiết nhằm bảo tồn tài sản
Nhóm 10_ Luật kinh tế

Page 10


Trình tự, thủ tục phá sản CTCP.
Trong trường hợp cần thiết, theo đề nghị của TQLTLTS, thẩm phán có quyền
quyết định áp dụng một hoặc một số biện pháp khẩn cấp kịp thời
+ Cho bán những hàng hóa dễ hỏng, hàng sắp hết hạn sử dụng
+ Kê biên, niêm phong tài sản của CT
+ Niêm phong kho, quỹ, thu giữ và quản lý sổ kế toán, tài liệu liên quan của CT
+ Cấm hoặc buộc CT, cá nhân, tổ chức khác có liên quan thực hiện một số hành
vi nhất định.
Người bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời có quyền khiếu nại với chánh án

Theo yêu cầu của chủ nợ khơng có đảm bảo và TQLTLTS, tịa án tuyên bố các
giao dịch của CT quy định tại K1, D943 là vơ hiệu lực, và tổ trưởng TQLTLTS có
trách nhiệm thi hành quyết định của tòa án.(Đ44)
Các giao dịch của CT thực hiện trong ba tháng trước ngày tòa án thụ lý đơn (K1,
Đ43)
+ Tặng cho động sản và bất động sản
+ Thanh toán hợp đồng song vụ trong đó phần nghĩa vụ của CT rõ ràng là lớn
hơn phần nghĩa vụ của bên kia
+ Thanh toán các khoản nợ chưa đến hạn
+ Thực hiện việc thế chấp, cầm cố tài sản dối với các khoản nợ
+ Các giao dịch khác với mục đích tẩu tán tài sản
Tịa án quyết định đình chỉ thực hiền hợp đồng theo yêu cầu của chủ nợ, CTCP,
tổ trưởng TQLTLTS nếu xét thấy việc đình chỉ đó có lợi hơn cho CTCP (Đ45)
Để bảo vệ quyền lợi của bên kia hợp đồng, việc thanh toán, bồi thường thiệt hại
theo nguyên tắc:
Tài sản mà CT nhận được từ hợp đồng vẫn tồn tại thì bên kia có quyền địi lại;
nếu tài sản đó khơng cịn thì bên kia có quyền như một chủ nợ khơng đảm bảo
Trường hợp hợp đồng bị đình chỉ thực hiện thì bên kia của hợp đồng co quyền
như một chủ nợ khơng có đảm bảo.(Đ47)
Nhóm 10_ Luật kinh tế

Page 11


Trình tự, thủ tục phá sản CTCP.
-Thứ năm: Đình chỉ thi hành án dân sự, đình chỉ giải quyết vụ án và giải quyết vụ
án bị đình chỉ trong thủ tục phá sản.
3. Hội nghị chủ nợ (HNCN)
-Những người có quyền tham gia HNCN (Điều 62 LPS)
Các chủ nợ có tên trong danh sách chủ nợ, người lãnh đạo sau khi đã trả nợ

thay cho CTCP lâm vào tình trạng phá sản trở thành chủ nợ không đảm bảo.
Trong trường hợp CTCP khơng có người đại diện tham gia thì thẩm phán chỉ
định người đại diện.
-Những người có nghĩa vụ tham gia HNCN ( Điều 63 LPS): Người nộp đơn yêu
cầu mở thủ tục phá sản ( cổ đông và nhóm cổ đơng CTCP)
-Thẩm quyền và thời gian triệu tập HNCN (Điều 61 LPS)
Trường hợp việc kiểm kê tài sản của CTCP lâm vào tình trạng phá sản kết thúc
trước ngày lập xong danh sách chủ nợ thì trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ
ngày lập xong danh sách chủ nợ, Thẩm phán phải triệu tập Hội nghị chủ nợ; nếu
việc kiểm kê tài sản của CTCP kết thúc sau ngày lập xong danh sách chủ nợ thì
thời hạn này tính từ ngày kiểm kê xong tài sản của CTCP.
Các Hội nghị chủ nợ tiếp theo có thể được Thẩm phán triệu tập vào bất kỳ ngày
làm việc nào trong quá trình tiến hành thủ tục phá sản theo đề nghị của Tổ quản
lý, thanh lý tài sản hoặc của các chủ nợ đại diện cho ít nhất một phần ba tổng số
nợ khơng có bảo đảm.
Giấy triệu tập Hội nghị chủ nợ phải được gửi cho người có quyền tham gia Hội
nghị chủ nợ và người có nghĩa vụ tham gia Hội nghị chủ nợ, chậm nhất là mười
lăm ngày trước ngày khai mạc Hội nghị. Kèm theo giấy triệu tập Hội nghị phải có
chương trình, nội dung của Hội nghị và các tài liệu khác, nếu có.
Hội nghị chủ nợ do Thẩm phán phụ trách tiến hành thủ tục phá sản chủ trì.
-Điều kiện hợp lệ của Hội nghị chủ nợ (Điều 65)
Hội nghị chủ nợ chỉ hợp lệ khi có đầy đủ các điều kiện sau đây:
+ Q nửa số chủ nợ khơng có bảo đảm đại diện cho từ hai phần ba tổng số nợ
không có bảo đảm trở lên tham gia;
+ Có sự tham gia của người có nghĩa vụ tham gia HNCN
Nhóm 10_ Luật kinh tế

Page 12



Trình tự, thủ tục phá sản CTCP.
-Hỗn Hội nghị chủ nợ (Điều 66)
Hội nghị chủ nợ có thể được hỗn một lần nếu có một trong các trường hợp sau
đây:
+ Khơng đủ q nửa số chủ nợ khơng có bảo đảm đại diện cho từ hai phần ba
tổng số nợ khơng có bảo đảm trở lên tham gia;
+ Q nửa số chủ nợ khơng có bảo đảm có mặt tại HNCN biểu quyết đề nghị
hoãn Hội nghị chủ nợ;
+ Người có nghĩa vụ tham gia HNCN vắng mặt có lý do chính đáng.
Trường hợp Thẩm phán ra quyết định hỗn HNCN thì trong thời hạn ba mươi
ngày, kể từ ngày ra quyết định hoãn Hội nghị chủ nợ, Thẩm phán phải triệu tập
lại Hội nghị chủ nợ.
Đình chỉ tiến hành thủ tục phá sản khi có người tham gia Hội nghị chủ nợ vắng
mặt
-Thẩm phán ra quyết định đình chỉ tiến hành thủ tục phá sản trong những trường
hợp sau đây:
+ Sau khi Hội nghị chủ nợ đã được hoãn một lần, nếu người nộp đơn yêu cầu
mở thủ tục phá sản này không tham gia Hội nghị chủ nợ được triệu tập lại;
+ Trường hợp chỉ có người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản mà người có
nghĩa vụ tham gia Hội nghị chủ nợ khơng đến tham gia Hội nghị chủ nợ mà
khơng có lý do chính đáng;
+ Người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản rút lại đơn yêu cầu; nếu những
người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản mà chỉ có một hoặc một số người rút
lại đơn yêu cầu thì Tồ án vẫn tiến hành thủ tục phá sản.
II.
PHỤC HỒI HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
1. Điều kiện phục hồi hoạt động kinh doanh (Đ68 LPS)
Thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh được áp dụng khi có đủ các điều kiện
sau:
- Thẩm phán ra quyết định áp dụng thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh sau

khi hội nghị chủ nợ lần 1 thông qua nghị quyết đồng ý với các giải pháp tổ chức
lại hoạt động kinh doanh, kế hoạch thanh toán nợ cho các chủ nợ và yêu cầu
Nhóm 10_ Luật kinh tế

Page 13


Trình tự, thủ tục phá sản CTCP.
doanh nghiệp, hợp tác xã phải xây dựng phương án phục hồi hoạt động kinh
doanh.
- Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày hội nghị chủ nợ lần 1 thông qua nghị quyết,
doanh nghiệp, hợp tác xã phải xây dựng phương án phục hồi kinh doanh của
mình và nộp cho thẩm phán phương án phục hồi hoạt động kinh doanh
2. Nội dung phương án phục hồi hoạt động kinh doanh
- Phải nêu rõ các biện pháp cần thiết để phục hồi kinh doanh, các điều kiện, thời
hạn, kế hoạch thanh toán nợ.
- Huy động vốn mới;
- Thay đổi mặt hàng sản xuất, kinh doanh;
-Đổi mới công nghệ sản xuất;
- Tổ chức lại bộ máy quản lý; sáp nhập hoặc chia tách bộ phận sản xuất nhằm
nâng cao năng suất, chất lượng sản xuất;
- Bán lại cổ phần cho chủ nợ;
- Bán hoặc cho thuê tài sản không cần thiết;
- Các biện pháp khác không trái pháp luật.
Trong quá trình thực hiện phương án phục hồi hoạt động kinh doanh, các chủ nợ
và doanh nghiệp, hợp tác xã có quyền thoả thuận về việc sửa đổi, bổ sung
phương án phục hồi hoạt động kinh doanh.
3. Xem xét phương án phục hồi hoạt động kinh doanh
Thẩm phán xem xét phương án phục hồi hoạt động kinh doanh trước khi đưa ra
Hội nghị chủ nợ theo điều 70 Luật phá sản và đưa ra các quyết định như đưa

phương án ra Hội nghị chủ nợ xem xét, quyết định; hoặc đề nghị sửa đổi, bổ
sung phương án phục hồi hoạt động kinh doanh nếu thấy phương án đó chưa
bảo đảm các nội dung..
4. Thời hạn phục hồi hoạt động kinh doanh
Thời hạn tối đa để thực hiện phương án phục hồi hoạt động kinh doanh là 3 năm
kể từ ngày cuối cùng công bố quyết định của Tồ án cơng nhận nghị quyết của
Nhóm 10_ Luật kinh tế

Page 14


Trình tự, thủ tục phá sản CTCP.
hội nghị chủ nợ về phương án phục hồi hoạt động kinh doanh.Trong quá trình
này sáu tháng một lần, doanh nghiệp, hợp tác xã phải gửi cho Tồ án báo cáo về
tình hình thực hiện phương án phục hồi hoạt động kinh doanh ở doanh nghiệp.
Và chủ nợ có nghĩa vụ giám sát việc thực hiện phương án phục hồi hoạt động
kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã.
5. Đình chỉ thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh
Thẩm phán ra quyết định đình chỉ thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản nếu có một trong các
trường hợp sau đây:
a) Doanh nghiệp, hợp tác xã đã thực hiện xong phương án phục hồi hoạt động
kinh doanh;
b) Được quá nửa số phiếu của các chủ nợ khơng có bảo đảm đại diện cho từ hai
phần ba tổng số nợ khơng có bảo đảm trở lên chưa thanh tốn đồng ý đình chỉ.
Tồ án phải gửi và thơng báo cơng khai quyết định đình chỉ thủ tục phục hồi hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã theo quy định tại Điều 29 của
Luật này
III.


THỦ TỤC THANH LÝ TÀI SẢN VÀ CÁC KHOẢN NỢ

1.

Các trường hợp ra quyết định mở thủ tục thanh lý tài sản:

1.1

Quyết định mở thủ tục thanh lý trong trường hợp đặc biệt:

Trường hợp CTCP hoạt động kinh doanh bị thua lỗ đã được Nhà nước áp dụng
biện pháp đặc biệt để phục hồi hoạt động kinh doanh, nhưng vẫn khơng phục hồi
được và khơng thanh tốn được các khoản nợ đến hạn khi chủ nợ có u cầu
thì Toà án ra quyết định mở thủ tục thanh lý tài sản của doanh CTCP mà không
cần phải triệu tập Hội nghị chủ nợ để xem xét việc áp dụng thủ tục phục hồi.
(điều 78 luật phá sản)
1.2

Quyết định mở thủ tục thanh lý sau khi hội nghị chủ nợ không thành:

Thẩm phán ra quyết định mở thủ tục thanh lý tài sản khi Hội nghị chủ nợ không
thành trong những trường hợp sau đây:
-Cổ đơng hoặc nhóm cổ đơng khơng tham gia Hội nghị chủ nợ mà khơng có lý
do chính đáng hoặc sau khi Hội nghị chủ nợ đã được hỗn một lần nếu người
Nhóm 10_ Luật kinh tế

Page 15


Trình tự, thủ tục phá sản CTCP.

nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản là chủ nợ khơng có bảo đảm, chủ nợ có
bảo đảm một phần hoặc người lao động trong CTCP.
- Không đủ số chủ nợ quy định tại khoản 1 Điều 65 của Luật phá sản tham gia
Hội nghị chủ nợ sau khi Hội nghị chủ nợ đã được hoãn một lần nếu người nộp
đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản thuộc trường hợp quy định tại các điều 15, 16,
17 và 18 của Luật phá sản.
(điều 79 luật phá sản).
1.3 Quyết định mở thủ tục thanh lý sau khi có nghị quyết của hội nghị chủ nợ lần
1:
Sau khi Hội nghị chủ nợ lần thứ nhất thông qua Nghị quyết đồng ý với dự kiến
các giải pháp tổ chức lại hoạt động kinh doanh, kế hoạch thanh toán nợ cho các
chủ nợ và yêu cầu CTCP phải xây dựng phương án phục hồi hoạt động kinh
doanh, nếu có một trong các trường hợp sau đây thì Tồ án ra quyết định mở thủ
tục thanh lý tài sản của CTCP:
-CTCP không xây dựng được phương án phục hồi hoạt động kinh doanh trong
thời hạn quy định (30 ngày).
-Hội nghị chủ nợ không thông qua phương án phục hồi hoạt động kinh doanh
của CTCP;
-CTCP thực hiện không đúng hoặc không thực hiện được phương án phục hồi
hoạt động kinh doanh, trừ trường hợp các bên liên quan có thoả thuận khác.
(điều 80 luật phá sản).
2.

Nội dung và hệ quả pháp lý của quyết định mở thủ tục thanh lý tài sản:

- Quyết định mở thủ tục thanh lý tài sản phải có các nội dung chính sau đây:
a) Ngày, tháng, năm ra quyết định;
b) Tên của Toà án; họ và tên Thẩm phán phụ trách tiến hành thủ tục phá sản;
c) Tên, địa chỉ của CTCP bị áp dụng thủ tục thanh lý tài sản;
d) Căn cứ của việc áp dụng thủ tục thanh lý tài sản;


Nhóm 10_ Luật kinh tế

Page 16


Trình tự, thủ tục phá sản CTCP.
đ) Phương án phân chia tài sản của CTCP( theo nguyên tắc quy định tại Điều 37
của Luật phá sản).
e) Quyền khiếu nại, kháng nghị và thời hạn khiếu nại, kháng nghị.
TOÀ ÁN NHÂN DÂN
TPHCM
__________________

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
TpHCM, ngày 30 tháng 9 năm 2011

Số: 426/2011/QĐ-TLTS
QUYẾT ĐỊNH
MỞ THỦ TỤC THANH LÝ TÀI SẢN
TOÀ ÁN NHÂN DÂN TPHCM
Thẩm phán phụ trách tiến hành thủ tục phá sản:
Ông
(Bà)...........................................................................................................
Căn cứ vào Điều 8 và Điều 86 của Luật phá sản;
Căn cứ vào Quyết định mở thủ tục phá sản số 426/2011/QĐ-MTTPS ngày
5 tháng 8 năm 2011
Đối với: công ty cổ phần dược phẩm Viễn Đông
Địa chỉ: 441 Huỳnh Văn Bánh, phường 11, quận Phú Nhuận, tpHCM

Xét thấy cơng ty cổ phần dược phẩm Viễn Đơng khơng cịn tài sản để thực
hiện phương án phân chia tài sản.
QUYẾT ĐỊNH:
1. Mở thủ tục thanh lý tài sản đối với: công ty cổ phần dược phẩm Viễn
Đông
Địa chỉ: 441 Huỳnh Văn Bánh, phường 11, quận Phú Nhuận, tpHCM
2. Phương án phân chia tài sản của công ty cổ phần dược phẩm Viễn Đông
được thực hiện theo thứ tự sau đây:
- Phí phá sản là: 100 triệu đồng;
- Các khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội theo quy định của
pháp luật và các quyền lợi khác theo thoả ước lao động tập thể và hợp đồng lao
động đã ký kết là: 600 triệu đồng;
- Các khoản nợ khơng có bảo đảm phải trả cho các chủ nợ trong danh sách
chủ nợ là: 2 tỉ đồng, theo nguyên tắc nếu giá trị tài sản đủ để thanh toán các
Nhóm 10_ Luật kinh tế

Page 17


Trình tự, thủ tục phá sản CTCP.
khoản nợ thì mỗi chủ nợ đều được thanh toán đủ số nợ của mình; nếu giá trị tài
sản khơng đủ để thanh tốn các khoản nợ thì mỗi chủ nợ chỉ được thanh tốn
một phần khoản nợ của mình theo tỷ lệ tương ứng.
Trường hợp giá trị tài sản của công ty cổ phần dược phẩm Viễn Đơng
khi đã thanh tốn đủ các khoản quy định tại khoản 1 Điều 37 của Luật phá sản mà
vẫn cịn thì phần cịn lại này thuộc về cổ đông
3. Trong thời hạn hai mươi ngày, kể từ ngày cuối cùng đăng báo về quyết
định
mở
thủ

tục
thanh

tài
sản,
ngân
hàng
ANZ,
các chủ nợ có quyền khiếu nại; Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp có quyền
kháng nghị quyết định này và những người mắc nợ của công ty cổ phần dược
phẩm Viễn Đông có quyền khiếu nại phần quyết định này liên quan đến nghĩa vụ
của mình.
NƠI NHẬN

TỒ ÁN NHÂN DÂN TPHCM
TM.Tổ Thẩm Phán
Tổ trưởng


Quyết định mở thủ tục thanh lý tài sản của CTCP lâm vào tình trạng phá
sản phải được Tồ án gửi và thông báo công khai theo quy định tại Điều 29 của
Luật phá sản.
(điều 81 luật phá sản).
-Quyết định mở thủ tục thanh lý dẫn đến một số hệ quả pháp lý sau:
+Là thời điểm đến hạn thanh toán của tất cả các khoản nợ dù chưa đến hạn.
+Kể từ ngày nhận được quyết định của tòa án áp dụng thủ tục thanh lý đối với
CTCP, nghiêm cấm ngân hàng nơi CTCP bị áp dụng thủ tục thanh lý có tài khoản
thực hiện các giao dịch được quy định tại khoản 1 và 2 điều 59 luật phá sản .
3.
Các nghĩa vụ về tài sản của CTCP và các cơng việc được thực hiện trong

q trình thanh lý tài sản:
***Nghĩa vụ về tài sản của CTCP lâm vào tình trạng phá sản:
Nghĩa vụ về tài sản của 1 CTCP khi CTCP đó bị tuyên bố phá sản được xác định
bằng:
Nhóm 10_ Luật kinh tế

Page 18


Trình tự, thủ tục phá sản CTCP.
-Các u cầu địi CTCP thực hiện nghĩa vụ về tài sản được xác lập trước khi tòa
án thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản mà nghĩa vụ này khơng có bảo đảm.
-Các yêu cầu đòi CTCP thực hiện nghĩa vụ về tài sản có đảm bảo được xác lập
trước khi tòa án mở thủ tục phá sản nhưng quyền ưu tiên thanh toán bị hủy bỏ.
Như vậy, các nghĩa vụ về tài sản của CTCP lâm vào tình trạng phá sản sẽ được
giải quyết theo quyết định thanh lý chỉ là các nghĩa vụ khơng có bảo đảm.
***Các cơng việc thực hiện trong q trình thanh lý:
a.

Hồn trả lại tài sản cho nhà nước.

-CTCP đã được Nhà nước áp dụng biện pháp đặc biệt về tài sản (đầu tư vốn,
máy móc,trang thiết bị,điều hịa nợ…)nhằm phục hồi hoạt động kinh doanh,
nhưng vẫn không thực hiện được mà phải thực hiện thủ tục thanh lý thì trước khi
thực hiện thủ tục phân chia tài sản theo điều 37 luật phá sản,tòa án phải quyết
định hoàn trả giá trị tài sản đã được áp dụng biện pháp đặc biệt cho Nhà nước
-Nếu khi áp dụng biện pháp đặc biệt về tài sản là tiền thì tịa án phải quyết định
hồn trả đúng số tiền được Nhà nước đầu tư mà khơng tính lãi.
-Nếu khi áp dụng biện pháp đặc biệt về tài sản mà không phải là tiền (quyền sử
dụng đất,nhà xưởng,máy móc…) thì tịa án phải quyết định hồn trả cho Nhà

nước giá trị tài sản đó theo giá trị tại thời điểm áp dụng biện pháp đặc biệt,trừ
trường hợp giữa Nhà nước và CTCP có thỏa thuận khác về việc hoàn trả này.
b.

Trả lại tài sản thuê hoặc mượn.

-Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày tòa án ra quyết định mở thủ tục thanh lý,chủ
sở hữu tài sản cho CTCP bị áp dụng thủ tục thanh lý thuê hoặc mượn tài sản để
dung vào hoạt động kinh doanh phải xuất trình giấy tờ chứng minh quyền sở
hữu,hợp đồng cho thuê hoặc mượn với tổ trưởng tổ thanh lý,quản lý tài sản để
nhận lại tài sản của mình.
-Việc giải quyết đối với tài sản thuê, mượn được thực hiện như sau:
+Trường hợp CTCP bị áp dụng thủ tục thanh lý đã trả trước tiền thuê nhưng
chưa hết thời hạn thuê thì chủ sở hữu chỉ được nhận lại tài sản sau khi đã thanh
tốn lại số tiền th cịn thừa do chưa hết thời hạn để tổ quản lý ,thanh lý tài sản
nhập vào khối tài sản của CTCP đó.
Nhóm 10_ Luật kinh tế

Page 19


Trình tự, thủ tục phá sản CTCP.
+Trường hợp tài sản thuộc quyền đòi lại đã bị CTCP bị áp dụng thủ tục thanh lý
chuyển nhượng cho người khác thì chủ sở hữu có quyền yêu cầu bồi thường đối
với tài sản đó như khoản nợ có bảo đảm.
c.

Thanh tốn các khoản nợ của CTCP.

Xử lý các khoản nợ được bảo đảm bằng tài sản thế chấp hoặc cầm cố.

-Trước khi áp dụng quyết định thanh lý tài sản đối với CTCP, các khoản nợ có
bảo đảm sẽ được thanh tốn trước các khoản nợ và nghĩa vụ tài chính khác
bằng chính tài sản bảo đảm theo các nguyên tắc sau:
+Thanh tốn bằng cách xử lý chính tài sản dùng để bảo đảm cho khoản nợ đó.
+Nếu giá trị tài sản bảo đảm tại thời điểm thanh toán lớn hơn số nợ phải trả thì
phần tài sản cịn lại được nhập vào tài sản của CTCP để tiếp tục thanh toán nợ
cho các chủ nợ khác.
+Nếu giá trị tài sản bảo đảm tại thời điểm thanh tốn khơng đủ để trả nợ thì phần
nợ cịn lại sẽ được thanh tốn trong quá trình thanh lý tài sản của CTCP.


Phân chia giá trị tài sản cịn lại của CTCP:

Sau khi thanh tốn các khoản nợ có bảo đảm của CTCP ,tổ quản lý,thanh lý tài
sản có trách nhiệm thanh lý và phân chia các tài sản còn lại của CTCP theo thứ
tự ưu tiên được quy dịnh tại điều 37 luật phá sản 2004, cụ thể như sau:
+Phí phá sản: phí phá sản là tồn bộ chi phí thực tế cho việc phá sản.
+Các khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp
luật và các quyền lợi khác theo thỏa ước lao động tập thể và hợp đồng lao động
đã kí kết.
+Các khoản nợ khơng có bảo đảm phải trả cho các chủ nợ trong danh sách chủ
nợ.
Các khoản nợ khơng có bảo đảm của các chủ nợ có tên trong danh sách chủ nợ
sẽ được phân chia theo nguyên tắc:
-Nếu giá trị tài sản còn lại đủ để trả cho tất cả các khoản nợ khơng có bảo đảm
thì các chủ nợ đều được thanh tốn đủ số nợ của mình.

Nhóm 10_ Luật kinh tế

Page 20



Trình tự, thủ tục phá sản CTCP.
-Nếu giá trị tài sản không đủ để trả cho tất cả các khoản nợ khơng có bảo đảm:
mỗi chủ nợ chỉ được thanh toán một phần khoản nợ theo tỷ lệ tương ứng.

Căn cứ vào số cổ phần nắm giữ và loại cổ phần nắm giữ,các cổ đông của
CTCP sẽ chỉ nhận lại tồn bộ hoặc một phần góp vốn của mình vào CTCP sau
khi đã thực hiện tất cả các nghĩa vụ thanh tốn theo thứ tự nêu trên mà vẫn cịn
tài sản.
4.
Tổ quản lý,thanh lý tài sản, nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của tổ
quản lý,thanh lý tài sản.
-Tổ quản lý, thanh lý tài sản gồm có:
+Một chấp hành viên của cơ quan thi hành án cùng cấp làm tổ trưởng.
+Một cán bộ của tòa án.
+Một đại diện chủ nợ.
+Đại diện hợp pháp của của CTCP bị mở thủ tục phá sản.

Trường hợp cần thiết có đại diện cơng đồn, đại diện người lao động, đại
diện người lao động,đại diện các cơ quan chuyên môn tham gia tổ quản lý,thanh
lý tài sản thì thẩm phán xem xét,quyết định.
(điều 10 luật phá sản).

Trường hợp người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản là đại diện của
người lao động, đại diện cơng đồn hoặc trường hợp cơng đồn có u cầu
tham gia thì cần thiết có đại diện cơng đồn, đại diện người lao động tham gia Tổ
quản lý, thanh lý tài sản (điểm đ,khoản 2, điều 9,luật phá sản).

Trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị yêu cầu tuyên bố phá sản hoạt

động trong lĩnh vực đặc thù (ví dụ: bảo hiểm, kiểm tốn, ngân hàng...) thì cần
thiết có đại diện các cơ quan chuyên môn tham gia Tổ quản lý, thanh lý tài sản
(điểm đ khoản 2 Điều 9 của LPS).
- Theo điều 10 luật phá sản 2004 thì tổ quản lý,thanh lý tài sản có những nhiệm
vụ,quyền hạn và trách nhiệm sau:
+ Lập bảng kê toàn bộ tài sản hiện có của doanh nghiệp, hợp tác xã;
+ Giám sát, kiểm tra việc sử dụng tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã;
Nhóm 10_ Luật kinh tế

Page 21


Trình tự, thủ tục phá sản CTCP.
+ Đề nghị Thẩm phán quyết định áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời để
bảo toàn tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã trong trường hợp cần thiết;
+ Lập danh sách các chủ nợ và số nợ phải trả cho từng chủ nợ; những người
mắc nợ và số nợ phải đòi của doanh nghiệp, hợp tác xã;
+ Thu hồi và quản lý tài sản, tài liệu, sổ kế toán và con dấu của doanh nghiệp,
hợp tác xã bị áp dụng thủ tục thanh lý;
+ Thực hiện phương án phân chia tài sản theo quyết định của Thẩm phán;
+Phát hiện và đề nghị Thẩm phán ra quyết định thu hồi lại tài sản, giá trị tài sản
hay phần chênh lệch giá trị tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã bị áp dụng thủ
tục thanh lý đã bán hoặc chuyển giao bất hợp pháp trong những trường hợp quy
định tại khoản 1 Điều 43 của Luật này;
+ Thi hành quyết định của Thẩm phán về việc bán đấu giá tài sản của doanh
nghiệp, hợp tác xã bị áp dụng thủ tục thanh lý theo đúng quy định của pháp luật
về bán đấu giá;
+Gửi các khoản tiền thu được từ những người mắc nợ và từ việc bán đấu giá tài
sản của doanh nghiệp, hợp tác xã vào tài khoản mở tại ngân hàng;
+ Thi hành các quyết định khác của Thẩm phán trong quá trình tiến hành thủ tục

phá sản.


Ở đây tồn tại 2 điểm cần xem xét là:

o
Kinh phí hoạt động của Tổ quản lý, thanh lý tài sản chủ yếu sử dụng từ
nguồn kinh phí của cơ quan thi hành án dân sự (theo điểm 8,điều 20 nghị định
67/2006/NĐ-CP) nhưng công tác thu hồi nợ của con nợ quá nhiều và nằm rải
rác ở nhiều địa phương khác nhau, do đó nguồn kinh phí của cơ quan thi hành
án dân sự không thể đáp ứng yêu cầu phục vụ cho Tổ quản lý, thanh lý tài sản.
Và chế độ thù lao cho những người làm công tác này quá khiêm tốn, cho nên
cơng tác đi thu hồi nợ cịn nhiều hạn chế nhất định.
o
Đối với Tổ trưởng Tổ quản lý, thanh lý tài sản được Luật Phá sản quy định
chức năng nhiệm vụ và tổ chức thi hành quyết định của Thẩm phán theo quy
định của pháp luật về thi hành án dân sự. Trong khi đó, Luật Thi hành án dân sự
không cho phép Thủ trưởng Cơ quan thi hành án dân sự ra các quyết định thi
hành án đối với các quyết định của Thẩm phán tiến hành thủ tục phá sản, kể cả
Nhóm 10_ Luật kinh tế

Page 22


Trình tự, thủ tục phá sản CTCP.
quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời (Điều 138 luật thi hành án dân
sự 2008). Như vậy, Chấp hành viên làm Tổ trưởng Tổ quản lý, thanh lý tài sản
đứng cửa giữa đành bó tay, khơng thể tổ chức thi hành quyết định của Thẩm
phán trong phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã.


5.

Việc khiếu nại, kháng nghị quyết định thanh lý tài sản:



Đối tượng có quyền khiếu nại, kháng nghị:

-CTCP lâm vào tình trạng phá sản, chủ nợ có quyền khiếu nại, viện kiểm sát
cùng cấp có quyền kháng nghị quyết định mở thủ tục thanh lý tài sản.
-Những người mắc nợ CTCP có quyền khiếu nại phần quyết định mở thủ tục
thanh lý có liên quan đến nghĩa vụ trả nợ của mình.


Thời hạn khiếu nại, kháng nghị.

Thời hạn khiếu nại, kháng nghị đối với quyết định thanh lý tài sản là 20 ngày kể
từ ngày cuối cùng đăng báo về quyết định thanh lý tài sản.


Giải quyết khiếu nại, kháng nghị:

-Ngay sau khi nhận được hồ sơ về phá sản kèm theo đơn khiếu nại, quyết định
kháng nghị, Chánh án Toà án cấp trên trực tiếp chỉ định một tổ gồm ba Thẩm
phán xem xét, giải quyết khiếu nại, kháng nghị quyết định mở thủ tục thanh lý tài
sản.
-Trong thời hạn sáu mươi ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ về phá sản, Tổ
Thẩm phán phải xem xét, giải quyết khiếu nại, kháng nghị quyết định mở thủ tục
thanh lý tài sản. Tổ Thẩm phán có quyền ra một trong các quyết định sau đây:
a) Không chấp nhận khiếu nại, kháng nghị và giữ nguyên quyết định mở thủ tục

thanh lý tài sản của Toà án cấp dưới.
b) Sửa quyết định mở thủ tục thanh lý tài sản của Toà án cấp dưới.
c) Huỷ quyết định mở thủ tục thanh lý tài sản của Toà án cấp dưới và giao hồ sơ
về phá sản cho Toà án cấp dưới tiếp tục thủ tục phục hồi theo quy định của Luật
này.

Nhóm 10_ Luật kinh tế

Page 23


Trình tự, thủ tục phá sản CTCP.
-Quyết định giải quyết khiếu nại, kháng nghị của Toà án cấp trên trực tiếp là
quyết định cuối cùng và có hiệu lực pháp luật kể từ ngày ra quyết định.
(điều 84 luật phá sản).
6.

Đình chỉ thủ tục thanh lý tài sản:

Thẩm phán ra quyết định đình chỉ thủ tục thanh lý tài sản trong những trường
hợp sau đây:
-CTCP khơng cịn tài sản để thực hiện phương án phân chia tài sản;
-Phương án phân chia tài sản đã được thực hiện xong. (ĐIỀU 85 luật phá sản).

V.

TUYÊN BỐ CÔNG TY CỔ PHẦN BỊ PHÁ SẢN

1. Các trường hợp tuyên bố CTCP bị phá sản
Căn cứ vào Luật phá sản, sau khi xem xét Thẩm phán ra quyết định tuyên bố

công ty phá sản trong những trường hợp sau:
-Cơng ty lâm vào tình trạng phá sản khơng cịn tài sản hoặc cịn nhưng khơng đủ
để nộp tiền tạm ứng hoặc thanh tốn phí phá sản
-Thẩm phán ra quyết định tuyên bố phá sản đồng thời với việc ra quyết định đình
chỉ thủ tục thanh lý tài sản
2. Nội dung quyết định tuyên bố phá sản
Quyết định tun bố cơng ty bị phá sản phải có các nội dung chính quy định theo
điều 88 Luật phá sản và nghị quyết của Hội đồng thẩm phán nhân dân tối cao số
03/2005/NQ-HĐTP, cụ thể gồm những nội dung như sau:
-Ngày, tháng, năm ra quyết định;
-Tên của Toà án; họ và tên Thẩm phán phụ trách tiến hành thủ tục phá sản;
-Tên, địa chỉ của doanh nghiệp, hợp tác xã bị tuyên bố phá sản;
-Căn cứ của việc tuyên bố phá sản;
-Quyền khiếu nại, kháng nghị và thời hạn khiếu nại, kháng nghị;
Nhóm 10_ Luật kinh tế

Page 24


Trình tự, thủ tục phá sản CTCP.
-Cấm đảm nhiệm chức vụ sau khi doanh nghiệp, hợp tác xã bị tuyên bố phá sản
theo quy định tại Điều 94 của Luật này.
TOÀ ÁN NHÂN DÂN
TPHCM

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

__________________


Số:426/2011/QĐ-TBPS

TpHCM, ngày 30 tháng 9 năm 2011
QUYẾT ĐỊNH
TUYÊN BỐ PHÁ SẢN
TOÀ ÁN NHÂN DÂN TPHCM

Thẩm phán phụ trách tiến hành thủ tục phá sản:
Ông
(Bà)...........................................................................................................
Căn cứ vào Điều 8 và Điều 86 của Luật phá sản;
Căn cứ vào Quyết định mở thủ tục phá sản số 426/2011/QĐ-MTTPS ngày
5 tháng 8 năm 2011
Đối với: công ty cổ phần dược phẩm Viễn Đông
Địa chỉ: 441 Huỳnh Văn Bánh, phường 11, quận Phú Nhuận, tpHCM
Xét thấy công ty cổ phần dược phẩm Viễn Đơng khơng cịn tài sản để thực
hiện phương án phân chia tài sản
QUYẾT ĐỊNH:
1. Tuyên bố công ty cổ phần Dược phẩm Viễn Đông
Địa chỉ: 441 Huỳnh Văn Bánh, phường 11, quận Phú Nhuận, tpHCM
2. Trong thời hạn hai mươi ngày, kể từ ngày cuối cùng đăng báo về quyết
định tuyên bố phá sản,ngân hàng ANZ và các chủ nợ, những người mắc nợ của
cơng ty cổ phần dược Viễn Đơng có quyền khiếu nại, Viện kiểm sát nhân dân
cùng cấp có quyền kháng nghị quyết định này.
3.
Cấm..............................................................................................................
Nơi nhận:

Nhóm 10_ Luật kinh tế


TỒ ÁN NHÂN DÂN TPHCM
TM.Tổ Thẩm Phán
Page 25


×