Tải bản đầy đủ (.doc) (28 trang)

tiểu luận luật kinh tế ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (564.48 KB, 28 trang )

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU.............................................................................................................2
NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN................................................................................3
1 Điều kiện và căn cứ pháp lý để nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần của doanh
nghiệp Việt Nam.............................................................................................5
1.1 Trường hợp nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức .......................................................5
1.2 Trường hợp nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân.......................................................6
1.3 Tài liệu liên quan đến người trực tiếp thực hiện giao dịch:.....................................6
2 Tiến hành mua cổ phần............................................................................................8
2.1 Các hình thức mua cổ phần(căn cứ theo điều 9,thông tư 1312010/TT-BTC của Bộ
Tài chính).........................................................................................................8
2.2 Các bước mua cổ phần...........................................................................................8
(của Ngân hàng Liên Việt - LienVietBank) ................................................................13
3 Những hạn chế còn tồn tại trong q trình mua cổ phần của nhà đầu tư nước
ngồi..............................................................................................................18
3.1 Những vấn đề trong chuyển nhượng cổ phần tự do..............................................18
3.2 Văn bản luật không khả thi....................................................................................19

1


LỜI MỞ ĐẦU
Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu suy giảm, Việt Nam vẫn là một trong những
điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư nước ngồi. Và cơng ty cổ phần là một trong
những công ty thu hút nhiều nhà đầu tư nhất, vì nhà đầu tư chỉ chịu trách nhiệm hữu
hạn tương ứng với tỷ lệ góp vốn trong công ty; Quy mô hoạt động lớn và khả năng mở
rộng kinh doanh dễ dàng từ việc huy động vốn cổ phần; Nhà đầu tư có khả năng điều
chuyển vốn đầu tư từ nơi này sang nơi khác, từ lĩnh vực này sang lĩnh vực khác dễ
dàng thông qua hình thức chuyển nhượng, mua bán cổ phần; Cơng tác quản lý hiệu
quả cao do tính độc lập giữa quản lý và sở hữu.
Tuy vậy quá trình mua cổ phần của các doanh nghiệp Việt Nam cịn vướng phải


khơng ít rắc rối vì cịn tồn tại nhiều mâu thuẫn trong Luật Đầu Tư và Luật Doanh
Nghiệp Việt Nam. Nhiều quy định dành cho nhà đầu tư nước ngồi cịn chưa được quy
định. Vì thế trình tự, thủ tục cịn tương đối phức tạp.
Do vậy nhóm chúng tơi chọn đề tài “ Trình tự, thủ tục của nhà đầu tư nước
ngoài mua cổ phần của doanh nghiệp Việt Nam” . Nhóm chúng tơi tìm kiếm, thu
thập thơng tin về trình tự thủ tục và những bất cập, từ đó đưa ra một số nhận xét đánh
giá.
Vì thời gian tìm hiểu ngắn cũng như kiến thức chuyên môn chưa cao nên trong
bài tiểu luận cịn rất nhiều sai sót, nhóm chúng mình mong nhận được lời nhận xét
cũng như ý kiến đóng góp của thầy và các bạn để bài tiểu luận được hồn thiện hơn.
Nhóm chúng mình xin chân thành cảm ơn thầy và các bạn.

2


NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN
1. Công ty cổ phần
Công ty cổ phần là một thể chế kinh doanh, một loại hình doanh nghiệp hình thành,
tồn tại và phát triển bởi sự góp vốn của nhiều cổ đơng. Trong cơng ty cổ phần, số vốn
điều lệ của công ty được chia nhỏ thành các phần bằng nhau gọi là cổ phần. Các cá
nhân hay tổ chức sở hữu cổ phần được gọi là cổ đông. Cổ đông được cấp một giấy
chứng nhận sở hữu cổ phần gọi là cổ phiếu. Chỉ có cơng ty cổ phần mới được phát
hành cổ phiếu. Như vậy, cổ phiếu chính là một bằng chứng xác nhận quyền sở hữu của
một cổ đông đối với một Cơng ty Cổ phần và cổ đơng là người có cổ phần thể hiện
bằng cổ phiếu.(Qui định tại điều 77,Luật doanh nghiệp 2005)
2. Cổ đông
Cổ đông : là cá nhân hay tổ chức nắm giữ quyền sở hữu hợp pháp một phần hay tồn
bộ phần vốn góp (cổ phần) của một công ty cổ phần. Chứng chỉ xác nhận quyền sở
hữu này gọi là cổ phiếu. Về bản chất, cổ đông là thực thể đồng sở hữu công ty cổ phần
chứ khơng phải là chủ nợ của cơng ty đó do vậy quyền lợi và nghĩa vụ của họ gắn liền

với kết quả hoạt động của doanh nghiệp.
3. Cổ phiếu
Cổ phiếu là giấy chứng nhận số tiền nhà đầu tư đóng góp vào cơng ty phát hành. Cổ
phiếu là chứng chỉ do công ty cổ phần phát hành hoặc bút toán ghi sổ xác nhận quyền
sở hữu một hoặc một số cổ phần của cơng ty đó.
Nguời nắm giữ cổ phiếu trở thành cổ đông và đồng thời là chủ sở hữu của công ty phát
hành.
4. Cổ phần
Cổ phần là phần vốn nhỏ nhất của công ty cổ phần. Vốn điều lệ của công ty cổ
phần được chia thành nhiều phần bằng nhau được gọi là cổ phần. Người sở hữu cổ
phần gọi là cổ đơng. Cổ đơng có thể là cá nhân hoặc tổ chức. Tùy theo loại cổ phần họ
sở hữu mà có thể có tên gọi khác nhau.
Theo pháp luật Việt nam hiện hành, cổ phần bao gồm cổ phần phổ thông và cổ
phần ưu đãi. Công ty cổ phần bắt buộc phải có cổ phần phổ thông. Cổ phần phổ thông
không thể chuyển đổi thành cổ phần ưu đãi. Cổ phần ưu đãi có thể chuyển đổi thành
cổ phần phổ thông theo quyết định của Đại hội đồng cổ đơng.
• Cổ phần ưu đãi hồn lại
Cổ phần ưu đãi hồn lại là cổ phần được cơng ty hồn lại vốn góp bất cứ khi nào
theo u cầu của người sở hữu hoặc theo các điều kiện được ghi tại cổ phiếu của cổ
phần ưu đãi hoàn lại.
3


Cổ đơng sở hữu cổ phần ưu đãi hồn lại khơng có quyền biểu quyết, dự họp Đại
hội đồng cổ đông, đề cử người vào Hội đồng quản trị và Ban kiểm sốt.


Cổ phần ưu đãi cổ tức

Cổ phần ưu đãi cổ tức là cổ phần được trả cổ tức với mức cao hơn so với mức cổ

tức của cổ phần phổ thông hoặc mức ổn định hằng năm. Cổ tức được chia hằng năm
gồm cổ tức cố định và cổ tức thưởng. Cổ tức cố định không phụ thuộc vào kết quả
kinh doanh của công ty. Mức cổ tức cố định cụ thể và phương thức xác định cổ tức
thưởng được ghi trên cổ phiếu của cổ phần ưu đãi cổ tức.

4


1

Điều kiện và căn cứ pháp lý để nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần của
doanh nghiệp Việt Nam.
1.1 Trường hợp nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức
1.1.1 Quy định về nhà đầu tư nước ngoài.
Theo điều 1 Thông tư số 131/2010/TT-BTC của Bộ Tài chính bao gồm:
a) Tổ chức thành lập và hoạt động theo pháp luật nước ngoài, chi nhánh của các tổ
chức này tại nước ngoài và tại Việt Nam.
b) Tổ chức thành lập và hoạt động ở Việt Nam có tỷ lệ tham gia góp vốn của bên
nước ngồi trên 49% vốn điều lệ.
c) Quỹ đầu tư, cơng ty đầu tư chứng khốn có tỷ lệ tham gia góp vốn của bên nước
ngồi trên 49% vốn điều lệ.
1.1.2 Điều kiện
− Có tài khoản vốn đầu tư mở tại ngân hàng thương mại tại Việt Nam. Mọi hoạt
động mua, bán cổ phần, chuyển nhượng vốn góp, thu và sử dụng cổ tức, lợi nhuận
được chia, chuyển tiền ra nước ngoài và các hoạt động khác liên quan đến đầu tư vào
doanh nghiệp Việt Nam đều thơng qua tài khoản này. Việc mở, đóng, sử dụng và quản
lý tài khoản vốn đầu tư phải phù hợp với quy định của pháp luật có liên quan.
− Có các tài liệu sau:
• Đối với nhà đầu tư nước ngồi quy định tại điểm a, điều 1 thơng tư số
131/2010/TT-BTC của Bộ Tài Chính

• Bản sao hợp lệ Giấy phép thành lập và hoạt động hoặc Giấy chứng nhận đăng
ký kinh doanh, hoặc tài liệu tương đương do cơ quan quản lý có thẩm quyền
tại nước tổ chức đó thành lập hoặc đăng ký kinh doanh cấp; hoặc Giấy đăng
ký thuế của cơ quan thuế nơi tổ chức đó thành lập hoặc đăng ký kinh doanh;
Hoặc Giấy phép thành lập chi nhánh tại Việt Nam (nếu có chi nhánh tại Việt
Nam).
• Trường hợp uỷ quyền cho tổ chức đại diện tại Việt Nam: có thêm bản sao hợp
lệ văn bản về việc ủy quyền của nhà đầu tư nước ngoài cho tổ chức đại diện tại
Việt Nam và bản sao hợp lệ giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của tổ chức
đại diện tại Việt Nam.
• Tài liệu liên quan đến người trực tiếp thực hiện giao dịch.


Đối với nhà đầu tư nước ngồi quy định điểm b
• Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, hoặc Giấy chứng nhận
đầu tư trong trường hợp Giấy chứng nhận đầu tư đồng thời là Giấy chứng
nhận đăng ký kinh doanh.
5


• Trường hợp uỷ quyền cho tổ chức đại diện tại Việt Nam: có thêm bản sao hợp
lệ văn bản về việc ủy quyền của nhà đầu tư nước ngoài cho tổ chức đại diện tại
Việt Nam và bản sao hợp lệ giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của tổ chức
đại diện tại Việt Nam.
• Tài liệu liên quan đến người trực tiếp thực hiện giao dịch.
• Đối với nhà đầu tư nước ngồi quy định tại điểm c
• Bản sao hợp lệ giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của cơng ty đầu tư chứng
khốn; giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của công ty quản lý quỹ và các
tài liệu liên quan về việc thành lập Quỹ đầu tư chứng khốn.
• Tài liệu liên quan đến người trực tiếp thực hiện giao dịch.

1.2 Trường hợp nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân
(Cá nhân nước ngoài là người không mang quốc tịch Việt Nam, cư trú tại nước ngoài
hoặc tại Việt Nam.
Nhà đầu tư cá nhân vừa có quốc tịch Việt Nam, vừa mang quốc tịch nước ngoài được
coi là nhà đầu tư trong nước, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác thì thực hiện
theo quy định của pháp luật đó.)
1.2.1 Tài khoản vốn.
Có tài khoản vốn đầu tư mở tại ngân hàng thương mại tại Việt Nam. Mọi hoạt động
mua, bán cổ phần, chuyển nhượng vốn góp, thu và sử dụng cổ tức, lợi nhuận được
chia, chuyển tiền ra nước ngoài và các hoạt động khác liên quan đến đầu tư vào doanh
nghiệp Việt Nam đều thơng qua tài khoản này. Việc mở, đóng, sử dụng và quản lý tài
khoản vốn đầu tư phải phù hợp với quy định của pháp luật có liên quan.
1.2.2 Có các tài liệu sau:

Lý lịch tư pháp (đã được chứng thực và hợp pháp hoá lãnh sự) và bản sao hợp
lệ hộ chiếu còn giá trị.

Trường hợp ủy quyền cho đại diện tại Việt Nam: có thêm bản sao hợp lệ văn
bản về việc ủy quyền của cá nhân nước ngoài cho đại diện tại Việt Nam, bản sao hợp
lệ giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của tổ chức đại diện tại Việt Nam (trường hợp
đại diện là tổ chức) và tài liệu liên quan đến người trực tiếp thực hiện giao dịch.
1.3 Tài liệu liên quan đến người trực tiếp thực hiện giao dịch:
1.3.1 Đối với người trực tiếp thực hiện giao dịch là người Việt Nam:

Phiếu thông tin về người trực tiếp thực hiện giao dịch có xác nhận của cơ quan
có thẩm quyền (chính quyền địa phương, hoặc cơ quan, tổ chức nơi cá nhân đó làm
việc), bao gồm các nội dung:

6



• Liên quan đến sơ yếu lý lịch: tên, tuổi, giới tính, quốc tịch, hộ khẩu thường trú,
nơi ở hiện nay, địa chỉ liên lạc, số điện thoại liên lạc, trình độ chun mơn
nghiệp vụ, đơn vị cơng tác, vị trí và chức vụ tại đơn vị cơng tác ...
• Phạm vi công việc, quyền hạn và trách nhiệm được giao của người trực tiếp
thực hiện giao dịch và những nội dung khác có liên quan.


Bản sao hợp lệ chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu còn giá trị.

1.3.2

Đối với người trực tiếp thực hiện giao dịch là người nước ngồi cư trú tại Việt
Nam:

Phiếu thơng tin về người trực tiếp thực hiện giao dịch có chứng thực và được
hợp pháp hố lãnh sự, bao gồm các nội dung:
• Liên quan đến sơ yếu lý lịch: tên, tuổi, giới tính, quốc tịch, nơi đăng ký hộ khẩu
thường trú, nơi ở tại Việt Nam, nơi ở tại nước ngoài, địa chỉ liên lạc, số điện thoại liên
lạc, trình độ chun mơn nghiệp vụ, đơn vị cơng tác, vị trí và chức vụ tại đơn vị cơng
tác ....
• Phạm vi cơng việc, quyền hạn và trách nhiệm được giao của người trực tiếp
thực hiện giao dịch và những số nội dung khác có liên quan.

Lý lịch tư pháp (đã được chứng thực và hợp pháp hoá lãnh sự) và bản sao hợp
lệ hộ chiếu còn giá trị.

7



2 Tiến hành mua cổ phần
2.1 Các hình thức mua cổ phần(căn cứ theo điều 9,thông tư 1312010/TT-BTC
của Bộ Tài chính)
Nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần phát hành lần đầu cho các cổ đông không
phải là cổ đông sáng lập của công ty cổ phần.
Nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần trong số cổ phần được quyền chào bán, cổ
phiếu quỹ, cổ phần phát hành thêm của cơng ty cổ phần.
Nhà đầu tư nước ngồi mua lại cổ phần, quyền mua cổ phần của các cổ đông
trong công ty cổ phần, bao gồm cả mua lại cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập
sau khi được đại hội đồng cổ đông chấp thuận để trở thành cổ đông sáng lập của công
ty cổ phần.
Nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần ưu đãi cổ tức, cổ phần ưu đãi hoàn lại và cổ
phần ưu đãi khác trong công ty cổ phần khi điều lệ công ty có quy định hoặc do Đại
hội đồng cổ đơng quyết định.
Một nhà đầu tư nước ngoài mua lại toàn bộ số cổ phần của các cổ đông trong
công ty cổ phần để chuyển đổi công ty cổ phần thành công ty trách nhiệm hữu hạn một
thành viên và trở thành chủ sở hữu của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.
2.2

Các bước mua cổ phần

Trong bối cảnh thiếu hướng dẫn về việc tự do chuyển nhượng cổ phần và sự
không thống nhất giữa Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư, câu hỏi mà nhà đầu tư quan
tâm là: Thế nào là một quy trình mua cổ phần hợp pháp?
Dưới đây là một quy trình mua cổ phần để nhà đầu tư nước ngồi tham khảo.
Quy trình này có thể thay đổi theo từng giao dịch cụ thể và từng địa phương.

2.2.1 Mở tài khoản vốn
Đây là điều kiện bắt buộc khi nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần của doanh
nghiệp Việt Nam. Tài khoản này được mở tại ngân hàng thương mại tại Việt Nam và

phải được đăng ký làm tài khoản vốn với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Tất cả mọi
8


hoạt động đầu tư của nhà đầu tư phải thực hiện thông qua tài khoản vốn, bao gồm cả
việc thanh toán mua cổ phần, nhận cổ tức hoặc chuyển tiền ra khỏi Việt Nam.

9


CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
GIẤY ĐỀ NGHỊ XÁC NHẬN ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN GÓP do - Hạnh phúc PHẦN
NAM
Độc lập - Tự VỐN, MUA CỔ
BẰNG ĐỒNG VIỆT NAM MỞ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
Số:....../CV-QLNH
Hà Nội, ngày.... tháng... năm.....
TP.HCM, ngày 01 tháng 10 năm 2011
(V/v Xác nhận Đăng ký Tài khoản
Kính gửi: NGÂN cổ phần NHÀ đồng VIỆT NAM
góp vốn, mua HÀNG bằng NƯỚC
Việt Nam mở tại Ngân hàng thương
VỤ mại) LÝ HỐI NGOẠI
QUẢN
Tên nhà đầu tư nước ngoài: Shayne Ward
Kính gửi: Ơng (bà) : Shayne Ward
Loại hình: Cá nhân
Theo đề nghị tại đơn kèm theo hồ sơ đăng ký tài khoản góp vốn, mua cổ phần bằng đồng Việt

Địa Nam56, Hoàng Diệu 2, P. Linh Chiểu, quận Thủ Đức các doanh nghiệp Việt Nam của nhà
chỉ: để phục vụ hoạt động góp vốn, mua cổ phần trong
đầu tư nước ngồi.Shayne Ward Ngân hàng Nhà nước có ý kiến như sau:
Quốc tịch: Hoa Kỳ
1. Căn cứ các quy định hiện hành về quản lý ngoại hối đối với việc góp vốn, mua cổ phần của
nhà đầu tư nước ngồi
Số điện thoại: 0909090099 trong các doanh ngiệp Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước xác nhận việc
đăng ký tài khoản Góp vốn, mua cổ phần bằng đồng Việt Nam của nhà đầu tư nước ngoài với
các nội dung sau:
Fax:
Tên nhà đầu tư nước ngoài: Shayne Ward
Đề nghị Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xác nhận về việc đăng ký tài khoản góp vốn, mua cổ
phần bằng đồng Việt Nam để phục vụ hoạt động góp vốn, mua cổ phần trong các doanh nghiệp
ViệtLoại hình: sau:nhân
Nam như Cá
Tên Địa chỉ: 56, thương mại nơi P. Linhkhoản: quận Thủ Đức
Ngân hàng Hoàng Diệu 2, mở tài Chiểu,
Địa ĐiệnACB 0909090099
chỉ: thoại:
Fax:
Số điện thoại: 0838247247
Quốc tịch: Hoa Kỳ
Fax:(848) 3839 9885
Tên Ngân hàng được phép nơi mở tài khoản: Ngân Hàng TMCP Á Châu
Ký hiệu tài khoản: 1700220012345
Địa chỉ: 442 Nguyễn Thị Minh Khai, Q.3, TP.HCM
Số dư tài khoản: 2.000.000.000 VNĐ
Xin Điện kết thực hiện 3929 các quy định về quản lý ngoại hối hiện hành của Việt Nam và các
cam thoại: (848) đúng 0999
quy định khác của pháp luật liên quan đến việc mua, bán chứng khốn và góp vốn, mua cổ phần


Fax: (848) 3839 9885

trong các doang nghiệp Việt Nam.
Ký hiệu tài khoản: 1700220012345
Số dư tài khoản: 2.000.000.000 VNĐ

10


2. Khi thực hiện việc góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp
Việt Nam, nhà đầu tư nước ngoài phải chấp hành đúng các quy định tại Thông tư số ./TTNHNN ngày.... của Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với việc góp vốn,
mua cổ phần trong các doanh nghiệp Việt Nam và các quy định khác liên quan của pháp luật.
Nơi nhận:
- Như trên

TL/ THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
VỤ TRƯỞNG VỤ QUẢN LÝ NGOẠI HỐI

- NHTM nơi mở TK
- Lưu

2.2.2

Ký hợp đồng mua bán cổ phần và thanh toán tiền qua tài khoản vốn
Sau khi mở và đăng ký tài khoản vốn, nhà đầu tư có thể tiến hành góp vốn hoặc

mua cổ phần theo quy định của Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư. Đối với các công
ty niêm yết, nhà đầu tư cần xin thêm một mã số giao dịch (trading code) để tiến hành
mua cổ phần trên thị trường chứng khoán. Việc mua cổ phần của nhà đầu tư nước

ngoài trên thị trường chứng khốn cịn phải tn thủ theo quy định của Luật Chứng
khoán.

11


12


Mẫu số: 05/QLCP-LienVietBank/2011
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

––––––––––––––––––––

HỢP ĐỒNG MUA BÁN CỔ PHẦN
(của Ngân hàng Liên Việt - LienVietBank)
Hôm nay, ngày 02/10/2011. tại…TP.HCM hai Bên có tên dưới đây:



Bên bán cổ phần (Cổ đông LienVietBank): Nguyễn Văn An
Mã số thuế: 0309574183
Địa chỉ thường trú: 120, Quang Trung, Pleiku, Gia Lai
Địa chỉ liên lạc: 20, Đường 12, An Phú, Quận 2, TP.HCM
Số điện thoại: 083456789......................................................Di động: 0122345699
CMND/HC (nếu là cá nhân) số: 230879086.............Ngày cấp: 13/2/1980...... Nơi cấp: Gia Lai..
ĐKKD (nếu là pháp nhân) số: ................................Ngày cấp:.......................
.........
Người đại diện (pháp nhân):...........................................................

.........

Nơi

cấp:

chức

CMND/HC số: ........................................................Ngày cấp:........................
.........

Nơi

vụ:
cấp:

Theo giấy ủy quyền (nếu đại diện theo ủy quyền) số:.............................ngày: ......./......./.............
........................................................................................................................................................
của......
........................................................................................................................................................



Bên
mua
cổ
phần:
Evans
Steward
.......................................................................................................................................................... ........

.
Quốc
.........
Địa
.........

tịch:

Hoa
chỉ

Kỳ
thường

trú:

Địa chỉ liên lạc: 56, Hoàng Diệu 2, Phường Linh Chiểu, Quận Thủ Đức, TP.HCM
.........
Số điện thoại: 083456789................................................................................Di động: 0123456789...
CMND/HC (nếu là cá nhân) số:...NY092345..........................Ngày cấp:20/8/2009.. Nơi cấp:Hoa Kỳ...
ĐKKD (nếu là pháp nhân) số:................................Ngày cấp:........................
.........
Người đại diện (pháp nhân):...........................................................
................
CMND/HC số: ........................................................Ngày cấp:........................

13

Nơi
chức

Nơi

cấp:
vụ:
cấp:


.........
Theo giấy ủy quyền (nếu đại diện theo ủy quyền) số:.............................ngày: ......./......./.............
........................................................................................................................................................
của......
........................................................................................................................................................
Đã tự nguyện thoả thuận việc mua bán cổ phần của Ngân hàng TMCP
Liên Việt (LienVietBank) với nội dung như sau:
1.

Thoả thuận mua bán 10.000.............cổ phần, với tổng mệnh giá....1.000.000.000..............đồng, gồm:
- Cổ phần góp vốn thành lập ngân hàng, phát hành năm 2008 : .............................cổ phần, với tổng
mệnh giá: ................................. đồng;
- Cổ phần phát hành đợt..09..năm 2011.....: .......8000.........................cổ phần, với tổng mệnh
giá: .............800.000.000......... đồng;
- Cổ phần phát hành đợt. 10 năm 2011......: .....2000............................cổ phần, với tổng mệnh
giá: .............200.000.000......... đồng;
Giá mua bán: ................10.000...............đồng/cổ phần.

2.

Bên bán cổ phần cam kết: Chịu trách nhiệm về quyền sở hữu và quyền bán cổ phần; số cổ phần trên
hiện không cầm cố hay bảo đảm cho bất kỳ nghĩa vụ nào với bên thứ ba và được phép chuyển
nhượng; nộp thuế thu nhập cá nhân (nếu bên bán cổ phần là cá nhân) và các loại thuế khác đối với

giao dịch chuyển nhượng chứng khoán này theo quy định của pháp luật.

3.

Bên mua cổ phần cam kết: Chịu trách nhiệm trước Pháp luật về tính hợp pháp của nguồn vốn mua cổ
phần; đủ điều kiện mua cổ phần có giới hạn sở hữu cổ phần theo quy định của Pháp luật và của
LienVietBank; chấp nhận thực trạng tài chính và Điều lệ của LienVietBank.

4.

Bên mua và bên bán cổ phần cam kết: Chịu trách nhiệm về tính trung thực của những thơng tin đã
khai trong Hợp đồng này.

5.

Giá mua bán, việc thanh toán (giao nhận tiền) do hai bên ký nhận bằng văn bản cụ thể hoặc tự thỏa
thuận và chịu trách nhiệm (không liên quan đến LienVietBank).

6.

Kể từ ngày việc mua bán cổ phần đã được ghi vào Sổ đăng ký Cổ đông của LienVietBank, Bên mua
trở thành cổ đông của LienVietBank và được nhận toàn bộ cổ tức, quyền mua thêm cổ phần mới phát
hành và được hưởng mọi quyền lợi khác phát sinh từ số cổ phần nói trên. Riêng trường hợp
LienVietBank đã kết thúc lập Danh sách Cổ đông được nhận cổ tức, thì cổ tức sẽ được LienVietBank
trả cho Bên bán (Hai bên tự thỏa thuận về việc Bên bán có phải trả lại cổ tức cho Bên mua hay
khơng).

7.

Hợp đồng này có hiệu lực kể từ ngày ký. Hai bên đã thống nhất toàn bộ nội dung của Hợp đồng và

cùng ký tên xác nhận dưới đây.
BÊN BÁN

BÊN MUA

(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu (nếu có))

(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu (nếu có))

14


Phần dành cho Ngân hàng:
NGƯỜI NHẬN HỒ SƠ
(Ký, ghi rõ họ tên)

XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HĐQT
V/v chấp thuận mua bán cổ phần
Hà Nội, ngày…..……tháng….……năm 200....

15


2.2.3

Đăng ký thông tin vào sổ cổ đông và cấp giấy chứng nhận cổ phần

Sau khi nhà đầu tư đã thanh tốn tồn bộ số tiền góp vốn, mua cổ phần, công ty
sẽ ghi nhận thông tin của nhà đầu tư nước ngồi trong sổ đăng ký cổ đơng và cấp giấy
chứng nhận cổ phần cho nhà đầu tư nước ngồi.

Ví dụ về giấy chứng nhận cổ phần:

16


2.2.4

Đăng ký thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh với cơ quan cấp phép

Công ty sẽ phải tiến hành thủ tục đăng ký kinh doanh để bổ sung thông tin của
nhà đầu tư nước ngoài vào đăng ký kinh doanh của công ty hoặc thay đổi cổ đông của
công ty tại cơ quan đăng ký kinh doanh. Một cách thận trọng, công ty cần đăng ký về
việc mua cổ phần của nhà đầu tư với cơ quan đăng ký kinh doanh trong mọi trường
hợp.
2.2.5 Đăng ký cấp giấy chứng nhận đầu tư cho cơng ty
Hiện tại, chưa có hướng dẫn chi tiết về việc cơng ty trong nước có phải xin
thêm giấy chứng nhận đầu tư sau khi nhà đầu tư nước ngồi mua cổ phần trong cơng
ty hay không. Tuy nhiên, một số nơi yêu cầu công ty phải đăng ký đầu tư theo Luật
Đầu tư sau khi bán cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài.

17


3

Những hạn chế cịn tồn tại trong q trình mua cổ phần của nhà đầu tư nước
ngồi
Tình huống: Cổ phiếu: cầm trong tay nhưng vẫn chưa chắc ăn

Qua quan hệ lâu năm, nhà đầu tư Ấn Độ nọ đã mua 4% cổ phần trong một công

ty cổ phần trong nước. Hợp đồng mua bán cổ phần đã được ký kết, tiền đã được
chuyển vào tài khoản của bên bán, thông tin của bên mua đã được ghi vào sổ cổ đông
và công ty cũng đã cấp cổ phiếu cho bên mua. Mọi chuyện tưởng như đã xong.
Một thời gian dài sau đó, cơng ty khơng đả động gì đến việc chia cổ tức cũng
như không họp đại hội đồng cổ đông theo yêu cầu của nhà đầu tư Ấn Độ. Tranh chấp
nổ ra và vụ việc đưa đến sở kế hoạch và đầu tư (KHĐT) để được giải quyết. Sở KHĐT
bất ngờ thông báo rằng việc mua bán cổ phần là không hợp pháp do khi mua bán, các
bên đã không đăng ký với sở KHĐT. Quyền lợi của nhà đầu tư trong công ty, do vậy,
vẫn là một dấu hỏi.
Ở trên là một trường hợp điển hình mà nhà đầu tư nước ngoài gặp rắc rối khi
mua vốn cổ phần trong các cơng ty tại Việt Nam.
Tìm hiểu ngun nhân, chúng tôi thấy rằng rắc rối trên phát sinh do sự không rõ
ràng trong quy định “cổ phần được chuyển nhượng tự do” tại khoản 1 điều 79 và
khoản 5 điều 87 Luật Doanh nghiệp cũng như sự mâu thuẫn giữa Luật Doanh nghiệp
và Luật Đầu tư.
Trong ví dụ trên, nhà đầu tư Ấn Độ cho rằng khi tên họ đã được ghi vào sổ cổ
đông và nắm trong tay cổ phiếu do công ty phát hành, nghĩa là họ đã là cổ đông của
công ty. Đúng là các bên đã tuân thủ trình tự mua bán cổ phần nếu nhìn dưới góc độ
Luật Doanh nghiệp. Tuy nhiên, dưới góc độ Luật Đầu tư, thủ tục trên vẫn chưa trọn
vẹn.
3.1

Những vấn đề trong chuyển nhượng cổ phần tự do

“Cổ phần được chuyển nhượng tự do” đã trở thành suy nghĩ bình thường của rất
nhiều người, nhất là các nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán. Thế nhưng câu hỏi:
“Thế nào là chuyển nhượng tự do?” vẫn làm nhiều người bối rối.
Có ý kiến cho rằng “chuyển nhượng tự do” nghĩa là cổ phần sẽ được tự do mua
bán bằng văn bản hoặc trao tay mà không phụ thuộc vào thủ tục nào. Nói cách khác,
việc chuyển nhượng cổ phần không cần sự phê chuẩn của hội đồng quản trị/đại hội

đồng cổ đông của công ty hoặc sự chấp thuận của cơ quan đăng ký kinh doanh. Cách
hiểu này dẫn đến hệ quả là các bên liên quan không quan tâm đến thủ tục khi mua bán
cổ phần, thậm chí khơng đăng ký việc mua bán với cơ quan đăng ký kinh doanh.

18


Tuy nhiên, ý kiến phản đối cho rằng, quy định “cổ phần được chuyển nhượng
tự do” tại khoản 1 điều 79 và khoản 5 điều 87 Luật Doanh nghiệp chỉ nói đến sự tự do
về hình thức chuyển nhượng (nghĩa là chuyển nhượng bằng văn bản hay trao tay), chứ
không đề cấp đến những vấn đề khác. Nghĩa là không có sự tự do tuyệt đối mà các bên
vẫn phải tuân thủ các thủ tục trong điều lệ và pháp luật, và phải được đăng ký với cơ
quan đăng ký kinh doanh.
Hiện nay, chưa có văn bản chính thức giải thích quy định “cổ phần được
chuyển nhượng tự do”, do vậy, cuộc tranh luận trên vẫn chưa có điểm dừng.
3.2 Văn bản luật khơng khả thi
Cịn tồn tại những mâu thuẫn giữa Luật Doanh Nghiệp và Luật Đầu Tư
Việc góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài trong doanh nghiệp
100% vốn góp trong nước khơng thuộc diện quản lý chuyên ngành tại Việt Nam
(“Doanh nghiệp trong nước”) đã được quy định trong một số văn bản pháp luật như
Luật Đầu tư 2005, Nghị định số 139/2007/NĐ-CP ngày 05/09/2007 (“NĐ 139”) hiện
đã được thay thế bởi Nghị định số 102/2010/ND-CP ngày 01/10/2010 (“NĐ 102”) và
Quyết định số 88/2009/QD-TTG ngày 18/06/2009 (“QĐ 88”). Ngoài ra, vấn đề này sẽ
tiếp tục được quy định trong Nghị định thay thế Nghị định số 108/2006/ND-CP ngày
22/09/2006 hướng dẫn thi hành Luật Đầu tư (“NĐ 108 mới”).
Tuy nhiên, có những yếu kém và thiếu sót trong khn khổ pháp luật hiện hành
nhận biết và xác nhận các khoản đầu tư gián tiếp của các nhà đầu tư nước ngồi thơng
qua mua cổ phần của các doanh nghiệp Việt Nam chưa niêm yết tham gia vào các hoạt
động dịch vụ hoặc các hoạt động sản xuất. Một trong những lý do là theo Luật Đầu tư,
các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư tại Việt Nam phải có dự án đầu tư. Điều này đòi hỏi

nhà đầu tư để chuẩn bị và nộp hồ sơ dự án theo yêu cầu theo quy định của pháp luật để
các cơ quan Việt Nam có liên quan, để được cấp giấy chứng nhận đầu tư.

Luật Doanh nghiệp quy định trình tự mua bán cổ phần rất đơn giản: các bên tự
thỏa thuận và yêu cầu công ty ghi tên người mua vào sổ cổ đông của công ty. Bên mua
được coi là cổ đông của công ty khi thanh tốn hết tiền và thơng tin của họ được ghi
vào sổ cổ đông của công ty mà không cần đăng ký với cơ quan nhà nước (nếu sau khi
mua bán, số cổ phần của bên mua chiếm dưới 5% tổng số cổ phần của công ty hoặc
bên bán khơng phải là cổ đơng sáng lập).
Trong đó theo Luật Đầu tư, việc mua bán cổ phần được coi là một hình thức
đầu tư (điều 21). Do vậy, về nguyên tắc, nhà đầu tư khi đầu tư vào Việt Nam theo hình
thức này sẽ chịu ràng buộc bởi cam kết WTO và luật Việt Nam (đối với nhà đầu tư
mang quốc tịch của quốc gia thành viên WTO hoặc khi công ty Việt Nam kinh doanh
các ngành nghề và lĩnh vực quy định trong cam kết WTO), hoặc luật Việt Nam (trong
những trường hợp khác). Cơ quan nhà nước Việt Nam sẽ phải xem xét hồ sơ mua bán
cổ phần để chắc chắn là nhà đầu tư đáp ứng các ràng buộc trong WTO và/hoặc luật
19


Việt Nam (như điều kiện về quốc tịch của nhà đầu tư, tỷ lệ vốn góp, điều kiện tài chính
của nhà đầu tư, ngành nghề của doanh nghiệp Việt Nam...). Và khi cơ quan nhà nước
Việt Nam ban hành giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đầu tư
thừa nhận việc mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngồi, việc mua cổ phần đó mới có
giá trị pháp lý theo luật Việt Nam.
Nói tóm lại, hiện tại thủ tục góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngồi
trong các Doanh nghiệp trong nước khơng thể thực hiện một cách triệt để và nhất quán
trong phạm vi tồn quốc bởi sự khơng rõ ràng, chi tiết và chồng chéo của các quy
định. Cần thiết phải nghiên cứu để hoàn thiện một trong các văn bản hiện hành, có thể
là NĐ 102 hoặc NĐ 108 mới, để đảm bảo tính thực thi.
3.3.


Giới hạn sở hữu cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài tại các ngân hàng chưa
niêm yết
Hiện nay, quy định của pháp luật về ngân hàng cịn có những bất cập, hạn chế,

nên giới hạn sở hữu cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài tại các ngân hàng thương
mại chưa niêm yết đang có những ý kiến khác nhau về cả lý luận và thực tiễn.
3.3.1. Khó kiểm sốt tỷ lệ sở hữu cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài khi IPO của

ngân hàng thương mại nhà nước cổ phần hóa
Cho đến nay, có 02 trên tổng số 05 ngân hàng thương mại 100% vốn nhà nước
đã chính thức chuyển đổi thành ngân hàng thương mại cổ phần, bao gồm: Ngân hàng
Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) và Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Vietinbank). Việc cổ phần hoá 03 ngân hàng thương mại 100% vốn nhà nước còn lại
(Ngân hàng Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long – MHB, Ngân hàng Đầu tư và
Phát triển Việt Nam – BIDV, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt
Nam – Agribank) thực hiện theo lộ trình được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Thực
hiện quy định của pháp luật về cổ phần hoá, trước khi bán đấu giá cổ phần lần đầu ra
công chúng (IPO), Vietcombank và Vietinbank đã công bố giá trị doanh nghiệp và số
cổ phần được bán lần đầu ra công chúng. Tổ chức được ủy quyền bán đấu giá cổ phần
lần đầu ra công chúng của Vietcombank và Vietinbank là Sở Giao dịch Chứng khốn
thành phố Hồ Chí Minh (HoSE). Quy chế bán đấu giá cổ phần lần đầu của
Vietcombank và Vietinbank do HoSE ban hành đều quy định tổng số cổ phần mà các
nhà đầu tư nước ngoài được mua tối đa bằng 30% tổng số cổ phần được bán ra. Tuy

20


nhiên, giới hạn sở hữu cổ phần của các nhà đầu tư nước ngoài tại Vietcombank hoặc
Vietinbank theo quy định trên đây là rất khó kiểm sốt vì các lý do sau đây:

- Ủy thác đầu tư: Khi bán cổ phần lần đầu ra công chúng của ngân hàng thương mại
nhà nước cổ phần hóa, một số nhà đầu tư nước ngồi đã khơng trực tiếp đăng ký mua
cổ phần mà ủy thác cho tổ chức, cá nhân Việt Nam mua. Trong quá trình làm thủ tục
tiếp nhận hồ sơ đăng ký mua cổ phần của nhà đầu tư, các đại lý đấu giá (cơng ty chứng
khốn) khơng có khả năng và điều kiện để kiểm tra, xác minh người đăng ký mua cổ
phần thực sự là nhà đầu tư trong nước hay nhà đầu tư nước ngoài. Pháp luật hiện hành
cũng không yêu cầu các đại lý đấu giá phải kiểm tra, xác minh quốc tịch của nhà đầu
tư đăng ký đấu giá. Cho nên, nếu mẫu giấy đăng ký mua cổ phần ghi người đăng ký
đấu giá mang quốc tịch Việt Nam và có các giấy tờ chứng minh kèm theo (bản sao hợp
lệ hộ chiếu/giấy chứng minh nhân dân còn hiệu lực hoặc giấy tờ cá nhân khác có giá
trị pháp lý tương đương), thì người đăng ký đấu giá được xác định là nhà đầu tư trong
nước. Do đó, số cổ phần mà nhà đầu tư trong nước nhận ủy thác mua cho nhà đầu tư
nước ngồi khơng bị giới hạn bởi 30% khối lượng cổ phần được bán ra nêu trên. Song,
người sở hữu thực sự số cổ phần mua được thơng qua hình thức ủy thác đầu tư nêu
trên không phải là nhà đầu tư trong nước mà là nhà đầu tư nước ngoài. Vì vậy, xét về
bản chất của quan hệ sở hữu (người có các quyền và được hưởng các lợi ích từ cổ phần
mua được), thì tổng số cổ phần sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tại một ngân hàng
thương mại nhà nước cổ phần hóa khi IPO có thể vượt quá giới hạn 30% khối lượng
cổ phần được bán ra lần đầu.
Thực tế, một số công ty chứng khoán làm đại lý đấu giá cũng nhận ủy thác đấu giá
mua cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài khi IPO của ngân hàng thương mại nhà nước
cổ phần hóa. Do là tổ chức tài chính chun nghiệp và được làm đại lý đấu giá, nên
cơng ty chứng khốn đặt lệnh mua có hiệu suất thành cơng cao hơn và hiệu quả hơn so
với giá mua do nhà đầu tư tự đặt lệnh (giá mua do các công ty chứng khoán đặt lệnh
sát với giá khởi điểm hơn). Theo quy định tại Điều 6 Nghị định số 109/2007/NĐ-CP
ngày 26/6/2007 của Chính phủ (Nghị định số 109), các tổ chức tài chính trung gian,
các cá nhân thực hiện tư vấn, định giá, đấu giá bán cổ phần của doanh nghiệp cổ phần
hóa khơng được tham gia đấu giá mua cổ phần phát hành lần đầu của doanh nghiệp đó.
21



Cho nên, việc các cơng ty chứng khốn làm đại lý đấu giá tham gia đấu giá mua cổ
phần, bất kể là mua cổ phần cho chính mình hoặc mua cổ phần cho nhà đầu tư khác
theo hình thức ủy thác, có thể bị coi là vi phạm quy chế bán đấu giá và quy định nêu
trên của Nghị định số 109. Tuy nhiên, các cơng ty chứng khốn nhận ủy thác đầu tư
cho rằng, họ không vi phạm quy chế bán đấu giá và quy định tại Điều 6 của Nghị định
số 109 vì các cơng ty chứng khốn không phải là chủ sở hữu thực sự của số cổ phần
mua được theo ủy thác đầu tư (không bỏ tiền ra mua, khơng có các quyền và được
hưởng các lợi ích từ cổ phần mua được) mà chỉ người đại diện thay mặt cho nhà đầu tư
nước ngoài thực hiện các quyền sở hữu đối với số cổ phần mua được theo ủy thác đầu
tư (chỉ được hưởng phí dịch vụ ủy thác). Hơn nữa, ủy thác đầu tư là một trong những
chức năng, nhiệm vụ (nghiệp vụ kinh doanh) của các cơng ty chứng khốn đã được cơ
quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép. Nghị định số 109 và quy chế bán đấu giá
không quy định rõ cấm các đại lý đấu giá mua cổ phần dưới mọi hình thức (kể cả ủy
thác đầu tư). Chính vì vậy, việc các đại lý đấu giá nhận ủy thác đầu tư của nhà đầu tư
nước ngoài để tham gia đấu giá mua cổ phần lần đầu của ngân hàng thương mại nhà
nước cổ phần hóa có thể góp phần làm cho tỷ lệ sở hữu cổ phần của nhà đầu tư nước
ngoài vượt quá 30% tổng số cổ phần được bán ra nêu trên.
- Nhà đầu tư nước ngoài có hai hoặc nhiều quốc tịch, trong đó có quốc tịch Việt Nam,
trực tiếp tham gia đấu giá mua cổ phần lần đầu của ngân hàng thương mại nhà nước cổ
phần hoá. Theo pháp luật của nhiều nước trên thế giới, một người có thể có hai hoặc
nhiều quốc tịch khác nhau. Do đó, những cơng dân Việt Nam đang sinh sống ở nước
ngồi chưa thơi quốc tịch Việt Nam và được nhập quốc tịch nước ngồi (ví dụ như kết
hơn với cơng dân của nước ngồi, được định cư hợp pháp ở nước ngoài và đủ điều
kiện nhập quốc tịch theo quy định của pháp luật nước đó) có thể có hai quốc tịch trở
lên. Luật Quốc tịch Việt Nam quy định người Việt Nam định cư ở nước ngồi chưa
mất quốc tịch Việt Nam vẫn cịn quốc tịch Việt Nam. Trong trường hợp đó, người Việt
Nam định cư ở nước ngoài mang quốc tịch Việt Nam phải đăng ký với cơ quan đại
diện Việt Nam ở nước ngoài nơi họ định cư để giữ quốc tịch Việt Nam. Cho nên, trong
mẫu giấy đăng ký mua cổ phần, có nhiều nhà đầu tư là người Việt Nam định cư ở

nước ngoài ghi họ tên bằng tiếng Việt và quốc tịch Việt Nam. Khi nộp đơn đăng ký
22


mua cổ phần đã được điền đầy đủ các thông tin cần thiết và ký tên, các nhà đầu tư đó
gửi kèm theo bản sao hợp lệ hộ chiếu hoặc giấy chứng minh nhân dân còn hiệu lực do
cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp. Do vậy, các đại lý đấu giá đã phân loại và
xếp các nhà đầu tư nói trên vào nhóm nhà đầu tư trong nước (có quốc tịch Việt Nam).
Vì thế, số cổ phần đăng ký mua của các nhà đầu tư nêu trên được tính vào số cổ phần
sở hữu của các nhà đầu tư trong nước và không bị giới hạn bởi 30% tổng số cổ phần
được bán ra nêu trên.
- Tỷ lệ tham gia vốn góp của bên nước ngồi thay đổi sau IPO. Nhà đầu tư nước ngoài
theo quy định của pháp luật Việt Nam (1) bao gồm tổ chức và cá nhân nước ngoài.
Một tổ chức được coi là tổ chức nước ngoài khi thỏa mãn một trong các điều kiện sau:
(i) Tổ chức thành lập và hoạt động theo pháp luật nước ngoài và chi nhánh của các tổ
chức này tại nước ngoài và tại Việt Nam; (ii) Tổ chức thành lập và hoạt động ở Việt
Nam có tỷ lệ tham gia góp vốn của bên nước ngồi trên 49%; (iii) Quỹ đầu tư, công ty
đầu tư chứng khốn có tỷ lệ tham gia góp vốn của bên nước ngoài trên 49%. Tuy
nhiên, từ ngày nhà đầu tư bắt đầu đăng ký đấu giá mua cổ phần đến ngày cuối cùng
phải thanh toán tiền mua cổ phần theo quy chế bán đấu giá là một khoảng thời gian
khá dài. Cụ thể, trường hợp IPO của Vietcombank và Vietinbank, thời hạn đăng ký
mua và thời hạn thanh toán tiền mua cổ phần như sau: Vietcombank(1) Từ 8h00 ngày
7/12/2007 đến 15h00 ngày 18/12/2008 Từ ngày 2/1/2008 đến 22/1/2008;
Viettinbank(2) Từ 8h00 ngày 8/12/2001 đến 10h00 ngày 19/12/2008 Từ ngày
26/12/2008 đến 9/1/2009.
Trong khoảng thời gian trên, tỷ lệ tham gia vốn góp của bên nước ngoài trong tổ chức
được thành lập và hoạt động hợp pháp tại Việt Nam có thể có sự thay đổi (tăng hoặc
giảm). Thực tế, tại thời điểm bắt đầu đăng ký mua cổ phần, một số tổ chức tại điểm (ii)
và (iii) nêu trên được xác định là nhà đầu tư trong nước vì tỷ lệ tham gia góp vốn của
bên nước ngồi dưới 49%. Nhưng vào ngày cuối cùng phải thanh toán tiền mua cổ

phần lần đầu theo quy chế bán đấu giá, tỷ lệ tham gia vốn góp của bên nước ngồi tại
tổ chức ở điểm (ii) và (iii) nêu trên là trên 49%. Do đó, đối chiếu với quy định nêu trên
của pháp luật Việt Nam, các tổ chức này thỏa mãn điều kiện là nhà đầu tư nước ngoài.
Tại thời điểm nhận tiền thanh toán mua cổ phần của nhà đầu tư, các đại lý đấu giá
23


khơng có khả năng cập nhật được sự thay đổi tỷ lệ tham gia vốn góp của bên nước
ngồi tại các tổ chức nêu trên. Vì vậy, các đại lý đấu giá khơng có cơ sở để tính số cổ
phần mua được của các tổ chức nêu trên vào giới hạn sở hữu cổ phần của nhà đầu
tư/cổ đông nước ngồi khơng vượt q 30% tổng số cổ phần được chào bán lần đầu.
Chính vì những lý do nêu trên mà các đại lý đấu giá, tổ chức bán đấu giá (HoSE), các
ngân hàng thương mại nhà nước cổ phần hóa khơng thể kiểm sốt và bảo đảm được tỷ
lệ sở hữu cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài trúng đấu giá IPO không vượt quá 30%
tổng số cổ phần được chào bán lần đầu ra công chúng theo quy định tại quy chế bán
đấu giá.
3.3.2. Giới hạn sở hữu cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài tại các ngân hàng thương

mại nhà nước cổ phần hóa
3.3.2.1 Giai đoạn trước khi niêm yết: Bất đồng ý kiến về tỷ lệ sở hữu cổ phần của nhà
đầu tư nước ngoài. Theo quy định của Luật Doanh nghiệp, sau khi cổ phần được bán,
công ty phải phát hành và trao cổ phiếu cho người mua. Cơng ty có thể bán cổ phần
mà không trao cổ phiếu cho người mua. Trong trường hợp này, các thông tin cần thiết
về cổ đông được ghi vào sổ đăng ký cổ đông là đủ để chứng thực quyền sở hữu cổ
phần của cổ đông đó trong cơng ty. Cổ phần được coi là đã bán khi được thanh tốn đủ
và những thơng tin về người mua (4) được ghi đúng, ghi đủ vào sổ đăng ký cổ đơng.
Kể từ thời điểm đó, người mua cổ phần trở thành cổ đông của công ty. Do đó, khi đã
trở thành cổ đơng của Vietcombank và Vietinbank, thì khơng phân biệt quốc tịch, các
cổ đơng đều có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho cổ đông khác
và/hoặc cho người không phải là cổ đông, trừ trường hợp bị hạn chế chuyển nhượng

cổ phần của cổ đông sáng lập được quy định tại khoản 5 Điều 84 của Luật Doanh
nghiệp. Tuy nhiên, vào thời điểm các nhà đầu tư đã thanh toán đủ tiền mua cổ phần và
ngân hàng đã nhận đủ tiền bán cổ phần lần đầu từ các nhà đầu tư (thông qua HoSE),
thì Vietcombank và Vietinbank chưa có tư cách pháp nhân của một ngân hàng thương
mại cổ phần (5) và chưa có sổ đăng ký cổ đơng vì cơng ty cổ phần chỉ phải lập và lưu
giữ sổ đăng ký cổ đông kể từ khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (6).

24


Vietcombank và Vietinbank khơng có cổ đơng sáng lập vì hai ngân hàng này không
phải thành lập mới (chuyển đổi từ mơ hình cơng ty nhà nước thành mơ hình công ty cổ
phần) và Điều lệ của hai ngân hàng được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước chuẩn y
cũng không quy định về cổ đông sáng lập. Cho nên, quy định về hạn chế chuyển
nhượng cổ phần trong thời hạn 3 năm kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký
kinh doanh theo quy định tại khoản 5 Điều 84 của Luật Doanh nghiệp không áp dụng
đối với các cổ đông của Vietcombank và Vietinbank (bao gồm cả cổ đơng trong nước
và cổ đơng nước ngồi). Kể từ khi chuyển đổi thành ngân hàng thương mại cổ phần
đến nay, số cổ phần sở hữu của cổ đông Nhà nước tại Vietcombank và Vietinbank
tương ứng là 90,72% và 89,23% vốn điều lệ. Số cổ phần sở hữu của các cổ đông khác
(không bao gồm cổ đông Nhà nước) tại Vietcombank và Vietinbank tương ứng là
9,28% và 8,96% (7) vốn điều lệ. Điều lệ hiện tại của Vietcombank và Vietinbank đều
quy định cổ đông là cá nhân được sở hữu cổ phần không quá 10% vốn điều lệ và cổ
đông là tổ chức được sở hữu cổ phần không quá 20% vốn điều lệ (ngoại trừ tổ chức
đại diện cho số cổ phần thuộc sở hữu Nhà nước). Giới hạn sở hữu cổ phần của một cổ
đông trên đây cũng được quy định tại Điều 34 Nghị định số 59/2009/NĐ-CP ngày
16/7/2009 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của ngân hàng thương mại. Vì vậy,
nếu tất cả các cổ đơng bên ngồi tại Vietcombank hoặc Vietinbank bán hết số cổ phần
sở hữu của mình cho một nhà đầu tư/cổ đơng nước ngồi, thì số cổ phần mua được của
một nhà đầu tư/cổ đơng nước ngồi đó khơng thể vượt quá tỷ lệ 10% vốn điều lệ của

Vietcombank hoặc Vietinbank. Tuy nhiên, giả thiết này khó xảy ra trên thực tiễn vì
mục tiêu đầu tư của các cổ đơng tại Vietcombank và Vietinbank là rất khác nhau: có
cổ đơng đầu tư vì mục tiêu lợi nhuận nhưng cũng có cổ đơng duy trì sở hữu cổ phần để
giữ các chức vụ quan trọng trong ngân hàng hoặc vì mục tiêu khác. Đó là chưa kể các
cổ đơng bị hạn chế chuyển nhượng cổ phần sở hữu của mình là các thành viên Hội
đồng quản trị, Ban điều hành, Ban kiểm sốt, Kế tốn trưởng và các cổ đơng đã cầm
cố cổ phần sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ đối với tổ chức khác.
Thực tế, trong thời gian từ ngày nộp đủ tiền thanh toán mua cổ phần đến ngày chính
thức giao dịch niêm yết cổ phiếu lần đầu, các cổ đông của Vietcombank và Vietinbank
đã thực hiện việc chuyển nhượng cổ phần sở hữu của mình cho nhà đầu tư, cổ đơng
25


×