Tải bản đầy đủ (.doc) (41 trang)

tiểu luận luật kinh tế ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (336.4 KB, 41 trang )

Đề tài LUẬT KINH TẾ

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU...............................................................................................................................4
NỘI DUNG ĐỀ TÀI.....................................................................................................................5
I. TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI.............................................................................................5
1. Lí do chọn đề tài...............................................................................................................5
2. Mục tiêu nghiên cứu........................................................................................................6
3. Nguồn luật chi phối..........................................................................................................6
II. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN, CỔ PHẦN, CỔ PHIẾU VÀ
TRÁI PHIẾU....................................................................................................................6
1. Công ty cổ phần...............................................................................................................6
1.1.

Khái niệm, đặc điểm.................................................................................................6

1.2.

Phân loại...................................................................................................................8

2. Cổ phần (share), cổ phiếu (stocks).................................................................................8
2.1.
Khái niệm, đặc điểm.................................................................................................8
2.2.
Phân loại...................................................................................................................9
3. Trái phiếu ( Bonds)........................................................................................................11
3.1.

Khái niệm, đặc điểm.................................................................................................8

3.2.



Phân loại.................................................................................................................11

III.
NHỮNG QUY ĐỊNH VỀ CHÀO BÁN CỔ PHẦN VÀ PHÁT HÀNH TRÁI
PHIẾU TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN......................................................................12
1. Chào bán cổ phần..........................................................................................................12
1.1.

Chào bán cổ phần ra công chúng.........................................................................12

1.1.1. Chào bán lần đầu ra công chúng (Initial Public Offering - IPO).......................12
1.1.1.1. Điều kiện chào bán..................................................................................................12
1.1.1.2. Trình tự thủ tục chào bán........................................................................................12
1.1.2. Chào bán thêm cổ phần.........................................................................................17
1.1.2.1. Điều kiện chào bán..................................................................................................17
7
NHÓM 20

GVHD: Th.s PHẠM ĐỨC HUY


Đề tài LUẬT KINH TẾ

1.1.2.2. Trình tự, thủ tục chào bán.......................................................................................18
1.1.3. Chào bán cổ phần ra nước ngoài..........................................................................20
1.1.3.1. Điều kiện được chào bán cổ phần ra nước ngồi...................................................20
1.1.3.2. Trình tự, thủ tục chào bán cổ phần ra nước ngoài.................................................21
1.2.


Chào bán cổ phần riêng lẻ....................................................................................22

1.2.1. Điều kiện phát hành..............................................................................................22
1.2.2. Trình tự, thủ tục phát hành riêng lẻ .....................................................................23
2. Phát hành trái phiếu.....................................................................................................25
2.1.

Phát hành trái phiếu ra công chúng của CTCP tại Việt Nam.............................25

2.1.1. Điều kiện phát hành trái phiếu ra công chúng của CTCP..................................25
2.1.2. Trình tự phát hành phát hành trái phiếu ra công chúng của CTCP..................26
2.2.

Phát hành trái phiếu riêng lẻ tại Việt Nam..........................................................27

2.2.1. Điều kiện phát hành trái phiếu riêng lẻ................................................................28
2.2.2. Thủ tục phát hành trái phiếu riêng lẻ của CTCP................................................29
2.3.

Ưu điểm và nhược điểm của việc phát hành trái phiếu so với cổ phiếu...........30

2.3.1. Ưu điểm..................................................................................................................30
2.3.2. Nhược điểm............................................................................................................31
IV.
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP CỦA VIỆC CHÀO BÁN CỔ PHẦN VÀ
PHÁT HÀNH TRÁI PHIẾU TRONG CTCP.............................................................33
1. Về chào bán cổ phiếu.....................................................................................................33
1.1.

Thực trạng.............................................................................................................33


1.2.
Một số kiến nghị hoàn thiện các quy định về điều kiện chào bán cổ phần riêng
lẻ......................................................................................................................................35
2. Về phát hành trái phiếu................................................................................................36
2.1.

Thực trạng..............................................................................................................36

2.2.

Giải pháp phát triển thị trường Trái phiếu Việt Nam hiện nay.......................37

7
NHÓM 20

GVHD: Th.s PHẠM ĐỨC HUY


Đề tài LUẬT KINH TẾ

Tài liệu tham khảo.........................................................................................................40

BẢNG PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ
STT

HỌ VÀ TÊN

CHỨC VỤ


CÔNG VIỆC ĐẢM NHẬN

1 Trần Thị Thanh Bình

Chào bán cổ phần lần đầu ra cơng
chúng, tổng quan về đề tài, tổng kết,
hoàn chỉnh file word.

2 Lê Nhật Dương

Chào bán riêng lẻ, chào bán cổ phần
ra nước ngoài, kỹ thuật clip.

3 Chu Thị Hằng

Thực trạng và giải pháp của việc chào
bán cổ phần và phát hành trái phiếu
trong CTCP, lời mở đầu.

4 Nguyễn Thị Ánh Ngọc

Phát hành trái phiếu, thuyết trình, làm
Powerpoint.

5 Cao Thị Hồng Nga

Chào bán thêm cổ phần, tìm ví dụ dẫn
chứng về Sacombank.

6 Lê Nhật Quý Thiệu


7 Đinh Văn Trưởng

Nhóm trưởng

Khái quát chung về CTCP, cổ phần,
cổ phiếu và trái phiếu, xây dựng kịch
bản clip, thuyết trình.
Phát hành trái phiếu, kỹ thuật clip, làm
Powerpoint.

Lời mở đầu.
7
NHÓM 20

GVHD: Th.s PHẠM ĐỨC HUY


Đề tài LUẬT KINH TẾ

Nền kinh tế Việt Nam đang ngày càng phát triển và đạt được những thành tựu to lớn. Từ
sau Đại hội đổi mới năm 1986, việc đa dạng hóa các loại hình doanh nghiệp tham gia vào nền
kinh tế đã thực sự tạo nên một bước chuyển mình lớn lao. Trong quá trình phát triển, đổi thay
đó, sự ra đời của Cơng ty cổ phần và thị trường chứng khoán thực sự là một dấu mốc quan trọng,
đánh dấu sự đổi mới tư duy kinh tế và cách thức huy động, tiếp cận nguồn vốn lâu nay.
Cổ phiếu và trái phiếu là hai loại chứng khoán phổ biến và đặc trưng trên thị trường
chứng khoán hiện nay. Thị trường chứng khoán là một trong những kênh huy động, lưu thơng
nguồn vốn nhanh chóng và hiệu quả nhất cho nền kinh tế, do vậy, để định hướng cho sự phát
triển tốt đẹp của thị trường, pháp luật nước ta đã có những quy định để ràng buộc cũng như điều
chỉnh liên quan tới lĩnh vực này. Trong số đó, Luật doanh nghiệp do Quốc hội nước CHXHCN

Việt Nam ban hành năm 2005, Luật chứng khoán 2006 và các nghị định, thông tư hướng dẫn thi
hành luật là những văn bản pháp lí trực tiếp điều chỉnh các hoạt động trên thị trường, bao gồm
việc chào bán cổ phiếu và phát hành trái phiếu trong Công ty cổ phần (CTCP).
Với những đặc điểm quan trọng nêu trên của thị trường chứng khốn, nhóm nghiên cứu
muốn đi sâu giới thiệu đến các bạn những quy định của pháp luật nước ta hiện nay trong việc
chào bán cổ phiếu và phát hành trái phiếu trong CTCP. Qua đó, chúng tơi cũng cung cấp cho các
bạn những khái niệm, nền tảng cơ bản của CTCP, cổ phần, cổ phiếu, trái phiếu và một số vấn đề
liên quan đến thị trường chứng khoán.
Bằng những kiến thức tiếp thu được từ giảng viên hướng dẫn và sự tìm tịi, nghiên cứu
của chúng tơi, nhóm hi vọng sẽ mang đến cho các bạn những hiểu biết nhất định trong phạm vi
đề tài “Những quy định của pháp luật về chào bán cổ phiếu và phát hành trái phiếu trong
Công ty cổ phần”. Chúng tôi rất mong nhận được sự góp ý, chia sẻ từ phía quý giảng viên và
các bạn sinh viên. Nếu các bạn có hứng thú, thắc mắc về đề tài này, hãy liên hệ với chúng tôi:
, chúng ta cùng trao đổi, sẻ chia để phát triển.
Chào thân ái!
Nhóm nghiên cứu

Nội dung đề tài
7
NHÓM 20

GVHD: Th.s PHẠM ĐỨC HUY


Đề tài LUẬT KINH TẾ

I.

TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI
1. Lí do chọn đề tài


Trong điều kiện hiện nay của Việt Nam khi chúng ta chủ trương phát triển nền kinh tế thị
trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa thì việc giải phóng mọi năng lực sản xuất của xã hội
theo hướng khai thác các tiềm năng sẵn có về vốn, lao động, trình độ quản lý và các nguồn lực
vật chất cần thiết khác cho nhu cầu đầu tư và phát triển của đất nước là một nhân tố quan trọng
bảo đảm cho việc thực hiện thành công các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội. Nhìn lại các loại
hình doanh nghiệp hiện nay mà pháp luật Việt Nam cho phép thành lập và hoạt động thì loại
hình doanh nghiệp CTCP là mơ hình có ưu thế tuyệt đối về vốn so với các loại hình doanh
nghiệp khác.
Khơng một loại hình doanh nghiệp nào có thể được thành lập và hoạt động nếu khơng có
vốn. Vốn là yếu tố quan trọng quyết định và chi phối hầu hết các hoạt động của doanh nghiệp, cả
nội bộ bên trong lẫn đối tác bên ngoài. Riêng với CTCP, vốn là yếu tố năng động và đòi hỏi sự
linh hoạt trong việc huy động cũng như sử dụng. Các qui luật kinh tế thị trường chỉ ra rằng cùng
với sự lưu thơng hàng hóa là sự lưu thơng tiền tệ, tức là sự chu chuyển các nguồn vốn. Điều này
đặt ra một đòi hỏi là con người phải tạo ra cách thức góp vốn, cách tổ chức và quản lý vốn để có
thể đáp ứng được sự vận động linh hoạt của vốn. Để huy động vốn, CTCP có thể tiến hành chào
bán cổ phần cũng như phát hành trái phiếu. Việc chào bán cổ phần và phát hành trái phiếu đươc
tiến hành trên thị trường vốn (thị trường chứng khốn).
Để có thể hiểu một cách đúng đắn nhất và sâu sắc nhất về việc chào bán cổ phần và phát
hành trái phiếu nhằm huy động vốn trong CTCP cũng như những quy định của pháp luật trong
vấn đề này, nhóm chúng tơi quyết định tiến hành thực hiện đề tài “ Những quy định của pháp
luật về chào bán cổ phần và phát hành trái phiếu trong Công ty cổ phần”. Đó là lý do chọn đề
tài thực hiện của nhóm chúng tơi.

2. Mục tiêu nghiên cứu

7
NHĨM 20

GVHD: Th.s PHẠM ĐỨC HUY



Đề tài LUẬT KINH TẾ

Với phương pháp chủ yếu là tìm hiểu, phân tích và đánh giá, nhóm tiến hành nghiên cứu
một số vấn đề cơ bản về chào bán cổ phần, phát hành trái phiếu và những quy định của pháp luật
đối với các hoạt động trên trong CTCP. Giúp mọi người hiểu rõ hơn về CTCP cũng như những
quy trình, thủ tục của pháp luật về phát hành cổ phần, cổ phiếu và trái phiếu.
Đồng thời, nhóm tiến hành phân tích đánh giá thực trạng pháp luật Việt Nam trong những
quy định về chào bán cổ phần và phát hành trái phiếu ở CTCP, những mặt tích cực và hạn chế,
hướng khắc phục.
3. Nguồn luật chi phối
Để thực hiện đề tài này, chúng tôi đã sử dụng hai văn bản luật quan trọng chủ yếu là Luật
doanh nghiệp số 60/2005/QH11 ngày29/11/2005 có hiệu lực ngày 1/7/2006, Luật Chứng
khốn số 70/QH11 ngày 29/6/2006 có hiệu lực ngày 01/01/2007. Ngồi ra cịn có một số văn
bản khác như:
Nghị định 14/2007/NĐ-CP ngày 19/01/2007 quy định chi tiết thi hành một số điều của
Luật Chứng khốn có hiệu lực ngày 08/02/2007.
Thơng tư 17/2007/TT-BTC ngày 13/3/2007 của BTC hướng dẫn hồ sơ đăng ký chào bán
chứng khốn ra cơng chúng hiệu lực ngày 13/8/2007.
Nghị định số 01/2010/NĐ-CP ban hành ngày 04 tháng 01 năm 2010 về chào bán cổ phần
riêng lẻ có hiệu lực ngày 25/02/2010.
Nghị định số 52/2006/NĐ-CP ngày 19/05/2006 do Chính phủ ban hành quy định việc
phát hành trái phiếu của doanh nghiệp có hiệu lực ngày 01/07/2006.
II. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN, CỔ PHẦN, CỔ PHIẾU VÀ TRÁI
PHIẾU
1. Công ty cổ phần (Corporation).
1.1. Khái niệm, đặc điểm.
Ngày xưa, các nhà buôn đã biết hùn nhau đồng vốn để làm ăn và chia lời lãi từ công việc
kinh doanh. Họ chấp nhận mất đi phần vốn đã bỏ ra nếu cơng việc kinh doanh gặp trở ngại. Hình

ảnh này cũng khơng khác mấy với hình ảnh người ta mua cổ phần ở các CTCP ngày nay. Bằng
7
NHÓM 20

GVHD: Th.s PHẠM ĐỨC HUY


Đề tài LUẬT KINH TẾ

việc cách điệu hóa các nguyên tắc mà các nhà buôn đã từng hùn vốn với nhau, quy định cụ thể
về phương thức góp vốn, người được quyền góp vốn, đa dạng hóa các loại vốn góp, thêm bớt
các quyền và nghĩa vụ của người góp vốn,cách chia lời lãi, trách nhiệm của mỗi người góp vốn
đối với những rủi ro trong kinh doanh… ý tưởng sơ khai về sự hợp tác cùng bỏ vốn, chia lời lãi
và chỉ mất những gì đã góp vào ban đầu của các nhà buôn được tiếp nối trong các CTCP hiện
đại.
Ngày nay, CTCP được xem là phương thức phát triển cao nhất của loài người để huy động
vốn cho kinh doanh và qua đó làm cho nền kinh tế của mỗi quốc gia phát triển. CTCP là một
dạng pháp nhân có trách nhiệm hữu hạn, được thành lập và tồn tại độc lập đối với những chủ thể
sở hữu nó. Vốn của cơng ty được chia nhỏ thành những phần bằng nhau gọi là cổ phần và được
phát hành huy động vốn tham gia của các nhà đầu tư thuộc mọi thành phần kinh tế.
Tại Việt Nam, khái niệm cũng như các đặc điểm của CTCP được quy định tại điều 77,
luật Doanh nghiệp được Quốc hội nước Cộng hồ xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp
thứ 8 thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2005:
Điều 77. CTCP.
1. CTCP là doanh nghiệp, trong đó:
a) Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần;
b) Cổ đơng có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là ba và không hạn chế số
lượng tối đa;
c) Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp
trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp;

d) Cổ đơng có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp
quy định tại khoản 3 Điều 81 và khoản 5 Điều 84 của Luật này.
2. CTCP có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
3. CTCP có quyền phát hành chứng khốn các loại để huy động vốn.
CTCP có khả năng huy động vốn rất cao thông qua việc phát hành cổ phiếu. Đây là đặc điểm
riêng có của loại hình doanh nghiệp này.
1.2.

Phân loại.

7
NHÓM 20

GVHD: Th.s PHẠM ĐỨC HUY


Đề tài LUẬT KINH TẾ

Công ty cổ phần
(Corporation)

Công ty cổ phần nội
bộ

Công ty cổ phần đại
chúng

Công ty cổ phần
niêm yết


(private company)

(publish company)

(listed company)

2.
2.1.

Cổ phần (share), cổ phiếu (stocks).
Khái niệm, đặc điểm.
Cổ phần là phần vốn nhỏ nhất của CTCP. Vốn điều lệ của CTCP được chia thành nhiều

phần bằng nhau được gọi là cổ phần. Người mua cổ phần được gọi là cổ đông. Cổ đông được
cấp một giấy xác nhận sở hữu cổ phần gọi là cổ phiếu. Cổ phiếu là bằng chứng và là chứng chỉ
xác nhận quyền sở hữu của cổ đông đối với CTCP. Quyền sở hữu của cổ đông trong CTCP
tương ứng với số lượng cổ phần mà cổ đông nắm giữ. Tại điều 78, Luật doanh nghiệp có quy
định:
Điều 78: Các loại cổ phần
1. CTCP phải có cổ phần phổ thơng. Người sở hữu cổ phần phổ thông là cổ đông phổ thông.
2. CTCP có thể có cổ phần ưu đãi. Người sở hữu cổ phần ưu đãi gọi là cổ đông ưu đãi.
Cổ phần ưu đãi gồm các loại sau đây:
a) Cổ phần ưu đãi biểu quyết;
b) Cổ phần ưu đãi cổ tức;
c) Cổ phần ưu đãi hoàn lại;
d) Cổ phần ưu đãi khác do Điều lệ cơng ty quy định.
3. Chỉ có tổ chức được Chính phủ uỷ quyền và cổ đơng sáng lập được quyền nắm giữ cổ phần ưu
đãi biểu quyết. Ưu đãi biểu quyết của cổ đông sáng lập chỉ có hiệu lực trong ba năm, kể từ ngày
cơng ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Sau thời hạn đó, cổ phần ưu đãi biểu
quyết của cổ đông sáng lập chuyển đổi thành cổ phần phổ thông.

4. Người được quyền mua cổ phần ưu đãi cổ tức, cổ phần ưu đãi hoàn lại và cổ phần ưu đãi khác
do Điều lệ công ty quy định hoặc do Đại hội đồng cổ đông quyết định.
5. Mỗi cổ phần của cùng một loại đều tạo cho người sở hữu nó các quyền, nghĩa vụ và lợi ích
ngang nhau.

7
NHĨM 20

GVHD: Th.s PHẠM ĐỨC HUY


Đề tài LUẬT KINH TẾ

6. Cổ phần phổ thông không thể chuyển đổi thành cổ phần ưu đãi. Cổ phần ưu đãi có thể chuyển
đổi thành cổ phần phổ thơng theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông.
2.2.

Phân loại:
Do cổ phiếu là bằng chứng và chứng chỉ xác nhận quyền sở hữu cổ phần nên việc phân

loại cổ phiếu cũng tương đương với việc phân loại cổ phần. Ở đây, chúng tôi xin được phép
phân loại cổ phiếu.
Khi xem xét cổ phiếu của CTCP, thường có sự phân biệt cổ phiếu được phép phát hành,
cổ phiếu đã phát hành, cổ phiếu quỹ, cổ phiếu đang lưu hành.
- Cổ phiếu được phép phát hành: Khi CTCP được thành lập, thì được phép phát hành cổ
phiếu để huy động vốn. Nhưng luật pháp các nước quy định công ty phải đăng ký tổng số
cổ phiếu của công ty và phải ghi trong điều lệ công ty và được gọi là cổ phiếu được phép
phát hành hay cổ phiếu đăng ký. Cổ phiếu được phép phát hành là số lượng cổ phiếu tối
đa của một cơng ty có thể phát hành từ lúc bắt đầu thành lập cũng như trong suốt quá
trình hoạt động. Khi cần có sự thay đổi số lượng cổ phiếu được phép phát hành thì phải

-

được đa số cổ đông bỏ phiếu tán thành và phải sửa đổi điều lệ công ty.
Cổ phiếu đã phát hành: là cổ phiếu mà công ty được bán ra cho các nhà đầu tư trên thị
trường và công ty đã thu về được tồn bộ tiền bán số cổ phiếu đó, nó nhỏ hơn hoặc tối đa

-

là bằng với số cổ phiếu được phép phát hành.
Cổ phiếu quỹ: là cổ phiếu đã được giao dịch trên thị trường và được chính tổ chức phát
hành mua lại bằng nguồn vốn của mình. Số cổ phiếu này có thể được cơng ty lưu giữ một
thời gian sau đó lại được bán ra; luật pháp một số nước quy định số cổ phiếu này không
được bán ra mà phải hủy bỏ. Cổ phiếu quỹ không phải là cổ phiếu đang lưu hành, khơng
có vốn đằng sau nó; do đó khơng được tham gia vào việc chia lợi tức cổ phần và khơng

-

có quyền tham gia bỏ phiếu.
Cổ phiếu đang lưu hành: là cổ phiếu đã phát hành, hiện đang lưu hành trên thị trường và

do các cổ đông đang nắm giữ. Số cổ phiếu đang lưu hành được xác định như sau:
Số cổ phiếu đang lưu hành = Số cổ phiếu đã phát hành - Số cổ phiếu quỹ
Dựa vào lợi ích mà cổ phiếu mang lại cho người sở hữu như sơ đồ sau:

7
NHÓM 20

GVHD: Th.s PHẠM ĐỨC HUY



Đề tài LUẬT KINH TẾ

Nếu căn cứ vào hình thức của cổ phiếu, có thể chia cổ phiếu thành cổ phiếu ghi danh và cổ phiếu
vô danh.
- Cổ phiếu ghi danh: là cổ phiếu có ghi tên người sở hữu trên tờ cổ phiếu. Cổ phiếu này có
nhược điểm là việc chuyển nhượng phức tạp, phải đăng ký tại cơ quan phát hành và phải
-

được Hội đồng Quản trị của công ty cho phép.
Cổ phiếu vô danh: là cổ phiếu không ghi tên người sở hữu. Cổ phiếu này được tự do
chuyển nhượng mà không cần thủ tục pháp lý.

3. Trái phiếu (Bonds).
3.1. Khái niệm, đặc điểm.
Theo Khoản 3, điều 6, Luật chứng khốn được Quốc hội nước Cộng hịa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam, khoá XI, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 29 tháng 6 năm 2006, trái phiếu là loại
chứng khốn xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với một phần vốn nợ của
tổ chức phát hành.
Trái phiếu có thể do Chính phủ, chính quyền địa phương hoặc các doanh nghiệp theo luật
định phát hành, có cam kết đối với người mua trái phiếu (người cho vay) sẽ chi trả lợi tức định
7
NHÓM 20

GVHD: Th.s PHẠM ĐỨC HUY


Đề tài LUẬT KINH TẾ

kì và hồn lại vốn gốc cho người nắm giữ trái phiếu ở thời điểm đáo hạn. Trên trái phiếu có ghi
mệnh giá, lãi suất được hưởng và thời gian đáo hạn.

Về mệnh giá của trái phiếu, Điều 10, luật chứng khốn năm 2006 có quy định: “Chứng
khốn chào bán ra cơng chúng trên lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được ghi
bằng đồng Việt Nam. Mệnh giá cổ phiếu, chứng chỉ quỹ chào bán lần đầu ra cơng chúng là mười
nghìn đồng Việt Nam. Mệnh giá của trái phiếu chào bán ra cơng chúng là một trăm nghìn đồng
Việt Nam và bội số của một trăm nghìn đồng Việt Nam”.
Lãi suất trái phiếu là lãi suất danh nghĩa của trái phiếu quy định mức lãi mà nhà đầu tư
nhận được hàng năm. Lãi suất thường được công bố theo tỷ lệ phần trăm so với mệnh giá trái
phiếu.
Thời gian đáo hạn của trái phiếu là số năm mà theo đó, người phát hành hứa hẹn đáp ứng
những điều kiện của nghĩa vụ, là ngày chấm dứt sự tồn tại của khoản nợ khi nhà phát hành thu
hồi trái phiếu bằng cách hồn trả khoản vay gốc. Theo Ủy Ban Chứng Khốn Nhà Nước
(UBCKNN), trái phiếu có thời gian đáo hạn từ 1 – 5 năm gọi là trái phiếu ngắn hạn, từ 5 – 10
năm là trái phiếu trung hạn và trên 10 năm là trái phiếu dài hạn.
3.2. Phân loại.
Có thể phân loại trái phiếu theo các tiêu chí khác nhau như chủ thể phát hành, lợi tức trái
phiếu, mức độ đảm bảo thanh tốn của nhà phát hành, hình thức, tính chất trái phiếu... Cụ thể:
Căn cứ vào chủ thể phát hành: gồm có trái phiếu chính phủ và trái phiếu công ty.
Căn cứ vào lãi suất trái phiếu: gồm có trái phiếu có lãi suất cố định, trái phiếu có lãi suất biến
đổi.
Căn cứ vào mức độ bảo đảm thanh tốn của nhà phát hành: gồm có trái phiếu bảo đảm và
trái phiếu khơng đảm bảo, trong đó, trái phiếu đảm bảo bao gồm hai loại chủ yếu là trái phiếu có
tài sản cầm cố, trái phiếu đảm bảo bằng chứng khốn ký quỹ.
Căn cứ vào hình thức trái phiếu: gồm có trái phiếu vơ danh và trái phiếu ghi danh.
Căn cứ vào tính chất trái phiếu: gồm có trái phiếu có thể chuyển đổi, trái phiếu có quyền mua cổ
phiếu, trái phiếu có thể mua lại.
III. NHỮNG QUY ĐỊNH VỀ CHÀO BÁN CỔ PHẦN VÀ PHÁT HÀNH TRÁI PHIẾU
TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN
1. Chào bán cổ phần
1.1. Chào bán cổ phần ra công chúng
1.1.1. Chào bán lần đầu ra công chúng ( Initial Public Offering - IPO)

I.1.1.1. Điều kiện chào bán

7
NHÓM 20

GVHD: Th.s PHẠM ĐỨC HUY


Đề tài LUẬT KINH TẾ

Theo quy định tại khoản 1, Điều 12 Luật Chứng khoán 2006 và hướng dẫn tại Nghị định
số 14/2007/NĐ-CP, thì CTCP chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng phải đáp ứng các điều
kiện sau:
- Có mức vốn điều lệ đã góp tại thời điểm đăng ký chào bán từ mười tỷ đồng Việt Nam
trở lên tính theo giá trị ghi trên sổ kế tốn;
- Hoạt động kinh doanh của năm liền trước năm đăng ký chào bán phải có lãi, đồng thời
khơng có lỗ luỹ kế tính đến năm đăng ký chào bán;
- Có phương án phát hành và phương án sử dụng vốn thu được từ đợt chào bán được Đại
hội đồng cổ đơng thơng qua;
- Có cơng ty chứng khốn tư vấn trong việc lập hồ sơ chào bán cổ phiếu.
I.1.1.2.
Thủ tục, trình tự chào bán
Về mặt thủ tục, tiến trình IPO thường liên quan tới một hay một số công ty tài chính đặc
biệt gọi là Ngân hàng đầu tư, ở Việt Nam vẫn gọi là các Cơng ty chứng khốn. Những trung gian
tài chính này làm nhiệm vụ cung cấp dịch vụ và bảo lãnh phát hành. Việc chọn các tổ chức bảo
lãnh phát hành này do Hội đồng quản trị quyết định. Công ty tiến hành bán cổ phần bằng IPO
được gọi là "Nhà phát hành." Những vụ bảo lãnh phát hành lớn thường do một nhóm các ngân
hàng đầu tư hợp thành một xanh-đi-ca (syndicate) để phân chia cơng việc và rủi ro. Trong số này
có một tổ chức đứng ra làm Nhà bảo lãnh chính, và chiếm hết phần lớn phí bảo lãnh phát hành.
Trên thế giới, mức phí này có thể lên tới 8% của tổng số tiền cổ phần bán được và kèm theo

nhiều điều khoản khác.
Chuẩn bị hồ sơ xin phép phát hành:
Sau khi chấp nhận bảo lãnh phát hành, tổ chức bảo lãnh sẽ liên hệ với công ty tư vấn và
các tổ chức đại lí phân phối để thiết lập tổ hợp bảo lãnh (nếu cần). Tổ chức bảo lãnh phải kí cam
kết bảo lãnh khách hàng với tổ chức phát hành. Cam kết bảo lãnh phát hành là một trong những
tài liệu của hồ sơ xin phép phát hành. Hiện nay theo thông tư số 17/2007/TT-BTC ban hành
13/03/2007, hồ sơ xin phép phát hành chứng khoán bao gồm các tài liệu sau:
-

Giấy đăng ký chào bán cổ phiếu ra công chúng lập theo mẫu tại Phụ lục số 05A kèm
theo Thông tư số 17/2007/TT-BTC của Bộ Tài chính ban hành ngày 13/3/2007 để

-

hướng dẫn Hồ sơ đăng ký chào bán chứng khốn ra cơng chúng
Bản cáo bạch lập theo mẫu do Bộ Tài chính quy định và phải bao gồm các nội dung
sau đây:

7
NHÓM 20

GVHD: Th.s PHẠM ĐỨC HUY


Đề tài LUẬT KINH TẾ

a) Thơng tin tóm tắt về tổ chức phát hành bao gồm mơ hình tổ chức bộ máy, hoạt động
kinh doanh, tài sản, tình hình tài chính, Hội đồng quản trị hoặc Hội đồng thành viên hoặc Chủ sở
hữu công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, Phó Giám đốc hoặc Phó Tổng giám đốc và cơ cấu
cổ đơng (nếu có).

b) Thơng tin về đợt chào bán và chứng khoán chào bán bao gồm điều kiện chào bán, các
yếu tố rủi ro, dự kiến kế hoạch lợi nhuận và cổ tức của năm gần nhất sau khi phát hành chứng
khoán, phương án phát hành và phương án sử dụng tiền thu được từ đợt chào bán.
c) Báo cáo tài chính của tổ chức phát hành trong hai năm gần nhất phải đáp ứng các yêu
cầu sau:
- Tuân thủ chế độ kế toán hiện hành của Nhà nước;
- Báo cáo tài chính bao gồm bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động sản xuất, kinh

doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ và thuyết minh báo cáo tài chính;
- Trường hợp tổ chức phát hành là cơng ty mẹ thì tổ chức phát hành phải nộp báo cáo tài

chính hợp nhất theo quy định của pháp luật về kế toán kèm theo báo cáo tài chính của
chính cơng ty mẹ;
- Báo cáo tài chính năm phải được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán độc lập được chấp

thuận. Ý kiến kiểm toán đối với các báo cáo tài chính phải thể hiện chấp nhận tồn bộ.
Trường hợp ý kiến kiểm tốn là chấp nhận có ngoại trừ thì khoản ngoại trừ phải là khơng
trọng yếu và phải có tài liệu giải thích hợp lý về cơ sở cho việc ngoại trừ đó;
- Trường hợp hồ sơ được nộp trước ngày 01 tháng 3 hàng năm, báo cáo tài chính năm của

năm trước đó trong hồ sơ ban đầu có thể là báo cáo chưa có kiểm tốn, nhưng phải có báo
cáo tài chính được kiểm toán của hai năm trước liền kề;
- Trường hợp ngày kết thúc kỳ kế tốn của báo cáo tài chính gần nhất cách thời điểm gửi hồ

sơ đăng ký chào bán chứng khốn ra cơng chúng hợp lệ cho UBCKNN quá chín mươi
ngày, tổ chức phát hành phải lập báo cáo tài chính bổ sung đến tháng hoặc quý gần nhất;

7
NHÓM 20


GVHD: Th.s PHẠM ĐỨC HUY


Đề tài LUẬT KINH TẾ

- Trường hợp có những biến động bất thường sau thời điểm kết thúc niên độ của báo cáo tài
chính gần nhất, tổ chức phát hành cần lập báo cáo tài chính bổ sung đến tháng hoặc quý
gần nhất;
- Báo cáo tài chính nếu là bản sao, thì phải là bản sao có chứng thực của cơ quan cơng
chứng hoặc của tổ chức kiểm tốn (trường hợp báo cáo tài chính đã được kiểm tốn) hoặc
của tổ chức phát hành (trường hợp báo cáo tài chính chưa được kiểm tốn).
d) Bản cáo bạch phải có chữ ký của Chủ tịch Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên hoặc
Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, Giám đốc tài chính hoặc Kế tốn trưởng của tổ
chức phát hành và người đại diện theo pháp luật của tổ chức bảo lãnh phát hành hoặc tổ chức
bảo lãnh phát hành chính (nếu có). Trường hợp ký thay phải có giấy uỷ quyền.
-

Điều lệ cơng ty có nội dung phù hợp với các quy định của pháp luật.
Quyết định của Đại hội đồng cổ đông thông qua phương án phát hành và phương án sử

-

dụng vốn thu được từ đợt chào bán cổ phiếu ra công chúng.
Cam kết bảo lãnh phát hành (nếu có) theo mẫu tại Phụ lục số 06A kèm theo Thông tư số
17/2007/TT-BTC của Bộ Tài chính ban hành ngày 13/3/2007 để hướng dẫn Hồ sơ đăng
ký chào bán chứng khốn ra cơng chúng. Trường hợp có tổ hợp bảo lãnh phát hành, thì
cam kết bảo lãnh phát hành của tổ chức bảo lãnh phát hành chính phải kèm theo hợp đồng
giữa các tổ chức bảo lãnh phát hành. Các tài liệu về cam kết bảo lãnh phát hành có thể
được gửi sau các tài liệu khác, nhưng chậm nhất phải trước ngày UBCKNN cấp giấy


-

chứng nhận đăng ký chào bán.
Quyết định của Hội đồng quản trị công ty thông qua hồ sơ. Đối với việc chào bán cổ
phiếu ra công chúng của tổ chức tín dụng, hồ sơ phải có văn bản chấp thuận của Ngân

-

hàng nhà nước Việt Nam.
Trường hợp một phần hoặc toàn bộ hồ sơ đăng ký chào bán cổ phiếu ra cơng chúng được
tổ chức, cá nhân có liên quan xác nhận thì tổ chức phát hành phải gửi văn bản xác nhận
của tổ chức, cá nhân đó cho UBCKNN.
Sau khi hoàn thành việc chuẩn bị hồ sơ, tổ chức bảo lãnh chuyển hô sơ xin phép phát hành

cho cơng chúng tư vấn luật để xem xét các khía cạnh pháp lý liên quan tới đợt phát hành đó.
Cơng ty tư vấn chịu trách nhiệm xem xét và đảm bảo hồ sơ đầy đủ và hợp lệ theo quy định của
UBCK. Tiến hành rà soát, xem xét và xác định trách nhiệm giữa tổ chức phát hành, tổ chức bảo
7
NHÓM 20

GVHD: Th.s PHẠM ĐỨC HUY


Đề tài LUẬT KINH TẾ

lãnh và các công ty tư vấn. Các bên sẽ ký vào Biên bản cuộc họp, biên bản này là một trong
những cơ sở pháp lý để giải quyết vấn đề về kiện tụng.
Trình tự thực hiện:
-


Sau khi kết thúc giai đoạn phân tích đánh giá, tổ chức bảo lãnh hoàn chỉnh hồ sơ xin

phép phát hành lần cuối và trình lên UBCK, hồ sơ được gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện.
Ở Việt Nam các tổ chức bảo lãnh chưa phát triển nên luật pháp quy định công ty phát hành là
người nộp hồ sơ xin phép phát hành lên UBCKNN. Gửi Hồ sơ đăng ký chào bán cho UBCKNN
trực tiếp tại bộ phận một cửa hoặc theo đường bưu điện gồm 01 bộ gốc và 05 bộ sao y bản
chính, kèm theo file điện tử theo địa chỉ do UBCKNN quy định
-

Trong thời gian xét duyệt hồ sơ xin phép phát hành, tổ chức bảo lãnh cùng với tổ chức

phát hành phải thực hiện tất cả các việc sửa đổi, bổ sung hồ sơ nếu phát hiện thơng tin khơng
chính xác hoặc bỏ sót nội dung quan trọng theo quy định phải có trong hồ sơ hoặc thấy cần thiết
phải giải trình về vấn đề có thể gây hiểu nhầm hoặc theo yêu cầu của UBCKNN
-

Sau khi được chấp thuận về nguyên tắc, tổ chức phát hành gửi UBCKNN 06 bộ hồ sơ

đã được chấp thuận trước khi UBCKNN cấp giấy chứng nhận chào bán chứng khốn ra cơng
chúng.
Trong thời gian này, tổ chức bảo lãnh có thể sử dụng một cách trung thực và chính xác
các thơng tin trong bản cáo bạch đã gửi UBCK để thăm dò nhu cầu của nhà đầu tư (road show),
nhưng không được phép mời chào, quảng cáo cũng như tiết lộ các thông tin về giá cả cổ phiếu
hoặc triển vọng của tổ chức phát hành.
Sau khi hồ sơ xin phép phát hành có hiệu lực, tiến hành:
Công bố phát hành:
Ngay sau khi nhận được giấy phép phát hành, tổ chức phát hành phải gửi cho UBCKNN
các tài liệu phục vụ cho việc phân phối, bao gồm: bản cáo bạch tóm tắt nội dung thơng cáo phát
hành và các tài liệu khác (nếu có). Trong thời hạn 7 ngày kể từ ngày giấy chứng nhận chào bán
chứng khốn ra cơng chúng có hiệu lực tổ chức phát hành phải công bố bản thông báo phát hành

trên một tờ báo điện tử hoặc báo viết trên ba số báo liên tiếp. Đưa bản cáo bạch tóm tắt đến cơng
7
NHĨM 20

GVHD: Th.s PHẠM ĐỨC HUY


Đề tài LUẬT KINH TẾ

ty in ấn và đề nghị kiểm tra lần cuối cùng trước khi đưa in hàng loạt. Sau khi đưa in chuyển tất
cả các bản tới các chi nhánh, đại lí phân phối hoặc những nơi công cộng để các nhà đầu tư dễ
dàng tiếp cận.
Phân phối chứng khoán:
Tổ chức bảo lãnh hoặc tổ chức phát hành yêu cầu các nhà đầu tư điền vào các phiếu mua,
trong đó ghi rõ họ tên, địa chỉ liên lạc, số lượng chứng khốn đăng kí, ký quỹ. Các phiếu đăng kí
phải có phần gốc ghi lại các thơng tin chính để tiện tham khảo khi cần thiết. Yêu cầu nhà đầu tư
đặt cọc một khoản tiền nhưng không q 10% giá trị chứng khốn đăng kí mua. Việc ký quỹ có
thể được thực hiện bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản ngân hàng. Thời hạn đăng kí mua chứng
khốn phải đảm bảo kéo dài 20 ngày. Hết thời hạn đăng kí mua tổ chức phát hành, tổ chức bảo
lãnh phải thông báo cho người đầu tư biết số lượng chứng khoán được mua. Tổ chức bảo lãnh
cần nêu rõ phương thức ưu tiên phân phối, có thể dùng một hoặc một số phương thức sau: ưu
tiên về thời gian, ai đăng kí mua trước sẽ được ưu tiên mua trước; ưu tiên về số lượng: ai đăng kí
mua với số lượng lớn sẽ được ưu tiên mua trước.
Các ưu tiên khác theo thỏa thuận cần ghi rõ trong phần đăng kí mua chứng khốn.
Nếu số lượng chứng khốn đặt mua của các nhà đầu tư cá nhân vượt qua 20% số lượng
chứng khoán phát hành, tổ chức bảo lãnh phải dành ít nhất 20% số lượng chứng khốn phát hành
ra công chúng để phân phối cho các nhà đầu tư cá nhân.
Kết thúc đợt phát hành tổ chức phát hành và bảo lãnh phát hành chuyển giao tiền và bảo
lãnh chứng khoán. Tại Việt Nam, các tổ chức phát hành, tổ chức bảo lãnh phải chuyển giao
chứng khoán cho người mua trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày kết thúc đợt phát hành. Trong

thời hạn 10 ngày sau khi kết thúc đợt phát hành, tổ chức phát hành phối hợp với tổ chức bảo lãnh
lập báo cáo kết quả phân phối chứng khoán theo quy định..
1.1.2. Chào bán thêm cổ phần.
1.1.2.1. Điều kiện chào bán:
Theo khoản 1 điều 12, Luật chứng khốn 2006 quy định:

7
NHĨM 20

GVHD: Th.s PHẠM ĐỨC HUY


Đề tài LUẬT KINH TẾ

a) Doanh nghiệp có mức vốn điều lệ đã góp tại thời điểm đăng ký chào bán từ mười tỷ đồng
Việt Nam trở lên tính theo giá trị ghi trên sổ kế toán;
b) Hoạt động kinh doanh của năm liền trước năm đăng ký chào bán phải có lãi, đồng thời
khơng có lỗ luỹ kế tính đến năm đăng ký chào bán;
c) Có phương án phát hành và phương án sử dụng vốn thu được từ đợt chào bán được Đại
hội đồng cổ đông thông qua;
d) Khi đăng ký chào bán chứng khốn ra cơng chúng, các doanh nghiệp phải cam kết đưa chứng
khoán chào bán ra công chúng niêm yết, đăng ký giao dịch trên thị trường chứng khốn có tổ
chức trong thời hạn một năm kể từ ngày kết thúc đợt chào bán.( Luật số: 62/2010/QH12- luật
sửa đổi,bổ sung một số điều của luật chứng khốn có hiệu lực ngày 1/7/2011);
Khoản 4, điều 12: Chính phủ quy định điều kiện chào bán chứng khốn ra công chúng đối
với doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi chuyển đổi thành CTCP,
doanh nghiệp thành lập mới thuộc lĩnh vực cơ sở hạ tầng hoặc cơng nghệ cao; chào bán chứng
khốn ra nước ngoài và các trường hợp cụ thể khác.
Điều 13 Luật chứng khoán 2006 quy định về Đăng ký chào bán chứng khốn ra cơng chúng:
1. Tổ chức phát hành thực hiện chào bán chứng khốn ra cơng chúng phải đăng ký với

UBCKNN.
2. Các trường hợp sau đây không phải đăng ký chào bán chứng khốn ra cơng chúng:
a) Chào bán trái phiếu của Chính phủ Việt Nam;
b) Chào bán trái phiếu của tổ chức tài chính quốc tế được Chính phủ Việt Nam chấp
thuận;
c) Chào bán cổ phiếu ra công chúng của doanh nghiệp nhà nước chuyển đổi thành CTCP;
d) Việc bán chứng khoán theo bản án, quyết định của Tồ án hoặc việc bán chứng
khốn của người quản lý hoặc người được nhận tài sản trong các trường hợp phá sản hoặc
mất khả năng thanh tốn.

7
NHĨM 20

GVHD: Th.s PHẠM ĐỨC HUY


Đề tài LUẬT KINH TẾ

1.1.2.2. Trình tự, thủ tục chào bán:
Theo thông tư số 17/2007/TT-BTC ngày 13/03/2007 của Bộ Tài chính, Luật chứng
khốn 2006, Hồ sơ đăng ký chào bán thêm cổ phiếu ra công chúng, chào bán quyền mua hoặc
chào bán thêm cổ phiếu có kèm theo quyền mua ra công chúng của công ty đại chúng bao gồm:
a) Giấy đăng ký chào bán cổ phiếu ra công chúng lập theo mẫu tại Phụ lục số 05A kèm theo
Thông tư này;
b) Quyết định của Đại hội đồng cổ đông thông qua phương án phát hành và phương án sử
dụng vốn thu được từ đợt chào bán cổ phiếu ra cơng chúng;
c) Cam kết bảo lãnh phát hành (nếu có) theo quy định tại điểm 1.5 mục II Thông tư này:
Cam kết bảo lãnh phát hành (nếu có) theo mẫu tại Phụ lục số 06A kèm theo Thông tư này.
Trường hợp có tổ hợp bảo lãnh phát hành, thì cam kết bảo lãnh phát hành của tổ chức bảo
lãnh phát hành chính phải kèm theo hợp đồng giữa các tổ chức bảo lãnh phát hành. Các tài

liệu về cam kết bảo lãnh phát hành có thể được gửi sau các tài liệu khác, nhưng chậm nhất
phải trước ngày UBCKNN cấp giấy chứng nhận đăng ký chào bán.
d) Tài liệu bổ sung Bản cáo bạch. Trường hợp thời điểm phát hành lần đầu cách thời điểm
phát hành thêm từ 12 tháng trở lên thì cần phải có Bản cáo bạch mới.
-

Về nội dung của Bản cáo bạch cũng tương tự như chào bán lần đầu tiên ra công chúng

(IPO), đã được quy định ở điều 15 Luật chứng khoán 2006 và thông tư này.
-

Bản cáo bạch phải nêu rõ phương án phát hành thêm cổ phiếu và phương án sử dụng vốn

huy động được từ đợt phát hành thêm .
đ) Văn bản chấp thuận của Ngân hàng nhà nước Việt nam đối với việc chào bán thêm cổ
phiếu ra công chúng của tổ chức tín dụng.
Ngồi ra cịn cần tài liệu báo cáo tình hình sử dụng vốn của đợt chào bán chứng khốn ra
cơng chúng gần nhất đã đăng ký với UBCKNN (nếu có).
Trình tự thực hiện:
-

Gửi Hồ sơ đăng ký chào bán cho UBCKNN trực tiếp tại bộ phận một cửa hoặc

7
NHÓM 20

GVHD: Th.s PHẠM ĐỨC HUY


Đề tài LUẬT KINH TẾ


theo đường bưu điện gồm 01 bộ gốc và 05 bộ sao y bản chính, kèm theo file điện
tử theo địa chỉ do UBCKNN quy định;
-

Sửa đổi, bổ sung hồ sơ nếu phát hiện thông tin khơng chính xác hoặc bỏ sót nội
dung quan trọng theo quy định phải có trong hồ sơ hoặc thấy cần thiết phải giải
trình về vấn đề có thể gây hiểu nhầm hoặc theo yêu cầu của UBCKNN;

-

Sau khi được chấp thuận về nguyên tắc, tổ chức phát hành gửi UBCKNN 06 bộ
hồ sơ đã được chấp thuận trước khi UBCKNN cấp giấy chứng nhận chào bán
chứng khốn ra cơng chúng.

Thủ tục đăng ký:
Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày tổ chức xin đăng ký phát hành nộp đủ hồ sơ
hợp lệ, UBCKNN cấp chứng nhận đăng ký phát hành chứng khoán. Nếu tổ chức phát hành hoặc
UBCKNN phát hiện có sai sót trong hồ sơ, tổ chức phát hành phải sửa đổi, bổ sung hồ sơ cho
đầy đủ và đúng quy định; thời điểm nhận hồ sơ được tính từ ngày UBCKNN nhận được bản sửa
đổi, bổ sung. Trường hợp phát hiện có sai sót hoặc khơng trung thực trong hồ sơ, UBCKNN có
quyền từ chối cấp chứng nhận đăng ký phát hành chứng khoán.
1.1.3. Chào bán cổ phần ra nước ngoài.
1.1.3.1. Điều kiện được chào bán cổ phần ra nước ngoài.
Khác với việc chào bán cổ phần lần đầu ra công chúng và chào bán bổ sung, chào bán cổ
phần hay cổ phiếu ra nước ngòai có liên quan đến các quy định của pháp luật ở nước đó, do vậy,
những điều kiện dành cho doanh nghiệp chào bán cổ phần ra nước ngồi cũng có những ràng
buộc nhất định.
Ngoài việc phải đáp ứng các điều kiện chào bán cổ phần bình thường, Khoản 1, điều 6,
nghị định 1/2007/NĐ-CP có quy định:

1. Tổ chức phát hành thực hiện chào bán chứng khốn ra nước ngồi phải đáp ứng các điều kiện
sau đây:

7
NHÓM 20

GVHD: Th.s PHẠM ĐỨC HUY


Đề tài LUẬT KINH TẾ

a) Không thuộc danh mục ngành nghề mà pháp luật cấm bên nước ngoài tham gia và phải đảm
bảo tỷ lệ tham gia của bên nước ngồi theo quy định của pháp luật;
b) Có quyết định thơng qua việc chào bán chứng khốn ra nước ngồi và phương án sử dụng vốn
thu được của Hội đồng quản trị hoặc Đại hội đồng cổ đông (đối với CTCP), của Hội đồng thành
viên (đối với công ty trách nhiệm hữu hạn từ hai thành viên trở lên), hoặc Chủ sở hữu công ty
(đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên) hoặc của đại diện chủ sở hữu vốn (đối với
công ty nhà nước);
c) Đáp ứng các điều kiện chào bán theo quy định của cơ quan có thẩm quyền của nước nơi tổ
chức phát hành đăng ký chào bán.
Ngoài ra, tại khoản 5, điều 1 nghị định 84/2010/NĐ-CP có bổ sung điểm d, khoản 1, điều
6 của nghị định 14/2007/NĐ-CP như sau: d) Tuân thủ các quy định của pháp luật về quản lý
ngoại hối.
Tại điểm b của khoản này, chúng ta chỉ xét đến CTCP, tức là CTCP chào bán cổ phiếu ra
nước ngoài phải có quyết định thơng qua việc chào bán chứng khốn ra nước ngồi và phương
án sử dụng vốn thu được của Hội đồng quản trị hoặc Đại hội đồng cổ đông. Mặc dù điều này
không nhắc đến cổ phiếu, nhưng cổ phiếu là một trong các loại chứng khoán, do vậy, theo luật
này, các điều kiện áp dụng cho chứng khốn cũng bắt buộc đối với cổ phiếu.
1.1.3.2. Trình tự, thủ tục chào bán cổ phần ra nước ngoài.
Cũng tại điều 6, nghị định 14/2007/NĐ-CP, có quy định về trình tự, thủ tục tiến hành

chào bán chứng khốn ra nước ngoài, cụ thể:
Khoản 2, điều 6:
2. Tối thiểu 10 ngày trước khi gửi hồ sơ đăng ký chào bán chứng khốn ra nước ngồi, tổ chức
phát hành phải gửi cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước các tài liệu sau:

7
NHÓM 20

GVHD: Th.s PHẠM ĐỨC HUY


Đề tài LUẬT KINH TẾ

a) Bản sao hồ sơ đăng ký chào bán với cơ quan có thẩm quyền của nước nơi tổ chức phát hành
đăng ký chào bán;
b) Các tài liệu chứng minh đáp ứng đủ điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này.
Riêng điểm b, khoản 2, điều 6 được sửa đổi bổ sung tại khoản 6, điều 1, nghị định 84/2010/NĐCP như sau:
b) Các tài liệu chứng minh đáp ứng đủ điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này và nội dung
công bố thông tin theo mẫu do Bộ Tài chính quy định.
3. Trong thời hạn 10 ngày, sau khi hồ sơ đăng ký chào bán chứng khốn ra nước ngồi có hiệu
lực, tổ chức phát hành gửi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước bản sao hồ sơ đăng ký chào bán
chứng khoán đã được chấp thuận ở nước ngồi và phải cơng bố ra công chúng các thông tin về
đợt chào bán.
Khoản 4, điều 6 có quy định về nghĩa vụ của tổ chức phát hành chào bán chứng khốn ra nước
ngồi: Tổ chức phát hành chào bán chứng khốn ra nước ngồi có các nghĩa vụ sau đây:
a) Công bố thông tin theo quy định của pháp luật nước ngoài và pháp luật của Việt Nam;
b) Trường hợp tổ chức phát hành chào bán chứng khoán đồng thời ở trong nước và ra nước
ngồi, báo cáo tài chính định kỳ phải được lập theo chuẩn mực kế toán quốc tế hoặc theo chuẩn
mực kế toán quốc tế và Việt Nam, kèm theo bản giải trình các điểm khác biệt giữa các chuẩn
mực kế toán.

Thời hạn sau khi kết thúc đợt chào bán, tổ chức phát hành gửi Ủy ban Chứng khoán Nhà
nước báo cáo kết quả đợt chào bán là 15 ngày, theo quy định tại khoản 5, điều 6.
Khoản 6, điều 6 quy định: thủ tục chuyển các khoản tiền liên quan đến đợt chào bán
chứng khốn ở nước ngồi thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối.
1.2. Chào bán cổ phần riêng lẻ
7
NHÓM 20

GVHD: Th.s PHẠM ĐỨC HUY


Đề tài LUẬT KINH TẾ

1.2.1. Điều kiện phát hành
Theo Điều 8, Nghị định số 01/2010/NĐ-CP ban hành ngày 04 tháng 01 năm 2010, tổ chức phát
hành được chào bán cổ phiếu riêng lẻ khi có đủ các điều kiện sau: Là doanh nghiệp thuộc đối
tượng quy định tại Điều 2 Nghị định này.
Điều 2 Nghị định số 01/2010/NĐ-CP: Đối tượng áp dụng
1. Công ty cổ phần
2. Các doanh nghiệp chuyển đổi thành Công ty cổ phần, ngoại trừ các doanh nghiệp
100% vốn nhà nước chuyển đổi thành Công ty cổ phần.
- Có quyết định thơng qua phương án chào bán cổ phiếu riêng lẻ và phương án sử dụng số
tiền thu được từ đợt chào bán của Đại hội đồng cổ đông hoặc Hội đồng quản trị theo Điều lệ
công ty hoặc ủy quyền của Đại hội đồng cổ đông cho Hội đồng quản trị (đối với công ty cổ
phiếu); hoặc Hội đồng thành viên, chủ sở hữu công ty (đối với công ty trách nhiệm hữu hạn
chuyển thành công ty cổ phiếu); hoặc chủ doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, Hội đồng quản
trị doanh nghiệp liên doanh (đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi chuyển đổi thành
công ty cổ phiếu).
- Phương án chào bán phải xác định rõ đối tượng và số lượng nhà đầu tư được chào bán
dưới 100 nhà đầu tư và hạn chế chuyển nhượng cổ phiếu tối thiểu trong vòng 01 năm kể từ ngày

hoàn thành đợt chào bán. Nhà đầu tư chứng khốn chun nghiệp là ngân hàng thương mại,
cơng ty tài chính, cơng ty cho th tài chính, tổ chức kinh doanh bảo hiểm, tổ chức kinh doanh
chứng khoán.
- Trường hợp chào bán cho các đối tác chiến lược, tổ chức chào bán phải xây dựng tiêu chí
xác định, lựa chọn đối tác chiến lược. Đối tác chiến lược là các tổ chức, cá nhân trong và ngồi
nước có năng lực tài chính, quản trị doanh nghiệp; chuyển giao cơng nghệ mới, cung ứng
nguyên vật liệu, phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm; gắn bó lợi ích lâu dài với doanh nghiệp.
Những người có quyền lợi liên quan đến đợt chào bán riêng lẻ không được tham gia biểu quyết
thông qua Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông về việc này.

7
NHÓM 20

GVHD: Th.s PHẠM ĐỨC HUY


Đề tài LUẬT KINH TẾ

- Có hồ sơ đăng ký chào bán cổ phiếu riêng lẻ đầy đủ và hợp lệ theo quy định tại Điều 9
Nghị định này gửi tới cơ quan nhà nước có thẩm quyền chậm nhất 20 ngày trước ngày dự kiến
thực hiện việc chào bán, trừ trường hợp pháp luật chuyên ngành có quy định khác.
- Trường hợp tổ chức chào bán là doanh nghiệp thuộc lĩnh vực ngành, nghề kinh doanh
có điều kiện, ngồi việc phải đáp ứng các quy định tại khoản 1, 2 và 3 Điều 9, phải đáp ứng các
điều kiện theo quy định của pháp luật chuyên ngành liên quan.
- Các đợt chào bán riêng lẻ phải cách nhau ít nhất sáu tháng.
- Đảm bảo tuân thủ các quy định về tỷ lệ góp vốn, hình thức đầu tư, trong trường hợp có
sự tham gia của nhà đầu tư nước ngồi.
1.2.2. Trình tự, thủ tục chào bán cổ phiếu riêng lẻ
Trình tự
- Gửi hồ sơ đăng kí chào bán cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền trực tiếp tại bộ

phận một cửa hoặc theo đường bưu điện gồm 1 bộ gốc và 5 bộ sao y bản chính,kèm theo file
điện tử theo địa chỉ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định.
- Sửa đổi,bổ sung hồ sơ nếu phát hiện thơng tin khơng chính xác hoặc bỏ xót nội dung
quan trọng theo quy định phải có trong hồ sơ hoặc thấy cần thiết phải giải trình về vấn đề có thể
gây hiểu nhầm hoặc theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Sau khi được chấp thuận về nguyên tắc,tổ chức phát hành gửi cơ quan nhà nước có
thẩm quyền 6 bộ hồ sơ đã được chấp thuận trước khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy
chứng nhận chào bán chứng khốn riêng lẻ.
Hồ sơ đăng kí được quy định theo điều 9 Nghị định này.
Điều 9. Hồ sơ đăng ký chào bán cổ phiếu riêng lẻ
Hồ sơ đăng ký chào bán cổ phiếu riêng lẻ gồm:
1. Báo cáo chào bán cổ phiếu riêng lẻ theo mẫu quy định tại Phụ lục I kèm theo Nghị
định này.

7
NHÓM 20

GVHD: Th.s PHẠM ĐỨC HUY


Đề tài LUẬT KINH TẾ

2. Quyết định của Đại hội đồng cổ đông hoặc Hội đồng quản trị (đối với CTCP); hoặc
Hội đồng thành viên (đối với công ty trách nhiệm hữu hạn chuyển đổi thành CTCP); hoặc chủ
doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, Hội đồng quản trị doanh nghiệp liên doanh (đối với doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi chuyển đổi thành CTCP) thơng qua phương án chào bán và
phương án sử dụng số tiền thu được từ đợt chào bán. Phương án chào bán và phương án sử dụng
số tiền thu được từ đợt chào bán có những nội dung chủ yếu theo quy định tại Phụ lục số 1 ban
hành kèm theo Nghị định này.
3. Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông hoặc Hội đồng quản trị theo Điều lệ công ty hoặc

ủy quyền của Đại hội đồng cổ đông thông qua tiêu chuẩn đối tác chiến lược, người lao động,
trong trường hợp chào bán cho đối tác chiến lược, người lao động trong công ty.
4. Quyết định của Hội đồng quản trị thông qua danh sách đối tác chiến lược, người lao
động, trong trường hợp chào bán cho đối tác chiến lược, người lao động trong công ty.
5. Tài liệu cung cấp thông tin về đợt chào bán cho nhà đầu tư nêu tại khoản 3 Điều 10
Nghị định này.
Khoản 3 Điều 10: Cung cấp thông tin về đợt chào bán cho nhà đầu tư theo quy định
tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này.
6. Tài liệu chứng minh đáp ứng tỷ lệ tham gia của nhà đầu tư nước ngoài và tuân thủ
quy định về hình thức đầu tư, trong trường hợp chào bán cho nhà đầu tư nước ngoài.
7. Các tài liệu khác theo quy định của pháp luật có liên quan.
2. Phát hành trái phiếu
2.1. Phát hành trái phiếu ra công chúng của CTCP tại Việt Nam
Theo khoản 17, điều 12 của nghị định số 01/2011/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 20/1/2011
thì phát hành trái phiếu là việc chủ thể phát hành bán trái phiếu cho các đối tượng mua trái
phiếu. Cịn theo Luật Chứng khốn số 70/2006/QH11 ngày 29/6/2006 khơng có khái niệm về
phát hành ra cơng chúng mà chỉ đưa ra giải thích về chào bán ra cơng chúng. Từ đó có thể hiểu,
phát hành trái phiếu ra công chúng là việc phát hành bán trái phiếu ra cơng chúng theo một trong
các phương thức sau:
7
NHĨM 20

GVHD: Th.s PHẠM ĐỨC HUY


Đề tài LUẬT KINH TẾ

-

Thông qua phương tiện thông tin đại chúng, kể cả Internet.


-

Chào bán cho từ 100 nhà đầu tư trở lên, không kể nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp

-

Chào bán cho một số lượng nhà đầu tư khơng xác định.
(Trích Điều 6 khoản 12 Luật Chứng khốn).

2.1.1. Điều kiện phát hành trái phiếu ra cơng chúng của CTCP
Đối với các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh doanh kinh tế nếu hội đủ những điều kiện
và được phép của Ủy Ban Chứng Khoán nhà nước đều có thể phát hành trái phiếu để huy động
vốn sử dụng cho mục đích đầu tư cho doanh nghiệp mở rông sản xuất kinh doanh.
Theo Điều 12 của Luật chứng khốn 2006, điều kiện phát hành trái phiếu ra cơng chúng bao
gồm:
- Doanh nghiệp có mức vốn điều lệ đã góp tại thời điểm đăng ký chào bán từ mười tỷ đồng
Việt Nam trở lên tính theo giá trị ghi trên sổ kế toán.
- Hoạt động kinh doanh của năm liền trước năm đăng ký chào bán phải có lãi, đồng thời
khơng có lỗ luỹ kế tính đến năm đăng ký chào bán, khơng có các khoản nợ phải trả quá
hạn trên một năm (lỗ lũy kế: phần lỗ cộng dồn qua các năm).
- Có phương án phát hành, phương án sử dụng và trả nợ vốn thu được từ đợt chào bán được
Hội đồng quản trị hoặc Hội đồng thành viên hoặc Chủ sở hữu công ty thông qua.
- Có cam kết thực hiện nghĩa vụ của tổ chức phát hành đối với nhà đầu tư về điều kiện phát
hành, thanh tốn, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư và các điều kiện
khác.
2.1.2. Trình tự phát hành trái phiếu ra công chúng của CTCP
Bước 1: Lập hồ sơ: Theo khoản 1 mục III của thông tư 17/2007/TT-BTC ngày 13/7/2007 của
BTC và khoản 1 mục II của thơng tư 112/2008/TT-BTC thì hồ sơ phát hành trái phiếu ra công
chúng bao gồm:

-

Giấy đăng ký chào bán trái phiếu ra cơng chúng.

7
NHĨM 20

GVHD: Th.s PHẠM ĐỨC HUY


×