Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Hậu quả khôn lường do thiếu vitamin A pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (156.42 KB, 3 trang )


Những thực phẩm chứa nhiều vitamin.
Hậu quả khôn lường do
thiếu vitamin A
Một số nghiên cứu ở nước ta cho thấy: Bệnh thiếu vitamin A lưu
hành ở tất cả các địa phương; phần lớn các trường hợp khô, nhuyễn
giác mạc gặp ở trẻ từ 12-36 tháng, trong đó trẻ 25 -36 tháng mắc
bệnh nhiều nhất và nặng nhất. Hiện nay, tỷ lệ mắc bệnh thiếu
vitamin A trước khi có triệu chứng vẫn còn cao, khoảng 10,8% ở
trẻ em và trên 30% ở phụ nữ cho con bú.
Dấu hiệu phát hiện thiếu Vitamin A
Toàn trạng trẻ có biểu hiện mệt mỏi, kém ăn, chậm lớn, da khô, tóc
dễ rụng, thường xuyên bị rối loạn tiêu hóa, viêm phế quản, viêm
mũi họng… Tổn thương đặc trưng ở mắt, theo OMS, từ nhẹ đến
nặng gồm: quáng gà, khô kết mạc, vệt Bitot, khô giác mạc, loét
nhuyễn dưới 1/3 diện tích giác mạc, loét nhuyễn trên 1/3 diện tích
giác mạc, sẹo giác mạc, khô đáy mắt.
Quáng gà là triệu chứng sớm nhất của bệnh thiếu vitamin A, với
biểu hiện: trẻ hay bị vấp ngã, đi quờ quạng khi chiều tối. Khô kết
mạc thì trẻ hay chớp mắt, lim dim, thường cả hai mắt, kết mạc bị
xù xì, vàng, nhăn nheo, có bọt nhỏ, không thấy rõ các mạch máu.
Vệt Bitot là những đám tế bào biểu mô kết mạc bị sừng hóa, dày
lên thành từng đám và bong vảy, có màu trắng xám nổi lên bề mặt
kết mạc nhãn cầu, bề mặt kết mạc phủ một chất như bọt xà phòng
hoặc lổn nhổn như bã đậu, hay thấy ở kết mạc nhãn cầu sát rìa giác
mạc vị trí 3 giờ và 9 giờ, thường có hình tam giác đáy quay về phía
rìa giác mạc. Các tổn thương nói trên hồi phục nhanh nếu được
điều trị bằng vitamin A. Khô giác mạc trẻ có các triệu chứng: sợ
ánh sáng, chói mắt, hay nheo mắt. Khám thấy giác mạc mất bóng
sáng, mờ đi như màn sương phủ. Biểu mô giác mạc bị trợt, nhu mô
có thể bị thâm nhiễm tế bào viêm làm giác mạc đục. Có thể có mủ


tiền phòng, nhưng vẫn hồi phục hoàn toàn không để lại sẹo nếu
điều trị kịp thời. Loét nhuyễn dưới 1/3 diện tích giác mạc là tổn
thương không hồi phục của giác mạc để lại sẹo giác mạc và giảm
thị lực. Trường hợp loét sâu có thể bị phòi mống mắt để lại sẹo
dày, dính mống mắt. Loét nhuyễn trên 1/3 diện tích giác mạc là tổn
thương rất nặng, gây hoại tử tất cả các lớp của giác mạc, phá hủy
hoặc làm biến dạng nhãn cầu. Có thể toàn bộ giác mạc bị hoại tử,
lộ mống mắt ra ngoài, lòi thủy tinh thể và dịch kính ra ngoài, teo
nhãn cầu. Sẹo giác mạc là di chứng của loét giác mạc, thường là
sẹo rúm ró, màu trắng. Khô đáy mắt là tổn thương võng mạc do
thiếu vitamin A mạn tính, thường gặp ở trẻ lớn, lứa tuổi đi học,
kèm theo bị quáng gà.
Xét nghiệm thấy nồng độ vitamin A trong máu giảm dưới
10g/100ml so với mức bình thường 20 - 50g/100ml.


Các tổn thương vệt Bitot do thiếu vitamin A.
Điều trị khi bị thiếu Vitamin A
Khi phát hiện bị thiếu vitamin A cần phải điều trị cấp cứu theo
phác đồ của OMS để tránh mù lòa cho trẻ. Vitamin A chủ yếu
dùng bằng đường uống do được hấp thu qua niêm mạc ruột 80-
90%. Trẻ trên 1 tuổi cho uống 1 viên vitamin A 200.000 đơn
vị/ngày, trong 2 tuần. Trẻ dưới 1 tuổi uống nửa liều trên. Trường
hợp trẻ uống mà bị nôn, tiêu chảy thì tiêm bắp loại vitamin A tan
trong nước với liều bằng nửa liều uống. Cứ 4 - 6 tháng sau lại cho
tiếp một liều vitamin A 200.000 đơn vị. Cho trẻ ăn các loại thức ăn
có nhiều vitamin A như đã nói trên. Điều trị tại chỗ: cần cho thuốc
giãn đồng tử, chống dính mống mắt; dùng kháng sinh chống bội
nhiễm; tra mắt bằng thuốc có vitamin A giúp tái tạo biểu mô.
Không dùng các loại thuốc mỡ có cortisone để tra mắt. Đồng thời

cần điều trị nguyên nhân gây thiếu vitamin A.

×