Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (144.82 KB, 5 trang )
Bí quyết nặn mụn an toàn
Mụn nào được nặn? Mụn nào không? Nặn như thế nào? Tất cả đều là vấn
đề đáng phải lưu tâm
Các tuyến bã dưới da bình thường sẽ có nhiệm vụ bài tiết lớp chất nhờn để
tráng đều mặt da. Tuy nhiên, dưới ảnh hưởng của việc thay đổi nội tiết tố
giới tính, chúng bỗng chốc hoạt động rất mạnh mẽ khiến chất bã dư thừa
đọng lại trong nang tuyến bã. Đây là nguyên nhân hình thành các túi mụn
trên da mặt.
Tùy theo kích thước và độ sâu mà mụn xuất hiện với các dạng khác nhau
như mụn trứng cá, mụn bọc, mụn mạch lươn…
Khi nào được phép nặn mụn?
Nếu như bạn có thói quen nặn mụn thì việc đầu tiên cần ghi nhớ chính là để
tránh da bị viêm, để lại sẹo lõm, vết thâm, mụn phát triển ồ ạt thì phải
nghiêm cấm nặn bóp các loại mụn sau:
- Mụn trứng cá bọc gồm nhiều ổ viêm, mụn mủ và cục sưng to, đau, không
thấy cồi mụn.
- Mụn trứng cá cụm mụn trứng cá nổi thành từng đám. Mụn xuất hiện cùi
trắng, mụn mủ thường lớn và rất đau, tạo nhiều đường dò chảy dịch hoặc mủ
rất hôi.
- Mụn trứng cá ác tính thường xuất hiện đột ngột với triệu chứng viêm kèm
sốt nhẹ, mụn có kích thước lớn và rất đau. Nếu gặp loại mụn này mà bạn táy
máy nặn thì mụn sẽ nhanh chóng loét ra và lành để lại sẹo.
Còn đối với các loại mụn ở thể nhẹ, mọc riêng rẽ, kích thước nhỏ và cồi mụn
thường trồi lên sớm thì bạn có thể nặn (nhưng không khuyến khích) khi thấy
đầu mụn đã khô và có đầu cứng ở trung tâm mụn. Điều đó báo hiệu rằng
mụn đã già và an toàn cho việc nặn! Tuy nhiên, ngay cả lúc này, bạn cũng
cần nắm chắc các bí quyết để xử lý đám mụn đó bằng tay thật an toàn.
Nặn mụn an toàn cho làn da sáng đẹp.
Bước 1: Xông hơi da mặt
Việc xông hơi trước khi nặn mụn sẽ làm mở rộng lỗ chân lông, giải phóng