Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

phân tích tài chính công ty Pomina pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (151.27 KB, 9 trang )

Bài tập Môn: Thẩm định dự án đầu tư
CÔNG TY CỔ PHẦN THÉP POMINA
I. GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN THÉP POMINA
 Tên giao dịch: Công ty Cổ phần Thép Pomina
 Nhóm ngành: Sản xuất & kinh doanh Thép
 Vốn điều lệ: 1,874,499,510,000 đồng
 Ngành nghề kinh doanh: - Sản xuất sắt, thép, gang
- Tái chế phế liệu kim loại
- Kinh doanh các sản phẩm từ thép
 Lịch sử hình thành:
- Tiền thân của Công ty TNHH Thép Pomina là Nhà máy Thép Pomina 1 do
Công ty TNHH Thép Việt đầu tư xây dựng được thành lập vào ngày 17/08/1999 với
vốn điều lệ là 42 tỷ đồng, Công ty TNHH Thép Pomina không ngừng nỗ lực củng cố
và phát triển để trở thành một công ty sản xuất cung ứng thép xây dựng hàng đầu tại
Việt Nam, hướng đến việc hoàn thiện dịch vụ, tăng khả năng cạnh tranh nhằm thỏa
mãn cao nhất yêu cầu của khách hàng.
- Đến ngày 17/07/2008, công ty chuyển đổi thành Công ty Cổ phần Thép
Pomina với số vốn điều lệ là 500 tỷ đồng.
- Công ty Cổ phần Thép Pomina tăng vốn điều lệ lên 820 tỷ đồng vào tháng
7/2009 bằng việc phát hành riêng lẻ, đến tháng 1/2010 công ty đã tăng vốn điều lệ lên
1.630 tỷ đồng.
 Công ty con, công ty liên kết: (cập nhật đến 31/12/2010)
Vốn điều lệ
(tỷ đồng)
Vốn góp
(tỷ đồng)
Tỷ lệ sở
hữu (%)
Công ty con:
Công ty Cổ phần Thép Thép Việt 800 796 99.5%
Công ty liên kết:


Công ty TNHH Thương mại Pomina 100 11.55 50.0%
Công ty Cổ phẩn Vôi công nghiệp Hà
Nam
12 1.2 25%
 Người phát ngôn: Ông Trần Tô Tử - Trưởng BKS
 Địa chỉ: Số 27, Khu Công Nghiệp Sóng Thần II, Huyện Dĩ An, Tỉnh Bình Dương,
Việt Nam
 Điện thoại: 84-(650) 371 00 51
 Fax: 84-(650) 374 08 62
Trang 1
Bài tập Môn: Thẩm định dự án đầu tư
 Email:
 Website:
II. PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY
1. Phân tích kết cấu tài sản, nguồn vốn và kết quả HĐKD
1.1. Phân tích kết cấu tài sản, nguồn vốn
Bảng cân đối kế toán năm 2009 và 2010 (Bảng phụ lục 1)

Tài sản:
Tổng tài sản của công ty trong 2 năm qua có sự gia tăng chứng tỏ Công ty đang
mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh. Năm 2009, tổng tài sản đạt trên 6000 tỷ đồng,
đến năm 2010 tổng tài sản của Công ty đạt trên 7600 tỷ đồng, tăng 27.64% so với năm
2009. Trong cơ cấu Tài sản của Công ty thì tỷ lệ tài sản ngắn hạn (TSNH) trong tổng
tài sản của công ty luôn chiếm tỷ lệ trên 65% và duy trì tương đối ổn định qua các
năm. Năm 2010 công ty đã giảm tỷ lệ TSDH xuống 7.78% để đầu tư vào TSNH. Cụ
thể sự thay đổi trong cơ cấu tài sản:
 Tài sản ngắn hạn:
- Tiền và các khoản tương đương tiền: Công ty đã dự trữ khá nhiều tiền mặt
trong năm 2010 làm khoản mục này năm 2010 tăng đến 43.76%, và chiếm đến
10.46% trong tổng tài sản sản công ty (năm 2009 chỉ chiếm 9.28%)

- Các khoản phải thu: Các khoản phải thu của công ty năm 2009 chỉ chiểm
22.05% trong TTS, nhưng năm 2010 lại chiếm đến 30.65% TTS (tăng 8.60%).
Xét về cơ cấu các khoản phải thu thì chủ yếu là phải thu khách hàng. Trong năm 2010
cùng với sự phát triển mạnh mẽ của Công ty, các khoản phải thu khách hàng cũng gia
tăng, nhu cầu thép trong nước và xuất khẩu lớn, giá trị khoản phải thu tăng cũng một
phầnd o giá thép năm 2010 tăng liên tục và cao hơn nhiều so với năm 2009.
Nguyên nhân thứ hai làm giá trị các khoản phải thu năm 2010 tăng là do khoản trả
trước cho người bán tăng đến 551.03% so với năm 2009. Tỷ trọng tương ứng trong
TTS tăng từ 1.54% năm 2009 lên 7.85% năm 2010.
-Hàng tồn kho: Giá trị Hàng tồn kho của Công ty trong 2 năm qua luôn duy trì
ở một giá trị khá cao. Năm 2010 giá trị hàng tồn kho tăng lên 422.304.360.027đ,
tương ứng với mức tăng 20.63%. Tuy nhiên xét trên cơ cấu TTS thì hàng tồn kho năm
Trang 2
Bài tập Môn: Thẩm định dự án đầu tư
2010 chỉ chiếm 32.21%, giảm 1.87% so với năm 2009. Có thể nhận định là tốc độ
quay vòng hàng tồn kho năm 2010 tăng lên so với năm 2009.
 Tài sản dài hạn:
Biến động của giá trị tài sản cố định trong 2 năm là nguyên nhân chủ yếu của việc
giảm TSDH.Năm 2009 TSCĐ chiếm 31.13% trong TTS, sang năm 2010 tỷ trọng này
giảm xuống còn 23.74% trong TTS, tương ứng với tỷ lệ giảm 7.39%

Nguồn vốn
Trong cơ cấu Nguồn vốn của công ty thì Nợ phải trả trong 2 năm 2009 và 2010
tương đối ổn định và duy trì ở mức 63%. Trong đó nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn.
Năm 2010, nợ ngắn hạn của công ty tăng lên đến 43.51%, tương ứng với mức tăng
5.84% trong Tổng nguồn vốn. Các khoản mục làm tăng Nợ ngắn hạn của công ty trong
năm 2010 là Vay và nợ ngắn hạn (tăng 45.34%), Phải trả người lao động (tăng
210.15%), Chi phí phải trả (tăng 90.55%) và Các khoản phải trả, phải nộp ngắn hạn
khác (tăng 3870.77%).
Nợ dài hạn giảm 18.23% so với 2009, tương ứng với mức giảm 5.76% trong Tổng

nguồn vốn của công ty.
Vốn chủ sở hữu năm 2010 tăng 42.40% so với năm 2009, tương ứng với mức
tăng 3.81% trong Tổng Nguồn vốn. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối năm 2010 tăng
82.86% so với năm 2009 là nguyên nhân của việc tăng vốn chủ sở hữu của công ty.
Cơ cấu này là hợp lý, TSDH giảm và nợ dài hạn giảm thay vào đó là TSNH tăng và nợ
ngắn hạn tăng. Nợ ngắn hạn dùng tài trợ cho TSNH và Nợ dài hạn dùng tài trợ cho
TSDH của công ty nên mức độ rủi ro trong hoạt động của công ty thấp.
1.2. Phân tích kết quả HĐKD
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (Bảng phụ lục 2)
Năm 2010 Doanh thu bán hàng của công ty tăng lên 48.78%, nhưng Các khoản
giảm trừ doanh thu lại tăng đến 811.74%. Tốc độ tăng của doanh thu thấp hơn rất
nhiều so với tốc độ tăng của các khoản giảm trừ.
Các khoản chi phí trong năm 2010 so với năm 2009 cũng tăng rất nhiều. Cụ thể:
- Chi phí tài chính tăng 5.21%, trong đó chi phí lãi vay tăng đến 38.56% (do nợ
ngắn hạn tăng)
- Chi phí bán hàng tăng 31.18%
Trang 3
Bài tập Môn: Thẩm định dự án đầu tư
- Chi phí quản lý quản lý doanh nghiệp tăng 24.03%
Tuy nhiên xét trên cơ cấu tổng doanh thu thì tỷ trọng của các khoản chi phí này
giảm nhẹ so với năm 2009. Điều này cho thấy công tác bán hàng và quản lý doanh
nghiệp đuợc cải thiện.
Bên cạnh đó Doanh thu từ hoạt động tài chính giảm 34.12% và Lợi nhuận khác
của công ty giảm đến 40.76%.
Lợi nhuận trưóc thuế của công ty trong năm 2010 giảm xuống, với mức giảm 12.42%.
Tuy nhiên do chi phí thuế TNDN giảm đến 81.32% nên lợi nhuận sau thuế của công ty
vẫn tăng đuợc 0.69% so với năm 2009
Do tốc độ tăng của chi phí quá lớn nên dẫn đến LNST giảm (xét tỷ trọng so với doanh
thu thuần). Trong 100đ doanh thu thuần thu về thì công ty đã bị mất đi 2.81đ lợi nhuận
sau thuế

2. Phân tích các thông số tài chính
2.1. Phân tích các tỷ số thanh khoản
KHẢ NĂNG THANH TOÁN Năm 2009 Năm 2010
Khả năng TT hiện thời
1.41 1.40
Khả năng TT nhanh
0.68 0.79
Nhận xét:
Khả năng thanh toán hiện thời của Công ty trong những năm qua có biến động
nhẹ, tăng ở mức rất nhỏ, chỉ có 0.01. Điều này chứng tỏ Công ty đảm bảo đươc khả
năng thanh toán của mình, đáp ứng nhu cầu thanh toán các khoản nợ ngắn hạn. So với
mức trung bình ngành Thép Việt Nam là 1.3 thì Khả năng thanh toán hiện thời của
công ty là rất tốt.
So với Khả năng thanh toán hiện thời thì khả năng thanh toán nhanh của công
ty có sự chênh lệch lớn, chứng tỏ hàng tồn kho của Công ty chiếm một tỷ lệ lớn.
Khả năng thanh toán nhanh trong năm 2010 tăng so với năm 2009. Nguyên nhân làm
cho tỷ số này tăng lên không phải do Hàng tồn kho giảm mà do Tài sản ngắn hạn của
công ty tăng đến 42.65% so với năm 2009 nhưng tỷ lệ tăng của Hàng tồn kho chỉ có
20.63% so với năm 2009
So với mức trung bình ngành là 0.7 thì Khả năng thanh toán nhanh của Pomina vẫn
đảm bảo được.
2.2. Phân tích tỷ số đòn bẩy tài chính (các tỷ số nợ)
KHẢ NĂNG ĐÒN BẨY TÀI CHÍNH
Năm 2009 Năm 2010
Trang 4
Bài tập Môn: Thẩm định dự án đầu tư
Thông số nợ / tổng tài sản
63.04% 63.12%
Thông số nợ / vốn chủ sở hữu
190.23% 171.47%

Nhận xét:
Thông số nợ/ tổng tài sản: Mức trung bình ngành Thép Việt Nam là 63%, khả
năng độc lập tài chính của doanh nghiệp tương đối tốt và ổn định, năm 2010 chỉ tăng
nhẹ ở mức 8% so với năm 2009. Có thể nhận thấy khả năng thanh toán nợ của công
ty là lớn do tổng tài sản gần gấp đôi tổng nợ của DN. Các chủ nợ có thể yên tâm về
khả năng trả nợ của công ty.
Thông số nợ /VCSH năm 2010 của công ty giảm 18.76% so với năm 2009.
nguyên nhân tăng là do Tổng nợ phải trả năm 2010 tăng 27.80% so với năm 2009. Và
so với mức trung bình ngành là 133% thì tỷ lệ này là khá cao. Xét trong cơ cấu nợ của
công ty thì Nợ ngắn hạn năm 2010 tăng khá nhiều so với năm 2009, tỷ lệ tăng lên đến
43.51%, và Nợ dài hạn của công ty giảm đến 18.23%. Việc tăng Nợ ngắn hạn là do
công ty trong năm 2010 đầu tư vào tài sản ngắn hạn khá lớn (TSNH năm 2010 tăng
42.65%). Điều này là rất hợp lý và ít rủi ro hơn khi sử dụng nợ ngắn hạn để tài trợ cho
tài sản d i hạn. Tuy nhiên, công ty đã lệ thuộc nhiều vào nguồn vốn bên ngoài làm cho
công ty ít chủ động hơn trong việc phân phối và sử dụng nguồn vốn.
2.3. Phân tích tỷ số khả năng hoàn trả lãi vay
KHẢ NĂNG TRẢ LÃI VAY
Năm 2009 Năm 2010
Tỷ số trang trải lãi vay
5.1685 3.2671
Nhận xét:
Thông qua tỷ số trang trãi lãi vay của công ty. Chứng tỏ công ty hoàn toàn có khả năng
trả được nợ cho ngân hàng vì lợi nhuận trước thuế và lãi của công ty lớn hơn so với
chi phí trả tiền lãi.
Năm 2009 tỷ số này lên đến 5.1685, nhưng đến năm 2010 thì tỷ lệ này giảm đi đáng
kể, chỉ còn có 3.2671. Việc giảm đột ngột này là do Chi phí trả lãi năm 2010 tăng đến
38.56% so với năm 2009 do các nguyên nhân như lãi suất tăng, nợ vay NH tăng, trong
khi đó lợi nhuận truớc thuế và lãi của công ty giảm 12.42% so với năm 2009. Tuy
nhiên công ty vẫn có đủ khả năng trả nợ.
2.4. Phân tích tỷ số hiệu quả hoạt động

NĂNG LỰC HOẠT ĐỘNG
Năm 2009 Năm 2010
Vòng quay các khoản phải thu (vòng)
5.7 4.8
Trang 5
Bài tập Môn: Thẩm định dự án đầu tư
Kỳ thu tiền bình quân (ngày)
63 75
Vòng quay hàng tồn kho (vòng)
2.99 3.99
Số ngày dự trữ hàng tồn kho (ngày)
120 90
Vòng quay tài sản
1.26 1.46
Vòng quay tài sản cố định
4.59 6.77
Vòng quay vốn lưu động (vòng)
6.54 6.9
Chu kỳ kinh doanh (ngày)
184 166
Nhận xét:
Kỳ thu tiền bình quân của Công ty có sự gia tăng qua các năm. Năm 2009 khoản
phải thu của công ty chỉ m ất 63 ngày để thu hồi thì sang năm 2010 công ty mất 75
ngày để thu hồi nợ. Việc thu hồi các khoản phải thu khách hàng khó khăn hơn do giá
thép năm 2010 liên tục được điều chỉnh tăng, tính đến cuối quý I/ 2010 giá thép đã
tăng 13%, gần gấp đôi mức tăng bình quân 6 -7.5% của năm 2009 và sau đó giá thép
vẫn tăng cao, khách hàng của công ty vì thế cũng gặp không ít khó khăn để thanh toán
nợ. Tuy thời gian thu hồi khoản phải thu lâu hơn nhưng con số này vẫn đảm bảo và có
thể nói là khá nhanh so với mức trung bình ngành Thép là 99 ngày. Số vòng quay
tương ứng của công ty năm 2010 cũng giảm đi gần 1 vòng quay do kỳ thu tiền bình

quân tăng, chỉ còn 4.8 những vẫn cao hơn so với mức trung bình ngành là 3.7 vòng/
năm. Như vậy với kỳ thu tiền bình quân và vòng quay khoản phải thu ta thấy công ty
có thể thu hồi vốn nhanh, đảm bảo cho nhu cầu vốn thường xuyên và liên tục.
Khả năng quay vòng hàng tồn kho của Công ty năm 2010 tăng so với năm 2009
1 vòng quay. Năm 2010 do kinh tế thế giới phục hồi nên việc xuất khẩu thép của công
ty cũng tăng lên, giải toả lượng Hàng tồn kho. Số ngày dự trữ năm 2010 giảm đến 30
ngày so với 2009. Khả năng quay vòng của công ty cũng khá tốt, với mức trung bình
ngành Thép Việt Nam là 3.92 vòng/ năm. Chứng tỏ hoạt động quản trị tồn kho của
công ty tốt.
Tuy kỳ thu tiền bình quân tăng lên nhưng do số ngày dự trữ hàng tồn kho giảm
đáng kể nên chu kỳ kinh doanh của công ty năm 2010 cũng giảm so với n ăm 2009 18
ngày. Với chu kỳ kinh doanh hiện tại, công ty sẽ hoạt động hơn 2 chu kỳ chu chuyển
hàng hóa trong 1 năm
Trên cơ sở vòng quay hàng tồn kho và vòng quay khoản phải thu thì Vòng quay
vốn lưu động của Công ty trong 2 năm 2008 thường xuyên duy ở mức trên 6
vòng/năm. Công ty đã sử dụng rất hiệu quả vốn lưu động của mình v ào hoạt động
kinh doanh, giúp xoay vòng vốn nhanh chóng.
Vòng quay tài sản: Tỷ số này cho thấy hiệu quả sử dụng tài sản của công ty. Cứ
1 đồng giá trị tài sản tạo ra được 1.46 đồng doanh thu trong năm 2010, tăng 0.2 đ so
Trang 6
Bài tập Môn: Thẩm định dự án đầu tư
với năm 2009, và cao hơn mức trung bình ngành một lượng tương ứng. Chứng tỏ hiệu
quả sử dụng tài sản của công ty hiện tại đang ở mức tốt
Khả năng và uy tín của công ty tăng cao qua từng năm. Theo đó giá trị tài sản
vô hình của công ty cũng tăng. Giá trị tài sản vô hình của công ty tăng đến 7.706%
trong năm 2010. Vòng quay tài sản cố định của công ty năm 2010 cũng tăng từ 4.59
vòng/ năm 2009 lên 6.77 vòng/ năm 2010. Hiệu quả sử dụng và công tác quản trị của
công ty rất hiệu quả.
2.5. Phân tích các thông số khả năng sinh lợi
KHẢ NĂNG SINH LỢI

Năm 2009 Năm 2010
Lợi nhuận gộp biên
18.76% 12.09%
Lợi nhuận ròng biên (ROS)
6.70% 5.88%
ROA
8.41% 8.60%
ROE
25.38% 23.36%
Nhận xét:
Lợi nhuận gộp biên và lợi nhuận ròng biên trong năm 2010 đều có giảm so với
năm 2009. Điều này là do trong năm 2010 công ty gặp nhiều khó khăn về nguồn sản
phẩm đầu vào, giá nguyên liệu như phôi thép, thép phế, nhiên liệu tăng cao và công
ty phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ các công ty khác trong nước và nước
ngoài. Bên cạnh đó trong năm 2010 các khoản giảm trừ doanh thu của công ty tăng đột
biến lên đến 811.74% so với năm 2009 làm cho lợi nhuận gộp giảm dẫn đến lợi nhuận
ròng của công ty giảm theo.
Tài sản của một công ty được hình thành từ vốn vay và vốn chủ sở hữu. Cả hai
nguồn vốn này được sử dụng để tài trợ cho các hoạt động của công ty. Hiệu quả của
việc chuyển vốn đầu tư thành lợi nhuận được thể hiện qua ROA. ROA càng cao thì
càng tốt vì công ty đang kiếm được nhiều tiền hơn trên lượng đầu tư ít hơn. Qua số
liệu ta có thể thấy ROA trong năm 2010 cao hơn năm 2009 nhưng không đáng kể
(tăng 0.19%), đây là dấu hiệu tốt đối với công ty. Tỷ số ROA trung bình ngành là
4.59%, ROA của công ty trong năm 2010 lên đến 9.60%. Điều này thể hiện công ty có
khả năng sinh lời cao trên số tài sản được sử dụng.
Chỉ số ROE là thước đo để đánh giá một đồng vốn bỏ ra và tích lũy tạo ra bao
nhiêu đồng lời. Tỷ lệ ROE càng cao càng chứng tỏ công ty sử dụng hiệu quả đồng vốn
của cổ đông, có nghĩa là công ty đã cân đối một cách hài hòa giữa vốn cổ đông với vốn
đi vay để khai thác lợi thế cạnh tranh của mình trong quá trình huy động vốn, mở rộng
quy mô. Cho nên hệ số ROE càng cao thì các cổ phiếu càng hấp dẫn các nhà đầu tư

hơn. Trong năm 2010, ROE giảm so với năm 2009, từ 25.38% xuống 23.36%. Điều
Trang 7
Bài tập Môn: Thẩm định dự án đầu tư
này thể hiện khả năng sinh lời trên nguồn vốn chủ sở hữu của công ty có dấu hiệu
giảm. Tuy nhiên so với mặt bằng chung của ngành (12.5%) thì chỉ số ROE của công ty
vẫn là rất cao.
Các chỉ số ROE, ROA , ROS trong năm qua vẫn giữ ở mức khả quan. Khả năng
sinh lời của công ty duy trì ở mức khá tốt.
3. Đánh giá chung tình hình tài chính của công ty
Nhìn chung tình hình tài chính của công ty trong năm 2010 đã có sự chuyển
biến tích cực so với năm 2009. Tình hình tài chính của công ty tương đối ổn định, đảm
bảo đuợc khả năng thanh toán và chi trả, kh ả năng sinh lời của công ty khá tốt so với
mặt bằng chung của ngành
Công ty CP Thép Pomina là công ty dẫn đầu của nhóm 1 trong 3 nhóm ngành của
ngành Thép, nhóm 1 là các công ty có dây chuyền sản xuất khép kín từ luyện phôi, cán
kéo thành thép thành phẩm và kinh doanh thương mại luôn mặt hàng đó. Với đặc
trưng là khép kín chu trình sản xuất đến kinh doanh thương mại sản phẩm cuối cùng
khiến cho lợi nhuận hoạt động gộp và lợi nhuận biên sau thuế cao hơn hẳn so với 2
nhóm còn lại trong ngành. Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản và trên vốn chủ sở hữu
cũng cao hơn tương đối nhiều so với hai nhóm còn lại mặc dù tỷ lệ sử dụng nợ thấp
hơn. Điều này chứng tỏ khả năng sinh lời của nhóm một thực sự đến từ hoạt động kinh
doanh cốt lõi chứ không phải là do sử dụng đòn bẩy tài chính. Khả năng sinh lời của
nhóm 1 tốt hơn hai nhóm còn lại một phần là do quản lý chi phí đầu vào tốt hơn và
quy trình sản xuất khép kín giúp tiết kiệm chi phí. Công suất nhà máy của Pomina hiện
nay đang dẫn đầu và trong tương lai khi các dây chuyền hoàn thiện sẽ tiếp tục là công
ty sản xuất thép xây dựng lớn nhất nhóm. Hiện nay Pomina đang chiếm khoảng 30%
thị phần cả nước và có xu hướng càng ngày càng tăng.
.
Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010
Trung bình

ngành
KHẢ NĂNG THANH TOÁN
Khả năng TT hiện thời 1.41 1.40 1.3
Khả năng TT nhanh 0.68 0.79 0.7
KHẢ NĂNG ĐÒN BẨY TÀI CHÍNH
Thông số nợ / tổng tài sản 63.04% 63.12% 63%
Thông số nợ / vốn chủ sở hữu 190.23% 171.47% 133%
NĂNG LỰC HOẠT ĐỘNG
Vòng quay các khoản phải thu (vòng) 5.7 4.8 8.03
Trang 8
Bài tập Môn: Thẩm định dự án đầu tư
Kỳ thu tiền bình quân (ngày) 63 75
Vòng quay hàng tồn kho (vòng) 2.99 3.99 3.99
Số ngày dự trữ hàng tồn kho (ngày) 120 90
Vòng quay tài sản 1.26 1.46 1.33
Vòng quay tài sản cố định 4.59 6.77 4.77
Vòng quay vốn lưu động (vòng) 6.54 6.9 6.31
Chu kỳ kinh doanh (ngày) 184 166
KHẢ NĂNG SINH LỢI
Lợi nhuận gộp biên 18.76% 12.09% 17.08%
Lợi nhuận ròng biên (ROS) 6.70% 5.88% 12.00%
ROA 8.41% 8.60% 25.69%
ROE 25.38% 23.36% 55.05%
Trang 9

×