Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

Tỉ giá và lạm phát pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (87.6 KB, 2 trang )

1.Quan hệ giữa tỉ giá và lạm phát
Với khái niệm phản thân của mình, George Soros [Giả kim thuật Tài chính, The
Alchemy of Finance, tr.27-45 và 69-80] gợi ý cách suy nghĩ thực tiễn hơn nhiều.
Quan hệ giữa tỷ giá hối đoái và lạm phát không phải là quan hệ một chiều mà là
quan hệ vòng, tác động qua lại lẫn nhau, không thể coi cái này là nguyên nhân và
cái kia là kết quả. Ông gọi một quan hệ vòng tự tăng cường lẫn nhau như vậy là
một vòng ác luẩn quẩn (vicious circle) khi đồng nội tệ mất giá và lạm phát gia
tăng và là vòng thiện (benign circle) khi điều ngược lại xảy ra.

2.Ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái đến lạm phát.
Theo một nghiên cứu về lạm phát trong tình trạng đô la hóa ở Việt Nam của
Michaël Goujon năm 2006 ( Fighting inflation in a dollarized economy: The case
of Vietnam. Journal of Comparative Economics 34 (2006) 564–581) thì có ba kênh
ảnh hưởng của thay đổi tỷ giá lên lạm phát:
-Thứ nhất, thay đổi tỷ giá hối đoái có ảnh hưởng lên giá hàng hóa xuất khẩu và
hàng hóa sản xuất và tiêu dùng trong nước (thông qua nhập khẩu các yếu tố đầu
vào chẳng hạn). Giới nghiên cứu gọi là hai ảnh hưởng này của tỷ giá lên lạm phát
là nhóm ảnh hưởng chuyển tỷ giá hối đoái lên lạm phát
-Thứ hai, biến động của tý giá hối đoái có ảnh hưởng trực tiếp đến cung tiền. Sự
mất giá của đồng nội tệ sẽ gia tăng cung tiền do giá trị bằng nội tệ của các tài sản
neo theo ngoại tệ tăng cùng với sự phá giá đồng tiền. Nói cách khác, biến động tỷ
giá ảnh hưởng đến chênh lệch tiền tệ giữa cung và cầu tiền tệ và lạm phát.
-Thứ ba, sự phá giá đồng nội tệ có thể dẫn đến sự gia tăng giá hàng xuất khẩu và
giá của hàng sản xuất và tiêu dùng trong nước (như nói ở điểm thứ nhất) và điều
này ảnh hưởng đến cầu và cung của hàng hóa sản xuất và tiêu dùng trong nước.
Cung của hàng hóa này có thể giảm trong khi cầu của chúng tăng sẽ tạo áp lực lên
lạm phát.
3. Lạm phát tác động tới tỷ giá:
Để giữ ổn định tỷ giá NHNN phải đối mặt với thách thức lớn là lạm phát cao. Tính
theo năm 2011 , lạm phát hiện nay của Việt Nam đã ở mức trên 22% và thuộc vào
nhóm các nước có mức lạm phát cao nhất thế giới. Lạm phát tuy không tác động


ngay tới tỷ giá nhưng nó sẽ làm cho hàng hoá Việt Nam trở nên kém cạnh tranh
hơn so với hàng hoá thế giới.
Xuất khẩu của các doanh nghiệp sẽ trở nên khó khăn trong khi nhập khẩu lại được
ưa thích. Kinh nghiệm của các năm vừa qua cho thấy mặc dù NHNN có thể duy trì
tỷ giá ổn định trong một thời gian khi lạm phát tăng nhưng sau đó sẽ buộc phải phá
giá đồng nội tệ để kiềm chế nhập siêu.
Từ tháng 2.2011 tới nay tỷ giá bình quân liên ngân hàng thay đổi trong phạm vi rất
hẹp, trong khi chỉ số CPI đã tăng thêm hơn 10%. Đây sẽ là một sức ép rất lớn lên
tỷ giá vào cuối năm nay và đầu năm 2012.
Lạm phát ảnh hưỏng đến tỷ giá hối đoái. Khi một nước có lạm phát, sức mua đồng
nội tệ giảm, với tỷ giá hối đoái không đổi, hàng hoá dịch vụ trong nước đắt hơn
trên thị trường nứơc ngoài trong khi hàng hoá dịch vụ nước ngoài rẻ hơn trên thị
trường trong nứơc. Theo quy luật cung cầu, cư dân trong nước sẽ chuyển sang
dùng hàng ngoại nhiều hơn vì giá rẻ hơn, nhập khẩu tăng, cầu ngoại tệ tăng, tỷ
giá hối đoái tăng. Tương tự vì tăng giá, cư dân nước ngoài sẽ dùng ít hàng nhập
khẩu hơn. Hoạt động xuất khẩu giảm sút, cung ngoại tệ trên thị trường giảm, tỷ
giá hối đoái tăng. Như vậy lạm phát ảnh hưởng đến cả cung và cầu ngoại tệ theo
hướng tăng giá ngoại tệ, tác động cộng gộp làm cho tỷ giá hối đoái tăng nhanh
hơn. Trên thị trưòng tiền tệ, lạm phát làm đồng tiền mất giá, người dân sẽ chuyển
sang nắm giữ các tài sản nước ngoài nhiều hơn, cầu ngoại tệ gia tăng đẩy tỷ giá
hối đoái tăng. Trong trường hợp các quốc gia đều có lạm phát thì những tác động
trên sẽ phụ thuộc vào tỷ lệ lạm phát tương đối giữa các quốc gia. Quốc gia nào có
tỷ lệ lạm phát cao hơn, đồng nội tệ quốc gia đó sẽ mất giá một cách tương đối và
tỷ giá hối đoái tăng.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×