Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

Tiểu luận Quản trị dự án đầu tư docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (136.34 KB, 9 trang )

Tiểu luận quản trị dự án đầu tư
Lời nói đầu
Sự thành công hay thất bại của mỗi doanh nghiệp phần lớn phụ thuộc vấn đề
của ai? Đầu tư vào đâu? Đầu tư như thế nào? Khi nào đầu tư và làm cái gì? Đồng thời
các hoạt động này có tuân thủ mọi quyết định, hướng dẫn của nhà nước cũng như cơ
quan chuyên môn hay không. Vì vậy, việc tổ chức lập dự án đầu tư như thế nào cho
đúng thủ tục, phương pháp, đầy đủ nội dung và đánh giá đúng sức sống của một dự án
đầu tư… là một khâu rất quan trọng đối với nhà đầu tư. Hiệu quả của đầu tư cao hay
thấp tuỳ thuộc rất nhiều vào khả năng trang bị, nắm chắc chắn các phương pháp
nghiệp vụ cũng như trình tự thực hiện các giai đoạn đầu tư.
Các giai đoạn nghiên cứu xây dựng dự án đầu tư phát triển sẽ giúp tìm các giải
pháp điều hoà các mối quan hệ, thực hiện kế hoạch để đạt được mục tiêu phát triển,
mang lại lợi ích cao nhất và tránh các rủi ro có thể gặp phải của nhà đầu tư. Vì vậy,
muốn ra các quyết định đầu tư đúng phải qua các giai đoạn nghiên cứu sau:
1. Giai đoạn chuẩn bị đầu tư:
 Nghiên cứu cơ hội đầu tư.
 Nghiên cứu tiền khả thi.
 Nghiên cứu khả thi.
2. Giai đoạn thực hiện đầu tư.
3. Giai đoạn vận hành và kết thúc dự án.
Trong 3 giai đoạn trên thì giai đoạn 1 có thể coi là giai đoạn quan trọng nhất, có tác
động lớn nhất tới nhà đầu tư, giúp nhà đầu tư đưa ra những quyết định trong việc thực
hiện các giai đoạn tiếp theo hay không. Trong giai đoạn này có 2 bước quan trọng
mang tính quyết định đó là nghiên cứu tiền khả thi và nghiên cứu khả thi. Thoạt nghe
thì 2 bước này có vẻ như là một nhưng bản chất của chúng lại rất khác nhau. Vậy thì
chúng có những điểm giống và khác nhau như thế nào?
Trong bài luận này tôi đi sâu vào phân tích vấn đề:
“Những điểm giống và khác nhau giữa nghiên cứu tiền khả thi và
nghiên cứu khả thi”
Sinh viên: Trần Thị Xuân Phương 1
Lớp: Quản trị kinh doanh – K53


Tiểu luận quản trị dự án đầu tư
Nội dung chính
Trước hết tôi đi vào phân tích sự giống nhau giữa nghiên cứu tiền khả thi và
nghiên cứu khả thi.
Từ phần lời nói đầu ta đã có thể nhận ra khá nhiều điểm giống nhau giữa 2 nghiên
cứu này như: Cả hai nghiên cứu đều là một trong những bước chuẩn bị của giai đoạn
chuẩn bị đầu tư; Nó giúp cho nhà đầu tư đưa ra những quyết định trong việc có lựa
chọn thực hiện các bước tiếp theo hay không. Bên cạnh đó, ta còn có thể thấy cả hai
nghiên cứu đều phải do một nhóm các nhà chuyên môn về kỹ thuật và về kinh tế thực
hiện việc nghiên cứu, đánh giá và lập ra báo cáo.
Khi thu thập thông tin để hoàn thành báo cáo nghiên cứu thì với hầu hết các dự án,
các nhà chuyên môn đều phải thu thập các thông tin liên quan đến các vấn đề về:
 Thị trường,
 Xã hội và thể chế,
 Nguồn cung cấp các yếu tố đầu vào cho sản xuất,
 Các điều kiện cơ bản của khu vực, địa điểm xây dựng,
 Công nghệ kỹ thuật của sản xuất …
Về phần nội dung của Báo cáo nghiên cứu luôn có đủ hai phần mở đầu và kết luận.
Phần mở đầu:
Giới thiệu tóm tắt nội dung và các kết luận chủ yếu của báo cáo nhằm gây ấn tượng
và khái niệm sơ bộ về dự án. Gồm:
 Tên dự án, tên và địa chỉ chủ đầu tư, cơ quan chủ quản đầu tư, thời hạn đầu tư.
 Khu vực địa điểm dự kiến lựa chọn.
 Mục tiêu đầu tư, sản phẩm và công suất nhà máy.
 Công nhệ dự kiến lựa chọn và nguyên liệu chủ yếu cũng như nguồn cung cấp.
 Nhu cầu sử dụng về lao động.
 Ước tính tổng chi phí đầu tư và khả năng cung cấp tài chính cho dự án và lợi
ích kinh tế mà dự án có thể đem lại.
Sinh viên: Trần Thị Xuân Phương 2
Lớp: Quản trị kinh doanh – K53

Tiểu luận quản trị dự án đầu tư
Tiếp theo tôi sẽ đi sâu vào tìm hiểu sự khác nhau giữa hai nghiên cứu trên.
Trước hết ta đi vào xem xét đặc điểm của nghiên cứu tiền khả thi và
nghiên cứu khả thi:
Nghiên cứu tiền khả thi Nghiên cứu khả thi
 Xét về vị trí: nghiên cứu tiền khả
thi đứng ở vị trí thứ 2 trong quá trình
chuẩn bị đầu tư. Bước này chỉ phải bắt
buộc đối với một dự án mang tầm quan
trọng quốc gia. Cũng chính vì vậy mà nó
hoàn toàn không có giá trị về mặt pháp lý.
 Thời gian cho việc hoàn thiện
nghiên cứu tiền khả thi tương đối ngắn,
chi phí cho nghiên cứu tiền khả thi là
không lớn.
 Sản phẩm của nghiên cứu tiền khả
thi là “Báo cáo đầu tư xây dựng công
trình” (hay còn gọi là Báo cáo nghiên cứu
tiền khả thi) giúp cho các nhà đầu tư đánh
giá được các vấn đề:
• Nhu cầu thị trường, sự thiếu hụt,
khả năng và điều kiện thâm nhập
thị trường. Tức là khẳng định khả
năng đầu tư của dự án.
• Quy mô đầu tư và khả năng giải
quyết các yếu tố đầu vào: cung cấp
nguyên liệu, vật tư, năng lượng cho
sản xuất hiện tại và tương lai.
• Dự kiến được khu vực, địa điểm
xây dựng công trình và nhu cầu sử

dụng đất.
• Sơ bộ hình dung được toàn bộ yêu
 Nghiên cứu khả thi là bước cuối
cùng của quá trình chuẩn bị đầu tư. Bước
này là bước bắt buộc phải có đối với một
dự án đầu tư. Nghiên cứu khả thi là
nghiên cứu có giá trị về mặt pháp lý.
 Thời gian cho việc hoàn thiện
nghiên cứu khả thi là khá dài, nó sẽ tiêu
tốn của chủ đầu tư một khoản chi phí
không nhỏ.
 Sản phẩm của nghiên cứu khả thi là
“Báo cáo đầu tư xây dựng công trình”
(hay còn gọi là Báo cáo nghiên cứu khả
thi) sử dụng cho nhiều mục đích:
• Là căn cứ chủ yếu để những nhà
đầu tư hoặc đại diện của họ xem xét
và quyết định việc có hay không
đầu tư.
• Là phương tiện thuyết phục chủ
yếu trong trường hợp cần tìm sự tài
trợ vốn từ các tổ chức quốc tế, các
chính phủ, các ngân hàng hoặc huy
động trong công chúng.
• Là cơ sở để xây dựng kế hoạch
thực hiện đầu tư, theo dõi, đôn đốc
quá trình thực hiện và kiểm tra kết
quả thực hiện.
• Là văn kiện cơ bản để các cơ quan
Sinh viên: Trần Thị Xuân Phương 3

Lớp: Quản trị kinh doanh – K53
Tiểu luận quản trị dự án đầu tư
cầu về vốn, lao động và công nghệ
kỹ thuật cũng như các lợi ích kinh
tế xã hội của dự án.
quản lý Nhà nước xem xét, phê
duyệt, cấp giấy phép đầu tư và cho
hưởng những ưu đãi trong đầu tư.
Đồng thời nó cũng là cơ sở để các
cơ quan quản lý tiến hành kiểm kê
tình hình đầu tư góp phần đánh giá
động thái kinh tế, phát hiện các vấn
đề mất cân đố kinh tế vĩ mô để có
thể điều tiết kịp thời.
• Là một trong những căn cứ không
thể thiếu để theo dõi, đánh giá và
có những hiệu chỉnh cần thiết trong
quá trình vận hành, khai thác công
trình.
• Là căn cứ để xem xét, xử lý hài hoà
mối quan hệ về quyền lợi và nghĩa
vụ giữa các bên liên quan, là tài
liệu cơ sở để đàm phán ký kết hợp
đồng liên doanh, liên kết, hợp tác
kinh doanh, soạn thảo điều lệ công
ty liên doanh…
• Trong một số trường hợp, văn kiện
dự án còn là nhân tố có tác dụng
tích cực để giải quyết các vấn đề
quan hệ giữa các bên có liên quan

như ô nhiễm môi trường, quyền lợi
của người tiêu dùng…
Sinh viên: Trần Thị Xuân Phương 4
Lớp: Quản trị kinh doanh – K53
Tiểu luận quản trị dự án đầu tư
Công tác điều tra cơ bản chuẩn bị tài liệu cho lập Báo cáo đầu tư và Dự án đầu tư:
Nghiên cứu tiền khả thi Nghiên cứu khả thi
 Các số liệu được sử dụng chủ yếu
dựa trên việc thu thập trong các tài liệu
được công bố còn các tài liệu khảo sát chỉ
dừng ở mức sơ bộ đủ để nghiên cứu phân
tích, đưa ra các kết luận chứng tỏ rằng các
đề xuất về đầu tư của dự án là có hứa hẹn,
có thể triển khai tiếp. Thường là sẽ lấy số
liệu trong 1 năm hoạt động của dự án. Vì
vậy nên mức độ chính xác của thông tin
thường không yêu cầu quá khắt khe.
 Đòi hỏi công tác điều tra thu cơ
bản chuẩn bị tài liệu rất phức tạp và tỷ mỷ
với độ chính xác cao. Các loại thông tin,
số liệu cần để phục vụ cho việc lập Dự án
thường được lấy trong khoảng thời gian là
suốt đời dự án.
Nội dung chủ yếu của Báo cáo xây dựng công trình và
Dự án đầu tư xây dựng công trình:
Nghiên cứu tiền khả thi Nghiên cứu khả thi
 Mở đầu:
1. Sự cần thiết phải đầu tư, những
thuận lợi, khó khăn, chế độ khai thác và
sử dụng tài nguyên quốc gia (nếu có).

2. Dự kiến quy mô đầu tư (công suất,
diện tích xây dựng, các hạng mục công
trình chính, phụ trợ và các hạng mục công
trình khác); Dự kiến địa điểm xây dựng
công trình và nhu cầu sử dụng đất.
3. Phân tích, lựa chọn sơ bộ về công
nghệ, kỹ thuật và khả năng cung cấp các
yếu tố đầu vào cho sản xuất, các ảnh
hưởng đến môi trường sinh thái, phòng
chống cháy nổ, an ninh, quốc phòng; Các
phương án giải phóng mặt bằng và kế
A. Thuyết minh dự án:
 Mở đầu:
A.1. Sự cần thiết và mục tiêu đầu tư;
Đánh giá nhu cầu thị trường tiêu thụ sản
phẩm (đối với dự án sản xuất kinh
doanh); Hình thức đầu tư xây dựng công
trình; Địa điểm xây dựng, nhu cầu sử
dụng đất; Điều kiện cung cấp nguyên vật
liệu và các yếu tố đầu vào khác
1. Sự cần thiết đầu tư
2. Đánh giá thị trường tiêu thụ sản
phẩm (đối với dự án sản xuất kinh doanh)
3. Hình thức đầu tư
4. Chương trình sản xuất và điều kiện
các yếu tố đầu vào (đối với dự án sản
Sinh viên: Trần Thị Xuân Phương 5
Lớp: Quản trị kinh doanh – K53
Tiểu luận quản trị dự án đầu tư
hoạch tái định cư (nêu có).

4. Xác định sơ bộ tổng mức đầu tư,
thời hạn thực hiện, phương án huy động
vốn và hiệu quả kinh tế - xã hội của dự
án.
 Kết luận:
• Nêu ra những kết luận mang tính
tổng quát nhất về lợi ích kinh tế - xã hội
mà dự án có thể đạt được, những điều
kiện thuận lợi và khó khăn của dự án. Từ
đó, đưa ra các ý kiến về triển vọng của dự
án, nên dừng lại hay tiếp tục thực hiện
bước tiếp theo và các kiến nghị cần thiết
đối với nhà đầu tư.
xuất kinh doanh)
5. Địa điểm xây dựng và nhu cầu sử
dụng đất.
A.2. Mô tả quy mô diện tích xây dựng
công trình, các hạng mục công trình; phân
tích lựa chọn phương án kỹ thuật, công
nghệ sản xuất và công suất
1. Mô tả quy mô diện tích xây dựng
công trình và các hạng mục công trình
cần xây dựng
2. Lựa chọn phương án công nghệ, kỹ
thuật và công suất sản xuất.
A.3. Các giải pháp thực hiện
1. Phương án giải phóng mặt bằng và
kế hoạch tái định cư (nếu có)
2. Tổ chức thi công xây lắp
3. Phương án tổ chức quản lý dự án

và bố trí lao động
4. Phân đoạn tiến độ thực hiện và
hình thức quản lý dự án
A.4. Đánh giá tác động môi trường, các
giải pháp phòng chống cháy nổ và các yêu
cầu về an ninh, quốc phòng
A.5. Xác định tổng mức đầu tư, khả năng
thu xếp vốn, phương án hoàn trả vốn; Các
chỉ tiêu tài chính và đánh giá hiệu quả
kinh tế - xã hội của dự án
1. Xác định tổng mức đầu tư, khả
Sinh viên: Trần Thị Xuân Phương 6
Lớp: Quản trị kinh doanh – K53
Tiểu luận quản trị dự án đầu tư
năng thu xếp vốn và phương án hoàn trả
vốn (đối với dự án yêu cầu hoàn trả vốn)
2. Tính toán các chỉ tiêu tài chính và
đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội của dự
án
 Kết luận: Phải nêu được:
- Kết luận tổng quát về khả năng
thực hiện dự án: các lợi ích tài chính, kinh
tế, lợi ích xã hội và ảnh hưởng đối với
môi trường dự án.
- Các thuận lợi và khó khăn gặp phải
trong quá trình đầu tư.
 Kiến nghị:
Dự án cần đưa ra các kiến nghị cần
thiết đối với cơ quan quản lý Nhà nước,
với địa phương nơi dự án được đầu tư về

việc quan tâm, hỗ trợ tạo điều kiện cho dự
án được triển khai thuận lợi.
B. Thiết kế cơ sở của dự án:
B.1. Thuyết minh thiết kế cơ sở
1. Tóm tắt nhiệm vụ thiết kế
2. Thuyết minh công nghệ
3. Thuyết minh xây dựng
B.2. Các bản vẽ thiết kế cơ sở
a. Bản vẽ công nghệ
b. Bản vẽ xây dựng
c. Bản vẽ sơ đồ hệ thống phòng chống
cháy nổ
Sinh viên: Trần Thị Xuân Phương 7
Lớp: Quản trị kinh doanh – K53
Tiểu luận quản trị dự án đầu tư
Ngoài ra, Nghiên cứu tiền khả thi và nghiên cứu khả thi còn khác nhau về chỉ
tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động đầu tư:
- Nghiên cứu tiền khả thi thuộc nhóm giản đơn
- Nghiên cứu khả thi thuộc nhóm chiết khấu dòng tiền, có bổ sung bằng
nhóm giản đơn
Sinh viên: Trần Thị Xuân Phương 8
Lớp: Quản trị kinh doanh – K53
Tiểu luận quản trị dự án đầu tư
Kết luận
Trên đây là những phân tích của tôi để chúng ta có thể thấy được sự giống và
khác nhau của Nghiên cứu tiền khả thi và nghiên cứu khả thi.
Như vậy, ta có thể thấy được rằng Nghiên cứu tiền khả thi và Nghiên cứu khả
thi là hai bước khác nhau của giai đoạn chuẩn bị đầu tư. Chúng giống nhau ở việc
cùng giúp cho nhà đầu tư đưa ra quyết định trong việc có đầu tư hay không đầu tư vào
dự án. Các thông tin để hoàn thành báo cáo cũng như nội dung báo cáo của 2 nghiên

cứu này về cơ bản là giống nhau. Và việc nghiên cứu, đánh giá, kết luận đều phải do
một nhóm các nhà chuyên môn hoàn thiện.
Tuy nhiên, bên cạnh những điểm giống nhau đó thì hai nghiên cứu này cũng có
những điểm khác nhau về:
- Đặc điểm
- Công tác điều tra cơ bản chuẩn bị tài liệu cho việc lập Báo cáo
- Nội dung chủ yếu của hai báo cáo nghiên cứu
- Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động đầu tư…
Và có thể có những điểm khác nữa mà trong một giới hạn nào đó ở đây tôi chưa thể
chỉ hết ra được.
Rất mong nhận thêm được sự đóng góp ý kiến từ phía các nhà chuyên môn!
Sinh viên: Trần Thị Xuân Phương 9
Lớp: Quản trị kinh doanh – K53

×