Tải bản đầy đủ (.doc) (39 trang)

de thi mon ly luan pl pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (216.87 KB, 39 trang )

Đề thi kiểm tra hoc kỳ môn LL về Pháp luật lớp 3B - Vũ
Thị Bích Hường (1)
Part 1: (10 câu)
1. Đối với mọi trường hợp khi phân tích cấu thành VPPL phải xác định mối quan hệ nhân quả?
Đúng/Sai.
2. Mọi quan hệ pháp luật đều được QPPL điều chỉnh. Đúng/Sai.
3. Mục đích là yếu tố bắt buộc phải có trong mọi cấu thành VPPL. Đúng/Sai.
4. Trong mọi trường hợp trách nhiệm pháp lý chỉ phát sinh khi xảy ra hành vi vi phạm pháp
luật. Đúng/Sai.
5. Nội dung nào sau đây phản ánh tính qui phạm phổ biến của pháp luật
a. NN bảo đảm tính hợp lý về nội dung của PL
b. PL có khả năng tác động trên diện rộng trong thời gian dài
c. PL được thể hiện bằng ngôn ngữ rõ ràng, chặt chẽ.
d. Tất cả đều đúng.
6. QP áp dụng pháp luật có đặc điểm
a. Do có quan quyền lực nhà nước bảo hộ thực hiện
b. Có hiệu lực theo không gian thời gian
c. Chứa đựng quy tắc xử sự
d. Áp dung chung
e. Tất cả sai
7. Kết quả cuối cùng mà chủ thể VPPL đạt được trên thực tế thuộc vào yếu tố nào sau đây
a. Mặt chủ quan của VPPL
b. Mặt khách quan
c. Chủ thể
d. Khách thể của VPPL
e. B & A đúng
8. Cưỡng chế nhà nước được sử dụng khi
a. Có hành vi trái PL
b. Có hành vi vi phạm PL
c. Có sự kiện pháp lý gây nguy hiểm cho xã hội
d. Tất cả đều đúng


9. Áp dụng pháp luật tương tự và tiền lệ pháp giống nhau ở điểm
a. Là biện pháp tạm thời
b. Không có QPPL trực tiếp điều chỉnh
c. KQ không phải từ hành động của cơ quan lập pháp
d. Mang tính quyền lực nhà nước
10. Pháp nhân là
a. Cá thể
b. Tổ chức
c. Tập thể
d. Chủ thể đủ điều kiện theo luật định.
Part 2: Nhận định
1/ Chỉ những hành vi pháp lý của chủ thể mới làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt QHPL?
2/ Hệ thống hóa pháp luật là 1 hoạt động áp dung pháp luật của cơ quan nhà nước có thẩm
quyền
3/ Trách nhiệm pháp lý chỉ có thể hiểu là nghĩa vụ của chủ thể phải gánh chịu những hậu quả
bất lợi khi thực hiện hanh vi vi phạm pháp luật.
4/ Bộ luật là văn bản có giá trị pháp lý cao hơn đạo luật?
Part 3: Tự luận
UB pháp lý của Quốc hội quyết định không thông qua việc áp dụng tiền lệ pháp do Tòa án tối
cao trình lên. Anh chị hãy đưa ra nhận định của mình về vấn đề này.
Chú ý: Mỗi đề thi có các câu hỏi trắc nghiệm khác nhau một tí.
1. ổng hợp Câu hỏi nhận định LLPL
Bài: Nguồn gốc, bản chất, chức năng, hình thức, kiểu pháp luật
o Pháp luật chỉ luôn tác động tích cực đối với kinh tế, thúc đẩy kinh tế phát
triển.
o Một quan hệ xã hội không thể cùng bị điều chỉnh bởi pháp luật và quy
phạm tập quán.
o Pháp luật là tiêu chuẩn duy nhất đánh giá hành vi của con người
o Chỉ pháp luật mới có tính bắt buộc chung
o Chỉ có pháp luật mới mang tính chuẩn mực hành vi xử sự của con người

o Bản chất, nội dung của pháp luật luôn phù hợp với nền chính trị của giai
cấp cầm quyền
o Tiền lệ pháp là hình thức pháp luật lạc hậu, thể hiện trình độ pháp lý thấp
o Tiền lệ pháp là hình thức pháp luật thể hiện trình độ pháp lý cao
o Nền chính trị của giai cấp cầm quyền quy định bản chất, nội dung của
pháp luật.
o Pháp luật càng phát triển thì càng hạn chế việc thể chế hoá các quy phạm
xã hội thành pháp luật.
o Pháp luật là phương tiện mô hình hóa cách thức xử sự của con người.
o Pháp luật luôn đem lại hiệu quả cao nhất trong việc điều chỉnh quan hệ
xã hội so với những quy phạm xã hội khác.
o Pháp luật chỉ có thể được hình thành theo con đường Nhà nước ban hành.
o Pháp luật có thể được hình thành theo con đường Nhà nước thừa nhận
các quy phạm xã hội đang tồn tại.
o Chức năng giáo dục của pháp luật chỉ tồn tại trong xã hội Xã hội chủ
nghĩa
o Quy phạm xã hội trong xã hội cộng sản nguyên thuỷ do Hội đồng thị tộc
ban hành.
o Pháp luật là tiêu chuẩn duy nhất đánh giá hành vi của con người.
o Pháp luật và các quy phạm xã hội khác luôn hỗ trợ nhau trong việc điều
chỉnh các quan hệ xã hội.
o Trong mọi trường hợp pháp luật đều lạc hậu hơn so với kinh tế.
o Chỉ pháp luật mới được đảm bảo bằng biện pháp cưỡng chế Nhà nước.
o Chỉ pháp luật mới có tính quy phạm.
o Các quy phạm đạo đức, tôn giáo không mang tính giai cấp.
o Chức năng bảo vệ của pháp luật thể hiện ở việc pháp luật bảo đảm cho sự
phát triển của các quan hệ xã hội.
Bài: Quy phạm pháp luật
o Tính giai cấp chỉ có ở quy phạm pháp luật, không có ở các quy phạm xã
hội khác.

o Mọi quy phạm pháp luật đều phải có đầy đủ ba bộ phận: giả định, quy
định và chế tài
o Quy phạm pháp luật chỉ có thể là quy phạm xã hội do Nhà nước cho
phép tồn tại.
o Số lượng quy phạm pháp luật trong một điều luật căn cứ vào số lượng
hoàn cảnh, điều kiện được nêu trong bộ phận giả định
o Chế tài của quy phạm pháp luật chính là biện pháp trách nhiệm pháp lý
mà Nhà nước áp dụng đối với cá nhân hay tổ chức không thực hiện đúng
mệnh lệnh được nêu ở bộ phận quy định.
o Mọi biện pháp cưỡng chế nhà nước luôn được nêu trong bộ phận chế tài
của quy phạm pháp luật.
o Giả định của quy phạm pháp luật nêu lên hoàn cảnh, điều kiện xảy ra
trong thực tế đời sống, xác định phạm vi tác động của pháp luật.
o Bộ phận chế tài trong quy phạm pháp luật chính là cưỡng chế nhà nước
o Nội dung của mỗi quy phạm pháp luật thể hiện ở hai mặt: cho phép và
bắt buộc.
o Bộ phận chế tài trong quy phạm pháp luật chính là trách nhiệm pháp lý
mà chủ thể phải gánh chịu khi vi phạm pháp luật.
o Các quy phạm xã hội có sự tác động qua lại với quy phạm pháp luật.
o Chỉ có quy phạm pháp luật mới mang tính giai cấp.
o Mọi quy phạm xã hội được Nhà nước cho phép tồn tại đều là quy phạm
pháp luật.
o Quy phạm pháp luật là các quy tắc xử sự trong đó chỉ ra quyền và nghĩa
vụ của chủ thể.
o Thuộc tính quy phạm là một trong những đặc điểm của quy phạm pháp
luật.
o Bộ phận quy định của quy phạm pháp luật là sự mô hình hóa ý chí của
Nhà nước.
Bài: Hệ thống pháp luật
o Việc đảm bảo tính ổn định của hệ thống pháp luật đòi hỏi số lượng các

ngành luật phải không có sự thay đổi.
o Nhà nước hoàn toàn không can thiệp vào các quan hệ pháp luật được
điều chỉnh bằng phương pháp bình đẳng thoả thuận.
o Văn bản quy phạm pháp luật chỉ có thể điều chỉnh những quan hệ xã hội
xuất hiện từ sau khi văn bản đó phát sinh hiệu lực.
o Chủ thể của tập hợp hóa chỉ có thể thực hiện bởi cơ quan Nhà nước có
thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
o Kết quả của tập hợp hóa là một văn bản quy phạm pháp luật có sự thay
đổi về nội dung và hiệu lực pháp lý.
o Tính phù hợp của hệ thống pháp luật thể hiện ở sự phù hợp với trình độ
phát triển kinh tế-xã hội.
o Văn bản quy phạm pháp luật do các cơ quan Nhà nước, các cá nhân, tổ
chức ban hành.
o Trong hoạt động quản lý, các cơ quan Nhà nước đều cần đến hoạt động
ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
o Bộ luật là một trong những yếu tố thuộc hệ thống cấu trúc của pháp luật.
o Căn cứ vào hiệu lực pháp lý, văn bản quy phạm pháp luật được chia
thành văn bản có hiệu lực xác định và không có hiệu lực xác định.
o Hệ thống hoá pháp luật là hoạt động nhằm khắc phục những “lỗ hổng”
của pháp luật.
Bài : Thực hiện, áp dụng
o Bốn giai đoạn của quá trình áp dụng pháp luật không nhất thiết phải thực
hiện theo một trình tự nhất định.
o Áp dụng pháp luật được thực hiện bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền
hoặc các chủ thể được nhà nước trao quyền.
o Hoạt động áp dụng pháp luật không thể sáng tạo vì nó ảnh hưởng đến
tính pháp chế.
o Chỉ có cơ quan nhà nước mới có thể sử dụng pháp luật. Các cá nhân
không thể sử dụng pháp luật.
Bài: Ý thức pháp luật

o Mọi hoạt động của con người đều là điều kiện để hình thành ý thức pháp
luật.
o Xử lý vi phạm pháp luật một cách nghiêm minh, kịp thời là điều kiện
đảm bảo pháp chế.
o Hệ thống pháp. luật hoàn thiện là cơ sở cho việc củng cổ và tăng cường
pháp chế.
o Pháp chế chính là pháp luật.
o Pháp chế là điều kiện để đưa pháp luật trở thành hành vi hợp pháp trong
thực tế của các chủ thể.
o Tôn trọng tính tối cao của pháp luật là một trong các yêu cầu cơ bản của
pháp chế.
o Đảm bảo tính.thống nhất của pháp chế trên quy mô toàn quốc là bảo đảm
sự thống nhất của pháp luật trên phạm vi toàn quốc.
o Biểu hiện của sự phụ thuộc của ý thức pháp luật vào tồn tại xã hội là khi
tồn tại xã hội biến đổi thì ý thức pháp luật cũng biến đổi theo.
o Văn hóa và văn hóa pháp lý là điều kiện đảm bảo của pháp chế
o Tăng cường công tác tổ chức thực hiện pháp luật là biện pháp góp phần
giáo dục, nâng cao ý thức pháp luật.
o Ý thức pháp luật chịu sự quy định của tồn tại xã hội
o Ý thức pháp luật là tiền đề tư tưởng trực tiếp cho việc áp dụng pháp luật.
o Quan niệm của con người về pháp luật là biểu hiện của ý thức pháp luật
có tính lý luận.
o ý thức pháp luật của mọi chủ thể là như nhau.
o Tình cảm của con người đối với pháp luật là biểu hiện của hệ tư tưởng
pháp luật.
o ý thức pháp luật xã hội là ý thức của toàn thể các thành viên trong xã hội.
Bài: Cơ chế điều chỉnh pháp luật
o Chủ thể trong cơ chế điều chỉnh pháp luật chỉ có thể là cá nhân.
o Cộng cụ của quá trình điều chỉnh pháp luật là hành vi của các chủ thể.
o Căn cứ chủ yếu để đánh giá hiệu quả của quá trình điều chỉnh pháp luật

là mục tiêu của quá trình điều chỉnh pháp luật.
o Trách nhiệm pháp lý là yếu tố tham gia vào mọi giai đoạn của quá trình
điều chỉnh pháp luật.
o Quy phạm pháp luật là yếu tố tham gia vào mọi giai đoạn của quá trình
điều chỉnh pháp luật.
o Chủ thể của quá trình điều chỉnh pháp luật là nhà nước.
o Pháp luật điều chỉnh mọi quan hệ xã hội phổ biến, điển hình.
o Điều chỉnh pháp luật là quá trình nhà nước sửa đổi pháp luật cho phù hợp
với thực tế cuộc sống.
o Quá trình điều chỉnh pháp luật bắt đầu diễn ra khi pháp luật bắt đầu phát
sinh hiệu lực về thời gian.
o Pháp chế là một yếu tố trong cơ chế điều chỉnh pháp luật
o Điều chỉnh pháp luật có thể được thực hiện dựa trên các nguyên tắc của
pháp luật, ý thức pháp luật của chủ thể áp dụng pháp luật.
Ðề: Tổng hợp Câu hỏi nhận định LLPL
1. Pháp luật do NN ban hành – đúng vì PL là 1 hệ thống các quy tắc xử sự mang
tính bắt buộc chung cho mọi người do NN ban hành hoặc thừa nhận thể hiện ý
chí của giai cấp thống trị được NN bảo đảm thực hiện dung điều chỉnh các quan
hệ Xh theo định hướng của NN.
2. PL là tiêu chuẩn duy nhất đánh giá hành vi của con người – Sai vì đạo đức là
tiêu chuẩn đánh giá hành vi của con người còn PL là tiêu chuẩn duy nhất đánh
giá hành vi PL của con người
3. PL và các quy phạm XH khác luôn bổ trợ nhau trong việc điều chỉnh các quan
hệ XH – Sai vì các QPPL chỉ hổ trợ khi mục đích điều chỉnh trùng với Pl như
tập quán thừa kế ở vùng Tây nguyên…
4. Trong mọi trường hợp, PL đều lạc hậu hơn so với KT – Sai vì trong 1 vài
trường hợp, đôi lúc PL dự liệu điều chỉnh được những vấn đề sẽ xảy ra trong
tương lai.
5. Chỉ PL mới có tính bắt buộc – Sai vì tất cả các quy phạm, nội quy, quy định
đều có tính bắt buộc như: quy phạm chính trị, quy phạm tôn giao cũng có tính

bắt buộc, hay điều lệ Đảng cũng có tính bắt buộc đối với Đảng viên.
6. Chỉ PL mới được đảm bảo bằng biện pháp cưỡng chế NN – Đúng vì khi có
người VPPL, NN dùng các biện pháp để cưỡng chế và được đảm bảo thực hiện
bằng quân đội, công an…
7. Chỉ có PL mới có tính quy phạm – Sai vì đạo đức, tôn giao, tín ngưỡng cũng
có tính quy phạm. Các quy phạm khác cũng quy định những chuẩn mực khác
của con người.
8. Các quy phạm đạo đức, tôn giáo thì không mang tính giai cấp – sai vì đạo đức,
tôn giáo tồn tại trong XH cũng có tính giai cấp
9. Chỉ có QPPL mới mang tính giai cấp – sai vì ngoài QPPL các quy phạm XH
khác như quy phạm đạo đức, tôn giáo, chính trị cũng mang tính giai cấp.
10. Mọi quy phạm XH được NN cho phép tồn tại đều là QPPL – Sai vì điều lệ,
nội quy, quy chế không phải là QPPL.
11. QPPL là các quy tắc xử sự trong đó chỉ ra quyền, nghĩa vụ của chủ thể. –
Đúng vì nhận định trên chính là nội dung của QPPL
12. Mọi QPPPL đều phải có đầy đủ 3 bộ phận: giả định, quy định, chế tài- Sai vì
kỹ thuật lập pháp cho phép không nhất thiết phải diễn đạt đầy đủ các bộ phận
của QPPL.
13. Một QPPL có thể được quy định ở nhiều điều luật, nhiều QPPL được quy
định trong 1 điều luật – Đúng vì kỹ thuật lập pháp cho phép một QPPL có thể
được quy định ở nhiều điều luật, nhiều QPPL được quy định trong 1 điều luật.
14. Tiêu chuẩn duy nhất để đánh giá tính hòa thiện của hệ thống Pl là tính phù
hợp của hệ thống Pl – sai vì tính phù hợp chỉ là một trong bốn tiêu chuẩn để
đánh giá hệ thống PL.
15. Để góp phần hoàn thiện hệ thống PL chỉ cần thực hiện tốt việc tập hợp hóa
PL – Sai vì tập hợp hóa không làm thay đổi nội dung của PL.
16. Hệ thống hóa PL bao gồm các QPPL, các chế định PL, các ngành luật và
được thể hiện trong các văn bản QPPL do NN ban hành. – Sai vì nhận định trên
là khái niệm của hệ thống PL chứ khôn gphải là khái niệm của hệ thống hóa PL.
17. Pháp điển hóa Pl là hình thức hệ thống hóa không làm thay đổi nội dung của

PL – Sai vì pháp điển hóa làm thay đổi nội dung của PL.
18. Tập hợp hóa PL là hình thức hệ thống hóa PL chỉ do cơ quan NN có thẩm
quyền thực hiện – Sai vì tập hợp hóa không làm thay đổi nội dung của PL nên
chủ thể của tập hợp hóa PL do mọi cá nhân, tổ chức XH thực hiện.
19. Nội dung của quan hệ PL đồng nhất với năng lực PL vì nó bao gồm quyền và
nghĩa vụ - Sai vì năng lực PL của chủ thể rộng hơn nội dung của quan hệ PL.
20. Nghĩa vụ pháp lý của chủ thể chính là hành vi pháp lý của chủ thể - Sai vì
nghĩa vụ pháp lý hẹp hơn hành vi pháp lý và không có quyền lựa chọn hành vi.
Ngược lại, trong hành vi pháp lý chủ thể có quyền lựa chọn hành vi. Ngoài ra,
hành vi pháp lý có hành vi pháp lý và hành vi bất hợp pháp, còn nghĩa vụ pháp
lý luôn là xử sự hợp pháp.
21. Khách thể của quan hệ Pl là lợi ích mà các bên tham gia quan hệ PL mong
muốn đạt được khi thiết lập với nhau một quan hệ PL – Đúng vì khách thể của
quan hệ PL là lợi ích mà các bên tham gia quan hệ PL mong muốn đạt được khi
thiết lập với nhau một quan hệ PL.
22. Sự kiện pháp lý là yếu tố thúc đẩy chủ thể tham gia vào quan hệ PL – Sai vì
yếu tố thúc đẩy chủ thể tham gia quan hệ PL là khách thể.
23. Các quan hệ PL xuất hiện do ý chí của cá nhân – Sai vì các quan hệ PL là do
ý chí của NN, nếu là do ý chí của các nhân quyết định thì dẫn đến hỗn loạn.
24. Đối với cá nhân, năng lực hành vi gắn với sự phát triển của mỗi người và do
cá nhân đó quyết định – Sai vì năng lực hành vi do NN quy định.
25. Người say rượu là người có năng lực hành vi hạn chế - Sai vì không có quyết
định nào của Tòa án quyết định họ là người có năng lực hạn vi hạn chế.
26. Năng lực PLcó tính giai cấp, còn năng lực hành vi thì không mang tính giai
cấp – Sai vì năng lực hành vi do NN quy định do đó năng lực hành vi cũng mang
tính giai cấp.
27. Người từ đủ 18 tuổi trở lên là chủ thể của mọi quan hệ PL – Sai vì mới chỉ có
độ tuổi không thì chưa đủ mà còn phải có tiêu chuẩn về mặt lý trí nghĩa là họ
phải là người có thể làm chủ hành vi của mình.
28. NN là chủ thể của mọi quan hệ PL – Sai vì trong quan hệ kết hôn, các nhân

là chủ thể.
29. Nghĩa vụ pháp lý đồng nhất với hành vi pháp lý của chủ thể - Sai vì chủ thể
khi thực hiện nghĩa vụ pháp lý là nhằm đảm bảo quyền lợi cho các chủ thể khác,
còn hành vi pháp lý là những lợi ích vật chất hoặc tinh thần mà chủ thể mong
muốn đạt được nhằm thỏa mãn nhu cầu của mình khi tham gia vào các QHPL.
30. Năng lực PL của cá nhân chỉ được quy định trong các văn bản luật – Đúng vì
năng lực PL là khả năng hưởng quyền và thực hiện nghĩa vụ theo quy định của
PL, do đó, năng lực PL và năng lực hành vi đều được quy định cụ thể trong các
văn bản QPPL.
31. Tuân thủ PL và thi hành Pl được thực hiện bởi mọi chủ thể - Đúng vì các chủ
thể đều phải thực hiện nghĩa vụ pháp lý.
32. Áp dụng PL chỉ được thực hiện bởi cơ quan NN có thẩm quyền. – sai vì áp
dụng PL không chỉ được thực hiện bởi cơ quan NN có thẩm quyền mà còn được
thực hienẹ bởi các nhà chức trách của NN, các tổ chức XH được NN trao quyền.
33. Mọi hành vi thực hiện Pl của cq NN có thẩm quyền đều là hành vi áp dụng
PL – Sai vì tuân theo PL, thi hành PL, sử dụng PL đều là những hình thức thực
hiện PL của NN.
34. Áp dụng PL là hoạt động điều chỉnh chung đối với các quan hệ XH – Sai vì
áp dụng PL là hoạt động điều chỉnh cá biệt cụ thể đối với 1 cá nhân hoặc 1 tổ
chức cụ thể.
35. Mọi văn bản do cqNN có thẩm quyền ban hành đều là văn bản áp dụng PL –
Sai vì ngoài văn bản áp dụng PL do cơ quan NN có thẩm quyền ban hành , văn
bản QPPL cũng do cơ quan NN có thẩm quyền ban hành.
36. Áp dụng PL tương tự chính là tiền lệ pháp – Sai vì tiền lệ pháp là các quyết
định của tòa án hoặc của các cơ quan NN giải quyết các vụ việc chưa có PL của
NN tác động, sau đó cách giải quyết này được các cơ quan NN có thẩm quyền
thừa nhận và nó trở thành quy tắc PL làm cơ sở để áp dụng đối với các trường
hợp tương tự. còn áp dụng PL tương tự là giải quyết một vụ việc khi không có
QPPL trực tiếp điều chỉnh vụ việc đó mà giải quyết vụ việc đó dựa trên các
nguyên tác chung của PL và dựa trên ý thức của PL của cán bộ có thẩm quyền

áp dụng PL.
37. Áp dụng PL tương tự được thực hiện đối với mọi quan hệ XH – Sai vì trong
PL hình sự và pháp luật hành chính không thực hiện áp dụng PL tương tự.
38. Cơ quan có thẩm quyền áp dụng PL thì cũng có thẩm quyền áp dụng PL
tương tự - Đúng vì áp dụng PL tương tự cũng dựa trên nguyên tắc chung của PL
và vụ việc được xem xét có liên quan đến quyền, lợi ích của NN, XH hoặc của
cá nhân, do đó đòi hỏi NN phải xem xét giải quyết.
39. Mọi biện pháp cưỡng chế NN đều là biện páp trách nhiệm pháp lý – Sai vì có
những biện pháp cưỡng chế NN không phải là biện pháp trách nhiệm pháp lý.
40. Mọi hành vi trái PL đều là hành vi VPPL – Sai vì có những hành vi trái PL
do tình thế cấp thiết, do phòng vệ chính đáng hoặc do sự kiện bất ngờ.
41. Những quan điểm tiêu cực của các chủ thể được xem là biểu hiện bên ngoài
(mặt khách quan) của VPPL – Sai vì quan điểm tiêu cực của các chủ thể là mặt
chủ quan của VPPL.
42. Mọi hậu quả do hành vi VPPL gây ra đều phải được thể hiện dưới dạng vật
chất – Sai vì ngoài dạng vật chất, những hậu quả do hành vi VPPL gây ra còn
được thể hiện dưới dạng vật chất.
43. Một VPPL có thể đồng thời chịu nhiều loại trách nhiệm pháp lý – Sai vì
trách nhiệm hình sự và trách nhiệm hành chính không đi cùng.
44. Không thấy trước hành vi của mình là nguy hiểm cho XH thì không bị xem
là có lỗi. – Sai vì đối với lỗi vô ý do cẩu thả, trong trường hợp người VPPL đã
gây ra 1 sự thiệt hại cho XH nhưng do cẩu thả người đó không thể thấy trước
hành vi của mình là nguy hiểm cho XH và cũng không thể thấy trước hậu quả
nguy hiểm cho XH của hành vi đó mặc dù người đó có thể thấy trước và buộc
phải thấy trước hậu quả đó.
45. Hành vi chưa gây thiệt hại cho XH thì chưa bị xem là VPPL – Sai vì VPPL
là hành vi trái PL do người có đủ năng lực gánh chịu trách nhiệm pháp lý thực
hiện, có lỗi đã gây thiệt hại or đe dọa gây thiệt hại cho các quan hệ XH được NN
xác lập và bảo vệ.
46. Người đủ 18 tuổi trở lên là chủ thể của mọi VPPL – Sai vì nói đến độ tuổi

thôi thì chưa đủ mà người đó còn phải có đủ năng lực gánh chịu trách nhiệm
pháp lý.
47. Nội dung của mỗi VPPL thể hiện 2 mặt cho phép và bắt buộc – Sai vì không
phải bất cứ VPPL nào cũng thể hiện sự cho phép và bắt buộc.
48. QPPL vừa mang tính cụ thể vừa mang tính khái quát – Đúng vì QPPL vừa là
quy tắc xử sự cụ thể cho 1 hành vi pháp lý đặc trưng, vừa không nêu cụ thể chủ
thể điều chỉnh.
49. Văn bản QPPL là hình thức duy nhất của PL XHCN – Sai vì ngoài văn bản
QPPL còn sử dụng các hình thức PL khác để điều chỉnh các mối quan hệ XH.
50. Mọi văn bản do cơ quan NN có thẩm quyền ở TW ban hành đều có hiệu lực
trên phạm vi tòan lãnh thổ và đối với mọi đối tượng – Sai vì có nhiều văn bản do
cơ quan NN chỉ ban hành cho 1 khu vực lãnh thổ hoặc cho 1 số đối tượng cụ thể
ví dụ như pháp lệnh CBCC chỉ có hiệu lực đối với đối tượng là CBCC.
51. Hiệu lực trở về trước của văn bản QPPL được áp dụng trong mọi trường hợp
nếu đem lại lợi ich cho chủ thể - Sai vì hiệu lực hồi tố của văn bản QPPL chỉ
được áp dụng trong lĩnh vực hành chính và hình sự nhưng không áp dụng trong
lĩnh vực dân sự.
52. Văn bản QPPL là văn bản do cơ quan NN có thẩm quyền theo luật định ban
hành – ĐÚng vì căn cứ vào định nghĩa về văn bản QPPL, văn bản QPPL là văn
bản do cơ quan NN có thẩm quyền ban hành theo thủ tục, trình tự luật định.
53. Văn bản QPPL được áp dụng nhiều lần trong thực tế đời sống cho đến khi nó
bị thay đổi hoặc hủy bỏ - Đúng vì văn bản QPPL do các cơ quan NN có thẩm
quyền ban hành theo thủ tục, trình tự luật định trong đó có các quy tắc xử sự
chung được NN đảm bảo thực hiện nhằm điều chỉnh các quan hệ Xh theo định
hướng XHCN.
54. Văn bản QPPL bắt đầu có hiệu lực từ thời điểm thông qua hoặc công bố nó –
Sai vì không phải văn bản nào cũng được công bố.
55. Thời điểm bắt đầu có hiệu lực của văn bản được xác định là sau 1 khoảng
thời gian nhất định kể từ khi công bố văn bản. – Sai vì văn bản của Chủ tịch
nước có hiệu lực ngay sau khi công bố.

56. Thời hạn hiệu lực của văn bản được xác định từ thời điểm bắt đầu có hiệu
lực tới thời điểm hết hiệu lực – Đúng vì theo khái niệm về hiệu lực theo thời
gian của văn bản QPPL thì hiệu lực theo thời gian của văn bản được tính từ thời
điểm phát sinh hiệu lực cho đến khi chấm dứt sự tác động của văn bản.
57. Tập quán pháp là 1 hình thức pháp luật của nước VN – Đúng vì tập quán
pháp đang được sử dụng phổ biến trong Luật dân sự, Luật Hôn nhân gia đình.
58. Chỉ khi nào có đầy đủ năng lực PL và năng lực hành vi thì cá nhân mới có
thể trở thành chủ thể của quan hệ PL – Sai vì có những hành vi chưa đủ năng lực
PL, năng lực hành vi vẫn có thể trở thành chủ thể của quan hệ PL.
59. Cá nhân trong mọi trường hợp đều không bị hạn chế hành vi – Sai vì người
nghiện ma túy sẽ bị hạn chế hành vi.
60. Mọi chủ thể là cá nhân có đầy đủ năng lực hành vi đều được công nhận có
đầy đủ năng lực PL – Sai vì sĩ quan trong lực lượng vũ trang sẽ bị hạn chế năng
lực PL.
61. Bị hạn chế năng lực hành vi thì không bị hạn chế năng lực PL – Đúng vì
những người bị hạn chế năng lực hành vi nhưng vẫn có quyền và nghĩa vụ trong
quan hệ PL.
62. Năng lực PL và năng lực hành vi của pháp nhân xuất hiện cùng 1 lúc khi có
quyết định về việc thành lập pháp nhân đó – Sai vì các pháp nhân của các công
ty TNHH, các tổ chức chính trị XH.
63. Chỉ cần có sự kiện thực tế cũng làm phát sinh thay đổi hoặc chấm dứt quan
hệ PL – Sai vì những sự kiện không gắn với PL thì không làm phát sinh thay đổi
or chấm dứt quan hệ PL.
64. Năng lực PL của cá nhân được NN thừa nhận mang quyền chủ thể thực hiện
các nghĩa vụ pháp lý – Đúng vì nó được quy định trong Hiến Pháp và Bộ luật.
Đặc điểm năng lực PL của cá nhân có từ khi con người sinh ra và chất dứt khi
người đó chết.
65. Năng lực PL của từng cá nhân cụ thể có mức độ cao thấp khác nhau phụ
thuộc vào từng điều kiện cụ thể - Đúng vì năng lực của trẻ em thấp hơn so với
người lớn.

66. Quyền chủ thể PL hình thành và phát triển theo sự pháp triển của con người
– Đúng vì đến 1 độ tuổi nhất định thì con người có quyền và nghĩa vụ tương
ứng.
67. Việc NN xác nhận năng lực PL và năng lực hành vi của cá nhân thường được
tiến hành đồng thời vì NN xác định những người đi kết hôn là cùng một lúc –
Đúng vì người đi kết hôn có đủ năng lực PL và năng lực hành vi do NN quy
định.
68. Khách thể của quan hệ PL là những giá trị vật chất, tinh thần và giá trị XH
khác mà cá nhân, tổ chức mong muốn đạt được nhằm thỏa mãn các lợi ích nhu
cầu của mình khi tham gia vào các mối quan hệ PL – Đúng vì khách thể của
quan hệ PL chính là hành vi của các bên tham gia quan hệ PL nhằm thực hiện
các quyền chủ thể và nghĩa vụ của pháp lý theo quy định của PL.
69. Sự kiện pháp lý là những tình huống hiện tượng quá trình xảy ra trong đời
sống có liên quan tới sự xuất hiện thay đổi và chấm dứt các quan hệ PL – Đúng
vì khi chúng xuất hiện or mất đi thì nhà làm luật gắn sự phát sinh thay đổi, chấm
dứt quan hệ PL với sự tồn tại của nó.
70. Cá nhân là chủ thể của mọi mối quan hệ PL – Sai vì ký kết các điều ướcquốc
tế thì cá nhân không được tham gia.
71. Quan hệ PL là quan hệ XH và ngược lại – Sai vì QHPL là do quy phạm pháp
luật điều chỉnh và quan hệ bạn bè không phải là quan hệ PL.
72. Thực hiện PL chỉ có thể là những hành vi xử sự hợp pháp của các chủ thể -
Đúng vì tuân theo PL để thực hiện nghĩa vụ pháp lý.
73. Áp dụng PL không phải là hình thức thực hiện Pl mà chỉ là việc các cơ quan
NN có thẩm quyền tổ chức cho các chủ thể PL được thựchiện các quy định của
PL – Sai vì nó là hình thức áp dụng PL đặc biệt của NN.
74. Nội dung của văn bản áp dụng PL chứa đựng các quy tắc xử sự chung – Sai
vì nó chỉ chứa đựng quy tắc xử sự cụ thể cho các cá nhân hoặc tổ chức cụ thể.
75. Nội dung của văn bản áp dụng PL nêu ra quy tắc xử sự cụ thể và được áp
dụng đối với các chủ thể đã được xác định – Đúng vì bản án của Tòa án được áp
dụng 1 lần cho chủ thể cụ thể.

76. Nội dung của văn bản áp dụng pháp luật xác định quyền và nghĩa vụ pháp lý
cụ thể dodói với chủ thể cụ thể hoặc chứa đựng các biện pháp trừng phạt đói với
các chủ thể VPPL – Đúng vì các quyết định điều động thì chứa đựng các quyền
và nghĩa vụ, các bản án của tòa án thì chứa đựng các biện pháp trừng phạt.
77. Áp dụng PL là hình thức thựchiện PL nhưng không phải mọi hình thức thực
hiện PL đều là áp dụng PL – Đúng vì nó được tiến hành bằng nhiều chủ thể
nhưng thi hành PL, tuân theoPL không phải là áp dụng PL.
78. Ban hành PL là một giai đoạn của áp dụng PL – Sai vì trong các giai đoạn
của áp dụng PL chỉ có giai đoạn ban hành văn bản áp dụng PL, còn ban hành Pl
chỉ là giai đoạn của sáng tạo QPPL.
79. Văn bản cá biệt do tổ chức XH hoặc cá nhân ban hành – Sai vì nó phải do cá
nhân cơ quan NN có thẩm quyền hoặc nhà chức trách của NN or các tổ chức XH
được NN trao quyền ban hành.
80. Cũng như áp dụng PL, áp dụng PL tương tự mang tính quyền lực NN – Đúng
vì áp dụng PL tương tự do cơ quan NN có thẩm quyền, các nhà chức trách của
NN hoặc các tổ chức XH được NN trao quyền ban hành,
81. Áp dụng PL là đặc quyền của các cơ quan NN có thẩm quyền…- Đúgn vì
đây là hoạt động mang tính quyền lực NN.
82. Áp dụng PL là hành vi của các cơ quan NN, cơ quan hành chính NN, cơ
quan tư pháp của NN để ban hành các quyết định cá biệt dưới hình thức văn bản
áp dụng PL – Đúng vì đây là 1 giai đoạn của áp dụng PL.
83. Áp dụng Pl là hoạt động không thể thiếu được trong tổ chức thực hiện Pl và
bảo đảm pháp chế XHCN – Đúng vì để PL thực hiện 1 cách nghiêm túc nên nó
cần phải được bảo đảm bằng pháp chế.
84. Trong ngành luật có thể không đẩy đủ các chế định PL – Đúng vì các quan
hệ XH phát triển rất phong phú đa dạng và luật thì lạc hậu hơn so với tồn tại XH
vì thế 1 ngành luật không thể chứa đầy đủ các chế định PL.
85. Có PL là có pháp chế - Sai vì pháp chế chỉ tồn tại trong những XH dân chủ
mà thôi và trong NN chiếm hữu nô lệ và phong kiến không có pháp chế.
86. VPPL là 1 yếu tố trong cơ chế điều chỉnh PL – Sai vì yếu tố trong cơ chế

điều chỉnh PL là QPPL, quan hệ PL, sự kiện Pháp lý, văn bản áp dụng PL, ý
thức pháp luật, trách nhiệm pháp lý chứ không có VPPL.
87. Chế tài là biện pháp cưỡng chế NN và ngược lại –Sai vì không phải biện
pháp cưỡng chế nào cũng là chế tài.
88. Trách nhiệm pháp lý không phải là 1 yếu tố trong cơ chế điều chỉnh PL – Sai
vì trong cơ chế điều chỉnh PL, trách nhiệm pháp lý là một yếu tố của cơ chế điều
chỉnh PL.
89. Trách nhiệm pháp lý chỉ phát sinh khi cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi có
đủ các yếu tố cấu thành VPPL – Sai vì trách nhiệm pháp lý còn áp dụng đối với
những hành vi trái PL mà không có lỗi.
• 90. Mọi VPPL đều phải chịu sự cưỡng chế NN dưới hình thức các biện pháp trách
nhiệm pháp lý – Đúng vì người có hành vi VPPL mà có đủ 4 yếu tố cấu
Phần I: Nhà nước và pháp luật chiếm hữu nô lệ
Chương I: Nhà nước Phương Đông thời kỳ cổ đại
1. Phân tích ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên đến quá trình hình thành nhà nước phương Động
cổ đại
2. Phân tích tính chất gia trưởng của chế độ nô lệ ở các quốc gia chiếm hữu nô lệ phương Đông
cổ đại
3. Chứng minh nhà nước chiếm hữu nô lệ ở phương Đông cổ đại được tổ chức theo hình thức
chính thể quân chủ tuyệt đối
4. Các nhận sau đây Đúng hay Sai, tại sao?
a. Yếu tố chiến tranh là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự hình thành nhà nước ở các quốc gia
phương Đông
b. Nô lệ là đối tượng bóc lột chủ yếu của giai cấp thống trị trong xã hội chiếm hữu nô lệ phương
Đông cổ đại
c. Tổ chức bộ máy Nhà nước phương Đông cổ đại có sự kết hợp giữa vương quyền và thần
quyền
Tổng hợp câu hỏi nhận định đúng saiÐề: Tổng hợp câu hỏi ôn tập và
câu hỏi nhận định LSNNPLTG
Chương II: Pháp luật phương Đông cổ đại

1. Vì sao pháp luật phương Đông cổ đại mang tính chất bất bình đẳng. Chứng minh sự bất bình
đẳng này thông qua các bộ luật điển hình mà bạn biết
2. Vì sao pháp luật phương Đông cổ đại mang tính chất trọng hình khinh dân. Chứng minh tính
trọng hình khinh dân này thông qua các bộ luật điển hình mà bạn biết
3. Vì sao pháp luật phương Đông cổ đại mang tính chất đồng thái phục thù> Chứng minh tính
chất đồng thái phục thù này thông qua các bộ luật điển hình mà bạn biết
4. Vì sao trong pháp luật phương Đông cổ đại, ranh giới giữa dân luật và hình luật không được
phân định rõ ràng. Chứng minh tính chất này thông qua các bộ luật điển hình mà bạn biết
ổng hợp câu hỏi ôn tập lý luận về Pháp luật
I. CÂUHỎI ĐỊNH HƯỚNG ĐỌC TÀI LIỆU
(Người học phải trả lời được các câu hỏi sau đây khi đọc tài liệu ở nhà và nghe giảng)
1. Xã hội Cộng sản nguyên thủy có sự tồn tại của các quy tắc xử sự hay không? Có tồn
tại pháp luật hay chưa? Tại sao?
2. Quan điểm Mác-LêNin nhìn nhận về nguồn gốc pháp luật như thế nào?
3. Quan điểm phi Mác-xít nhìn nhận về nguồn gốc pháp luật như thế nào?
4. Sự khác biệt cơ bản giữa quan điểm Chủ nghĩa Mác-LêNin và quan điểm phi Mác-xít về
nguồn gốc pháp luật là gì?
5. Hiểu như thế nào khi nói pháp luật chỉ có thể được hình thành theo con đường Nhà nước
bằng 2 cách: ban hành hoặc thừa nhận các quy phạm xã hội đang tồn tại.
6. Tại sao pháp luật lại mang tính giai cấp? Nội dung tính giai cấp của pháp luật là gì? Hãy lấy
ví dụ để chứng minh pháp luật mang tính giai cấp.
7. Tại sao pháp luật lại mang tính xã hội? Nội dung tính xã hội của pháp luật là gì? Hãy lấy ví
dụ để chứng minh pháp luật mang tính xã hội.
8. Mối quan hệ giữa tính giai cấp và tính xã hội của pháp luật?
9. Tại sao pháp luật lại phụ thuộc vào kinh tế? Sự phụ thuộc ấy được thể hiện như thế nào? Lấy
ví dụ minh họa.
10. Sự tác động tích cực và tiêu cực của pháp luật đối với kinh tế là gì? Lấy ví dụ minh họa cho
sự tác động này.
11. Pháp luật có mối quan hệ như thế nào đối với chính trị? Lấy ví dụ thực tiễn để minh họa.
12. Pháp luật có mối quan hệ như thế nào đối với nhà nước? Lấy ví dụ thực tiễn để minh họa.

13. Mối liên hệ chặt chẽ giữa pháp luật và các quy phạm xã hội khác được thể hiện như thế
nào? Lấy ví dụ thực tiễn để minh họa.
14. Nội dung của tính quy phạm phổ biến của pháp luật. Lấy ví dụ thực tiễn để minh họa.
15. Nội dung của tính xác định chặt chẽ về hình thức của pháp luật.
16. Nội dung của tính được bảo đảm bởi nhà nước của pháp luật.
17. Thế nào là hình thức tập quán pháp? Tập quán và tập quán pháp khác nhau như thế nào?
Lấy ví dụ minh họa.
18. Thế nào là hình thức tiền lệ pháp? Lấy ví dụ minh họa.
19. Thế nào là hình thức văn bản pháp luật? nêu ưu và nhược điểm của hình thức văn bản pháp
luật.
II. CÂU HỎI NHẬN ĐỊNH
(Người học đều phải chuẩn bị trước cho buổi thảo luận nhóm)
1. Tập quán và những tín điều tôn giáo trong thời kỳ cộng sản nguyên thuỷ là những quy
tắc xử sự hình thành trật tự của xã hội, đó chính là pháp luật.
2. Nguyên nhân của sự hình thành pháp luật chính là nhu cầu quản lý và phát triển của xã hội.
3. Pháp luật chỉ có thể được hình thành bằng con đường ban hành của Nhà nước.
4. Nền chính trị của giai cấp cầm quyền quy định bản chất, nội dung của pháp luật.
5. Pháp luật là phương tiện mô hình hóa cách thức xử sự của con người.
6. Sự mâu thuẫn giữa tính giai cấp và tính xã hội của pháp luật sẽ làm kìm hãm sự phát triển
của xã hội.
7. Lợi ích giai cấp thống trị luôn là sự ưu tiên và luôn là được lựa chọn có tính quyết định khi
hình thành các qui định pháp luật.
8. Pháp luật luôn chỉ tác động tích cực đối với kinh tế, thúc đẩy kinh tế phát triển.
9. Pháp luật là tiêu chuẩn duy nhất đánh giá hành vi của con người.
10. Chỉ có pháp luật mới mang tính chuẩn mực hành vi xử sự của con người.
11. Ngôn ngữ pháp lý rõ ràng, chính xác thể hiện tính quy phạm phổ biến của pháp luật.
12. Chức năng bảo vệ của pháp luật thể hiện ở việc pháp luật ghi nhận các quan hệ chủ yếu
trong xã hội.
13. Việc pháp luật đưa ra khuôn mẫu, chuẩn mực cho hành vi xử sự của con người thể hiện tính
xác định chặt chẽ về hình thức của pháp luật.

14. Chức năng điều chỉnh của pháp luật chính là việt pháp luật tác động vào ý thức con người,
từ đó con người lựa chọn cách xử sự phù hợp với quy định của pháp luật.
15. Tiền lệ pháp là hình thức pháp luật lạc hậu, thể hiện trình độ pháp lý thấp.
Một quan hệ xã hội không thể cùng bị điều chỉnh bởi pháp luật và quy phạm tập quán.
Bài viết tương tự:
MÔN THI: LÝ LUẬN CHUNG VỀ NHÀ NƯỚC
THỜI GIAN: 90 PHÚT
Anh chị hãy phân tích khái niệm và bản chất của nhà nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt
Nam?
Tại sao nói nhà nước ta là nhà nước dân chủ Xã Hội Chủ Nghĩa?
Bài viết tương tự:
ổng hợp các câu hỏi ôn tập cô cho trên lớp 3B
A. Phần lý thuyết
Part 1:
1/ Phân tích các mối quan hệ của pháp luật?
2/ Hãy phân tích bản chất của pháp luật?
3/ Phân tích mối quan hệ giữa PL với CT và KT?
4/ So sánh pháp luật với các QPXH khác?
=> Chương 1
5/ Nêu đặc điểm của án lệ, theo anh chị thì Việt Nam có nên thừa nhận án lê ko? Tại sao?
=> P.23
6/ Phân tích đặc điểm của QPPL?
=>
Khái niệm: QPPL là những quy tắc xử sự mang tính bắt buột chung được nhà nước ban hành
hoặc thừa nhận, được đảm bảo thực hiện bởi nhà nước để đ/c các quan hệ xã hội:
Đặc điểm
+ là những quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung
+ do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận
+ được đảm bảo thực hiện bởi nhà nước
+ nội dung của QPPL thể hiện tính hai mặt: cho phép và bắt buột

7/ Nêu vai trò của các bộ phận giả định, qui định, chết tài trong QPPL? Trình bày cơ cấu của
QPPL
QPPL gồm 3 bộ phận: giả định, quy định và chế tài
Giả định:
- Khái niệm: là một bộ phận của QPPL trong đó NN nêu những đk, hòan cảnh có thể xảy ra
trong thực tế cuộc sống mà các cá nhân hoặc tổ chức sẽ gặp phải và cần phải xử sự theo.
- Vai trò: là một bộ phận không thể thiếu được của QPPL, bộ phận giả định nêu giới hạn, phạm
vi tác động của PL nên khi diễn đạt giả định các điều trong QPPL kỹ thuật lập pháp, lập quy đòi
hỏi những đk, hoàn cảnh nêu ở giả định phải rõ ràng, cụ thể, sát với thực tế, cách diễn đạt phải
đơn giản, dễ hiều và đối với các thuật ngữ chuyên môn phải làm sang tỏ nội dung ngay trong
văn bản.
Quy định:
-Khái niệm: Quy định là bộ phận của QPPL trong đó NN nêu quy tắc xử sự buộc các cá nhân
hoặc tổ chức phải xử sự theo khi họ nằm trong những đk, hoàn cảnh được nêu ở phần giả định
của QPPL.
- Vai trò: quy định là bộ phận chủ yếu của QPPL, là mệnh lệnh của NN buộc cá nhân, tổ chức
phải làm theo, quy định phải được hiễn đạt rõ ràng, cụ thể, sát với thực tế để mọi người hiểu
đúng và làm đúng PL.
Chế tài:
-Khái niệm: là một bộ phận của QPPL trong đó NN nêu những hậu quả bất lợi dự kến sẽ áp
dụng đối với cá nhân, tổ chức không xử sự đúng quy tắc mà NN đã nêu trong phần quy định
của QPPL.
- Vai trò: chế tài nhằm bảo đảm cho PL đựợc thực hiện nghiêm minh. Chế tài phải rõ ràng, biện
pháp tác động phải tương xứng đối với mức độ, tính chất của hành vi vi phạm.
Phân loại: căn cứ vào tính chất của biện pháp xử lý và cơ quan áp dụng chế tài được phân làm 4
loại:
+ Chế tài hình sự: là các loại hình phạt do tòa án áp dụng đối với cá nhân (người phạm tội).
+ Chế tài hành chính: áp dụng đối với những người vi phạm nhỏ hoặc chỉ vi phạm hành chính
chưa đến mức xử lý hình sự. là các biện pháp xử lý do cơ quan quản lý NN áp dụng đối với cá
nhân hoặc tổ chức vi phạm pháp luật hành chính.

+ Chế tài dân sự: là các biện pháp xử lý do TAND hoặc trọng tài KT áp dụng đối với cá nhân
hoặc tổ chức vi phạm pháp luật dân sự.
+ Chế tài kỷ luật: là các biện pháp xử lý do thủ trưởng cơ quan NN hoặc thủ trưởng cơ quan cấp
trên trực tiếp của cơ quan NN nới có CBCC, công nhân, học sinh, sinh viên vi phạm kỷ luật lao
động, học tập, công tác, vi phạm nội quy, quy chế nội bộ của cơ quan đó.
8/ Hãy nêu mối quan hệ giữa điều luật và QPPL?
=> Phương thức thể hiện của QPPL:
+ Một QPPL có thể thể hiện trong 1 điều luật
+ Một điều luật có thể có nhiều QPPL
9/ Hãy nêu khái niệm hệ thống pháp luật theo quan niệm của cac luật gia XHCN
Hệ thống pháp luật theo quan niệm của các luật gia XHCN: HTPL là tổng thể các QPPL có mối
liên hệ nội tại thống nhất với nhau, được phân định thành các chế định PL, các ngành luật và
được thể hiện trong các VB do nhà nước ban hành theo những trình tự, thủ tục và hình thức
nhất định
10/ Mối quan hệ giữa các QPPL, các chế định pháp luật trong 1 ngành luật?
+ QPPL là thành tố nhỏ nhất hay còn gọi là tế bào của hệ thống pháp luật.
+ Chế định pháp luật bao gồm một các quy phạm pháp luật có đặc điểm chung giống nhau
nhằm điều chỉnh một nhóm quan hệ xã hội tương ứng -> thành tố cấp hai của hệ thống pháp
luật.
11/ Nêu căn cứ để phân định các ngành luật
Căn cứ chủ yếu để phân định ngành luật là đối tượng điều chỉnh và phương pháp điều chỉnh
Đối tượng điều chỉnh là những QHXH thuộc một lĩnh vực nhất định của đời sống xã hội được
điều chỉnh bằng pháp luật.
Phương pháp đ/c của ngành luật: là cách thức mà ngành luật sử dụng để tác động lên cách thức
xử sự của chủ thể tham gia vào các QHXH thuộc phạm vi điều chỉnh của ngành luật đó.
=> Phương pháp bình đẳng thỏa thuận, hay phương pháp mệnh lệnh (quyền uy phục tùng)
12/ Nêu khái niệm VBQPPL, so sánh VBQPPL với văn bản áp dụng luật?
13/ Hiệu lực theo thời gian (ko cần thuộc > ra trắc nghiệm)
14/ Nêu khái niệm hệ thống hóa pháp luật. So sánh hệ thống hóa với pháp điển hóa?
+ Khái niệm: Hệ thống hoá pháp luật là hoạt động sắp xếp chỉnh lý bổ sung nội dung các văn

bản QPPL nhằm tăng cường tính hệ thống của hệ thống pháp luật
+ Ý nghĩa: Giúp các cơ quan nhà nước có cái nhìn tỏng quan đ/v pháp luật hiện hành, phát hiện
những điểm không phù hợp, mâu thuẫn, chồng chéo và những lỗ hỗng của pháp luật -> khắc
phục hoàn thiện h/t pháp luật và hệ thống văn bản QPPL.
P.97
15/ Phân tích đặc điểm của QHPL. So sánh QHPL với QHXH?
16/ Phân tích khái niệm năng lực PL và năng lực hành vi của chủ thể, So sánh 2 yếu tố này?
17/ Nếu mối quan hệ giữa NLPL và NLHV?
18/ Phân biệt sự khác nhau giữa cá nhân, tổ chức, pháp nhân (hoặc có tư cách pháp nhân)?
19/ Phân biệt NLPL với nội dung của QHPL?
20/ Phân biệt nghĩa vụ pháp lý với hành vi pháp lý của chủ thể?
21/ Sự kiện pháp lý là gì? phân loại?
22/ Nêu vai trò của sự kiện pháp lý với vai trò của khách thể trong QHPL?
Part 2:
(tt 13/11)
1/ Phân tích các đặc điểm của VPPL? Nêu khai niệm VPPL?
2/ Trình bày cấu thành của VPPL?
3/ Phân tích khái niệm Trách nhiệm pháp lý?
4/ Tại sao nói lỗi là thước đo của TNPL? Phân biệt các loại lỗi?
5/ Tại sao "hậu quả nguy hiểm cho xã hội" trong mặt khách quan của VPPL không phải là yếu
tố bắt buột trong mọi cấu thành vi phạm pháp luật?
6/ Phân biệt TNPL với chế tài của VPPL với cưỡng chế nhà nước?
7/ Tại sao nói TNPL là 1 loại QHPL đặc biệt?
B. Câu hỏi nhận định đúng sai
Part 1
1. Nội dung của QHPL đồng nhất với NLPL vì? Nó bao gồm quyền và nghĩa vụ của tài sản.
(Sai)
2. Nghĩa vu Pháp lý của chủ thê chính là hành vi pháp lý của chủ thể?
3. Khách thể của QHPL là yếu tố thúc đẩy chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật trên thực tế
(tham gia, xác lập, thay đổi, chấm dứt)

4. Các QHPL xuất hiện do ý chí của cá nhân
5. Đ/v cá nhân , năng lực hành vi gắn với sự phát triễn của mọi người (trí lực & thể lực) và do
cá nhân đó tự qui định
6. Người say rượu là người có năng lực hành vi hạn chế -> S
7. Người từ đủ 18 tuổi trở lên là chủ thể của mọi quan hệ pháp luật?
8. Nhà nước là chủ thể của mọi quan hệ PL -> S: chủ thể của một số QHPL đặc biệt,
9. Năng lực pháp luật mang tính giai cấp còn NLHV không mang tính giai cấp
10. NLPL của người thành niên thì rộng hơn so với người chưa thành niên > so sanh độ tuổi ,
mối q/h giữa NL PL & NL hành vi
Part 2:
1. Tuân theo PL và thi hành PL được thực hiên bởi mọi chủ thể? S -> chỉ có NN
2. Áp dung PL chỉ được thực hiện bởi CQNN có thẩm quyền <> Mọi cơ quan NN có thẩm
quyền đều được áp dung PL
3. Mọi hành vi thực hiện PL của cơ quan nhà ứước có thẩm quyền dều la hanh vi áp dung PL.
Thanh tra GT kiểm tra công trình, giao thông -> có áp dụng PL ko? -> KO , đang thi hành PL.
Kiem tra giám sát nhưng không ra văn bản kết quả thực tế nào?
4. Áp dung PL là h/đ điều chỉnh chung đối với các quan hệ XH
5. Mọi văn ban do CQ nhà nước có thẩm quyền ban hành -> đều là VB áp dung PL
6. AD PL tương tư được thực hiện đối với mọi quan hệ xã hội? Sai: ko áp dung PL TT torng
hình sự
7. CQ có thẩm quyền ADPL -> thì có thẩm quyền áp dụng PL TT
Part 3 (13/11)
1/ Mọi biện pháp cưỡng chế nhà nước đều là biện pháp TNPL?
2/ Mọi hành vi trái PL đều là hành vi VPPL?
3/ Những quan điểm thái độ tiêu cực của chủ thể được xem là biểu hiện bên ngoài mặt khách
quan của VPPL?
4/ Mọi hậu quả do hành vi VPPL gây ra đều phải được thể hiện dưới dạng vật chất?
5/ Không thấy trước hành vi của mình là nguy hiểm của xã hội thì không bị xem là có lỗi
6/ Hành vi chưa gây ra thiệt hại thực tế cho xã hội thì không bị xem là vi phạm pháp luật?
 Đề thi vấn đáp LLPL K33

ĐỀ SỐ 1
1- Trình bày khái niệm áp dụng pháp luật và cho ví dụ minh họa.
2- Nhận định và giải thích: Một quan hệ xã hội không thể cùng bị điều chỉnh bởi pháp luật và
quy phạm tập quán.
ĐỀ SỐ 2
1- Trình bày khái niệm pháp chế XHCN và phân biệt với pháp luật.
2- Nhận định và giải thích: Pháp luật là tiêu chuẩn duy nhất đánh giá hành vi của con người.
ĐỀ SỐ 3
1- Trình bày khái niệm năng lực pháp luật của chủ thể quan hệ pháp luật.
2- Nhận định và giải thích: Pháp luật là phương tiện mô hình hóa cách thức xử sự của con
người.
ĐỀ SỐ 4
1- Trình bày khái niệm năng lực hành vi của chủ thể quan hệ pháp luật.
2- Nhận định và giải thích: Pháp luật chỉ có thể được hình thành theo con đường Nhà nước ban
hành hoặc thừa nhận.
ĐỀ SỐ 5
1- Áp dụng tự pháp luật tương tự là gì? Phân biệt áp dụng tương tự quy phạm pháp luật với áp
dụng tương tự pháp luật.
2- Nhận định và giải thích: Chỉ pháp luật mới được đảm bảo bằng biện pháp cưỡng chế Nhà
nước.
ĐỀ SỐ 6
1- Nêu khái niệm áp dụng pháp luật và so sánh với tuân theo pháp luật.
2- Nhận định và giải thích: Pháp luật có tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức
ĐỀ SỐ 7
1- Trình bày các trường hợp cần áp dụng pháp luật và cho ví dụ minh họa.
2- Nhận định và giải thích: Mọi quy phạm pháp luật đều phải có đầy đủ ba bộ phận: giả định,
quy định và chế tài.
ĐỀ SỐ 8
1- Nêu nội dungcáchình thức thực hiện pháp luật.
2- Nhận định và giải thích: Chế tài của quy phạm pháp luật chính là biện pháp trách nhiệm pháp

lý.
ĐỀ SỐ 9
1- Nêu khái niệm và trình bày các yếu tố trong hệ thống cấu trúc của pháp luật.
2- Nhận định và giải thích: Bộ phận chế tài trong quy phạm pháp luật chính là cưỡng chế nhà
nước.
ĐỀ SỐ 10
1- Nêu khái niệm hệ thống hóa pháp luật và so sánh các hình thức hệ thống hóa pháp luật.
2- Nhận định và giải thích: Bộ phận quy định của quy phạm pháp luật là sự thể hiện ý chí của
Nhà nước.
ĐỀ SỐ 11
1- Nêu khái niệm quan hệ pháp luật và phân tích các đặc điểm quan hệ pháp luật
2- Nhận định và giải thích: Giả định là bộ phận của quy phạm pháp luật xác định phạm vi tác
động của quy phạm pháp luật.
ĐỀ SỐ 12
1- Sự kiện pháp lý là gì? Phân biệt sự biến pháp lý và hành vi pháp lý.
2- Nhận định và giải thích: Việc đảm bảo tính ổn định của hệ thống pháp luật đòi hỏi không có
sự thay đổi về số lượng các ngành luật.
ĐỀ SỐ 13
1-Pháp nhân là gì ? Điều kiện để pháp nhân trở thành chủ thể của quan hệ pháp luật ?
2- Nhận định và giải thích: Trách nhiệm pháp lý là chế tài.
ĐỀ SỐ 14
1- Trình bày một trong những tiêu chuẩn đánh giá mức độ hoàn thiện của hệ thống pháp luật.
2- Nhận định và giải thích: Văn bản quy phạm pháp luật chỉ có thể điều chỉnh những quan hệ xã
hội xuất hiện từ sau khi văn bản đó được thông qua hoặc ký ban hành.
ĐỀ SỐ 15
1- Nêu khái niệmvi phạm pháp luật và phân tích các dấu hiệu của vi phạm pháp luật.
2- Nhận định và giải thích: Chủ thể của tập hợp hóa pháp luật chỉ có thể thực hiện bởi cơ quan
Nhà nước có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
ĐỀ SỐ 16
1- Nêu các yếu tố trong mặt khách quan của vi phạm pháp luật.

2- Nhận định và giải thích: Kết quả của tập hợp hóa pháp luật là một văn bản quy phạm pháp
luật có sự thay đổi về nội dung và hiệu lực pháp lý.
ĐỀ SỐ 17
1- Nêu các yếu tố trong mặt chủ quan của vi pham pháp luật.
2- Nhận định và giải thích: Trong hoạt động quản lý nhà nước, các cơ quan Nhà nước đều có
thể ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
ĐỀ SỐ 18
1- Phân tích các đặc điểm của quy phạm pháp luật.
2- Nhận định và giải thích: Bộ luật là một trong những yếu tố thuộc hệ thống cấu trúc của pháp
luật.
ĐỀ SỐ 19
1- Ngành luật là gì ? Trình bày các căn cứ để phân định các ngành luật.
2- Nhận định và giải thích: Trách nhiệm pháp lý là một dạng của quan hệ pháp luật.
ĐỀ SỐ 20
1- Phân tích cơ cấu của quy phạm pháp luật.
2- Nhận định và giải thích: Quan hệ pháp luật là quan hệ xã hội được quy phạm pháp luật điều
chỉnh.
ĐỀ SỐ 21
1- Nêu khái niệm ý thức pháp luật.
2- Nhận định và giải thích: Sự thể hiện ý chí trong quan hệ pháp luật của các bên luôn bình
đẳng với nhau.
ĐỀ SỐ 22
1- Phân tích các dấu hiệu của vi phạm pháp luật.
2- Nhận định và giải thích: Trong quan hệ pháp luật có nhà nước là một bên, bên còn lại không
được tự do ý chí.
ĐỀ SỐ 23
1- Phân tích khái niệm trách nhiệm pháp lý.
2- Nhận định và giải thích: Năng lực hành vi là khả năng lựa chọn xử sự trong quan hệ pháp
luật.
ĐỀ SỐ 24

1- Phân tích mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và sự thiệt hại cho xã hội trong
mặt khách quan của vi phạm pháp luật.
2- Nhận định và giải thích: Năng lực pháp luật của chủ thể quan hệ pháp luật không thể bị hạn
chế.
ĐỀ SỐ 25
1- Tại sao áp dụng pháp luật mang tính sáng tạo?
2- Nhận định và giải thích: Chủ thể không có năng lực pháp luật vẫn có thể tham gia vào quan
hệ pháp luật.
ĐỀ SỐ 26
1- Lỗi là gì? Phân loại lỗi.
2- Nhận định và giải thích: Người từ đủ 22 tuổi có thể tham gia vào tất cả các quan hệ pháp
luật.
ĐỀ SỐ 27
1- Trình bày các giai đoạn của quá trình áp dụng pháp luật.
2- Nhận định và giải thích: Người mù có năng lực hành vi hạn chế.
ĐỀ SỐ 28
1- Trình bày nội dung của quan hệ pháp luật.
2- Nhận định và giải thích: hành vi trái pháp luật là sự kiện pháp lý.
ĐỀ SỐ 29
1- Phân biệt phương pháp điều chỉnh bình đẳng thoả thuận và quyền uy phục tùng.
2- Nhận định và giải thích: Năng lực hành vi và năng lực pháp luật là không thay đổi.
ĐỀ SỐ 30
1- Trình bày các đặc điểm của áp dụng pháp luật.
2- Nhận định và giải thích: Chủ thể quan hệ pháp luật là tổ chức có năng lực pháp luật như
nhau.
ĐỀ SỐ 31
1- Trình bày thời điểm phát sinh và chấm dứt năng lực pháp luật của công dân.
2- Nhận định và giải thích: sự thiệt hại trên thực tế là yếu tố bắt buộc trong mặt khách quan của
vi phạm pháp luật.
ĐỀ SỐ 32

1- Trình bày các yếu tố cấu thành của vi phạm pháp luật.
2- Nhận định và giải thích: Trong mọi trường hợp, việc thực hiện nghĩa vụ phải do cơ quan nhà
nước đảm bảo bằng cưỡng chế.
ĐỀ SỐ 33
1- Trình bày các căn cứ cơ bản để xác định năng lực trách nhiệm pháp lý của cá nhân.
2- Nhận định và giải thích: Sự kiện pháp lý là bộ phận giả định của quy phạm pháp luật.
ĐỀ SỐ 34
1- Tiền lệ pháp là gì? Nêu những ưu điểm và hạn chế của tiền lệ pháp.
2- Nhận định và giải thích: Chủ thể không thấy trước hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội
thì không bị coi là có lỗi.
ĐỀ SỐ 35
1- Phân biệt quy phạm pháp luật với các quy phạm xã hội khác.
2- Nhận định và giải thích: Sự kiện pháp lý không thể là hành vi không hành động.
ĐỀ SỐ 36

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×