Tải bản đầy đủ (.pdf) (106 trang)

Nghiên cứu đề xuất quy trình sản xuất nước giải khát từ lá dâu tằm và một số thảo mộc khác

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.36 MB, 106 trang )

i
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
Họ và tên sinh viên:
MSSV:
Lớp:
Nhận xét của giáo viên hướng dẫn:















Nha Trang, ngày tháng năm 2012
Giảng viên hướng dẫn
(ký tên)
ii
LỜI CẢM ƠN
Trải qua thời gian dài tìm hiểu và tiến hành làm đề tài tốt nghiệp “Nghiên
cứu đề xuất quy trình sản suất nước giải khát từ lá dâu tằm và một số thảo mộc
khác” ngoài sự nổ lực không ngừng của bản thân, em còn nhận được sự giúp đỡ của
các thầy cô giáo, gia đình và bạn bè. Đến nay, đề tài đã hoàn thành.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến:


 Trường đại học Nha Trang.
 Khoa công nghệ thực phẩm.
 Bộ môn Công Nghệ Thực Phẩm.
 Phòng thí nghiệm Công Nghệ Thực Phẩm, Công Nghệ Lạnh, Hóa Sinh.
Đặc biệt, em chân thành cảm ơn thầy Vũ Duy Đô đã trực tiếp hướng dẫn và
tận tình giúp đỡ cho em trong suốt quá trình làm đề tài.
Nhân đây, em cũng xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè, tập thể lớp
50TP3 và cùng tất cả các thầy cô giáo đã động viên, giúp đỡ, đóng góp ý kiến cũng
như tạo mọi điều kiện cho em vượt qua những khó khăn để hoàn thành tốt đề tài này.
Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện đề tài, do kinh nghiệm của bản thân
chưa được tiếp xúc nhiều với thực tế nên không thể tránh khỏi những thiếu sót.
Em kính mong nhận được sự đóng góp ý kiến từ phía các thầy cô giáo và
các bạn để đề tài của em được hoàn thiện hơn.

Nha Trang, tháng 06 năm 2012
Sinh viên thực hiện
Hồ Thị Châu Thoa
iii
MỤC LỤC
Trang
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT vii
DANH MỤC CÁC BẢNG viii
DANH MỤC CÁC HÌNH x
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN 3
1.1. Tổng quan về nước giải khát 3
1.1.1. Lịch sử phát triển ngành nước giải khát trên Thế Giới 3

1.1.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ nước giải khát ở Việt Nam 3
1.1.3. Một số loại nước giải khát có mặt trên thị trường 4
1.1.3.1. Trà xanh 0
0
4
1.1.3.2. Trà xanh C2. 5
1.1.3.3. Trà thảo mộc Dr.Thanh 5
1.1.3.4. Trà xanh 100 Tribeco 5
1.1.3.5. Trà 0
0
Barley 6
1.1.3.6. Trà xanh Lipton Pure Green 6
1.2. Tổng quan nguyên liệu 6
1.2.1. Cây dâu tằm 6
1.2.1.1. Đặc điểm hình thái 6
1.2.1.2. Quá trình sinh trưởng và phát triển 9
1.2.1.3. Thành phần hóa học 9
1.2.1.4. Công dụng. 10
1.2.1.5. Kỹ thuật trồng, chăm sóc và thu hoạch dâu tằm. 11
1.2.2. Cam thảo 12
1.2.2.1. Nguồn gốc. 12
1.2.2.2. Mô tả chung 12
1.2.2.3. Thành phần hóa học 12
1.2.2.4. Công dụng. 13
1.2.3. Hoa cúc 14
iv
1.2.3.1. Nguồn gốc. 14
1.2.3.2. Mô tả chung 14
1.2.3.3. Thành phần hóa học 14
1.2.3.4. Công dụng. 15

1.2.4. Trà xanh 15
1.2.4.1. Nguồn gốc. 15
1.2.4.2. Mô tả chung 16
1.2.4.3. Công dụng của trà xanh 18
1.2.5. Mật ong 19
1.2.5.1. Thành phần hóa học 19
1.2.5.2. Công dụng. 20
1.3. Công nghệ sản xuất nước giải khát không gas 21
1.3.1. Quy trình sản xuất 21
1.3.2. Giải thích quy trình 21
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 23
2.1. Đối tượng nghiên cứu 23
2.1.1. Lá dâu tằm 23
2.1.2. Trà xanh 23
2.1.3. Mật ong. 23
2.1.4. Cam thảo 23
2.1.5. Hoa cúc 23
2.1.6. Đường 23
2.1.7. Acid citric 23
2.2. Nội dung nghiên cứu 24
2.3. Phương pháp nghiên cứu 24
2.3.1. Phương pháp phân tích hóa học 24
2.3.2. Phương pháp đánh giá cảm quan 24
2.3.3. Phương pháp phân tích vi sinh vật 27
2.3.4. Phương pháp xử lý số liệu 27
2.4. Quy trình dự kiến 27
2.4.1. Sơ đồ quy trình dự kiến sản xuất trà dâu tằm 28
2.4.2. Giải thích quy trình 28
2.4.2.1. Nguyên liệu 28
2.4.2.2. Phân loại, xử lí 28

v
2.4.2.3. Diệt men. 29
2.4.2.4. Vò 29
2.4.2.5. Sao khô 30
2.4.2.6. Hoàn thiện sản phẩm 30
2.5. Sơ đồ quy trình dự kiến kiến sản xuất nước giải khát từ lá dâu tằm và
một số thảo mộc khác 31
2.5.1. Nguyên liệu. 31
2.5.2. Chuẩn bị dịch siro 32
2.5.3. Định lượng 33
2.5.4. Trích ly 33
2.5.5. Lọc thô 33
2.5.6. Phối trộn 1. 34
2.5.7. Gia nhiệt. 34
2.5.8. Phối trộn 2. 34
2.5.9. Lọc tinh. 34
2.5.10. Bài khí, chiết chai, đóng nắp 34
2.5.11. Thanh trùng và làm nguội 35
2.5.12. Bảo ôn 35
2.6. Bố trí thí nghiệm 35
2.6.1. Xác định chế độ diệt men nguyên liệu dâu tằm. 35
2.6.2. Bố trí thí nghiệm xác định chế độ sao khô lá dâu 36
2.6.3. Khảo sát độ chín ban đầu của nguyên liệu( NL) lá dâu tằm trong
nghiên cứu đề tài 37
2.6.4. Bố trí thí nghiệm xác định thời gian và nhiệt độ nước trích ly trà
dâu tằm. 38
2.6.5. Bố trí thí nghiệm xác định số lần trích ly trà dâu tằm 39
2.6.6. Bố trí thí nghiệm xác định tỷ lệ nước trích ly trà lá dâu tằm 39
2.6.7. Bố trí thí nghiệm xác định tỷ lệ phối trộn giữa các nguyên liệu. 40
2.6.7.1. Bố trí thí nghiệm xác định tỷ lệ dịch trà xanh cho vào sản phẩm 40

2.6.7.2. Bố trí thí nghiệm xác định tỷ lệ dịch cam thảo cho vào sản phẩm 40
2.6.7.3. Bố trí thí nghiệm xác định tỷ lệ dịch hoa cúc cho vào sản phẩm 42
2.6.7.4. Bố trí thí nghiệm xác định tỷ lệ dịch mật bổ sung vào sản phẩm 43
2.6.8. Bố trí thí nghiệm xác định chế độ thanh trùng. 44
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 46
vi
3.1. Kết quả phân tích thành phần nguyên liệu chính (lá dâu tằm). 46
3.2. Kết quả xác định thời gian và nhiệt độ sao diệt men lá dâu tằm. 46
3.3. Kết quả xác định thời gian và nhiệt độ sao khô lá dâu tằm 48
3.4. Kết quả xác định độ chín ban đầu của lá dâu tằm 52
3.5. Kết quả xác định chế độ trích ly trà dâu tằm 53
3.5.1. Kết quả xác định thời gian và nhiệt độ trích ly trà dâu tằm. 53
3.5.2. Kết quả xác định số lần trích ly trà dâu tằm 57
3.4. Kết quả xác định tỷ lệ phối chế 59
3.4.1. Kết quả xác định tỷ lệ phối chế dịch trà xanh cho vào sản phẩm 59
3.4.2. Kết quả xác định tỉ lệ dịch hoa cúc cho vào sản phẩm 61
3.4.3. Kết quả xác định tỉ lệ dịch cam thảo cho vào sản phẩm 63
3.4.4. Kết quả xác định tỉ lệ dịch mật cho vào sản phẩm. 64
3.5. Kết quả xác định chế độ thanh trùng sản phẩm 66
3.6. Đề xuất quy trình sản xuất nước giải khát từ lá dâu tằm và một số thảo
mộc khác 69
3.6.1. Đề xuất quy trình sản xuất trà lá dâu 69
3.6.2. Đề xuất quy trình sản xuất nước giải khát từ lá dâu tằm và một số
thảo mộc khác 71
3.6.3. Thuyết minh quy trình 72
3.7. Kết quả sản xuất thử nghiệm nước giải khát từ lá dâu tằm và một số
thảo mộc khác. 75
3.8. Đề xuất tiêu chuẩn chất lượng cảm quan và vi sinh cho sản phẩm nước
giải khát từ lá dâu tằm và một số thảo mộc khác 76
3.9. Tính toán chi phí nguyên vật liệu. 77

3.9.1. Tiêu hao nguyên liệu chính 77
3.9.2. Tính tiêu hao nguyên liệu phụ 78
3.9.3. Chi phí nguyên liệu để sản xuất ra một chai nước giải khát từ lá
dâu tằm và một số thảo mộc khác 79
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Ý KIẾN 80
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


vii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
TCVN : Tiêu chuẩn Việt Nam.
CQ : Cảm quan.
TBCCTL : Trung bình chưa có trọng lượng.
TBCTL : Trung bình có trọng lượng.
CL : Chất lượng.
NL : Nguyên liệu.
viii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 1.1.Thành phần hóa học lá dâu tằm 10
Bảng 1.2. Thành phần hóa học của mật ong 19
Bảng 2.1. Hệ số quan trọng của các chỉ tiêu cảm quan nước giải khát từ lá dâu
tằm và một số thảo mộc khác 25
Bảng 2.2. Cơ sở điểm cảm quan của sản phẩm nước giải khát từ lá dâu tằm và
một số thảo mộc khác 25
Bảng 2.3.Cơ sở điểm cảm quan của dịch trà dâu tằm 26
Bảng 2.4. Nhiệt độ và thời gian sao (diệt men) nguyên liệu lá dâu tằm 36
Bảng 2.5. Nhiệt độ và thời gian sao khô lá dâu tằm 36
Bảng 2.6. Nhiệt độ và thời gian trích ly lá dâu tằm. 38

Bảng 3.1. Kết quả xác định hàm lượng ẩm và khoáng của nguyên liệu lá dâu tằm 46
Bảng 3.2. Mô tả cảm quan của lá dâu tằm sau khi sao diệt men theo thời gian
và nhiệt độ 46
Bảng 3.3. Mô tả cảm quan lá dâu tằm sau khi sao khô theo thời gian và nhiệt độ 48
Bảng 3.4. Mô tả cảm quan dâu tằm sau khi sao khô 52
Bảng 3.5. Mô tả cảm quan nước trà dâu tằm sau khi trích ly ở các nhiệt độ và
thời gian tương ứng. 54
Bảng 3.6. Mô tả cảm quan của dịch trà dâu tằm theo số lần trích ly 57
Bảng 3.7. Mô tả cảm quan dịch sản phẩm theo tỷ lệ phối chế dịch trà xanh 59
Bảng 3.8. Mô tả cảm quan dịch sản phẩm theo tỷ lệ phối chế dịch hoa cúc 61
Bảng 3.9. Mô tả cảm quan dịch sản phẩm theo tỷ lệ phối chế dịch cam thảo 63
Bảng 3.10. Mô tả cảm quan sản phẩm theo tỷ lệ phối chế dịch mật 65
Bảng 3.11.Mô tả cảm quan sản phẩm theo thời gian thanh trùng 67
Bảng 3.12. Kết quả kiểm tra vi sinh vật trong sản phẩm. 67
Bảng 3.13. Chất lượng sản phẩm nước giải khát từ lá dâu tằm và một số thảo
mộc khác 75
Bảng 3.14. Kết quả kiểm tra vi sinh vật của sản phẩm nước giải khát từ lá dâu
tằm và một số thảo mộc khác 76
Bảng 3.15. Tiêu chuẩn cảm quan của nước giải khát từ lá dâu tằm và một số
thảo mộc khác. 76
ix
Bảng 3.16. Tiêu chuẩn vi sinh vật của sản phẩm nước giair khát từ lá dâu tằm
và một số thảo mộc khác. 77
Bảng 3.17. Bảng phần trăm tiêu hao tổng cộng của từng nguyên liệu phụ khi
sản xuất. 78
Bảng 3.18. Chi phí nguyên vật liệu để sản xuất ra 1 chai nước giải khát từ lá
dâu tằm và một số thảo mộc khác 79


x

DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 1.1. Trà xanh 0
0
4
Hình 1.2. Trà xanh C2 5
Hình 1.3. Trà thảo mộc Dr. Thanh 5
Hình 1.4. Trà Xanh 100 Tribeco 5
Hình 1.5. Trà 0
0
Barley 6
Hình 1.6. Trà xanh lipton pure green 6
Hình 1.7. Một số hình ảnh dâu tằm 9
Hình 1.8. Quy trình công nghệ sản xuất nước giải khát không gas 21
Hình 2.1. Sơ đồ quy trình dự kiến xản xuất trà dâu tằm 28
Hình 2.2. Sơ đồ quy trình dự kiến công nghệ sản xuất nước giải khát từ lá dâu
tằm và một số thảo mộc khác 31
Hình 2.3. Sơ đồ thí nghiệm xác định nhiệt độ và thời gian sao diệt men lá dâu tằm 35
Hình 2.4. Sơ đồ thí nghiệm xác định nhiệt độ sao khô lá dâu tằm. 36
Hình 2.5. Sơ đồ thí nghiệm xác định độ chín ban đầu củanguyên liệu lá dâu. tằm 37
Hình 2.6. Sơ đồ thí nghiệm xác định thời gian và nhiệt độ trích ly trà dâu tằm. 38
Hình 2.7. Sơ đồ khảo sát số lần trích ly trà dâu tằm 1
Hình 2.8. Sơ đồ thí nghiệm xác định tỷ lệ dịch trà xanh 40
Hình 2.9. Sơ đồ thí nghiệm xác định tỷ lệ dịch cam thảo. 41
Hình 2.10. Sơ đồ thí nghiệm xác định tỷ lệ dịch hoa cúc thảo 42
Hình 2.11. Sơ đồ thí nghiệm xác định tỷ lệ dịch đường mật 43
Hình 2.12. Sơ đồ bố trí thí nghiệm xác định thời gian thanh trùng 44
Hình 3.1. Ảnh hưởng của thời gian và nhiệt độ sao khô đến chất lượng dịch
chiết trà dâu tằm 49
Hình 3.2. Ảnh hưởng của độ chín nguyên liệu ban đầu đến dịch trích ly trà dâu tằm 53

Hình 3.3. Ảnh hưởng của thời gian và nhiệt độ trích ly đến chất lượng dịch
trích ly trà dâu tằm 55
Hình 3.4. Ảnh hưởng của số lần trích ly đến nồng độ chất khô (
0
Brix) và chất
lượng dịch trích ly trà dâu tằm 58
Hình 3.5. Ảnh hưởng của tỷ lệ dịch trà xanh đến chất lượng của sản phẩm 59
Hình 3.6. Ảnh hưởng của tỷ lệ dịch hoa cúc đến chất lượng của sản phẩm. 61
Hình 3.7. Ảnh hưởng của tỷ lệ dịch cam thảo đến chất lượng sản phẩm. 63
xi
Hình 3.8. Ảnh hưởng của tỷ lệ dịch mật đến chất lượng sản phẩm 64
Hình 3.9. Ảnh hưởng của thời gian thanh trùng đến chất lượng sản phẩm sau
14 ngày bảo quản 66
Hình 3.10. Quy trình công nghệ sản xuất trà từ lá dâu tằm 69
Hình 3.11. Quy trình công nghệ sản xuất nước giải khát trà thảo mộc từ lá dâu tằm 71



1
LỜI MỞ ĐẦU
Xã hội ngày càng phát triển thì nhu cầu vật chất và tinh thần của con người
ngày càng được nâng cao. Một trong những nhu cầu rất quan trọng đó là nhu cầu về
ăn uống. Trong nhu cầu đó không thể thiếu nước giải khát. Nước giải khát không
chỉ giúp cho con người trở nên sảng khoái, thoải mái và thân thiện. Mặc khác, nước
giải khát còn cung cấp một lượng lớn các chất dinh dưỡng, năng lượng cho hoạt
động sống của con người. Đặc biệt những loại đồ uống được chế biến từ nguồn
nguyên liệu tự nhiên như thảo dược có tác dụng rất tốt đối với sức khỏe của con
người. Chúng là thức uống vừa có tính giải khát lại vừa có tác dụng y học đối với
con người như: có tác dụng thanh nhiệt cơ thể, tăng sức đề kháng phòng chống bệnh
tật, chống lão hóa, làm đẹp cơ thể…

Chính vì sự mới mẻ và vượt trội của loại đồ uống chiết suất từ tự nhiên nên
em đã tham khảo và tìm kiếm một số loại nguyên liệu có tác dụng tốt đối với sức
khỏe con người để nghiên cứu và tiến hành sản xuất thử nghiệm một sản phẩm thức
uống hoàn toàn mới nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường. Nhận thấy lá dâu tằm là
loại lá có nhiều dược tính tốt như: bổ thận, nuôi máu, chống nhức mỏi, khử phong,
chữa bệnh… Xuất phát từ những lý do đó, để phát huy tính chất này của lá dâu
đồng thời tạo nên sự phong phú cho các sản phẩm từ cây dâu tằm góp phần nhỏ vào
việc đa dạng hóa thị trường nước giải khát nên em đã tiến hành nghiên cứu sản
phẩm từ lá dâu đáp ứng nhu cầu thị hiếu ngày càng cao của người tiêu dùng.
Xuất phát từ những đòi hỏi cũng như những yêu cầu trên, kết hợp với những
kiến thức em có được khi học tập tại trường đại học Nha Trang và nhờ sự giúp đỡ
của thầy Vũ Duy Đô em đã dần hình thành và đưa ra được ý tưởng “Nghiên cứu đề
xuất quy trình sản xuất nước giải khát từ lá dâu tằm và một số thảo mộc khác”.
 Mục đích của đề tài:
Nghiên cứu các thông số qua từng công đoạn trong quá trình sản xuất thử
nghiệm và dần hoàn thiện, đưa ra quy trình sản xuất nước giải khát từ lá dâu tằm và
một số thảo mộc khác.
 Nội dung nghiên cứu:
 Tìm hiểu thành phần các loại thảo mộc sử dụng trong sản xuất (lá dâu
tằm, trà xanh, cam thảo, hoa cúc…).
 Khảo sát nhiệt độ, thời gian sao nguyên liệu.
2
 Khảo sát ảnh hưởng của nhiệt độ, thời gian, số lần trích ly ảnh hưởng đến
dịch chiết.
 Khảo sát chế độ thanh trùng.
 Kiểm tra chất lượng sản phẩm (cảm quan, một số chỉ tiêu hóa lý).
 Đề xuất quy trình công nghệ.
 Tính toán chi phí nguyên liệu cho một một đơn vị sản phẩm.







3
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN
1.1. Tổng quan về nước giải khát.
1.1.1. Lịch sử phát triển ngành nước giải khát trên Thế Giới.
Nước giải khát có thể bắt nguồn từ loại nước khoáng được tìm thấy trong các
dòng suối tự nhiên. Từ lâu, nước khoáng được xem là tốt cho sức khỏe do tác dụng
trị bệnh của khoáng chất có trong nước suối. Các nhà khoa học phát hiện ra carbon
dioxide (CO
2
) có trong các bọt nước khoáng thiên nhiên.
Loại nước giải khát không gas (không CO
2
) đầu tiên xuất hiện vào thế kỷ
XVII với thành phần pha chế gồm nước lọc, chanh và một ít mật ong.
Năm 1676, Công ty Compagnie de Limonadiers tại Paris độc quyền bán các
loại nước chanh giải khát.
Đến năm 1767, tiến sĩ Joseph Priestley - một nhà hóa học người Anh - đã
pha chế thành công loại nước giải khát có gas. 3 năm sau, nhà hóa học Thụy Điển
Torbern Bergman phát minh loại máy có thể chế tạo nước có gas từ đá vôi bằng
cách sử dụng acid sulfuric. Máy của Bergman cho phép sản xuất loại nước khoáng
nhân tạo với số lượng lớn.
Tuy nhiên, mãi đến năm 1832 loại nước khoáng có gas mới trở nên phổ biến
nhờ sự ra đời hàng loạt của loại máy sản xuất nước có gas trên thị trường.
Các dược sĩ Mỹ bắt đầu bào chế thêm một số loại dược thảo với hương vị
khác nhau cho vào thức uống này. Khoảng 1500 bằng sáng chế Mỹ đã được cấp cho
các nhà phát minh ra loại nút hay nắp đóng chai nước có gas.

Bắt đầu những năm 1880, thị trường nước giải khát tràn ngập các loại nước
uống có nhãn hiệu như Coca-Cola (1886), Moxie (1885), Dr.Pepper (1885), Pepsi-Cola.
1.1.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ nước giải khát ở Việt Nam.
Loại nước giải khát xuất hiện ở Việt Nam phải kể đến đầu tiên là Coca-Cola.
Lần đầu tiên Coca-Cola được giới thiệu tại Việt Nam vào năm 1960.
Tháng 2 năm 1994 Coca-Cola trở lại Việt Nam và bắt đầu quá trình kinh
doanh lâu dài, và liên doanh với nhiều công ty như Công ty Vinafimex (ở miền Bắc),
Công ty Chương Dương (ở miền Nam), Công ty Nước Giải Khát Đà Nẵng (ở miền
Trung) thành ba Công ty Nước giải Khát ở cả ba miền.
Tháng 6 năm 2001 ba Công ty nước hợp nhất thành một có sự quản lý chung
của Coca- Cola Việt Nam. Ngày 1 tháng 3 năm 2004 Coca- Cola việt Nam chuyển
giao cho Sabco.
4
Một số công ty sản xuất nước giải khát ở Việt Nam vẫn phát triển mạnh như:
Công ty Tribeco, Tân hiệp Phát, công ty nước giải khát Chương Dương… Sản xuất
các sản phẩm như: Sữa đậu nành, sữa đậu nành ca cao, trà xanh không độ…
Trên thị trường Việt Nam hiện nay đang có sự cạnh tranh gay gắt bởi các
doanh nghiệp nước giải khát, đặc biệt là các Công ty nước giải khát tầm cỡ quốc tế
như hai hãng Pepsi và Coca Cola.
1.1.3. Một số loại nước giải khát có mặt trên thị trường.
Trong xã hội hiện đại, thức uống ngày càng phát triển phong phú đa dạng về
chủng loại để đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của người tiêu dùng. Ngày nay các
vấn đề về sức khỏe, yếu tố tự nhiên đang tác động mạnh mẽ đến xu hướng phát triển
trong lĩnh vực đồ uống. Để đối phó với nạn thừa cân, béo phì đang diễn ra trên toàn
cầu, các chất liệu làm ngọt mới trong đồ uống đang thay thế cho phù hợp với nhu cầu
cơ thể của con người. Bên cạnh đó, lĩnh vực đồ uống còn tập trung vào “giá trị gia
tăng chức năng” với giải pháp đồ uống hướng tới các vấn đề chủ yếu như sức khỏe
tim mạch, chống lão hóa, hệ tiêu hóa và đường ruột, hệ thống miễn dịch và sinh lực
Mặc dù xu hướng vị vẫn là tiêu chuẩn quan trọng nhất nhưng không còn là
yếu tố đủ nữa. Người tiêu dùng bắt đầu quan tâm đến yếu tố tự nhiên và họ muốn

sản phẩm phải có nguồn gốc tự nhiên đáng tin cậy. Ví dụ như nước cam, nước
chanh, nước từ lá trà nguyên chất đang là những mặt hàng được tin dùng. Kết quả
là hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại nước là nhiều đồ uống hữu cơ, không
cồn đang phát triển mạnh như trà và nước có hương vị. Nhưng sản phẩm được
nghiên cứu từ lá dâu tằm vẫn chưa thấy có mặt. Sau đây sẽ là một số thông tin về
một số loại sản phẩm từ trà có mặt trên thị trường.
1.1.3.1. Trà xanh 0
0
.
- Thành phần nguyên liệu: Nước, đường, fructose, trà xanh, vitamin C, chất
điều chỉnh độ chua (330), hương chanh tự nhiên.
- Đặc tính: Vị trà ngọt, chát dịu, rất dễ uống. Trà
có tác dụng giúp giữ lại cao nhất hàm lượng chất chống
oxi hóa EGCG, giúp chống lão hóa, giảm stress, ngăn
ngừa ung thư, tăng cường sức đề kháng và làm đẹp da
Là một sản phẩm của Tân Hiệp Phát, trà xanh 0
0

gần gũi với người tiêu dùng Việt, độc đáo vì được đóng
chai trong những điều kiện sản xuất đặc biệt để giữ lại
các chất bổ dưỡng, có lợi cho cơ thể.

Hình 1.1. Trà xanh 0
0
5
Sản phẩm hiện nay bán lẻ là 7000 VNĐ/ chai 500ml
1.1.3.2. Trà xanh C2.
- Thành phần nguyên liệu: Nước, đường tinh
luyện, trà xanh, vitamin C, chất điều chỉnh độ chua (330,
296, 331), hương chanh tự nhiên.

- Đặc tính: Vị ngọt dễ uống, hương chanh thơm
nhẹ, màu vàng sáng. Uống trà C2 có tác dụng tốt đối với
cơ thể giúp chống lão hóa, giảm stress, ngăn ngừa ung
thư, tăng cường sức đề kháng, phòng chống bệnh cho cơ thể.
Giá bán sản phẩm hiện nay là 5000 VNĐ/ chai 360ml.
1.1.3.3. Trà thảo mộc Dr.Thanh.
- Thành phần nguyên liệu: Đây là loại nước giải
khát được là từ 9 loại thảo mộc quý (Kim ngân hoa, hoa
cúc, La hán quả, Hạ khô thảo, Cam thảo, Đản hoa, Hoa
mộc miên, Bung lai và Tiên thảo). Lại là một sản phẩm
của Tân Hiệp Phát mang đến công dụng thanh lọc giải
độc cơ thể.
- Đặc tính: Vị ngọt nhẹ, dễ uống, màu trà đẹp,
hương thơm độc đáo của các loại thảo dược hài hòa với
nhau. Trà có tác dụng thanh nhiệt cơ thể, tùy theo cơ địa của từng người, sẽ có
những dược thảo thích hợp để hạ nhiệt cho từng bộ phận.
Giá bán một sản phẩm 8000 VNĐ/ chai 350ml.
1.1.3.4. Trà xanh 100 Tribeco.
Đây là sản phẩm được chế biến từ lá chè non tươi
từ vùng trà nổi tiếng Thái Nguyên. Áp dụng công nghệ
trích ly nhiệt độ thấp từ nhật bản nên giữ được tối đa
chất chống oxy hóa bảo vệ sức khỏe. Trà xanh tribeco
được sản xuất trên dây chuyền hoàn toàn khép kín, tiệt
trùng UHT nên hoàn toàn đáp ứng các tiêu chuẩn về vệ
sinh an toàn thực phẩm.
Giá bán của sản phẩm hiện nay trên thị trường là
8000 VNĐ/ chai 500ml.

Hình 1.2. Trà xanh C2


Hình 1.3. Trà thảo
mộc Dr. Thanh

Hình 1.4. Trà Xanh
100 Tribeco
6
1.1.3.5. Trà 0
0
Barley.
Tập đoàn Tân Hiệp Phát ra mắt sản phẩm mới trà
Barley 0
0
làm từ hạt đại mạch là nguồn cung cấp
Trytophan để hình thành Niacin (Vitamin B
3
/PP) giúp
ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh tim mạch và xơ vữa động
mạch,có chức năng giảm béo. Với dây chuyền này trà
Berley 0
0
giữ được các tinh túy có trong hạt đại mạch,
giúp lưu lại hương thơm đặc trưng tự nhiên.
Giá bán lẻ sản phẩm này trên thị trường là
7000VNĐ/chai 470ml.
1.1.3.6. Trà xanh Lipton Pure Green.
Trà xanh thiên nhiên Lipton Pure Green được chiết
xuất từ 100% lá trà non tuyển chọn, giàu chất chống oxy
hóa anitoxidants, một hợp chất tự nhiên giúp thanh lọc cơ
thể từ bên trong. Sản phẩm do Pepsico và Lipton- của
Công ty Unilever hợp tác sản xuất. Giá bán một đơn vị

sản phẩm là 6000 VNĐ/chai 500ml.
1.2. Tổng quan nguyên liệu.
1.2.1. Cây dâu tằm [8]
Cây dâu tằm có tên chung là mulberry, chúng có
nhiều giống khác nhau như: White mulberry (Morus alba
L.), Black Mulberry (M.nigra L.), American Mulberry. Red Mulberry (M.ruba L.).
Chúng có họ hàng gần với giống Korean Mulberry (Morus autralis) và Himalayan
Mulberry (M. laevigata).
Vị trí phân loại cây dâu trong giới thực vật.
Tên khoa học: Morus alba L. Nó thuộc:
- Ngành: Spermatophyta.
- Lớp: Angionspermae.
- Bộ: Uticales.
- Họ: Muraceae.
- Chi: Morus.
- Loài: Alba.
1.2.1.1. Đặc điểm hình thái.
 Đặc tính một số giống dâu chủ yếu ở Việt Nam:

Hình 1.5. Trà 0
0
Barley


Hình 1.6. Trà xanh
lipton pure green
7
a. Nhóm dâu Bầu:
Gồm có: Bầu trắng, Bầu tía Hà bắc, Bầu tía Ba Vì và Bầu đen.
Thân cao trung bình 2m, vỏ thân nhẵn màu trắng xám, mầm to hình tam giác

tù, lá xanh, nhám dòn dễ hái, năng suất cao, phẩm chất tốt, chịu phân và ít sâu bệnh.
Dâu Bầu đen được trồng phổ biến ở Bảo Lộc, Lâm đồng và các tỉnh miền núi
phía Bắc như Sơn La, Hà Giang.
b. Nhóm dâu Đa:
Gồm có Đa Hà Bắc, Đa Thái Bình và Đa Hà Đông.
Cây to, vỏ thân màu trắng mốc, độ dài lóng trung bình 1,5 cm, lá to dày nháp,
dòn dễ hái, năng suất cao, phẩm chất tốt, chịu phân kháng bệnh tốt.
Dâu đa Hà Bắc là giống dâu được trồng phổ biến nhất ở miền Bắc nước ta.
Rất ít hoa quả có loại không có hoa quả.
c. Nhóm dâu Cỏ: (Dâu Xẻ, Dâu Duối, Dâu Ngài, Dâu Ô và Dâu Tán.)
Cây nhỏ chiều cao trung bình 1,2 – 2 m, cành các cấp ít, nhiều cành tăm, lá
mỏng, năng suất lá rất thấp nhưng chất lượng lá cao. Năng suất lá phụ thuộc vào
mật độ trồng.
d. Dâu Ngái:
Cây to thân mềm, độ phân cành thấp, góc độ phân cành lớn, tán lớn và thấp,
lá to, dày xanh láng, lá khó hái, lá thích hợp cho nuôi tằm nhỏ, hàm lượng nước cao.
e. Nhóm dâu Ô và dâu Tán:
Hai giống dâu này có thể thuộc nhóm dâu Đa có thân cao to, thân trắng có bì
khổng nổi rõ, cành cấp 1 mọc tập trung, góc độ phân cành nhỏ, để cây phát triển tự
nhiên có thể hình thành từng tầng tán. Lá của 2 giống dâu này nguyên, giống dâu
tán có cả lá xé thùy, có năng suất lá cao, phẩm chất tốt và tính chống chịu khoẻ.
f. Nhóm dâu tam bội:
Là nhóm dâu mới được tạo thành do PGS. Tiến sĩ Hà Văn Phúc và các cộng
sự từ những năm 70 trở lại đây. Bằng con đường xử lý Coxixin đã tạo được dâu tứ
bội thể, qua quá trình chọn lọc và lai tạo với dâu nhị bội thành dâu tam bội. Tập
đoàn giống tam bội khá phong phú, có 4 giống tam bội đã được nhà nước công
nhận là dâu số 7, số 11, số 12 và số 34.
Đặc tính chung của dâu tam bội là: thân cao trung bình từ 2,6÷3,9 m, thân
cành mềm xốp hơn giống lưỡng bội. Lá rất to và dày (gấp 2÷3 lần giống dâu nhị
bội), lá xanh thẫm, mầm to, gân nổi rõ. Năng suất lá rất cao, phẩm chất lá thích hợp

cho nuôi tằm tuổi lớn, sức chống chịu với sâu bệnh và hạn, úng kém. Trong 4 giống
8
tam bội có 2 giống là giống 11 và 34 có khả năng chịu mặn, thích ứng với vùng đất
ven biển.
 Một số giống dâu Trung Quốc.
a. Dâu Sơn Đông – Dâu Lu (Morus lhou Koidz).
Dâu này có nguồn gốc từ Trung Quốc đặc tính chủ yếu của nó như sau: Tán
lá xoè rộng, mầm cứng cáp, lá to bản hơi tròn, ngọn lá nhọn hoặc tù, răng cưa nhô
lên, phiến lá dày màu hơi xanh thẫm. Mặt lá thường nhẵn bóng, hơi quăn, hoa
không có vòi nhụy. Quả dâu có màu đỏ hoặc tím đen, là giống nảy mầm trung bình
và hơi muộn, giống dâu này chịu phân, năng suất cao, ít sâu bệnh …
b. Dâu trắng (Morus alba Linn).
Dâu trắng là loại dâu địa phương của Trung Quốc và Triều Tiên có những
đặc tính chủ yếu sau: Cành con thường mảnh, thẳng, lóng dài, vỏ cây chủ yếu màu
nâu hơi xám, mặt lá phẳng và nhẵn, ngọn lá sắc, mép lá có răng cưa cùn hoặc sắc.
Phiến lá hơi mỏng, hoa không có vòi nhụy, dạng dâu này có nhiều màu: Từ màu sắc
hồng nhạt, tím thẫm hoặc trắng.
c. Dâu Núi (Morus bombycis Koidz).
Đây là loại dâu bản xứ của Trung Quốc Triều Tiên và Nhật Bản. Đặc tính
chủ yếu là: Cành con mảnh hơn cành con của giống dâu Lu nhưng cứng cáp hơn
dâu Trắng. Nó có tập quán mọc la vỏ của cành non xù xì và cứng, mầm nâu hơi
hồng. Đầu lá nhọn hoặc dài, gốc lá có khía răng cưa nông, mặt lá xù xì màu xanh
thẫm, hoa màu nhạt có vòi nhụy dài, có sức chịu rét tốt, nhưng không chịu được hạn
hán dài ngày và rất dễ bị héo rũ.
d. Dâu Quảng Đông ( Morus atropurpurea Roxb).
Dâu Quảng Đông cũng được gọi là dâu tỉnh Quảng Đông, thường được nhân
giống bằng hạt. Cành dài mảnh và thẳng, vỏ màu xám hơi xanh hoặc màu tối hoặc
có một vài màu khác. Bề mặt vỏ cành nhẵn, lá hơi nhỏ. Phiến lá mỏng một mặt lá
nhẵn. Ngọn lá sắc hoặc nhọn mũi, mép lá có răng cưa nhọn. Hoa màu nhạt có vòi
nhụy, có nhiều quả. Loại dâu này phát triển mạnh và khoẻ, có khả năng thích nghi

trong vùng cận nhiệt đới và có thể thu hoạch nhiều lứa lá trong một năm. Năng suất
lá dâu trung bình có phẩm chất cao, tỷ lệ nước trong lá cao. Nó chịu phân và chống
sâu bệnh khoẻ.
9
1.2.1.2. Quá trình sinh trưởng và phát triển.
a. Lá.
Tùy thuộc vào điều kiện đất đai màu mỡ và tùy thuộc vào giống, cây dâu
phát triển tốt và to lớn dạng tán hay nhỏ thấp dạng bụi. Cây dâu là loại cây rụng lá
theo mùa nhưng cũng tùy thuộc vào loài dâu mà thời gian rụng lá khác nhau. Đối
với Morus alba L. nói chung thường rụng lá vào đầu mùa xuân trong khi Morus
nigra L. thường rụng lá sau đó 2 tháng.
b. Hoa.
Dâu tằm là cây vừa đơn tính vừa lưỡng tính và chúng còn thụ phấn với
những cây lân cận. Hoa nhỏ rũ xuống và rất khó nhận ra, chúng thường ra hoa từ
nách lá của nhánh non đang phát triển và trên phần chồi non của nhánh già. Chúng
thụ phấn nhờ gió và một số phương pháp tự nhiên để hình thành quả mà không cần
thiết phải có sự giao phấn.
c. Quả.
Quả dâu thuộc lọai quả phức, tất cả các hoa đơn trên chùm hoa sau khi thụ
tinh sẽ phát triển tạo thành chùm quả, các quả đơn cùng gắn trên 1 trục quả tạo
thành quả phức, trục hoa rũ xuống quả phát triển mọng nước.
Lúc đầu quả có màu xanh sau chuyển sang màu hồng, khi quả chín có màu
tím đen hoặc màu mận chín. Có một vài giống khi chín quả có màu kem. Màu sắc
của quả do sắc tố chứa trong quả quyết định. Hình thái cúa quả dâu khác nhau tùy
theo giống có quả hình ovan dài, ovan tròn, chiều dài quả dao động từ 7÷45 mm.
Trọng lượng quả bình quân từ 1÷5 mg.

Hình 1.7. Một số hình ảnh dâu tằm
1.2.1.3. Thành phần hóa học.
- Steroids.

Các lá dâu tằm có chứa các hợp chất của rutin, quercetin, isoquercitrin và
Quercetin-3-Triglucoside
- Tinh dầu dễ bay hơi và acid hữu cơ.
10
Bao gồm stigmasterol, campesterol, mesoinositol và hormone biến chất như
inokosterone và ecdysterone. Acetic acid, acid propionic, butyric acid, isobutyric
acid, valeric acid, isovaleric acid, caproic acid, acid isocaproic, methyl salicylate,
guaiacol, phenol, o-cresol, m-cresol, eugenol, acid oxalic, fumarate acid, tartaric
citric acid, acid succinic, acid palmitic, ethyl palmitate, henthriacontane và
hydroxycoumarin
- Saccharides và acid amin.
Bao gồm sucrose, glucose, fructose và 17 loại acid amin như aspartic acid và
acid glutamic Trong đó, acid glutamic trong lá dâu tằm lên đến 2323mg/100g.
- Các vitamin và nguyên tố vi lượng.
Có chứa vitamin A, B
1
, B
2
, C, nicotinic acid, carotene cùng với kẽm, đồng,
sắt, mangan Ngoài ra, lá dâu tằm có chứa ancaloit, đặc biệt là một thành phần đặc
biệt gọi là 1-deoxynojirimycin (DNJ).
Bảng 1.1. Thành phần hóa học lá dâu tằm
Thành phần Hàm lượng có trong 100g lá khô
Crude Protein (protein thô) 32.8 %
Crude Fat (tinh dầu thô) 2.56 %
Prandial Fiber (thuộc chất xơ) 52.9%
Dissolvable Sugar (đường) 9.6%
Amino acid gross (acid amin tổng) 20.96mg
Vitamin B
1

0.59mg
Carotene 7.4mg
Chlorophy1 0.01%
Fkavibe 3.3%
Alkaloid 0.42%
Amylose 1.86%
Sterol 0.05 %
DNJ 0.1 %

1.2.1.4. Công dụng.
Cây dâu có tác dụng chữa bệnh: lá dâu (tang diệp) có tác dụng hạ sốt, chữa
cảm mạo, hạ huyết áp, làm sáng mắt, chữa chứng mồ hôi trộm ở trẻ nhỏ, chứng thổ
huyết, làm lành vết thương.
TS.BS.Nguyễn Quang Trung: Hoạt chất 1- Deoxynojirimycin (DNJ) trong
thành phần dâu tằm là một chất ức chế mạnh enzym glucosidase và disaccharidase ở
11
người. Do đó, nó ngăn cản quá trình tân tạo glucose tại thành ruột và gan, từ đó làm
giảm lượng glucose đi vào máu. Bên cạnh đó, trong dâu tằm còn chứa nhiều
polyphenol mà điển hình là resveratrol. Hoạt chất này giúp làm tăng tính nhạy cảm
của thụ thể insulin với hormon, do đó làm tăng phân huỷ glucose dư thừa. Như vậy,
chiết xuất dâu tằm vừa ức chế tổng hợp glucose mới, vừa làm tăng phân hủy
glucose do đó làm hạ lượng đường trong máu.
Thêm nữa, các polyphenol còn có tác dụng chống oxy hoá sinh học mạnh,
giúp chống lại quá trình peroxid hóa lipid, từ đó giúp ngăn ngừa các rối loạn chuyển
hóa lipid – nguy cơ gây biến chứng thành mạch phổ biến ở bệnh nhân tiểu đường.
1.2.1.5. Kỹ thuật trồng, chăm sóc và thu hoạch dâu tằm.
Dâu là cây lâu năm, trồng 1 lần thu hoạch 10-15 năm mới phải cải tạo. Dâu
trồng sau 6 tháng có thể thu hoạch lá. Năm thứ nhất sản lượng bằng một nửa so với
năm thứ hai. Dâu cho năng suất cao từ năm thứ hai trở đi. Sản lượng lá dâu bình
thường đạt 15-20 tấn/ha. Nếu đầu tư thâm canh đạt 25-30 tấn/ha.

a. Thời vụ trồng.
- Trồng vụ Đông: tháng 11, 12 dương lịch.
- Trồng vụ Hè: tháng 5 dương lịch.
b. Chăm sóc.
Dâu trồng từ năm thứ hai trở đi, mỗi sào bón 10-12kg urê chia ra làm 5-6 lần,
mỗi lần 2kg, bón kết hợp với lân, kali theo tỷ lệ N:P:K là 5:3:2. Bón phân hữu cơ: 2
lần 1 năm, mỗi sào 4-5 tạ, bón vào thời kỳ đốn cây và bón thúc khi dâu đang phát
triển mạnh vụ hè.
c. Thu hoạch.
Một năm có thể hái 7 - 8 lứa lá dâu, đối với dâu đốn Đông: vụ xuân hái lá, vụ
thu hái cành. Đối với dâu đốn hè: xuân thu hái lá và cành, hái sạch; hè hái lá.
d. Đốn dâu.
- Đốn dâu sát vụ đông tháng 12 hàng năm, cây sẽ cho lá nhiều vào mùa hè.
- Đốn dâu vụ hè vào đầu tháng 5: dâu cho lá nhiều vào mùa xuân, thu, nuôi
nằm lưỡng hệ năng suất cao.
- Đốn phớt vụ đông vào tháng 12, tháng 1. Cắt đầu cành, cành tăm, bỏ lá đeo
trên cây, làm cỏ sạch gốc, bón phân. Để đầu xuân cho nhiều lá.
e. Phòng trừ sâu bệnh.
- Bệnh: dâu thường bị bệnh bạc thân, đốm lá, cháy lá, gỉ sắt, xoăn lá. Cần hái
lá kịp thời và vệ sinh đồng ruộng.
12
- Sâu hại dâu: sâu đục thân, bọ gạo, sâu cuốn lá, sâu đo, sâu róm và các loại
rầy rệp truyền bệnh virut xoắn lá, hoa lá. Nếu phun thuốc trừ sâu thì nên dùng thuốc
Dipterex hoặc Bi 58 tỷ lệ 1-1,5 phần nghìn.
1.2.2. Cam thảo [9].
1.2.2.1. Nguồn gốc.
Cam thảo được trồng ở nhiều nước trên thế giới như Trung Quốc, Mông Cổ,
Liên Xô cũ, Hungari
1.2.2.2. Mô tả chung.
 Tên khoa học: Glycyrrhiza glabra L. và Glycyrrhiza uralensis Fisher, Họ

Đậu (Fabaceae).
 Tên khác: Cam thảo bắc.
 Đặc điểm hình thái:
 Cây: Cây nhỏ mọc nhiều năm, có một hệ thống rễ và thân ngầm rất
phát triển.
 Thân: Ngầm dưới đất có thể đâm ngang đến 2 mét. Từ thân ngầm này lại
mọc lên các thân cây khác. Thân cây mọc đứng cao 0,5-1,50 m. Thân yếu, có 9 - 17
lá chét hình trứng.
 Hoa: Hình bướm màu tím nhạt, loài glabra có cụm hoa dày hơn loài
uralensis trên.
 Quả: Loại đậu, loài glabra nhẵn và thẳng, loài uralensis thì quả cong và
có lông cứng.
 Dược liệu:
Đoạn rễ hình trụ, thẳng hay hơi cong, thường dài 20 - 30 cm, đường kính 0,5 - 2,5 cm.
Cam thảo chưa cạo lớp bần bên ngoài có màu nâu đỏ cùng những vết nhăn
dọc. Cam thảo đã cạo lớp bần có màu vàng nhạt.
Khó bẻ gãy, vết bẻ màu vàng nhạt có nhiều xơ dọc.
Mùi đặc biệt, vị ngọt hơi khé cổ.
Dược liệu mặt ngoài có lớp vỏ màu nâu, vết bẻ có xơ, màu vàng, dễ xé theo
chiều dọc. Vị rất ngọt, hơi khé cổ.
1.2.2.3. Thành phần hóa học.
- Glycyrrhizin là một saponin thuộc nhóm olean, hàm lượng từ 10-14% trong
dược liệu khô, chỉ có trong bộ phận ở dưới mặt đất, có vị rất ngọt (gấp 60 lần đường
saccharose).
13
- Các flavonoid là nhóm hoạt chất quan trọng thứ hai có trong rễ cam thảo với
hàm lượng 3 - 4%. Có 27 chất đã được biết, quan trọng nhất là hai chất liquiritin
(hay liquiritirosid) và isoliquiritin (hay isoliquiritirosid).
Liquiritin được Shinoda và Ueda (1934) phân lập. Chất này thuộc nhóm
flavanon, có phần aglycon là liquiritigenin ( 4',7 dihydroxy - flavanon). Isoliquiritin

được Puri và Seshadri phân lập (1954). Chất này là đồng phân của chất trên và
thuộc nhóm chalcon, phần aglycon là isoliquiritigenin (4,4',6' trihydroxy chalcon).
Isoliquiritigenin ở môi trường acid thì đồng phân hoá thành liquiritigenin.
Ngoài ra còn có nhiều flavonoid thuộc các nhóm khác: isoflavan (gla-bridin),
isoflavon (glabron), isoflaven (glabren).
- Những hoạt chất estrogen steroid: Phần này tan trong ether dầu hỏa.
- Những dẫn chất coumarin: umbelliferon, herniarin, liqcoumarin (6-acetyl-5-
hydroxy-4-methyl coumarin).
- Rễ cam thảo còn chứa carbohydrat 4,7 – 10,97%, tinh bột 4,17 –
5,92%.

1.2.2.4. Công dụng.
 Dịch chiết cam thảo có tác dụng chống loét dạ dày.
+ Tác dụng chống co thắt của dịch chiết cam thảo được chứng minh trên ruột
cô lập của chuột lang hoặc thỏ thấy có tác dụng đối kháng với histamin,
acetylcholin. Tác dụng chống co thắt và tác dụng bảo vệ chống loét dạ dày chủ yếu
là do các thành phần flavonoid.
+ Trong một số trường hợp thí nghiệm trên súc vật cho thấy tác dụng chống
viêm bằng 1/5 hydrocortison. Glycyrrhizin làm giảm những tổ chức hạt tạo thành
xung quanh viên bông cấy dưới da của chuột cống trắng hoặc làm giảm độ sưng của
chân chuột sau khi tiêm formol. Acid liquiritic cũng có tác dụng chống viêm, chống
loét và làm nhanh lành sẹo.
 Thí nghiệm trên súc vật cho thấy cam thảo có khả năng giảm độc của
morphin, cocain, strychnin, atropin, chloralhydrat, giải độc các độc tố bạch hầu, uốn ván.
 Nghiên cứu gần đây còn cho thấy cam thảo có tác dụng nâng cao khả năng
miễn dịch của cơ thể.
 Ngoài ra, cam thảo bắc còn có tác dụng giải nhiệt, lợi tiểu, chữa táo bón,
chữa một số bệnh
về
da. Cam thảo bắc làm cho thuốc ngọt dễ uống và thường có

trong

thành phần các thuốc viên, thuốc phiến, kẹo ngậm, siro chữa ho. Trong y
học
dân
gian Ấn Độ, ngoài những dạng thông thường, cam thảo bắc còn được
14
dùng nhai với lá
trầu
không, nhào với bơ sữa trâu hoặc mật ong để đắp ngoài chữa
vết chém, vết
thương.

 Độc tính: Độc tính của Cam thảo rất thấp. Cam thảo uống liều cao xuất
hiện đầy bụng, kém ăn và rối loạn tiêu
hoá.

1.2.3. Hoa cúc [9].
1.2.3.1. Nguồn gốc.
Được trồng ở Hà Lan, nó chỉ được sách vở Châu Âu mô tả lại vào 1689.
Cây được ‘tái’ phát hiện vào 1789 và sau đó được ưa chuộng và phát triển rất
mạnh tại Âu Châu. Linnaeus đã đặt tên cho chi của cây là Chrysanthemum vào
1753. Chrysanthemum morifolium ngày nay thật ra là loài được pha trộn gen từ ít
nhất là 6 loài cúc khác nhau.
1.2.3.2. Mô tả chung.
 Tên khoa học : Chrysanthemum morifolium = C.sinense.
Từ 1961, cây được xếp vào chi Dendranthema để trở thành Dendran thema
morifolium= D. grandiflora.
 Tên thông thường : Mums, Florist’s Chrysanthemum.
 Đặc điểm hình thái:

 Cây: Thuộc loại thân thảo cao 60 - 90 cm, gân hóa mộc
 Thân: Nhẵn, có rãnh, mọc thẳng đứng, phân chia thành bụi, mang lá xếp
tương đối thưa.
 Lá: Thuôn hình ngọn giáo hay hình bầu dục, dày, mặt dưới có lông và
nhạt hơn mặt trên; phiến lá có mép khía răng và chia ra 3-5 thùy; gốc lá có tai.
 Hoa: Mọc thành cụm tròn lớn, lá bắc bao bên ngoài phủ lông trắng, các lá
bắc trong hình thuôn. Tại đầu hoa lớn chừng 1,5 - 5 cm, có 1 - 2 dãy hoa vòng ngoài
có cánh môi màu trắng, các hoa ở giữa hình ống, màu vàng nhạt.
 Quả: Thuộc loại bế quả dạng trái xoan.
Bạch cúc được du nhập vào Việt Nam từ lâu đời, được trồng tại nhiều nơi
nhưng không phổ biến bằng Kim cúc (Cúc vàng).
1.2.3.3. Thành phần hóa học.
Hoa cúc trắng chứa :
- Tinh dầu dễ bốc hơi trong đó có: Camphor, carvone, camphene, borneol,
bornyl acetate, chrysanthenone
- Alkaloids: Stachydrine

×