Tải bản đầy đủ (.doc) (64 trang)

Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh sản phẩm cà phê tại công ty cà phê buôn hồ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (377.44 KB, 64 trang )

PHẦN THỨ NHẤT
MỞ ĐẦU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong xu thế hội nhập kinh tế hiện nay, sự cạnh tranh diễn ra rất gay gắt.
các doanh nghiệp muốn tồn tại đứng vững trên thị trường, nuốn sản phẩm của
mình có thể cạnh tranh được với các sản phẩm của doanh nghiệp khác thì
không còn cách nào phải tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh sao cho có
hiệu quả. Do vậy, tìm ra các biện pháp để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh
doanh là vấn đề đang được rất nhiều các doanh nghiệp quan tâm chú trọng. Khi
sản xuất kinh doanh co hiệu quả cao, doanh thu cao thì doanh nghiệp có thể mở
rộng thị trường sản xuất hay tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp mình, cũng
như mua sắm trang thiết bị máy móc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào quá
trình sản xuất hay kinh doanh để thay thế máy móc thiết bị cũ, lạc hậu, nâng
cao đời sống của anh chị em công nhân hay nhân viên của doanh nghiệp. Khi
doanh nghiệp thực hiện được các yếu tố trên thì mới có thể mạnh dạn và tự tin
đứng ra cạnh tranh cùng với các doanh nghiệp khác ở trong nước hay nước
ngoài về cùng sản phẩm, dịch vụ kinh doanh
Nền kinh tế thị trường như hiện nay, để tồn tại và phát triển, các doanh
nghiệp phải đối mặt với rất nhiều khó khăn. Là một doanh nghiệp sản xuất trực
thuộc Tập đoàn Vina cà phê Việt Nam, Công ty cà phê Buôn Hồ cũng gặp phải
sự cạnh tranh khốc liệt của các doanh nghiệp cùng ngành trong và ngoài nước.
Vì vậy, muốn đứng vững trên thị trường, đòi hỏi những nhà quản lý luôn phải
thường xuyên cải tiến sản phẩm, nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản
phẩm. Nắm được vấn đề này, Ban lãnh đạo Công ty đã có những biện pháp
quản lý chặt chẽ các khâu thu mua, bảo quản, dự trữ và các chi phí khác để
nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty.
Bởi vậy trong thời gian thực tập, tìm hiểu thực trạng sản xuất kinh doanh
tại công ty cà phê Buôn Hồ, với những kiến thức đã tích luỹ được cùng với sự
giúp đỡ tận tình của Thạc sỹ Lê Thanh Hà, ban lãnh đạo công ty cũng như các
1
cán bộ nhân viên. Chúng em lựa chọn đề tài “ Nâng cao hiệu quả sản xuất


kinh doanh sản phẩm cà phê tại Công ty cà phê Buôn Hồ”
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
- Tìm hiểu thực trạng công tác sản xuất kinh doanh sản phẩm cà phê tại
Công ty cà phê Buôn Hồ trong thời gian qua.
- Xác định những nguyên nhân, những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản
xuất kinh doanh sản phẩm cà phê tại Công ty cà phê Buôn Hồ trong thời
gian qua.
- Từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh
doanh sản phẩm cà phê tại Công ty cà phê Buôn Hồ trong thời gian tới.
1.3Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu tất cả các nhân tố, các mối quan hệ ảnh hưởng
đến hiệu quả sản xuất kinh doanh sản phẩm cà phê tại Công ty cà phê Buôn
Hồ.
1.4 Phạm vi nghiên cứu
1.4.1 Không gian nghiên cứu
Đề tài được triển khai thực hiên tại Công ty cà phê Buôn Hồ tại km2
đường Trần Hưng Đạo, thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đắk Lắk.
1.4.2 Thời gian nghiên cứu.
Số liệu được sử dụng trong nghiên cứu 3 năm ( từ năm 2009 đến năm
2011)
Thời gian triển khai thực tập: 5/10 đến ngày 5/11/2012
2
PHẦN THỨ HAI
CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1 Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu
2.1.1 Một số khái niệm cơ bản
2.1.1.1 Khái niệm về hiệu quả sản xuất kinh doanh
Hiệu quả sản xuất kinh doanh là phạm trù kinh tế, gắn với cơ chế thị trường
có quan hệ với tất cả các yếu tố trong quá trình sản xuất kinh doanh như: lao động,
vốn, máy móc, nguyên vật liệu nên oanh nghiệp chỉ có thể đạt hiệu quả cao khi

việc sử dụng các yếu tố cơ bản của quá trình kinh doanh có hiệu quả. Khi đề cập
đến hiệu quả kinh doanh nhà kinh tế dựa vào từng góc độ xem xét để đưa ra các
định nghĩa khác nhau.
Đối với các doanh nghiệp để đạt được mục tiêu sản xuất kinh doanh cần phải
trú trọng đến điều kiện nội tại, phát huy năng lực hiệu quả của các yếu tố sản xuất
và tiết kiệm mọi chi phí. Yêu cầu của việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh
là phải sử dụng các yếu tố đầu vào hợp lý nhằm đạt được kết quả tối đa và chi phí
tối thiểu. Tuy nhiên để hiểu rõ bản chất của hiệu quả cũng cần phân biệt khái niệm
hiệu quả và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh .
- Khái niệm hiệu quả sản xuất kinh doanh
Hiệu quả sản xuất kinh doanh là chỉ tiêu tổng hợp, đánh giá sự phát triển
kinh tế theo chiều sâu, phản ánh sự khai thác các nguồn lực một cách tốt nhất
phục vụ các mục tiêu kinh tế của doanh nghiệp
2.1.1.2 Bản chất của hiệu quả sản xuất kinh doanh
Bản chất của hiệu quả sản xuất kinh doanh là nâng cao năng suất lao động
xã hội và tiết kiệm lao động xã hội. Đây là hai mặt có quan hệ mật thiết của vấn
đề hiệu quả kinh tế. Để đạt được mục tiêu kinh doanh các doanh nghiệp phải
chú trọng và phát huy tối đa năng lực, hiệu năng của các yếu tố sản xuất, tiết
kiệm mọi chi phí. Tuy vậy, để hiểu rõ bản chất của hiệu quả sản xuất kinh
doanh cần phân biệt hai khái niệm Hiệu quả và Kết quả sản xuất kinh doanh.
3
Kết quả là những cái thu được sau một khoảng thời gian sản xuất kinh
doanh được biểu hiện bằng đơn vị hiện vật ( tấn, tạ, kg ) và đơn vị giá trị
(đồng, triệu đồng…). Kết quả còn phản ánh quy mô hoạt động sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp.
Hiệu quả phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực sản xuất hay phản ánh
mặt chất lượng của quá trình kinh doanh. Việc xác định hiệu quả kinh doanh và
hao phí nguồn lực gắn với một thới kì cụ thể nào đó đều rất khó xác định một
cách chính xác.
Yêu cầu của việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh là phải đạt được

lợi nhuận tối đa và chi phí tối thiểu.
2.1.1.3 Phân loại hiệu quả sản xuất kinh doanh
Tuỳ theo cách tiếp cận có thể nghiên cứu hiệu quả sản xuất kinh doanh
theo các cách phân loại khác nhau, cụ thể:
- Hiệu quả tổng hợp: là hiệu quả chung phản ánh kết quả thực hiện
mọi mục tiêu mà chủ thể đặt ra trong một giai đoạn nhất định. Hiệu quả tổng
hợp bao gồm:
+ Hiệu quả kinh tế: mô tả mối quan hệ giữa lợi ích kinh tế xã hội mà chủ
thể nhận được và chi phí bỏ ra để nhận được lợi ích kinh tế đó theo mục tiêu
đặt ra.
+ Hiệu quả kinh tế xã hội: là hiệu quả mà chủ thể nhận được trong quá
trình thực hịên các mục tiêu xã hội như giải quyết việc làm, nộp ngân sách nhà
nước, vấn đề môi trường…
- Hiệu quả trực tiếp và hiệu quả gián tiếp:
+ Hiệu quả trực tiếp: được xem xét trong phạm vi một dự án, một công ty.
+ Hiệu quả gián tiếp: là hiệu quả mà đối tượng nào đó tạo ra cho đối
tượng khác.
- Hiệu quả tuyệt đối và hiệu quả tương đối:
+ Hiệu quả tuyệt đối: được đo bằng hiệu số giữa kết quả và chi phí
+ Hiệu quả tương đối: đo bằng tỷ số giữa kết quả và chi phí.
- Hiệu quả trước mắt và hiệu quả lâu dài:
4
+ Hiệu trước mắt: là hiệu quả được xem xét trong giai đoạn ngắn, lợi ích
trước mắt, mang tính tạm thời.
+ Hiệu quả lâu dài: mang tính chiến lược lâu dài.
Phân loại hiệu quả kinh tế là cơ sở để xác định các chỉ tiêu hiệu quả sản
xuất kinh doanh.
2.1.1.4 Một số chỉ tiêu xác định hiệu quả sản xuất kinh doanh
Trong kinh doanh hiệu quả sản xuất kinh doanh là mối quan tâm lớn nhất
của tất cả các doanh nghiệp. Hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh

- Hiệu quả kinh doanh tổng hợp.
Để dánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh tổng hợp của toàn doanh
nghiệp người ta thường dung các chỉ tiêu sau:
chỉ tiêu doanh thu trên một đồng chi phí cho biết với một đồng chi phí bỏ
ra, doanh nghiệp tạo ra được mấy đồng doanh thu.
Doanh thu trên
=
Doanh thu tiêu thụ sản phẩm trong kỳ
một đồng chi phí
Tổng chi phí sản xuất và tiêu thụ trong
kỳ
Chỉ tiêu Doanh thu trên 1 đồng vốn kinh doanh phản ánh 1 đồng vốn kinh
doanh đem lại bao nhiêu đồng Doanh thu.
Doanh thu trên một
=
Doanh thu tiêu thụ sản phẩm trong
kỳ
đồng vốn kinh doanh Vốn kinh doanh bình quân trong kỳ
Chỉ tiêun doanh lợi theo chi phí cho biết bỏ ra bao nhiêu đồng chi phí
đem lại bao nhiêu đồng lợi nhuận.
Doanh lợi theo
=
Lợi nhuận sau thuế trong kỳ
Chi phí
Tổng chi phí sản xuất và tiêu thụ trong
kỳ
Chỉ tiêu doanh lợi theo vốn kinh doanh cho biết một đồng vốn kinh doanh
đem lại bao nhiêu đồng lợi nhuận.
Doanh lợi theo
=

Lợi nhuận sau thuế trong kỳ
vốn kinh doanh
Vốn kinh doanh bình quân trong
kỳ
5
Chỉ tiêu doanh lợi doanh thu thuần phản ánh một đồng doanh thu đem lại
bao nhiêu đồng lợi nhuận
Doanh lợi Doanh
thu thuần
=
Lợi nhuận sau thuế trong
kỳ
Doanh thu tiêu thụ thuần
Kỳ thu tiền trung bình: Thời gian thu tiền bán hang kể từ khi giao hang
đến khi thu tiền là bao nhiêu ngày.
Kỳ thu tiền trung
bình
=
Số dư bình quân các khoản
phải thu
Doanh thu thuần bình
quân một ngày trong kỳ
- Chỉ tiêu về khả năng thanh toán:
Hệ số về khả năng thanh toán tổng quát. Hệ số thanh toán tổng quát là
mối quan hệ giữa tổng tài sản mà hiện nay doanh nghiệp đang quản lý sử dụng
với tổng số nợ phải trả ( bao gồm: Nợ ngắn hạn, nợ dài hạn )
Hệ số thanh toán tổng
quát(Htq)
=
Tổng tài sản

Tổng nợ
Hệ số khả năng thanh toán hiện thời. Là quan hệ giữa tổng tài sản lưu
động và đầu tư ngăn hạn so với các khoản nợ ngắn hạn. Hệ số thanh toán hiện
thời thể hiện mức độ đảm bảo của tài sản ngăn hạn (TSNH) với các khoản nợ
ngắn hạn.
Khả năng thanh toán hiện thời( Hht) =
Tổng TSNH
Nợ ngắn hạn
Hệ số khả năng thanh toán nhanh. Các TSNH trước khi mang đi thanh
toán cho chủ nợ đều phải chuyển đổi thành tiền. Trong TSNH hiện có thì vật tư
hàng hóa tồn kho(các loại vật tư, công cụ dụng cụ, thành phần tồn kho) chưa
thể chuyển đổi ngay thành tiền, do đó nó có khả năng thanh toán kém nhất. Vì
6
vậy, hệ số này cho biết khả năng thanh toán thực sự của doanh nghiệp và được
tính toán dựa trên các TSNH có thể chuyển đổi nhanh thành tiền để có thể đáp
ứng yêu cầu thanh toán cần thiết.
Khả năng thanh toán nhanh
(Hnh)
=
TSNH- HHTồn kho
Tổng nợ ngắn hạn
Hệ số thanh toán lãi vay. Lãi vay phải trả là một khoản chi phí tương đối
ổn định và có thể tính toán trước. Nguồn để trả lãi vay là lợi nhuận kinh doanh
(lợi nhuận trước thuế và lãi vay). So sánh với nguồn để trả lãi vay với lãi vay
phải trả sẽ cho chúng ta biết doanh nghiệp sẵn sàng trả tiền đi vay tới mức độ
nào hay nói cách khác là nó cho biết mức độ lợi nhuận đả bảo khả năng trả lãi
hàng năm như thế nào
Hệ số thanh toán lãi vay = Lợi nhuận trước thuế và lãi
vay
Lãi vay phải trả

- Chỉ tiêu cơ cấu vốn và tài sản;
Hệ số nợ:
Hệ số nợ
=
Nợ phải trả
= 1- Hệ số vốn chủ sở
hữu
Tổng nguồn
vốn
Hệ số vốn chủ sở hữu:
Hệ số vốn CSH =
Vốn CSH
=1 – Hệ số nợ
Tổng nguồn
vốn
- Chỉ tiêu cơ cấu tài sản: Đây là một dạng tỷ suất phản ánh khi
doanh nghiệp sử dụng bình quân một đồng vốn kinh doanh thì dành ra bao
7
nhiêu đồng để hình thành TSNH, còn bao nhiêu để đầu tư vào tài sản dài
hạn( TSDH). Để đánh giá cơ câu tài sản ta sử dụng hai chỉ tiêu sau:
Tỉ suất đầu tư vào
TSDH
=
TSDH
= 1 – tỉ suất đầu tư vào
TSNH
Tổng tài
sản
- Các chỉ số về hoạt động
Số vòng quay hàng tồn kho: Số vòng quay hàng tồn kho là số lần mà hàng

hóa tồn kho bình quân luân chuyển trong kì.Nó được xác định theo công thức
sau:
Số vòng quay hàng tồn kho =
Giá vốn hàng bán (DTT)
Hàng tồn kho bình quân
Số ngay một vòng quay hàng tồn kho (kì luân chuyển hàng tồn kho): Số
ngày một vòng quay hàng tồn kho phản ánh số ngày trung bình của một vòng
quay hàng tồn kho.
Kì luân chuyển hàng tồn
kho
=
Số ngày trong kì
Số vòng quay hàng tồn kho
Vòng quay các khoản phải thu: Đó là quan hệ tỷ lệ giữa doanh thu với số
dư bình quân các khoản phải thu của khách hàng trong kì.
Vòng quay các khoản phải
thu
=
Doanh thu
Số dư bình quân các khoản phải
thu
- Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng nhân lực:
Chỉ tiêu năng suất lao động bình quân: Cứ một lao động thì tạo ra bao
nhiêu đồng doanh thu thuần.
NSLĐ bình quân = Doanh thu thuần
8
Tổng số lao động bình
quân trong ngày
Chỉ tiêu tỷ suất tiền lương tính theo doanh thu thuần: Để có một đồng
doanh thu, doanh nghiệp phải trả bao nhiêu đồng tiền lương.

Tỷ suất tiền
lương/DTT
=
Tổng quỹ lương
Doanh thu thuần trong kỳ
Chỉ tiêu mức sinh lời bình quân của lao động: Cứ một lao động tham gia
thì tạo bao nhiêu đồng lợi nhuận.
Mức sinh lời Bình
quân của lao động
=
Lợi nhuận sau thuế
Tổng số lao động trong kỳ
- Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản cố định (TSCĐ)
Để đánh giá hiệu quả sử dụng TSCĐ, người ta thường sử dụng các chỉ
tiêu như: sức sản xuất của TSCĐ (hiệu suất sử dụng TSCĐ trong 1 kỳ ), sức
sinh lợi của tài sản cố định và suất hao phí từ TSCĐ.
Chỉ tiêu sức sản xuất của TSCĐ: phản ánh 1 đồng nguyên giá bình quân
TSCĐ đem lại mấy đồng doanh thu thuần.
Sức sản xuất của
TSCĐ
=
Tổng số doanh thu thuần
Nguyên giá bình quân
TSCĐ
Chỉ tiêu sức sinh lợi TSCĐ cho biết 1 đồng nguyên giá bình quân TSCĐ
đem lại mấy đồng lợi nhuận thuần ( hay lãi gộp ).
Sức sinh lợi của
TSCĐ
=
Lợi nhuận trong kỳ

Nguyên giá bình quân
TSCĐ
Chỉ tiêu suất hao phí từ tài sản cố định cho thấy để có 1 đồng doanh thu
thuần hay lợi nhuận thuần phải hao phí bao nhiêu đồng nguyên giá tài sản cố
định
Suất hao phí từ
TSCĐ
=
Nguyên giá bình quân TSCĐ
Doanh thu thuần ( hay lợi nhuận
thuần)
9
- Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản lưu động (TSLĐ)
Nhằm đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản lưu động trong doanh nghiệp,
người ta thường sử dụng các chỉ tiêu : vòng quay TSLĐ trong kỳ, hiệu quả sử
dụng TSLĐ trong kỳ và mức đảm nhiệm TSLĐ.
Vòng quay TSLĐ trong kỳ (hay hiệu suất sử dụng TSLĐ): cho biết mỗi
đơn vị TSLĐ sử dụng trong kỳ đem lại bao nhiêu đơn vị doanh thu thuần, chỉ
tiêu này càng lớn chứng tỏ hiệu suất sử dụng TSLĐ càng cao.
Vòng quay TSLĐ
=
Doanh thu thuần trong
kỳ
Trong kì
TSLĐ bình quânn trong
kỳ
Hiệu quả sử dụng TSLĐ phản ánh khả năng sinh lợi của TSLĐ. Nó cho
biết mỗi đơn vị TSLĐ có trong kỳ đem lại bao nhiêu đơn vị lợi nhuận sau thuế.
Hiệu quả sử dụng
TSLĐ trong kỳ

=
Lợi nhuận sau thuế
TSLĐ sử dụng bình quân trong
kỳ
Mức đảm nhiệm TSLĐ cho biết để đạt được mỗi đơn vị doanh thu, doanh
nghiệp phải sử dụng bao nhiêu phần trăm đơn vị TSLĐ. Chỉ tiêu này càng thấp
càng chứng tỏ hiệu quả kinh tế cao.
Mức đảm nhiệm
TSLĐ
=
TSLĐ bình quân trong kỳ
Doanh thu thuần
- Chỉ tiêu sử dụng hiệu quả chi phí: cứ một đồng chi phí tạo ra bao
nhiêu đồng lợi nhuận ròng.
Tỷ suất DT/CP =
Doanh thu thuần
Tổng chi phí trong kỳ
2.1.2 Ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh
2.1.2.1 Vai trò của việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh
10
Vai trò của việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh là nâng cao năng
suất lao động xã hội và tiết kiệm lao động xã hội. Đây là hai mặt có môi quan
hệ mật thiết của vấn đề hiệu quả kinh tế. Chính việc khan hiếm nguồn lực và
việc sử dụng chúng có tính cạnh tranh nhằm thoả mãn nhu cầu ngày càng tăng
của xã hội, đặt ra yêu cầu phải khai thác, tận dụng triệt để các nguồn lực. Để
đạt được mục tiêu kinh doanh, các doanh nghiệp buộc phải chú trọng các điều
kiện tồn tại, phát huy năng lực, hiệu năng của các yếu tố sản xuất và tiết kiệm
mọi chi phí.
Để hiểu rõ về vai trò nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh ta cũng cần
phân biệt giữa hai khái niệm kết quả và hiệu quả của hoạt động kinh doanh.

Kết quả hoạt động kinh doanh là những gì mà doanh nghiệp đạt được sau một
quá trình kinh doanh nhất định, kết quả cần đạt được bao giờ cũng là mục tiêu
cần thiết của doanh nghiệp. Trong đó trong khái niệm về hiệu quả sản xuất
kinh doanh, người ta sử dụng cả hai chỉ tiêu kết quả và chi phí để đánh giá hiệu
quả sản xuất kinh doanh.
Vì vậy yêu cầu của việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh là phải đạt
kết quả tối đa với chi phí tối thiểu, hay chính xác hơn là đạt kết quả tối đa với
chi phí nhất định hoặc ngược lại đạt kết quả nhất định với chi phí tối thiểu. Chi
phí ở đây được hiểu theo nghĩa rộng là chi phí để tạo ra nguồn lực và chi phí sử
dụng nguồn lực, đồng thời phải bao gồm cả chi phí cơ hội. Chi phí cơ hội là giá
trị của việc lựa chọn tốt nhất đã bị bỏ qua hay là giá trị của sự hy sinh công
việc kinh doanh khác để thực hiện hoạt động kinh doanh này. Chi phí cơ hội
phải được bổ sung vào chi phí kế toán và loại ra khỏi lợi nhuận kế toán để thấy
rõ lợi ích kinh tế thực sự. Các tính như vậy sẽ khuyến khích các nhà kinh doanh
lựa chọn phương án kinh doanh tốt nhất, mặt hàng sản xuất có hiệu quả cao
hơn.
2.1.2.2. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp
Hiệu quả sản xuất kinh doanh là một trong các công cụ hữu hiệu để các
nhà quản trị thực hiện chức năng của mình. Việc xem xét và tính toán hiệu quả
sản xuất kinh doanh không những chỉ cho biết việc sản xuất đạt ở trình độ nào
mà còn cho phép các nhà quản trị phân tích, tìm ra các nhân tố để đưa ra các
11
biện pháp thích hợp trên cả hai phương diện tăng kết quả và giảm chi phí kinh
doanh nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Với tư cách là một công
cụ đánh giá và phân tích kinh tế, phạm trù hiệu quả không chỉ được sử dụng ở
giác độ tổng hợp, đánh giá chung trình độ sử dụng tổng hợp đầu vào trong
phạm vi toàn doanh nghiệp mà còn sử dụng để dánh giá trình độ sử dụng từng
yếu tố đầu vào ở phạm vi toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp cũng như ở từng bộ phận cấu thành của doanh nghiệp.
Ngoài ra, việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh còn là sự biểu hiện

của việc lựa chọn phương án sản xuất kinh doanh. Doanh nghiệp phải tự lựa
chọn phương án sản xuất kinh doanh của mình cho phù hợp với trình độ của
doanh nghiệp. Để đạt được mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận, doanh nghiệp buộc
phải sử dụng nguồn lực tối ưu nguồn lực sẵn có. Nhưng việc sử dụng nguồn lực
đó bằng cách nào để có hiệu quả nhất lại là một bài toán mà nhà quản trị phải
lựa chọn cách giải. Chính vì vậy, ta có thể nói việc nâng cao hiệu quả sản xuất
kinh doanh không chỉ là công cụ hữu hiệu để các nhà quản trị thực hiện các
chức năng quản trị của mình mà còn là thước đo trình độ của nhà quản trị.
Ngoài những chức năng trên của hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp,
nó còn là vai trò quan trọng trong cơ chế thị trường.
Thứ nhất, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh là cơ sở cơ bản đảm bảo
sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Sự tồn tại của doanh nghiệp được xác
định bởi sự có mặt của doanh nghiệp trên thị trường, mà hiệu quả sản xuất kinh
doanh là nhân tố trực tiếp đảm bảo sự tồn tại đó, đồng thời mục tiêu của doanh
nghiệp là luôn tồn tại và phát triển một cách vững chắc. Do vậy, việc nâng cao
hiệu quả sản xuất kinh doanh là một đòi hỏi tất yếu khách quan đối với tất cả
các doanh nghiệp hoạt động trong cơ chế thị trường hiện nay. Do yêu cầu của
sự tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp đòi hỏi nguồn thu nhập của doanh
nghiệp phải không ngừng tăng lên. Nhưng trong điều kiện nguồn vốn và các
yếu tố kỹ thuật cũng như các yếu tố khác của quá trình sản xuất chỉ thay đổi
trong khuôn khổ nhất định thì để tăng lợi nhuận đòi hỏi các doanh nghiệp phải
nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Như vậy, hiệu quả sản xuất kinh doanh
12
là hết sức quan trọng trong việc đảm bảo sự tồn tại và phát triển của doanh
nghiệp.
Thứ hai, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh là nhân tố thúc đẩy sự
cạnh tranh và tiến bộ trong kinh doanh. Chính việc thúc đẩy cạnh tranh yêu cầu
các doanh nghiệp phải tự tìm tòi, đầu tư tạo ra tiến bộ trong kinh doanh. Chấp
nhận cơ chế thị trường là chấp nhận sự cạnh tranh. Song thị trường ngay càng
phát triển thì cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng gay gắt và khốc liệt

hơn. Sự cạnh tranh lúc này không còn là sự cạnh tranh về mặt hang mà cạnh
tranh về chất lượng, giá cả mà còn phải cạnh tranh nhiều yếu tố khác nữa. Mục
tiêu của doanh nghiệp là phát triển thì cạnh tranh là yếu tố làm cho doanh
nghiệp mạnh lên nhưng ngược lại cũng có thể làm cho doanh nghiệp không tồn
tại được trên thị tường. Để đạt được mục tiêu là tồn tại và phát triển mở rộng
thì doanh nghiệp phải chiến thắng trong cạnh tranh trên thị trường. Do đó
doanh nghiệp cần phải có hang hoá, dịch vụ chất lượng tốt, giá cả hợp lý. Mặt
khác hiệu quả lao động là đồng nghĩa với việc giảm giá thành, tăng khối lượng
hang hoá, chất lượng, mẫu mã không ngừng cải thiện và nâng cao…
Thứ ba, việc nâng cao hiệu quả kinh doanh chính là nhân tố cơ bản tạo ra
sự thắng lợi cho doanh nghiệp trong quá trình hoạt động kinh doanh trên thị
trường. Muốn tạo ra sự thắng lợi trong cạnh tranh đòi hỏi các doanh nghiệp
không ngừng nâng cao hiệu quả kinh doanh của mình. Chính sự nâng cao hiệu
quả kinh doanh là con đường nâng cao sức cạnh tranh và khả năng tồn tại và
phát triển của mỗi doanh nghiệp
2.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp
2.1.3.1. Các nhân tố bên ngoài
Hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phản ánh mối quan hệ
giữa kết quả đạt được và chi phí bỏ ra đê đạt được kết quả đó, nó phản ánh
trình độ lợi dụng các nguồn lực đầu vào để đạt được mục tiêu của doanh
nghiệp. Các đại lượng kết quả đạt được và chi phí bỏ ra chịu tác động rất nhiều
nhân tố khác nhau với các mức độ khác nhau. Do đó ảnh hưởng trực tiếp đến
hiệu qủa kinh doanh của các doanh nghiệp. Các nhân tố bên ngoài bao gồm:
13
Môi trường khu vực và quốc tế: Môi trường kinh tế cũng như chính trị
trong khu vực và trên thế giới ổn định là cơ sở tiền đề thuận lợi giúp các doanh
nghiệp tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh của mình đạt hiệu quả cao.
Môi trường kinh tế quốc dân: bao gồm môi trường kinh chính trị, pháp
luật, môi trường kinh tế và môi trường văn hoá xã hội, điều kiện tự nhiên và cơ

sở hạ tầng, trình độ khoa học công nghệ. Đây là các nhân tố vô cùng quan
trọng tác động trực tiếp tới hoạt động sản xuất kinh doanh và hiệu quả sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp như chính sách đầu tư, chính sách cơ cấu, lạm
phát biến động tiền tệ, hoạt động của đối thủ cạnh tranh, là các nhân tố tác
động trực tiếp đến các quyết định cung cầu của từng doanh nghiệp và từ đó tác
động mạnh mẽ đến kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh. Sự lành mạnh
trong các cơ chế kinh tế đã tạo điều kiện cho công ty có thể mở rộng thị trường
ra các tỉnh lân cận. Đồng thời, sự phát triển của nền kinh tế cũng tạo đà chung
cho sự phát triển của công ty, càng ngày các khu công nghiệp mới được thành
lập và đi cùng nó là việc xây dựng cơ sở hạ tầng đặc biệt là các công trình
điện… từ đó tạo them các cơ hội làm ăn mới cho công ty, mở ra nhiều khách
hang tiểm năng hứa hẹn sự phát triển.
Môi trường nghành: Trong cơ chế thị trường nước ta hiện nay, trong hầu
hết các lĩnh vực kinh doanh, môi trường ngành là nhân tố góp phần ảnh hưởng
không nhỏ tới hiệu quả sản xuất kinh doanh, nó bao gồm các doanh nghiệp
trong ngành, khả năng gia nhập mới của các doanh nghiệp khác, các sản phẩm
thay thế, người cung ứng và khách hang. Trong đó khách hang là vấn đê vô
cùng quan trọng và ssược các doanh nghiệp đặc biệt quan tâm chú ý.
2.1.3.2. Các nhân tố bên trong.
Bao gồm cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị, đặc tính về sản phẩm, công tác
tiêu thụ sản phẩm, công tác đảm bảo nguyên vật liệu, cơ sở vật chất kĩ thuật,
tình hình tài chính, lao động, tiền lương và môi trường làm việc.
Đặc tính về sản phẩm: ngoài chất lượng của sản phẩm những đặc tính
mang tính hình thức bên ngoài của sản phẩm như mẫu mã, bao bì, nhẵn hiệu…
là những yếu tố cạnh tranh không thể thiếu được. Các đặc tính của sản phẩm là
nhân tố quan trọng quyết định khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, góp phần
14
lớn vào việc tạo uy tín, đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ sản phẩm là cơ sở cho sự tồn
tại và phát triển của doanh nghiệp nên có ảnh hưởng rất lớn tới hiệu quả sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Công tác tổ chức tiêu thụ sản phẩm: Tiêu thụ là khâu cuối cùng trong quá
trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nó quyết định tới các khâu khác
của quá trình sản xuất kinh doanh. Doanh nghiệp sản xuất ra sản phẩm có tiêu
thụ được hay không mới là quan trọng nhất. Tốc độ tiêu thụ sản phẩm quyết
định tốc độ sản xuất và nhịp độ cung ứng nguyên vật liệu.
Công tác đảm bảo nguyên vật liệu: Nguyên vật liệu là một trong những
yếu tố đầu vào không thể thiếu được đối với các doanh nghiệp sản xuất. Số
lượng, chủng loại, cơ cấu, chất lượng giá cả của nguyên vật liệu và tính đồng
bộ của việc cung ứng nguyên vật liệu ảnh hưởng tới hiệu quả sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp.
Cơ sở vật chất kĩ thuật: Cơ sở vật chất kĩ thuật là yếu tố vật chất hữu hình
quan trọng phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Cơ sở
vật chất dù chiếm tỷ trọng lớn hay nhỏ trong tổng tài sản của doanh nghiệp thì
nó vẫn có vai trò thúc đẩy các hoạt động kinh doanh và thể hiện bộ mặt kinh
doanh của doanh nghiệp qua hệ thống nhà xưởng, kho tang, bến bãi… Để tiến
hành sản xuất phải có hai yếu tố là công cụ lao động và lao động. Công cụ lao
động là phương tiện mà con người sử dụng để tác động vào đối tượng lao động.
Tình hình tài chính: Tình hình tài chính của doanh nghiệp tác động rất mạnh
tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Khả năng tài chính của
doanh nghiệp ảnh hưởng trực tiếp tới uy tín của doanh nghiệp, tới khả năng chủ
động sản xuất kinh doanh, ảnh hưởng tới mục tiêu tối thiểu hoá chi phí bằng
cách chủ động khai thác sử dụng tối ưu hoá các nguồn lực đầu vào.
Lao động và tiền lương: Lao động là một trong các yếu tố đầu vào quan
trọng, nó tham gia vào mọi hoạt động, mọi quá trình sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp. Do đó nó ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sản xuất kinh doanh.
Bên cạnh đó tiên lương và thu nhập của người lao động cũng ảnh hưởng trực
tiếp tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp vì tiền lương là một bộ
15
phận cấu thành lên chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đồng thời nó
còn tác động tới tâm lý của người lao động trong doanh nghiệp.

Môi trường làm việc: Bao gồm môi trường văn hoá và môi trường thông
tin, hai yếu tố này cũng trực tiếp ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh
trong doanh nghiệp.
2.2. Cơ sở thực tiễn nghiên cứu đề tài
2.2.1. Tình hình thị trường cà phê trên thế giới thời gian qua
2.2.1.1. Các loại cà phê
Cách đây hang nghìn năm, cây cà phê đã được người dân du mục Ethiopi
ngẫu nhiên tìm thấy ở làng Cápfa, gần thủ đô Ethiopi. Đến thế kỉ thứ VI, cây cà
phê lan dần sang các nước và châu lục khác. Nhưng không phải ngay từ đầu cà
phê đã được thừa nhận là hấp dẫn và hữu ích mặc dù cho đến ngày nay không
ai phủ nhận công dụng và sự nổi tiếng của loại đồ uống này. Cà phê giúp con
người tỉnh táo và minh mẫn hơn trong mọi hoạt động và được coi như là một
món tráng miệng, một bữa an phụ của nhiều nước trên thế giới.
Cà phê có nhiều loại khác nhau, theo thống kê trên thế giới hiện nay có 70
loại cà phê đang được trồng cà xuất khẩu. Trong đó phổ biến nhất về diện tích
trồng cũng như vai trò quan trọng trên thi trường cà phê thế giới là hai loại cà
phê:
- Cà phê chè ( chủng Arabica)
- Cà phê vối ( chủng Robusta)
Cả hai loại cà phê này, cũng như tất cả các loại cà phê khác, đều thuộc
giống Coffea nhưng về chất lượng và hương vị thì cà phê Arabica trội hơn cà
phê Robusta. Do đó cà phê Arabica cũng thường cao hơn khá nhiều và được
nhiều nơi ưa chuộng.
Vì yêu cầu sinh thái khác nhau hai loại cà phê này được trồng tập chung ở
những khu vực khác nhau trên thế giới. Cà phê Arabica được trồng chủ yếu ở
Châu Mỹ, đặc biệt tại hai nước là Brazin và Colombia. Hai nước này sản xuất
tới 80% sản lượng cà phê Arabica của thế giới, đồng thời cũng là hai nước sản
xuất và xuất khẩu cà phê nhiều nhất, thống trị thị trường cà phê thế giới.
16
Cà phê Robusta là giống cà phê ngon thứ hai sau cà phê Arabica. Loại cà

phê này thường được tiêu dung ở các nước có truyền thống uống cà phê chế
biến từ cà phê Robusta. Ví dụ như Anh và các nước Nam Âu. Cây cà phê loại
này thường được trồng chủ yếu ở Châu Phi và Châu Á. Hiện tại cà phê Robusta
ở Châu Phi không tăng và có chiều hướng giảm sút do chính trị ở đây không ổn
định, sự thay đổi về điều kiện tự nhiên cũng như chuyển đổi cơ cấu cây trồng.
Đây là những nguyên nhân rất khó khắc phục trong thời gian ngắn. Do vậy
trong thời gian tới trên đà tăng trưởng về sản lượng, vai trò cung cấp của các
nước Châu Á- Thái Bình Dương sẽ còn tiếp tục tăng lên với loại cà phê này.
2.2.1.2. Sản phẩm cà phê
Các sản phẩm của cà phê rất đa dạng, sản phẩm ban đầu của cây cà phê là
cà phê quả tươi. Cà phê quả tươi quá trình sơ chế sẽ cho ta cà phê nhân. Từ cà
phê nhân qua quá trình sơ chế biến công nghiệp sẽ cho ta các sản phẩm tinh
chế là cà phê hoà tan, cà phê bột, cà phê sữa, vv… Các sản phẩm tinh chế này
được đem ra thị trường bán cho người tiêu dung, là người mua cuối cùng.
Trong hoạt động thương mại trên thị trường thế giới, các nước chủ yếu xuất
khẩu cà phê dưới dạng cà phê nhân, hay còn được gọi là cà phê nguyên liệu. Ở
dạng này người xuất khẩu sẽ dễ dàng hơn trong việc bảo quản sản phẩm trong
quá trình vận chuyển đến tay người nhập khẩu ở nước ngoài. Đồng thời tạo
điều kiện tổ chức chế biến ở các nước tiêu thụ cho ra các sản phẩm phù hợp với
thị hiếu tiêu dung tại chỗ.
Hiện nay ở Việt Nam do điều kiện công nghệ chế biến còn lạc hậu nên
hầu hết cà phê xuất khẩu là cà phê nhân mới qua sơ chế. Ngoài ra có một số ít
là cà phê hoà tan nhưng chưa cạnh tranh được với hàng ngoại cả nguyên chất
lẫn tổng hợp.
2.2.1.3. Diện tích
Diện tích trồng cà phê thế giới từ năm 1990 đến năm 2002 tăng trung bình
từ 0,1%/năm đạt 14.593.940 ha năm 2002. Diện tích trồng cà phê ở các khu
vực khác nhau trên thế giới tăng giảm không đồng đều. Trong khi diện tích
trồng cà phê của khu vực Châu Á – Thái Bình Dương tăng trung bình là 2.8%/
17

năm thì diện tích trồng cà phê ở các nước khác lại giảm 0,3% (tính từ 1990 đến
2002)
2.2.1.4. Tình hình sản xuất cà phê trên thế giới
Trên thế giới hiện nay có 75 nước trồng cà phê với diện tích trên 10 triệu
hecta và sản lượng hàng năm biến động trên dưới 6 triệu tấn. Năng suất bình
quân chưa vượt quá 6 tạ nhân/ha. Trong đó ở châu Phi có 28 nước năng suất
bình quân không vượt quá 4 tạ nhân/ha. Nam Mỹ đạt dưới 6 tạ nhân/ha. Bốn
nước có diện tích cà phê lớn nhất đó là: Brazil trên 3 triệu hecta chiếm 25% sản
lượng cà phê thế giới, Côte D'voire (Châu Phi), Indonesia (Châu Á) mỗi nước
khoảng 1 triệu hecta và Côlômbia có gần 1 triệu hecta với sản lượng hàng năm
đạt trên dưới 700 ngàn tấn. Do áp dụng một số tiến bộ kỹ thuật mới như giống
mới và mật độ trồng dày nên đã có hàng chục nước đưa năng suất bình quân
đạt trên 1 tấn/ha. Điển hình có Costa Rica ở Trung Mỹ với diện tích cà phê chè
là 85.000 ha nhưng đã đạt năng suất bình quân trên 1.400 kg/ha.
Do sự xuất hiện và gây tác hại của bệnh gỉ sắt cà phê tại nhiều nước
Trung và Nam Mỹ từ năm 1970 trở lại đây đã gây thêm những khó khăn và tốn
kém cho nghề trồng cà phê ở khu vực này. Cà phê chè hiện nay vẫn chiếm 70%
sản lượng của thế giới. Diện tích cà phê chè được trồng tập trung chủ yếu ở
Trung và Nam Mỹ, một số nước ở Đông Phi như: Kenya, Cameroon, Ethiopie,
Tanzania và một phần ở châu Á như: Indonesia, Ấn Độ, Philippines.
2.2.2. Tình hình sản xuất kinh doanh cà phê của Việt Nam.
2.2.2.1. Vị trí của cây cà phê ở Việt Nam
Trong nhiều năm gần đây, cà phê là một hang hoá nông nghiệp xuất khẩu
quan trọng của Việt Nam có kim ngạch hang năm từ 400 đến 600 triệu Đôla
Mỹ, chỉ đứng sau gạo. Không chỉ đem về nhiều ngoại tệ cho đất nước, cây cà
phê đang càng ngày giữ vị trí quan trọng trong nền kinh tế nước ta.
- Cà phê có thể trồng thay thế cây thuốc phiện ở những khu vực
trước kia trồng cây thuốc phiện.
- Sản xuất và xuất khẩu cà phê làm cho quan hệ kinh tế thương
mại giữa Việt Nam và các nước được củng cố và phát triển

18
Hiện nay cà phê Việt Nam đã xuất hiện trên khắp các châu lục từ Bắc Mỹ,
Tây Âu, Đông Âu đên Úc, Nam Á, Bắc Á v.v. Chất lượng cà phê Việt Nam
cũng được thị trường quốc tế thừa nhận và ưa chuộng. Đảng và nhà nước ta
luôn coi cà phê là một trong những mặt hang xuất khẩu chủ lực của nông
nghiệp nói riêng và của cả nước nói chung nên đã dành cho cây cà phê sự quan
tâm đặc biệt. Từ sau giải phóng diện tích cà phê liên tục tăng từ vài chục nghìn
hecta lên tới gần 300 nghìn hecta cho năng suất cao tạo chỗ vững chắc cho xuất
khẩu cà phê tăng trưởng. Tiềm năng của cây cà phê Việt Nam rất lớn và phần
lớn còn đang chờ sự khai thác có hiệu quả cao, do vậy trong thời gian tới ngành
cà phê cần có những giải pháp cụ thể để phát huy tối đa tiềm năng này.
2.2.2.2. Sản xuất.
Sản lượng cà phê niên vụ 2008/2009
Theo USDA, sản lượng cà phê nước ta niên vụ 2008/2009 đạt khoảng 18
triệu bao (tương đương 1,08 nghìn tấn). Sản lượng trung bình khoảng 2,16 mét
tấn/ha. Chính phủ đang cố gắng hạn chế việc mở rộng diện tích canh tác từ
500.000 đến 525.000 ha. Thay vào đó là việc tập trung đầu tư nhằm cải thiện
năng suất diện tích gieo trồng hiện có. Trong một vài năm gần đây, nhiều nông
dân đã mở rộng diện tích trồng cà phê trung bình khoảng 2.000 ha/năm. Diện
tích trồng cà phê Arabica hiện nay khoảng 35.000 ha chiếm khoảng 6% tổng
diện tích cà phê của cả nước.
Bảng2.1 Diện tích và sản lượng cà phê Việt Nam qua các giai đoạn:
2008/2009 2009/2010
2010/2011
(dự báo)
Thời gian bắt đầu niên
vụ
10/2008 10/2009 10/2010
Sản lượng (hạt cà phê
xanh, nghìn tấn)

1.080 1.050 1.124
Sản lượng trung bình
(tấn/ha)
2,16 2,09 2,10
Nguồn:Bộ nông nghiệp và PTNT
Sản lượng cà phê niên vụ 2010/2011
19
Dự báo sản lượng cà phê nước ta niên vụ 2010/2011 khoảng 18,73 triệu
bao (tương đương 1,12 nghìn tấn), tăng 7% so với niên vụ trước. Nông dân cho
biết hầu hết các cây cà phê hiện đang ra quả và phát triển rất thuận lợi. Thời tiết
khô hạn từ tháng 11 đến tháng 4 tại một số khu vực quan trọng cũng không ảnh
hưởng tới sản lượng cà phê trong niên vụ này. Theo báo cáo mới nhất, tại tỉnh
Đắk Lắk chỉ có khoảng 2.500 ha bị ảnh hưởng bởi hạn hán, do đó ảnh hưởng
không đáng kể đến tình hình sản xuất cà phê tổng thể.
2.2.3. Tình hình sản xuất kinh doanh cà phê tại Đắc Lắc
2.2.3.1 Lịch sử cà phê Buôn Mê Thuật
Cây cà phê du nhập vào việt nam khá sớm (từ năm 1857) thông qua một
số linh mục thừa sai người pháp. đầu tiên là giống cà phê chè (coffee arabica)
được trồng thử nghiệm tại các nhà thờ thiên chúa giáo ở một số tỉnh phía bắc
sau đó mới phát triển dần vào Nam Tây Nguyên và Đông Nam bộ. nhưng cho
đến nay, cả về quy mô và danh tiếng, không nơi nào ở việt nam có cà phê nổi
tiếng trong và ngoài nước, đồng thời gắn với một vùng địa danh mang nhiều
huyền thoại như cà phê Buôn Ma thu ột
Với lợi thế là một vùng đất đỏ bazan màu mỡ, có những ưu thế đặc trưng
về điều kiện tự nhiên, cao nguyên Buôn Ma Thuột không những là nơi cây cà
phê sinh trưởng tốt, mà còn tạo nên hạt cà phê chất lượng cao, hương vị khác
biệt so với nhiều vùng đất khác.
Tuy nhiên, bên cạnh những lợi thế về tự nhiên, cũng cần điểm lại yếu tố
lịch sử của ngành cà phê Đắk Lắk, bởi đây cũng là nhân tố góp phần làm nên
danh tiếng của cà phê Buôn Ma Thuột. ngay từ lúc thăm dò để chuẩn bị xâm

chiếm tây nguyên, các nhà thám hiểm và truyền giáo pháp đã sớm nhận ra vùng
đất này không chỉ có vị trí địa lý chiến lược ở miền nam đông dương, mà còn
có những tài nguyên hết sức quý giá có thể khai thác phục vụ chính quốc,
trước hết là đất và rừng. đặc biệt nơi đây có loại đất mà các nhà thám hiểm như
yersin, giám mục cassaigne, linh mục pierre dourisboure đều nhận định là loại
đất tốt nhất thế giới, rất thích hợp cho việc mở các đồn điền trồng cây công
nghiệp
2.2.3.2 Tình hình sản xuất cà phê ở Đắc Lắc
20
Hiện nay Đắk Lắk có trên 184.000 ha cà phê, (trong đó có trên 173.000 ha
cà phê kinh doanh) với sản lượng đạt trên 400.000 tấn cà phê nhân xô, chiếm
36,4% sản lượng cà phê cả nước.
Cùng với việc tăng nhanh về diện tích, việc áp dụng các biện pháp kỹ
thuật thâm canh như: chọn giống, bón phân, tưới nước, tạo tán đã làm năng
suất và sản lượng cà phê tăng mạnh. Những năm trước 1990, năng suất bình
quân 1 ha cà phê kinh doanh chỉ đạt 8 - 9 tạ nhân, đến năm 1994 năng suất bình
quân đạt 18,5 tạ/ha, hiện nay bình quân đạt 25 - 28 tạ/ha. Cá biệt ở một số vùng
sản xuất đã cho năng suất bình quân đạt 35 - 40 tạ/ha, vườn cà phê một số hộ
gia đình đạt trên 50 tạ/ha.
Là tỉnh có nền kinh tế nông nghiệp hàng hóa, sản phẩm trồng trọt và chăn
nuôi khá lớn về sản lượng, đa dạng về chủng loại, với nguồn nguyên liệu dồi
dào và rất tốt cho ngành công nghiệp chế biến và xuất khẩu. Đặc biệt là tỉnh
được thiên phú cho thừa hưởng 311.000 ha đất đỏ bazan màu mỡ, rất thích hợp
cho cây cà phê phát triển. Cây cà phê đã thực sự tạo ra hiệu quả kinh tế, xã hội
rất quan trọng và to lớn cho người dân Đăk Lăk.
Hiện nay, cà phê là sản phẩm chủ lực của tỉnh. Năm 2010, kim ngạch xuất
khẩu của tỉnh đạt trên 620 triệu USD, trong đó cà phê chiếm 85% giá trị xuất
khẩu của tỉnh và 40% giá trị xuất khẩu cà phê cả nước. Cà phê đóng góp trên
60% tổng thu ngân sách của tỉnh, giải quyết việc làm cho khoảng 300.000 lao
động trực tiếp và khoảng 100.000 lao động gián tiếp. Xuất khẩu cà phê Đăk

Lăk đã góp phần làm cho sản phẩm cà phê trong nhiều năm qua được đứng vào
nhóm các mặt hàng của cả nước có giá trị kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD
mỗi năm ( năm 2010 giá trị kim ngạch xuất khẩu của ngành cà phê Việt Nam
đạt trên 1,7 tỷ USD), với sản lượng cà phê hàng năm đứng thứ 2 thế giới và đến
nay sản phẩm cà phê Đăk Lăk đã xuất khẩu đến gần 80 nước và vùng lãnh thổ
trên khắp các châu lục.
Tuy nhiên, sự phát triển quá nhanh cà phê ở Đắk Lắk về diện tích, năng
suất, sản lượng mặc dù đem lại nhiều lợi ích to lớn cho sự phát triển kinh tế -
xã hội của tỉnh và người trồng cà phê, song cũng đặt ra những vấn đề bức xúc
21
cần giải quyết. Trong giai đoạn năm 1994- 1999 do lợi nhuận từ trồng cà phê
tăng cao, nên diện tích cà phê phát triển một cách ồ ạt, dẫn tới quy hoạch sử
dụng đất bị phá vỡ; một số diện tích cây trồng khác bị thu hẹp và không phát
triển, đặc biệt là diện tích rừng do người dân lấn chiếm rừng và đất rừng để
khai phá trồng cà phê.
PHẦN THỨ BA
ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Địa điểm địa bàn nghiên cứu
3.1.1. Điều kiện tự nhiên
3.1.1.1 Vị trí địa lý
- Công ty cà phê Buôn Hồ có trụ sở chính tại Km2 đường Trần Hưng Đạo,
thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đắk Lắk.
- Nằm ở phía Đông Bắc tỉnh Đắk Lắk, diện tích: 358,7km
2
3.1.1.2. Thời tiết khí hậu
- Nhiệt độ không khí:
+ Nhiệt độ trung bình năm 34,4
0
C
+ Nhiệt độ thấp tuyệt đối 10,4

0
C
+ Nhiệt độ cao tuyệt đối 39,4
0
C
- Tổng tích ôn: 8300 – 8500
0
C
- Biên nhiệt độ giữa ngày và đêm: 9 – 12
0
C
- Thời gian nhiệt độ thấp chỉ xảy ra trong tháng 12 và chỉ xảy ra trong 7
ngày.
- Lượng mưa và bốc hơi: lượng mưa trung bình 1 năm la 1548mm.
- Độ ẩm không khí: Độ ẩm trunh bình là 84,9%.
- Độ ẩm trunh bình mùa khô từ 72 – 82%.
- Độ ẩm trung bình mùa mưa từ 85 – 89%.
- Số giờ chiếu sáng bình quân tháng 240 giờ.
- Số giờ chiếu sáng bình quân cao nhất là tháng 3: 260 giờ.
- Số giờ chiếu sáng thấp nhất là 153 giờ.
22
- Chế độ gió: Tháng 9, tháng 10 định hướng gió thịnh hành là Tây-Tây
Nam. Tốc độ gió bình quân là 3,6 – 5,4m/s. Tháng 11 đến tháng 4 hướng gió
thịnh hành là Đông-Đông Bắc. Tốc độ gió trunh bình từ 7,5 – 10m/s. Thỉnh
thoảng gió đổi lốc cấp 4, cấp 5. Gió thổi mạnh nhất từ 15/11 đến 15/2 năm sau
3.1.1.3. Điều kiện thổ nhưỡng, đất đai
Vùng thuộc loại đất nâu đỏ phát triển trên đá mẹ bazan, tầng đất dày >70cm,
đất rất chua cụ thể như sau:
- Độ cao >= 650m
- Tầng dày>70cm

- Hữu cơ tổng số: 4,1%, PHkcl: 4,12.
3.1.1.4. Nguồn nước thuỷ văn
Với đặc điểm sản xuất mang tính chất công nghiệp, phụ thuộc vào điều kiện
tự nhiên và khí hậu. Công ty cà phê Buôn Hồ có 1 hệ thống xử lý nước và 2
công trình thuỷ lợi: Hồ Eamút và hồ Eakrăk đáp ứng đủ nước phục vụ cho hoạt
động sản xuất của công ty.
3.1.1.5. Tài nguyên khoáng sản
Thị xã Buôn Hồ không có nhiều tài nguyên khoáng sản, ngoài những tài
nguyên về đất, hệ thống hồ, đập tương đối đầy đủ phục vụ nhu cầu của người
dân địa phương trong tưới nước sinh hoạt, san xuất,
3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
3.1.2.1. Tình hình dân số lao động của Thị xã Buôn Hồ
Thị xã Buôn Hồ được thành lập vào ngày 23 tháng 12 năm 2008. Diện tích
tự nhiên bao gồm 28.205,89 ha và 101554 nhân khẩu, gồm 12 đơn vị hành
chính trực thuộc. Với số lượng dân số đông đảo, nguồn lao động dồi dào là
điều kiện thuận lợi trong việc phát triển Thị xã nói chung và góp phần vào sản
xuất của Công ty nói riêng.
Bảng 3.1. Bảng tổng hợp dân số Thị xã Buôn Hồ
Đơn vị trực thuộc Dân số
Phường An Bình 10.229
Phường An Lạc 10.381
Phường Bình Tân 7.397
Phường Đạt Hiếu 7.109
Phường Đoàn Kết 4.106
Phường Thiện An 5.414
23
Phường Thống Nhất 12.815
Xã Ea Siên 6.932
Xã Ea Drông 10.059
Xã Ea Blang 2.820

Xã Bình Thuận 13.415
Xã Cư Bao 10.877
Nguồn: Phòng Kế Hoạch
3.1.2.2. Tình hình quản lý và sử dụng đất đai
Tổng diện tích: 1329,80 ha bao gồm đất nông nghiệp và đất phi nông
nghiệp.
a) Đất nông nghiệp: 1146,17ha
- Cây lâu năm: 1044,93ha, chia ra như sau:
+ Diện tích cà phê vốn Công ty: 359,60 ha.
+ Diện tích cà phê liên doanh liên kết: 461,65 ha.
+ Diện tích đất cao su: 62,4 ha.
+ Diện tích ca cao 144 ha.
+ Diện tích sầu riêng 5,54 ha.
+ Diện tích cà phê lấn chiếm (Bờ lô): 11,74 ha.
- Cây lâu năm khác( muồng đen): 101,24 ha.
b) Đất phi nông nghiệp.
- Đất trụ sở lâm trường: 0,81 ha.
- Đất cơ sở sản xuất kinh doanh và chế biến: 5,20 ha.
- Đất xây dựng công trình hạ tầng: 177,62 ha.
+Đất giao thong (GT): 131,21 ha.
+Đất thuỷ lợi (TL): 43,99 ha.
+ Đất hoang khác: 2,42 ha.
Nhìn chung, tình hình sử dụng đất của Công ty rất đa dạng. Đất được sử
dụng vào rất nhiều loại cây trồng, nước tưới, xây dựng thuỷ lợi phục vụ sản
xuất. Với tổng diện tích sử dụng rất lớn khoảng 1.329,8 ha được dung chủ yếu
vào sản xuất nông nghiệp. Đất sản xuất nông nghiệp khoảng 1146,17 ha chiếm
86,19%. Với tỷ lệ cao như vậy cho thấy đa phần diện tích cà phê của Công ty
cà phê Buôn Hồ dung làm đất sản xuất nông nghiệp, chủ yếu là trồng các loại
cây công nghiệp lâu năm. Tổng diện tích sử dụng khoảng 1044,93 ha, chiếm
91,17% chiếm tỷ lệ rất lớn. Cụ thể: Cà phê (461,65 ha) ; Ca cao (144 ha) ; Cao

su (327 ha); Sầu riêng (5,54 ha). Trong đó diện tích sử dụng vào viêch trồng
cây cà phê là lớn nhất, chiếm 40,28% diện tích trồng cây công nghiệp. Cây cao
su xếp thứ 2 với diện tích 327 ha chiếm 28,53%, cây ca cao chiếm 12,56% và
cây sầu riêng chiếm vào khoảng 0,48%. Phần diện tích đất còn lại vào khoảng
24
101,24 ha chiếm 8,83% được sử dụng chủ yếu vào việc xây dựng cơ sở sản
xuất, kinh doanh. Sản xuất phi nông nghiệp, hệ thống thuỷ lợi… Trong đó vẫn
sử dụng chính vào sản xuất với 183,83 ha chiếm 16,04%. Vẫn còn đó diện tích
đất bỏ hoang, không sử dụng, tuy nhiên chiếm tỷ lệ khá nhỏ vào khoảng 0,21%
(2,42 ha).
Với tình hình cơ cấu sử dụng đất như hiện tại cho ta thấy rõ bản chất sản
xuất nông nghiệp của Công ty cà phê Buôn Hồ với đa phần diện tích đất sử
dụng cho sản xuất nông nghiệp. Cụ thể là cây công nghiệp lâu năm.
3.1.3. Giới thiệu khái quát về Công ty cà phê Buôn Hồ
3.1.3.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty cà phê Buôn Hồ
- Tên đầy đủ của doanh nghiệp: CÔNG TY CÀ PHÊ BUÔN HỒ.
- Tên giao dịch bằng tiếng Anh: Buonho coffee Company
- Địa chỉ trị sở chính: Thị xã Buôn Hồ, Krông Buk, Đắk Lắk
- Điện thoại: (84-500) 3872941,3872178.
- Ngành nghề kinh doanh: (Theo giấy chứng nhận Đăng ký kinh doanh
số: 400600014 do sở kế hoạch & Đầu tư tỉnh ĐăkLăk cấp ngày 24/3/2006)
Sản xuất phát triển cà phê, nông sản, thu mua, chế biến; kinh doanh xuất
khẩu cà phê nông sản; kinh doanh vật tư máy móc thiết bị, phân bón, hàng tiêu
dung khác phục vụ đời sống.
Đơn vị hoạt động trên cơ xở các quyết điịnh hiện hành áp dụng cho doanh
nghiệp Nhà nước và Điều lệ tổ chức và hoạt động được Tổng Công Ty Cà Phê
Việt Nam duyệt kèm theo quyết định số: 374/TCT-TCCB/QĐ ngày 30 tháng 9
năm 1998. Mua săng dầu, thuốc bảo vệ thực vật.
Trong quá trình xây dựng và phát triển Công Ty Cà Phê Buôn Hồ đã góp
vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn nông thôn, miền núi. Xây

dựng cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội, hình thành các tụ điểm văn hóa, trung tâm
kinh tế xã hội trên địa bàn huyện Krông Buk. Công ty đã chở thành trung tâm
dịch vụ khoa học kỹ thuật, cung cấp giống cà phê cho người lao động.
Công ty đóng trên địa bàn Huyện Krông Buk, Tỉnh Đăk Lăk xung quanh là
đồng bào dân tộc thiểu số, trình độ văn hóa thấp, nhận thức xã hội kém, dễ bị
các phần tử xấu rủ rê lôi kéo biểu tình, gây rối trật tự xã hội, công ty cùng với
ddiwj phương phòng chống bạo loạn an ninh quốc phòng.
3.1.3.2. Chức năng, nhiệm vụ của công ty
- Chức năng
25

×