Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

Nhóm 20_CDK5_Chuyen Giao Cong Nghe FULL.OK ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (402.09 KB, 23 trang )

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG CSII TP. HỒ CHÍ MINH
CDK5
Thành viên nhóm:
1. Nguyễn Huỳnh Kim Phương (059)
2. Trần Văn Khoa (032)
3. Đồng Văn Hưng (028)
Chuyển giao công nghệ CDK5_Nhóm 20
TP. HỒ CHÍ MINH - 2011
NỘI DUNG
I.KỸ THUẬT VÀ KỸ THUẬT CAO
1.1KỸ THUẬT LÀ GÌ?
Theo từ điển American Heritage Dictionary of the English Language:” Kỹ
thuật là sự ứng dụng của các nguyên tắc toán và khoa học khác vào thực tế
để thiết kế, chế tạo và vận hành các cấu trúc, máy móc, quá trình, hệ thống
một cách kinh tế và hiệu quả”.
- Theo Ủy ban kiểm định Hoa kỳ:”Kỹ thuật là lĩnh vực ở đó kiến thức về
khoa học tự nhiên và toán học – có được thông qua học tập, nghiên cứu, thí
nghiệm và thực hành - được quyết định để phát triển cáccách thức khai thác
một cách kinh tế các vật liệu và năng lực thiên nhiên vì lợi ích của con
người”.
- Theo Count Rumford, 1796:” Kỹ thuật la sự ứng dụng của khoa học đẻ
phục vụ các nhu cầu của cuộc sống”.
- Theo Sam Florman, 1976:”Kỹ thuật là nghệ thuật hoặc khoa học của việc
ra quyết định thực tế”.
- Theo trang web DiscoverEngineering của …….:”Kỹ thuật không phải là
khoa học… Khoa học là khám phá tự nhiên. Kỹ thuật là sản phẩm nhân tạo”.
1.2 KỸ THUẬT CAO
Kỹ thuật cao là kỹ thuật mà là ở rìa cắt: kỹ thuật tiên tiến nhất hiện nay.Nó
thường được sử dụng trong vi điện tử, chứ không phải là các kỹ thuật khác.
(Ngoài ra còn có một phong cách kiến trúc được gọi là kỹ thuật cao).


Công nghệ cao hay Kỹ thuật cao là công nghệ có hàm lượng cao về nghiên
cứu khoa học và phát triển công nghệ; được tích hợp từ thành tựu khoa học
và công nghệ hiện đại; nhằm tạo ra sản phẩm có chất lượng, tính năng vượt
trội, trị giá gia tăng cao và thân thiện với môi trường; đóng một vai trò rất
quan trọng đối với việc hình thành ngành sản xuất, dịch vụ mới hoặc hiện
đại hóa, công nghiệp hóa các ngành sản xuất, dịch vụ hiện có.
Không có sự phân định rõ ràng một loại công nghệ nào đó thuộc loại công
nghệ cao dựa vào thời gian, vì vậy nên các sản phẩm được quảng cáo là công
nghệ cao trong những năm 1960 hiện nay có thể sẽ được xem là công nghệ
thông thường hay công nghệ thấp. Sự không rõ ràng trong định nghĩa về công
2
Chuyển giao công nghệ CDK5_Nhóm 20
nghệ cao dễ dẫn đến các doanh nghiệp, các nhà tiếp thị thường mô tả gần
như toàn bộ các sản phẩm mới là công nghệ cao.
Việc phát triển và ứng dụng công nghệ cao trong nền sản xuất của mỗi nước
đều chiếm vị trí quan trọng. Nhiều nước đã có chiến lược phát triển các
ngành, lĩnh vực mũi nhọn có ứng dụng công nghệ cao. Ấn Độ, Trung Quốc và
Israel là các ví dụ điển hình cho chiến lược đầu tư phát triển các ngành công
nghệ cao ở những nước đang phát triển. Israel, trong vòng 20 năm trở lại đây
đã trở thành một thế lực công nghệ cao hùng mạnh trên thế giới, chuyển đổi
căn bản từ một nước của hợp tác xã nông nghiệp thành một trung tâm công
nghệ hiện đại. Mỗi năm đất nước này có tới hàng ngàn hãng công nghệ mới
ra đời, thu hút một lượng lớn những người lao động có trình độ và chất
lượng cao, có tác động mạnh đến mức độ đầu tư và phát triển của đất nước
Một số lĩnh vực công nghệ cao
• Công nghệ vũ trụ , Vũ trụ
• Công nghệ sinh học
• Công nghệ thông tin
• Công nghệ nano
• Người máy (Robot)

Tên ngành công nghiệp
Công nghệ cao
Dược phẩm
Máy bay & Tầu vũ trụ
Y khoa, các dụng cụ chính xác
3
Chuyển giao công nghệ CDK5_Nhóm 20
Radio, ti vi và các thiết bị giao tiếp
Office, accounting & các bộ phận máy tính
II.PHÁT MINH VÀ SÁNG CHẾ
2.1 Phát minh
Phát minh là từ để chỉ việc tìm ra những sự vật, hiện tượng, quy luật có sẵn
trong tự nhiên nhưng trước đó con người chưa biết tới.
Phát minh, hay khám phá, phát hiện là việc tìm ra những gì tồn tại trong
tự nhiên hoặc xã hội một cách khách quan mà trước đó chưa ai biết, nhờ đó
làm thay đổi cơ bản nhận thức con người.
Ví dụ
M. Faraday là người đã phát minh ra hiện tượng cảm ứng điện từ. T.
Edisson lại là người sáng chế ra bóng đèn, máy ghi âm. I. Newton đã phát
minh ra định luật vạn vật hấp dẫn.
Năm 1923 Kỹ sư người Scotland, J. Berd đăng ký phát minh ra chiếc máy có
khả năng dệt hình ảnh nhận từ những tính hiệu điện từ mà sau này chúng ta
gọi là Máy vô tuyến truyền hình. Năm 1932 Hảng BBC của Anh bắt đầu
phát các chuơng trình truyền hình thường kỳ. Ngày nay sóng hình có thể đạt
tới mọi nơi trên trái đất qua trạm chuyển tiếp, cáp truyền hình hoặc là vệ
tinh.

2.2 Sáng chế
Sáng chế là sản phẩm sáng tạo của bộ óc con người, trước đây và sau này
không hề có trong tự nhiên.

Sáng chế là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải
quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên.
Sáng chế được bảo hộ dưới hình thức Bằng độc quyền sáng chế nếu đáp ứng
các yêu cầu sau: có tính mới, có trình độ sáng tạo, có khả năng áp dụng công
nghiệp.
4
Chuyển giao công nghệ CDK5_Nhóm 20
Sáng chế được bảo hộ dưới hình thức cấp Bằng độc quyền giải pháp hữu ích
nếu không phải là hiểu biết thông thường và đáp ứng các điều kiện sau: có
tính mới, có khả năng áp dụng công nghiệp (Điều 4.12, Điều 58 Luật
SHTT).
Các tiêu chuẩn bảo hộ sáng chế:
- Có tính mới so với trình độ kỹ thuật trên thế giới;
- Có trình độ sáng tạo,và;
- Có khả năng áp dụng công nghiệp.
Ví dụ:
E. Rubik đã sáng chế ra khối vuông 6 mặt kỳ ảo mang tên ông.

Phân biệt phát minh và sáng chế
Phát minh và sáng chế đều thể hiện những bước tiến của trí tuệ con người.
Phát minh thường là những môn khoa học cơ bản, mang tính lý thuyết, được
ghi nhận công lao của người tìm ra, nhưng không phải là đối tượng được bảo
hộ như sáng chế.
cái gì được con người "tìm ra" thì là phát minh, còn cái gì được con
người "nghĩ ra" hoặc "làm ra" thì là sáng chế.
Bảng so sánh phát minh và sáng chế:
Khái niệm Phát hiện Phát minh Sáng chế
Bản chất
Nhận ra vật thể hoặc
quy luật xã hội vốn

tồn tại
Nhận ra quy luật tự
nhiên vốn tồn tại
Tạo ra phương tiện
mới về nguyên lý
kỹ thuật, chưa
từng tồn tại
Khả năng áp Có Có Không
5
Chuyển giao công nghệ CDK5_Nhóm 20
dụng để giải
thích thế giới
Khả năng áp
dụng vào sản
xuất/đời sống
Không trực tiếp mà
phải qua các giải
pháp vận dụng
Không trực tiếp, mà
phải qua sáng chế
Có thể trực tiếp
hoặc phải qua thử
nghiệm
Giá trị thương
mại
Không Không
Mua bán patent và
licence
Bảo hộ pháp


Bảo hộ tác phẩm
dựa theo phát hiện
chứ không bảo hộ
bản thân các phát
hiện
Bảo hộ tác phẩm dựa
theo phát minh chứ
không bảo hộ bản
thân các phát minh
Bảo hộ quyền sở
hữu công nghiệp
Tồn tại cùng
lịch sử
Tồn tại cùng lịch sử Tồn tại cùng lịch sử
Tiêu vong theo sự
tiến bộ công nghệ
Danh mục các sáng chế
Năm
Phát minh hay khám
phá
Nhà phát minh
Quốc
tịch
105 giấy Thái Luân (ts’ai lun)
Trung
Quốc
1250 kính lúp Roger Bacon Anh
6
Chuyển giao công nghệ CDK5_Nhóm 20
1450 máy in Johannes Gutenberg Đức

1608 kính thiên văn Hans Lippershey Hà Lan
1709 đàn piano Bartolomeo Cristofori Ý
1714 nhiệt kế (thủy ngân) Daniel Gabriel Fahrenheit Đức
1752 cột thu lôi Benjamin Franklin Mỹ
1764 máy kéo sợi James Hargreaves Anh
1769 động cơ hơi nước James Watt Anh
1780 kính hai tròng Benjamin Franklin Mỹ
1800 pin Alessandro Volta Ý
1819 ống nghe khám bệnh René-Théophile-Hyacinthe Laennec Pháp
1876 điện thoại Alexander Graham Bell Mỹ
1877 microphone Emile Berliner Mỹ
1877 máy hát đĩa (nhựa) Thomas Alva Edison Mỹ
7
Chuyển giao công nghệ CDK5_Nhóm 20
1879 bóng đèn sợi tóc Thomas Alva Edison Mỹ
1893 động cơ Diesel Rudolf Diesel Đức
1895 tia X Wilhelm Conrad Röntgen Đức
1903 máy bay Wilbur Wright và Orville Wright Mỹ
1922 isulin Sir Frederick Grant Banting Canada
1928 penicillin Sir Alexander Fleming Anh
1935 nylon Wallace Hume Carothers Mỹ
1960 tia laser
Charles Hard Townes và Arthur
Leonard Schawlow
Mỹ
1982 tim nhân tạo Robert Jarvik Mỹ
Danh mục các phát minh
Năm Phát minh / Khám phá
Vùng lãnh
thổ

500.000
TCN
Lửa
8
Chuyển giao công nghệ CDK5_Nhóm 20
8000 TCN Đồ gốm
6000 TCN Đồng đỏ
[cần dẫn nguồn]

4000 TCN Đồng thiếc
3500 TCN Buồm (có thể đã xuất hiện từ hơn 4000 TCN) Ai Cập
Bánh xe Lưỡng Hà
3400 TCN Chữ viết hình nêm
người Sumer,
Lưỡng Hà

Chữ tượng hình (có thể đã xuất hiện sau chữ viết
hình nêm)
Ai Cập
3000 TCN Giấy cói (giấy papyrus) Ai Cập
2700 TCN Kỹ thuật xây Kim tự tháp Ai Cập
2500 TCN
Thuật châm cứu (mãi đến năm 400 TCN tác phẩm
về thuật châm cứu Hoàng Đế nội kinh mới xuất
hiện)
Hoàng Đế,
Trung Quốc
3000-2000
TCN
Sắt (mốc thời gian chưa xác định, nhưng đến

khoảng 1500 TCN sắt đã được sử dụng rất phổ
biến)

600 TCN Lụa tơ tằm Trung Quốc
9
Chuyển giao công nghệ CDK5_Nhóm 20
300-200
TCN
La bàn (đây chỉ đơn thần là phát hiện ra từ tính
của nam châm, chiếc la bàn thô sơ này kém hiệu
quả)
Trung Quốc
3. GIẢI PHÁP KỸ THUẬT VÀ GIẢI PHẤP HỮU ÍCH
3.1 Giải pháp kỹ thuật
Giải pháp kỹ thuật được công nhận có trình độ sáng tạo nếu giải pháp đó là
bước tiến sáng tạo và cho đến ngày ưu tiên của đơn so với trình độ kỹ thuật
của trong và ngoài nước, giải pháp đó không thể tạo ra một cách dễ dàng đối
với người có trình độ trung bình về lĩnh vực kỹ thuật tương ứng.
Giải pháp kỹ thuật được công nhận có khả năng áp dụng nếu căn cứ vào bản
chất của giải pháp kỹ thuật được mô tả trong sáng chế, giải pháp hữu ích, có
thể thực hiện được giải pháp đó trong việc chế tạo, sản xuất hàng loạt sản
phẩm, hoặc áp dụng lặp đi lặp lại quy trình là nội dung của sáng chế và đạt
được kết quả ổn định (Điều 60, Điều 61, Điều 62 Luật SHTT).
Ví dụ:
1- Hệ thống Camera quan sát: lắp đặt ở các nơi công cộng như hành lang,
cầu thang máy, cầu thang bộ, sảnh, khu vực để xe, khu vui chơi, thể thao,
Khi đó bạn có thể nhanh chóng phát hiện các sự việc bất thường diễn ra
trong khách sạn mà không làm ảnh hưởng đến sự riêng tư của khách mà vẫn
đảm bảo giải quyết sự việc một cách sớm nhất. Bạn cũng có thể lưu lại
những hình ảnh này để xem lại khi cần thiết bằng các thiết bị ghi hình

chuyên dụng với chất lượng hình ảnh cao, hoặc trực tiếp giám sát toà nhà
qua mạng Internet trong trường hợp bạn phải đi công tắc xa nhờ thiết bị đầu
ghi/ card ghi hình truyền xa qua mạng.
2- Hệ thống chấm công bằng thẻ từ, vân tay: giúp bạn quản lý giờ giấc
làm việc của nhân viên một cách chính xác, nâng cao tính tự giác của nhân
viên trong Khách sạn dẫn đến hiệu quả công việc tăng lên rõ rệt. Có thể kết
nối hệ thống với máy tính để in báo cáo dễ dàng. Kết hợp phần mềm quản lý
10
Chuyển giao công nghệ CDK5_Nhóm 20
nhân sự, chấm công, tính lương, công việc chấm công tính lương hàng tháng
cho nhân viên của bạn sẽ được thực hiện chính xác, mang tính chuyên
nghiệp cao.
3- Hệ thống báo cháy, chữa cháy tự động: Với hệ thống này mọi cơ sở hạ
tầng, vật chất, dụng cụ, thiết bị của bạn sẽ được bảo vệ một cách tốt nhất
khỏi những thiệt hại vô cùng to lớn mà ngọn lửa có thể mang lại. Hệ thống
báo cháy với các đầu báo khói, báo nhiêt, và tủ trung tâm sẽ thông báo cho
bạn chính xác vùng nào đang có nguy cơ và nguyên nhân gây nên cháy giúp
bạn phát hiện nguy cơ cháy từ sớm để bạn có thể có biện pháp loại trừ một
cách tốt nhất. Trong trường hợp vì một nguyên nhân nào đó mà bạn không
kịp loại trừ để nguy cơ gây cháy chuyển thành đám cháy thì hệ thống chữa
cháy tự động sẽ giúp bạn dập đám cháy một cách nhanh nhất mà không cần
bất cứ một tác động nào của bạn.
4- Hệ thống báo động chống đột nhập: với các mắt thần hồng ngoại, các
công tắc từ và các trung tâm báo động sẽ giúp bạn bảo vệ tài sản trong khách
sạn cũng như tài sản của khách khỏi bất cứ một âm mưu trộm cắp, đột nhập
trái phép nào từ bên ngoài. Điều này sẽ tạo một tâm lý rất yên tâm đối với
khách khi họ ở trong khách sạn của bạn. Bất cứ một sự đột nhập trái phép
nào cũng sẽ bị đầu báo, công tắc từ phát hiện và Tủ trung tâm sẽ phát tín
hiệu báo động cho bạn và những người xung quanh biết bằng loa, còi đồng
thời tự động gọi đến số điện thoại được cài đặt sẵn ( số của chủ nhân, của

công an hay PCCC, )
3.2 Giải pháp hữu ích
giải pháp hữu ích là giải pháp kỹ thuật và giải pháp đó được công nhận là
có tính mới so với trình độ kỹ thuật trên thế giới khi: Thứ nhất, giải pháp kỹ
thuật không trùng với giải pháp kỹ thuật đã được mô tả và đã nộp cho cơ
quan cấp bằng độc quyền về sáng chế hoặc giải pháp hữu ích trước đó. Thứ
hai, trước đó giải pháp kỹ thuật này chưa bộc lộ công khai ở trong hay ngoài
nước dưới hình thức sử dụng hay mô tả trong bất kỳ nguồn thông tin nào mà
căn cứ vào đó người có trình độ trung bình có thể thực hiện giải pháp kỹ
thuật đó.
4. LI-XĂNG VÀ PA-TĂNG
4.1 Li-Xăng:
11
Chuyển giao công nghệ CDK5_Nhóm 20
Li-xăng là giấy phép sử dụng sáng chế. Đó là việc chuyển giao một số quyền
tài sản nào đó giữa hai hoặc nhiều bên theo những điều kiện nhất định về
việc phân chia quyền và nghĩa vụ cụ thể giữa các bên đó. Li-xăng khác với
việc “bán” là quyền sở hữu không được chuyển nhượng mà vẫn thuộc chủ sở
hữu đầu tiên. Trong hợp đồng li-xăng,chủ sở hữu - được gọi là bên chuyển
giao - chuyển giao một số quyền chiếm hữu và sử dụng nhất định (nhưng
không phải quyền sở hữu) cho người nhận những quyền đó ( bên nhận
chuyển giao ) Người phát triển công nghệ (nhà sáng chế) nên luôn luôn giữ
lại quyền sở hữu tài sản trí tuệ - và chỉ chuyển giao một số quyền theo các
điều kiện cụ thể. Nếu không còn quyền sở hữu thì người phát triển công
nghệ KHÔNG THỂ đặt ra các điều khoản hay điều kiện cho việc chuyển
giao.
Chủ thể Li-xăng - Người nắm độc quyền sử dụng đối tượng sở hữu công
nghiệp, Người được chủ sở hữu công nghiệp chuyển quyền sử dụng đối
tượng SHCN và cho phép chuyển quyền sử dụng thứ cấp (tiếp tục chuyển
quyền sử dụng) có quyền chuyền quyền sử dụng đối tượng sở hữu công

nghiệp đó.
4.2.Pa-tăng
Pa-tăng là một bằng sáng chế, là một tài liệu luật pháp, được chấp nhận bởi
chính phủ cho một nhà phát minh. Pa-tăng trao quyền nhất định cho nhà phát
minh tận dụng vật sáng chế cá biệt cho một số năm nhất định. Là một hình
thức sở hữu trí tuệ. Nó bao gồm một tập hợp các quyền độc quyền được cấp
bởi một nhà nước có chủ quyền một nhà phát minh hoặc nhận chuyển
nhượng của họ trong một thời gian giới hạn thời gian đổi lấy việc công bố
công khai của sáng chế.
Thủ tục cấp bằng sáng chế, yêu cầu được đặt trên cấp bằng sáng chế, và mức
độ độc quyền khác nhau giữa các quốc gia theo quy định của pháp luật quốc
gia và các hiệp định quốc tế. Thông thường, tuy nhiên, một ứng dụng bằng
sáng chế phải bao gồm một hoặc nhiều yêu cầu xác định sáng chế phải đáp
ứng các yêu cầu cấp bằng độc quyền liên quan như tính mới và không hiển
nhiên. Độc quyền được cấp một cấp bằng sáng chế trong hầu hết các quốc
gia là quyền ngăn chặn người khác làm, sử dụng, bán, hoặc phân phối các
sáng chế được cấp bằng sáng chế mà không được phép.
5.CÔNG NGHỆ CAO
12
Chuyển giao công nghệ CDK5_Nhóm 20
Công nghệ cao là công nghệ có hàm lượng cao về nghiên cứu khoa học và
phát triển công nghệ; được tích hợp từ thành tựu khoa học và công nghệ hiện
đại; nhằm tạo ra sản phẩm có chất lượng, tính năng vượt trội, trị giá gia tăng
cao và thân thiện với môi trường; đóng một vai trò rất quan trọng đối với
việc hình thành ngành sản xuất, dịch vụ mới hoặc hiện đại hóa, công nghiệp
hóa các ngành sản xuất, dịch vụ hiện có. Không có sự phân định rõ ràng một
loại công nghệ nào đó thuộc loại công nghệ cao dựa vào thời gian, vì vậy
nên các sản phẩm được quảng cáo là công nghệ cao trong những năm 1960
hiện nay có thể sẽ được xem là công nghệ thông thường hay công nghệ thấp.
Sự không rõ ràng trong định nghĩa về công nghệ cao dễ dẫn đến các doanh

nghiệp, các nhà tiếp thị thường mô tả gần như toàn bộ các sản phẩm mới là
công nghệ cao.
Việc phát triển và ứng dụng công nghệ cao trong nền sản xuất của mỗi nước
đều chiếm vị trí quan trọng. Nhiều nước đã có chiến lược phát triển các
ngành, lĩnh vực mũi nhọn có ứng dụng công nghệ cao. Ấn Độ, Trung Quốc
và Israel là các ví dụ điển hình cho chiến lược đầu tư phát triển các ngành
công nghệ cao ở những nước đang phát triển. Israel, trong vòng 20 năm trở
lại đây đã trở thành một thế lực công nghệ cao hùng mạnh trên thế giới,
chuyển đổi căn bản từ một nước của hợp tác xã nông nghiệp thành một trung
tâm công nghệ hiện đại. Mỗi năm đất nước này có tới hàng ngàn hãng công
nghệ mới ra đời, thu hút một lượng lớn những người lao động có trình độ và
chất lượng cao, có tác động mạnh đến mức độ đầu tư và phát triển của đất
nước
Tên ngành công nghiệp
Total R&D-intensity (1999,
in %)
ISIC Rev.
3
Công nghệ cao
Dược phẩm 10.46 2423
Máy bay & Tầu vũ trụ 10.29 353
Y khoa, các dụng cụ chính xác 9.69 33
13
Chuyển giao công nghệ CDK5_Nhóm 20
Radio, ti vi và các thiết bị giao tiếp 7.48 32
Office, accounting & các bộ phận
máy tính
7.21 30
6. MỘT SỐ NGÀNH CẦN CÓ CÔNG NGHỆ MANG HÀM
LƯỢNG CHẤT XÁM CAO VÀ NGUỒN LỰC CÔNG

NGHỆ PHỤ THUỘC CÁC YẾU TỐ:
6.1 Một số ngành cần có công nghệ mang hàm lượng chất xám cao
• Công nghệ vũ trụ , Vũ trụ
• Công nghệ sinh học
• Công nghệ thông tin
• Công nghệ nano
• Người máy (Robot)
• Dược phẩm
• Máy bay và Tàu vũ trụ
• Y khoa, các dụng cụ chính xác
• Radio, ti vi và các thiết bị giao tiếp
• Office, accouting & các bộ phận máy tính
6.2 Nguồn lực công nghệ phụ thuộc các yếu tố sau:
• Đội ngũ cán bộ KH&CN và kỹ thuật viên có trình độ chuyên môn
cao.
• Chi phí nhập khẩu công nghệ (dự trữ ngoại tệ).
• Hạ tầng cơ sở kỹ thuật tiên tiến, đồng bộ.
7. XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ CỦA MỘT
QUỐC GIA
14
Chuyển giao công nghệ CDK5_Nhóm 20

Xu hướng phát triển công nghệ viễn thông
15
Phát minh Sáng chế
Giải pháp kỹ thuật
và giải pháp hữu ích
Công nghệ
nguồn
Nhận

Chuyển giao
Công nghệ thứ cấp lần
1,2,3…
Chuyển giao công nghệ CDK5_Nhóm 20
Hiện nay, do "Công nghệ đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp", nên có
thể hiểu "Công nghệ là một tổ hợp, bao gồm chủ yếu thông tin, kiến thức,
lao động-tay nghề, vật tư-thiết bị, quản lý-tổ chức trong một quá trình gồm
nhiều giai đoạn nhằm biến các tri thức khoa học thành hàng hóa hoặc dịch
vụ có sức cạnh tranh trên thị trường". Theo Luật Chuyển giao Công nghệ
của Việt Nam "Công nghệ là giải pháp, quy trình, bí quyết kỹ thuật có kèm
hoặc không kèm công cụ, phương tiện dùng để biến đổi nguồn lực thành sản
phẩm".
• Công nghệ nguồn: Là công nghệ được tạo ra lần đầu từ các phát
minh, sáng chế, giải pháp hữu ích.
• Công nghệ thứ cấp: Công nghệ thứ cấp được chuyển giao lần thứ
nhất, hoặc là công nghệ thứ cấp lần thư 2, lần thứ 3 Hàn Quốc, Nhật
Bản, Đài Loan đều có những công nghệ hiện đại nhưng phần lớn đều
không phải là công nghệ nguồn nhưng được chuyển giao lần đầu từ
Mỹ hoặc Anh, ví dụ điện thoại di động SAMSUNG rất hiện đại nhưng
phải sử dụng tới 40% phát minh sáng chế của Mỹ. Như vậy,
SAMSUNG không làm chủ công nghệ nguồn. Việt Nam tiếp nhận
công nghệ từ Nhật Bản, Hàn Quốc, nhưng thực chất các công nghệ đó
đi sau công nghệ nguồn ít nhất là 2 đến 3 thế hệ. Các nước đang phát
triển cũng có khả năng tạo ra được công nghệ nguồn nhưng chưa hẳn
đấy là công nghệ tiên tiến và hiện đại. Ví dụ, công nghệ sản xuất kẹo
dừa ở Bến Tre là công nghệ nguồn, nhưng công nghệ này lại sử dụng
các thao tác lạc hậu.
• Chuyển giao công nghệ: Theo Luật Chuyển giao Công nghệ của Việt
Nam "Chuyển giao công nghệ là chuyển giao quyền sở hữu hoặc
quyền sử dụng một phần hoặc toàn bộ công nghệ từ bên có quyền

chuyển giao công nghệ sang bên nhận công nghệ".
8. CÁC KÊNH CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ:
• Chuyển giao công nghệ qua thương mại hàng hóa: Công nghệ có
thể được chuyển giao xuyên qua các đường biên giới quốc tế với rất
nhiều kênh, trong đó kênh thương mại hàng hoá được coi là một trong
những kênh rất quan trọng. Thông qua khối lượng hàng hoá xuất nhập
khẩu, ẩn chứa trong đó tiềm năng các loại hình chuyển giao công
nghệ. Chỉ tính riêng việc nhập khẩu cho ngành công nghiệp một số
công nghệ thiết bị mới đã có thể cải thiện một cách trực tiếp hiệu quả
sản xuất khi được đưa vào dây chuyền sản xuất. Như vậy, bản thân
thương mại quốc tế cũng là một hình thức trung tâm của việc chuyển
giao công nghệ.
16
Chuyển giao công nghệ CDK5_Nhóm 20
• Chuyển giao công nghệ qua đầu tư trực tiếp nước ngoài: Kênh
chuyển giao công nghệ qua đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) thông
qua các Tập đoàn đa quốc gia (MNEs). Về nguyên lý, các MNEs sẽ
chuyển giao cho các công ty con của nó ở những nước có nhu cầu tiếp
nhận công nghệ, những tri thức công nghệ mới và hữu ích cho những
doanh nghiệp bản địa. Nguyên nhân là do các công ty con có động cơ
muốn trở thành một công ty đa quốc gia nắm giữ quyền sở hữu một số
tài sản tri thức để khai thác nhiều lợi nhuận ở các doanh nghiệp nhập
công nghệ. Có nhiều quan điểm cho rằng một dạng tiếp nhận công
nghệ toàn diện nhất là FDI. Vì FDI không những mang lại công nghệ
mà còn kỹ năng quản lý, các liên kết thị trường và vốn. Vì vậy, FDI là
một kênh chính quan trọng, thông qua đó các doanh nghiệp có cơ hội
vươn lên, không những có khả năng cạnh tranh về công nghệ trên thị
trường nội địa mà còn vươn ra khu vực và thế giới.
• Chuyển giao công nghệ thông qua bằng sáng chế: Kênh quan trọng
thứ ba là cấp giấy phép sáng chế công nghệ, việc này vừa có thể được

thực hiện trong các doanh nghiệp, giữa các liên doanh hoặc giữa các
doanh nghiệp không có mối liên hệ. Bằng sáng chế (Paten) thể hiện
một cách điển hình việc mua bản quyền sản xuất hoặc phân phối,
thông tin kỹ thuật cơ bản và bí quyết. Có sự khác biệt quan trọng giữa
chuyển giao công nghệ trong doanh nghiệp và cấp bằng sáng chế. ở
trường hợp đầu tiên, MNEs giữ lại việc kiểm soát độc quyền sở hữu
trí tuệ và bí quyết, trong khi ở trường hợp thứ hai việc tiếp cận những
tài sản này phải dành cho người được cấp bằng sáng chế. Vì vậy, bằng
sáng chế, các bí mật thương mại, bản quyền và thương hiệu có thể là
những tiện ích của việc chuyển giao tri thức. Do hợp đồng cấp bằng
sáng chế đạt được thông qua đàm phán giữa người bán và người mua
nên việc chuyển giao mang tính tự nguyện. Tuy nhiên, các Chính phủ
có thể ban hành những mệnh lệnh bắt buộc trao quyền sử dụng cho
các doanh nghiệp bản địa, trong trường hợp này chuyển giao công
nghệ mang tính cưỡng ép. Rõ ràng rằng các bằng sáng chế nếu bị
cưỡng ép thì không thể thành công trong việc thu được những bí quyết
đích thực.
• Chuyển giao công nghệ dưới hình thức liên doanh: Cấp bằng sáng
chế và FDI có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ với việc thành lập các liên
doanh. Đó là các thỏa thuận hợp tác giữa hai hoặc nhiều hơn hai
doanh nghiệp, với mỗi doanh nghiệp cung cấp một số lợi thế làm giảm
chi phí của việc hoạt động chung. Trong trường hợp này, các doanh
nghiệp quốc tế có thể cung cấp những thông tin sản xuất tiên tiến hơn
về mặt công nghệ thông qua việc cấp bằng sáng chế, trong khi các đối
17
Chuyển giao công nghệ CDK5_Nhóm 20
tác địa phương cung cấp các mạng lưới phân phối, thông tin về thị
trường lao động, các kỹ năng quản lý đặc biệt hoặc một số những lợi
thế mang tính địa phương khác. Một số sự dàn xếp đạt được thông qua
chia sẻ bất cứ lợi nhuận hay rủi ro nào của liên doanh.

• Chuyển giao công nghệ qua con đường hợp đồng sản xuất/ chế
tạo: Do lợi thế nguyên vật liệu tại chổ, giá nhân công thấp, phương
tiện giao thông thuận lợi và do lợi nhuận giữa các bên, Bên A(là bên
có vốn và công nghệ) ký hợp đồng kinh tế với Bên B để gia công, chế
tạo từng nguyên công, từng chi tiết, hoặc lắp ráp từng cụm thiết
bị….Bên B dần dần tích lũy được các công nghệ mà Bên A hợp tác
sản xuất. Đây là loại hình chuyển giao công nghệ cũng khá phổ biến
đối với các nước đang phát triển hiện nay vì những công nghệ mà Bên
B tiếp nhận được rất cụ thể và dễ làm chủ vì đã qua sản xuất, chế
tạo”thuê” cho Bên A.
• Chuyển giao công nghệ qua Mạng INTERNET/INTRANET: Đây
là loại hình chuyển giao công nghệ đang được phổ biến, nhất là các
nước có cơ sở hạ tầng kỹ thuật, công nghệ thông tin và viễn thông
phát triển. Việc giao dịch qua mạng như là một “Thị trường trung
gian” để kết nối giữa người bán và người mua công nghệ. Người có
nhu cầu công nghệ có thể tiếp cận được trực tiếp với nhà sản xuất, mà
không cần thông qua môi giới, tư vấn. “Thị trường trung gian” này có
nhiều ưu thế là không tốn kém kinh phí giao dịch, tiếp cận được thông
tin tức thời giữa người cung cấp và người có nhu cầu công nghệ. Hiện
nay, người ta đang tổ chức “Chợ ảo công nghệ” trên mạng để tiện giao
dịch, lựa chọn công nghệ một cách không giới hạn.
• Chuyển giao công nghệ thông qua luân chuyển nhân sự xuyên
biên giới: Kênh quan trọng thứ năm của chuyển giao công nghệ là
luân chuyển nhân sự quản lý và kỹ thuật xuyên biên giới. Trên thực tế,
rất nhiều công nghệ không thể được chuyển giao đầy đủ hay hiệu quả
mà không có các dịch vụ hỗ trợ và bí quyết của các kỹ sư và những
nhà kỹ thuật. Một lợi thế quan trọng của MNEs là khả năng luân
chuyển những người lao động có kỹ năng như vậy trong các công ty
con khi cần thiết. Thị trường luân chuyển tạm thời những công nhân
có kỹ năng giữa các doanh nghiệp có thể bị hạn chế và kém linh hoạt

hơn do làm tăng chi phí của các hoạt động chuyển giao công nghệ như
vậy. Cần lưu ý rằng, FDI, cấp bằng sáng chế, liên doanh và luân
chuyển nhân sự là những quy trình có liên quan, phụ thuộc lẫn nhau.
• Chuyển giao công nghệ qua thị trường trung gian: Có nhiều luồng
chuyển giao công nghệ khác nhau đã và đang có xu hướng tăng mạnh
trong những năm gần đây, đó là xuất khẩu hàng hóa, hàng hóa chuyên
18
Chuyển giao công nghệ CDK5_Nhóm 20
sâu về lao động có kỹ năng và hàng hóa công nghệ cao từ các nền
kinh tế của các nước OECD (Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế)
có thu nhập cao tới tất cả các nước được phân theo nhóm mức độ thu
nhập thấp hơn (được Ngân hàng Thế giới phân nhóm). Các nước có
thu nhập bậc trung trở lên làm cho thị trường xuất khẩu công nghệ từ
các nước OECD tăng lên nhanh chóng. Qua nghiên cứu cho thấy việc
cấp bằng sáng chế và các dạng mậu dịch về công nghệ khác được xác
định bằng các luồng thu nhập tiền bản quyền phần lớn thuộc về các
nước OECD. Các nước có thu nhập trung bình trở lên, chủ yếu là các
nền kinh tế đang phát triển đang trở thành những thành viên mới quan
trọng của thị trường công nghệ từ những năm đầu thập kỷ 80 và
những nước này vẫn chiếm ít hơn 3% tổng xuất khẩu của OECD.
Trong rất nhiều kênh chuyển giao công nghệ khác nhau, các nước có
mức thu nhập trung bình và kém hơn chiếm phần lớn ở các luồng FDI
chính thống của OECD ví dụ như Trung Quốc trong việc thu hút đầu
tư. Thực vậy, đối với các nước này, phần đóng góp FDI tăng nhanh
hơn nhiều so với thương mại công nghệ hoặc mậu dịch các hàng hóa
chuyên về công nghệ. Tình trạng này cũng diễn ra ở những nước có
thu nhập thấp, FDI tăng nhanh nhất từ những năm 1970-2003, mặc dù
sự đóng góp của các hình thức thương mại chuyên về công nghệ và
chuyên vê kỹ thuật cũng như FDI lại giảm. Sự đóng góp của Châu Phi
cận Sahara ở tất cả các luồng công nghệ không chính thống của các

nền kinh tế OECD đã giảm trong giai đoạn này. Từ đó, có thể dễ dàng
hiểu được những mối quan ngại về sự phân hóa trong cách tiếp cận
chuyển giao công nghệ giữa các nước có thu nhập trung bình và
những nước kém phát triển.
• Các kênh chuyển giao công nghệ phi thị trường: Ngoài các kênh
thị trường còn có các kênh chuyển giao công nghệ phi thị trường. Có
lẽ quan trọng nhất là phương pháp mô phỏng, đó là phương pháp mà
một doanh nghiệp đối thủ học được các bí mật về thiết kế hoặc công
nghệ của sản phẩm hoặc công thức của doanh nghiệp khác. Phương
pháp mô phỏng có thể diễn ra thông qua việc xem xét kỹ sản phẩm, kỹ
thuật, phá mã phần mềm… Phương pháp mô phỏng có hợp pháp hay
không phụ thuộc vào phạm vi của việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ và
Luật Cạnh tranh không công bằng. Vì mô phỏng không phải đền bù
cho người sở hữu công nghệ, nên coi nó là một hình thức “Học sao
chép”, điều này lại hấp dẫn đối với các nước đang phát triển. Tuy
nhiên, phương pháp mô phỏng rất tốn chi phí và có thể làm cho năng
lực sáng tạo bị chệch hướng.
19
Chuyển giao công nghệ CDK5_Nhóm 20
• Chuyển giao công nghệ qua việc rời bỏ công ty của người lao
động: Một hình thức chuyển giao công nghệ nữa, đó là những nhân sự
về quản lý và kỹ thuật, những người mang tri thức và công nghệ của
một doanh nghiệp của mình rồi rời bỏ doanh nghiệp này và gia nhập
hoặc thành lập một doanh nghiệp đối thủ trên cơ sở những tri thức và
công nghệ mà họ đã tích luỹ được. Đây là loại hình chuyển giao công
nghệ mà không phải đền bù một cách chính thức cho người sở hữu
công nghệ và phạm vi của hoạt động này phụ thuộc vào cách giải
quyết theo luật pháp về sự luân chuyển lao động.
• Chuyển giao công nghệ trên cơ sở nghiên cứu tiếp thu những dữ
liệu trên các bằng sáng chế và dữ liệu thử nghiệm: Một phương

pháp nữa để tiếp thu được công nghệ mà không phải đền bù là nghiên
cứu để tiếp thu những thông tin có sẵn về những công nghệ. Đó là
những dữ liệu đã được mô tả về các ứng dụng của các bằng sáng chế,
cả những ứng dụng được đăng ký ở một nước và được đăng ký ở nước
ngoài, đều có sẵn cho mục đích này. Về nguyên tắc, các doanh nghiệp
đối thủ có thể nghiên cứu những ứng dụng này, học hỏi những công
nghệ cơ bản, triển khai các sản phẩm và phương pháp cạnh tranh mà
không vi phạm đến quyền lợi của những người nộp đơn đăng ký bản
quyền đầu tiên. Vì vậy, bằng sáng chế vừa là một nguồn chuyển giao
công nghệ trực tiếp, thông qua FDI và cấp bằng sáng chế, lại vừa là
hình thức không trực tiếp thông qua việc nghiên cứu. Tuy nhiên, vẫn
có sự không thống nhất là liệu những thông tin công khai về các bản
mô tả sáng chế như vậy có thực sự cung cấp đầy đủ thông tin để các
chuyên gia, các kỹ sư của doanh nghiệp đối thủ có thể nắm bắt được
công nghệ một cách chính xác không? Một nguồn thông tin quan
trọng nữa là những dữ liệu thử nghiệm công nghệ mật của các nhà
sáng chế. Có thể sau một giai đoạn độc quyền về các công nghệ để
thưởng cho các nhà sáng chế, các cơ quan của các Chính phủ có thể
lựa chọn để công bố những dữ liệu như vậy với các doanh nghiệp đối
thủ nội địa để tránh những chi phí nghiên cứu trùng lặp và thúc đẩy sự
cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong cùng một lĩnh vực. Đây là cơ
hội để các nhà nghiên cứu, các kỷ sư của các doanh nghiệp đối thủ
nghiên cứu để tạo ra những công nghệ mới cho riêng mình.
• Chuyển giao công nghệ thông qua di cư tạm thời: Hình thức cuối
cùng, phần lớn công nghệ dường như được chuyển giao thông qua
việc di cư tạm thời của các sinh viên, các nhà khoa học, các nhà kỹ
thuật-quản lý tới các trường đại học, phòng thí nghiệm và các hội nghị
khoa học có vị trí ở những nước phát triển và đang phát triển. Đây là
loại hình chuyên giao công nghệ đang diễn ra ở nhiều nước trên thế
20

Chuyển giao công nghệ CDK5_Nhóm 20
giới. Vì vậy, các nước đang phát triển nên tận dụng loại hình thức
chuyển giao công nghệ này mà không tốn kém về đào tạo, bằng cách
khuyến khích các sinh viên sau khi tốt nghiệp, các nhà khoa học đang
làm việc ở nước ngoài quay trở lại quê nhà gánh vác việc phát triển
kinh doanh, giáo dục, nghiên cứu phục vụ đất nước.
9. CÁC XU HƯỚNG CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ:
* Chuyển giao công nghệ giữa các nước công nghiệp phát triển: Một đặc
điểm chung cơ bản trong việc chuyển giao công nghệ giữa các nước công
nghiệp phát triển là cơ sở hạ tầng kỹ thuật phát triển ở đỉnh cao, họ luôn đặt
ra những yêu cầu mới, hiện đại nhất so với sự phát triển KH&CN hiện tại.
Hình thức chuyển giao công nghệ giữa các nước phát triển chủ yếu là mua
bán thiết bị công nghệ, các sản phẩm KH&CN, các bí quyết, bằng phát
minh, sáng chế.
* Chuyển giao công nghệ giữa các nước công nghiệp phát triển với các
nước đang phát triển: Đây là dòng chuyển giao công nghệ từ các nước
công nghiêp phát triển sang các nước đang phát triển (còn gọi là quan hệ
Bắc-Nam). Các nước đang phát triển tiếp nhận công nghệ từ các nước công
nghiệp phát triển chủ yếu: công nghệ, kiến thức, kỹ năng, kỹ thuật hiện đại,
kinh nghiệm quản lý Do chi phí nhập khẩu công nghệ và kỹ thuật khá cao,
ngoại tệ ở các nước đang phát triển lại thiếu, nếu mở rộng nhập công nghệ
thì sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, các nước đang phát triển lại có
tình trạng chung là hạ tầng cơ sở kỹ thuật lạc hậu, đội ngũ cán bộ KH&CN
và kỹ thuật viên vừa thiếu, vừa kém về trình độ, cơ sở nghiên cứu và phát
triển công nghệ với trang thiết bị lạc hậu, không đồng bộ, nên cản trở khả
năng tiếp nhận công nghệ nhập. Mặt khác, mức độ tổng hợp giữa công nghệ
nhập với điều kiện cụ thể ở các nước đang phát triển có những khoảng cách
lớn. Người ta ước tính rằng, đến 90% các công nghệ được tạo ra ở các nước
công nghiệp phát triển để giải quyết những yêu cầu riêng của các nước này,
phần còn lại và những công nghệ đã tương đối lạc hậu mới chuyển giao sang

các nước đang phát triển. Tình trạng chung ở các nước đang phát triển là sản
xuất nông nghiệp vẫn đang chiếm vị trí chủ đạo, công cụ lao động lạc hậu,
bên cạnh đó còn phải đối mặt với những vấn đề khó khăn trong việc chuyển
giao công nghệ như:
• Công nghệ sẵn có để lựa chọn rất hạn chế vì bản chất độc quyền của
các bên cung cấp công nghệ,
• Thị trường giao dịch công nghệ chưa thực sự hoàn hảo, có nơi mới
hình thành ở mức độ sơ khai,
• Vị thế yếu để mặc cả giá chuyển giao công nghệ,
21
Chuyển giao công nghệ CDK5_Nhóm 20
• Các điều kiện và thời gian chuyển giao công nghệ bị hạn chế,
• Năng lực tiếp nhận công nghệ thấp,
• Năng lực hấp thụ, nghiên cứu và phát triển công nghệ còn yếu kém,
• Sự phụ thuộc ngày càng cao vào các nước cung cấp công nghệ do tốc
độ đổi mới công nghệ quá nhanh, vòng đời công nghệ ngày càng
ngắn,
• Các nước đang phát triển thiếu những điều kiện vật chất, kỹ thuật cần
thiết để ứng dụng và triển khai công nghệ hiện đại,
• Phần lớn các công nghệ hiện đại của các nước công nghiệp phát triển
không thích hợp lắm với những điều kiện cụ thể của các nước đang
phát triển,
• Phần lớn các nước chậm phát triển, thiết chế xã hội kém năng động,
thị trường KH&CN nhỏ hẹp, không thể tạo ra được những động lực
lớn cho việc tiếp nhận, làm chủ và đổi mới công nghệ nhập.
Từ việc phân tích trên cho thấy, không phải bao giờ sự chuyển giao công
nghệ từ các nước công nghiệp phát triển sang các nước đang phát triển cũng
hoàn toàn thích hợp để có thể giải quyết ngay các mâu thuẫn gay gắt trong
đời sống thấp kém của các nước đang phát triển.
* Chuyển giao công nghệ giữa các nước đang phát triển: Đây là xu thế

mới gọi là quan hệ “Nam-Nam”. Loại hình chuyển giao công nghệ này gắn
liền với sự hình thành các khối kinh tế khu vực như ASEAN ở châu á, Cộng
đồng Đông Phi ở châu Phi, các nước trong Hiệp ước Andean ở châu Mỹ La
Tinh… Dòng chuyển giao công nghệ Nam-Nam bắt đầu khởi nguồn từ sự
thành công của các nước mới công nghiệp hóa như các nước và lãnh thổ
châu á-NICs (Hàn Quốc, Singapo, Đài Loan, Hồng Kông). Các nước và
vùng lãnh thổ này đang là lực lượng đầu tư đáng kể vào các nước kém phát
triển ở châu á. Mục tiêu đầu tư vốn, công nghệ của các nước NICs chủ yếu
nhằm khai thác nguyên liệu thô, tận dụng nhân công rẻ, thu hồi vốn nhanh.
Xu hướng chuyển giao công nghệ hiện nay và trong tương lai tập trung
chủ yếu ở lĩnh vực công nghệ cao. Thế nhưng, phần lớn mọi hoạt động
chuyển giao công nghệ đều thuộc lĩnh vực đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).
22
Chuyển giao công nghệ CDK5_Nhóm 20
Sau hơn 18 năm (từ năm 1993 đến
nay), số lượng đầu tư ở lĩnh vực
này xấp xỉ 800 hồ sơ. Đây là con
số khá ít đối với tốc độ phát triển
của các DN trong ngành về số
lượng lẫn chất lượng.
Theo ông Đỗ Hoài Nam, Vụ trưởng Vụ Đánh giá, Thẩm định và Giám sát
công nghệ, trên thế giới, duy chỉ Việt Nam có Luật Công nghệ cao, nhưng
hồ sơ đăng ký trong lĩnh vực chuyển giao công nghệ cũng thuộc loại thấp
của thế giới. Hiện nay, Việt Nam thực hiện chuyển giao công nghệ theo quy
trình dọc là từ các viện đến doanh nghiệp. Theo đánh giá, quy trình này còn
rất nhập nhằng: doanh nghiệp muốn thực hiện hồ sơ đăng ký buộc phải qua
công ty tư vấn, trong khi các công ty tư vấn lại không có chuyên môn về
từng ngành cụ thể. Các số liệu hiện có cho thấy, đầu tư công nghệ của FDI
đang chuyển dịch từ công nghệ thấp qua công nghệ cao. Việt Nam hiện đang
có những nhà máy công nghiệp sản xuất được những thiết bị công nghệ hiện

đại, tiên tiến. Ví dụ như thiết bị lọc nước biển có thể cung cấp nước ngọt cho
cả thành phố 50.000 dân
* Nội dung chuyển giao công nghệ:
• Chuyển giao công nghệ phần cứng sản xuất, bao gồm vật liệu, máy
móc, thiết bị,
• Chuyển giao tài liệu sản xuất, bao gồm paten, các bí quyết thiết kế,
quản lý, các tài liệu kỹ thuật, các tiêu chuẩn sản xuất, các quy trình
vận hành.
• Chuyển giao tài liệu tổ chức, gồm tài liệu dùng cho quản lý như các
quy chế vận hành xí nghiệp, quản lý chất lượng sản phẩm, quản lý
nhân sự, kiểm soát tài chính,
• Chuyển giao các kỹ năng sản xuất, kinh nghiệm, kỹ năng được tích
lũy và sử dụng trong quy trình sản xuất.
Phòng thí nghiệm Nano tại Khu công
nghệ cao TP.HCM
23

×