Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

Hướng dẫn soạn thảo giáo án điện tử - Bài giảng tính diện tích đa giác pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (424.3 KB, 14 trang )

Hướng dẫn soạn thảo giáo án điện tử - Bài giảng tính
diện tích đa giác bất kỳ
A. Thông tin chung
I. Tiêu đề: Tính diện tích đa giác bất kì
II. Nội dung tóm tắt: Đây là khung bài giảng môn hình học lớp 8. Nội dung
hướng dẫn học sinh ứng dụng cách tính diện tích của các dạng hình học cơ bản để
tính diện tích một đa giác bất kì. Nội dung bài giảng được phổ biến thông qua các
trò chơi và hoạt động khám phá giúp học sinh tìm ra cách tính diện tích các đa
giác bất kì và ứng dụng cách tính diện tích đa giác trong cuộc sống.
III. Tác giả: Ngô Thị Kim Duyên
IV. Đơn vị: Thư viện trường Đại Học An Giang
B. Kế hoạch lên lớp:
I. Mục tiêu bài học:
- Kiến thức: Qua bài học này học sinh:
 Ôn tập các công thức tính diện tích hình chữ nhật, hình tam giác, hình bình
hành, hình chữ nhật, hình thoi.
 Áp dụng các công thức tính diện tích đa giác căn bản để tính diện tích của
một đa giác bất kì.
- Kỹ năng: Qua bài học này học sinh có được kỹ năng phân tích và ứng dụng công
thức tính diện tích để giải quyết các tình huống cụ thể trong cuộc sống.
II. Phương tiện dạy học:
- Dành cho giáo viên:
1. Bộ hình dùng cho trò chơi tìm cặp.

Giáo viên dựa theo số lượng học sinh trong lớp và chuẩn bị các mảnh giấy nhỏ và
chia làm 2 nhóm:
- Nhóm 1: vẽ các hình học cơ bản lên mỗi tờ giấy và có ghi chú thích cách cạnh
tương ứng dùng để tính diện tích
- Nhóm 2: viết các công thức tính diện tích tương ứng với các hình ở nhóm 1.
2. Hình bản đồ Việt Nam


3. Cách vẽ hình bàn tay

4. Hình bàn tay sau khi vẽ

5. Dựng hình đa giác tương tự hình bàn tay.

- Dành cho học sinh:
6. Giấy có kẻ ô vuông

7. Thước kẻ.

III. Hoạt động dạy học:
Thời
lượng
Tên hoạt
động
Nội dung của hoạt động Học cụ Ghi chú
10 phút

Hoạt động:
Tìm cặp
(Ôn lại các
công thức
tính diện
tích)
- Giáo viên chia lớp làm 2
nhóm.
- Nhóm 1: giáo viên phát
cho mỗi học sinh 1 tờ giấy
có chứa 1 hình cơ bản.

- Nhóm 2: giáo viên phát
cho 1 tờ giấy có chứa công
thức tính diện tích tương
ứng với hình của nhóm 1.
- Yêu cầu mỗi bạn đi tìm
một nữa kia của mình (công
thức tương ứng với hình). Ai
tìm được thì trở về bàn và
ngồi chung với bạn cùng cặp
với mình.
- Sau 3 phút, ai chưa tìm
được cặp thì phải chịu một
hình phạt nhỏ do lớp đề
nghị.
Bộ hình và
công thức.
Mỗi mọt
cặp được
chọn ngẫu
nhiên sẽ trở
thành một
nhóm cho
các hoạt
động tiếp
theo.
10 phút

Hoạt động
khám phá
Giáo viên treo hình bản đồ

Việt Nam (hoặc bản đồ của
tỉnh thành nơi giáo viên
Hình bản đồ
Việt Nam

đang công tác).
GV đặt vấn đề: Làm thế nào
người ta tính được diện tích
của VN (hoặc các tỉnh
thành)? (Diện tích thực tế
của VN khoảng
331.688km
2
).
Mỗi nhóm có 5 phút để thảo
luận và đưa ra giải pháp.
Học sinh có thể đưa ra nhiều
cách. Giáo viên có thể dựa
vào cách học sinh đưa ra và
chọn giải pháp đúng. Tuy
nhiên, giáo viên có thể
hướng dẫn học sinh 2 cách
cơ bản bằng 2 hoạt động kế
tiếp.
5 phút Hoạt động
3:
Cách 1
- Yêu cầu mỗi nhóm lấy ra
một tờ giấy có kẻ ô vuông.
- Một bạn đặt bàn tay khép

lại trên tờ giấy.
- Bạn còn lại dùng viết vẽ
Giấy có kẻ ô
vuông






theo hình bàn tay. (hình 3)
- Giáo viên yêu cầu học sinh
đếm số ô vuông còn nguyên
nằm bên trong hình vẽ. (Giả
sử ta được 108 ô như hình 4)
- Tương tự đếm số ô vuông
còn nguyên và cả những ô
vuông bị cắt bởi hình vẽ.
Giả sử ta được 150 ô.
- Như vậy ta có thể ước
lượng diện tích của hình bàn
tay bằng cách cộng 2 con số
đó lại và chia cho 2
((108+150)/2=129). Đây
chính là diện tích tương đối
của hình bàn tay.
Hình 3




Hình 4

10 phút

Hoạt động
4:
Cách 2
- Yêu cầu mỗi nhóm dựng
một hình đa giác theo hình
giống bàn tay.
- Chia đa giác thành các
dạng hình học cơ bản
- Dùng công thức tính diện
tích các dạng hình học cơ

bản để tính diện tích hình
bàn tay.
- So sánh kết quả với kết
quả ở cách thứ nhất.
- Ta thấy 2 kết quả sẽ chênh
lệch nhau nhiều hay ít dựa
vào độ lớn của ô vuông
dùng làm đơn vị (số ô vuông
càng nhỏ, độ chính xác càng
cao).
10 phút

Hoạt động
5:
Ứng dụng.

- Yêu cầu mỗi học sinh vẽ 1
đa giác bất kì lên tờ giấy có
kẻ ô vuông. Đề tên của
người vẽ lên tờ giấy đó.
- Đổi tờ giấy với bạn trong
nhóm.
- Mỗi bạn trình bày cách
tính diện tích của hình đa
giác lên tờ giấy nhận được.
Ghi tên người tính lên trên
tờ giấy.
Giáo viên có thể thu những
tờ giấy này và chấm điểm ở
Hình 5
nhà hoặc sửa trực tiếp trên
lớp.
IV. Bài tập
Bài 1: Bố của An dự định xây dựng một hồ bơi có hình dáng như hình vẽ. Biết
rằng mỗi 1m
2
hồ bơi cần 1 mét khối nước và mỗi tuần bố của An cần phải thay
nước 1 lần. Hỏi nhà An mỗi tháng phải trả thêm khoảng bao nhiêu tiền nước nếu
xây dựng hồ bơi như thế? (Tính theo giá tiền nước hiện hành.)

Tỉ lệ: 1/1000 so với kích thước thật.
Bài 2: Cậu của An vừa xây dựng một ngôi nhà 2 tầng có kích thước như hình vẽ.
Biết rằng tiền công thợ là 200.000đ/1m
2
. Hãy giúp An tính số tiền công mà cậu
phải trả cho thợ. (Chỉ tính phần diện tích xây dựng, không tình phần sân.


Tỉ lệ: 1/1000 so với kích thước thật.
Bài 3: Bác Tám có một thửa ruộng có kích thước như hình vẽ. Năm nay Bác trúng
mùa và thu hoạch được 50 giạ/ 1 công. Bác cần sửa lại căn nhà và cần khoảng
10.000.000 đồng. Hỏi nếu bán hết số lúa đó, Bác có đủ tiền để sửa nhà không?
(Tính theo giá lúa thu mua hiện hành).

C. Tài liệu tham khảo
William Collins, , 2002, Mathematics: Applications and Connections, NewYork:
McGraw-Hill.
Chicha Lynch, Eugene Olmstead, 1998, Mathmatters: An Intergrated Approach,
NewYork: McGraw-Hill.

×