i
LỜI CẢM ƠN
Được sự phân công của Viện Công nghệ sinh học & Môi trường, Trường Đại
học Nha Trang, cùng với sự chấp thuận của ban lãnh đạo Phân viện Thú y miền
Trung, tôi được phép thực tập tại Phân viện từ ngày 20/02/2012 đến ngày
02/06/2012.
Trong quá trình thực tập, ngoài sự cố gắng của bản thân, tôi luôn nhận được
sự giúp đỡ tận tình và hết lòng vì khoa học của Tiến sĩ Nguyễn Văn Duy và Thạc sĩ
Đỗ Văn Khiên, cùng các cán bộ Bộ môn Siêu vi trùng. Tôi cũng xin cảm ơn ban
lãnh đạo Phân viện Thú y miền Trung, các thầy cô Viện Công nghệ Sinh học & Môi
trường, cùng toàn thể cán bộ công nhân viên đang công tác tại Phân viện đã tạo điều
kiện giúp đỡ tôi hoàn thành đợt thực tập này. Tôi cũng gởi lời cảm ơn đến gia đình
đã luôn động viên và tạo điều kiện cho tôi hoàn thành khóa luận này.
Mặc dù có nhiều cố gắng nhưng do kiến thức, năng lực, cũng như kinh
nghiệm nghiên cứu của bản thân còn nhiều hạn chế nên không thể không tránh khỏi
những thiếu sót. Kính mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo
cùng bạn bè đồng nghiệp.
Nha Trang, tháng 06 năm 2012
Sinh viên
Phạm Văn Vị
ii
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN i
MỤC LỤC ii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT vi
DANH MỤC BẢNG viii
MỞ ĐẦU 1
Chương 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 3
1.1. Virus Newcastle 3
1.1.1. Hình thái và các tính trạng lý, hóa 3
1.1.2. Cấu trúc hệ gen 3
1.1.3. Protein 4
1.1.4. Sức đề kháng 4
1.1.5. Đặc tính nuôi cấy 5
1.1.6. Độc lực 5
1.1.7. Sự nhân lên 6
1.1.8. Tính gây bệnh 7
1.1.9. Cơ chế sinh bệnh 8
1.2. Virus viêm phế quản truyền nhiễm gà (IBV) 8
1.2.1. Hình thái và các tính trạng lý, hóa 8
1.2.2. Cấu trúc hệ gen 9
1.2.3. Protein 9
1.2.4. Sức đề kháng 10
1.2.5. Đặc tính nuôi cấy 11
iii
1.2.6. Độc lực 12
1.2.7. Sự nhân lên 13
1.2.8. Tính gây bệnh 13
1.2.9. Cơ chế sinh bệnh 13
1.3. Tình hình nghiên cứu sản xuất vacxin 14
1.3.1. Trên thế giới 14
1.3.2. Ở Việt Nam 15
Chương 2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 17
2.1. Vật liệu 17
2.1.1. Giống Virus 17
2.1.2. Động vật thí nghiệm 17
2.1.3. Môi trường và hóa chất 17
2.1.4. Thiết bị chuyên dụng 18
2.2. Phương pháp 18
2.2.1. Thử nghiệm HA (Haemagglutination Test) 18
2.2.2. Tiêm vào xoang niệu mô 19
2.2.3. Giám định đặc tính sinh học của virus Newcastle 19
2.2.3.1. Tiêm truyền giống virus Newcastle trên gà mẫn cảm 19
2.2.3.2. Xác định chỉ số EID
50
, MDT 19
2.2.3.3. Xác định chỉ số LD
50
21
2.2.3.4. Xác định chỉ số ICPI 22
2.2.3.5. Xác định chỉ số IVPI 22
2.2.4. Giám định đặc tính sinh học của IBV 23
iv
2.2.4.1. Tiêm truyền giống virus viêm phế quản truyền nhiễm trên gà mẫn
cảm 23
2.2.4.2. Xác định chỉ số EID
50
23
2.2.5. Nhân giống và thu hoạch virus Newcastle và IBV trên trứng gà có phôi24
2.2.6. Xác định virus và chuẩn độ virus Newcastle và IBV trong nước trứng thu
được 25
2.2.7. Xác định hiệu giá kháng thể kháng virus Newcastle và IBV trong huyết
thanh gà được tiêm vacxin nhũ dầu 25
2.2.8. Vô hoạt virus 26
2.2.9. Kiểm tra vô hoạt 26
2.2.10. Sản xuất vacxin 26
2.2.11. Kiểm tra chất lượng vacxin 28
2.2.11.1. Vô trùng 28
2.2.11.2. Tiêu chuẩn về vật lý 28
2.2.11.3. Chỉ tiêu an toàn của vacxin trên gà 28
2.2.11.4. Hiệu lực 28
2.2.12. Xử lý số liệu 29
Chương 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 30
3.1. Giám định đặc tính sinh học của virus Newcastle 30
3.1.1. Ổn định giống virus PV1 trên phôi gà 30
3.1.2. Tiêm truyền giống virus PV1 trên gà mẫn cảm 31
3.1.3. Chuẩn độ giống virus PV1 trên phôi gà 32
3.1.4. Chuẩn độ giống virus PV1 trên gà 34
3.1.4.1. Xác định chỉ số LD
50
34
v
3.1.4.2. Tiêm não gà con 1 ngày tuổi 35
3.2. Giám định đặc tính sinh học của IBV 37
3.2.1. Ổn định giống virus MV trên phôi gà 37
3.2.2. Tiêm truyền giống virus MV trên gà mẫn cảm 38
3.2.3. Chuẩn độ giống virus MV trên phôi gà 39
3.3. Nhân giống và kiểm tra tiêu chuẩn giống 41
3.3.1. Với giống virus Newcastle cường độc 41
3.3.2. Với giống virus IB cường độc 41
3.4. Chuẩn độ virus trên phôi gà 43
3.5. Kiểm tra 2 giống virus (PV1 và MV) sau vô hoạt 43
3.6. Sản xuất vacxin 45
3.7. Kiểm tra vô trùng vacxin 45
3.8. Kiểm tra chỉ tiêu vật lý, an toàn của vacxin 45
3.9. Kiểm tra hiệu lực vacxin trên gà 2 tháng tuổi 47
3.9.1. Theo dõi sự biến động hàm lượng kháng thể kháng virus Newcastle và IB
trên gà 2 tháng tuổi chưa được miễn dịch cơ sở 47
3.9.2. Theo dõi sự biến động hàm lượng kháng thể kháng virus Newcastle và IB
trên gà 2 tháng tuổi đã được miễn dịch cơ sở 51
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 59
TÀI LIỆU THAM KHẢO 61
vi
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BPL Betapropiolactone
CEK Chick Embryo Kidney
CEL Chick Embryo Liver
CK Chick Kidney
CPE Cytopathic Effect
CRD Chronic Respiratory Disease
EID
50
Embryo Infective Dose 50%
FAO Food and Agriculture Organization
HA Haemagglutination Test
HI Haemagglutination Inhibition Test
HN Haemagglutinin - Neuraminidaza
IB Infectious Bronchitis
IBV Infectinous Bronchitis Virus
ICPI Intracerebral Pathogenicity Index
IVPI Intravenous Pathogenicity Index
LD
50
Lethalis Dose 50%
MDa Megadalton
MDT Mean Dead Time
NP Nucleoprotein
vii
ORF Open Reading Frame
PBS Phosphate Buffered Saline
PMV-1 Paramyxovirus-1
RNP Ribonucleoprotein
viii
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Chỉ số độc lực của một số chủng virus Newcastle 6
Bảng 2.1. Xác định chỉ số EID
50
20
Bảng 2.2. Xác định chỉ số LD
50
21
Bảng 2.3. Xác định chỉ số ICPI 22
Bảng 2.4. Xác định chỉ số IVPI 23
Bảng 2.5. Xác định chỉ số EID
50
24
Bảng 3.1. Kết quả tiêm truyền giống PV1 trên phôi gà 30
Bảng 3.2. Kết quả tiêm truyền giống PV1 trên gà mẫn cảm 31
Bảng 3.3. Kết quả xác định chỉ số EID
50
(log10) của giống PV1 lần 1 33
Bảng 3.4. Kết quả xác định chỉ số LD
50
(log10) của giống PV1 lần 1 34
Bảng 3.5. Kết quả xác định chỉ số ICPI bằng giống virus PV1 36
Bảng 3.6. Kết quả xác định chỉ số IVPI bằng chủng virus PV1 37
Bảng 3.7. Kết quả tiêm truyền giống MV trên phôi gà 37
Bảng 3.8. Kết quả tiêm truyền giống MV trên gà mẫn cảm 39
Bảng 3.9. Kết quả xác định chỉ số EID
50
(log10) của giống MV lần 1 40
Bảng 3.10. Kết quả kiểm tra virus sau vô hoạt trên phôi gà 44
Bảng 3.11. Kết quả sản xuất vacxin 45
Bảng 3.12. Kết quả kiểm tra vô trùng vacxin 45
Bảng 3.13. Kết quả kiểm tra tính ổn định của vacxin 46
Bảng 3.14. Kết quả kiểm tra an toàn của các lô vacxin nhũ dầu trên gà 46
Bảng 3.15. Biến động hiệu giá kháng thể kháng virus Newcastle ở gà 2 tháng tuổi
chưa được miễn dịch cơ sở newcastle 48
Bảng 3.16. Biến động hiệu giá kháng thể kháng virus IB ở gà 2 tháng tuổi chưa
được miễn dịch cơ sở IB 50
Bảng 3.17. Biến động hiệu giá kháng thể kháng virus Newcastle ở gà 2 tháng tuổi
đã được miễn dịch cơ sở newcastle 52
Bảng 3.18. Biến động hiệu giá kháng thể kháng virus IB ở gà 2 tháng tuổi đã được
miễn dịch cơ sở IB 54
ix
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Hình ảnh của NDV được chụp dưới kính hiển vi điện tử 3
Hình 1.2. Hình ảnh của IBV được chụp dưới kính hiển vi điện tử 8
Hình 2.1. Tóm tắt quy trình sản xuất vacxin nhị giá ND & IB nhũ dầu 27
Hình 3.1. Bệnh tích do virus cường độc Newcastle gây ra ở phôi gà 42
Hình 3.2. Bệnh tích do virus cường độc IB gây ra ở phôi gà 42
Hình 3.3. Biến động hiệu giá kháng thể kháng virus Newcastle ở gà chưa được
miễn dịch cơ sở 49
Hình 3.4. Biến động hiệu giá kháng thể kháng virus IB ở gà chưa được miễn dịch
cơ sở 51
Hình 3.5. Biến động hiệu giá kháng thể kháng virus newcastle ở gà đã được miễn
dịch cơ sở 53
Hình 3.6. Biến động hiệu giá kháng thể kháng virus IB ở gà đã được miễn dịch cơ
sở 55
Hình 3.7. Biến động hiệu giá kháng thể kháng virus Newcastle ở gà chưa có miễn
dịch cơ sở và gà đã được miễn dịch cơ sở được tiêm vacxin lô 1 56
Hình 3.8. Biến động hiệu giá kháng thể kháng virus IB ở gà chưa có miễn dịch cơ
sở và gà đã được miễn dịch cơ sở được tiêm vacxin lô 1 56
1
MỞ ĐẦU
Ở Việt Nam hiện nay, chăn nuôi theo phương thức công nghiệp đang từng
bước dần thay thế phương thức chăn nuôi nhỏ lẻ theo quy mô hộ gia đình. Nuôi gia
cầm trong đó nuôi gà là một trong những nghề được quan tâm hàng đầu, vì thời
gian nuôi ngắn thu được sản phẩm nhanh. Một trong những khâu quan trọng để đảm
bảo chăn nuôi gà phát triển mạnh và có lãi là bảo vệ cho đàn gà tránh khỏi dịch
bệnh.
Đồng thời với việc phát triển nghề chăn nuôi gà theo phương thức công
nghiệp, các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm của gà cũng nảy sinh, gây thiệt hại cho
ngành chăn nuôi, như các bệnh: Bệnh Newcastle, bệnh Gumboro, bệnh Viêm phế
quản truyền nhiễm, bệnh hô hấp mãn tính (CRD), bệnh tụ huyết trùng…đặc biệt là
bệnh Newcastle và bệnh Viêm phế quản truyền nhiễm đã được người chăn nuôi
quan tâm rất nhiều.
Bệnh Newcastle hay còn gọi là bệnh gà rù là một bệnh truyền nhiễm nguy
hiểm cấp tính, lây lan rộng của loài gà do một loại virus thuộc nhóm Paramyxovirus
gây ra (Bear & Hanson, 1980). Đặc điểm là gà ủ rũ, kém hoạt động, bỏ ăn, lông xù
như khoát áo tơi, nền chuồng có nhiều bãi phân trắng; gà sốt cao 42 - 43
0
C, chảy
nước mũi, khó thở, rối loạn tiêu hóa; có triệu chứng thần kinh. Ngoài ra, bệnh tích
điển hình là niêm mạc dạ dày tuyến xuất huyết lấm tấm chấm màu đỏ, niêm mạc
ruột xuất huyết; niêm mạc miệng hầu, khí quản xuất huyết[2]. Bệnh viêm phế quản
truyền nhiễm gà do virus thuộc nhóm Coronavirus gây ra, là một bệnh truyền nhiễm
cấp tính, dễ lây lan tiếp xúc với những triệu chứng đặc trưng ở đường hô hấp như
ho, chảy nước mũi, viêm hầu họng và dịch thẩm xuất tích tụ nhiều ở niêm mạc khí
phế quản làm con vật khó thở, hắt hơi và có tiếng ran khí quản. Bệnh tích điển hình
là niêm mạc mũi, khí quản, phế quản và lòng phế nang xung huyết, chứa dịch.
Ngoài ra, bệnh có thể ảnh hưởng lớn đến sản lượng và chất lượng trứng ở đàn gà
đẻ[1],[2].
2
Các bệnh trên có tỷ lệ nhiễm cao và là một trong những nhân tố chính gây
giảm hiệu quả kinh tế đối với ngành chăn nuôi gà. Cho đến nay, bệnh chưa có thuốc
trị. Biện pháp tốt nhất để kiểm soát dịch bệnh là thực hiện an toàn sinh học trong
chăn nuôi và sử dụng vacxin phòng bệnh[1],[2].
Tiêm phòng cho gà bằng vacxin nhược độc, đơn giá có ưu điểm là tạo miễn
dịch nhanh, hiệu lực miễn dịch cao. Tuy nhiên, khi sử dụng vacxin đơn giá để tiêm
phòng cần phải bắt gà nhiều lần, tạo phản ứng stress gây bất lợi cho gà, ảnh hưởng
tới năng suất sản xuất. Vacxin đa giá là giải pháp hữu hiệu trong việc phòng bệnh
cho gia cầm.
Trong công tác phòng bệnh cho gia cầm thì việc chế tạo vacxin đa giá vô
hoạt phòng bệnh cho gia cầm là xu thế hiện nay của các nhà sản xuất vacxin trên thế
giới hiện nay và lâu dài. Để giảm bớt những nhược điểm khi tiêm phòng bằng
vacxin nhược độc, vacxin đơn giá, đại bộ phận các nhà sản xuất vacxin lớn trên thế
đã tập trung nghiên cứu và đưa vào sản xuất các loại vacxin đa giá vô hoạt dùng
trong phòng bệnh cho gà. Để đáp ứng yêu cầu của đợt thực tập tốt nghiệp cuối khóa
tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu chế tạo vacxin vô hoạt nhũ dầu nhị
giá phòng bệnh Newcastle và viêm phế quản truyền nhiễm ở gà”. Đề tài được
thực hiện tại Bộ môn nghiên cứu Siêu vi trùng, Phân viện Thú y miền Trung - Km
4, Đường 2/4 - Vĩnh Hòa - Nha Trang - Khánh Hòa. Với những nội dung nghiên
cứu sau:
- Giám định một số đặc tính sinh học của hai giống virus cường độc NDV và
viêm phế quản truyền nhiễm IBV.
- Kiểm tra tiêu chuẩn giống cường độc Newcastle và IBV đưa vào sản xuất
vacxin. Nhân giống và chuẩn độ 02 giống virus trên phôi gà.
- Vô hoạt và kiểm tra chỉ tiêu vô hoạt hai giống virus NDV và IBV.
- Chế tạo vacxin vô hoạt nhũ dầu nhị giá phòng bệnh Newcastle và viêm phế
quản truyền nhiễm gà với chất bổ trợ nhũ dầu.
- Kiểm tra tiêu chuẩn về vật lý, vô trùng, an toàn và hiệu lực của vacxin.
3
Chương 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Virus Newcastle
1.1.1. Hình thái và các tính trạng lý, hóa
Virus Newcastle là PV-1
(Paramyxovirus-1), thuộc chi Rubulavirus,
tộc Paramyxovirinae, họ
Paramyxoviridae[3].
Đây là virus ARN 1 sợi âm có vỏ
bọc.
Khi quan sát dưới kính hiển vi điện tử thấy
virion có đường kính 120 - 300 nm, thường
có dạng hình cầu hoặc hình que, hình sợi.
Vỏ bọc có độ dày khoảng 10 nm. Trên bề
mặt có hai loại gai (Spike) glycoprotein sắp xếp chặt chẽ.
Do không bền vững, khi bị làm đông giá và tan giá hay khi được tinh vỏ bọc
ngoài thường bị phá hủy dễ dàng, nên dưới kính hiển vi điện tử thường thấy
nucleocapsid trần. Nucleocapsid đối xứng xoắn dạng sợi thừng có chiều rộng 14 -
18 nm, chiều dài khoảng 1 µm[1]. Virus có thể qua được màng lọc Berkerfeld,
Chamberland và màng lọc Seiz. Virus gây ngưng kết hồng cầu gà, bò, vịt, chuột
bạch, chuột lang và nhóm máu O của người nhưng không gây ngưng kết ở ngựa,
lừa, la, thỏ[2].
1.1.2. Cấu trúc hệ gen
Genom virus là RNA 1 sợi âm đơn nhất. Phân tử lượng khoảng 5 - 7 MDa,
kích thước khoảng 15 kb và hệ gen chiếm 0,5% trọng lượng virion. Hằng số sa lắng
khoảng 50S - 57 S[3].
Hầu hết virus gây bệnh Newcastle cho gia cầm có trình tự
112
R/K-R-Q-K/R-
R
116
ở phần cuối C của F2 protein và F (phenylalanine) ở phần còn lại 117, N - phần
[12]
4
cuối của protein F1, trong khi virus có độc lực thấp hơn có trình tự ở phần tương
ứng là
112
G/E-K/R-Q-G/E-R
116
và L (Leucine) ở phần còn lại 117[13].
1.1.3. Protein
Virus có 7 - 8 khung phiên mã ( ORF: Open Reading Frame - khung đọc mở:
là đoạn DNA đủ dài, không bị chặn bởi bộ ba mã dừng để mã hóa một polypeptide
có chức năng protein), trên đó miền P được sao mã trùng lặp hay có sự trùng lặp
gen cho nên có thể phiên dịch được 10 - 12 loại protein.
Có 7 loại protein cấu trúc:
Nucleoprotein (NP): là một protein kiềm kết hợp với RNA tạo thành
nucleocapsid, có tác dụng bảo vệ RNA virus.
Haemagglutinin - neuraminidaza (HN): có đặc tính ngưng kết hồng
cầu gà và có hoạt tính của men neuraminidaza có tác dụng cắt đứt các thụ thể hồng
cầu.
Fusion protein (F, glycoprotein F, protein dung hợp): có hoạt tính
dung hợp màng tế bào và hoạt tính dung huyết. Protein F được tổng hợp ở dạng tiền
thể (protein FO), dưới tác động của enzyme phân giải protein của tế bào ký chủ mà
phân cắt thành hai phần là F1 và F2. Nó biểu hiện hoạt tính dung hợp màng và có
hoạt động quan trọng trong việc xâm nhập của virus và hình thành các tế bào khổng
lồ đa nhân[4].
Protein SH (Protein kỵ thủy ngắn): chưa rõ chức năng[3].
Large protein (L): chưa rõ chức năng.
Matrice protein (M, protein màng): tồn tại mặt trong áo ngoài, có tác
dụng gắn RNA của virus với vỏ bọc
Phospho nucleoprotein: hình ống dài và xoắn ốc nhiều vòng, chưa rõ
chức năng[4].
1.1.4. Sức đề kháng
Do virus có màng bọc ngoài là lipid nên rất dễ mẫn cảm với các chất hóa học
như ether, chloroform, cồn, formol, phenol và làm mất khả năng gây nhiễm nhưng
không ảnh hưởng đến tính miễn dịch của virus. Ở nhiệt độ 56
0
C virus bị tiêu diệt
5
trong 3 giờ, ở 60
0
C là trong 3 phút, ở 100
0
C là 1 phút; từ 4 - 20
0
C virus có thể tồn
tại trong 1 tháng, ở nhiệt độ âm virus tồn tại hằng năm. Khả năng chịu nhiệt của
từng chủng virus là đặc tính di truyền. Các chủng virus khác nhau có khả năng chịu
nhiệt khác nhau, ở nhiệt độ 56
o
C có chủng virus chịu được đến 6 giờ mà còn khả
năng gây nhiễm ví dụ như chủng virus Newcastle chịu nhiệt V4. Ở pH < 2 hoặc pH
> 10 virus mất khả năng gây nhiễm. Virus dễ bị diệt bởi tia tử ngoại. Dung dịch
Glyxerin 50% có thể giữ virus trong bệnh phẩm được 7 ngày ở 37
0
C[4].
1.1.5. Đặc tính nuôi cấy
Trên phôi gà: Cấy virus vào xoang niệu mô phôi thai gà ấp 10 - 12 ngày, tùy
theo độc lực từng chủng virus mà phôi thai có thể chết 48 - 96 giờ. Nói chung các
chủng có độc lực cao và vừa gây chết phôi trong vòng 60 giờ, còn các chủng có độc
lực thấp phải trên 100 giờ mới gây chết phôi, bệnh tích trên phôi chủ yếu là gây
xuất huyết điểm ở đầu và cánh, có khi tụ máu và gây xuất huyết khắp phôi thai.
Phôi càng non thì khả năng gây nhiễm và thời gian gây chết phôi nhanh hơn, tỷ lệ
gây chết phôi cũng cao hơn. Đặc điểm quan trọng là sau khi cấy truyền đời qua phôi
thai gà nhiều lần, người ta thu được giống virus Newcastle nhược độc dùng để chế
tạo vacxin phòng bệnh.
Trên tế bào nuôi cấy: có thể nuôi cấy virus Newcastle vào môi trường tế bào
thận khỉ, thận lợn, hoặc tế bào xơ phôi thai gà 1 lớp. sau 24 giờ gây nhiễm, virus
làm hủy hoại tế bào, làm cho tế bào bị biến đổi hình thái, tế bào co tròn lại hay vỡ ra
hoặc tạo thành các tế bào khổng lồ.
Trên động vật: có thể dùng gà giò để tiêm truyền nuôi cấy, virus sẽ phát triển
và gây bệnh cho gà giống như gà mắc bệnh tự nhiên[4].
1.1.6. Độc lực
Các nghiên cứu gần đây cho thấy rằng trình tự nucleotide trên gen mã hóa
trình tự acid amin tại thời điểm cắt protein F liên quan chặt chẽ với độc lực của
virus[7].
Virus Newcastle có nhiều chủng, các chủng này có độc lực khác nhau, căn
cứ vào tính độc và khả năng gây bệnh người ta chia làm 3 nhóm:
6
Nhóm Velogen: gồm các chủng có độc lực cao, đó chính là virus
cường độc tự nhiên.
Nhóm Mesogen: gồm các chủng có độc lực vừa, là những virus chỉ
gây bệnh nhẹ cho gà trên 6 tuần tuổi như chủng H (Herfoshine), chủng M
(Mukteswar), chủng này khi tiêm cho phôi gà 10 - 11 ngày, làm chết phôi thai và
gây xuất huyết toàn phôi thai.
Nhóm Lentogen: là các chủng có độc lực thấp gồm những virus không
có khả năng gây bệnh hoặc chỉ gây bệnh nhẹ cho gà con mới nở như chủng B1,
chủng Lasota, chủng F[2].
Bảng 1.1. Chỉ số độc lực của một số chủng virus Newcastle
Chủng virus Nhóm ICPI IVPI MDT
Ulster 2C Lentogenic 0.0 0.0 >150
Queenlands V4 Lentogenic 0.0 0.0 >150
Hitchner B1 Lentogenic 0.2 0.0 120
F Lentogenic 0.25 0.0 119
Lasota Lentogenic 0.4 0.0 103
H Mesogenic 1.2 0.0 48
Mukteswar Mesogenic 1.4 0.0 46
Roakin Mesogenic 1.45 0.0 68
Beaudett C Mesogenic 1.6 1.45 62
GB Texas Velogenic 1.75 2.7 55
NY Parrot 70181 1972 Velogenic 1.8 2.8 51
Italien Velogenic 1.85 2.8 50
Milano Velogenic 1.9 2.8 50
Herts ‘33/56 Velogenic 2.0 2.7 48
Pigeon/ England/561/83 1.5 0.0 120
Chicken/England/702/84
1.9 2.1 60
1.1.7. Sự nhân lên
7
Paramyxovirus nếu kết hợp với thụ thể có chứa axit sialic thì nhờ hoạt tính
dung hợp màng của protein F mà gây dung hợp áo ngoài với màng tế bào, đưa
nucleocapsid vào bên trong màng tế bào. Trong nucleocapsid đã có sẵn enzyme
RNA-polymerase phụ thuộc RNA, dưới tác động của enzyme này trên khuôn RNA
virus diễn ra sự tổng hợp các mRNA đơn cistron (mRNA phiên chỉ 1 gen cấu trúc)
dài ngắn khác nhau. Trên ribosom, các mRNA đó tham gia tổng hợp hoàn toàn hình
thành chuỗi RNA dương. Trên khuôn chuỗi dương này RNA virus (chuỗi âm) được
tổng hợp và kết hợp ngay với protein cấu trúc vừa được tổng hợp mà hình thành
nucleocapsid. Một mặt, các glycoprotein vừa được tổng hợp được chuyển từ màng
lưới nội chất hạt sang màng lưới nội chất nhẵn, rồi bộ máy golgi rồi đến màng tế
bào chất và tổ hợp vào trong màng tế bào. Protein M được tổng hợp tương tự cũng
chuyển động ra dưới màng tế bào chất và cố định với các glycoprotein ở màng.
Nucleocapsid di động đến dưới protein M, nhận áo ngoài nhờ nảy chồi qua màng đã
biến đổi sẵn nêu trên mà thành thục. Tuy nhiên, thông thường hầu hết các
nucleocapsid ở lại bên trong tế bào chất ký chủ và được quan sát thấy dưới dạng các
thể ẩn nhập trong tế bào chất. Trong cảm nhiễm Paramyxovirus, ngoài sự khuếch
tán cảm nhiễm theo cách nảy chồi qua màng còn đồng thời diễn ra hình thức lan
truyền từ tế bào qua tế bào (cell to cell infection). Khi đó, nhờ cơ năng dung hợp
màng của protein F, xuất hiện sự dung hợp ở bề mặt tế bào, qua đó từ tế bào đã
nhiễm RNA virus lưu nhập sang các tế bào lân cận. Vì vậy, cảm nhiễm kéo dài cũng
là đặc trưng khác của các virus thuộc họ này[3].
1.1.8. Tính gây bệnh
Trong tự nhiên: Virus Newcastle gây bệnh cho các loài gà, gà tây, bồ câu,
chim sẻ. Còn Vịt, vịt trời, ngan, ngỗng cũng có thể mắc nhưng ở mức độ nhẹ hơn.
Gà mắc bệnh ở các lứa tuổi khác nhau, song thường tập trung ở lứa tuổi từ 2 - 5
tháng tuổi. Người cũng có thể bị nhiễm virus Newcastle, thời gian nung bệnh từ 1 -
4 ngày, biểu hiện viêm kết mạc mắt, đôi khi có sốt và nhức đầu[4]. Một số động vật
có vú như chó, chuột…cũng mắc bệnh này[2].
8
Trong phòng thí nghiệm: bào thai gà 9 - 12 thích nghi nhất với việc nuôi cấy
virus. Sau khi tiêm 36 - 48 giờ toàn bộ bào thai và nước trứng chứa virus[2]. Dùng
gà giò để gây bệnh, sau khi tiêm truyền virus gà sẽ có triệu chứng và bệnh tích
giống như gà mắc bệnh tự nhiên. Có thể dùng chim bồ câu để gây bệnh bằng cách
tiêm virus vào bắp thịt, sau 6 - 8 ngày bồ câu bị tê liệt và chết sau 15 - 16 ngày.
Ngoài ra cũng có thể tiêm vào óc hay xoang phúc mạc chuột bạch, chuột sẽ chết sau
3 - 6 ngày[4].
1.1.9. Cơ chế sinh bệnh
Thông thường căn bệnh theo đường tiêu hóa xâm nhập vào cơ thể. Virus
thường thâm nhiễm qua niêm mạc hầu - họng rồi vào máu. Virus gây nhiễm trùng
máu. Cũng trong thời gian đó căn bệnh đi vào hầu hết cơ quan và tổ chức của cơ thể
và gây viêm hoại tử. Nội mô thành huyết quản bị phá hoại gây xuất huyết và thâm
nhiễm dịch xuất vào các xoang trong cơ thể. Virus không trực tiếp gây viêm phổi
song bệnh thường gây ra khó thở nghiêm trọng. Nguyên nhân là do virus tác động
gây rối loạn hệ tuần hoàn và trung khu hô hấp của hệ thần kinh trung ương.
Phần lớn gà nhiễm bệnh thường chết ở thời kỳ nhiễm trùng huyết. Đó là thể
cấp tính. Trường hợp bệnh kéo dài hơn, thường ở giai đoạn cuối dịch hay bệnh ở
những loài ít cảm thụ như thủy cầm, virus sẽ biến mất khỏi máu rồi đi đến các cơ
quan phủ tạng để vào ký sinh trong tổ chức thần kinh trung ương. Kết quả dẫn đến
thể bệnh mạn tính. Phản ứng thuốc khi tiêm vacxin cũng là một trạng thái của bệnh
này[2].
1.2. Virus viêm phế quản truyền nhiễm gà (IBV)
1.2.1. Hình thái và các tính trạng lý, hóa
IBV thuộc chi Coronavirus, họ Coronaviridae[3].
IBV có nhiều hình thái khác nhau nhưng chủ yếu là hình cầu. Nó có lớp vỏ
bọc, virion có đường kính 120 nm với các gai (spikes) hình dùi trên bề mặt với độ
dài khoảng 20 nm. Những gai này không xếp gần nhau như gai hình que của
paramyxovirus. Cấu trúc của ribonucleoprotein (RNP, core) được giải
phóng một cách ngẫu nhiên từ những tiểu phần đã bị phân hủy có thể nhận ra từ
9
những tàn tích mà không phải bằng cách
nhuộm tiêu bản. Hầu hết các đoạn RNP có
dạng sợi với đường kính chỉ 1 - 2 nm. Cấu
trúc vòng xoắn với đường kính 10 - 15 nm
đôi lúc cũng được thấy[12].
Các chủng IBV khác nhau về mật
độ của chúng trong dung dịch đường, mật
độ lớn nhất thường trong khoảng 1,15 -
1,18 g/ml, nhưng các tiểu phần thấp hơn
(không có hoặc thiếu hụt RNP) và mật độ
cao hơn cũng có thể đạt được. Tốc độ ly tâm lớn hơn 100.000 g thì cần phải tránh vì
như thế sẽ làm mất những gai đó. IBV chủng Beaudette dường như không ổn định
đặc biệt; ấp trứng ở 37
o
C đôi khi làm mất một trong những thành phần của gai[12].
1.2.2. Cấu trúc hệ gen
RNA hệ gen có tính cảm nhiễm, là chuỗi một sợi phân bố thẳng, có cấu trúc
7 Me Gppp ở đầu 5’ và đoạn poly - A ở đầu 3’. Phân tử lượng của RNA hệ gen
khoảng 9 - 11 MDa, kích thước 27 - 33 kb[3].
1.2.3. Protein
Virion có 4 protein cấu trúc là S, M, E và N.
Spike glycoprotein (S): yếu tố quy định đặc tính gây ngưng kết hồng cầu và
đặc tính trung hòa của virus.
Protein màng (M).
Protein vỏ (E): quan trọng đối với sự lắp ráp của virus.
Nucleoprotein (N): bao quanh và bảo vệ bộ gen RNA của virus[14].
Glycoprotein S bao gồm hai tiểu đơn vị là S1 và S2, trình bày một loạt các yếu tố
quyết định kháng nguyên có thể gây ra việc sản xuất kháng thể trung hòa cụ thể và
cũng kích hoạt hệ miễn dịch tế bào. Hầu hết các phương pháp phân loại huyết thanh
được dựa trên các tiểu đơn vị S1. Cấu trúc protein này phụ thuộc vào các tiểu đơn vị
bổ sung cho S2 mà yếu tố này quy định hành vi neo đậu các protein S vào vỏ lipid.
[15]
10
Ngoài protein S, protein nucleocapsid (N) là một protein cấu trúc quan trọng có thể
góp phần gây bệnh của virus. Các protein N nằm bên trong các virion, gắn liền với
hệ gen của nó và tương tác với protein nhân của virus và tế bào vật chủ. Chức năng
sinh học quan trọng được quy định cho N - phosphoprotein, trong đó sự nhân lên
của virus, sự tương tác nhóm rRNA và bắt đầu nảy nở của các hạt virus trong tế bào
vật chủ bị nhiễm bệnh. Các gen mã hóa protein N được bảo toàn theo các chủng
IBV khác nhau, cho phép tái tổ hợp giữa các chủng khác nhau[7].
1.2.4. Sức đề kháng
Đối với nhiệt độ: Hầu hết các chủng IBV đều bị bất hoạt sau 15 phút ở 56
0
C
và sau 90 phút ở 45
0
C. Bảo quản IBV ở -20
0
C sẽ tránh được điều đó. Dịch niệu
chứa virus không thay đổi sau khi bảo quản ở -30
0
C trong nhiều năm. Mô bào
nhiễm virus bảo quản tốt trong glyxerol 50% và mô ở trong môi trường này có thể
được đem đi chẩn đoán trong phòng thí nghiệm mà không cần làm lạnh. Ở ngoài
môi trường, vào mùa xuân nó có thể tồn tại được khoảng 12 ngày, còn vào mùa
đông thì khoảng 56 ngày[12].
Đối với sự đông khô: Dịch niệu chứa virus được đông khô, bao gói trong
chân không và bảo quản trong phòng lạnh nó có thể sống được tối thiểu là 30 năm.
Hàm lượng glucose 10% đem lại cho IBV tính ổn định hiệu quả trong giai đoạn
đông khô, cũng như đông lạnh[12].
Đối với pH: Các chủng virus khác nhau thì có tính bền vững khác nhau ở pH
= 3. Trong một nghiên cứu, sự giảm đi của hiệu giá virus ở nhiệt độ thường trong
thời gian 4 giờ thay đổi từ 1 - 2 log10 cho hầu hết các phân lập, 5 log10 đối với
những phân lập khác. IBV khi nuôi cấy trong tế bào thì bền vững trong môi trường
ở pH = 6 và pH = 6,5 hơn ở pH = 7,0 - 8,0[12].
Đối với hóa chất: Thông thường các chủng IBV dễ mẫn cảm với ether,
nhưng một số chủng khác có thể tồn tại được ở nồng độ ether 20%, tất cả những
virus đều bị tiêu diệt bởi chloroform 50% và sodium deoxycholate 0,1%. IBV được
xem là nhạy cảm đối với các chất sát trùng thông thường. Khi xử lý bằng
betapropiolactone (BPL) với nồng độ 0,05% hoặc 0,1% cũng như formalin 0,1% thì
11
sẽ tiêu diệt được IBV. Khi chỉ xử lý bằng BPL sẽ không gây ảnh hưởng bất lợi đến
khả năng gây ngưng kết hồng cầu của kháng nguyên IBV[12].
1.2.5. Đặc tính nuôi cấy
Nuôi cấy trên phôi gà: IBV phát triển tốt trên phôi gà đang phát triển. Đặc
điểm nuôi cấy khởi đầu trên phôi gà 10 - 11 ngày tuổi là một số phôi bị còi cọc với
tỷ lệ sống là 90% ở ngày thứ 19 của quá trình ấp trứng. Số phôi chết và còi cọc tăng
lên theo quá trình cấy truyền. Vì vậy ở lần cấy truyền thứ 10 hầu hết các phôi bị còi
cọc và trên 80% số phôi chết ở ngày thứ 20 của quá trình ấp trứng[12].
Sự thay đổi của phôi được thấy rõ sau khi gây nhiễm một vài ngày. Chỉ
những thay đổi nhỏ của phôi cũng có thể được thấy khi soi trứng. Từ phía trên
buồng hơi đến cuối trứng, phôi dường như bị xoắn vặn ở trong khối trứng với đôi
chân bị biến dạng và bị ép phía trên đầu với màng ối dày dính chặt lên nó[12].
Nuôi cấy tế bào: Nuôi cấy tế bào một lớp rất được chú ý trong nghiên cứu
virus IBV, tế bào thận phôi gà (CEK) và tế bào thận gà (CK) đã được sử dụng và
hầu hết rất thành công. Sự thích nghi của IBV đối với tế bào CEK đã được kiểm
chứng và đánh giá bởi Gillette năm 1973. Đòi hỏi cần phải có nhiều lần cấy truyền
để tạo ra những tác động bệnh học tế bào một cách bao quát (CPE); biểu hiện rõ rệt
trong nuôi cấy không nhuộm màu, hiệu giá lớn nhất của virus thay đổi theo từng
chủng. Mặc dù có những đốm hủy hoại tế bào nhưng sự biểu hiện qua sự nhuộm
màu có thể được nhìn thấy sau lần cấy truyền đầu tiên. Sự thích nghi của một số
chủng đối với CEK được dễ dàng khi có sự cấy truyền phôi. Kích thước của những
đốm hủy hoại tế bào và hình dạng của nó thay đổi theo ảnh hưởng của từng chủng
virus khác nhau. Kích thước của những phần bệnh tích khi ảnh hưởng bởi hầu hết
các chủng ở 40
0
C lớn hơn ở 37
0
C[12].
Giai đoạn tìm ẩn của virus IBV trong tế bào CEK hoặc CK là 3 - 4 giờ, với
hiệu giá cực đại đạt được trong môi trường nuôi cấy đạt sau 13 - 14 giờ, phụ thuộc
vào mức độ sinh sôi nảy nở của virus. Tế bào gan phôi gà (CEL) cũng đã được chế
để xác định hiệu giá của IBV giống như từ tế bào CEK. Việc chuẩn độ IB trong
phôi gà thường cho hiệu quả cao hơn trong tế bào CEK hoặc CK từ 10 - 100 lần,
12
theo tuần tự nữa là nhạy cảm hơn tế bào CEL. Hiệu giá lớn nhất của chủng
Beaudette từ tế bào CK là không thay đổi trong khoảng pH từ 6 - 9. Khi pH tăng thì
virus cũng giải phóng nhanh hơn nhưng nhanh chóng không hoạt động. Độ pH thích
hợp để virus đạt lớn nhất là pH = 6,5[12].
Nuôi cấy trên tổ chức: sự nhân lên của IBV khi nuôi cấy trong tổ chức khí
quản và những mô khác đã được tiến hành bởi Durbyshire năm 1978. Những đoạn
ống khí quản được lấy từ những phôi 20 ngày tuổi và được bảo quản trong ống nhỏ.
Sau đó gây nhiễm với IBV, thật dễ dàng quan sát dưới kính hiển vi có độ phóng đại
thấp những biến đổi xảy ra trong thời gian 3 - 4 ngày. Việc nuôi cấy trên tổ chức khí
quản đã được chứng minh rất thành công để phân lập, chuẩn độ và phân type IBV
bởi vì không có sự thích nghi của những giống thực địa đối với yêu cầu phát triển
và dung nạp của IBV[12].
1.2.6. Độc lực
Các chủng IBV khác nhau thì có sự khác nhau về độc lực. Việc cấy truyền
IBV vào trong phôi gà sẽ dần dần giảm đi độc lực của virus. Sự thích nghi cao trong
trứng làm cho chủng Beaudette có tính sinh bệnh yếu, gây ra những thương tổn
không nhìn thấy đối với phần thương tổn không nhìn thấy đối với phần biểu mô của
tổ chức khí quản và nhân lên một cách ưu thế ở trong các tế bào dưới biểu mô. Sự
miễn dịch của chủng này bị giảm đi. Ngược lại chủng cường độc M41 phá hủy phần
biểu mô trước khi định vị vào phần dưới biểu mô. Chủng Australia T là chủng
cường độc và được biết đến là chủng gây chết và tổn thương thận. Các virus của các
serotype khác cũng được biết đến là yếu tố gây bệnh lý ở thận nhưng ít gây bệnh dữ
dội hơn chủng T, bao gồm các chủng như chủng Hoa Kỳ Gray và Holte, chủng
Mass - Holland 52 và Belgian B1648.
Độc tính của virus đối với cơ quan sinh dục khác nhau theo các chủng IBV.
Các chủng IBV khác nhau có thể gây ra một khoảng ảnh hưởng ở nhưng gà đẻ mẫn
cảm làm thay đổi màu của vỏ trứng và ảnh hưởng từ không giảm đẻ cho đến giảm
đẻ 10 - 15%. Kể từ mùa đông năm 1990 - 1991, bệnh lý hiếm gặp đã được quan sát
thấy ở Anh, trùng hợp với sự xảy ra dịch bởi một serotype mới (793/B) của IBV. Gà
13
đẻ Broiler biểu hiện sự nhợt nhạt bên ngoài, phần cơ ngực sâu phìn lên và có lúc
xảy ra xuất huyết dạng dải và phù thủng sền sệt phía trên bề mặt của cơ. Cơ ngực đã
bị ảnh hưởng cả ở bên trong và cả trên bề mặt[12].
1.2.7. Sự nhân lên
IBV được nhân lên trong tế bào chất, 6 mRNA được tạo ra bởi cơ chế sao
chép không liên tục và điều đó có thể gây ra sự tái tổ hợp. Virion được hình thành
bởi quá trình nảy chồi ở màng nguyên sinh chất, không ở trên bề mặt tế bào. Mặc
dù vậy protein S có thể di chuyển xuyên qua màng lên trên bề mặt tế bào, còn
protein M thì không. Virion được tích lũy trong những mụn nước trớn láng, nhưng
cơ chế giải phóng chúng từ tế bào thì chưa được biết. Các virus mới bắt đầu xuất
hiện sau khi nhiễm từ 3 - 4 giờ, số lượng lớn nhất của virus trên một tế bào đạt được
sau 12 giờ ở 37
0
C[12].
1.2.8. Tính gây bệnh
Gà là vật chủ tự nhiên quan trọng nhất của IB, mọi lứa tuổi của gà có thể bị
nhiễm. IBV và các Coronavirus khác cũng đã được phân lập từ các loài khác như gà
tây, chim cút, chim trĩ và gà gô[8]. Gà con dưới 6 tuần tuổi rất cảm thụ với bệnh.
Tuổi gà càng bé bệnh càng nặng và tỷ lệ chết càng cao. Bệnh ở gà lớn thường nhẹ,
ít chết nhưng thời gian kéo dài nên làm giảm hiệu quả kinh tế chăn nuôi. Nếu đàn
gà đang mắc một số bệnh truyền nhiễm đường hô hấp khác như mycoplasmosis,
đậu…thì bệnh cũng ở thể nặng và tỷ lệ chết cao[5]. Không có báo cáo nào cho thấy
IBV gây bệnh cho người[7].
IBV phát triển tốt trên phôi gà đang phát triển, số phôi chết và còi cọc tăng
theo số lần cấy truyền. Khi gây nhiễm trong phòng thí nghiệm đối với gà tây với
IBV bằng phương pháp phun thì không tạo đáp ứng, nhưng khi gây nhiễm bằng
đường tĩnh mạch thì sẽ thấy sự hiện diện của virus trong máu thời gian lên đến 48
giờ. Chim trĩ và chim sáo đã có sự đề kháng được IBV khi gây nhiễm bằng cách
tiêm vào khí quản. Chuột sơ sinh rất mẫn cảm khi tiêm vào não đối với một số
chủng IBV chứ không phải toàn bộ các chủng[12].
1.2.9. Cơ chế sinh bệnh
14
Dù xâm nhập vào cơ thể bằng đường nào virus cũng đến ký sinh và sinh sản
trong các tế bào biểu mô hô hấp làm các tế bào này bị thoái hóa và chết. Virus phá
hoại thành huyết quản làm tăng tiết dịch thẩm xuất và thâm nhiễm các tế bào
lympho vào các xoang hô hấp. Vì vậy gà trở nên khó thở. Khi triệu chứng bệnh thể
hiện rõ, bằng phương pháp kháng thể huỳnh quang có thể thấy virus gây bệnh trong
nguyên sinh chất và nhân tế bào thượng bì niêm mạc mũi, phế quản, phế nang, túi
hơi và cả trong một số phủ tạng như gan, lá lách…Kết quả của những biến đổi sâu
sắc của mô bào sẽ làm con vật chết trong thể cấp tính.
Trong thể bệnh kéo dài, ngoài tế bào niêm mạc hô hấp, virus còn tác động và
tế bào cơ quan sinh dục làm biến đổi tổ chức của khí quan này, vì vậy sau khi đã
khỏi bệnh con vật vẫn còn mang một số di chứng[2].
1.3. Tình hình nghiên cứu sản xuất vacxin
1.3.1. Trên thế giới
Hai bệnh Newcastle và IB đối với chăn nuôi gia cầm đã được nhiều tác giả
trên thế giới quan tâm. Năm 1927, Doyle đã phân lập được mầm bệnh trong ổ dịch
gà tại thành phố Newcastle. Năm 1937, Beaudette và cộng sự đã phân lập được
virus gây bệnh viêm phế quản truyền nhiễm ở gà.
Năm 1977, Alexander D. J., và Gough R. E. đã phân lập thành công virus
gây bệnh viêm phế quản truyền nhiễm gà từ gà được lây nhiễm trong phòng thí
nghiệm.
Dùng vacxin vô hoạt OVC-4 có chất nhũ dầu phòng tổng hợp 4 bệnh viêm
phế quản truyền nhiễm, dịch tả, hội chứng giảm đẻ và hội chứng sưng đầu do công
ty Rhone Mérieux-Pháp sản xuất.
Vacxin của hãng MBL & TRI BIO ngừa bệnh Newcastle và viêm phế quản
truyền nhiễm. Chủng ngừa theo lịch sau:
- Gà 3 ngày tuổi cho uống hay nhỏ mắt bằng vacxin Inacti/vac B1-M48.
- Gà 21 ngày tuổi ngừa bằng vacxin BIO-SOTA Bron MM nhỏ mắt, cho
uống hay phun sương.
15
- Gà trên 3 tháng tuổi tái chủng bằng INACTI/VAC ND-BD-FC3 tiêm
dưới da 0,5 ml/con.
Vacxin AVINEW 1000ds, 2000ds là vacxin sống đông khô, phòng bệnh
Newcastle chủng VG/GA trên gà.
Vacxin vô hoạt GALLIMUNE ND phòng bệnh Newcastle trên gà.
1.3.2. Ở Việt Nam
Ở Việt Nam việc nghiên cứu, sản xuất vacxin cũng quan tâm đặc biệt nhằm
thúc đẩy hoạt động nghiên cứu, sản xuất vacxin đáp ứng nhu cầu về vacxin trong
nước và hướng đến xuất khẩu vacxin. Cụ thể nước ta đã nghiên cứu sản xuất được
một số dạng vacxin sau đây.
Vacxin Newcastle đông khô chủng F (hệ 2): Đây là vacxin sống làm bằng
chủng F rất yếu, nuôi trên phôi trứng, chủng F không gây phản ứng, ngay cả ở đàn
gà con mới nở. Nhưng nó có sức miễn dịch yếu và không bền. Mỗi liều có ít nhất
10
7
EID
50
virus. Để dễ bảo quản vacxin được pha thêm chất bổ trợ và đông khô.
Thời gian miễn dịch 1 tháng. Được sản xuất tại Trung tâm thú y Nam bộ (TP. Hồ
Chí Minh).
Vacxin đông khô Newcastle chủng Lasota: Đây là một chủng vacxin sống
làm bằng chủng rất yếu Lasota. Chủng Lasota rất yếu nhưng có độc lực cao hơn
chủng F vì vậy chỉ nên dùng nó sau khi gà đã được miễn dịch với vacxin chủng F.
Tuy vậy cũng có nhiều trường hợp người ta dùng nó ngay từ lần miễn dịch thứ nhất
cho gà. Vacxin này bảo hộ gà từ 2 - 4 tháng tùy theo sức khỏe và tuổi gà. Sản xuất
tại xí nghiệp thuốc thú y Trung ương, Trung tâm Thú y Nam bộ, Phân viện thú y
miền Trung.
Vacxin Newcastle đông khô chủng Mukteswar (Hệ 1 hay chủng M): Sản
xuất từ chủng yếu vừa Mukteswar (Mesogen). Mỗi liều chứa ít nhất 10
5
EID
50
virus.
Chủng này gây miễn dịch bền nhưng nó có thể gây bệnh ở gà 2 tháng tuổi. Vì vậy
vacxin chỉ được sử dụng cho gà trên 2 tháng tuổi, khỏe mạnh. Ở gà có bệnh hô hấp
mãn tính (CRD), tiêm vacxin này có thể gây phản ứng làm trỗi dậy bệnh CRD và
sức miễn dịch do vacxin sẽ yếu hoặc không có. Trong trường hợp đó có thể sử dụng
16
một số kháng sinh như tylan cho gà độ một tuần trước khi dùng vacxin - ngoài ra
khi tiêm cho gà mẹ đang nuôi con, gà mẹ có thể bài virus ra ngoài, gây miễn nhiễm
vào gà con và gà con có thể chết. Đối với gà sắp đẻ trứng hay đang đẻ trứng, vacxin
có thể giảm đẻ trứng. Thời gian miễn dịch có thể suốt đời con gà. Sản xuất tại Xí
nghiệp thuốc thú y Trung ương; Trung tâm thú y Nam bộ (TP. Hồ Chí Minh); Phân
viện thú y miền Trung.
Vacxin Newcastle chịu nhiệt: vacxin được chế tạo từ chủng virus V4 của Úc,
cấy qua phôi trứng hay môi trường tế bào. Virus nhược độc này có thể chịu nhiệt ở
điều kiện thường kéo dài 30 - 60 ngày. Vacxin tạo được miễn dịch cho gà với hiệu
giá bảo hộ 60 - 70%, miễn dịch kéo dài 4 - 6 tháng. Sản xuất tại Trung tâm nghiên
cứu bệnh dại và bệnh động vật nhiệt đới.
Ngoài ra để phục vụ cho công tác phòng và trị bệnh Newcastle và IB cho gà
ở mọi lứa tuổi, sản phẩm kháng thể Newcastle và IB ra đời để đáp ứng nhu cầu đó.
Chế phẩm này được sản xuất từ lòng đỏ trứng gà kháng virus Gumboro, Newcastle
và viêm phế quản truyền nhiễm. Sản xuất tại Phân viện thú y miền Trung.
Ở Việt Nam việc nghiên cứu IBV rất hạn chế. Gần đây nhất là vào năm
2008, Trần Thị Liên và cộng sự đã nghiên cứu, sản xuất và thử nghiệm vacxin
nhược độc đông khô phòng bệnh viêm phế quản truyền nhiễm ở gà.