Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

TÌM HIỂU TƯ TƯƠNG ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (130.88 KB, 15 trang )

TÌM HIỂU TƯ TƯƠNG ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC
TRONG TÁC PHẨM” NÊN HỌC SỬ TA” CỦA
HỒ CHÍ MINH

“ĐOÀN KẾT-ĐOÀN KẾT- ĐẠI ĐOÀN KẾT “
“THÀNH CÔNG -THÀNH CÔNG- ĐẠI THÀNH CÔNG”

1

LỜI MỞ ĐẦU
Không một quốc gia nào, một dân tộc nào ở bất kì một thời đại nào mà sự yên
bình, ấm no, hạnh phúc lại có thể có được trong khi dân tộc đó lại không có tinh
thần đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau. Không có một quốc gia nào, dân tộc nào có truyền
thống xây dựng và giữ nước trong mấy ngàn năm mà lại không có tinh thần đoàn
kết và hơn thế nữa đó là “truyền thống đoàn kết”. Do vậy mà “ đoàn kết” nó là một
cái “ bẩm sinh” của bất cứ một dân tộc, một quốc gia nào. Dân tộc ta cũng vậy,
đoàn kết là một “ đức tính” có sẵn trong con người Việt Nam ở bất cứ hoàn cảnh
nào và điều đó đã được lịch sử chứng minh qua hàng ngàn năm, dựng nước, giữ
nước của dân tộc ta. Trong thời đại hiện nay, xu hướng toàn càu hóa, hội nhập
nhiều quốc gia nhất là các nước đang phát triển chỉ chú ý tới tiếp thu những yếu tố
từ bên ngoài, mà quên đi các yếu tố nội tại, yếu tố quyết định sự sinh tồn của một
dân tộc đó thực sự là mối đe dọa và cần được quan tâm hàng đầu của quốc gia đó.
“ Dân ta, không biết sử ta” là điều mà xuất hiện nhiều năm trở lại đây, nhất là ở lớp
trẻ, cứ như vậy dần dần chúng ta sẽ tự đạnh mất đi lịch sử vinh quang cả ngàn năm
xây dựng của mình mà không hay biết nó ra đi từ lúc nào. Và rồi đất nước sẽ chệch
khỏi hướng đi, mà là đi lùi vì họ chẳng còn biết họ là ai, họ hoàn toàn mất định
hướng, họ mất đi niềm tự hào dân tộc thiêng liêng, sống trong một thế giới không
có tình thương, sự che trở, chia sẽ khó khăn hạnh phúc. Chúng ta cần phải thức
tỉnh ngay, thay đổi để điều đó không bao giời xẩy ra tai một đất nước có truyền
thống đoàn kết mà ít có dân tộc nào trên thế giới có được như chúng ta .
2


PHẦN NỘI DUNG.
TƯ TƯỞNG CỦA BÁC VỀ ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC THÔNG
QUA TÁC PHẨM “ DÂN TA NÊN HỌC SỬ TA”
1.Truyền Thống Đoàn Kết Của Dân Tộc Việt Nam.

Ngay từ thời xa xưa tinh thần đoàn kết dân tộc của nhan dân ta đã được thể
hiện rõ qua bao nhiêu lần kháng chiến chống giặc ngoại xâm ( chống quân Mông
Nguyên, Chống nhà Thanh, nhà Minh …). Cả các phong trào chống Pháp, Mỹ như
phong trào Cần Vương, Văn Thân, chống thuế đấu thế kỉ hai mươi, là các thế hệ
người Việt Nam đã liên tiếp đoàn kết cùng nhau đứng dậy chống giặc ngoại xâm,
mặc dù một số phong trào này chưa đưa đến thành công ( do nhiều nguyên nhân
khách quan và chủ quan khác nhau ) song đều nói lên truyền thống yêu nước quật
cường của dân tộc.

Tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc là sự kế thừa và phát triển ở trình
độ mới của chủ nghĩa yêu nước và truyền thống nhân nghĩa của dân tộc Việt Nam.
Tinh thần yêu nước gắn liền với ý thức cộng đồng, ý thức ấy đã được hình thành và
củng cố trong mấy ngàn năm lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc.
Tinh thần ấy đã tạo nên sức mạnh của cả dân tộc, làm cho đất nước được trường
tồn, bản sắc dân tộc được giữ vững. Đối với mỗi người Việt Nam, yêu nước-nhân
nghĩa-đoàn kết đã trở thành một tình cảm tự nhiên lẽ sống và tư duy chính trị.
Chúng là cơ sở của ý chí kiên cường, bất khuất, tinh thần dũng cảm hy sinh vì dân,
vì nước của mỗi con người Việt nam. Những truyền thống quý báu đó đã được Chủ
Tịch Hồ Chí Minh tiếp thu và phát huy trong giai đoạn cách mạng mới của dân tộc,
giai đoạn đấu tranh giành độc lập dân tộc và từng bước quá độ lên chủ nghĩa xã
hội.
Tư tưởng đại đoàn kết dân tộc của Hồ Chí Minh đã tiếp thu và chuyển hóa
những mặt tích cực những giá trị nhân bản của văn hóa phương đông tiêu biểu là:
+) Tưởng của nho giáo, trung quân ái quốc. Tư tưởng tích cực của
phật giáo.

3
Bên cạnh đó, tưởng này còn được hình thành trên cơ sở tiếp thu có chọn lọc ,
như tư tưởng “ Tự do- Bình đẳng –Bác ái” cảu các trào lưa phương tây.
2.Tác Phẩm “ Nên Học Sử Ta” Và Tư Tưởng Đại Đoàn Kết Dân Tộc
Mà Bác Đã Gửi Gắm Vào Đó.
Nguyễn Ái Quốc-Hồ Chí Minh lãnh tụ kính yêu của dân tộc, của đảng
cộng sản Việt Nam cách mạng vẻ vang của Đảng và dân tộc. Trên tiến trình
lịch sử lãnh đạo cách mạng, lật đổ ách áp bức tham tàn của Thực dân, Phong
kiến giành lại chính quyền về tay nhân dân, xây dựng chế độ XHCN tốt đẹp,
toàn bộ cuộc đời và sự nghiệp của Người đã gắn liền với sự nghiệp của Đảng,
góp phần đưa cách mạng nước ta đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác.
Người đã có công truyền bá chủ nghĩa Mác – Lê nin, một học thuyết đấu tranh
khoa học và tiên tiến nhất của thời đại vào nước ta để từ đó thổi bùng lên ngọn
lửa cách mạng, tạo nên sức mạnh như triều dâng thác đổ phá tan sự cai trị của
Đế quốc, Phong kiến.
Để tập hợp và lãnh đạo quần chúng đấu tranh đưa cách mạng đến thành
công, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã không chỉ học tập, tiếp thu những tinh hoa
của thời đại, không chỉ suy nghĩ, tìm tòi, vận dụng sáng tạo và phát triển
những tinh hoa đó cho phù hợp với tình hình cụ thể của nước ta, mà người còn
tìm thấy và vận dụng một cách tài tình các yếu tố của truyền thống văn hóa,
lịch sử dân tộc. Kho tàng kinh nghiệm đồ sộ vô giá của ông cha ta trong đấu
tranh dựng nước và giữ nước hàng ngàn năm đã trở thành nguồn tài liệu quan
trọng để người viết nên những tác phẩm mang tính cương lĩnh của cách mạng
Việt Nam trong tình hình mới. Bài viết “Nên học sử ta” của lãnh tụ Nguyễn
Ái Quốc đăng trên báo Việt Nam độc lập, số 17, ngày 01 tháng 02 năm 1942.
Bằng lời văn ngắn gọn mà súc tích, câu văn giản dị mà thôi thúc, tác phẩm
“Nên học sử ta” của Nguyễn Ái Quốc đã thể hiện những quan điểm lý luận
quan trọng, những tư tưởng chiến lược quan trọng có tính chính trị và tính chỉ
đạo cao. Ngay từ những câu đầu tiên, Người đã khẳng định vị trí quan trọng
của lịch sử dân tộc. Chỉ có thông qua lịch sử và chỉ có nhờ vào kiến thức hiểu

biết về lịch sử mà mỗi người dân đất Việt mới hiểu được gốc tích, cội nguồn
của dân tộc mình, đất nước mình. Người viết:
4
Dân ta phải biết sử ta
Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam
Vấn đề nhìn nhận đánh giá đúng vị trí, vai trò của lịch sử là vô cùng quan
trọng bởi vì lịch sử chính là điểm tựa của chúng ta, là nơi hội tụ, kết tinh
những giá trị tinh thần vô giá của dân tộc. Lịch sử giúp cho chúng ta có quyền
tự hào và tin tưởng vào truyền thống anh hùng, bất khuất, mưu trí, sáng tạo
của tổ tiên và hy vọng vào tiền đồ, tương lai tươi sáng của dân tộc. Chính vì
vậy, tất cả chúng ta cần phải hăng hái, tự giác học lịch sử nước nhà để có thể
đón nhận được những thông tin, tiếp thu được những kinh nghiệm quí báu từ
xa xưa vận dụng vào cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng Tổ quốc.
Lịch sử không chỉ truyền dạy cho chúng ta nguồn gốc con Rồng, cháu Tiên
mà lịch sử còn tiếp thêm sức mạnh cho chúng ta, truyền lại cho chúng ta quá
khứ vẻ vang của dân tộc. Trải qua hàng nghìn năm lịch sử, thời nào đất nước
ta cũng xuất hiện những nhân tài có công trị nước yên dân, xây dựng cuộc
sống thanh bình, hạnh phúc. Đặc biệt là những khi Tổ quốc bị xâm lăng, từ
những người nông dân áo vải bình dị đã sản sinh ra nhiều anh hùng hào kiệt
có lòng yêu nước nồng nàn, có tài cầm quân thao lược đánh Bắc, dẹp Nam giữ
yên bờ cõi, trở thành tấm gương sáng, để lại tiếng thơm cho muôn đời. Thâm
hiểu được lịch sử nước nhà giúp cho mỗi con người chúng ta có được niềm tự
hào dân tộc thiêng liêng, ông cha ta đã cung nhau đoàn kết vượt qua bao khó
khăn gian nan vất vả để giúp cho chúng ta có được cuộc sống bình yên hạnh
phúc ngày hôm nay chúng ta phải biết lấy đó làm gương tiếp tục phát huy tinh
thần truyền thống quý báu đó. Sự chia sẻ, đùm bọc lẫn nhau luôn đem đến cho
chúng ta một cuộc sống tốt đẹp và đầy ý nghĩa, giúp ta vượt qua mọi khó
khăn, vấp ngã. Trong bất cứ thời đại nào thì sức mạnh của tinh thần đoàn kết
luôn là sức mạnh lớn nhất của một quốc gia, một dân tộc. Khi tổ quốc lâm
nguy dân ta sát cánh bên nhau ắt giành lại được độc lập, khi đất nước yên bình

chúng ta vẫn sát cánh bên nhau đất nước ắt sẽ giàu mạnh và phồn vinh. Trong
thời kì đầu cách mạng Bác đã “dẫn dắt “ tinh thần đoàn kết dân tộc để cùng
đạt một mục tiêu chung đó là giành độc lập và đã thành công ngay từ ban đầu
khi tinh thần đoàn kết ấy đã đặt một nền móng vô cùng vững chắc cho cuộc
hành trình giành lại tổ quốc. Đoàn kết giúp chúng ta sáng suốt hơn trong mọi
hoàn cảnh, tìm và hiểu được gốc rễ của vấn đề rồi giải quyết một cách tối ưu
nhất. Trong bối cảnh năm 1942, tình hình thế giới và trong nước tiếp tục có
nhiều thay đổi, đòi hỏi toàn dân đoàn kết, sẵn sàng hy sinh thân mình diệt giặc
5
lập công, việc ngợi ca tinh thần bất khuất của các vị anh hùng dân tộc trong
lịch sử đã có tác dụng thôi thúc toàn dân, không kể già, trẻ, gái,trai đồng tâm
đứng lên xả thân cho tự do, độc lập, đã thể hiện quyết tâm và niềm tin vào
cuộc đấu tranh tất thắng.
Tác phẩm “Nên học sử ta” của Nguyễn Ái Quốc cũng đã tập trung vạch trần
âm mưu và tội ác của bè lũ Đế quốc, Phong kiến.
Tổ quốc Việt Nam ta, dân tộc Việt Nam ta muốn được phát triển đi lên đã
phải thường xuyên đương đầu với các cuộc xâm lược của kẻ thù phương Bắc,
và chúng ta đều giành thắng lợi. Đất nước ta đã từng có độc lập, nhưng do các
tập đoàn phong kiến không biết cách đoàn kết toàn dân để tạo nên sức mạnh
mà để nước ta lại rơi vào tay kẻ thù, làm cho non sông gấm vóc trở nên xơ
xác, điêu tàn, người dân Việt Nam lâm vào cảnh lầm than cơ cực
Nội dung vô cùng cấp thiết và quan trọng lúc này là đoàn kết toàn dân.
Người chỉ rõ: Lúc nào dân ta đoàn kết muôn người như một thì nước ta độc
lập, tự do. Trái lại, lúc nào dân ta không đoàn kết thì bị nước ngoài xâm lược.
Vậy nay ta phải biết đoàn kết, đoàn kết mau, đoàn kết chắc chắn thêm lên mãi
dưới ngọn cờ Việt – Minh để đánh đuổi Tây – Nhật, khôi phục lại độc lập, tự
do.Bước vào thời kỳ này, tình thế cách mạng nước ta xuất hiện nhiều nhân tố
mới. Đó là: Tương quan lực lượng giữa ta và địch đã có những thay đổi rõ rệt,
trong khi thế và lực của ta ngày một mạnh lên còn thế và lực của Pháp – Nhật
ngày càng suy yếu, bị động, nhưng khả năng để cho chúng ta giành thắng lợi

tuyệt đối còn chưa chắc chắn vì mặt trận Việt Minh mới được thành lập, chưa
có tầm ảnh hưởng sâu, rộng; sự đoàn kết toàn dân bắt đầu được củng cố,
nhưng độ cố kết chưa sâu, chưa bền chắc, dễ bị kẻ thù lợi dụng, chia rẽ, đàn
áp Ngay từ thời xa xưa những câu ca dao tục ngữ, những câu tryện dân gian
truyền miệng mà thủa nhỏ chúng ta thường được ông bà kể của ông cha ta để
lại đã cho thấy sức mạnh của tinh thần đoàn kết, đó là những câu ca dao được
đúc kết lại sau những công cuộc xây dựng và giữ nước và cũng có cả trong
cuộc sống mưu sinh hằng ngày :
“ Một cây làm chẳng nên non”
“ Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”
Tinh thần đoàn kết tương thân tương ái, yêu thương đùm bọc lẫn nhau được
coi như “ thiên bẩm” của con cháu Lạc Hồng , thấm sâu vào từng tế bào của
con người Việt. Ngay cả trong những từ ngữ, những câu văn của các nhà lãnh
đạo Việt từ trước đến nay, gọi những binh sĩ là “ anh em”, nhân dân là “ Đồng
6
Bào”, tổ quốc Việt Nam chính là những con người Việt yêu nước, những con
người ấy chính là tổ quốc, anh em tạo nên tổ quốc, tổ quốc là con tim của
chúng ta, thiếu đi một con người con tim ấy sẽ bị tổn thương nhưng vết
thương ây sẽ lành lại ngay bởi tinh thần đoàn kết không bao giờ mất đi nó sẽ
được chuyển ngay vào một sinh linh mới chào đời khác và con tim ấy lại ngày
càng một mạnh thêm. Bác nhận định: Đoàn kết không phải là thủ đoạn chính
trị nhất thời mà là tư tưởng cơ bản, nhất quán, xuyên suốt tiến trình cách
mạng Việt Nam. Đoàn kết phải luôn được nhận thức là vấn đề sống còn của
cách mạng. Qua thắng lợi của Cách mạng tháng 8, Bác đã chỉ ra: “Vì sao có
cuộc thắng lợi đó? Một phần là vì tình hình quốc tế có lợi cho ta. Nhất là vì
lực lượng của toàn dân đoàn kết…Lực lượng toàn dân là lực lượng vĩ đại hơn
hết. Không ai thắng được lực lượng đó”. Vì vậy, Bác nhấn mạnh “Đại đoàn
kết dân tộc không chỉ là mục tiêu, nhiệm vụ hàng đầu của Đảng mà còn là
mục tiêu, nhiệm vụ hàng đầu của cả dân tộc”. Bởi vì đại đoàn kết toàn dân tộc
chính là nhiệm vụ củ quần chúng, do quần chúng, vì quần chúng không phân

biệt dân tộc đa số hay thiểu số, người tín ngưỡng hay không tín ngưỡng,
không phân biệt già trẻ, gái trai, giàu nghèo. Đảng có sứ mệnh thức tỉnh, tập
hợp, đoàn kết quần chúng tạo thành sức mạnh vô địch trong cuộc đấu tranh vì
độc lập cho dân tộc, tự do cho nhân dân, hạnh phúc cho con người.
Dù cách mạng Việt Nam trải qua những thời kỳ lịch sử khác nhau song
chiến lược đại đoàn kết dân tộc của Bác luôn được xây dựng, hoàn thiện và
tuân theo những nguyên tắc nhất quán là: Đại đoàn kết phải được xây dựng
trên cơ sở bảo đảm những lợi ích tối cao của dân tộc, lợi ích của nhân dân lao
động và quyền thiêng liêng của con người; Tin vào dân, dựa vào dân, phấn
đấu vì quyền lợi của dân; Đại đoàn kết một cách tự giác, có tổ chức, có lãnh
đạo; đại đoàn kết rộng rãi, lâu dài, bền vững; Đại đoàn kết chân thành, thân ái,
thẳng thắn trên tinh thần phê bình, tự phê bình vì sự thống nhất bền vững; Đại
đoàn kết dân tộc phải gắn liền với đoàn kết quốc tế, chủ nghĩa yêu nước chân
chính phải gắn liền với chủ nghĩa quốc tế trong sáng của giai cấp công nhân.
Như vậy đại đoàn kết dân tộc phải là cơ sở và phải đi đến việc thực hiện đoàn
kết quốc tế, nếu đại đoàn kết dân tộc là một trong những yếu tố quyết định
thắng lợi của cách mạng Việt Nam, thì đoàn kết quốc tế cũng là yếu tố hết sức
quan trọng giúp cho cách mạng dân tộc dân chủ ở Việt Nam đi đến thắng lợi
hoàn toàn và đưa cách mạng Việt Nam lên giai đoạn cách mạng xã hội chủ
nghĩa.
7
Trong tất cả người Việt Nam sống ở trong nước hay ở nước ngoài đều tiềm
ẩn tinh thần yêu nước, ý thức dân tộc. Vì vậy, khơi nguồn và phát triển đến
đỉnh cao sức mạnh dân tộc và trí tuệ của con người Việt Nam, thực thi chiến
lược đại đoàn kết dân tộc của Chủ tịch Hồ Chí Minh một cách sáng tạo, quy tụ
lực lượng dân tộc bằng nội dung và hình thức tổ chức thích hợp với mọi đối
tượng tập thể, cá nhân trên cơ sở lấy liên minh công nông và trí thức làm nòng
cốt dưới sự lãnh đạo của Đảng là một bài học kinh nghiệm lịch sử có giá trị
bền vững lâu dài, đặc biệt có ý nghĩa chính trị quan trọng . Trong Lời kết thúc
buổi ra mắt của Đảng lao động Việt Nam ngày 3-3-1951, Hồ Chí Minh đã

thay mặt Đảng tuyên bố trước toàn thể dân tộc :”Mục đích của Đảng Lao động
Việt Nam có thể gồm 8 chữ là : “Đoàn kết toàn dân, phụng sự tổ quốc”. Nói
chuyện với cán bộ tuyên huấn miền núi về cách mạng xã hội chủ nghĩa, Người
chỉ rõ : Trước cách mạng Tháng Tám và trong kháng chiến, thì nhiệm vụ
tuyên huấn là làm sao cho đồng bào các dân tộc hiểu được mấy việc. Một là
đoàn kết. Hai là làm cách mạng hay kháng chiến để đòi độc lập. Chỉ đơn giản
thế thôi . Bây giờ mục đích tuyên truyền huấn luyện là : “Một là đoàn kết. Hai
là xây dựng chủ nghĩa xã hội. Ba là đấu tranh thống nhất nước nhà ”.

Đoàn kết dân tộc là đoàn kết rộng rãi các tầng lớp nhân dân. “đoàn kết toàn
dân tộc”. Không phân biệt già trẻ, gái trai, giàu nghèo. Không phân biệt dân
tộc thiểu số với dân tộc đa số, người theo tín ngưỡng với người không theo tín
ngưỡng…. “ ai có tài, có đức, có sức, có lòng phụng sự tổ quốc và phục vụ
nhân dân thì ta đoàn kết với họ”. Liên minh công nông lao động trí thức làm
nền tảng cho khối đại đoàn kết toàn dân.
Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, các khái niêm dân, nhân dân có một nội
hàm rất rộng, người dùng khái niệm này để chỉ “mọi con dân đất việt”, không
phân biệt dân tộc thiểu số với dân tộc đa số, không phân biệt “già, trẻ, gái trai,
giàu nghèo, quý tiện”.Như vậy, dân, nhân dân vừa là một tập hợp đông đảo
quần chúng vừa được hiểu là mỗi con người Việt Nam cụ thể, và cả hai đều là
chủ thể của đại đoàn kết dân tộc.Người đão mỗi người dân ở những tầng lớp
khác nhau ấy phải biết tin yêu, quý mền nhau mà đem hết tài năng, công sức
ra cống hiến cho sự nghiệp chung của đất nước. Đoàn kết phải vì sự nghiệp
lâu dài, vì ích quốc gia lợi ích dân tộc, vì sự tiến bộ của mỗi thành viên trong
xã hội, Bác nhiều lần nêu rõ “Ta đoàn kết để đấu tranh cho thống nhất và độc
lập của tổ quốc;ta còn phải đoàn kết để xây dựng nước nhà. Ai có tài, có đức,
có sức, có lòng phụng sự Tổ quốc và phục vụ nhân dân thì ta đoàn kết với họ
”. Đoàn kết không phân biệt về tôn giáo, không chia rẽ dân tộc,không phân
8
cách giai cấp, tầng lớp, phải có cách làm ch. Với tinh thần đoàn kết rộng rãi,

Người đã dùng khái niệm đại đoàn kết dân tộc để định hướng cho việc xây
dựng khối đại đoàn kết toàn dân trong suốt tiến trình của cách mạng Việt
Nam.
+ Muốn thực hiện được việc đại đoàn kết toàn dân thì ta phải.
-> Phải kế thừa truyền thống yêu nước, nhân nghĩa, đoàn kết của dân
tộc.
-> Phải có tấm lòng khoan dung, độ lượng.
Người Việt Nam ta có truyền thống “Đánh kẻ chạy đi chứ không
ai đánh kẻ chạy lại”. Hồ Chí Minh cho rằng ngay đối với những người lầm
đường lạc lối. Trong cuộc chiến tranh kháng chiến chống Mỹ cứu nước có
người nói với Bác về sự chênh lệch về số lượng quân và trang thiết bị của ta
với địch Bác đã nói địch có 1,5 triệu quân nhưng chúng ta có cả dân tộc mấy
chục triệu người thì thế của ai hơn, hơn nữa đây là đất nước chúng ta, là gia
đình của ta, chúng là những kẻ đi xâm lược chúng ta sẽ thắng. Đại đoàn kết
dân tộc là tư tưởng cơ bản nhất và xuyên suốt trong mọi chủ trương lãnh đạo
của đảng. Nhà nước Việt Nam là một nhà nước của dân do dân và vì dân, do
vậy chỉ có sự đoàn kết của nhân dân mới giúp cho đất nước yên bình và phồn
vinh, nhà nhà được ấm no hạnh phúc, Đảng phải biết lãnh đạo làm sao cho
tinh thần đó luôn được duy trì và phát huy, trong khối đại đoàn kết của chúng
ta khi tham bàn về một vấn đề nào đó thì chắc chắn sẽ có những ý kiến trái
chiều nhau, những ý kiến đó có thể phù hợp hay chưa phù hợp với hoàn cảnh
hiện tại thì khi đó chúng ta phải biết cùng nhau vì cái lợi ích chung của dân
tộc mà làm việc thì khi ấy chúng ta mới hoàn thành được sứ mệnh mà nhân
dân đã giao phó. Lich sử đã cho chúng ta thấy là, dù toàn dân có tinh thần
đoàn kết đi chăng nữa, nhưng nếu không có có một tổ chức chính nghĩa lãnh
đạo để toàn dân cùng đi đến một mục tiêu thì sự đoàn kết ấy của nhân dân sẽ
luôn chỉ là tiềm năng mà thôi chứ nó không hề hiệu quả trong giải quyết công
việc. Bởi khi không có mục tiêu chung với một số lượng người đông như vậy
chắc chắn sẽ có những nhóm người theo đuổi những mục tiêu mờ quang
không cơ sở và mục đích rõ rang, còn một số người thì chẳng biết làm gì mặc

cho số phận đưa đẩy và đây là một cơ hội cực kì thuận lợi cho những thế lực
thù địch . Do vậy ĐCSVN là một tổ chức như vậy mà chỉ có ĐCSVN mới
lãnh đạo được nhân dân Việt Nam, tinh thần Việt Nam chứ không có một tổ
chức nào khác có thể thay thế hay kế thừa, ĐCSVN và tinh thần đại đoàn kết
dân tộc là hai bộ phận không bao giờ tách rời nhau của đất nước Việt Nam.
9
Đoàn kết dân tộc đưa ĐCSVN tới thành công và ĐCSVN đưa dân tộc Việt
Nam lên đỉnh vinh quang của Chủ Nghĩa Xã Hội, Đảng lãnh đạo nhân dân
làm cách mạng nhưng cách mạng là sự nghiệp của quần chúng nhân dân đông
đảo, mà không phải là công việc của một số người, của riêng Đảng Cộng Sản.
Đảng lãng đạo để nhân dân đứng lên đấu tranh tự giải phóng và xây dựng xã
hội mới do mình làm chủ. Sự nghiệp ấy chỉ có thể được thực hiện bằng sức
mạng của cả dân tộc, bằng đại đoàn kết dân tộc. Điều này đã được Hồ Chí
Minh nói khá cặn kẽ, theo quan điểm của Người, đại đoàn kết dân tộc là một
trong những nhân tố quan trọng nhất bảo đảm thắng lợi của cách mạng Việt
Nam. Vào mỗi hoàn cảnh cán bộ cần phải có những cách lãnh đạo sao cho
phù hợp và hiệu quả để lãnh đạo “ đoàn kết dân tộc”, như đưa ra những tấm
gương hết mình vì đất nước, dân tộc mà cống hiện trong thế hệ đi trước hay
nhưng con người trong hiện tại lấy đó làm tấm gương cho mọi người học tập
và noi theo, lịch sử sẽ giúp ta những điều ấy, lịch sử sẽ ghi lại những con
người lỗi lạc, hy sinh vì đất nước, là niềm tự hào của đất nước, cảu dân tộc
muôn đời về sau. Trong cuộc sống thường nhật mỗi chúng ta phải biết bỏ qua
cho nhau, biết sửa lỗi lầm, và không nên bắt bẻ nhau những điều nhỏ nhặt,
những điều không nên có, không nên moi móc những khuyết điểm của người
khác ra để làm điều gì đó không hay. Đừng vì một sai lầm cố ý hay vô tình
của người khác mà chúng ta có mặc cảm với họ, chúng ta phải giúp đỡ họ tốt
hơn bởi đơn giản phải có thói hư tật xấu mới là con ngừơi. Biết nhún nhường
và phê bình đúng lúc sẽ giúp cho cuộc sống tốt đẹp hơn, mọi người yêu
thương nhau hơn, không còn điều gì hạnh phúc hơn là được sống trong môi
trường xã hội ám áp tình thương, điều đó làm cho chúng ta như đang được

sống trong chính gia đình của mình vậy. Nếu như chúng ta cứ ganh ghét nhau
thì một điều ắt sẽ dẫn tới đó là tình cảm chia rẽ và rất khó có thể tìm thấy
niềm vui và thành công trong cuộc sống bởi sẽ chẳng bao giòi có được điều đó
vì đầu chúng ta lúc nào cung căng thẳng và nghĩ xem có cách nào “ trả đũa kẻ
đó” không thì làm gì có sáng kiến tối ưu nào trong công việc, điều hiển nhiên
là niềm vui trong cuộc sống cũng sẽ không có, phải chăng thì nó sẽ là giả tạo
mà thôi, điều đó giống như “ huynh đệ tương tàn “ vậy. Đấy sẽ là một cơ hội
tốt cho những thế lực thù địch trong thời bình, điều gì sẽ xảy ra nếu các tập
đoàn kinh tế, các doanh nghiệp trong nước chống phá lẫn nhau, đây là một
điều tồi tệ, vô cùng tồi tệ và các doanh nghiệp nước ngoài sẽ nắm quyền chi
phối trong khi chúng ta đang “ mải miết” chống phá nhau, sự thống trị về kinh
tế kéo theo dần dần đó là chính trị vô hình chung chúng ta đã tạo cơ hội cho
chúng xâm lược quốc gia và khi ấy thì chúng ta thực sự là những “ kẻ phản
quốc”. Bởi vậy tinh thần đoàn kết dân tộc không chỉ phát huy mạnh mẽ trong
thời chiến mà cần phải phát huy mọi lúc mọi nơi, càng thời bình, xã họi càng
phát triển thì tinh thần, truyền thống quý báu ấy càng phải phát huy cao hơn
10
bất cứ trong hoàn cảnh nào. Là sinh viên mỗi chúng ta cần phải tự hứa với
lòng mình là, luôn cố gắng hết sức học tập bằng sự đam mê, tu dưỡng bản
thân phuc vụ đất nước bằng lòng nhiệt huyết tốt nhất có thể, luôn giúp đỡ mọi
người để mỗi ngày xã hội một tốt hơn. Là tầng lớp tri thức trong xã hội chúng
ta cần phải xác định được cái gì làm là đúng, là sai, là có ích hay tổn hại cho
bản thân, gia đình, quốc gia đó chính là chúng ta đang tiếp nối truyền thống
đoàn kết của thế hệ cha anh đi trước. Đất nước mà giàu mạnh thì không có
một đế quốc nào dám xâm lược vậy chúng ta đóng góp cho sự thịnh vượng
của đất nước chính là đang bảo vệ đất nước, đang viết tiếp trang sử hồng của
dân tộc.
KẾT LUẬN
Bác một con người lỗi lạc, có tầm nhìn xa trông rộng, hy sinh cả cuộc
đời vì quốc gia dân tộc, Bác đã để lại cho chúng ta cả một sự nghiệp đang còn

dang dở và những tác phấm thấm nhuần chất dân tộc. Tác phẩm nên học sử ta
là một trong những tác phẩm quan trọng bậc nhất, nó giống như những lời răn
dậy của người cho muôn đời sau. Học sử không chỉ cho chúng ta biết dân tộc
ta là một dân tộc như thế nào, ông cha ta đã làm gì đễ cho chúng ta có được
cuộc sống yên bình ngày hôm nay, học sử còn giống như một cách chúng ta
biết ơn tới thế hệ đi trước, luôn nhớ về họ và lấy đó làm tâm gương học tập,
noi theo để cống hiến sức mình cho đất nước giống như thế hệ trước đã làm.
Lịch sử làm cho ta luôn cảm thấy tự hào về truyền thống dân tộc của mình.
Tác phẩm “Nên học sử ta” của Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh là một bài
viết quan trọng trong hệ thống tư tưởng của Người. “Nên học sử ta” đã nêu
lên những quan điểm mới có tính nguyên tắc chỉ đạo làm phong phú thêm kho
tàng tư tưởng lý luận của Đảng. Ở tác phẩm này, Người đã khái quát và coi
lịch sử là một nguồn tư liệu vô giá, là động lực góp phần tích cực vào cuộc
đấu tranh giải phóng dân tộc. Nhờ có lịch sử mà chúng ta có thể tự hào về
truyền thống đấu tranh kiên cường, bất khuất của cha ông. Chỉ có lịch sử mới
11
hun đúc được tinh thần yêu nước nồng nàn, lòng tự hào dân tộc và ý chí độc
lập tự cường dân tộc. Lịch sử dạy cho chúng ta phân biệt bạn – thù, biết đúng
– sai, phải – trái; biết mình biết người để có thể tận dụng được thời cơ chính
xác, tránh được những sai lầm đáng tiếc. Âm vang và hào quang lịch sử nhắc
nhở chúng ta phải giữ gìn sự đoàn kết keo sơn gắn bó. Sau này trong di chúc
thiêng liêng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn chúng ta phải giữ gìn sự đoàn
kết trong Đảng “như giữ gìn con ngươi của mắt mình”. Qua những phân tích
trên ta có thể thấy, tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc có một vai
trò cực kỳ quan trọng. Nó không chỉ là lời giải đáp đúng đắn cho những bài
toán của cách mạng vào thời điểm đó mà còn trong suốt chiều dài lịch sử nó
vẫn giữ nguyên giá trị.
Thực tiễn cách mạng Việt Nam trên 70 năm qua đã chứng minh hùng sức
sống kỳ diệu và sức mạnh vĩ đại của tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết
dân tộc. Đại đoàn kết dân tộc, từ chỗ là tư tưởng của lãnh tụ đã trở thành sợi

chỉ đỏ xuyên suốt đường lối chiến lược của Đảng cộng sản Việt Nam trong
cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân cũng như trong cách mạng xã hội chủ
nghĩa. Tư tưởng đó đã thấm sâu vào tư tưởng, tình cảm của tất cả những
người Việt Nam yêu nước và biến nó thành hành động cách mạng của hàng
triệu, hàng triệu con người, tạo thành sức mạnh vô địch trong sự nghiệp giải
phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
Lịch sử cách mạng Việt Nam hơn nửa thế kỷ qua cho thấy, lúc nào, nơi
nào tư tưởng đại đoàn kết dân tộc của Hồ Chí Minh được quán triệt và thực
hiện đúng, thì khi đó, nơi đó cách mạng phát triển mạnh mẽ và giành được
thắng lợi. Nơi nào, lúc nào rời xa tư tưởng đó thì khi đó, nơi đó cách mạng bị
trở ngại và tổn thất. Ở thời điểm dân tộc ta đang bước vào thế kỷ XXI những
thời cơ và thách thức đan xen nhau đang thường xuyên tác động đến khối đại
12
đoàn kết dân tộc. Hơn lúc nào hết, thực tiễn đất nước đòi hỏi chúng ta phải
quán triệt những quan điểm của Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc, phải
vận dụng sáng tạo và tiếp tục phát triển những quan điểm ấy, phù hợp với
những biến đổi của tình hình mới. Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân
tộc sẽ ngày càng phát triển, hoàn thiện cùng với thực tiễn biến đổi của đất
nước. Tư tưởng ấy vẫn là ngọn nguồn tạo nên sức mạnh vô địch của cách
mạng Việt Nam để đi tới thắng lợi hoàn toàn và triệt để của độc lập dân tộc và
chủ nghĩa xã hội.Việt Nam bước vào hội nhập trong điều kiện đất nước đã
hoàn toàn giải phóng, nhân dân được sống trong hoà bình. Kế thừa và phát
huy truyền thống đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta đã luôn luôn coi trọng
củng cố và không ngừng mở rộng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, phát huy sức
mạnh tổng hợp lãnh đạo nhân dân ta giành hết thắng lợi này đến thắng lợi
khác. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tổng kết thành kinh nghiệm lớn của cách
mạng Việt Nam : "Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công,
đại thành công". Sự nghiệp đổi mới xây dựng đất nước theo định hướng xã
hội chủ nghĩa của chúng ta trong bối cảnh mở cửa, hội nhập kinh tế quốc tế,
giao lưu với thế giới hiện đại, tình hình quốc tế có nhiều biến động khôn

lường, việc kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, tạo nên tổng hợp
lực để thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nhằm đạt mục tiêu dân giàu,
nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, cần có sự đoàn kết thống
nhất cao độ theo tư tưởng Hồ Chí Minh.
 Đoàn kết làm ra sức mạnh; "Đoàn kết là sức mạnh, là then chốt của
thành công".
 Đoàn kết là điểm mẹ. "Điểm này mà thực hiện tốt thì đẻ ra con cháu
đều tốt ".
13
"Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết
Thành công, thành công, đại thành công"
Đoàn kết trong mọi hoàn cảnh và chỉ có đoàn kết thì dân tộc Việt Nam mới
có thể tồn tại và phát triển được. Đoàn kết phải luôn là khẩu hiệu tiên phong
và thực hiện cũng phải tiên phong.
14
MỤC LỤC
Trang
Lời mở đầu ………………………………………………………………2
Phần nội dung.
Tư tưởng của Bác về đại đoàn kết dân tộc thông qua
tác phẩm “ Nên học sử ta”.
1).Truyền Thống Đoàn Kết Của Dân Tộc Việt Nam……………3
2) Tác Phẩm “ Nên Học Sử Ta” Và Tư Tưởng
Đại Đoàn Kết Dân Tộc Mà Bác Đã Gửi Gắm Vào Đó………….4
Kết luận…………………………………………………………………….11
Danh Mục Tài Liệu Tham Khảo
1) Giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh NXB chính trị.
2) http//.www.tuyengiao.vn.
3) http//.www.tuoitre.vn.
15

×