Tải bản đầy đủ (.doc) (36 trang)

Ảnh hưởng các loại phân hữu cơ đến sinh trưởng, phát triển và năng suất của giống ngô rau LVN 23 vụ xuân 2010 tại hợp tác xã nông nghiệp hương long – TP huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (267.3 KB, 36 trang )

Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1.Đặt vấn đề
Cây ngô (Zea mays L.) là một trong những cây lương thực
quan trọng trong sự phát triển nông nghiệp của nhiều quốc gia trên
thế giới nói chung và của Việt Nam nói riêng.Ở các nước thuộc
Trung Mỹ, Nam Á và Châu Âu người ta sử dụng ngô làm lương thực
chính cho con người với phương thức rất đa dạng theo từng vùng địa
lý và tập quán từng nơi.
Theo lịch sử phát triển nông nghiệp, từ khi con người chuyển
việc tìm kiếm thức ăn bằng hái lượm sang trồng trọt để chủ động sản
xuất lấy thức ăn cho mình thì sản xuất nông nghiệp ra đời.Cũng qua
việc sản xuất nông nghiệp con người đã nhận thức được tầm quan
trọng của độ phì nhiêu đất. Chính vì thế mà từ nền nông nghiệp du
canh, chặt đốt cây lấy tro bón, đến việc luân canh cây họ đậu để
nâng cao độ phì của đất, làm cho đất tốt hơn, rồi dùng phân hữu cơ
để bón, con người đã nhận thức được vai trò của phân bón ảnh
hưởng đến năng suất cây trồng. Và bắt đầu từ sự nhận thức đó con
người đã biết chủ động dùng phân bón để cải tạo đất nhằm ổn định
và nâng cao năng suất và phẩm chất cây trồng.
Bón phân là một biện pháp nằm trong hệ thống các biện pháp
liên hoàn nhưng lại là tác nhân quan trọng phát huy tác dụng của các
biện pháp liên hoàn khác. Nó là yếu tố quyết định lớn đến năng suất và phẩm
chất cây trồng. Từ nhiều kết quả nghiên cứu đã cho thấy rằng phân bón có
khả năng làm tăng năng suất lên khoảng 30-35%.
Tổng kết trên phạm vi toàn thế giới, năm 1989 tổ chức Nông lương
Liên Hợp Quốc (FAO) đưa ra nhận xét :“Mỗi tấn chất dinh dưỡng sản xuất
được 10 tấn ngũ cốc”.Nhận xét này khẳng định vai trò hàng đầu của phân bón
đối với việc sản xuất lương thực trên thế giới. Riêng ở châu Á Thái Bình
Dương phân bón đóng góp trên 75% trong việc tăng sản lượng lương thực
trong 100 năm qua.


Xayơ (1995) cho rằng cây ngô là loại cây yêu cầu một lượng dinh
dưỡng cao cho các nhu cầu thiết yếu của nó, chính vì thế mà để tạo ra được
một lớn nông sản thì hằng năm cây ngô đã lấy đi khỏi đất một lượng lớn các
chất như đạm, lân, kali trên một hecta canh tác.Vì vậy để năng suất ngô cao
1
và ổn định hằng năm cần bổ sung một lượng lớn chất dinh dưỡng cho đất
thông qua việc bón phân.
Ở nước ta hiện nay việc sử dụng ngô làm thực phẩm cũng là một
hướng đang được quan tâm.Và xu thế hiện nay người ta đang sử dụng bắp
bao tử để làm rau cao cấp. Bắp ngô non (dạng bao tử) là loại rau có chứa
nhiều dinh dưỡng như: Vitamin, đường, các axit amin không thay thế cao hơn
hẳn ngô hạt. Ngô bao tử thu hoạch vào giai đoạn cây ngô sinh trưởng phát
triển mạnh, ít sâu bệnh nên việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật là không cần
thiết. Do đó không có dư lượng các hợp chất bảo vệ thực vật.
Trong những năm gần đây, chính vì nhu cầu về ngô làm thực phẩm
ngày càng cao nên một số nhà khoa học đã nhập nội và lai tạo một số giống
ngô rau, trong đó giống LVN23 là giống đang được sản xuất rộng rãi trên
nhiều địa phương ở miền Bắc.
Năm 2004, Trường Đại Học Nông Lâm Huế đã liên kết với viện ngô
Quốc Gia đưa giống ngô rau này vào trồng thí điểm tại xã Hương Long, bước
đầu cho thấy nó rất phù hợp với điều kiện nơi đây. Đây chính là tiền đề cho
việc phát triển giống ngô rau này tại Thừa Thiên Huế và nhiều tỉnh lân cận
thuộc Miền Trung.
Một trong những biện pháp làm tăng năng suất ngô rau như đã nói ở
trên là việc bón phân cân đối và hợp lý. Bón phân cân đối và hợp lý không
những làm tăng năng suất, phẩm chất sản phẩm mà còn giảm được ô nhiễm
môi trường.Việc nghiên cứu để tìm ra một loại phân bón với liều lượng hợp
lý đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất có ý nghĩa rất lớn đối với ngành trồng
trọt và sản xuất ngô nói chung và ngô rau nói riêng. Và đây cũng là mong đợi
của các nhà kỹ thuật và người sản xuất. Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn đó

chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Ảnh hưởng các loại phân hữu cơ
đến sinh trưởng, phát triển và năng suất của giống ngô rau LVN 23 vụ
xuân 2010 tại hợp tác xã nông nghiệp Hương Long – TP Huế ”.
1.2. Mục tiêu của đề tài:
- Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển và năng suất của giống
ngô rau LVN 23 ở các loại phân hữu cơ khác nhau, từ đó tìm ra loại phân hữu
cơ thích hợp nhất cho năng suất cao và phẩm chất tốt để đưa vào quy trình kỹ thuật
bón phân cho ngô rau tại Thừa Thiên Thiên Huế.

2
Phần 2
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. Vai trò và giá trị dinh dưỡng của ngô rau
2.1.1. Vai trò của ngô rau:
Ngô bao tử là loại rau cao cấp được thị trường quốc tế rất ưa chuộng,
bởi vì nó không chỉ là loại rau có chất lượng thương phẩm tốt mà ngô bao tử
còn là loại rau an toàn nhất trên thế giới hiện nay. Do đó nó đã trở thành một
mặt hàng xuất khẩu mang lại hiệu quả kinh tế cao, nhiều nước trên thế giới
đã xem mặt hàng này như là một mặt hàng xuất khẩu chính yếu của họ mà
điển hình là Thái Lan.
Ở Thừa Thiên Huế, hiện nay việc trồng và sản xuất ngô rau mặc dù
chưa thật sự phổ biến nhưng xét về tiềm năng phát triển thì đây là một nơi có
tiềm lực phát triển mạnh mẽ. Bởi lẽ Thừa Thiên Huế là một thành phố có
3
ngành du lịch phát triển, có nền văn hóa ẩm thực phong phú đa dạng. Lượng
khách du lịch đến Huế hàng năm đang ngày càng nhiều. Do vậy nhu cầu sử
dụng các loại thực phẩm sạch, an toàn và có chất lượng ngày một tăng. Ngô
bao tử là một mặt hàng đang được thế giới ưa chuộng mặt khác nó lại đảm
bảo chât lượng, sạch và an toàn. Vì vậy việc xây dựng các vùng chuyên canh
sản xuất các loại thực phẩm phong phú, đa dạng, có chất lượng và có hiệu

quả kinh tế cao nói chung và ngô bao tử nói riêng là một định hướng quan
trọng, thiết thực trong chiến lược phát triển kinh tế vùng.
2.1.2. Giá trị dinh dưỡng của ngô rau:
Ngô rau cũng là loại ngô có thể lấy hạt nhưng được thu hoạch sớm ở
giai đoạn ngô non. Ngô rau trong điều kiện trồng trọt bình thường, được đảm
bảo hoàn thành chu kỳ sinh trưởng cũng có thể thu hoạch như ngô bình
thường. Tuy nhiên không phải tất cả ngô lấy hạt khi thu hoạch non đều có thể
làm ngô rau.
Khi phân tích 100g ăn được, so với một số loại rau ăn quả và ăn hoa,
hàm lượng chất béo trong sản phẩm ngô rau gấp 5 lần Súp lơ. Ngô rau có
hàm lượng Hidratcacbon cao nhất (8,2g), cao gấp 2 lần cà chua (4,1g) và cao
hơn hẳn các sản phẩm khác. Hàm lượng Protein trong sản phẩm ngô rau
(1,9g) chỉ kém Súp Lơ, và cao gấp 3 lần dưa chuột (0,6g). Hàm lượng
Photspho trong ngô rau là 86mg, cao gấp 7 lần dưa chuột (12 mg), 4 lần cà
chua (18 mg), cao gấp 3 lần cải bắp và cà, và nó đều lớn hơn các sản phẩm
khác. Sản phẩm ngô rau cũng có hàm lượng Canxi và một số loại Vitamin
cao.
Mặt khác ngô rau là một loại rau sạch không chứa kim loại nặng,
không có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, không có các loại vi khuẩn gây
bệnh cho con người. Vì ngô rau thu hoạch lúc còn non, khi cây ngô còn ít bị
các loại sâu hại gây hại nên chưa sử dụng hoặc sử dụng rất ít. Ngô rau còn
được bọc kín trong lá bi, phần sử dụng làm rau là bắp non nên hàm lượng
NO
3
- tồn tại trong sản phẩm còn rất ít
Sản phẩm chính của ngô rau là bắp bao tử dùng làm thức ăn tươi như
một loại thực phẩm sạch, nó còn lại là nguyên liệu cho ngành công nghiệp
chế biến đồ hộp. Trên thế giới có một số nước có công nghệ sản xuất ngô bao
tử đóng hộp rất phát triển. Hiện nay tiêu chuẩn và quy trình đóng hộp ngô
bao tử được quy định rất chặt chẽ. Ngô đủ tiêu chuẩn đóng hộp cần phải có

độ đồng đều cao, có màu vàng sáng và ở trạng thái giòn Sau khi thu hoạch
sản phẩm chính năng suất thân lá xanh của ngô rau có thể lên đến 13,6 tấn/ha
4
– 30,4 tấn/ha, lá bi 3-4 tấn/ha. Bên cạnh đó ngô rau được thu hoạch vào giai
đoạn cây đang sinh trưởng mạnh cho nên thân lá của ngô rau còn chứa một
lượng lớn chất dinh dưỡng. Đây là nguồn phế phụ phẩm quan trọng trong
chăn nuôi. Hơn nữa ngô rau có thể trồng quanh năm, đặc biệt là vào vụ đông
muộn, điều này đã đóng góp một phần khá lớn thức ăn cho gia súc vụ đông,
là vụ thường khan hiếm thức ăn cho gia súc
2.2. Vai trò của phân bón cho cây ngô
2.2.1. Vai trò các loại phân nói chung
Phân bón cho ngô có tác dụng tăng năng suất rõ rệt, do đó muốn có
năng suất cao cần phải bón nhiều phân. Khác với một số cây trồng khác, thời
kỳ đầu ngô sinh trưởng chậm , sau khi gieo độ 1 tháng ngô mới sinh trưởng
nhanh, vì vậy nhu cầu về dinh dưỡng tăng nhiều. Việc tích lũy chất khô chỉ
ngừng khi cây đã chín hoàn toàn.
Khi ngô hình thành bắp, sử dụng tới 90% nhu cầu về kali, 75% nhu cầu
về đạm, 50% nhu cầu về lân. Riêng về lân thì cần nhất khi hình thành hạt.
Nói chung phân bón cho ngô có tác dụng làm tăng năng suất rõ rệt. Theo
Berzeny (1996) phân bón ảnh hưởng tới 30,7% năng suất ngô còn các yếu tố
khác như mật độ trồng, phòng trừ sâu bệnh, cỏ dại, đất trồng thì có ảnh
hưởng ít hơn .
Để tạo thành chất hữu cơ, ngoài nhiệt độ, ánh sáng, nước và khí cacbonic,
cây còn cần nhiều các chất khoáng. Các chất dinh dưỡng như: Mangan, sắt, lưu
huỳnh, bo…đều có lượng chứa và vai trò khác nhau.
Xayơ (1955) cho rằng cây ngô hút hầu hết các chất dinh dưỡng trong
lớp đất canh tác của vỏ trái đất và nguồn dinh dưỡng chủ yếu của ngô là lấy
từ đất trồng. Do vậy để thu được năng suất cao, ổn định thì hàng năm cần bổ
sung một lượng lớn chất dinh dưỡng thông qua việc bón phân từ đất. Bón
phân vào đất có tác dụng khôi phục lại các chất dinh dưỡng đã bị mất (do cây

sử dụng, do nước cuốn trôi, do trực di, hay do sự bay hơi…). Ngoài ra, phân
bón còn làm tăng độ màu mỡ của đất và đảm bảo đạt năng suất cao.
- Đạm: Có ảnh hưởng rõ rệt nhất đến dinh dưỡng của cây, nhất là trong
thời kỳ sinh dưỡng.
Đạm ở trong cây dưới nhiều dạng hợp chất. Protit và tất cả các dạng
Protit. Chất diệp lục có tác dụng rất quan trọng đối với việc hình thành chất
hữu cơ, các chất sinh trưởng, các Fotfatit, các Vitamin và các me. Đạm là
thành phần quan trọng của các chất đó.
5
- Lân: Đây là chất không thể thay thế được trong tất cả các quá trình
sống quan trọng xảy ra trong cây. Cũng như đạm, lân tham gia vào thành
phần của các hợp chất Protit quan trọng. Hợp chất lân có trong tất cả các tế
bào. Chúng ta thấy số lượng lân rất lớn trong các quá trình trao đổi chất
mạnh và có chuyển hóa năng lượng mạnh. Những nơi đó trước hết là các mô
đang lớn, ngọn chồi và đầu rễ. Trong nhân tế bào và sinh chất của tế bào của
cây, khi có lân tham gia thấy hình thành và tạo ra các Nucleotit từ đường và
các chất có đạm.
Hơn nữa, lân có tác dụng lớn trong tất cả các quá trình sinh sản vì vậy
trong hạt có rất nhiều lân. Ngô chứa 75% lân đã đồng hóa trong hạt. Giá trị
thức ăn gia súc và phẩm chất hạt giống phụ thuộc nhiều vào việc cung cấp và
lượng lân chứa trong đất.
- Kali: Tồn tại chủ yếu ở những chỗ có quá trình phân chia tế bào và
hình thành các mô mới trong cây. Kali có vai trò quan trọng trong hoạt động
sống của sinh chất tế bào, có thể kìm hãm sự thoát hơi nước làm giảm thiệt
hại của mô do sương giá và nhiệt độ thấp gây ra.
2.2.2. Tổng quan về phân bón hữu cơ
Phân hữu cơ làm tăng năng suất cây trồng và còn có tác dụng cải tạo đất. Kết
quả một số công trình nghiên cứu cho thấy bón 1 tấn phân hữu cơ làm bội thu ở đất
phù sa sông Hồng 80 – 120 kg thóc, ở đất bạc màu 40 – 60 kg thóc, ở đất phù sa đồng
bằng sông Cửu Long 90 – 120 kg thóc. Một số thí nghiệm cho thấy bón 6 – 9 tấn

phân xanh/ha hoặc vùi 9 – 10 tấn thân lá cây họ đậu trên 1 ha có thể thay thế được 60
– 90 N kg/ha. Vùi thân lá lạc, rơm rạ, thân lá ngô của cây vụ trước cho cây vụ sau
làm tăng 0.3 tấn lạc xuân, 0.6 tấn thóc, 0.4 tấn ngô hạt/ha.
- Phân chuồng:
Loại phân do gia súc thải ra. Trung bình mỗi đầu gia súc nuôi nhốt trong chuồng, sau
mỗi năm có thể cung cấp một lượng phân chuồng (kể cả độn) như sau:
Lợn 1.8 – 2.0 tấn/con/năm
Dê 0.8 – 0.9 tấn/con/năm
Trâu bò 8.0 – 9.0 tấn/con/năm
Ngựa 6.0 – 7.0 tấn/con/năm
Chất lượng và giá trị của phân chuồng phụ thuộc rất nhiều vào cách chăm sóc,
nuôi dưỡng, chất liệu độn chuồng và cách ủ phân.
Phân chuồng tốt thường có các thành phần dinh dưỡng như ở bảng sau:
6
Thành phân dinh dưỡng của phân chuồng
Đơn vị %
Loại phân H
2
O N P
2
O
5
K
2
O CaO MgO
Lợn 82.0 0.80 0.41 0.26 0.09 0.10
Trâu bò 83.1 0.29 0.17 1.00 0.35 0.13
Ngựa 75.7 0.44 0.35 0.35 0.15 0.12
Gà 56.0 1.63 1.54 0.85 2.40 0.74
Vịt 56.0 1.00 1.40 0.62 1.70 0.35

- Phân rác:
Còn được gọi là phân campốt. Đó là loại phân hữu cơ được chế biến từ rác, cỏ
dại, thân lá cây xanh, bèo tây, rơm rạ, chất thải rắn thành phố v.v được ủ với một số
phân men như phân chuồng, nước giải, lân, vôi… cho đến khi hoai mục.
Phân rác có thành phần dinh dưỡng thấp hơn phân chuồng và thay đổi trong
những giới hạn rất lớn tuỳ thuộc vào bản chất và thành phần của rác.
- Phân xanh:
Phân xanh là loại phân hữu cơ, sử dụng các loại bộ phận trên mặt đất của cây.
Phân xanh thường được sử dụng tươi, không qua quá trình ủ. Vì vậy, phân xanh chỉ
phát huy hiệu quả sau khi được phân huỷ. Cho nên người ta thường dùng phân xanh
để bón lót cho cây hàng năm hoặc dùng để “ép xanh” (tủ gốc) cho cây lâu năm. Tuy
vậy, ở một số địa phương vùng Trung Bộ, phân xanh được chặt nhỏ và bón cho ruộng
lúa, người ta gọi là “bón bổi”.
- Phân vi sinh vật:
Đó là những chế phẩm trong đó có chứa các loài vi sinh vật có ích. Có nhiều
nhóm vi sinh vật có ích bao gồm vi khuẩn, nấm, xạ khuẩn được sử dụng để làm phân
bón. Trong số đó quan trọng là các nhóm vi sinh vật cố định đạm, hoà tan lân, phân
giải chất hữu cơ, kích thích sinh trưởng cây trồng, v.v
Để chế biến phân vi sinh vật, các loài vi sinh vật được nuôi cấy và nhân lên
trong phòng thí nghiệm. Khi đạt đến nồng độ các tế bào vi sinh vật khá cao người ta
trộn với các chất phụ gia rồi làm khô đóng vào bao.
Trong những năm gần đây, ở nhiều nước trên thế giới, người ta đã tổ chức sản
xuất công nghiệp một số loại phân vi sinh vật và đem bán ở thị trường trong nước.
Một số loại phân vi sinh vật được bán rộng rãi trên thị trường thế giới. Tuy nhiên, các
loại phân vi sinh vật còn rất ít và chỉ là bộ phận nhỏ so với
- Các loại phân hữu cơ khác:
Có nhiều dạng chất hữu cơ, nhiều hỗn hợp các chất hữu cơ khác nhau, nhiều
hỗn hợp chất hữu cơ và các chất vô cơ được sử dụng làm phân bón cho cây trồng.
7
Dưới đây xin nêu một số loại phân thường gặp trong sản xuất ở nước ta:

* Phân than bùn:
Than bùn được tạo thành từ xác các loài thực vật khác nhau. Xác thực vật
được tích tụ lại, được đất vùi lấp và chịu tác động của điều kiện ngập nước trong
nhiều năm. Với điều kiện phân huỷ yếm khí các xác thực vật được chuyển thành than
bùn.
Trong than bùn có hàm lượng chất vô cơ là 18 – 24%, phần còn lại là các chất
hữu cơ. Theo số liệu điều tra của các nhà khoa học, trên thế giới trữ lượng than bùn
có khoảng 300 tỷ tấn, chiếm 1.5% diện tích bề mặt quả đất. Than bùn được sử dụng
trong nhiều ngành kinh tế khác nhau. Trong nông nghiệp than bùn được sử dụng để
làm phân bón và tăng chất hữu cơ cho đất
• Phân tro, phân dơi:
Tro các loại được sử dụng làm phân bón rất có hiệu quả ở những loại đất thiếu
kali hoặc trong trường hợp bón quá nhiều phân đạm.
Trong tro có 1 – 30% K
2
O và 0.6 – 19% P
2
O
5
. Tro có thể dùng bón trực tiếp
cho cây hoặc dùng làm chất độn, chất trộn với phân chuồng, phân bắc, nước tiểu…
Kali trong tro dễ hoà tan. Trong tro còn có silic, lân, magiê, vi lượng với hàm
lượng tương đối cao. Tro có tính kiềm nên phát huy tác dụng tốt trên các loại đất
chua.
Phân dơi có hàm lượng lân rất cao. Nhiều gia đình nông dân đã vào các hang
động trong núi đá, thu gom phân dơi về bón ruộng, bón cho cây trồng và đã thu được
kết quả tốt. Nhiều hộ nông dân đã nuôi dơi để lấy phân bón ruộng.
8
- Phân bón Sông Gianh
* Các chủng loại phân bón của Công ty Sông Gianh

+ Lân hữu cơ sinh học
+ Lân hữu cơ sinh học Sông Gianh chuyên dùng cho nuôi trồng thuỷ sản.
+ Lân hữu cơ sinh học cao cấp Sông Gianh
* Phân sinh hoá hữu cơ chuyên dùng
+ Phân bón sinh hoá hữu cơ Sông Gianh chuyên dùng cho cây ăn quả
+ Phân phức hợp hữu cơ vi lượng chuyên dùng cho cây lúa
+ Phân bón phức hợp đa lượng NPK 10-5-5
+ Phân bón phức hợp đa lượng NPK 5-10-3
+ Phân bón phức hợp đa lượng NPK 12-5-10-15S
+ Phân bón sinh hoá hữu cơ Sông Gianh chuyên dùng cho cây hoa và cây cảnh.
+ Phân phức hợp hữu cơ khoáng cao cấp Sông Gianh chuyên dùng cho cây chè.
*Tác dụng của phân bón Sông Gianh-
- Cung cấp chất dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng
- Đảm bảo cung cấp đầy đủ, hợp lý các tập đoàn vi sinh vật hữu ích, giúp
cải tạo lý, hoá tính và tăng độ phì nhiêu cho đất
- Quá trình trao đổi chất giữa các cation Fe, Ca, Mg, Al, Bo thông qua
axit Humic, các hợp chất Humat, giúp phân giải các dinh dưỡng bị cố định trong
đất như Lân, Kali, Canxi làm cho nó trở nên hữu dụng, tăng hiệu lực phân
khoáng.
- Đẩy nhanh tốc độ phân giải Xenlulo, tăng hữu cơ, bồi dưỡng, kiến tạo và
làm tăng hàm lượng mùn cho đất. Làm giảm độ cứng, vón cục, tăng đặc tính thấm
nước và giữa ẩm cho đất.
- Kích thích sự tạo thành và hoạt động của các men xúc tác trong cây, tăng
cường hình thành chất diệp lục, tăng hiệu suất quang hợp, tăng khả năng kháng
bệnh cho cây trồng.
- Đảm bảo khai thác cây trồng nhiều vụ, cho nông sản sạch và không gây ô
nhiễm môi trường.
9
2.3. Tình hình nghiên cứu về phân bón cho ngô
Phân bón cho ngô có tác dụng làm tăng năng suất rõ rệt. Trong trường hợp

không bón đạm, năng suất ngô chỉ đạt 1193 kg/ha, có bón đạm năng suất tăng lên
7338 kg/ha (Smit, 1973).
Velly (1973) nghiên cứu bón đạm cho ngô cho kết quả: bón đạm 40 kg N/ha,
năng suất đạt 12,11 tạ/ha; bón đạm 80 kg N/ha, năng suất đạt 15,6 tạ/ha; bón 120 kg
N/ha, năng suất đạt 32,12 tạ/ha; bón 160 kg N/ha, năng suất đạt 41,47 tạ/ha; bón 200
kg N/ha, năng suất đạt 52,18 tạ/ha.
Kết quả nghiên cứu của Geus (1967) bón đạm quá cao cho cây ngô làm tăng sự
phát triển thân lá, hạn chế năng suất hạt ngô.
Duque (1998) nghiên cứu bón phân cho ngô trên đất đồi chua ở Philippin cho
rằng phân bón ở mức 100 kg P
2
O
5
/ha cho năng suất ngô đạt 7016 kg/ha.
Theo Evangelista (1999) năng suất ngô tăng lên cùng với tăng liều lượng lân,
năng suất chỉ bắt đầu giảm xuống khi bón đến mức 152 kg P
2
O
5
/ha.
Bón phân NPK cân đối kết hợp với phân hữu cơ là biện pháp hữu hiệu làm
tăng năng suất và phẩm chất ngô, giúp cải tạo đất, chống xói mòn và bảo vệ môi
trường sinh thái. Theo FAO (1993) sau hơn 20 năm nghiên cứu và thực nghiệm nếu
chỉ sử dụng phân chuồng và tàn dư thực vật để trả lại cho đất mà không sử dụng phân
hóa học (NPK) thì năng suất cây trồng giảm đi ít nhất là 30%, cân bằng dinh dưỡng
bị phá vỡ, đất bị bạc màu và nạn đói đe dọa, sẽ gây hậu quả nghiêm trọng về môi
trường sinh thái.
Theo hiệp hội phân bón quốc tế (1998) lượng phân bón cho ngô lai (kg/ha) của
một số nước như sau:
Inđônêxia: (120-180) N – (45-60) P

2
O
5
– (30-60) K
2
O
Thái Lan: (45-120) N – (45-60) P
2
O
5
- (0-60) K
2
O
Philippin: (90-140) N – (45-60) P
2
O
5
- (0-60) K
2
O
Tạ Minh Sơn (1995) nghiên cứu ở đồng bằng Sông Hồng cho thấy để tạo ra 1
tấn ngô hạt, cây ngô đã lấy đi khỏi đất một lượng N,P,K là: 22,3 kg N; 8,2 P
2
O
5
; 12,2
kg K
2
O. Lượng phân N, P, K tiêu tốn để sản xuất ra 1 tấn ngô hạt: 33,9 kg N; 14,5 kg
P

2
O
5
; 17,2 kg K
2
O. Hiệu suất 1 kg N: 4,5- 9,2 kg ngô hạt. 1 kg P2: 4,5 - 7,2 kg ngô
hạt. 1 kg K
2
O 2,5 - 5,2 kg ngô hạt. Tỷ lệ nhu cầu N:P:K = 1:0,35:0,45.
Kết quả nghiên cứu phân bón cho ngô của Đào Thế Tuấn cho thấy ở đồng bằn
sông Hồng với mức bón đạnm 90 kg N/ha, hiệu suất bón đạm đối với ngô địa phương
là 13 kg ngô hạt/1kg N và ngô lai là 18 kg ngô Bắc cần 25 – 28 kg N; vụ xuân 28 –
32 kg N; vụ hè thu 32 – 35 kg N.
10
Vũ Hữu Yêm (1995) nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng đạm đến năng
suất ngô như sau: không bón đạm, năng suất đạt 40,0 tạ/ha; bón 40 kg N/ha, năng
suất đạt 56,5 tạ/ha; bón 80 kg N/ha năng suất đạt 70,8 tạ/ha, bón 120 kg N/ha
năng suất đạt 76,2 tạ/ha, bón 160 kg N/ha năng suất đạt 79,9 tạ/ha.
Nguyễn Thế Hùng (1996) bón đạm đã làm tăng năng suất ngô trên đất bạc
màu, nhưng lượng tối đa là 225 kg N/ha và ngưỡng bón đạm kinh tế là 150 kg N/ha
trên nền đã cân đối PK.
Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Trọng Thi, Nguyễn Văn Bộ 1999) cho thấy:
trên đất bạc màu hiệu quả bón phân kali từ 15 -20 kg ngô hạt/kg K
2
O; liều lượng bón
kali cho ngô trên đất phù sa sông Hồng từ 60 – 90 kg K
2
O/ha; trên đất bạc màu 120
kg K
2

O/ha. Hiệu lực của phân kali trên đất phù sa sông Hồng đạt 5,2 kg ngô hạt/ 1 kg
K
2
O.
Nghiên cứu bón phân lân cho ngô trên đất đỏ bazan, Đặng Bê (1978) đã thu
được hiệu suất ngô từ 8 – 10 kg hạt/ 1 kg P
2
O
5
. và mức bón 60 kg P
2
O
5
/ha thì lân Văn
điển có hiệu quả hơn supper lân (theo Cây Ngô – Trần Văn Minh).
Trần Văn Minh (1995) nghiên cứu liều lượng bón phân thích hợp cho ngô trên
đất phù sa cổ và đất bãi ven sông miền Trung là 90 kg P
2
O
5
, kết quả này phù hợp
với kết quả nghiên cứu năm 1988 và 1999 của Trịnh Quang Võ (trạm Nông hóa-
Thổ nhưỡng quảng Ngãi) tại hợp tác xã nông nghiệp Tịnh Phong và Nghĩa
thương tỉnh Quảng Ngãi. Ngô Hữu Tình (1995), Quách Ngọc, Ân (1997) ở duyên
hải Nam trung bộ: phân lân làm tăng năng suất ngô theo tỷ lệ thuận đến mức 120
kg P
2
O
5
/ha, nhưng ngưỡng kinh tế là 90 kg P

2
O
5
kg/ha.
Theo Lê Quý Tường, Trần Văn Minh (2003) lượng phân bón thích hợp cho
ngô lai trên đất phù sa cổ ở duyên hải Trung bộ trong vụ đông xuân là 10 tấn phân
chuồng + 150-180 kg N + 90 kg P
2
O
5
+ 60 kg K
2
O (tỷ lệ NPK là 1,7:1.0:0,7) tiêu tốn
lượng đạm từ 27,9- 28,4 kg N/1 tấn ngô hạt.
Bón phân hữu cơ kết hợp với phân vô cơ cho ngô đã làm tăng năng suất ngô và
giúp cải thiện độ phì trông đất. Theo Bùi Đinh Dĩnh (1988, 1994) để đảm bảo cho cây
trồng có năng suất cao, ổn định, bón phân hữu cơ chiếm 25% tổng số dinh dưỡng,
còn 75% phân hóa học.
Hiệu quả phân bón chỉ có thể phát huy đầy đủ khi có chế độ bón phân hợp lý,
bón cân đối giữa các nguyên tố. Bón phân cho ngô để đạt hiệu quả cao phải căn cứ
vào giống, yêu cầu sinh lý của cây ngô qua các thời kỳ sinh trưởng, tính chất đất,
đặc điểm laọi phân bón, kỹ thuật trồng trọt và điều kiện thời tiết.
2.4. Tình hình sản xuất và xuất khẩu ngô rau trên thế giới và trong nước .
2.4.1. Tình hình sản xuất và xuất khẩu ngô rau trên thế giới
11
Sản phẩm ngô bao tử là một mặt hàng rất được ưa chuộng trên thị
trường thế giới. Hiện nay trên thế giới đã có nhiều quan tâm, chú trọng đầu tư
sản xuất mặt hàng này như là một mặt hàng xuất khẩu chính yếu của họ. Các
nước xuất khẩu ngô rau nhiều trên thế giới đó là: Thái Lan, Ấn Độ, Indonexia,
Zambia, Nicaragua, Zimbabue và Nam Phi và trong đó Thái Lan là một quốc gia

xuất khẩu ngô rau chính.
Thời gian đầu Thái Lan chỉ xuất khẩu ngô bao tử tươi, nhưng xuất khẩu
gặp nhiều khó khăn về vấn đề bảo quản nên những năm về sau sản phẩm xuất
khẩu chủ yếu là sản phẩm chế biến đóng hộp. Sản lượng xuất khẩu tăng rất
nhanh, 1975 Thái Lan xuất khẩu 67 tấn ngô rau đóng hộp, đến năm 1992 con
số này đã lên đến 36.761 tấn. Trong thời gian 1989 - 1992 trung bình hàng
năm Thái Lan xuất khẩu 1800 tấn. Tỷ lệ xuất khẩu các dạng ngô của Thái
Lan như sau: xuất khẩu hộp chế biến 90%; xuất khẩu tươi 3%; còn lại 3%
dành cho tiêu dùng trong nước.
Theo số liệu của cục Xúc tiến xuất khẩu Thái Lan thì công nghiệp xuất
khẩu ngô rau triển vọng hơn các sản phẩm nông nghiệp khác: Lúa, ngô,… vì
lợi nhuận cao. Nếu đầu tư 359 USD/ha thì thu được 550 USD, lợi nhuận 200
USD/ha (1997). Ở Thái Lan ngô rau phát triển cực nhanh từ 7.093 ha(1983)
tăng lên 21.877 ha (1994), năng suất trung bình 6.381 kg bắp non/ha cho sản
lượng 162.041 tấn.
Là một loại thực phẩm rất được ưa chuộng trên thế giới, ngô bao tử là
một sản phẩm xuất khẩu chủ yếu của một số nước và đã đem về cho các nước
này một lượng ngoại tệ lớn. Hầu như các châu lục trên thế giới đều có sản
xuất hoặc nhập khẩu sản phẩm này. Cụ thể là:
- Sự tiêu thụ ngô bao tử tại châu Á cao nhất trên thế giới. Ngày nay
việc sản xuất và thị trường ngô bao tử đã được mở rộng trên toàn thế giới,
đặc biệt Châu Á, Châu Phi và Bắc Mỹ.
- Đất nước được biết đến như một nước xuất khẩu ngô bao tử bao gồm:
Thái Lan, Srilanka, Taiwan, Trung Quốc, Zimbabuwe, Zambia, Indonexia,
Nam Mỹ, Nicaragua, Costa Rica, Guatemala, Honduras. Và các nước như:
Anh, Mỹ, Malaysia, Taiwan, Nhật Bản và Austraylia là thị trường tiêu thụ
ngô rau mạnh hàng đầu thế giới.
Việc sản xuất ngô bao tử của Thái Lan chi phối toàn bộ thị trường thế
giới, sản lượng ngô bao tử của Thái Lan chiếm 80% thị trường ngô bao tử.
Năm 2001 Thái Lan đã xuất khẩu ngô rau tươi đến trên 30 nước và ngô rau

đóng hộp đến gần 100 nước. Ngô bao tử là một loại cây trồng có giá trị kinh
12
tế và giá trị xuất khẩu cao của Thái Lan. Hằng năm nó đem về cho đất nước
này hơn 1 tỷ bạt. Nước Mỹ là thị trường lớn nhất của Thái Lan về ngô rau
đóng hộp, chiếm 47,25% tổng khối lượng xuất khẩu và giá trị ngô rau của
Thái Lan. Về ngô rau tươi thì Malaysia là nước nhập khẩu lớn nhất, chiếm
gần 20,70% tổng lượng xuất khẩu.
2.4.2. Tình hình sản xuất ngô rau ở Việt Nam.
Ở Việt Nam việc trồng và sử dụng ngô làm lương thực đã có từ 300
năm trước, mặc dù là một trong những cây lương thực chính nhưng cây ngô
chưa được chú trọng phát triển, nên chưa phát huy được tiềm năng của nó. Chỉ
trong những năm gần đây nhờ có chính sách khuyến khích và áp dụng những tiến
bộ kỹ thuật vào sản xuất, cây ngô đã có những bước tiến về cả 3 mặt diện tích,
năng suất và sản lượng.
Sản xuất ngô rau ở nước ta là một ngành còn rất mới so với lịch sử sản
xuất ngô từ 3000 năm nay. Những năm gần đây ngô rau cũng đã được sản
xuất làm thức ăn cao cấp trong nhà hang, siêu thị và xuất khẩu Nhu cầu mặt
hàng này càng tăng lên.
Hiện nay ở các vùng ngoại thành Hà Nội đang có xu hướng đầu tư chăn
nuôi bò sữa, nên đã kết hợp trồng ngô bao tử vừa sản xuất thực phẩm cho
người, vừa cung cấp thức ăn cho chăn nuôi. Ở đồng bằng sông Hồng và đồng
bằng sông Cửu Long ngô rau đã dần xen vào hệ thống độc canh cây lúa và đã
mang lại hiệu quả kinh tế cao, làm đa dạng hóa cây trồng, cải thiện môi
trường sinh thái. Hiện nay nhiều khách hàng quốc tế đã quan tâm và đặt mua
đồ hộp ngô bao tử. Kết quả nghiên cứu của Lê Ngọc Sáu và Nguyễn Công
Hoan cho thấy so sánh với đồ hộp ngô bao tử của Thái Lan và Trung Quốc
sản xuất được nhập vào Việt Nam trong mấy năm nay thì đồ hộp sản xuất
theo quy trình công nghệ Việt Nam hoàn toàn đảm bảo mọi yêu cầu về chất
lượng và cảm quan, giá thành trong nước rẻ hơn.
Tuy nhiên nhìn chung trong cả nước thì việc sản xuất ngô rau còn đang

mức thấp và lẻ tẻ. Việc sản xuất có tính chất hàng hóa lớn mấy năm qua chủ
yếu là ở các nông trường Đồng Giao và hợp tác xã Phù Đổng (ngoại thành Hà
Nội).
Ở Thừa Thiên Huế năm 2004, Trường Đại Học Nông Lâm Huế đã liên
kết với viện ngô Quốc Gia đưa giống ngô rau này vào trồng thí điểm tại xã
Hương Long, bước đầu cho thấy nó rất phù hợp với điều kiện nơi đây. Đây
chính là tiền đề cho việc phát triển giống ngô rau này tại Thừa Thiên Huế và
nhiều tỉnh lân cận thuộc Miền Trung
13

Phần 3
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng nghiên cứu
* Cây trồng: Giống ngô rau LVN 23, là giống ngô lai do viện Nghiên cứu ngô
lai tạo, có đủ tiêu chuẩn của một giống ngô rau và có khả năng sản xuất giống trong
nước.
* Phân bón:
- Phân chuồng hoai mục: Mua tại địa phương
- Phân ủ +vi lượng Bio Quảng Nam: Do công ty cổ phần Hưng Trung Việt
Quảng Nam cung cấp
- Phân hữu cơ sinh học Sông Gianh: mua trên thị trường
3.2. Nội dung nghiên cứu
- Ảnh hưởng của các loại phân hữu cơ đến thời gian sinh trưởng của giống ngô
rau rau LVN23.
- Ảnh hưởng của các loại phân hữu cơ đến sinh trưởng, phát triển của giống
ngô rau LVN23.
- Ảnh hưởng của các loại phân hữu cơ đến các chỉ tiêu về hình thái của giống
ngô rau LVN23.
- Ảnh hưởng của các loại phân hữu cơ đến các yếu tố cấu thành năng suất và
năng suất của giống ngô rau LVN23.

- Hiệu quả kinh tế và chỉ số VCR của các công thức được bón với các loại
phân hữu cơ khác nhau.
3.3. Phương pháp nghiên cứu
3.3.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm được bố trí theo kiểu khối hoàn toàn ngẫu nhiên (kiểu RCB) gồm 4
công thức và 3 lần nhắc lại.
- Diện tích 1 ô: 10 m
2
- Diện tích thí nghiệm (12 ô): 120 m
2
14
- Diện tích bảo vệ và rãnh: 25 m
2
- Tổng diện tích toàn thí nghiệm: 145 m
2
.
Sơ đồ bố trí thí nghiệm
:
Bảo
vệ
Bảo vệ
Bảo
vệ
I a III a II a IV a
II b IV b III b I b
III c II c IV c I c
Bảo vệ
Trong đó: I, II, III, IV là công thức
a, b, c: là lần nhắc lại
* Các công thức thí nghiệm: (Lượng phân bón/ha)

- Công thức I: Nền + không bón phân hữu cơ
- Công thức II Nền + 2 tấn phân Bio Quảng Nam (phân ủ +vi lượng)
- Công thức III: Nền + 10 tấn phân chuồng
- Công thức IV: Nền + 4 tấn phân hữu cơ sinh học sông Gianh
Trong đó: Nền: 120kg N + 60kg P
2
O
5
+ 90kg K
2
O + 300kg vôi
3.3.2. Phương pháp chọn cây theo dõi
- Mỗi ô thí nghiệm chọn 5 cây theo dõi theo phương pháp 5 điểm chéo góc,
cắm cọc tre đã đánh số thứ tự các cây theo dõi.
3.4. Điều kiện thí nghiệm
3.4.1. Đất thí nghiệm:
Thí nghiệm được thực hiện trên chân thịt nhẹ tại hợp tác xã nông nghiệp
Hương Long – TP Huế
3.4.2. Điều kiện thời tiết khí hậu:
Thời tiết khí hậu là một trong những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng
sinh trưởng, phát triển, khả năng chống chịu và năng suất của cây trồng nói chung và
ngô rau nói riêng. Ngô rau sinh trưởng, phát triển tốt trong điều kiện sinh thái nhất
định. Trong tất cả các yếu tố thì nhiệt độ, ẩm độ, lượng mưa, số giờ nắng là những
yếu tố tác động trực tiếp đến quá trình sinh trưởng và phát triển của cây ngô.
- Để tìm hiểu ảnh hưởng của thời tiết khí hậu đối với cây ngô rau trong thời
gian tiến hành thí nghiệm chúng tôi đã thu thập số liệu về thời tiết khí hậu vụ xuân
2010 của trạm khí tượng thủy văn Thừa Thiên Huế được kết quả ở bảng sau:
Bảng 3.1: Diễn biến thời tiết khí hậu vụ vuân 2010 tại Thừa Thiên Huế
15
Tháng Nhiệt độ (

0
C) Ẩm độ (%)
Lượng mưa
Số giờ
TB Max Min TB Min
1 21,0 28,7 15,6 93 64 111,5 85
2 23,2 35,3 14,5 90 47 12,7 147
3 22,9 36,0 16,5 91 49 47,2 140
4 25,0 30,0 22,0 90 50 10 50
(Nguồn: Trung Tâm KTTV tỉnh Thừa Thiên - Huế)
Trong tháng 02/2010 thời tiết tại khu vực Tỉnh Thừa Thiên - Huế đã chịu ảnh
hưởng 02 đợt của rìa Tây Nam lưỡi áp cao lạnh tăng cường và tăng cường yếu vào
các ngày 13 -17/02 và 22 - 23/02. Nên có mưa, mưa rào rải rác, gió Đông Bắc cấp 3 -
4, trời rét. Riêng vào ngày 24 - 28/2 do ảnh hưởng của vùng áp thấp nóng phía Tây,
nên đã gây ra 01 đợt nắng nóng trên diện rộng, sớm hơn so với nhiều năm.
Nhìn chung thời tiết trong tháng 02/2010 có nền nhiệt độ khá cao, lượng mưa
thấp hơn rất nhiều so với TBNN, lượng bốc hơi cao.
Tháng 3 có nền nhiệt độ khá cao và có vài đợt nắng nóng, nhưng chỉ vài ngày
thời tiết dịu lại
Trong 10 ngày đầu tháng 4 năm 2010, thời tiết tỉnh Thừa Thiên - Huế vào thời kỳ
đầu và giữa còn chịu ảnh hưởng của không khí lạnh với 02 đợt tăng cường yếu. Trong 1 –
2 ngày cuối có khả năng ảnh hưởng áp thấp phía Tây.
3.5. Các chỉ tiêu theo dõi và phương pháp theo dõi
- Thời gian sinh trưởng, phát triển của giống ngô rau LVN 23 ở các công thức
thí nghiệm.
+ Ngày gieo.
+ Ngày mọc mầm (50% số cây mọc)
+ Ngày 3- 4 lá (50% số cây đạt 3- 4 lá)
+ Ngày 7- 9 lá (50% số cây đạt &- 9 lá)
+ Ngày xoắn ngọn (50% số cây xoắn ngọn)

+ Ngày bắt đầu nhú cờ (50% số cây bắt đầu nhú cờ)
+ Ngày thu bắp lần 1
+ Ngày thu bắp lần 2
+ Ngày thu bắp lần 3
+ Ngày thu bắp lần 4
+ Ngày thu bắp lần 5
- Chiều cao cây: Đo từ gốc đến mút lá cao nhất của cây ở từng thời điểm và đo
từ gốc đến điểm phân nhánh của bông cờ để lấy chiều cao cây cuối cùng.
+ Lúc cây đạt 3 lá
16
+ Lúc cây đạt 8 lá
+Lúc cây xoắn ngọn
+ Lúc cây nhú cờ.
+ Lúc thu hoạch bắp lần 1
- Số lá/cây: Đếm trên 10 cây theo dõi lấy theo 5 điểm chéo góc cho ô thí nghiệm.
Dùng sơn đánh dấu lá thứ 5 và lá thứ 10 để đếm số lá được chính xác.
- Chỉ tiêu về hình thái lõi:
+ Chiều dài lõi: Đo từ dầu đến mút lõi
+ Đường kính lõi: Đo ở vị trí rộng nhất của lõi
+ Trọng lượng lõi: Được xác định bằng cân điện tử có độ chính xác đến 0,01%.
- Khả năng chống chịu sâu, bệnh hại và khả năng chống đổ
Sâu hại: Mỗi ô thí nghiệm điều tra 5 mẫu (điểm) chéo góc, 1 điểm 1m
2
. Dùng
phương pháp cho điểm để đánh giá mức độ bị sâu hại ở mỗi công thức.
* Sâu xám: Theo dõi lúc ngô nảy mầm và lúc ngô 2- 3 lá thật. Tính số cây bị
hại/số cây theo dõi trong ô thí nghiệm. Tính phần trăm cây bị hại cho điểm tùy theo
mức độ hại.
* Sâu cắn lá nõn: Theo dõi lúc 3-4 lá đến lúc thu hoạch bắp, tính phần trăm số
cây bị hại, cho điểm.

* Sâu đục thân: Theo dõi từ lúc 7-9 lá đến lúc thu hoạch bắp 1. Tính số cây bị
đục thân trong ô. Tính phần trăm số cây bị hại, cho điểm.
Số cây bị hại
Tỉ lệ hại (%) = x 100
Tổng số cây theo dõi
Cách cho điểm:
+ Điểm 1: không bị hại
+ Điểm 2: dưới 15% cây bị hại
+ Điểm 3: từ 15%- 30% cây bị hại
+ Điểm 4: từ 30%- 50% cây bị hại
+ Điểm 5: trên 50% cây bị hại
Bệnh hại: Mỗi ô thí nghiệm điều tra 5 mẫu chéo góc, mỗi điểm 1m
2
.
* Bệnh đốm lá: theo dõi từ lúc xoắn ngọn đến lúc thu hoạch bắp. Tính tổng số
lá bị bệnh và tổng số lá điều tra của 5 mẫu. Tính phần trăm tỉ lệ bệnh, cho điểm tùy
theo mức độ bệnh.
* Bệnh khô vằn: theo dõi từ lúc nhú cờ đến lúc thu hoạch bắp lần 1. Tính tỉ lệ
bệnh, cho diểm.
17
Số lá bị bệnh
Tỉ lệ hại (%) = x 100
Tổng số lá theo dõi
Cách cho điểm:
+ Điểm 1: dưới 5% cây bị hại
+ Điểm 2: từ 5%- 10% cây bị hại
+ Điểm 3: từ 10%- 30% cây bị hại
+ Điểm 4: từ 30%- 50% cây bị hại
+ Điểm 5: trên 50% cây bị hại
- Đổ rễ: Tính phần trăm số cây bị nghiêng một góc 30% so với chiều thẳng

đứng của cây/số cây theo dõi.
- Đổ gãy thân: Đếm số cây bị gãy thân/ô. Tính phần trăm số cây bị gãy thân
phía dưới bắp/số cây trong ô.
- Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất
- Xác định số cây có bắp/ô (số cây hữu hiệu/ô)
- Xác định số bắp bình quân/cây: Đếm trên 5 cây theo dõi lấy trên 5 điểm chéo
góc cho mỗi ô thí nghiệm.
- Xác định trọng lượng bắp (kể cả lá bi)
- Xác định trọng lượng lõi:
P bắp/cây × số bắp/cây × số cây/ha
NSLT bắp (tạ/ha) =
10
5
P lõi/cây × số lõi/cây × số cây/ha
NSLT lõi (tạ/ha) =
10
5
- Xác định trọng lượng lõi bình quân để từ đó tính năng suất lý thuyết lõi.
- Xác định năng suất thực thu bắp cả lá bi: Thu bắp riêng của từng ô thí
nghiệm của tất cả các lần thu để tính năng suất thực thu của ô thí nghiệm và từ đó
tính được năng suất thực thu của các công thức.
- Xác định năng suất lõi thực thu: Từ năng suất lõi cả lá bi thực thu của ô thí
nghiệm để tính năng suất thực thu lõi của ô thí nghiệm và từ đó tính được năng suất
thực thu lõi của các công thức
3.6. Quy trình kỹ thuật
3.6.1. Làm đất
18
Đất được cày bừa kỹ, nhặt sạch cỏ dại, san phẳng bề mặt, lên luống cao theo ô
thí nghiệm, có rãnh thoát nước giữa các ô.
3.6.2. Thời vụ gieo trồng

Thí nghiệm được tiến hành vào vụ xuân 2010, gieo ngày 03/02/2010. Trong
các năm trước đây là khoảng thời gian có các yếu tố khí hậu, thời tiết thích hợp cho
gieo trồng, thời gian này có nền nhiệt độ, độ ẩm thích hợp nên sự nảy mầm của hạt
thuận lợi.
3.6.3. Phân bón:
- Lượng phân bón theo công thức thí nghiệm.
- Cách bón: Bón lót toàn bộ phân hữu cơ, vôi, lân, 1/3 đạm
Bón thúc: 2 đợt
+ Đợt I: Lúc ngô 3-4 lá: bón 1/3 đạm+ 1/2 kali
+ Đợt II: lúc ngô 7-9 lá: bón 1/3 đạm+1/2 kali
3.6.4. Kỹ thuật chăm sóc
- Lúc ngô 3- 4 lá: Kiểm tra lại ruộng để tiến hành dặm tỉa nhằm bảo đảm mật
độ. Nếu mặt luống có cỏ và đóng váng thì tiến hành phá váng và diệt cỏ kết hợp vun
gốc nhẹ và bón thúc đợt 1.
- Lúc ngô 7- 9 lá: Vun cao gốc kết hợp bón thúc đợt 2. Cây ngô giai đoạn này
đã xuất hiện sâu bệnh nên cần theo dõi thường xuyên để có biện pháp phòng trừ.
- Rút cờ: Khi cờ nhú lên khỏi nách lá cuối cùng.
- Thu hoạch bắp: Bắp được bẻ cả lá bi khi râu phun dài từ 1- 1,5 cm.
19
Phần 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Ảnh hưởng của các loại phân hữu cơ đến thời gian hoàn thành các giai đoạn
sinh trưởng phát triển của giống ngô rau LVN23
Sinh trưởng và phát triển thể hiện quá trình biến đổi sinh lý, sinh hóa tổng hợp
diễn ra trong cây. Nó liên quan đến khả năng tích lũy chất khô để hình thành nên hình
thái của cây như thân, lá, hạt… Sinh trưởng và phát triển có mối quan hệ hữu cơ với
nhau và xảy ra đồng thời. Sinh trưởng, phát triển tốt sẽ cho năng suất cây trồng cao.
Thời gian sinh trưởng, phát triển phụ thuộc vào các yếu tố như: điều kiện đất đai,
giống, thời vụ trồng, kỹ thuật canh tác, mật độ trồng, liều lượng phân chuồng,…
nghiên cứu thời gian sinh trưởng của cây ở các liều lượng phân chuồng khác nhau

cho phép ta xác định được liều lượng phân chuồng thích hợp nhất, giúp cho cây vừa
tận dụng hết nguồn dinh dưỡng, phát huy hết khả năng cho năng suất của cây, tăng
hiệu quả kinh tế và giảm sự ảnh hưởng xấu đến môi trường.
Theo dõi thời gian sinh trưởng của cây ở các loại phân hữu khác nhau,
chúng tôi thu được kết quả ở bảng 4.1.
Bảng 4.1. Thời gian hoàn thành các giai đoạn sinh trưởng phát triển của cây
ngô rau ở các công thức thí nghiệm
(Đơn vị tính: ngày)
Công
thức
Thời gian từ gieo đến …
Mọc
mầm
3 - 4

7 - 9

Xoắn
ngọn
Nhú cờ Thu bắp
lần đầu
Thu bắp
lần 2
Thu bắp
lần cuối
I (đ/c) 5 14 27 44 47 52 56 62
II 5 14 29 46 50 54 57 60
III 5 14 29 47 51 55 58 61
IV 5 14 27 45 48 53 57 60
Số liệu bảng 4.1 cho thấy:

* Thời kỳ mọc mầm:
Thời kỳ này được tính từ khi gieo đến khi mọc mũi chông. Quá trình nảy mầm
xảy ra sau khi hạt hút nước và trương lên. Lúc này, bên trong hạt các phản ứng sinh
lý, sinh hoá diễn ra mạnh, các chất hữu cơ phức tạp qua quá trình oxy hoá đã chuyển
thành các chất đơn giản và tạo ra năng lượng kích thích hạt nảy mầm. Thời kỳ này
cây mầm chưa hút chất dinh dưỡng từ đất mà chủ yếu sử dụng nguồn dinh dưỡng
20
chứa trong nội nhũ của hạt giống. Sức nảy mầm và tỉ lệ nảy mầm phụ thuộc vào chất
lượng hạt giống, điều kiện ngoại cảnh, độ tơi xốp đất, độ sâu lấp hạt. Nhiệt độ thích
hợp thời kỳ này 25 - 30
o
C, độ ẩm 70 – 80%. Do điều kiện thời tiết thuận lợi nên các
công thức trong thí nghiệm hoàn thành giai đoạn này khá sớm, thời gian từ gieo đến
mọc của các công thức thí nghiệm đều là 5 ngày.
Thời kỳ từ gieo đến 3-4 lá
Thời kỳ này cây sống chủ yếu nhờ vào các chất dinh dưỡng dự trữ trong hạt.
Cây bắt đầu sinh trưởng nhanh hơn, thân mầm dài ra và được bao bọc trong lá bao,
sau đó phân hóa đốt và xuất hiện các lá đầu tiên. Do ảnh hưởng của không khí lạnh
nên tốc độ ra lá còn chậm, diện tích lá nhỏ. Cuối thời kỳ này cây chuyển từ sống nhờ
chất dinh dưỡng trong hạt sang sống nhờ vào chất dinh dưỡng trong đất. Đây là thời
kỳ khủng hoảng chất dinh dưỡng trong cây. Ở giai đoạn này các bộ phận trên mặt đất
phát triển có nhanh hơn, rễ xuất hiện 2 - 3 lớp rễ đốt. Cây con rất mẫn cảm với điều
kiện ngoại cảnh, đặc biệt là nhiệt độ đất. Đó là cở sở khoa học của việc bố trí thời vụ,
bón thúc lần 1 để cung cấp dinh dưỡng cho các giai đoạn sau phát triển. Trong thời
gian từ sau nảy mầm đến khi cây được 3 - 4 lá, thời tiết thuận lợi cho sự phát triển
của cây con, yêu cầu độ ẩm 70 – 80%, nhiệt độ 22 – 30
0
C, đất thoáng.
Qua theo dõi chúng tôi thấy giữa các công thức vẫn chưa có sự chênh lệch về
thời gian sinh trưởng, tất cả các công thức đều đạt 3 – 4 lá với thời gian là 14 ngày.

- Thời gian từ 7-9 lá
Sau 3 lá là thời kỳ cây ngô chuyển hẳn từ sử dụng chất dinh dưỡng trong hạt
sang sống nhờ chất dinh dưỡng trong đất và quang hợp của bộ lá. Thời kỳ này các bộ
phận dưới mặt đất phát triển mạnh cả về số lượng và khả năng hút dinh dưỡng từ đất .
Lá lớn rất nhanh cả về chiều dài, chiều rộng và có màu xanh đậm. Thời kỳ này yêu
cầu về điều kiện ngoại cảnh, nhiệt độ 20 – 30
0
C, độ ẩm 70 – 80%,… đất thoáng, đủ
chất dinh dưỡng, nhất là đạm .Cây tăng nhanh về chiều cao đặc biệt trong giai đoạn
này thời tiết ấm lên sau một đợt lạnh kéo dài (2 tháng) nên cây ngô sinh trưởng rất
nhanh về chiều cao cây cũng như chiều dài, chiều rộng lá. Cây ngô bắt đầu phân hóa
bước 1 - 3 của bông cờ, hoa cái bắt đầu hình thành bước 1, nên cần chăm sóc tốt, kết
hợp xới xáo, vun gốc và bón phân đúng lúc cho cây.
Kết quả thí nghiệm cho thấy giữa các công thức thí nghiệm đã có sự chênh lệch
về thời gian sinh trưởng ở giai đoạn này nhưng không đáng kể. Dao động từ 27–29
ngày. Chênh lệch giữa các công thức là 2 ngày. Công thứ IV tương đương với đối
chứng (27 ngày). Công thức II và III dài hơn đối chứng 2 ngày(29 ngày).
- Thời gian từ gieo đến xoắn ngọn
21
Đây là thời kỳ cây ngô sinh trưởng, phát triển mạnh. Tốc độ tăng trưởng chiều
cao nhanh. Số lá và hiệu suất quang hợp đạt mức cao, cơ quan sinh sản bao gồm bông
cờ và bắp phân hóa mạnh. Bông cờ tiếp tục phát dục từ bước 4–8, bắp tiếp tục từ
bước 2–8. Cùng với sự phát triển thân lá, các bộ phận dưới mặt đất cũng phát triển
mạnh, rễ đốt phát triển mạnh về số lượng và có xu hướng ăn sâu vào đất để huy động
chất dinh dưỡng cung cấp cho cây. Đây là thời kỳ khủng hoảng nước và dinh dưỡng
nên cần cung cấp đầy đủ cho cây.
Kết quả thí nghiệm cho thấy, các công thức bón phân khác nhau thì thời gian từ khi
gieo đến xoắn ngọn của cây ngô ở các giai đoạn này đã có sự sai khác nhau, Thấp
nhất ở công thức I đối chứng (44 ngày); Cao nhất là ở công thức III (47 ngày); Công
thức IV, II cao hơn đối chứng lần lượt 1-2 ngày.

- Từ thời kỳ gieo đến nhú cờ
Thời kỳ này bắt đầu khi bông cờ nhú lên khỏi lá cuối cùng. Cây ngô kết thúc
quá trình phân hóa tế bào sinh dục, chiều cao cây, số lá gần như phát triển tối đa. Cây
ngô đòi hỏi nhiều chất dinh dưỡng, khoáng và nước để cho quá trình hình thành bắp
được tốt. Nếu không đáp ứng đầy đủ sẽ ảnh hưởng lớn đến năng suất vì đây là thời kỳ
cây ngô tập trung dinh dưỡng từ thân lá về nuôi bắp, hình thành năng suất cây ngô.
Đây cũng là lúc các rễ chân kiềng đã bắt đầu phát triển to và dài, ăn sâu vào vùng đất
được vun cao giúp cho cây đứng vững.
Kết quả theo dõi thí nghiệm cho thấy, ở các công thức với các loại phân bón
khác nhau đã có sự sai khác nhau về thời gian hoàn thành giai đoạn này của cây ngô.
Thời gian từ gieo đến nhú cờ của các công thức giao động từ 47 - 51 ngày, thấp nhất
vẫn là ở công thức đối chứng. (47 ngày). 3 công thức còn lại đều cao hơn đối chứng
từ 1-3 ngày. Dài nhất là công thức III (52 ngày)
- Thời kỳ từ gieo đến thu hoạch bắp: do thời kỳ này gặp nắng nóng nên đã rút
ngắn thời gian thu hoạch bắp.
Sau thời kỳ nhú cờ khoảng 3-5 ngày, cây ngô bắt đầu phun râu, đầu tiên ta thấy
một vài râu ngô xuất hiện trên đầu lá bi của bắp. Thông thường cần khoảng 2 - 3 ngày
để tất cả râu trên 1 bắp phun hết. Giai đoạn này cây ngô gần như ngừng sinh trưởng,
tuy nhiên cây vẫn hút dinh dưỡng để nuôi cây và cung cấp cho quá trình hình thành
bắp non. Do tốc độ ra bắp rất nhanh nên quá trình thu hoạch cần phải tiến hành trong
từng ngày để đảm bảo giá trị dinh dưỡng và giá trị thương phẩm cho bắp. Việc thu
hoạch bắp bao tử được tiến hành khi râu ngô phun dài từ 0,5-1,5 cm, tương ứng với lá
bi nhú khỏi nách là 1-1,5 cm. Tuy thời gian bắp phun râu rất ngắn nhưng lại có vai
trò quyết định đến phẩm chất ngô bao tử. Bởi vì, lúc này ngô đang tập trung dinh
22
dưỡng tạo bắp, sự tích lũy các chất đồng hóa ở mức cao nhất lại là giai đoạn cho thu
hoạch.
Qua theo dõi thí nghiệm chúng tôi nhận thấy: Việc thu hoạch bắp diễn ra liên
tục. Thời gian từ gieo đến thu hoạch lần đầu, sớm nhất là ở công thức I; cao nhất là ở
công thức III (55 ngày); công thức IV cao hơn đối chứng 1 ngày (53 ngày), công thức

II (54 ngày) cao hơn đối chứng 2 ngày.
Thời gian từ thu hoạch bắp 1 đến thu hoạch bắp 2, bắp cuối cùng giữa các công
thức có sự sai khác tương đối rõ. Ở công thức đối chứng thời gian từ thu hoạch bắp 1
đến bắp 2, từ bắp 2 đến bắp cuối cùng dài hơn các công thức thí nghiệm. Cụ thể:
Công thức đối chứng thời gian từ thu hoạch bắp 1 đến bắp 2 là 4 ngày; từ thu bắp 2
đến bắp cuối cùng là 7 ngày. Ở các công thức bón phân hữu cơ thời gian từ thu bắp 1
đến thu bắp 2 là 3 ngày, từ thu bắp 2 đến bắp cuối cùng dao động từ 4-5 ngày.
Như vậy bón phân hữu cơ khác nhau đã ảnh hưởng đến thời gian sinh trưởng
của ngô. Giai đoạn sinh trưởng dinh dưỡng cây ngô không được bón phân hữu cơ có
thời gian sinh trưởng dài hơn so với bón phân hữu cơ. Nhưng đến giai đoạn sinh
trưởng sinh thực thì ngược lại. Bón phân hữu cơ đã giảm được thời gian thu hoạch
bắp. Tuy nhiên về tổng thời gian sinh trưởng giữa các công thức chênh lệch nhau
không đáng kể (dao động 60-62 ngày).
4.2. Ảnh hưởng của các loại phân hữu cơ đến sự tăng trưởng về chiều cao cây
của giống ngô LVN23
Ngô là một loại cây trồng cho năng suất sinh khối lớn và có tốc độ tăng trưởng
rất nhanh. Sự tăng trưởng chiều cao cây là một trong những yếu tố quan trọng ảnh
hưởng đến khả năng sinh trưởng và phát triển của giống, đồng thời cũng liên quan
đến năng suất. Chiều cao cây được quyết định bởi nhiều yếu tố: đặc tính di truyền của
giống, điều kiện ngoại cảnh và kỹ thuật canh tác. Chiều cao cây là một trong những
đặc trưng quan trọng giúp ta đánh giá tình trạng sinh trưởng và phát triển tốt hay xấu
của cây trồng, khả năng cho năng suất cao hay thấp. Mỗi đốt thân của cây ngô mang
1 lá và tại nách lá giữa thân có các mầm ngủ. Khi cây cao, đốt nhiều sẽ cho số lá
nhiều và khả năng cho bắp sẽ cao hơn. Nghiên cứu chiều cao cây ở các liều lượng
phân chuồng khác nhau nhằm lựa chọn một phương pháp bón phân thích hợp, kết
hợp với các biện pháp kỹ thuật tác động phù hợp giúp cho cây sinh trưởng phát triển
tốt, đảm bảo cho năng suất cao nhất trên một đơn vị diện tích, mang lại hiệu quả kinh
tế cao.
Kết quả theo dõi tốc độ tăng trưởng chiều cao cây được thể hiện qua bảng
23

Bảng 4.2. Ảnh hưởng của các loại phân hữu cơ đến sự tăng trưởng về chiều cao
cây của giống ngô LVN23 qua các thời kỳ theo dõi
(Đơn vị tính: cm)
Chỉ tiêu Thời kỳ theo dõi
3 lá 8 lá Xoắn
ngọn
Nhú cờ Thu hoạch
I(đ/c) 14,35 63,59 136,25 175,49 176,43
II 17,23 68,64 146,55 182,42 184,35
III 15,49 65,57 138,65 177,23 179,55
IV 17,57 69,75 149,51 184,75 188,79
:
- Giai đoạn ngô 3 lá
Giai đoạn này sự phát triển chiều cao cây còn rất chậm, chất dinh dưỡng được
tập trung để phát triển bộ rễ, cây lớn chậm do chưa tận dụng được nguồn dinh dưỡng
tự nhiên.
Chiều cao cây ở thời điểm này dao động ít, đạt từ 14,35-17,57 cm. Chiều cao
cây ở công thức IV đạt cao nhất là 17,57 cm, cao hơn công thức đối chứng 3,22 cm
(công thức đối chứng chỉ đạt 14,35 cm), công thức IV và công thức II có chiều cao
tương đương nhau(17,23 cm và 17,57cm), công thức III đạt 15,49 cm. Như vậy ở thời
kỳ này việc bón các loại phân hữu cơ khác nhau ảnh hưởng không lớn đến sự sinh
trưởng chiều cao cây.
- Giai đoạn ngô 8 lá
Thời kỳ này cây sinh trưởng và phát triển nhanh dần, quang hợp của cây xảy ra
mạnh hơn. Cây ngô chuyển hẳn sang sống nhờ chất dinh dưỡng trong đất. Lúc này bộ
rễ cây đã phát triển hoàn chỉnh và được cung cấp chất dinh dưỡng khá đày đủ nhờ lần
bón thúc thứ nhất. Hiệu suất quang hợp đã đạt đến chỉ số cao nên cây sinh trưởng và
phát triển tốt. Chiều cao cây thời kỳ này biến động từ 63,59 - 69,75 cm. Chiều cao
cây công thức IV đạt cao nhất là 69,75 cm cao hơn 6,16 cm so với công thức đối
chứng (công thức I đạt 63,59 cm). Như vậy kết quả thí nghiệm cho thấy việc bón các

loại phân hữu cơ khác nhau đã ảnh hưởng khá rõ tới sự tăng trưởng chiều cao cây.
24
- Giai đoạn xoắn ngọn
Lúc này cây ngô phát triển mạnh về thân lá, quá trình tích lũy và vận chuyển
chất khô tăng nhanh. Đây là giai đoạn cây cần nhiều nước và dinh dưỡng nên yêu cầu
cung cấp đầy đủ cho cây. Ở thời điểm này cây ngô sinh trưởng tốt mặc dù gặp thời
tiết nắng nóng. Thân ngô vươn dài nên chiều cao tăng vọt. Lá cây cũng tăng nhanh về
chiều dài và chiều rộng nên đã có sự che khuất nhau giữa các cá thể. Chính sự che
khuất ấy dẫn đến sự cạnh tranh ánh sáng xảy ra giữa các cá thể, thúc đẩy ngô vươn
cao.
Chiều cao cây giữa các công thức có sự tăng nhanh, dao động từ 136,14 -
149,51 cm. Chiều cao cây đạt cao nhất vẫn là công thức IV với 149,51 cm, tiếp theo
lần lượt là các công thức II (146,55 cm),công thức III là (138,65 cm), thấp nhất vẫn là
công thức đối chứng (chỉ đạt 136,25 cm).
- Giai đoạn nhú cờ
Đây là thời điểm chiều cao cây dần đạt đến chiều cao cực đại, chất dinh dưỡng
của cây được tập trung về nuôi bắp (do bông cờ đã được rút khi vừa nhú ra khỏi lá
cuối cùng). Bộ rễ cây đã phát triển hoàn thiện.
Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây ở thời điểm này chậm hơn so với thời điểm
từ 8 lá đến xoắn ngọn của cây, dao động từ 175,49 - 184,75cm. Chiều cao cây đạt cao
nhất là 184,75 cm ở công thức IV, cao hơn công thức I (công thức đối chứng) là 9,26
cm, cao hơn 2,33 cm so với công thức II, 7,52 cm so với công thức III
- Giai đoạn thu hoạch (bắp cuối cùng)
Thời kỳ này chiều cao cây gần như đã ổn định, thân lá ngô gần như cũng
ngừng phát triển, tuy nhiên do ảnh hưởng của thời tiết nên vào giai đoạn này cây vẫn
tiếp tục sinh trưởng về chiều cao. Tuy vậy, các chất dinh dưỡng được hút từ đất vẫn
tiếp tục được vận chuyển về bắp.
Chiều cao cây giữa các công thức có sự dao động từ 176,43 - 188,79 cm.
Công thức đạt chiều cao cao nhất là công thức IV (đạt 188,79 cm cao hơn 12,363 cm
so với công thức đối chứng I). Tiếp đến là công thức II (bón phân ủ vi lượng) đạt

182,42 cm, cao hơn đối chứng 6,93 cm. Công thức III đạt 177,23 cm, cao hơn đối
chứng không đáng kể
Như vậy việc sử dụng các loại phân hữu cơ khác nhau có ảnh hưởng rõ rệt
đến tăng trưởng chiều cao của cây ngô rau. Trong đó bón phân hữu cơ sinh học sông
Gianh có hiệu quả rõ rệt nhất; tiếp đến là phân ủ + vi lượng Bio Quảng Nam. Thấp
nhất là phân chuồng.
25

×