Tải bản đầy đủ (.doc) (58 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng liều lượng đạm, lân, kali đến sinh trưởng, phát triển và năng suất lạc l14 vụ xuân 2009, tại hợp tác xã kim long, thành phố huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (321.62 KB, 58 trang )

Phần 1
MỞ ĐẦU
Lạc (Arachis hypogaea L.) là cây họ đậu có giá trị kinh tế và dinh
dưỡng cao. Nó có vai trò quan trọng trong cơ cấu cây trồng của hầu hết các
địa phương trong cả nước. Lạc vừa là cây trồng có nhiều lợi ích vừa là cây
thực phẩm giàu đạm và chất béo, có chất lượng tốt, có khả năng sử dụng trực
tiếp làm thực phẩm trong nông nghiệp; vừa là cây có khả năng cải tạo đất do
nó có khả năng cố định nitơ sinh học của vi khuẩn nốt sần cộng sinh trên rễ
lạc.
Quá trình sinh trưởng, phát triển của cây trồng luôn có mối quan hệ
khăng khít với đất và phân bón trong hệ sinh thái thống nhất. Sự mất cân bằng
dinh dưỡng trong đất, ảnh hưởng xấu đến sự sinh trưởng bình thường của cây
trồng. Phân bón có một vị trí quan trọng trong việc nâng cao sức sản xuất của
đất, cung cấp chất dinh dưỡng cho cây sinh trưởng, phát triển, tăng năng suất
và chất lượng nông sản.
Nhận thức rõ ý nghĩa câu nói của Các Mác: "Không có đất xấu, mà chỉ
có con người không biết làm thế nào để sử dụng đất tốt hơn", người dân Việt
Nam đã tìm ra các giải pháp nhằm sử dụng có hiệu quả và nâng cao độ phì
nhiêu tự nhiên và độ phì nhiêu thực tế của đất. Trong quá trình đó, Việt Nam
đã chuyển từ nền nông nghiệp truyền thống "dựa vào đất" sang nền nông
nghiệp thâm canh "dựa vào phân bón".
Đất canh tác nước ta nói chung thường nghèo dinh dưỡng, do khí hậu
nhiệt đới thuận lợi cho khoáng hóa, các chất hữu cơ trong đất phân giải
nhanh. Vì vậy bón phân là để bù lại sự thiếu hụt và đảm bảo cân đối chất dinh
dưỡng cho cây trồng phát triển tốt hơn, đạt năng suất cao hơn. Nếu áp dụng
rộng rãi các biện pháp kỹ thuật tiên tiến sẽ góp phần rất đáng kể trong sản
xuất.
Thừa Thiên Huế với diện tích trồng lạc 4.763 ha (năm 2007), mặc dù trong
những năm qua việc sử dụng phân khoáng của nông dân trong sản xuất nông
nghiệp đã được tăng lên nhiều, nhưng chưa hợp lý nên đã mang lại hiệu quả kinh
tế thấp, nhất là việc coi trọng phân đạm, chưa thấy hết vai trò quan trọng của phân


lân và kali. Mức độ đầu tư còn tùy thuộc vào khả năng kinh tế của từng hộ, tập
1
quán canh tác của từng địa phương. Tình trạng bón phân không cân đối, không
đúng cách, không đúng lúc, với liều lượng không thích hợp dẫn đến năng suất
chưa cao và hiệu quả kinh tế còn thấp đang là vấn đề phổ biến.
Cây trồng hút dinh dưỡng từ đất, nhưng về vấn đề sử dụng phân bón ở
nhiều địa phương vẫn chưa được coi trọng đúng mức. Cho dù có sử dụng những
giống cho năng suất cao nhưng lại coi nhẹ việc cải tạo đất và bón phân không
thích hợp thì cũng không thể phát huy hết tiềm năng năng suất và chất lượng của
giống. Nói cách khác, phân bón là một trong những yếu tố quyết định năng suất
cây trồng. Chính điều đó đã thúc đẩy chúng tôi thực hiện đề tài: "Nghiên cứu
ảnh hưởng liều lượng Đạm, Lân, Kali đến sinh trưởng, phát triển và năng
suất lạc L14 vụ Xuân 2009, tại Hợp tác xã Kim Long, Thành phố Huế".
Với mục đích:
- Xác định được ảnh hưởng của các liều lượng đạm, lân, kali tới sản
xuất của giống lạc L14 trên đất phù sa xã Kim Long, thành phố Huế.
- Góp phần hoàn thiện quy trình bón phân cho lạc trên địa bàn tỉnh Thừa
Thiên Huế nói chung và trên đất phù sa của xã Kim Long nói riêng.
2
Phần 2
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1.Vai trò của cây lạc trong đời sống con người và trong sản xuất nông nghiệp:
2.1.1. Vai trò của cây lạc trong đời sống con người:
Cây lạc (Arachis hypogaea L.) có nguồn gốc xuất xứ từ Nam Mỹ
(Kryapovikas, 1986). Là cây trồng có giá trị nên cây lạc được trồng rất nhiều
nơi trên thế giới. Hiện nay, có hơn 100 quốc gia và vùng lãnh thổ có trồng lạc
với diện tích khoảng 23 triệu ha, vùng phân bố từ 40 vĩ độ Bắc đến 40 vĩ độ
Nam. Lạc là cây trồng có giá trị kinh tế về nhiều mặt bởi nó là một cây họ đậu
ngắn ngày có năng suất cao, các chất dinh dưỡng trong hạt khá đầy đủ và có
hàm lượng cao.

Sản phẩm chính của cây lạc là hạt lạc, hạt lạc có nhiều chất dinh
dưỡng: dầu 40,2 – 60,7%; protein 20,0 – 37,2%; gluxit; vitamin; các nguyên
tố khoáng (đa lượng, trung lượng, vi lượng, siêu vi lượng ). Chính vì vậy
mà hạt lạc cung cấp chất béo và bổ sung protein cho con người. Hàm lượng
các chất dinh dưỡng của một số các loại hạt được thể hiện ở bảng 2.1:
Bảng 2.1: Thành phần dinh dưỡng của hạt một số loại cây có dầu.
Đơn vị: %
Hạt Dầu Protein Gluxit Khoáng
Lạc 40,0 – 60,7 20,0 – 37,2 6,0 – 22,0 1,8 – 4,6
Vừng 46,2 – 61,0 17,6 – 27,0 6,7 – 19,6 3,7 – 7,0
Đậu Tương 10,0 – 28,0 35,0 – 52,0 28,0 4,6 – 6,0
Hướng Dương 40,0 – 67,0 21,0 – 60,0 2,0 – 6,5 3,2 – 5,4
Nguồn: http/:en wikipedia.org/wiki/peanut[22].
Qua bảng trên chúng ta có thể thấy rõ ưu thế của hạt lạc trong vai trò
cung cấp thực phẩm với sự cân đối dầu, protein, gluxit và khoáng.
Theo tài liệu của Ưng Định – Đặng Phú, thành phần các chất dinh
dưỡng của hạt lạc như sau:[5]
3
Bảng 2.2: Thành phần dinh dưỡng của hạt lạc.
Thứ tự Thành phần Tổng số (%)
1
Acid béo:
40 – 57
Trong đó: - Acid oleic
43 – 45
- Acid linoleic
20 – 37
- Acid panmitic
14 – 20
2

Protein:
25 – 34
Trong đó: - Arachin
60 – 65
- Conarachin
30 – 35
3
Các Vitamin:
Trong đó: - Thiamin (B
1
)
0,44
- Acid nicotinic (PP)
0,16
- Riboflavin (B
2
)
0,12
- Caroten
0,02
- Dầu lạc: là hỗn hợp Triglyxerit bao gồm khoảng 80% acid béo không
no và 20% acid béo no, được sử dụng làm thức ăn cho người một cách thông
dụng bởi nó dễ hấp thụ, dễ tiêu hóa hơn so với các loại mỡ động vật. Acid béo
no có tới 15 loại khác nhau. Acid béo không no có hai loại acid đặc trưng là
acid oleic (43 – 45%), acid linoleic (20 – 37%) là thành phần chính của
vitamin F mà cơ thể con người không tự tổng hợp được. Trong công nghệ dầu
lạc dùng để chạy máy, làm xà phòng, trong y tế dùng để pha chế thuốc.
- Protein lạc chỉ đứng sau protein đậu tương về chất lượng. Trong
protein lạc có chứa tới 13 loại acid amin quan trọng và cần thiết cho hoạt
động sống của con người và động vật. Trong đó có đủ 8 acid amin không thay

thế. Tuy có 4 loại có số lượng thấp hơn tiêu chuẩn của FAO, nhưng có nhiều
biện pháp để khắc phục nhược điểm này như bổ sung acid amin hoặc hỗn hợp
với một số protein khác như dùng phối hợp với đậu tương
- Vitamin: lạc là loại thức ăn giàu vitamin nhóm B (trừ B
12
).
4
Lạc có mùi thơm đặc biệt, có vị ngọt điển hình được tạo nên bởi các
hợp chất như đường và một số chất hữu cơ bay hơi. Từ lạc có thể chế biến
thành nhiều loại thức ăn như: lạc rang, lạc luộc, lạc muối, bơ lạc (là một loại
sản phẩm đặc biệt được sử dụng nhiều ở nước Mỹ), bột lạc (là một loại thức
ăn nhiều đạm, là sản phẩm của lạc nghiền nhỏ đã được khử dầu), kẹo lạc, lạc
bọc socola, sữa lạc (là một loại sản phẩm nghiền nhỏ của lạc và nước sau đó
tách chất béo, tinh bột và các chất khác bằng máy ly tâm), format lạc (là một
loại được chế biến từ sữa lạc có nhiều protein. Hiện nay lạc là cây trồng dùng
làm nguồn thay thế và bổ sung đạm, dầu để nâng cao mức sống và sức khỏe
cho con người)
- Khô dầu lạc có hàm lượng protein cao nhất 45 – 50% nếu bảo quản
tốt thì đây là một loại thức ăn bổ sung rất có giá trị trong chăn nuôi.
- Thân, lá xanh của lạc cũng có giá trị dinh dưỡng tương đương các loại
cỏ chăn nuôi, có thể sử dụng chăn nuôi trâu bò và các loại gia súc khác.
- Cám vỏ lạc chiếm khoảng 25 – 30% khối lượng quả, được nghiền ra
từ vỏ quả dùng để chăn nuôi lợn, gà, vịt đều rất tốt vì nó có thành phần dinh
dưỡng tương đương cám gạo.
Như vậy người ta có thể sử dụng khô dầu lạc, thân, lá lạc xanh và cám vỏ lạc
để làm thức ăn gia súc góp phần quan trọng trong phát triển ngành chăn nuôi.
2.1.2. Vai trò của cây lạc trong nền kinh tế quốc dân:
Lạc là cây họ đậu được canh tác khắp vùng nhiệt đới. Khoảng 87% sản
lượng lạc sử dụng trên thế giới được sử dụng bởi chính các nước sản xuất lạc,
chỉ có khoảng 13% sản lượng được trao đổi trên thị trường thế giới dưới dạng

đậu nhân, dầu thô hoặc qua tinh chế và bánh dầu lạc.[14]
Ở Việt Nam, những năm cuối thế kỷ 20, lạc là một trong số các mặt
hàng nông sản xuất khẩu quan trọng, đạt kim nghạch xuất khẩu hàng năm là
100 triệu USD. Lạc sản xuất hàng năm ở nước ta phần lớn dành cho xuất
khẩu. Những năm đó thị trường xuất khẩu lạc chính của Việt Nam là Singapo,
Pháp, Cộng Hòa Liên Bang Đức, Nhật, Indonexia, Đài Loan, Hồng Kông.
Đến năm 1999 do chất lượng lạc nhân chúng ta không cao nên một số nước
như: Hồng Kông, Đài Loan đã chuyển sang mua lạc của Trung Quốc. Những
năm 2000 – 2002 chúng ta phần nào khắc phục được tình hình và cùng với
5
nhu cầu lạc nhân trên thị trường thế giới tăng cao nên năm 2002 nước ta xuất
khẩu được trên 100.000 tấn mang lại giá trị xuất khẩu rất lớn. Nhưng sau đó
chất lượng lạc nước ta lại bị giảm sút trong khi thị trường thế giới bấp bênh
nên xuất khẩu lạc nhân từ năm 2002 đến nay giảm mạnh. Năm 2006, lượng
lạc nhân xuất khẩu đã giảm tới 7 lần so với lượng lạc nhân xuất khẩu của năm
2002. Kết quả được thể hiện ở biểu đồ :
Đồ thị: Lượng lạc nhân xuất khẩu từ năm 2002 – 2006.
Đơn vị: tấn
(Nguồn: Thống kê của tổng cục hải quan, 2006)
Mặc dù thị trường lạc nhân thế giới bấp bênh nhưng xuất khẩu lạc nhân
là một ngành hàng nông sản khá tiềm năng do nhu cầu của thị trường thế giới
lớn. Hiện nay, trên thị trường thế giới mỗi năm có khoảng 1,2 triệu tấn lạc
nhân được giao dịch và khoảng 250.000 tấn dầu lạc. EU hiện là thị trường
nhập khẩu lạc lớn nhất thế giới, chiếm hơn 60% tổng lượng nhập khẩu của
toàn cầu, với khoảng 460.000 tấn mỗi năm, tiếp đến là Nhật Bản với khoảng
130.000 tấn, Canada khoảng 120.000 tấn, Hàn Quốc khoảng 30.000 tấn,
Trong khi đó, Việt Nam hoàn toàn có thể đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng này
nếu các doanh nghiệp chú trọng hơn nữa đến chất lượng sản phẩm, đảm bảo
uy tín trên thị trường quốc tế.
Xuất khẩu lạc nhân của Việt Nam hiện nay vẫn đang đứng thứ 5 trong

10 nước xuất khẩu lạc lớn nhất thế giới, đóng góp 15,11% cho nguồn hàng
nông sản xuất khẩu. Tuy nhiên chất lượng các mặt hàng xuất khẩu lạc vẫn
chưa cao và không ổn định nên vẫn chưa thật sự đáp ứng thỏa mãn nhu cầu
6
108000
0
20000
40000
60000
80000
100000
120000
2002 2003 2004 2005 2006
nhập khẩu của một số nước. Vì vậy cần nâng cao giá trị chất lượng nông sản
phẩm để đạt được kim ngạch cao và mở rộng thị trường xuất khẩu. Mặt khác,
cần đa dạng mặt hàng xuất khẩu, ngoài lạc nhân chúng ta nên xuất khẩu dầu
lạc, bánh kẹo lạc, bơ lạc,
2.1.3. Vai trò của cây lạc trong việc cải tạo đất:
Lạc là một loại cây họ đậu, có nhu cầu đối với các chất dinh dưỡng không
thuộc loại cao lắm. Mà lạc còn có ý nghĩa to lớn đối với việc cải tạo đất. Do nó có
khả năng cố định nitơ đó là một quá trình chuyển hóa nitơ phân tử trong không
khí thành đạm cung cấp cho cây và đất trồng thông qua hoạt động sống của vi
khuẩn nốt sần (Rhyzobium) cộng sinh trên rễ của lạc. Theo tổ chức FAO ước tính
thì khả năng cố định nitơ của vi khuẩn nốt sần và cây lạc cùng một số cây họ đậu
khác trên đồng ruộng được thể hiện ở bảng 2.3.[2].
Bảng 2.3: Khả năng cố định nitơ của cây lạc và một số cây họ đậu chính.
Cây
Lượng đạm cố định
(kgN/ha/năm)
Lạc 72 – 124

Đậu Tương 60 – 168
Đậu Hà Lan 52 – 77
(Nguồn FAO 1984)
Trong thân lá lạc có một lượng các chất khoáng N, P, K không thua
kém gì phân chuồng vì thế nó là một nguồn bổ sung phân bón hữu cơ rất quan
trọng trong trồng trọt. Sau khi thu hoạch xong, lấy thân lá lạc vùi vào trong
đất vừa vệ sinh đồng ruộng, vừa cung cấp một lượng phân hữu cơ tại chỗ, thể
hiện qua bảng 2.4.
Bảng 2.4: Tỷ lệ một số chất dinh dưỡng trong thân lá lạc và phân chuồng.
Đơn vị tính: %
Chỉ tiêu Thân lá lạc Phân chuồng
Nước 4 – 7 3 – 5
N 0,78 – 1,33 0,35
P
2
O
5
0,19 – 0,38 0,15
K
2
O 0,08 0,5
(Nguồn: Nguyễn Thị Đào, 2002[4])
7
So sánh với phân chuồng tính theo chất khô thì tỷ lệ lân và kali trong
thân lá lạc xấp xỉ gấp 2 lần so với phân chuồng.
2.2. Cơ sở khoa học của đề tài:
2.2.1. Mối quan hệ đất - cây trồng - phân bón:
Quan hệ giữa đất, phân bón, cây trồng là mối quan hệ qua lại và được
Prianhisnhicop, 1952 [22] thể hiện qua sơ đồ sau:
Cây trồng

Đất Phân bón
* Cây trồng:
Thực vật nói chung và cây trồng nói riêng, chúng là nguồn cung cấp
chất hữu cơ chủ yếu cho đất. Khoảnh 4/5 chất hữu cơ trong đất có nguồn gốc
từ thực vật. Trong hoạt động sống của mình cây trồng hút nước và khoáng
chất trong đất, đồng thời quang hợp tạo thành chất hữu cơ trong cơ thể. Sau
khi chết, xác của chúng rơi xuống đất trả lại những gì chúng lấy từ đất và bổ
sung nitơ, cacbon tạo thành chất hữu cơ trong đất, làm tăng độ phì cho đất.
Chu kỳ đất – cây – đất cứ liên tục diễn ra trong tự nhiên làm cho độ phì trong
đất tăng dần lên.
Phân bón cung cấp dinh dưỡng khoáng cho cây trồng sinh trưởng và
phát triển tốt, mang lại năng suất cây trồng cao. Mặt khác, phân bón còn làm
tăng độ mùn, độ màu mỡ cho đất.
* Đất:
Cùng với khí hậu thời tiết, đất trồng tạo nên môi trường sống của cây
trồng. Đất trồng có vai trò quan trọng đối với sự sinh trưởng, phát triển và
năng suất cây trồng. Đất giữ cây đứng vững trong không gian, đất cung cấp
cho cây các điều kiện sống như: nước, dinh dưỡng và không khí. Yếu tố quyết
định tới cây trồng là độ phì của đất. Căn cứ vào độ phì của đất người ta chia
đất thành đất tốt, đất xấu và phân hạng đất theo độ phì của đất.
Đất có các quá trình hình thành, có những tính chất vật lý, hoá học và
sinh học nhất định. Chính những quá trình này quyết định tới độ phì nhiêu của
đất, đến sự sinh trưởng, phát triển, năng suất và phẩm chất của cây trồng. Đặc
8
điểm này của đất còn ảnh hưởng đến thành phần cây trồng, hệ thống canh tác
và hệ thống các biện pháp kỹ thuật được áp dụng trên đó nhằm mang lại lợi
ích trồng trọt cao nhất.
* Phân bón:
Phân bón là những chất cung cấp dinh dưỡng cho cây và bổ sung độ
màu mỡ cho đất. Chúng là phương tiện tốt nhất để làm tăng sản lượng và cải

thiện chất lượng thực phẩm của cây trồng.
Phân bón cung cấp và cải thiện độ phì nhiêu, độ màu mỡ cho đất. Cải tạo
đất xấu sử dụng trong trồng trọt, bổ sung chất dinh dưỡng tự nhiên trong đất.
Nguồn phân bón có thể do con người cung cấp cũng có thể là do động, thực
vật trả lại cho đất hàng năm.
Tóm lại: Cây trồng, đất và phân là các yếu tố không thể tách rời nhau
được trong sản xuất nông nghiệp. Ba yếu tố này có mối quan hệ mật thiết với
nhau tạo nên năng suất, phẩm chất cho cây trồng. Ngoài ra chúng còn có mối
quan hệ bổ sung qua lại cho nhau: cây trồng sau khi chết để lại trong đất một
lượng phân hữu cơ rất lớn, là nơi cư trú cho nhiều loại vi sinh vật sinh sống,
có tác dụng che phủ đất, ngăn ngừa xói mòn rửa trôi. Đất cung cấp nước, dinh
dưỡng cho cây trồng, giúp cho cây đứng vững được trong không gian, cùng
với phân tạo ra năng suất và phẩm chất cho cây trồng; độ mùn trong đất hàng
năm được cây, phân bón trả lại bổ sung thêm. Phân bón làm tăng năng suất
cho cây trồng, giúp cây trồng chống chịu được với nhiều bệnh hại, với điều
kiện khắc nghiệt của thiên nhiên, làm tăng hoạt động của các loại vi sinh vật.
Ngoài ra phân còn tham gia vào cấu tạo thành phần cấu trúc của đất, tham gia
vào các phản ứng sinh hoá trong đất.
2.2.2. Khái niệm về bón phân cân đối và hợp lý:
"Bón phân cân đối được hiểu là cung cấp cho cây trồng đúng các chất
dinh dưỡng thiết yếu, đủ liều lượng, tỷ lệ thích hợp, thời gian bón hợp lý cho
từng đối tượng cây trồng, đất, mùa vụ cụ thể, đảm bảo năng suất cao, chất
lượng nông sản tốt và an toàn môi trường sinh thái".
Bón phân cân đối không có nghĩa là phải cung cấp cho cây trồng các
nguyên tố dinh dưỡng bằng nhau về khối lượng. Cây trồng thường có yêu cầu
về khoáng chất ở một liều lượng và tỷ lệ các chất nhất định. Thiếu đi một chất
9
dinh dưỡng theo yêu cầu, cây trồng sẽ sinh trưởng và phát triển kém, ngay cả
khi cây được cung cấp một chất dinh dưỡng ở mức thừa thãi. Các dưỡng chất
không chỉ tác dụng trực tiếp lên cây mà còn có ảnh hưởng qua lại trong việc

phát huy hoặc hạn chế tác dụng với nhau. Tỷ lệ cân đối về dưỡng chất theo
yêu cầu của từng cây trồng có khác nhau và thay đổi theo lượng phân bón sử
dụng, tỷ lệ này cũng khác nhau so với loại đất trồng. Dựa vào đặc tính đó mà
chúng không thể áp dụng một công thức phân bón cho nhiều cây trồng khác
nhau và cho một loại cây trồng trên hai chân đất khác nhau [18].
Mỗi một loại cây trồng thì khi nồng độ một chất dinh dưỡng trong mô
cây hạ dưới mức tối thiểu sinh lý cần thiết, các triệu chứng thiếu dinh dưỡng
bắt đầu xuất hiện trong các bộ phận đặc trưng của cây. Đây là những chỉ thị
rất hữu ích giúp tìm ra biện pháp khắc phục nhanh chóng, từ đó sẽ không làm
giảm năng suất cây trồng và nâng cao hiệu quả kinh tế.
Tóm lại, để có cơ sở cho việc bón phân cân đối cần thiết phải biết được
khả năng cung cấp chất dinh dưỡng của mỗi loại đất, nhu cầu dinh dưỡng của
mỗi loại cây trồng và sự phụ thuộc của mỗi yếu tố vào từng điều kiện thời tiết
cũng như chế độ canh tác cụ thể. Cuối cùng, bón phân cân đối đáp ứng được
tối thiều 3 yêu cầu: “bón đúng về các yếu tố dinh dưỡng cây trồng cần, bón
đủ về lượng và bón phù hợp về tỷ lệ các nguyên tố”.
2.2.3. Sự cần thiết phải bón phân cân đối và hợp lý cho cây trồng:
Về nguyên tắc, muốn đảm bảo một hệ sinh thái bền vững thì cây trồng hút
đi bao nhiêu, loại gì đều phải hoàn trả cho đất chừng ấy các chất dinh dưỡng.
Nhưng ở nước Việt Nam nói riêng và trên thế giới nói chung thì trong nhiều
năm cây trồng đã lấy đi một lượng dinh dưỡng đáng kể mà không trả lại cho
đất do thâm canh, tăng vụ và việc sử dụng phân bón không cân đối.
Chúng ta đều biết rằng, ban đầu trên tất cả các loại đất phân đạm là
nguyên tố dinh dưỡng thiếu nhiều nhất nên sử dụng phân đạm đã làm tăng
năng suất rất lớn. Tuy nhiên, phân đạm lại không phải là yếu tố có thể tạo lập
độ phì nhiêu cho đất, nên sử dụng không cân đối đạm với các nguyên tố khác
sẽ là nguyên nhân quan trọng nhất trong việc làm suy thoái đất. Ở Việt Nam,
trên đất phèn, nếu không bón lân, cây trồng chỉ hút được 40 – 50 kgN, song
bón lân đã làm cây trồng hút được 120 – 130 kgN/ha. Tương tự, trên đất bạc
10

màu, không bón kali, cây trồng chỉ hút được 80 – 90 kgN trong khi đó bón
kali làm cây trồng hút được tới 120 – 150 kgN/ha [18].
Bón phân cũng cần tính đến nhu cầu dinh dưỡng của từng loại cây
trồng, thậm chí của từng giống cụ thể, trong các vụ gieo trồng cụ thể. Các cây
trồng khác nhau có nhu cầu về từng nguyên tố dinh dưỡng khác nhau, do vậy
lượng dinh dưỡng chúng lấy đi từ đất và phân bón cũng khác nhau.
Vì vậy trong việc bố trí cơ cấu cây trồng, vấn đề quan trọng là phải cân
đối dinh dưỡng cho cả cơ cấu, có tính đến đặc điểm của từng cây trồng vụ
trước. Hiện nay, trong thực tiễn sản xuất nông nghiệp của Việt Nam, sau khi
yếu tố hạn chế năng suất chính là đạm đã được giải quyết, thì lân nổi lên là
yếu tố hạn chế năng suất trong suốt gần ba thế kỷ và hiện tại vẫn đang còn là
yếu tố hạn chế trên rất nhiều loại đất. Riêng kali, tuy mới được coi là yếu tố
hạn chế năng suất trên một số loại đất, một vài loại cây trồng, song do lượng
hút kali ngày càng lớn và với tốc độ ngày càng cao, thậm chí cao hơn đạm thì
kali cũng sẽ sớm trở thành yếu tố hạn chế năng suất cây trồng ở Việt Nam.
Như vậy, nói đến bón phân cân đối cho cây trồng là nói đến mối quan hệ đạm
– lân – kali và nhất là mối quan hệ giữa đạm – kali.
Gần đây, ở nhiều quốc gia nhất là các nước phát triển, các nhà xã hội
học và các nhà môi trường đang kêu gọi áp dụng rộng rãi nông nghiệp hữu cơ
vì họ coi đây là giải pháp cân đối dinh dưỡng tối ưu, vừa đảm bảo tăng năng
suất cây trồng vừa an toàn môi trường sinh thái.
Tuy nhiên, thực tế cũng chứng minh, phân hữu cơ chỉ có thể là một loại
phân bón bổ sung nhằm cân đối dinh dưỡng và cải thiện tính chất đất chứ
không thể là phân bón thay thế cho phân vô cơ. Do vậy, để đảm bảo cho một
nền nông nghiệp bền vững, phải tăng cường sử dụng phân bón, kết hợp hài
hòa giữa phân vô cơ và phân hữu cơ, trong đó các loại phân được sử dụng
lượng thiếu hụt do cây trồng lấy đi từ đất.
2.2.4. Vai trò của đạm, lân, kali đối với lạc:
2.2.4.1. Tác dụng của đạm đối với cây lạc:
Đạm là yếu tố dinh dưỡng hàng đầu đối với cơ thể sống vì nó là thành

phần cơ bản của protein, chất cơ bản biều hiện sự sống. Đạm nằm trong nhiều
hợp chất cơ bản cần thiết cho sự phát triển của cây như: diệp lục, các chất
11
men, các bazơ có nitơ, thành phần cơ bản của acid nucleic, trong các ADN
ARN của nhân tế bào, nơi cư trú của các thông tin di truyền đóng vai trò quan
trọng trong việc tổng hợp protein. Do vậy, đạm là yếu tố cơ bản của đồng hóa
cacbon, kích thích sự phát triển của bộ rễ và việc hút các yếu tố dinh dưỡng
khác [8].
Cây lạc chứa nhiều đạm trong lá và hạt, thiếu đạm cây cằn cỗi, mảnh
dẻ, mềm yếu và có dáng cao do sự sinh trưởng bị đình trệ khá sớm và do các
lá non phát triển không đầy đủ và không đẫy, nảy nở rất chậm, các lá già đã
mọc bình thường rồi cuống cũng dài ra hơn bình thường, màu lá ban đầu thì
sáng sau đó chuyển sang màu xanh nhạt và cuống lá sau cũng chuyển màu, lá
sẽ ngả sang màu vàng [10]. Thiếu đạm nặng thì gốc vàng rụng, sự hình thành
quả bị hạn chế và cây có thể chết sau 2 tháng trồng. Nhu cầu đạm của cây lạc
có sự khác nhau trong từng giai đoạn sinh trưởng, phát triển của nó. Cây lạc
non cần đạm để sinh trưởng tốt, phân cành sớm, khi ra hoa đầu tiên lạc cần
đến 70% tổng lượng đạm. Đạm bên ngoài trở nên rất cần thiết cho cây lạc
trong giai đoạn trước khi nở hoa do tính ký sinh của vi khuẩn nốt sần
(Rhyzobium) cộng sinh trên rễ cây lạc. Vì vậy, bón đạm cho lạc ở thời kỳ đầu
là rất cần thiết để xúc tiến sự hình thành nốt sần và phân hóa mầm hoa. Tuy
nhiên nếu đạm quá nhiều thì ức chế sự hình thành nốt sần và hoạt động của vi
khuẩn dẫn đến cây bị vống lốp đổ, số cành hữu hiệu giảm [1].
Đạm có vai trò làm tăng sinh trưởng và phát triển của mô sống, quyết
định phẩm chất nông sản. Mặc dù có nhu cầu đạm cao nhưng trong thực tế
đạm bón cho lạc bao giờ cũng thấp hơn lân và kali. Bón nhiều đạm cho lạc sẽ
làm thời gian sinh trưởng bị kéo dài, ngăn cản sự hình thành nốt sần ở rễ và
khả năng cố định nitơ của vi khuẩn nốt sần do sản phẩm của quang hợp
chuyển hóa thành protein, làm giảm việc cung cấp hydratcacbon cho các vi
sinh vật này và sinh khối phát triển mạnh [11].

2.2.4.2. Tác dụng của lân đối với cây lạc:
Lân là yếu tố quan trọng đối với cây trồng. Trong cây trồng tỷ lệ lân
biến động trong phạm vi từ 0,08 – 1,4% so với chất khô. Trong cây, lân chủ
yếu nằm dưới dạng hữu cơ, chỉ có một phần nhỏ nằm dưới dạng vô cơ. Lân
vô cơ đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành hệ thống đệm trong tế bào
12
và là nguồn dự trữ cần thiết cho việc tổng hợp lân hữu cơ. Lân hữu cơ rất đa
dạng, đóng vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi chất, hút chất dinh
dưỡng và vận chuyển các chất đó trong cây. Nó có nhiều tác dụng như phân
chia tế bào, tạo thành chất béo và protein; thúc đẩy việc ra hoa, hình thành
quả và quyết định phẩm chất hạt giống; hạn chế tác hại của việc bón thừa
đạm, thúc đẩy việc ra rễ đặc biệt là rễ bên và lông hút
Cũng như đạm, trong hạt và trong các cơ quan non đang phát triển tỷ lệ
lân cao. Lân có thể được vận chuyển từ các lá già về cơ quan non, cơ quan
đang phát triển để tổng hơp chất hữu cơ mới nên hiện tượng thiếu lân biểu
hiện ở lá già trước [17].
Đối với cây lạc, lân có vai trò rất quan trọng. Nó có tác dụng lớn đối
với sự phát triển của nốt sần, sự ra hoa và hình thành quả. Trong cây, lân tồn
tại dưới dạng photpholipit và nucleoprotein, trong lá lân tồn tại dưới dạng
acid photphoric tham gia tổng hợp các hợp chất chứa nitơ. Cây lạc đủ lân sẽ
phát triển cân đối về rễ, thân lá, hoa ra tập trung, tỷ lệ hoa hữu hiệu cao. Thiếu
lân cây sinh trưởng kém, lá chuyển sang màu tối đến màu tím (do tích lũy
antoxian). Cây lạc có nhu cầu lân nhiều nhất ở thời kỳ tới sau hình thành quả.
Theo dõi hàm lượng lân trong cây lạc cho ta thấy hàm lượng lân cao nhất ở
thời kỳ ra hoa, sau đó giảm đi ở thời kỳ hình thành quả. Thời kỳ cây con hàm
lượng lân không cao nhưng lân rất cần thiết để vi sinh vật nốt sần phát triển,
do vậy phải bón lân sớm [15].
2.2.4.3. Tác dụng của kali đối với cây lạc:
Kali là nguyên tố đa lượng rất cần thiết đối với cây trồng. Phần lớn kali
trong cây ở trong dịch bào, ngoài ra kali được keo hấp phụ và 1% kali được ty

thể trong chất nguyên sinh giữ chặt ở dạng không trao đổi chất mạnh mẽ và
phân chia tế bào rồi đến trong phấn hoa. Mặc dầu, kali không tham gia vào
thành phần của các enzim nhưng có tác dụng hoạt hóa nhiều enzim. Kali làm
tăng độ ngậm nước của keo nguyên sinh chất nhờ tăng khả năng giữ nước của
cây. Khi thiếu kali, giai đoạn kết thúc của sự sinh tổng hợp protein bị chậm lại
và sự phân giải các phân tử protein lại xúc tiến mạnh mẽ hơn, sự hình thành
các liên kết cao năng bị chậm lại và hàm lượng photpho trong các nucleotit bị
giảm, nhưng trong cây lại tích lũy photpho ở dạng vô cơ. Kali có nhiều tác
13
dụng trong cây, nhưng có nhiều mặt còn chưa thấy rõ. Kali tham gia vào việc
tạo thành protein theo một cơ chế còn chưa rõ, nhưng điều đó chứng minh
rằng cần phải cung cấp đủ kali thì bón phân đạm mới có hiệu quả. Dơmôlông
đã nhấn manh: “Có một sự liên hệ chắt chẽ giữa hai yếu tố N và K, hai yếu tố
này đều phải tăng nếu người ta muốn cho cây trồng sử dụng tốt đạm và kali”.
Trước đây, người ta quan niệm thiếu kali không ảnh hưởng tới trao đổi
lân, nhưng gần đây theo tài liệu L.A Zucra và P.F. Goluleva (1963) thì thiếu
kali đã làm hạn chế quá trình tạo thành các liên kết cao năng trong các
nucleotit và tiếp theo sự hình thành các hợp chất hữu cơ khác bị giảm sút.
Đối với cây lạc, nhân dân ta thường nói: “Không lân, không vôi thì thôi
trông đậu”. Thực tiễn lại chứng minh kali quan trọng hơn vôi đối với các loại
cây đậu đỗ [16].
Kali có tác dụng đẩy mạnh việc tạo thành hydratcacbon và làm cho
thân lá cứng cáp, đồng thời cũng có liên quan mật thiết với việc tạo thành
protein. Khi bón đủ kali cây sẽ hút tương đối nhiều đạm, vì thế hạt lạc hình
thành nhiều protein hơn. Kali không chỉ có thể làm cho thân lá phát triển khỏe
mà còn có thể làm cho lạc tăng khối lượng của hạt, giảm tỷ lệ quả lép.
Cùng với lân, kali cũng có khả năng làm tăng số lượng và khối lượng
nốt sần ở rễ. Kali đảm nhận vận chuyển các hydratcacbon vào rễ đậu đỗ, nơi
hình thành và phát triển nốt sần. Điều đáng chú ý là, cây đâu đỗ hút lân dễ
hơn các loại cây khác, nhưng lại hút kali kém hơn, chính vì vậy bón kali cho

cây lạc là một điều rất cần thiết. Tuy nhiên các yếu tố dinh dưỡng trong đất lại
có tác dụng qua lại một cách mạnh mẽ. Vì vậy bón phân tất yếu phải nói đến
sự tương hỗ giữa các yếu tố chủ yếu cần thiết đối với cây trồng. Đó là cơ sở
khoa học cho sự phối hợp cân đối giữa các loại phân bón trong sản xuất [9].
2.2.5. Xu hướng sử dụng phân bón cho cây trồng hiện nay:
Năng suất cây trồng phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, trong đó bón phân
có vai trò đặc biệt quan trọng. Các nhà khoa học đã tổng kết rằng phân bón
đóng góp trên 50% việc tăng năng suất cây trồng (FAO – ROME 1984).
Trong những năm sắp tới, phân bón vẫn là một nhân tố rất quan trọng trong
việc tăng năng suất và sản lượng cây trồng để đảm bảo an ninh lương thực,
thực phẩm cho con người và nguyên liệu sản xuất công nghiệp.
14
Tình hình sản xuất phân bón hóa học trên thế giới đã có bước phát triển
cả về số lượng và chất lượng. Nếu như trước đây các sản phẩm hàm lượng
dinh dưỡng thấp là chủ yếu thì ngày nay phân bón hàm lượng dinh dưỡng cao
cùng với thành phần đa yếu tố ngày càng chiếm tỷ trọng lớn. Số liệu năm
1994 ở bảng 2.5 cho thấy phân NPK và phân hai thành phần đã chiếm 38%
tổng sản lượng phân bón thương phẩm thế giới.
Bảng 2.5: Tỷ trọng các sản phẩm phân bón hóa học
Loại phân Sản lượng
(triệu tấn)
Tỷ trọng
(%)
Phân đơn 178 54
Phân NPK – trộn thô 50 15
Phân NPK – hạt 46 14
Phân hai thành phần 31 9
Phân lỏng 25 8
(Nguồn: International Fertilizer Development Center năm 1994)
Trong các loại cây trồng, nhóm cây lương thực có một vị trí quan trọng,

chiếm diện tích và sản lượng cao. Phân bón tiêu thụ cho nhóm cây này cũng
chiếm tỷ trọng lớn nhất, đạt tới 55% tổng sản lượng phân bón hóa học tiêu thụ
trên thế giới thể hiện ở bảng 2.6. Trong tương lai, khi mà diện tích và năng
suất cây lương thực cho con người tăng lên, thì phân bón cho cây này cũng sẽ
có sự tăng trưởng mạnh. Bên cạnh cây lương thực, các cây có dầu chiếm tỷ lệ
tiêu thụ phân bón 12% xếp thứ hai và cũng sẽ có sự tăng trưởng mạnh.
Bảng 2.6: Tỷ lệ phân bón sử dụng ở các nhóm cây
Nhóm cây
Tỷ lệ tiêu thụ
(%)
Cây lương thực 55
Cây có dầu 12
Đồng cỏ 11
Cây công nghiệp 11
Cây có củ 6
Cây ăn quả và rau 5
(Nguồn: International Fertilizer Industry Association may, 1999)
15
Như vậy, tăng nhanh sử dụng phân hóa học là con đường tất yếu phải đi của
nông nghiệp nước ta và các nước đang phát triển [15]. Trong những năm qua, việc sử
dụng phân bón ở nước ta đã có những tiến triển rõ nét, góp phần đáng kể vào việc nâng
cao năng suất cây trồng và tăng nhanh giá trị sản lượng ngành nông nghiệp.
Tỷ lệ phân bón sử dụng quy định ra dinh dưỡng nguyên chất ở nước ta
cho thấy trong những năm gần đây việc sử dụng phân bón đã ngày càng hợp
lý. Điều này thể hiện bằng tỷ lệ bón kali và lân ngày càng cao hơn. Năm 1991
tỷ lệ sử dụng là N:P
2
O
5
:K

2
O là 1:0,188:0,018 thì năm 2000 là 1:0,386:0,222.
Bảng 2.7: Lượng tiêu thu và tỷ lệ sử dụng NPK ở Việt Nam [12].
Năm
Lượng tiêu thụ
(1000 tấn)
Tỷ lệ sử dụng
N P
2
O
5
K
2
O Tổng N P
2
O
5
K
2
O
1991 717,17 134,76 13,00 864,93 1 0,188 0,018
1992 466,34 173,78 40,96 781,08 1 0,307 0,072
1993 558,71 139,14 17,00 714,85 1 0,249 0,030
1994 727,40 239,40 68,00
1034,8
0
1 0,329 0,093
1995 744,14 319,44 87,80 1141,38 1 0,429 0,118
1996 923,36 402,64 138,00
1464,0

0
1 0,436 0,149
1997 861,92 325,08 149,00
1336,0
0
1 0,377 0,173
1998
1042,6
0
347,31 239,28 1629,00 1 0,333 0,229
1999 852,00 371,35 194,00 1363,40 1 0,372 0,228
2000 946,00 365,50 210,00 1521,50 1 0,386 0,222
Hiện nay, việc sử dụng phân bón còn rất nhiều bất cập, sử dụng phân
bón qua nhiều địa phương không hợp lý đã làm giảm độ phì nhiêu tiềm tàng
cũng như độ phì nhiêu tự nhiên của đất làm cho đất bị chai và thoái hóa
nghiêm trọng, ngoài ra còn gây ô nhiễm môi sinh, môi trường. Xu hướng sản
xuất hiện này là phải sử dụng phân bón cân đối và hợp lý. Sử dụng nhiều
16
phân vi sinh vừa cung cấp các chất dinh dưỡng thiết yếu cho cây trồng vừa để
cải tạo đất, tăng hàm lượng mùn và đồng thời đem lại hiệu quả kinh tế cao.
2.3. Tình hình sản xuất lạc trên thế giới và ở Việt Nam:
2.3.1. Tình hình sản xuất lạc trên thế giới:
Lạc là cây công nghiệp, cây lấy dầu, cây thực phẩm quan trọng của các
nước nhiệt đới và á nhiệt đới. Trung tâm khởi nguyên cây lạc là Nam Bolivia
và Bắc Achentina (ICRISAT, 2003). Lạc hiện đang được trồng ở 10 quốc gia
từ 40 vĩ độ Bắc đến 40 vĩ độ Nam với diện tích khoảng 26,37 triệu ha với
tổng sản lượng 36,05 triệu tấn (FAOSTAT,2005). Tình hình sản xuất lạc trên
thế giới và một số nước được trình bày ở bảng 2.7.
Cây lạc được trồng chủ yếu tập trung ở Châu Á, Châu Phi, Châu Mỹ.
Trong đó, Châu Á có diện tích trồng lạc lớn nhất chiếm 63,4% diện tích và

71,7% sản lượng. Ở Châu Phi chiếm 31,3% diện tích và 18,6% sản lượng,
Bắc Trung Mỹ và các nước còn lại chiếm 3,7% diện tích và 7,5% sản lượng.
Hiện nay, tính đến hết niên vụ 2007 diện tích lạc trên thế giới có khoảng
23,38 triệu ha. Trong đó quốc gia có diện tích lớn nhất là Ấn Độ 6,70 triệu ha,
tiếp theo là Trung Quốc 4,69 triệu ha, Nigieria 2,23 triệu ha, Xu đăng 0,92
triệu ha, Indonesia 0.70 triệu ha
Bảng 2.8: Diện tích, năng suất và sản lượng lạc của một số nước.
Nước
Diện tích
(triệu ha)
Năng suất
(tấn/ha)
Sản lượng
(triệu tấn)
2005 2006 2007 2005 2006 2007 2005 2006 2007
Thế giới 23,61 22,23 23,38 1,61 1,55 1,49 38,09 34,47 34,85
Trung Quốc 4,68 4,72 4,69 3,07 3,12 2,79 14,39 14,73 13,09
Ấn Đô 6,73 5,64 6,70 1,18 0,87 0,98 7,99 4,91 6,60
Nigieria 2,18 2,22 2,23 1,59 1,72 1,72 3,48 3,82 3,83
Indonesia 0,72 0,71 0,70 2,04 2,08 2,10 1,46 1,47 1,47
Mỹ 0,66 0,49 0,48 3,35 3,22 3,51 2,21 1,57 1,69
Xenegan 0,77 0,59 0,60 0,91 0,77 0,70 0,70 0,46 0,43
17
Xu Đăng 0,96 0,96 0,92 0,54 0,38 0,50 0,52 0,36 0,46
Myanma 0,65 0,65 0,66 1,40 1,40 1,50 0,91 0,91 1,00
Camarun 0,31 0,31 0,30 0,76 0,53 0,53 0,23 0,16 0,16
Việt Nam 0,27 0,25 0,25 1,81 1,83 1,96 0,49 0,46 0,49
(Nguồn: FAOSTAT, 2009[21])
Năng suất lạc của các nước trên thế giới chênh lệch nhau khá lớn và
không ổn định qua các năm. Nước có năng suất lớn nhất ở Mỹ 3,51 tấn/ha,

Trung Quốc 2,79 tấn/ha, Indonesia 2,10 tấn/ha, Việt Nam 1,96 tấn/ha, Ấn Độ
chỉ có 0,98 tấn/ha khá thấp so với diện tích thực tế
Mặc dù, Ấn Độ là nước có diện tích lạc lớn nhất trên thế giới nhưng sản
lượng lại đứng sau Trung Quốc. Sản lượng lạc của Trung Quốc là 13,09 triệu
tấn, Ấn Độ là 6,60 triệu tấn, Nigieria là 3,83 triệu tấn, Mỹ là 1,69 triệu tấn.
2.3.2. Tình hình sản xuất lạc ở Việt Nam:
Ở Việt Nam, cây lạc được trồng từ lâu đời và được sử dụng rộng rãi
trong đời sống hàng ngày của nhân dân ta. Hiện nay, lạc được phân bố chủ
yếu ở 4 vùng lớn là: Miền núi và Trung du Bắc Bộ, Đồng bằng Sông Hồng,
Khu 4 cũ, Miền Đông Nam Bộ. Cả 4 vùng này chiếm đến 3/4 diện tích và sản
lượng, còn lại rải rác ở một số vùng khác.
Ngày nay, với việc chuyển đổi cơ chế tổ chức sản xuất trong nông
nghiệp cùng với việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất đã
tạo nên sự chuyển biến mới trong sản xuất lạc ở nước ta. Tình hình sản xuất
lạc trong nước tính đến hết niên vụ 2007 được trình bày ở bảng 2.9.
Bảng 2.9: Tình hình sản xuất lạc ở Việt Nam từ năm 1997 – 2007.
Năm
Diện tích
(nghìn ha)
Năng suất
(tạ/ha)
Sản lượng
(nghìn tấn)
2000 249,9 14,5 355,3
2001 244,6 14,8 363,1
2002 246,7 16,2 400,4
2003 243,8 16,7 406,2
2004 263,7 17,8 469,0
2005 269,6 18,1 489,3
2006 249,3 18,6 464,8

18
2007 254,6 19,8 505,5
(Nguồn: FAOSTAT, 2008[21])
Qua số liệu ở bảng 2.9. cho thấy: Về diện tích trồng lạc từ năm 2000
đến năm 2001 không mấy thay đổi chỉ giảm đi chút ít. Nhưng đến năm 2002
tăng từ 244,6 nghìn ha ở năm 2001 lên 246,7 nghìn ha ở năm 2002 và sau đó
giảm mạnh xuống 243,8 nghìn ha ở năm 2003. Từ năm 2000 đến năm 2003
tuy diện tích có thay đổi khá phức tạp nhưng mà năng suất và sản lượng vẫn
tăng lên qua từng năm. Sau chuỗi tăng và giảm thất thường từ năm 2000 đến
2003 thì từ năm 2003 đến 2005 diện tích trồng lạc lại tiếp tăng từ 243,8 nghìn
ha với năng suất 16,7 tạ/ha và sản lượng 406,2 nghìn tấn lên 269,6 nghìn ha
với năng suất 18,1 tạ/ha và sản lượng 489,3 nghìn tấn ở năm 2005. Từ năm
2006 diện tích giảm đi khá lớn khoảng 20 nghìn ha kéo theo đó là sản lượng
cũng giảm đi đáng kể xuống còn 464,8 nghìn tấn và tăng lên ở năm 2007 đạt
254,6 nghìn ha với sản lượng 505,5 nghìn tấn.Tuy năng suất lạc có tăng
nhưng nhìn chung so với tiềm năng của đất đai, của các giống lạc hiện có thì
năng suất lạc của nước ta còn thấp, năng suất lạc bình quân trên cả nước tính
đến hết niên vụ 2007 chỉ đạt 19,8 tạ/ha (FAOSTAT, 2008).
Vì vậy để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu đòi hỏi phải có các
vùng chuyên canh sản xuất lạc, người sản xuất phải được trang bị các biện
pháp kỹ thuật tiến bộ khoa học công nghệ là một trong những khâu quyết định
đến sản xuất lạc ở nước ta.
2.3.3.Tình hình sản xuất lạc ở Thừa Thiên Huế:
Lạc là cây công nghiệp có vị trí ngày càng quan trọng trong cơ cấu cây
trồng nông nghiệp của tỉnh Thừa Thiên Huế. Là loại cây trồng có tính thích
nghi cao, có thể gieo trồng trên nhiều loại chân đất khác nhau và rất thích hợp
với các loại đất có thành phần cơ giới nhẹ như cát, cát pha thịt nhẹ, khả năng
chịu hạn khá nên diện tích sản xuất cây trồng này của tỉnh ngày càng tăng,
đặc biệt trên các loại đất trồng lúa hoặc mía có năng suất thấp và không ổn
định [5].

Nguyên nhân hạn chế năng suất lạc bao gồm cả yếu tố kinh tế xã hội,
yếu tố sinh học và yếu tố phi sinh học. Hầu hết các nông dân đều có thu nhập
thấp nên không có khả năng mua giống tốt và phân bón đầu tư cho trồng lạc.
19
Giá bán sản phẩm không ổn định, hệ thống cung ứng giống còn kém chỉ có
công ty giống cây trông Thừa Thiên Huế cung cấp cho nông dân. Bên cạnh
đó, Thừa Thiên Huế lại có khí hậu khắc nghiệt nắng lắm mưa nhiều, ảnh
hưởng đến sinh trưởng và phát triển của cây lạc. Ngoài ra, việc sử dụng phân
bón không thích hợp cũng có ảnh hưởng nhất định đến năng suất lạc trên địa
bàn của tỉnh.
Tuy nhiên những năm gần đây do có sự quan tâm, đầu tư của các nhà
lãnh đạo tỉnh đến nông nghiệp nói chung và đến cây lạc nói riêng đã làm cho
năng suất và sản lượng không ngừng tăng lên. Tình hình chi tiết về diện tích,
năng suất, sản lượng lạc những năm gần đây được thể hiện qua bảng 2.10:
Bảng 2.10: Tình hình sản xuất lạc ở Thừa Thiên Huế từ năm 1997 – 2007.
Năm
Diện tích
(ha)
Năng suất
(tạ/ha)
Sản lượng
(tấn)
1997 3800 15,0 5700
1998 4300 13,5 5800
1999 4100 14,1 5800
2000 3900 14,1 5500
2001 4800 12,3 5900
2002 4900 14,9 7300
2003 4500 15,9 7300
2004 4600 17,0 8200

2005 4800 17,6 8400
2006 4700 18,6 8800
2007 4763 20,0 9549
(Nguồn: Niên giám thống kê Thừa Thiên Huế, năm 2008[20])
2.4. Các nghiên cứu về phân bón trên thế giới và ở Việt Nam:
2.4.1. Các nghiên cứu về phân bón trên thế giới:
Lạc có khả năng cố định đạm nhờ vi khuẩn nốt sần của rễ, tuy nhiên lượng
đạm này được tổng hợp vào thời điểm phân cành hoặc bắt đầu ra hoa, do đó ở giai
đoạn đầu bón một ít đạm chừng 20 – 30 kg N/ha để lạc sinh trưởng tốt là rất có
lợi. Nếu không bón phân chuồng thì bón lót đạm là rất cần thiết.
20
Theo Saint Smith (1968) đối với loại đất màu đỏ phát triển trên đá
bazan ở Madagasca, lân là yếu tố hàng đầu. Nhờ bón lân ở mức 75 kg P
2
O
5
/ha
năng suất có thể tăng 100%.
Nghiên cứu của Sambs – Reddy và cộng sự (1985): với lượng phân bón
là 20 kgN/ha ở đất Limong cát có thể đạt năng suất 3,3 tấn quả/ha trong điều
kiện các yếu tố khác tối ưu và chỉ khi nào muốn đạt năng suất cao hơn mới
cần bón thêm đạm. Gopakas Wamy (1985) kết luận: năng suất lạc tối đa ở
Tidivanan trong điều kiện nước trời, trên đất Limong cát khi bón 66,82 kg
K
2
O/ha.
Ở Trung Quốc bón Gypsun (hợp chất có hàm lượng canxi cao) với liều
lượng 375 kg/ha cho đất nâu ở Wubei làm tăng năng suất (4,61 tấn/ha) tăng
11,8% so với đối chứng không bón. Các kết quả nghiên cứu khác cho thấy so
với bón riêng lẻ NPK thì việc bón kết hợp sẽ làm tăng khả năng hấp thu đạm

của cây lên 77,33%, của lân lên 3,75%. Tỷ lệ bón phối hợp NPK cho lạc thích
hợp nhất là 1:1,5:2.
Theo Anonyme (1996): cứ mỗi đơn vị NPK được bón cân đối sẽ cho
sản phẩm thu hoạch cao hơn từ 10 – 30 đơn vị, hoặc cao hơn nữa so với bón
không cân đối.
Ở Ấn Độ, kết quả các thí nghiệm phân bón cho thấy việc bón phân phối
hợp: 30 kg N/ha với 17 kg P
2
O
5
/ha làm tăng gấp đôi năng suất so với bón đơn
độc 30 kg N/ha. Bón phối hợp 10 – 40 kg N, 30 – 40 kg P
2
O
5
, 20 – 40 kg
K
2
O/ha là mức tối ưu cho lạc ở Ấn Độ.
2.4.2. Các nghiên cứu về phân bón ở Việt Nam:
Việc bón phân trực tiếp cho lạc là yếu tố kỹ thuật quan trọng để đạt
năng suất cho lạc cao và có hiệu quả kinh tế, lượng đạm do vi khuẩn nốt sần
cộng sinh cố định đạm chỉ cung cấp khoảng 60 – 70% nhu cầu đạm của lạc,
số còn lại phải bón phân bổ sung, trong đó có lượng phân hữu cơ từ 8 – 12
tấn/ha.
Lân là yếu tố dinh dưỡng chủ đạo đối với cây lạc và là một trong những
yếu tố hạn chế lạc ở các loại đất có thành phần cơ giới nhẹ, đất càng nghèo
lân, hiệu lực lân càng cao. Trung bình hiệu suất 1 kg P
2
O

5
cho từ 4 – 6 kg lạc,
lượng lân bón đạt hiệu quả kinh tế dao động từ 60 – 90 kg P
2
O
5
/ha.
21
Theo Võ Minh Kha (1996) đối với cây lạc bón theo phosphat cho hiệu
suất 2,8 – 3,0 kg lạc vỏ/1 kg P
2
O
5
ở đất phù sa Sông Hồng và 5 kg lạc vỏ/1 kg
P
2
O
5
ở đất xám Quảng Ngãi.
Hiệu lực của phân kali thể hiện rõ đối với lạc trồng trên các loại đất có
thành phần cơ giới nhẹ và nghèo dinh dưỡng như: đất cát thô ven biển, đất
bạc màu. Hiệu suất 1 kg K
2
O trong thí nghiệm biến động từ 5,0 – 11,5 kg quả
khô. Lượng kali bón thích hợp cho lạc ở các tỉnh phía Bắc là 40 kg K
2
O trên
nền 20 kg N và 80 kg P
2
O

5
.
Canxi là một nguyên tố không thể thiếu khi trồng lạc. Bón vôi không
những có ý nghĩa làm tăng trị số pH đất, tạo môi trường thích hợp cho vi
khuẩn cố định đạm hoạt động, mà còn có tác dụng vệ sinh đồng ruộng và
cung cấp dinh dưỡng cần thiết cho quá trình ra hoa tạo quả của lạc. Trên đất
bạc màu trồng lạc ở Ba Vì, những kết quả thí nghiệm cho thất năng suất lạc
tăng từ 0,2 – 0,4 tấn/ha khi bón 300 – 600 kg vôi trên nền: 8 tấn phân chuồng
+ 90 kg P
2
O
5
+ 60 kg K
2
O. Và khi nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng NPK
đến năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất lạc ở đất bạc màu tỉnh Hà
Bắc cho thấy, năng suất lạc vụ xuân cũng như vụ thu đều đạt năng suất cao ở
mức bón: 10 tấn phân chuồng + 30 kg N + 90 kg P
2
O
5
+ 60 kg K
2
O. Còn ở
Nho Quan, Ninh Bình thì năng suất lạc đạt cao nhất ở mức bón 400 kg vôi +
30 kg N + 60 kg P
2
O
5
+ 30 kg K

2
O.
Lưu huỳnh là nguyên tố trung lượng có vai trò quan trọng đối với cây
lạc, khi bón các dạng phân có nguyên tố lưu huỳnh (K
2
SO
4
) sẽ có tác dụng
làm tăng năng suất lạc lên thêm từ 0,09 – 0,14 tấn/ha so với không có lưu
huỳnh (bón KCl). Trồng lạc trên các loại đất nhẹ, hiện tượng thiếu yếu tố vi
lượng là rất phổ biến, những kết quả thực nghiệm ở Diễn Châu – Nghệ An:
phun Mo 0,1% vào giai đoạn lạc ra hoa làm tăng năng suất lạc từ 21,3 –
38,3%.
22
Phần 3
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng nghiên cứu:
- Thí nghiệm được tiến hành với giống lạc L14 có thời gian sinh trưởng
từ 90 – 120 ngày.
- Phân bón được sử dụng trong thí nghiệm:
*Phân đạm: Loại phân đạm được sử dụng là Urê.
*Phân lân: Loại phân lân sử dụng là Super lân.
*Phân kali: Loại phân kali sử dụng là kaliclorua.
3.2. Nội dung nghiên cứu:
- Ảnh hưởng của liều lượng đạm, lân và kali đến khả năng sinh trưởng,
phát triển của lạc.
- Ảnh hưởng của liều lượng đạm, lân và kali đến các yếu tố cấu thành
năng suất và năng suất lạc.
- Hiệu suất phân bón.
- Hiệu quả kinh tế của các công thức bón phân.

3.3. Phương pháp nghiên cứu:
3.3.1. Địa điểm thực hiện thí nghiệm:
Trên chân đất phù sa tại Hợp tác xã Kim Long, phường Kim Long,
Thành phố Huế.
3.3.2. Thời vụ gieo:
Thí nghiệm thực hiện vào vụ Xuân năm 2009.
3.3.3. Diễn biến thời tiết, khí hậu:
Đối với cây trồng, khí hậu và đất đai được xem là hai yếu tố quyết định
sự tồn tại của cây trồng. Khai thác triệt để những thuận lợi của chúng sẽ giúp
cho cây trồng sinh trưởng, phát triển tốt, cho năng suất cao và đem lại nhiều
nguồn lợi kinh tế khác.
23
Đối với cây lạc, khí hậu là yếu tố ảnh hưởng sâu sắc đến thời vụ gieo
trồng, đến sinh trưởng phát triển, khả năng chống chịu, năng suất, phẩm chất
cũng như diễn biến sâu bệnh hại. Trong đó, nhiệt độ, lượng mưa, ánh sáng
ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống và khả năng cho năng suất của cây lạc. Để
tìm hiểu ảnh hưởng của thời tiết khí hậu đối với cây lạc trong thời gian triển
khai thí nghiệm, chúng tôi tiến hành thu thập số liệu về thời tiết khí hậu vụ
Xuân 2009 ở trạm khí tượng thủy văn Thừa Thiên Huế được kết quả như sau:
Diễn biến thời tiết, khí hậu vụ Xuân năm 2009
Chỉ tiêu
Tháng
Nhiệt độ
(
0
C)
Lượng mưa
(mm)
Ẩm độ
(%)

Số giờ
nắng (giờ)
T
0
tb
T
0
max
T
0
min
TB Min
2 18,5
0
C 27,5
0
C 13,2
0
C 24,1 91 60 67
3 21,0
0
C 30,5
0
C 14,5
0
C 55,0 90 55 100
4 24,5
0
C 34,0
0

C 19,6
0
C 150,5 88 60 90
10 ngày
đầu tháng 5
25,5
0
C 30,0
0
C 21,5
0
C 88,0 93 62 50
(Nguồn: Trạm khí tượng thủy văn Thừa Thiên Huế)
Qua bảng số liệu trên chúng tôi nhận thấy thời tiết trong vụ Xuân năm
2009 tại tỉnh Thừa Thiên Huế diễn ra tương đối phức tạp. Cụ thể:
Tháng 2: Nhiệt độ biến động khá lớn từ 13,2
0
C – 27,5
0
C, ẩm độ trung
bình 91%, số giờ nắng 67 (giờ), số ngày mưa của tháng thấp (5 ngày), lượng
mưa thấp chỉ có 24,1 (mm). Sau khi gieo lạc, trời có mưa nhưng khi lạc vừa
mọc tối đa thì trời nắng làm ảnh hưởng tới tỷ lệ nảy mầm của hạt, từ đó làm
ảnh hưởng tới năng suất thực thu sau này.
Tháng 3: Nhiệt độ trung bình tăng lên, nhiệt độ biến động lớn từ
14,5
0
C – 30,5
0
C, vì do vào giữa tháng 3 thừa thiên Huế chịu ảnh hưởng của 2

– 3 đợt không khí lạnh tăng cường, có ngày nhiệt độ hạ xuống 14,5
0
C. Xen kẽ
giữa có từ 1 – 2 đợt không khí khô nóng. Trong thời kỳ đó lạc đang ra hoa
nên đã làm ảnh hưởng đến quá trình ra hoa của lạc. Với số ngày mưa từ 8 –
10 ngày nhưng lượng mưa thấp và số ngày nắng lớn nên giảm được quá trình
sâu bệnh phát sinh.
24
Tháng 4: Nhiệt độ trung bình có tăng lên rất lớn, nhưng mà tại thừa
thiêu Huế lại chịu ảnh hưởng của 3 – 4 đợt không khí lạnh vào đầu, giữa và
cuối tháng. Ẩm độ trung bình 88%, lượng mưa lớn 150,5 (mm); bên cạnh đó
số giờ nắng cũng tương đối lớn 90 (giờ). Thời tiết như thế làm cho sâu bệnh
phát triển và phát tán nhanh, làm ảnh hưởng tới năng suất thực thu sau này.
Tháng 5: Nhiệt độ tương đối cao nhưng mà số ngày mưa và lượng mưa
tương đối lớn. Ảnh hưởng tới thời gian thu hoạch của lạc và quả lạc có màu
không được sáng.
3.3.4. Diện tích thí nghiệm:
- Diện tích mỗi ô thí nghiệm : 5 m
2
.
- Diện tích làm thí nghiệm: 27 ô x 5 m
2
= 135 m
2
.
- Diện tích bảo vệ: 65 m
2
.
- Tổng diện tích toàn bộ thí nghiệm: 200 m
2

.
3.3.5. Công thức thí nghiệm:
Bao gồm 9 công thức:
Công thức I(Đ/c): N
0
P
0
K
0
Công thức II: N
30
P
90
K
60
Công thức III: N
30
P
90
K
90
Công thức IV: N
30
P
120
K
60
Công thức V: N
30
P

120
K
90
Công thức VI: N
50
P
90
K
60
Công thức VII: N
50
P
90
K
90
Công thức VIII: N
50
P
120
K
60
Công thức IX: N
50
P
120
K
90
Công thức thí nghiệm được bố trí trên nền: 500kg vôi/ha. Gồm các công thức sau:
Công thức
Liều lượng đạm

(kg/ha)
Liều lượng P
2
O
5
(kg/ha)
Liều lượng K
2
O
(kg/ha)
I(Đ/C) 0 0 0
II 30 90 60
III 30 90 90
IV 30 120 60
25

×