Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

KT TM VN nhóm 3 doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (168.7 KB, 18 trang )

Kinh tế thương mại Việt Nam
Đề tài: Thực trạng và giải pháp phát triển thương mại mặt hàng
lúa gạo trên thị trường nội địa giai đoạn hiên nay.
Chương I: Lý thuyết
1. Khái niệm phát triển thương mại
Phát triển thương mại trên tầm vĩ mô có ảnh hưởng trực tiếp đến phát triển kinh
tế - xã hội. Đó là quá trình bao gồm nhiều hoạt động nhằm tạo ra sự thay đổi cả về
lượng và chất về tăng trưởng thương mại của quốc gia trong từng giai đoạn phát triển.
Phát triển thương mại gồm nhiều hoạt động, các biện pháp liên quan các khâu như
mua, bán, vận chuyển hàng hóa và kho hàng, sản xuất, cung ứng, phân phối,
marketing với các hoạt động cụ thể khác nhau trong từng khâu đó.
Tăng trưởng thương mại về lượng thể hiện cả về hiện vật và giá trị như tăng
trưởng LCHH bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng trong nước, tăng trưởng tổng kim
ngạch ngoại thương. Đánh giá kết quả tăng trưởng không chỉ nhìn vào mặt tăng
trưởng về số lượng mà phải nghiên cứu, phân tích kết quả tăng trưởng thương mại đó
có được bằng cách nào.
Phát triển thương mại gồm nhiều nội dung, phạm vi khác nhau như phát triển
thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ và các nhóm, các loại sản phẩm khác nhau
trong từng lĩnh vực thương mại đó trên cả thị trường nội địa và quốc tế. Trên tầm vĩ
mô, những thay đổi về số lượng và chất lượng tăng trưởng thương mại là tiêu chí cơ
bản để đánh giá sự phát triển thương mại của quốc gia trong từng thời kỳ. Sự phát
triển thương mại phải được phân tích, đánh giá tác động trên các mặt lợi ích kinh tế,
văn hóa, xã hội và môi trường, phải dựa vào các mục tiêu đã đặt ra và hệ thống cơ sở
dữ liệu thống kê thương mại trong thời kỳ nghiên cứu.
2. Các tiêu chí và chỉ tiêu biểu hiện sự phát triển thương mại
- Tiêu chí tăng trưởng về lượng, gồm các chỉ tiêu cơ bản:
+ Tăng trưởng về tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng xã hội là tăng
trưởng toàn bộ giá trị hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đã bán trực tiếp cho
người tiêu dùng (gồm các cá nhân, hộ gia đình, tập thể), của các đơn vị cơ sở kinh
doanh thương mại, dịch vụ (gồm cả đơn vị kinh doanh chuyên và không chuyên về
thương mại nhưng có tham gia bán hàng hóa, dịch vụ) trong một khoảng thời gian và


không gian xác định.
Nhóm 3 – Lớp 1101TECO0311 1
Kinh tế thương mại Việt Nam
+ Tăng trưởng về trị giá xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa là tăng trưởng toàn bộ
giá trị hàng hóa được đưa ra hoặc đưa vào lãnh thổ của quốc gia, làm giảm (trường
hợp xuất khẩu) và làm tăng (trường hợp nhập khẩu) nguồn của cải, vật chất của quốc
gia trong một thời kỳ nhất định. Hàng xuất khẩu gồm hàng có xuất xứ trong nước (kể
cả gia công) và hàng tái xuất. Hàng nhập khẩu gồm hàng nhập trực tiếp từ nước ngoài
và hàng tái nhập.
+ Thay đổi cán cân thương mại dựa trên quan hệ so sánh giữa tăng trưởng trị giá
xuất và nhập khẩu. Thặng dư thương mại trong trường hợp xuất khẩu > nhập khẩu,
thâm hụt thương mại khi xuất khẩu < nhập khẩu.
+ Các chỉ tiêu khác: tăng trưởng GDP của thương mại
- Tiêu chỉ tăng trưởng về chất, gồm các chỉ tiêu cơ bản:
+ Tính ổn định, liên tục, bền vững của tốc độ tăng trưởng.
+ Tính hiệu quả của sử dụng các nguồn lực thương mại.
+ Tính tối ưu của cơ cấu thị trường, các loại hình, các luồng thương mại.
Chương II: Thực trạng phát triển thương mại mặt hàng lúa gạo
trên thị trường nội địa hiện nay
1. Tổng quan về mặt hàng lúa gạo
Gạo là một trong những mặt hàng thuộc nhóm hàng lương thực, được sản xuất và
tiêu dùng chủ yếu ở Châu Á. Trong các mặt hàng nông sản thì gạo chiếm tỷ trọng cao
nhất (23,8%), gạo không những góp phần ổn định tình hình lương thực trong nước mà
còn chiếm tỷ lệ cao trong sản lượng lương thực thế giới. Cũng như những mặt hàng
lương thực khác, Chính phủ các nước luôn có chính sách và khuyến khích tăng cung
trong nước để đảm bảo an ninh lương thực. Do vậy khối lượng gạo trao đổi chiếm
khoảng 6- 7% sản lượng gạo sản xuất của thế giới. Trong thương mại thế giới, khối
lượng và giá trị buôn bán mặt hàng gạo luôn ở mức tương đương với lúa mì.
Công cuộc đổi mới và mở cửa Việt Nam những năm cuối thập kỷ 80 của thế kỷ
20 được đột phá bằng chính sách đổi mới trong nông nghiệp, nông thôn. Ngành hàng

lúa gạo tạo nền tảng an ninh lương thực vững chắc để Việt Nam yên tâm đẩy nhanh
quá trình công nghiệp hóa. Không những thế, lúa gạo còn là mặt hàng xuất khẩu chủ
lực của Việt Nam. Ngành lúa gạo trực tiếp đóng góp vào tiến trình công nghiệp hóa
đất nước thông qua tạo ra một lượng thặng dư ngoại tệ cho đất nước nhập khẩu máy
Nhóm 3 – Lớp 1101TECO0311 2
Kinh tế thương mại Việt Nam
móc, trang thiết bị hiện đại hóa cho nhiều ngành công nghiệp, đồng thời góp phần làm
tăng vị thế của Việt Nam trong thị trường thế giới. Điều đó cho thấy mặt hàng lúa gạo
đóng vai trò rất quan trọng trong đời sống người dân Việt Nam cũng như trong công
cuộc phát triển kinh tế Việt Nam.
Trong giai đoạn đầu của đổi mới, khu vực nông nghiệp và ngành lúa gạo đã hoàn
thành sứ mạng tiên phong của cải cách và cung cấp các nguồn lực tài nguyên cho
công nghiệp hóa. Việt Nam đang trong tiến trình công nghiệp hóa và hội nhập mạnh
mẽ, đã đến thời điểm nền kinh tế và khu vực công nghiệp cần phải quay trở lại đầu tư
cho khu vực nông nghiệp và cho ngành hàng lúa gạo.
2. Thực trạng phát triển thương mại mặt hàng lúa gạo trên thị trường nội địa
hiện nay
2.1. Hệ thống phân phối mặt hàng lúa gạo
Lúa gạo là mặt hàng thiết yếu trong đời sống hàng ngày của mỗi hộ gia đình.
Việt Nam tự hào là quốc gia xuất khẩu gạo lớn thứ hai thế giới nhưng thương mại nội
địa lúa gạo lại không được nhận sự quan tâm thích đáng, chuyện khó tin lại đang hiển
hiện nhiều năm qua tại thị trường VN: gạo ngoại nhập chiếm lĩnh hầu hết các điểm
cung cấp lương thực cho người tiêu dùng trong nước. Hệ thống phân phối lúa gạo nằm
chung trong hệ thống phân phối hàng nông sản - tiêu dùng chứ chưa được xem xét
riêng biệt, chưa có hệ thống phân phối quốc gia. Để có cái nhìn toàn diện nhất về hệ
thống phân phối lúa gạo phải xem xét tất cả các khâu của quá trình thu mua - bảo quản
- tiêu thụ lúa gạo. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã lấy ý kiến cho dự thảo
Quy hoạch, phát triển hệ thống phân phối lương thực đến năm 2020, định hướng đến
năm 2030. Dù dự thảo được góp ý để trình Chính phủ nhưng nhiều ý kiến e ngại tính
khả thi của dự thảo, nhất là trong lĩnh vực phân phối, bán lẻ lúa gạo.

Hệ thống phân phối, bán lẻ gạo chất lượng cao không nhiều. Công ty Cổ phần
phân phối - bán lẻ VNF1 (thuộc Tổng Công ty Lương thực miền Bắc) với hệ thống
phân phối 10 cửa hàng trên địa bàn Hà Nội là đơn vị duy nhất bán lẻ mặt hàng gạo
thương hiệu, áp dụng hệ thống tiêu chuẩn HACCP. Với sứ mệnh điều tiết và bình ổn
giá cả lương thực, an ninh lương thực trên địa bàn thành phố, công ty đã chủ động
xây dựng kế hoạch, tổ chức dự trữ hàng hóa và triển khai bán hàng phục vụ nhân dân.
Với 49 điểm bán gạo bình ổn người tiêu dùng có thể đến các cửa hàng thương hiệu
VNF1 tại các quận, huyện treo băng rôn thông tin về việc bán gạo với giá bình ổn để
Nhóm 3 – Lớp 1101TECO0311 3
Kinh tế thương mại Việt Nam
người dân dễ nhận biết. Nhằm mở rộng thêm mạng lưới phân phối, Công ty đã liên hệ
với hệ thống các nhà phân phối để đưa gạo vào bán với mức giá bình ổn tại hệ thống
siêu thị, cửa hàng tiện ích…đẩy mạnh phát triển kênh phân phối bán lẻ tại Hà Nội và
các tỉnh thành miền Bắc.Với hệ thống trang thiết bị mới bao gồm: hệ thống chế biến,
bảo quản, sản xuất gạo theo dây chuyền tiên tiến hiện đại bậc nhất. VNF1 được tổ
chức WQA Vương Quốc Anh cấp chứng chỉ HACCP về hệ thống quản lý chất lượng
an toàn thực phẩm. Lần đầu tiên 1 dịch vụ mua bán gạo với những phương thức bán
hàng mới mẻ - hiện đại, chất lượng tương xứng với giá cả được áp dụng. Điều đó góp
phần khẳng định thị trường bán lẻ tại Việt Nam đủ sức cạnh tranh với các nhãn hàng
ngoại. Siêu thị gạo VNF1 có ý nghĩa cung cấp những thông tin đầy đủ nhất về sản
phẩm tới người tiêu dùng. Đồng thời, đây cũng là nơi đối thoại trực tiếp và kết nối
giữa gạo VNF1 với người tiêu dùng.
Nhà nước đã có dự án đặt vấn đề xây dựng hai tổng công ty lương thực miền
Bắc và miền Nam thành các tập đoàn lương thực nòng cốt, chiếm lĩnh và chi phối các
thị trường quan trọng; thành lập các hợp tác xã, câu lạc bộ để người sản xuất có cơ hội
đàm phán với doanh nghiệp, thương lái. Cũng theo dự án này, cả nước sẽ có 157 chợ
đầu mối nông sản, trong đó 35 chợ được nâng cấp, mở rộng; 122 chợ xây mới, trong
đó có 12 chợ đầu mối lúa gạo Dự án đưa ra một số ưu tiên từ nay đến năm 2012 là:
Hoàn thành hệ thống kho bãi 4 triệu tấn tại vùng đồng bằng sông Cửu Long; xây dựng
2 tổng kho bán buôn tại Hà Nội và TPHCM (mỗi tổng kho có sức chứa 100.000 tấn

gạo); xây dựng hệ thống siêu thị chuyên doanh hiện đại loại 1 tại các tỉnh, thành phố
và 62 cửa hàng tiện ích tại các huyện nghèo; xây dựng quy hoạch vùng nguyên liệu
lúa chất lượng cao 1,2 triệu ha Chỉ tiêu xây dựng hệ thống kho chứa 500 ngàn tấn
của Vinafood 1 hiện đã triển khai được hơn 300 ngàn tấn tại các tỉnh An Giang, Đồng
Tháp, Hậu Giang, Cần Thơ và Tiền Giang.
Hệ thống kho lớn và hiện đại giúp DN dự trữ gạo với số lượng lớn, dài hơi; Có
thể chủ động bung ra khi thị trường thế giới tăng, thu về lợi nhuận cao hơn. Tuy
nhiên, về cơ bản, ngoại trừ các DN lớn như Vinafood 1, Vinafood 2, phần lớn các DN
do tiềm lực có hạn, chỉ đầu tư được kho chứa nhỏ (bình quân trên dưới 10 ngàn tấn)
nên rất khó cho mục tiêu dự trữ, chủ động kinh doanh khi thị trường thế giới có biến
động. Mặt khác, DN gặp nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm vị trí xây dựng kho. Đặc
Nhóm 3 – Lớp 1101TECO0311 4
Kinh tế thương mại Việt Nam
thù của kho chứa lúa gạo phải gần sông để tiện cho việc vận chuyển đường thủy. Hiện
tại phải thuê đất xây dựng kho chứa với thời hạn ngắn và nhiều biến động về giá. DN
muốn mua đất không được đứng tên chủ sở hữu vì là DN nhà nước.
Sau khi chuyển đổi kinh tế từ cơ chế bao cấp sang kinh tế thị trường, hệ thống
phân phối hàng hoá theo thương nghiệp kiểu cũ chúng ta dần dần xoá bỏ. Điều này đã
góp phần hình thành cơ chế thu mua, phân phối nông sản, lương thực theo hình thái
mới, hình thành thị trường tự do trong thu mua phân phối. Những vấn đề trên đã tạo
nên những bất hợp lý trong lưu thông phân phối mặt hàng lúa gạo hiện nay. Bức tranh
chung của thị trường phân phối trong nước là manh mún do có nhiều loại hình mua
bán và thương nhân nhỏ lẻ, không được tổ chức thành hệ thống. Bên trên hàng trăm
nghìn cửa hàng nhỏ độc lập và hàng triệu hộ kinh doanh không có chủ thể nào là đầu
mối tổ chức và kinh doanh. Hệ thống bán lẻ tự phát này tuy đáp ứng 85 - 90% số
lương thực, thực phẩm cho nhu cầu xã hội nhưng không có nguồn cung hàng hóa ổn
định và không thể kiểm soát được chất lượng hàng hóa.
Có thể chia thị trường tiêu thụ lúa gạo trong nước thành hai bộ phận chính. Một
là thị trường thành thị với hệ thống phân phối hiện đại gồm các trung tâm mua sắm,
siêu thị, cửa hàng chuyên doanh chợ đầu mối, chợ bán buôn, chợ sinh hoạt hàng

ngày…Hệ thống phân phối lúa gạo ở thành phố đa phần là một bộ phận kinh doanh
trong các siêu thị, cửa hàng tổng hợp. Các cửa hàng chuyên doanh hình thành tự phát
khó kiểm soát thống kê. Do vậy, quản lý nhà nước hệ thống phân phối, đồng nhất giá
và nắm bắt trữ lượng tiêu dùng là điều khó có thể thực hiện được. Thị trường thứ hai
là thị trường nông thôn, với kênh phân phối chủ yếu là tự cung tự cấp, các chợ cóc,
chợ quê…Việc hình thành các chợ chuyên doanh chỉ có ở các địa phương là vựa lúa
trong cả nước. Đa phần thị trường nông thôn là bước đệm, trung gian để phân phối
gạo cho thành thị. Một loại hình phân phối hiện đại mới hình thành và phát triển gần
đây là các chợ trực tuyến và các sàn giao kết nối cung cầu nông sản. Những loại hình
mới này chưa thể hiện được hết ưu điểm của chúng.
Hiện nay chuỗi giá trị thương mại lúa gạo của Việt Nam chủ yếu có hai kênh
chính là xuất khẩu và thị trường nội địa. Đối với kênh thị trường nội địa, qua các khâu
từ người sản xuất (chủ yếu là nông hộ nhỏ lẻ; trang trại, hợp tác xã) qua các nấc trung
gian là thương lái, DN kinh doanh chế biến, đến người tiêu dùng qua các kênh như
chợ, siêu thị…Hình thức giao dịch nông sản phổ biến hiện nay là mua bán tự do giao
Nhóm 3 – Lớp 1101TECO0311 5
Kinh tế thương mại Việt Nam
hàng ngay và không có hợp đồng giữa nông dân với những người thu gom (thương
lái); mua bán thông qua ký kết hợp đồng giữa doanh nghiệp với hộ nông dân, giao
dịch qua chợ đầu mối, trung tâm giao dịch nông sản rất hạn chế.
Một chuỗi giá trị sản xuất nông sản nói chung và lúa gạo nói riêng thường gồm:
Nhà sản
xuất
— Thương
lái
— Người bán
buôn(chế biến)
— Người
bán lẻ
— Người

tiêu dùng
Nhà sản xuất lúa gạo ở đây chính là các hộ nông dân. Vì tính chất sản xuất nhỏ
lẻ nên có thể coi thị trường sản xuất lúa gạo là cạnh tranh hoàn hảo, giá cả phụ thuộc
thị trường, dù có thêm hoặc bớt đi một vài hộ nông dân tham gia thị trường bán thì
cũng không làm thay đổi thị trường. Mặc dù Chính phủ đã có rất nhiều biện pháp
khuyến khích các đầu mối thu mua lúa, gạo cho nông dân (thực hiện đầu ra) ổn định
cho người trồng lúa. Tuy nhiên, hiện vẫn còn tình trạng tầng lớp trung gian (thương
lái…) đầu cơ ép giá bất hợp lý, khiến người trồng lúa không được hưởng lợi nhuận giá
trị đích thực của sản phẩm mình làm ra. Có thể nói, chính những thương lái là những
người hưởng lợi nhiều nhất trong chuỗi giá trị hiện nay.
Một số mô hình liên kết đã từng được thí điểm như tổ chức hàng xáo liên kết
với doanh nghiệp kinh doanh lương thực ở Đồng bằng sông Cửu Long - vựa lúa lớn
nhất cả nước song bộc lộ cả ưu và nhược điểm. Theo Hiệp hội Lương thực (VFA),
trước đó lãnh đạo Hiệp hội đã triển khai hướng dẫn đối với các doanh nghiệp về
những hình thức liên kết được khuyến khích: Ký biên bản thỏa thuận với hàng xáo; ký
bản ghi nhớ với hàng xáo về việc mua bán lúa gạo cho doanh nghiệp; ký kết hợp đồng
mua bán…Tuy nhiên, "thỏa thuận miệng" theo kiểu "mua đứt bán đoạn", giao hàng
đến đâu trả tiền đến đó vẫn được các doanh nghiệp ưu tiên chọn lựa . Kiểu làm ăn
này đã để lại không ít lo ngại và tranh chấp, thiệt hại cho doanh nghiệp.
Một vấn đề đáng chú ý khác là hệ thống hạ tầng kho bãi dự trữ, bảo quản lúa
gạo trong phân phối lương thực. Việt Nam là quốc gia sản xuất mỗi năm hơn 38 triệu
tấn lúa, trong đó có 4 - 5 triệu tấn gạo dành cho xuất khẩu, đứng vào hàng thứ hai trên
thế giới, nhưng hệ thống kho chứa gạo (silo) có công suất chứa 2 triệu tấn chỉ mang
tính tạm thời, không thể tồn trữ, bảo quản theo đúng nghĩa của nó. Chỉ một số ít các
cơ sở kinh doanh lúa gạo tư nhân có đầu tư kho chứa lúa gạo, phần lớn còn lại chỉ
Nhóm 3 – Lớp 1101TECO0311 6
Kinh tế thương mại Việt Nam
chứa gạo trong bao nhựa PP, bao bố hoặc chất trong kho có mái che được xây dựng
khá đơn giản. Các nhà kho này chỉ chứa tạm thời, không mang tính tồn trữ hay bảo
quản dài ngày. Khâu BQSTH lúa, gạo của chúng ta hiện nay đang đi theo quy trình

ngược. Do thói quen sản xuất và thiếu phương tiện, nên các công đoạn bảo quản hiện
nay không được thực hiện theo đúng quy trình. Đường đi của hạt lúa, hạt gạo lòng
vòng, trải qua nhiều công đoạn trong những điều kiện môi trường và thời tiết khác
nhau, làm giảm chất lượng của hạt gạo chế biến. Nông dân và doanh nghiệp mất
khoảng 20% giá trị hạt gạo cho các tầng nấc trung gian.
Trong giai đoạn hiện nay khi Việt Nam đã gia nhập WTO và cam kết từ
1/1/2009 sẽ chính thức mở của thị trường phân phối nhà đầu tư nước ngoài có thể đầu
tư 100% vốn vào lĩnh vực bán lẻ điều này góp phần cho hệ thống phân phối nước ta
có bước phát triển mới, các trung tâm siêu thị các cửa hàng bán lẻ hiện đại đã tăng cả
về số lượng lẫn chất lượng. tuy nhiên khi số lượng các nhà phân phối nước ngoài chi
phối thị trường bán lẻ cũng đặt ra nhiều vấn đề khó khăn đối với một số các sản phẩm
sản xuất trong nước. Với mặt hàng gạo, đã có doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vốn,
đầu tư vào sản xuất lúa giống tại Việt Nam, sau đó đóng mác sản phẩm riêng để bán
tại các siêu thị trong nước…Như vậy, sẽ rất khó ngăn chặn sự bành chướng của doanh
nghiệp nước ngoài khi họ chủ tâm mua lại cổ phần của doanh nghiệp trong nước để
tham gia phân phối sản phẩm. Tất nhiên, với người tiêu dùng, việc doanh nghiệp nước
ngoài rót vốn, trang bị công nghệ hiện đại hỗ trợ khu vực phân phối bán lẻ là điều
đáng mừng, bởi không ai khác, chính người Việt Nam sẽ là những khách hàng trước
tiên nhận được dịch vụ có chất lượng. Thế nhưng, về lâu dài, nền kinh tế sẽ không
được lợi khi cả hoạt động sản xuất lẫn tiêu dùng bị chi phối bởi các nhà phân phối
ngoại. Các doanh nghiệp kinh doanh gạo nội địa vốn bỏ quên thị trường trong nước,
chỉ tập trung cho xuất khẩu nay lại có nguy cơ thua trên sân nhà bởi cam kết mở cửa
thị trường hàng nông sản đã được thực thi.
2.2. Các đặc điểm khác
Đa dạng hóa chủ thể thuộc các thành phần kinh tế kể từ 1980 công cuộc đổi
mới cơ chế chính sách đã có những đóng góp đáng kể cho sự phát triển của một hệ
thống lưu thông lúa gạo tự do ở Việt Nam. Thị trường lúa gạo trong nước đã được
tháo gỡ khỏi mọi hạn chế ràng buộc. Hệ thống lưu thông phân phối và tiêu thụ sản
Nhóm 3 – Lớp 1101TECO0311 7
Kinh tế thương mại Việt Nam

phẩm lúa gạo hiện nay hầu như hoàn toàn tự do với sự tham gia của nhiều đơn vị,
nhiều thành phần kinh tế khác nhau. Khu vực tư nhân hiện đang chiếm vị trí quan
trọng ở thị trường lúa gạo trong nước với thị phần ước tính khoảng 95%.
Về cơ cấu mặt hàng gạo: thị trường ngày càng mang tính cạnh tranh với các
loại gạo ngoại nhập và gạo nội địa. Tại các chợ đầu mối, siêu thị gạo TP HCM, hiện
một số mặt hàng như gạo Nàng hương Thái jasmine, dẻo Thái AAA, thơm Đài Loan,
Hàn Quốc, thơm Hà Lan mới, thơm Nhật trở nên khá phổ biến và quen thuộc với
người tiêu dùng. Trong khi gạo Nàng thơm chợ Đào có giá bán 7.500 đồng/kg thì Thái
Lan AAA có giá 8.000 đồng/kg, thơm Nhật 8.200, thơm Hà Lan mới 9.700 và Hàn
Quốc lên đến 18.000 đồng/kg. Không chỉ ở thị trường gạo cao cấp, thị trường gạo giá
trung bình cũng có sự cạnh tranh của các loại gạo ngoại nhập như thơm Thái giá 5.200
đồng/kg, thơm Đài Loan 5.500 đồng/kg. Tại Hà Nội, nếu như trước đây các loại gạo
tám thơm Hải Hậu, dự hương, bắc hương được coi là "nhất bảng" thì hiện nay loại
gạo cao cấp Thái Lan đã dần chiếm lĩnh thị trường. Rõ ràng là gạo ngoại đang có
những thế mạnh khó phủ nhận.
Về nguồn lực, hạ tầng thương mại: Tính đến 31/12/2010, cả nước có 8528 chợ
các loại (224 chợ hạng 1, 907 chợ hạng 2, 7397 chợ hạng 3). Một số địa phương chưa
có chợ hạng 1 như An Giang, Tây Ninh, Yên Bái, Sơn La, Lai Châu,Hà Giang,…
Nhiều địa phương chưa có hoặc có rất ít siêu thị, trung tâm thương mại. Chủ yếu tập
trung ở các thành phố lớn Hà Nội, Hồ Chí Minh, Đà Nẵng. Hệ thống kho bãi chứa lúa
gạo còn yếu kém, chưa được sự dụng hợp lý. Hầu hết các silo trang bị khá lạc hậu,
chủ yếu là kho có mái vòm hay khung thép được đầu tư vào những năm 1980, chỉ có
một vài hệ thống silo hiện đại nhập của Pháp và Nhật. Hệ thống silo, kho chứa lúa gạo
của Tổng công ty Lương thực miền Nam có tổng công suất 800.000 - 900.000 tấn,
chiếm gần một nửa trong toàn bộ hệ thống silo, kho chứa gạo hiện nay ở Việt Nam.
Hoạt động xúc tiến thương mại: có những chuyển biến tích cực. Các hội chợ,
triển lãm lúa gạo được tổ chức quy mô và nhiều hơn, đặc biệt là Fesstival lúa gạo đã
được tổ chức lần I và lần II.
2.3. Phát triển thương mại lúa gạo với vấn đề an ninh lương thực quốc gia.
Đối với Việt Nam, an ninh lương thực luôn được Đảng, Nhà nước ta xác định

là "vấn đề trọng đại của đất nước trước mắt cũng như lâu dài". Chính phủ cũng khẳng
Nhóm 3 – Lớp 1101TECO0311 8
Kinh tế thương mại Việt Nam
định, gạo là lương thực cơ bản để đảm bảo an ninh lương thực cũng như dự trữ lương
thực quốc gia. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến an ninh lương thực quốc gia, trong đó
phát triển thương mại lúa gạo nội địa chiếm vị trí khá quan trọng. An ninh lương thực
quốc gia nói chung và sản xuất lúa gạo nói riêng ở nước ta thời gian qua luôn được
bảo đảm và đã đạt được những thành tựu quan trọng. Tuy nhiên cũng còn nhiều bất
cấp. Một trong những nguyên nhân đó là ở hệ thống phân phối lúa gạo. Hệ thống, cơ
chế thu mua, phân phối lúa gạo còn một số hạn chế, nhất là chưa được tổ chức chặt
chẽ, vai trò quản lý của Nhà nước chưa đủ mạnh. Hiện nay, việc xuất khẩu gạo và
điều hòa an ninh lương thực chủ yếu do Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) phụ
trách, song trên thực tế hoạt động của VFA còn nhiều bất cập, có lúc còn thiếu tính kế
hoạch và hiệu lực cần thiết. Do quy mô sản xuất nhỏ lẻ, đa phần hệ thống thu mua và
bán lẻ gạo do tư thương đảm nhiệm nên Nhà nước khó kiểm soát giá thu mua để bảo
đảm lợi ích cho nông dân.
Đầu năm 2008, khủng hoảng lương thực trên thế giới, các nước nhập khẩu và
cả nước xuất khẩu đều chịu áp lực rất lớn. Ở Việt Nam, cơn sốt gạo cục bộ, giá gạo
tăng vọt ngay ở vựa lúa đồng bằng sông Cửu Long đầu tháng 4-2008 đã phản ánh yếu
kém trong việc xây dựng kênh phân phối để xảy ra tình trạng tư thương thao túng thị
trường. Cơn “sốt” lúa gạo ở ĐBSCL bắt đầu từ ngày 24-4 và nhanh chóng lan ra nhiều
địa phương khác trong nước. Đến ngày 29-4, sau những nỗ lực can thiệp của Chính
phủ, các bộ ngành Trung ương, Hiệp hội Lương thực Việt Nam giá gạo bắt đầu bình
ổn trở lại. Có một thực tế lâu nay ít ai để ý là dân ở vựa lúa ĐBSCL mua gạo ngoài
chợ với giá luôn cao hơn giá gạo xuất khẩu. Vì thị trường này do tư nhân chiếm lĩnh
và chi phối giá. Cơn “sốt” giá là hệ lụy “đỉnh điểm” của việc các doanh nghiệp nhà
nước chuyên lo xuất khẩu, còn tư nhân mặc sức tung hoành thị trường nội địa. Kênh
phân phối nhiều “tầng” đã đẩy giá gạo nội địa cao hơn giá xuất khẩu. Lúa hàng hóa
của nông dân hiện nay từ đồng ruộng đến khi xuất khẩu phải qua các khâu: thương lái
nhỏ - > chủ vựa lúa -> nhà máy xay xát nguyên liệu-> nhà máy lau bóng -> doanh

nghiệp xuất khẩu. Khoảng cách “5 trung gian này” đẩy giá lúa, gạo ngày càng tăng,
trong khi giá mua tại ruộng của nông dân không cao. “Cơn sốt giá lúa gạo mới đây chỉ
là phần “ảo” từ kênh phân phối quá lệ thuộc vào tư nhân” - ông Nguyễn Văn Đồng,
Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Hậu Giang, nhận định. Đây là một trong những “lỗ
Nhóm 3 – Lớp 1101TECO0311 9
Kinh tế thương mại Việt Nam
hổng” chính dẫn đến cơn sốt giá gạo gần đây. Nếu không “bịt kín lỗ hổng” này, nguy
cơ tái diễn cơn “sốt” giá gạo vẫn luôn túc trực khi thị trường gạo trên thế giới đang
biến động.
3. Đánh giá chung tình hình phát triển thương mại nội địa mặt hàng lúa gạo
3.1. Thành tựu
- Tự do thương mại với sự tham gia của đa dạng các chủ thể thuộc các thành
phần kinh tế, thu hút sự tham gia của nhiều loại hình doanh nghiệp: hộ kinh doanh,
tiểu thương, chủ các siêu thị, doanh nghiệp chuyên doanh….Số lượng người bán lớn.
- Tổ chức thí điểm mô hình hàng xáo liên kết với doanh nghiệp kinh doanh
lương thực đã dần đưa vào hoạt động chính thức với nhiều ưu điểm như gắn kết các
thành phần tham gia phân phối lúa gạo, bao gồm người nông dân sản xuất lúa, hệ
thống thương lái (thường được gọi là hàng xáo), hệ thống xay xát, hệ thống cung ứng
và chế biến và cung ứng gạo thành phẩm, hệ thống xuất khẩu và tiêu thụ nội địa…
Thông qua liên kết, giá thu mua lúa gạo được giữ ổn định trong từng thời điểm và
được điều chỉnh linh hoạt theo biến động thị trường, thuận lợi cho cả 3 phía: nông
dân, hàng xáo và doanh nghiệp. Các xí nghiệp cam kết giữ giá ổn định trong thời gian
thu gom của hàng xáo, nếu giá thị trường tăng xí nghiệp sẽ điều chỉnh tăng giá, đảm
bảo mức lãi hợp lý cho hàng xáo, nông dân không bị ép giá và doanh nghiệp cũng
mua được nhiều hàng hóa.
- Đa dạng các kênh phân phối, từ truyền thống đến hiện đại, từ chợ đến sàn
giao dịch, xuất hiện các kênh mua sắm trực tuyến hàng nông sản nói chung và lúa gạo
nói riêng. Mạng lưới kinh doanh ngày càng được mở rộng.
- Nguồn lực, hạ tầng thương mại được tăng cường, nâng cấp hơn. Nhiều chợ
được xây mới, nâng cấp. Chợ chuyên doanh lúa gạo, sàn giao dịch lúa gạo dần được

xây dựng nhiều hơn.
3.2. Hạn chế
Theo các chuyên gia thì thương mại lúa gạo của Việt Nam yếu kém toàn diện.
Năng lực chế biến, dự trữ lưu thông còn rất hạn chế. Giá trị gia tăng trong khâu chế
biến gạo mới đóng góp khoảng 19-20%, trong khi đó ở Thái Lan là 26%. Thất thoát
sau thu hoạch vẫn còn chiếm tới 11-12%. Hệ thống kho chứa, công tác lưu thông phân
phối cũng còn quá nhiều bất cập. Các chính sách hỗ trợ cũng kém hiệu quả nhất là các
chính sách về vốn đầu tư. Nói như các chuyên gia thì chuỗi sản xuất lúa gạo của Việt
Nam đang rất rời rạc chưa có tính hệ thống.
Nhóm 3 – Lớp 1101TECO0311 10
Kinh tế thương mại Việt Nam
- Hệ thống cơ sở vật chất hạ tầng thương mại còn yếu kém: thị trường chủ yếu là
ở các chợ truyền thống, các cửa hàng, chưa có nhiều hệ thống các siêu thị hiện đại, ít
sàn giao dịch, chợ thương mại điện tử còn ít và không có uy tín. Đa phần lúa gạo được
phân phối đến tay người tiêu dùng nằm cùng chỗ với các hàng hóa khác chứ có rất ít
chợ chuyên doanh. Kho bãi bảo quản lúa gạo phục vụ tiêu dùng nội địa rất ít, nhỏ và
thiếu tiện nghi. Nhiều doanh nghiệp kinh doanh lúa gạo không có kho tàng, cơ sở chế
biến… gây xáo trộn thị trường. Doanh nghiệp chưa có chiến lược phát triển vùng
nguyên liệu.
- Sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất lúa gạo nói riêng của nước ta phụ
thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên, do đó, nguồn hàng cung ứng cho thương mại nội
địa sẽ gián tiếp chịu ảnh hưởng của thời tiết, khí hậu. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp
thiếu kế hoạch và điều kiện để có thể dự trữ được nguồn hàng (điều kiện về công nghệ
chế biến, về kho bãi, vận chuyển…) chủ động trên thị trường khi có thiên tai xảy ra
gây mất mùa.
- Hệ thống chính sách còn chưa có nhiều ưu tiên cho thị trường trong nước mà
chủ yếu tập trung vào các thị trường nước ngoài, việc thực hiện chậm, qua nhiều trung
gian và tỏ ra kém hiệu quả.
- Việc kiểm soát và xử lý các vi phạm trong đầu cơ tích trữ, thao túng giá thị
trường còn chậm phát hiện và chế tài xử phạt chưa nghiêm nên tình này vẫn thường

xuyên xảy ra … Hoạt động thương mại qua nhiều bước trung gian, thu mua chủ yếu
qua thương lái nên rất khó để kiểm soát cũng như phát hiện các sai phạm để xử lý kịp
thời. Bán lẻ trong nước hình thành giá mới do ảnh hưởng của giá gạo ở Thái Lan tăng
lên, tuy vậy giao dịch lúa gạo nội địa vẫn rất trầm lắng, các doanh nghiệp thu mua
được rất ít. Điều này cho thấy, việc kiểm soát hoạt động của thương lái chưa làm tốt,
có thể đã xảy ra tình trạng đầu cơ nâng giá, buôn lậu gạo sang Thái Lan.
- Hoạt động xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu chưa phổ biến cũng như
ít được quan tâm, có rất ít các hội chợ, festival lúa gạo,… được tổ chức, do đó, ngay
cả người dân trong nước cũng không biết hoặc biết không rõ ràng về các sản phẩm lúa
gạo Việt, người dân rất khó lựa chọn và phân biệt giữa gạo do VN sản xuất và gạo
nhập nước ngoài trong khi nhiều doanh nghiệp nước ngoài đẩy nhanh việc tìm kiếm
cách thức tham gia hệ thống phân phối với mặt hàng gạo, họ đầu tư vốn, đầu tư vào
Nhóm 3 – Lớp 1101TECO0311 11
Kinh tế thương mại Việt Nam
sản xuất lúa giống tại Việt Nam, sau đó đóng mác sản phẩm riêng để bán tại các siêu
thị trong nước.
- Giao dịch lúa gạo trên thị trường nội địa diễn ra nhỏ lẻ, truyền thống, còn manh
mún, chịu ảnh hưởng của thị trường thế giới mặc dù Việt Nam là nước hàng đầu về
xuất khẩu lúa gạo.
- Lĩnh vực buôn bán và phân phối gạo ở nước ta từ trước tới nay vẫn còn mang
yếu tố độc quyền, lợi ích nhóm lợi ích cục bộ. Hệ thống phân phối lương thực của
nước ta rất tự phát, từ tổ chức thu mua cho đến tiêu thụ. Sản xuất và lưu thông lúa gạo
ở vùng ĐBSCL từ lâu được giới chuyên môn đánh giá là một hệ thống bất hợp lý
nhưng vẫn tồn tại. Có quá nhiều trung gian trước khi hạt gạo được bán ra ngoài, và
người nông dân luôn bị xếp ở cuối bảng của chuỗi giá trị cũng như thứ hạng về lợi
ích. Việc điều phối, cung cấp nguồn gạo hàng hóa thị trường nội địa lệ thuộc vào tư
nhân. Doanh nghiệp Nhà nước tập trung nhiều vào thị trường xuát khẩu mà chưa quan
tâm đúng mực đến thương mại nội địa.
- Kênh lưu thông hàng lúa gạo vừa thiếu lại vừa thừa. Có thể phân kênh lưu thông
thành 4 nhóm chính, đó là: kênh qua các đơn vị trong tỉnh thu mua, chế biến và bán ra thị

trường; kênh qua các đơn đặt hàng hoặc trực tiếp thu mua của đơn vị ngoài tỉnh; kênh qua
hệ thống chợ nông thôn và kênh do nông dân tự tìm nơi tiêu thụ. Nhìn chung, các kênh
này đều chưa phát triển mạnh, vai trò của doanh nghiệp Nhà nước, hợp tác xã dịch vụ
nông nghiệp, hợp tác xã thương mại khi tham gia phân phối trên địa bàn vẫn khá mờ
nhạt. Rõ ràng kênh lưu thông lúa gạo thừa các khâu phân phối trung gian, nhưng lại thiếu
khâu phân phối có tổ chức và các khâu này cũng không đồng đều giữa các loại nông sản
và các địa phương với nhau.
- Dù Việt Nam đã đảm bảo được an ninh lương thực quốc gia và có dư để xuất
khẩu nhưng phân bố sản phẩm lúa gạo không đồng đều giữa các địa phương. Đồng
bằng sông Cửu Long luôn chiếm trên 50% tổng sản lượng lúa và 90% lúa hàng hóa
của cả nước.
Chương III. Giải pháp phát triển thương mại lúa gạo trên
thị trường nội địa.
1. Về phía Nhà nước.
• Quy hoạch hệ thống phân phối lúa gạo
Nhóm 3 – Lớp 1101TECO0311 12
Kinh tế thương mại Việt Nam
- Trước nhất cần có giải pháp quy hoạch hình thành vùng sản xuất tập trung lúa
đặc sản, lúa thơm gắn với phát triển hệ thống công nghệ sau thu hoạch, tạo sự phối
hợp tối ưu các khâu sản xuất - mua gom - chế biến - tiêu thụ sản phẩm. Hình thành các
vùng chuyên sản xuất gắn với các chợ nông sản chuyên doanh, kiểm soát được nguồn
cung thị trường. Phải gắn quy hoạch phân phối và quy hoạch sản xuất, các doanh
nghiệp thu mua lúa gạo cần có vùng nguyên liệu và liên kết với kho tàng, máy sấy, tồn
trữ, bảo quản lúa…khuyến khích các đầu mối thu mua lúa, gạo cho nông dân (thực
hiện đầu ra) ổn định cho người trồng lúa. Đảm bảo nguồn cung lúa gạo ổn định, uy tín
và chất lượng cao.
- Đồng bộ các khâu trong hệ thống, giảm bớt các khâu trung gian, gắn kết sản
xuất và tiêu thụ chặt chẽ hơn đảm bảo giá cả phản ánh đúng thị trường. Ngăn chặn và
xử lý các trường hợp làm giá, tránh tình trạng giá cả lúa gạo tiêu thụ trong nước cao
hơn giá xuất khẩu như hiện nay. Điều quan trọng là minh bạch thông tin và chống độc

quyền trong kinh doanh lúa gạo. Ngành nông nghiệp phải tạo sự liên kết, bảo đảm sản
xuất lúa gạo là một chuỗi thống nhất từ sản xuất, chế biến, bảo quản và tiêu thụ. Cần
phải xây dựng đội ngũ thương lái và phải có đề án cấp Nhà nước riêng cho vấn đề
này; cần chính sách kinh tế để họ trở thành lực lượng thu mua chuyên nghiệp.
- Cần xây dựng trung tâm mua bán lớn ở những vùng sản xuất lúa gạo tập trung
là đồng bắng Sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long, xây dựng mạng lưới phân
phối ở các thành phố lớn và cả các vùng sâu vùng xa biên giới hải đảo. Cầu về mặt
hàng gạo tập trung ở các thành phố lớn cao hơn, tập trung hơn những nơi khác nên ở
cần đặc biệt quan tâm tới phân khúc thị trường này, với thị trường này thì yêu cầu về
chất lượng gạo cũng khá cao so với với ở vùng sâu vùng xa, biên giới hải đảo.
- Tiếp tục thúc đẩy sự tham gia của nhiều chủ thể thuộc các thành phần kinh tế,
đa dạng các loại hình, hình thức thương mại. Ngoài ra, cần phải chú trọng hệ thống
phân phối của hai tổng công ty lương thực Miền Bắc (Vinafood 1), Miền Nam
(Vinafood 2). Có cơ chế, chính sách kết nối hệ thống phân phối hai tổng công ty này
với hệ thống phân phối bên ngoài để lúc thị trường có vấn đề có thể phản ứng nhanh.
Để làm được điều này, nhà nước phải hỗ trợ hai tổng công ty vốn để xây dựng kho
tàng và hệ thống bán lẻ.
• Quy hoạch các chợ đầu mối, kho hàng lúa gạo
Nhóm 3 – Lớp 1101TECO0311 13
Kinh tế thương mại Việt Nam
- Các địa phương cần khuyến khích đầu tư, nâng cấp hệ thống chợ nông thôn;
Việc xây dựng chợ gạo là cần thiết, phát triển chợ đầu mối trên địa bàn cả nước. Phát
triển và khai thác có hiệu quả mạng lưới chợ với sự đa dạng về loại hình và cấp độ
chợ; đồng thời đổi mới về tổ chức và quản lý chợ trên tất cả các địa bàn, nhất là địa
bàn nông thôn, miền núi; góp phần mở rộng thị trường, đẩy mạnh lưu thông.
- Quan tâm bồi dưỡng, nâng cao năng lực Ban Quản lý các chợ, đưa chợ nông
thôn trở thành nơi giao dịch với nhiều phương thức, khắc phục tình trạng lộn xộn,
hàng hóa sắp xếp không hợp lý như hiện nay. Muốn đạt điều đó, doanh nghiệp và
nông dân hoặc các tổ chức sản xuất phải có hợp đồng. Điều kiện để có sự gắn kết giữa
doanh nghiệp và nông dân còn bao gồm: hành lang pháp lý, qui hoạch vùng tập trung,

hợp tác với ngân hàng…
- Đầu tư, xây dựng cơ sở hạ tầng, giao thông từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ, xây
dựng hệ thống kho bãi dự trữ và bảo quản hiện đại, đảm bảo nguồn cung, tránh sự phụ
thuộc quá lớn vào điều kiện tự nhiên cũng như nhu cầu thế giới, phát triển các cơ sở
chế biến lương thực sử dụng công nghệ hiện đại để nâng cao chất lượng nông sản.
- Việc quy hoạch kho theo địa bàn toàn tỉnh căn cứ vào sản lượng lúa từng
huyện. Trong đó tập trung xây dựng trên các huyện, thị có diện tích sản xuất lớn,
thuận tiện giao thông đường thủy, giao thông đường bộ và hệ thống các kho chứa, nhà
máy xay xát hiện có và theo nhu cầu của các doanh nghiệp kinh doanh lúa gạo.
• Hoàn thiện các chính sách nhằm hỗ trợ, khuyến khích, tạo điều kiện thuận
lợi cho doanh nghiệp kinh doanh lúa gạo
- Chính phủ Việt Nam cần tăng cường hoàn thiện thể chế, sớm chuyển đổi
những chủ trương, chính sách trong sản xuất, kinh doanh lúa gạo thành cơ chế khuyến
khích các doanh nghiệp, nông dân, nhà khoa học đẩy mạnh hợp tác, liên kết để gia
tăng giá trị chuỗi sản xuất lúa gạo.
- Trong những bối cảnh nền kinh tế gặp khó khăn việc xuất hiện các hành vi
cạnh tranh không lành mạnh là điều khó tránh khỏi. Các cơ quan quản lý nhà nước
cần làm tốt hơn nữa việc kiểm soát chất lượng gạo, và hàng tiểu ngạch từ bên ngoài
len lỏi vào, không chịu thuế nhập khẩu dẫn tới giá thành rẻ, sẽ tạo sức cạnh tranh đáng
kể với lúa gạo Việt. Tập trung kiểm tra hệ thống phân phối, giá cả để xử lý kịp thời
Nhóm 3 – Lớp 1101TECO0311 14
Kinh tế thương mại Việt Nam
các hành vi cạnh tranh không lành mạnh, làm giảm đi tính hấp dẫn của thị trường
trong nước.
- Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư hạ tầng thương mại: hỗ trợ kinh phí
giải phóng mặt bằng, hoàn thiện kết cấu hạ tầng kỹ thuật ngoài hàng rào khu vực xây
dựng kho chứa, miễn giảm thuế cho các DN kinh doanh lúa gạo…
• Phát triển hệ thống lưu thông lương thực, cung cấp thông tin tạo điều kiện
cho người tiêu dùng tiếp cận thuận lợi lương thực trong mọi tình huống.
- Bộ Tài chính cần nghiên cứu đề xuất mức hợp lý lượng lúa gạo dự trữ quốc gia

và lượng lúa gạo dự trữ lưu thông để đề phòng thiên tai và bình ổn thị trường; sớm
hoàn thành đề án bảo hiểm nông nghiệp, trước mắt bảo hiểm sản xuất lúa gạo. Kết
hợp tốt giữa dự trữ lưu thông và dự trữ nhà nước để bảo đảm yêu cầu cứu trợ lương
thực, thực phẩm trong trường hợp khẩn cấp.
- Nâng cao tiềm lực khoa học, công nghệ thông tin phục vụ sản xuất lúa hàng
hóa, xây dựng trung tâm thông tin, kiểm tra chất lượng, thực hiện nghiên cứu một
cách cơ bản, hiệu quả về giống lúa, điều kiện khí hậu, tính chất lý hóa của đất đai mỗi
vùng, miền; kết hợp với việc triển khai, tập huấn ngoài đồng ruộng, đưa khoa học –
công nghệ đến với người nông dân gần hơn, sát với sản xuất hơn. Tăng cường vốn đầu
tư cho khoa học – công nghệ; thực hiện đi tắt và đón đầu trong việc tạo giống lúa mới,
công nghệ chế biến mới …
2. Về phía doanh nghiệp
- Liên kết chặt chẽ giữa các DN, giữa nông dân và DN.
DN thương mại lúa gạo trên thị trường nội địa còn tồn tại một thực trạng là
khâu sản xuất lúa và tiêu thụ gạo chưa được tổ chức tốt; lợi ích giữa các khâu sản xuất
- tiêu thụ - xuất khẩu chưa được chia sẻ công bằng; chưa đầu tư mạnh cho khâu trữ lúa
gạo; doanh nghiệp thiếu gắn kết với vùng nguyên liệu để nâng cao chất lượng sản
phẩm và xây dựng thương hiệu gạo Việt Nam, vì vậy việc thiết lập nguồn cung ứng
bền vững, an toàn cho hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp thương mại là rất
ít, hầu như chưa doanh nghiệp nào làm được nên khi gặp phải rất nhiều khó khăn khi
thị trường biến động: lũ lụt, hạn hán, mất mùa… Các DN phải thực hiện hiệu quả mối
liên kết kinh tế giữa nhà nước – nhà nông – nhà khoa học – nhà doanh nghiệp, tạo
thành sức mạnh tổng thể nâng cao sức cạnh tranh mặt hàng lúa gạo Việt Nam trên thị
Nhóm 3 – Lớp 1101TECO0311 15
Kinh tế thương mại Việt Nam
trường so với gạo ngoại nhập… Các doanh nghiệp cần có sự liên kết chặt chẽ, tạo nên
một sức mạnh chung cho thương hiệu lúa gạo VN, có thể cạnh tranh với các thương
hiệu ngoại. Đặc biệt là sự liên kết giữa doanh nghiệp chế biến và doanh nghiệp thương
mại để nâng cao giá trị sản phẩm, tạo nên hệ thống lưu thông thông suốt và bền vững.
- Thiết lập kênh phân phối, tăng cường công tác xúc tiến thương mại.

Thực tế cho thấy, nhiều doanh nghiệp Việt Nam chỉ mặn mà với việc xuất khẩu
lúa gạo (giá cao hơn gạo thường 20-40 USD/tấn) mà không quan tâm đến thị trường
trong nước. Do các doanh nghiệp chưa tạo dựng được kênh phân phối cho mình ở
trong nước hoặc ngại triển khai kênh phân phối và không ít doanh nghiệp có quan
điểm gạo ngon chỉ để xuất khẩu. Đây là quan điểm sai lầm vì tuy thị trường xuất khẩu
rất hấp dẫn và thu được nhiều lợi nhuận, nhưng trong điều kiện kinh tế bất ổn như
hiện nay chính phủ các nước đang hạn chế nhập siêu, chú trọng phát triển sản xuất
trong nước thì việc xuất khẩu sẽ rất khó khăn, trong đó thị trường nội địa đông dân có
sức cầu tương đối lớn trở nên thu hút hơn. Các DN phải xây dựng kênh phân phối
hiệu quả, coi trọng phát triển kho vận và phương tiện kinh doanh nhằm hạ giá trong
khâu kho vận và gia tăng hiệu quả phân phối ở thị trường nội địa. Doanh nghiệp cần
đầu tư xây dựng các cơ sở chế biến, kho chứa, phương tiện vận chuyển đảm bảo đạt
tiêu chuẩn, thiết bị, máy móc hiện đại.
Tăng cường công tác thông tin truyền thông và phối hợp với cơ quan Nhà nước
để tổ chức các hội thảo, hội chợ, festival nhằm quảng bá và giới thiệu các sản phẩm
lúa gạo đến người dân trong nước, hưởng ứng tích cực phong trào “Người Việt Nam
ưu tiên dùng hàng Việt Nam”. Tổ chức, tăng cường công tác XTTM, tiếp thị xuất
khẩu, tạo ra cơ hội cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư, các tổ chức, cơ quan XTTM
trong và ngoài nước gặp gỡ, giới thiệu, trao đổi và quảng bá sản phẩm đến với người
tiêu dùng. Tìm kiếm cơ hội hợp tác và đầu tư, thu hút doanh nghiệp nước ngoài đến
với thị trường lúa gạo Việt Nam.
Cần xây dựng thương hiệu mạnh cho gạo của doanh nghiệp, thực hiện tốt công
tác tiếp thị, mở rộng thị phần, thông qua việc thực hiện tốt các biện pháp: Nâng cao
chất lượng sản xuất lúa gạo; thực hiện đúng quy trình kỹ thuật trong chọn giống,
trồng, chăm sóc, bón phân, tưới nước … đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong sản
xuất lúa gạo hàng hóa; làm tốt khâu đóng gói, bao bì; thực hiện tốt việc chỉ dẫn địa
Nhóm 3 – Lớp 1101TECO0311 16
Kinh tế thương mại Việt Nam
chỉ, mẫu mã, quy cách sản phẩm … ngay trong khâu đóng gói hàng hóa; tăng cường
quảng bá mặt hàng lúa gạo của doanh nghiệp trên thị trường thông qua nhiều kênh,

nhiều hình thức. Đặc biệt là tổ chức tốt và tham gia một cách hiệu quả các hội chợ về
lúa gạo để nâng cao tầm ảnh hưởng trong sản xuất lúa gạo doanh nghiệp trên thị
trường, phát triển thương hiệu của doanh nghiệp, đưa sản phẩm, thương hiệu của
doanh nghiệp đến gần người tiêu dùng hơn.
- Doanh nghiệp kinh doanh lúa gạo phải có những nghiên cứu thị trường để kịp
thời đưa ra chiến lược, kế hoạch cho việc dự trữ nguồn hàng và cân đối giữa thị
trường trong và ngoài nước, cân đối các sản phẩm lúa gạo nội, ngoại. Các doanh
nghiệp phải thường xuyên theo dõi thêm các số liệu của bộ Nông nghiệp về tình
hình sản xuất và cung cầu trong nước để quyết định trạng thái kinh doanh của mình.
Kết luận
Theo các chuyên gia thì thương mại lúa gạo của Việt Nam yếu kém toàn diện,
năng lực chế biến, dự trữ lưu thông còn rất hạn chế. Giá trị gia tăng trong khâu chế
biến gạo mới đóng góp khoảng 19-20%, trong khi đó ở Thái Lan là 26%. Thất thoát
sau thu hoạch vẫn còn chiếm tới 11-12%. Hệ thống kho chứa, công tác lưu thông phân
phối cũng còn quá nhiều bất cập. Các chính sách hỗ trợ cũng kém hiệu quả nhất là các
chính sách về vốn đầu tư. Nói như các chuyên gia thì chuỗi sản xuất lúa gạo của Việt
Nam đang rất rời rạc chưa có tính hệ thống. Trên cơ sở phân tích thực trạng phát triển
thương mại lúa gạo trên thị trường nội địa hiện nay, chúng ta có thể nhận thấy một số
thành tựu và hạn chế, để từ đó đưa ra những giải pháp phát triển loại hình này với sự
phối hợp của các cơ quan chức năng, các doanh nghiệp và không thể thiếu sự tham gia
tích cực từ phía người nông dân.
Nhóm 3 – Lớp 1101TECO0311 17

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×