Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

case 15 tập đoàn máy tính dell xác định mức trọng yếu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (311.36 KB, 27 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
KHOA KẾ TOÁN



BÀI TẬP NHÓM
Môn: KIỂM TOÁN TÀI CHÍNH NÂNG CAO
Giảng viên : Th.S Trần Thị Hồng Vân
Sinh viên thực hiện: Nhóm 7
Đà Nẵng, ngày 30 tháng 3 năm 2012
GV: Trần Thị Hồng Vân SVTH: Nhóm 4
DANH SÁCH NHÓM 4
1. Trần Tiến Dũng 35K18
2. Hoàng Ngọc Dung 35K18
3. Mạc Thị Hồng Hạnh 35K18
4. Dương Thị Nga 35K18
5. Phạm Thị Ánh Nguyệt 35K18
6. Trần Thị Mỹ Xiêm 35K18
7. Trần Chiến 35K18
8. Nguyễn Thị Quỳnh Anh 35K18
9. Dương Thanh Quân 35K18
Kiểm toán tài chính nâng cao Page 2
GV: Trần Thị Hồng Vân SVTH: Nhóm 4
CASE 15
TẬP ĐOÀN MÁY TÍNH DELL
Xác định mức trọng yếu kế hoạch cho toàn bộ báo cáo tài chính và
sai phạm có thể chấp nhận được cho từng khoản mục.
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
Sau khi hoàn thành và thảo luận về trường hợp này bạn có thể:
1. Xác định mức trọng yếu ban đầu cho toàn bộ báo cáo tài chính của một khách


hàng kiểm toán.
2. Phân bổ mức trọng yếu cho từng khoản mục trên báo cáo tài chính.
3. Cung cấp hỗ trợ cho các quyết định của bạn.
II. GIỚI THIỆU CHUNG:
Tập đoàn máy tính Dell thiết kế, phát triển thị trường, sản xuất, cung cấp dịch vụ và
hỗ trợ một loạt hệ thống máy tính bao gồm máy tính để bàn, máy tính xách tay, máy trạm
và các máy chủ. Công ty cũng kinh doanh phần mềm, thiết bị ngoại vi máy tính, dịch vụ
sau bán hàng và các chương trình hỗ trợ. Sản phẩm của công ty được bán trên 170 quốc
gia và nó đã có cơ sở sản xuất tại Round Rock, Texas; Limerick, Irland; và Penang,
Malaysia. Doanh thu thuần năm tài chính 1998 là 12.3 tỷ USD và lợi nhuận thuần là 944
triệu USD. Nhìn chung Dell đã đạt được mức doanh thu cao trong quí tài chính thứ 2 và
thứ 3.
Chiến lược kinh doanh của công ty là cung cấp những trải nghiệm tốt nhất cho
khách hàng thông qua mối quan hệ trực tiếp, toàn diện với khách hàng, hợp tác nghiên
cứu và phát triển với các đối tác công nghệ, các hệ thống máy tính theo đơn đặt hàng, và
cung cấp các dịch vụ, chương trình hỗ trợ phù hợp với yêu cầu khách hàng. Nhờ phương
pháp tiếp cận trực tiếp với khách hàng mà công ty không cần phải hỗ trợ một mạng lưới
rộng lớn cho các đại lí bán sỉ và lẻ. Điều này cho phép công ty giảm bớt chi phí sản phẩm
bằng cách chọn các đại lí điển hình và đồng thời tránh được chi phí tồn kho liên quan đến
các kênh buôn bán lẻ. Ngoài ra, việc liên hệ một cách trực tiếp khách hàng cho phép công
ty duy trì, theo dõi và cập nhật cơ sở dữ liệu thông tin về khách hàng, các sản phẩm và
dịch vụ cần thiết ở hiện tại và tương lai. Quan hệ hợp tác với công ti có công nghệ hàng
đầu đã làm cho quá trình mua sắm, sản xuất và phân phối có hiệu quả, điều đó giúp Dell
Kiểm toán tài chính nâng cao Page 3
GV: Trần Thị Hồng Vân SVTH: Nhóm 4
mang công nghệ đến với khách hàng nhanh hơn và giá cả thấp hơn so với các đối thủ
cạnh tranh.
Cổ phiếu phổ thông của Dell được giao dịch trên sàn giao dịch chứng khoán điện tử
NASDAQ (National Association of Securities Dealers Automated Quotations ) của Mỹ.
Dell được yêu cầu kiểm toán hằng năm theo Luật giao dịch chứng khoán năm 1934. Kết

thúc phiên giao dịch vào ngày 08 tháng 9 năm 1998, Dell đã có 1.273.510.968 cổ phần
phổ thông với mức giá giao dịch $ 59 15/16.
III. CÁC THÔNG TIN CƠ BẢN VỀ KIỂM TOÁN:
Công ti của bạn, Smith và Jonws, PA, đang trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán
ban đầu cho Tập đoàn máy tính Dell trong năm tài chính 1999. Đóng vai trò như một nhà
quản lý kiểm toán, bạn phải chịu trách nhiệm về việc xác định mức trọng yếu kế hoạch
cho toàn bộ báo cáo tài chính và những sai sót có thể chấp nhận được cho từng khoản
mục. Những hướng dẫn về mức trọng yếu ban đầu và sai sót chấp nhận được
đã được cung cấp đầy đủ để hỗ trợ bạn trong nhiệm vụ này.
Kiểm toán viên Donna Fontsin đã thực hiện một phân tích sơ bộ tình hình của công
ty và cho rằng khả năng mà các nhà quản lý gian lận là thấp.
Những phân tích ban đầu của Donna về kết quả hoạt động của công ty được ghi lại
trong giấy làm việc G 3-1 và G 3-2 (góc trên bên phải của tài liệu). Thêm vào đó, trong
khi thực hiện các phân tích sơ bộ, Donna cũng ghi nhận các sự kiện hiện tại đáng chú ý
vào một giấy làm việc riêng (G4). Số liệu trên bảng cân đối kế toán 1998 cùng với số liệu
dự báo năm 1999 đã được ghi lại trên lịch trình kiểm toán của G 6-1 và G 6-2. Những
thông tin tài chính năm 1998 của công ty được thể hiện ở các trang sau.
Giả định không có sai sót được phát hiện trong kiểm toán tài chính năm 1998.

Công ty kiểm toán Smith and Jones
Nguyên tắc trọng yếu
Nguyên tắc này cung cấp những hướng dẫn chung cho nhân viên khi đưa ra mức
ước lượng ban đầu về tính trọng yếu và sai sót chấp nhận được nhằm xác định tính chất,
thời gian, và phạm vi của các thủ tục kiểm toán. Nguyên tắc này chỉ mang tính chất
hướng dẫn, không bắt buộc phải được tuân theo trong tất cả các cuộc kiểm. Sự phù hợp
của nguyên tắc trọng yếu được xác định trên cơ sở sử dụng đánh giá chuyên môn.
Kiểm toán tài chính nâng cao Page 4
GV: Trần Thị Hồng Vân SVTH: Nhóm 4
Hướng dẫn ước lượng ban đầu về mức trọng yếu:
Mức trọng yếu kế hoạch cho thấy sai sót tối đa trên báo cáo tài chính có thể xảy ra

trước khi ảnh hưởng đến quyết định của các đối tượng sử dụng thong tin trên BCTC. Quy
mô,bản chất của các sai phạm trên báo cáo tài chính sẽ có ảnh hưởng khác nhau đến
những người sử dụng báo cáo tài chính. Ví dụ, sai phạm 5% trên khoản mục tài sản lưu
động có thể ảnh hưởng quan trọng đối với 1 chủ nợ hơn là 1 cổ đông, trong khi sai phạm
5% trên khoản mục thu nhập trước thuế có thể lại ảnh hưởng quan trọng đối với 1 cổ
đông hơn là một chủ nợ. Vì vậy, việc đầu tiên cần xem xét khi xác định mức trọng
yếu là xác định các đối tượng sử dụng báo cáo tài chính.
Những thông tin dưới đây sẽ cho biết khi nào 1 sai phạm được xem là trọng yếu hay
không trọng yếu:
+ Thu nhập trước thuế: Tổng hợp các sai phạm nhỏ hơn 5% thu nhập trước thuế
thì được cho là không trọng yếu, lớn hơn 10% được cho là trọng yếu (Lưu ý: Nếu thu
nhập ròng trước thuế của công ty về căn bản là thấp hơn so với các công ty khác có cùng
quy mô thì việc lấy thu nhập trước thuế làm cơ sở ước tính mức trọng yếu là không hợp
lý)
+ Doanh thu thuần: Tổng hợp các sai phạm nhỏ hơn 1% doanh thu thuần được cho
là không trọng yếu, lớn hơn 3% được cho là trọng yếu.
+ Tài sản hiện tại : Tổng hợp các sai phạm nhỏ hơn 5% tài sản hiện tại được cho là
không trọng yếu, lớn hơn 10% được cho là trọng yếu.
+ Các khoản nợ hiện tại: Tổng hợp các sai phạm nhỏ hơn 5 % nợ ngắn hạn được
cho là không trọng yếu, lớn hơn 10% được cho là trọng yếu.
+ Tổng tài sản: Tổng hợp các sai phạm nhỏ hơn 1% tổng tài sản được cho là không
trọng yếu, lớn hơn 3% được cho là trọng yếu (Lưu ý: Đối với các doanh nghiệp cung cấp
dịch vụ hay các doanh nghiệp có ít tài sản hoạt động thì việc lấy tổng tài sản để làm cơ sở
ước tính mức trọng yếu là không hợp lý).
Mức trọng yếu kế hoạch được thiết lập cho từng khoản mục phải được xác định bằng
cách xem xét các đối tượng chính sử dụng thông tin trên báo cáo tài chính và đồng thời
cũng cần phải xem xét các yếu tố định tính. Ví dụ, nếu khách hàng có nhiều khả
năng vi phạm các yêu cầu về khả năng thanh toán hiện hành tối thiểu đối với một hợp
đồng cho vay, thì nên sử dụng mức trọng yếu ban đầu nhỏ đối với tài sản và nợ ngắn
Kiểm toán tài chính nâng cao Page 5

GV: Trần Thị Hồng Vân SVTH: Nhóm 4
hạn. Ngược lại, nếu khả năng thanh toán hiện hành của khách hàng cao hơn khả năng
thanh toán hiện hành tối thiểu, thì nên sử dụng mức trọng yếu ban đầu cao đối với tài
sản và nợ ngắn hạn.
Mức trọng yếu kế hoạch phải dựa trên số tiền nhỏ nhất được xác định từ các cơ sở
trọng yếu có liên quan để đảm bảo rằng toàn bộ báo cáo tài chính không tồn tại các sai
sót trọng yếu.
Hướng dẫn xác định mức trọng yếu cho từng khoản mục.
Ngoài việc xác định mức trọng yếu cho toàn bộ báo cáo tài chính thì cũng cần phải
phân bổ mức trọng yếu cho từng bộ phận, khoản mục trên báo cáo tài chính. Mức trọng
yếu được phân bổ cho từng khoản mục, được gọi là “Sai sót chấp nhận được”. Sai sót có
thể chấp nhận được là sự sai lệch giữa số tiền của mỗi tài khoản trên báo cáo tài chính và
số tiền thật sự của khoản mục đó mà không ảnh hưởng đến việc trình bày hợp lý toàn bộ
báo cáo tài chính. Việc phân bổ mức trọng yếu cho các khoản mục, bộ phận của BCTC
cho phép kiểm toán viên thiết kế và thực hiện chiến lược kiểm toán cho mỗi cuộc kiểm
toán.
“Sai sót chấp nhận được” được xác định cho tất cả các khoản mục trên bảng cân đối
kế toán (ngoại trừ khoản mục "lợi nhuận giữ lại" bởi vì đây là tài khoản được xác định
sau cùng). Sai sót chấp nhận được không cần phải phân bổ cho các khoản mục trên báo
cáo thu nhập vì lí do có nhiều sai phạm vừa ảnh hưởng lên cả các khoản mục của bảng
cân đối kế toán và báo cáo thu nhập. Đồng thời các sai phạm chỉ tác động lên báo cáo thu
nhập thường thì ít liên quan đến người sử dụng thông tin trên BCTC.
Mục tiêu của việc xác định sai sót chấp nhận được đối với từng khoản mục riêng lẻ
trên bảng cân đối là để đảm bảo rằng các thông tin được trình bày trên báo cáo tài chính
là trung thực, hợp lý trên tất cả các khía cạnh trọng yếu với chi phí thấp nhất. Những yếu
tố cần quan tâm khi xác định “sai sót chấp nhận được” bao gồm:
+ Ảnh hưởng của các khoản mục đến người sử dụng thông tin: Sai sót chấp
nhận được phải thấp hơn mức mà tại đó nó làm ảnh hưởng đến việc ra quyết định của
những người sử dụng thông tin trên BCTC.
+ Chi phí cho việc thu thập bằng chứng kiểm toán: Khoản mục nào có chi phí

thu thập bằng chứng kiểm toán càng cao thì sai sót chấp nhận được phải càng lớn.
Kiểm toán tài chính nâng cao Page 6
GV: Trần Thị Hồng Vân SVTH: Nhóm 4
+ Độ tin cậy (tính thích hợp) của bằng chứng kiểm toán: Đối với các khoản mục
có bằng chứng với độ tin cậy thấp thì “sai sót chấp nhận được” được xác định cao hơn.
+ Sai sót dự kiến: Đối với các khoản mục nếu không chắc chắn rằng khách hàng sẽ
tiến hành điều chỉnh cho các sai phạm được phát hiện trong quá trình kiểm toán thì “sai
sót chấp nhận được” sẽ ở mức tối thiểu bằng với sai sót dự kiến.
+ Quy mô (giá trị) của khoản mục: Sai sót chấp nhận được sẽ cao hơn ở các
khoản mục có giá trị lớn hơn.
Để đảm bảo rằng BCTC không tồn tại sai phạm thì “sai sót chấp nhận được” được
phân bổ cho từng khoản mục phải thấp hơn mức trọng yếu ước lượng ban đầu. Đồng thời
tổng “sai sót chấp nhận được” không được vượt quá 3 lần mức trọng yếu kế hoạch. Khi
gian lận của các nhà quản lý gia tăng thì tổng hợp các sai sót chấp nhận được phải thấp
hơn mức dự kiến. Trong nhiều cuộckiểm toán, việc kỳ vọng rằng một số khoản mục riêng
lẻ sẽ bị sai phạm ít hơn so với “sai sót chấp nhận được” và các “sai sót chấp nhận được”
trên các khoản mục đó sẽ bù đắp cho nhau là điều hoàn toàn hợp lý. Tuy nhiên, điều này
sẽ không hợp lý khi khả năng gian lận của các nhà quản lý là cao. Nếu các nhà quản lý cố
tình làm sai lệch thông tin trên BCTC thì có khả năng các sai sót này sẽ được thực hiện
một cách có hệ thống theo một hướng trên khắp các khoản mục.

TẬP ĐOÀN MÁY TÍNH DELL
Thông tin Tài chính năm 1998
Năm tài chính: năm tài chính của công ty là 52 hoặc 53 tuần, kết thúc vào ngày chủ
nhật gần nhất với ngày 31 tháng 1.
Chứng khoán thanh khoản: chứng khoán thanh khoản của công ty được xếp vào
nhóm “sẵn sàng để bán” và được ghi nhận theo giá trị hợp lý. Các khoản lãi và lỗ chưa
thực hiện được ghi nhận là vốn cổ phần. Các khoản lỗ chưa thực hiện được trừ vào doanh
thu khi có một khoản giảm trừ trên giá trị hợp lý được xác định không phải chỉ là nhất
thời. Giá vốn của chứng khoán được xác định theo phương pháp giá đích danh. Lãi và lỗ

trong việc giao dich chứng khoán được tính vào doanh thu tài chính và doanh thu khác
khi nghiệp vụ phát sinh.
Tại ngày mua, công ty định khoản cho những khoản đầu tư có tính thanh khoản cao
với thời hạn thanh toán trong vòng 3 tháng trở lại là các chứng khoán thanh khoản, đồng
Kiểm toán tài chính nâng cao Page 7
GV: Trần Thị Hồng Vân SVTH: Nhóm 4
thời phản ánh các dòng tiền có liên quan vào chỉ tiêu “dòng tiền đầu tư” trên báo cáo lưu
chuyển tiền tệ. Các khoản chứng khoán thanh khoản của công ty cùng với giá trị hợp lý
của nó được thể hiện như sau: (ĐVT: triệu USD)
Ngày 1/2/1998 Ngày 2/2/1997
Cổ phiếu ưu đãi 172 172
Quỹ đầu tư tín thác (quỹ tương hỗ) chủ yếu đầu
tư vào chứng khoán nợ.
800 182
Trái phiếu
+ Trái phiếu của các tiểu bang và thành phố
trực thuộc Trung ương.
190 317
+ Trái phiếu của các công ty& NH Mỹ 307 415
+ Trái phiếu Chính phủ Mỹ 40 98
+ Trái phiếu của các công ty đa quốc gia 15 53
Tổng giá trị trái phiếu 552 883
Tổng giá trị CK thanh khoản 1,524 1,237
Hàng tồn kho: Hàng tồn kho được ghi nhận theo giá thấp hơn giữa giá gốc và giá
thị trường. Giá gốc được xác định dựa theo phương pháp nhập trước xuất trước.Hàng tồn
kho của công ty gồm có: (ĐVT: triệu USD)
Ngày 1/2/1998 Ngày 2/2/1997
Nguyên vật liệu 189 223
Sản phẩm dở dang và thành phẩm 44 28
233 251

Đất đai, thiết bị và máy móc: Đất đai, thiết bị và máy móc được thực hiện theo giá
trị còn lại. Tài sản cố định trong doanh nghiệp được trích khấu hao theo phương pháp
đường thẳng. Mức trích khấu hao được tính bằng cách lấy số khấu hao phải phân bổ đem
chia cho tuổi thọ ước tính của tài sản, thường thì từ 10 đến 30 năm cho nhà cửa và từ 2
đến 3 năm cho các tài sản cố định. Phần giá trị tăng thêm khi nâng cấp tài sản thuê được
phân bổ dưới 5 năm hoặc thời hạn thuê. Các chỉ tiêu này của công ty gồm có: (ĐVT:
triệu USD).
Ngày 1/2/1998 Ngày 2/2/1997
Đất đai và nhà xưởng 137 133
Kiểm toán tài chính nâng cao Page 8
GV: Trần Thị Hồng Vân SVTH: Nhóm 4
Thiết bị máy tính 135 104
Thiết bị và đồ đạc văn phòng 45 32
Máy móc và thiết bị khác 126 59
Giá trị tăng thêm khi nâng cấp tài sản thuê 66 46
Tổng giá trị 509 374
Khấu hao lũy kế (167) (139)
342 235
Giao dịch tiền tệ quốc tế: Phần lớn doanh thu ở nước ngoài của công ty được tạo ra
bởi các chi nhánh quốc tế có sử dụng đồng đô-la Mĩ làm công cụ tiền tệ. Các chi nhánh
này được định giá lại sang đô-la Mĩ bằng việc áp dụng tỉ giá trong ngày cho các khoản
nợ, các tài sản tài chính và tỉ giá gốc cho các tài sản phi tài chính. (Tài sản tài chính là các
loại tài sản không tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất hàng hóa - dịch vụ, như tiền,
chứng khoán và các loại giấy tờ có giá ). Các khoản lãi và lỗ của việc định giá lại tài sản
được xem như một khoản tài trợ vốn. Còn các chi nhánh mà không sử dụng đồng đô-la
Mĩ làm công cụ tiền tệ thì quy đổi tài sản và nợ phải trả theo tỉ giá trong ngày tại ngày lập
bảng cân đối kế toán. Việc tính toán các khoản lãi lỗ từ việc chuyển đổi như trên được
ghi nhận như là một phần của vốn chủ sở hữu. Các khoản thu nhập và chi phí từ các chi
nhánh nước ngoài được đánh giá lại theo tỷ giá hối đoái thực tế bình quân tháng được áp
dụng cho kỳ.

Công cụ bảo hiểm rủi ro ngoại hối: công ty tiến hành thực hiện các hợp đồng
ngoại hối để ngăn ngừa các rủi ro về tỉ giá ngoại tệ. Hợp đồng này được thiết kế như thể
là một công cụ bảo hiểm và xác định tính hiệu quả ngay từ khi bắt đầu và trong suốt quá
trình thực hiện. Các khoản lãi lỗ đã thực hiện hoặc chưa thực hiện và phí cho các hợp
đồng quyền chọn mua có bảo hiểm về rủi ro phát sinh tuy nó vẫn chưa đảm bảo chắc
chắn sẽ xảy ra, giao dịch ngoại tệ được hoãn lại và được ghi nhận vào thu nhập như một
phần của doanh thu, giá vốn hoặc chi phí hoạt động trong cùng kì phát sinh như các giao
dịch có bảo hiểm. Hợp đồng kì hạn được thiết kế như công cụ bảo hiểm về rủi ro dự báo
có thể xảy ra hoặc các cam kết chắc chắn đã được kế toán dựa trên cơ sở giá thị trường,
đi kèm với việc ghi nhận kịp thời khoản lãi lỗ đã thực hiện hoặc chưa thực hiện.
Kiểm toán tài chính nâng cao Page 9
GV: Trần Thị Hồng Vân SVTH: Nhóm 4
Công cụ vốn tham chiếu đến cổ phiểu phổ thông của công ty: Các khoản tiền
nhận được từ việc bán các công cụ vốn và các khoản tiền phải trả cho việc mua các công
cụ vốn được ghi nhận như là một phần của vốn chủ sở hữu. Mọi khoản chênh lệch về giá
thị trường phát sinh sau này trong các hợp đồng công cụ vốn sẽ không được ghi nhận.
Cuối cùng, nếu các hợp đồng này được thanh toán bằng tiền mặt, thì khi đó số tiền đã
trả hoặc được nhận sẽ được ghi nhận là thành phần của vốn chủ sở hữu.
Ghi nhận doanh thu: Doanh thu được ghi nhận vào thời chuyển giao hàng cho
khách hàng. Việc lập dự phòng cho hàng bán bị trả lại và các khoản nợ phải thu khó đòi
được thực hiện dựa trên những kinh nghiệm từng có trước đó. Doanh thu từ các dịch vụ
riêng biệt và các chương trình bảo hành sản phẩm kéo dài thì bị hoãn lại và được ghi
nhận vào lúc kết thúc thời hạn bảo hành. Các khoản phải thu của công ty gồm có:
(ĐVT: triệu USD)
Ngày 1/2/1998 Ngày 2/2/1997
Khoản phải thu 1514 934
Dự phòng nợ khó đòi (28) (31)
Khoản phải thu thuần 1486 903
Chương trình bảo hành và hỗ trợ khác sau bán hàng: Hiện tại, công ty ước tính
những chi phí có thể phát sinh cho việc bảo hành và các chương trình hỗ trợ sau bán

hàng. Các khoản chi phí và khoản nợ phải trả của công ty bao gồm: (ĐVT: triệu USD)
Ngày 1/2/1998 Ngày 2/2/1997
Chi phí bồi thường phải trả 236 113
Doanh thu chưa thực hiện trên các hợp đồng
bảo hành.
193 126
Các khoản chi trội 146 27
Chi phí bảo hành phải trả 139 111
Các khoản thuế khác ngoại trừ thuế thu nhập 122 74
Các khoản chi khác 218 167
1,054 618
Kiểm toán tài chính nâng cao Page 10
GV: Trần Thị Hồng Vân SVTH: Nhóm 4
Chi phí quảng cáo: Các khoản chi cho quảng cáo đều được tính vào chi phí. Chi phí
quảng cáo của các năm tài chính 1998, 1997, và 1996 lần lượt là 137 triệu USD, 87 triệu
USD, và 83 triệu USD.
Các khoản thưởng cho nhân viên bằng cổ phiếu: Công ty đã thông qua chuẩn mực
kế toán số 123 về các khoản thưởng cho nhân viên bằng cổ phiếu trong năm tài chính kết
thúc vào ngày 2/2/1997. Dựa vào chuẩn mực này, công ty cũng tiếp tục áp dụng “Hội
đồng nguyên tắc kế toán - PAB số 25 về việc phát hành cổ phiếu cho nhân viên. Kết quả
trên cho thấy, không có khoản chi phí nào được ghi nhận cho các quyền chọn được thông
qua với giá thực hiện bằng với giá thị trường tại ngày ký kết hợp đồng hoặc ngày liên
quan với kế hoạch mua cổ phiếu của nhân viên. Đối với cổ phiếu quyền chọn, cổ phiếu
mà được phát hành với giá đã chiết khấu, công ty tính vào chi phí khoản chênh lệch giữa
giá ghi sổ và giá trị thực của nó vào ngày đo lường.
Thuế thu nhập doanh nghiệp: Việc dự phòng thuế thu nhập phải dựa trên thu nhập
trước thuế được báo cáo trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất. Tài sản
thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại và chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại được
xác định dựa trên sự chênh lệch tạm thời giữa báo cáo tài chính và báo cáo thuế bằng việc
áp dụng mức thuế hiện hành đối với tài sản và những khoản nợ. Thuế thu nhập doanh

nghiệp hoãn lại ròng (bao gồm tài sản hiện hành khác) của công ty bao gồm:
Cuối năm tài chính
Ngày 1/2/1998 Ngày 2/2/1997 Ngày 28/1/1996
Dự phòng hàng bán bị trả lại và
dự phòng nợ phải thu khó đòi
20 31 25
Dự phòng hàng tồn kho và bảo
hành.
24 21 18
Thu nhập từ hợp đồng dịch vụ
hoãn lại.
124 107 53
Thuế khác (62) (26) (29)
Tài sản thuế thu nhập hoãn lại
ròng
106 133 67
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ 6 THÁNG ĐẦU NĂM
Kiểm toán tài chính nâng cao Page 11
GV: Trần Thị Hồng Vân SVTH: Nhóm 4
Năm kết thúc: 31/1/1999
Doanh thu thuần sáu tháng đầu năm 1999 tăng 53% so với năm 1998 (từ 5,4 triệu
đô la lên 8,25 triệu đô la). Sự gia tăng của doanh thu thuần chủ yếu là do sự gia tăng
doanh số bán. Doanh số bán hàng trong sáu tháng đầu năm 1999 tăng trên tất cả các dòng
sản phẩm và tăng 70% so với cùng kỳ năm 1998. Máy tính bàn tiếp tục là sản phẩm
chiếm tỷ lệ lớn (80%) trong doanh số bán ra trong suốt 6 tháng đầu tiên năm tài chính
năm 1999. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng doanh số bán hàng (gồm cả máy chủ và máy
trạm) và máy tính xách tay vượt quá tỷ lệ tăng trưởng doanh số bán hàng của các sản
phẩm máy tính để bàn. So với cùng kỳ năm 1998, những ảnh hưởng của việc tăng doanh
số bán đã được bù đắp một phần do doanh thu bình quân trên một đơn vị sản phẩm giảm
10%. Sự sụt giảm trong doanh thu bình quân trên một đơn vị sản phẩm chủ yếu là do

giảm giá bán.
Doanh thu thuần 6 tháng đầu năm 1999 tăng lên trong tất cả khu vực so với cùng kỳ
năm 1998. Tỷ trọng doanh thu thuần của mỗi vùng trong 6 tháng đầu năm 1999 như sau:
Châu Mỹ: 67,7%; Châu Âu: 25,6%; Châu Á- Thái Bình Dương là 6,7%. So với cùng kỳ
năm 1998, Châu Mỹ: 69,1%; Châu Âu: 23,4%; Châu Á là 7,5%
Phần trăm lợi nhận gộp của công ty 6 tháng đầu năm 1999 tăng 22,5% so với
21,9% cùng kỳ của năm trước. Sự gia tăng này chủ yếu là từ việc giảm các chi phí thành
phần, mà phần lớn là thông qua khách hàng, dẫn đến doanh thu trung bình trên một đơn
vị sản phẩm nói trên sụt giảm.
Công ty tiếp tục thành công trong việc quản lý và điều hành các hoạt động sản xuất
kinh doanh của mình. Vào ngày 2/8/1998, số ngày một vòng quay khoản phải thu của
công ty là 37 ngày, số ngày một vòng quay HTK là 8 ngày, số ngày 1 vòng quay nợ phải
trả là 52 ngày. Trong khi đó, vào ngày 1/2/1998: số ngày 1 vòng quay khoản phải thu là
36 ngày, số ngày 1 vòng quay HTK là 7 ngày, số ngày 1 vòng quay nợ phải trả là 51
ngày.
Tỉ lệ phần trăm chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp so với doanh thu
thuần tăng lên 10% trong 6 tháng đầu năm 1999 so với 9,6% cùng kỳ năm trước. Nguyên
nhân chủ yếu là do sự gia tăng về đội ngũ nhân viên trên toàn cầu và chi phí cho việc xây
dựng cơ sở hạ tầng (bao gồm cả hệ thống thông tin) để hỗ trợ cho sự phát triển lâu dài
của công ty.
Kiểm toán tài chính nâng cao Page 12
GV: Trần Thị Hồng Vân SVTH: Nhóm 4
Tỷ lệ phần trăm chi phí nghiên cứu và phát triển công nghệ trên doanh thu thuần từ
1.6% vào cùng kỳ năm trước nay giảm còn 1,5% trong 6 tháng đầu năm 1999. Các chi
phí này tăng chủ yêu là do việc gia tăng tuyển dụng nhân viên có trình độ và chi phí phát
triển sản phẩm.
Tỷ lệ phần trăm thu nhập ròng trên doanh thu thuần từ 7.6% vào cùng kỳ năm trước
nay đã tăng lên 7,9% trong 6 tháng đầu năm 1999.
Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh là 1,1 tỷ USD trong 6 tháng đầu năm tài chính
1999, so với cùng kỳ năm trước là 0,6 tỷ USD. Dòng tiền mặt của công ty từ hoạt động

kinh doanh được tạo ra chủ yếu từ thu nhập ròng và vốn lưu động
Nhìn chung, kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong 6 tháng đầu năm rất
tốt và khá thuận lợi so với các đối thủ cạnh tranh lớn. Doanh thu thuần thu về từ việc bán
máy tính Compaq trong 6 tháng đầu năm 1998 tăng 6.8% so với cùng kỳ năm 1997 (từ
10,79 tỷ USD đến 11,52 tỷ USD). Tỷ lệ thu nhập ròng trên doanh thu thuần giảm (31.2%)
trong 6 tháng đầu năm 1998 so với 6.2% trong 6 tháng đầu năm 1997. Doanh thu thuần
trong 6 tháng đầu năm 1998 từ việc bán thiết bị Gateway 2000 gia tăng 19% so với cùng
kỳ năm 1997 (tăng từ 2.81 tỷ USD đến 3.35 tỷ USD). Tỷ lệ thu nhập ròng trên doanh thu
thuần giảm 4.1% trong 6 tháng đầu năm 1998 so với 4.4% trong 6 tháng đầu năm 1997.
CÁC SỰ KIỆN HIỆN TẠI
Năm kết thúc: 31/1/1999
Trong suốt 6 tháng đầu năm 1999, công ty đã sử dụng 155 triệu USD tiền mặt để cải
tiến và trang bị thêm các thiết bị. Dòng tiền mặt cho chi phí vốn của năm tài chính 1999
được ước tính xấp xỉ 360 triệu USD
Sang quý thứ 2 của năm tài chính 1999, công ty tiến hành việc bổ sung các bộ phận
bằng việc thuê tài chính. Kế hoạch này đi kèm với việc thống nhất sẽ tiến hành vào cuối
năm tài chính đã cho phép Dell có khả năng thuê các bất động sản, nhà máy và trang thiết
bị có giá trị và lâu dài phục vụ cho mục tiêu xây dựng hay kế hoạch định trước. Trong
năm đó, 85 triệu $ của những bộ phận này đã được đưa vào sử dụng vào những mục đích
cụ thể.
Trong tháng 4 năm 1998, công ty đã phát hành 200 triệu $ trái phiếu ưu tiên với lãi
suất cố định là 6.55%, đáo hạn vào tháng 4 năm 2008 và 300 triệu $ trái phiếu tín nhiệm
Kiểm toán tài chính nâng cao Page 13
GV: Trần Thị Hồng Vân SVTH: Nhóm 4
với lãi suất cố định là 7.10%, đáo hạn vào ngày 15 tháng 4 năm 2008. Lãi suất được trả
sau 6 tháng hằng năm. Các trái phiếu này có thể được mua lại toàn bộ hoặc 1 phần, tại đại
hội cổ đông của công ty, về nguyên tắc, tất cả lãi suất tích lũy được và phí tổn thất của
việc mua lại trái phiếu được dựa trên giá trị hiện tại của lãi phải trả quá kì hạn nợ. Các
trái phiếu tín nhiệm và trái phiếu ưu tiên về cơ bản không có những ràng buộc hạn chế
nào, thoát ra khỏi giới hạn phạm vi nắm giữ tài sản của công ty và giới hạn trong các giao

dịch bán và cho thuê lại tài sản.
Vào 17 tháng 7 năm 1998, các cổ đông đã chấp thuận sửa đổi một số điều lệ trong
công ty để tăng số lượng các cổ phiểu phổ thông, mệnh giá 1 $ cho 1 cổ phiếu, và công ty
đã được phép phát hành từ 1 tỉ cổ phiếu thành 3 tỉ cổ phiếu.
Công ty dự tính phát hành khoảng 634 triệu cổ phiếu phổ thông để hoàn tất việc
tách cổ phiếu theo tỉ lệ 1:2
Trong suốt năm tài chính hiện tại, công ty đã mua lại 11 triệu cổ phiếu phổ thông
với chi phí trung bình 36$ cho 1 cổ phiếu. Cũng trong năm này, công ty có quyền mua lại
50 triệu cổ phiếu phổ thông nữa và đoán trước rằng việc mua lại này sẽ tạo ra 1 giá trị
đáng kể cho nguồn tiền trong tương lai. Thông tin trên mỗi cổ phiếu không thể hiện việc
dự tính tách cổ phiếu của công ty.
CƠ SỞ LÝ THUYẾT
TRỌNG YẾU
I. Khái niệm:
Kiểm toán tài chính nâng cao Page 14
GV: Trần Thị Hồng Vân SVTH: Nhóm 4
Trong lĩnh vực kiểm toán BCTC, trọng yếu là một khái niệm thường xuyên nhắc
tới. Theo Chuẩn mực Kiểm toán Quốc tế số 320 (ISA 320) về “Tính trọng yếu trong kiểm
toán” thì “ Thông tin là trọng yếu nếu việc bỏ sót hoặc sai sót của thông tin đó có thể ảnh
hưởng tới quyết định kinh tế của người sử dụng BCTC. Tính trọng yếu phụ thuộc vào
mức độ quan trọng của các khoản mục hay sai sót được đánh giá theo bối cảnh cụ thể
tạo ra việc bỏ sót hoặc sai sót đó. Vì thế, tính trọng yếu là một ngưỡng hoặc một điểm
định tính cơ bản mà một thông tin hữu ích cần phải có”
Theo Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 320 về “Tính trọng yếu trong kiểm toán”
thì trọng yếu được định nghĩa như sau: “Thông tin được coi là trọng yếu có nghĩa là nếu
thiếu tính chính xác của thông tin đó sẽ ảnh hưởng đến các quyết định của người sử dụng
báo cáo tài chính. Mức trọng yếu tuỳ thuộc vào tầm quan trọng và tính chất của thông
tin hay của sai sót được đánh giá trong hoàn cảnh cụ thể. Mức trọng yếu là một ngưỡng,
một điểm chia cắt chứ không phải là nội dung của thông tin cần phải có. Tính trọng yếu
phải xét trên cả phương diện định lượng và định tính”

Như vậy, trọng yếu là khái niệm về tầm cỡ (hay độ lớn) và bản chất của các sai
phạm kể cả bỏ sót của các thông tin tài chính hoặc là đơn lẻ hoặc là từng nhóm nếu xét
trong một bối cảnh cụ thể, những sai phạm đó làm cho người sử dụng BCTC đưa ra các
quyết định sai lầm hoặc hiểu sai bản chất vấn đề.
II. Vai trò của trọng yếu:
Tính trọng yếu có vai trò rất quan trọng trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán,
thực hiện kiểm toán (thiết kế phương pháp kiểm toán) và giai đoạn kết thúc kiểm toán.
• Trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán :
Kiểm toán viên đánh giá mức độ trọng yếu để ước tính mức độ sai sót có thể chấp
nhận được, xác định phạm vi của cuộc kiểm toán và đánh giá ảnh hưởng của các sai sót
lên BCTC từ đó xác định bản chất, thời gian và phạm vi các thử nghiệm kiểm toán.
Chuẩn mực Kiểm toán Quốc tế số 320 (ISA 320) quy định: “Khi lập kế hoạch
kiểm toán, chuyên gia kiểm toán phải cân nhắc xem những nhân tố có thể làm phát sinh
những sai sót trọng yếu trong BCTC. Đánh giá của chuyên gia kiểm toán về mức độ
trọng yếu, liên quan đến các số dư tài khoản cụ thể và các loại nghiệp vụ giúp họ xác
định được khoản mục nào cần kiểm tra và nên sử dụng phương pháp chọn mẫu hay áp
dụng các thủ tục phân tích. Điều này giúp chuyên gia kiểm toán lựa chọn những thủ tục
Kiểm toán tài chính nâng cao Page 15
GV: Trần Thị Hồng Vân SVTH: Nhóm 4
kiểm toán; kết hợp những thủ tục kiểm toán đó lại với nhau có thể sẽ giảm được rủi ro
kiểm toán tới một mức độ có thể chấp nhận được”
• Trong giai đoạn thực hiện kiểm toán:
Dựa vào đánh giá mức trọng yếu và mối quan hệ giữa trọng yếu và rủi ro, kiểm
toán viên sẽ lựa chọn các phương pháp kiểm toán thích hợp (tăng cường thử nghiệm cơ
bản hay thử nghiệm kiểm soát…) đồng thời cũng có thể thay đổi phương pháp kiểm toán
nếu có sự thay đổi trong đánh giá mức trọng yếu.
• Trong giai đoạn kết thúc kiểm toán:
Kiểm toán viên dựa vào mức trọng yếu để xác định mức độ trung thực, hợp lý của
các thông tin trên BCTC và đánh giá ảnh hưởng của các sai sót đến BCTC để đưa ra ý
kiến cho phù hợp. Nếu kiểm toán viên phát hiện thấy một sai phạm trọng yếu thì phải đề

nghị khách hàng điều chỉnh. Nếu kiểm toán viên cho là cần thiết mà khách hàng từ chối
điều chỉnh thì kiểm toán viên sẽ đưa ra ý kiến chấp nhận từng phần, ý kiến ngoại trừ hoặc
ý kiến trái ngược tuỳ theo mức độ trọng yếu của sai phạm. Vì vậy, kiểm toán viên cần
phải có sự hiểu biết về tính trọng yếu và thực hiện đánh giá trọng yếu một cách đầy đủ.
III. Quy mô và bản chất của khoản mục nghiệp vụ trong mối quan hệ với trọng yếu:
Việc đánh giá trọng yếu là một công việc mang tính xét đoán nghề nghiệp của
kiểm toán viên. Hơn nữa, trọng yếu là một khái niệm tương đối và gắn liền quy mô của
khách hàng. Một sai phạm là trọng yếu với công ty này nhưng có thể là không trọng yếu
với công ty khác. Do đó, để đánh giá một khoản mục, nghiệp vụ là trọng yếu hay không,
kiểm toán viên cần xem xét trên cả hai mặt định tính và định lượng của những sai phạm
hay nói cách khác, cần xem xét cả quy mô và bản chất nghiệp vụ trong quan hệ với tính
trọng yếu
1. Quy mô trong mối quan hệ với trọng yếu:
Quy mô của sai phạm đối với một khoản mục hay nghiệp vụ là một nhân tố quan
trọng để xem xét sai phạm đó có trọng yếu hay không. Các chỉ tiêu thường được dùng
làm cơ sở đánh giá tính trọng yếu như: thu nhập trước thuế, tổng tài sản, doanh thu, tài
sản lưu động, nợ ngắn hạn… Trong các chỉ tiêu đó thì chỉ tiêu thu nhập trước thuế
Kiểm toán tài chính nâng cao Page 16
GV: Trần Thị Hồng Vân SVTH: Nhóm 4
thường là quan trọng nhất vì nó được xem như một khoản mục thông tin then chốt nhất
đối với người sử dụng BCTC.
Ta xem xét hai mức độ khác nhau về quy mô của khoản mục, nghiệp vụ là quy mô
nhỏ và quy mô lớn để thấy được mối quan hệ giữa quy mô và tính trọng yếu:
 Quy mô nhỏ:
Một khoản mục, nghiệp vụ sai phạm với quy mô nhỏ trong báo cáo tài chính thì
thường được coi là không trọng yếu bởi vì việc phản ánh đúng hay sai khoản mục, nghiệp
vụ này cũng không ảnh hưởng đến quy mô chung trên BCTC và không ảnh hưởng đến
quyết định của người sử dụng.
Tuy nhiên, khi xem xét các sai phạm không nên xem xét nó một cách cô lập vì
chúng không đủ trọng yếu do quy mô nhỏ nhưng nếu kiểm toán viên cộng dồn các sai

phạm thì sẽ phát hiện thấy sự liên quan và tính hệ thống của các sai phạm từ đó phát hiện
ra tính trọng yếu của chúng.
 Quy mô lớn:
Các khoản mục có quy mô lớn thường được đánh giá là trọng yếu vì nó ảnh hưởng
đến nhận thức về thực trạng hoạt động tài chính và từ đó ảnh hưởng đến các quyết định
quản lý kinh tế và các kết luận kiểm toán. Tuy nhiên không phải khoản mục nào có quy
mô lớn cũng sẽ ảnh hưởng trọng yếu tới báo cáo tài chính vì còn phải xem xét mối quan
hệ của khoản mục với đối tượng kiểm toán cũng như mục tiêu kiểm toán.
2. Bản chất của khoản mục, nghiệp vụ trong mối quan hệ với trọng yếu:
Các khoản mục, nghiệp vụ được coi là trọng yếu thường bao gồm: các khoản mục,
nghiệp vụ có gian lận hoặc chứa đựng khả năng gian lận và các khoản mục, nghiệp vụ có
sai sót hệ trọng.
 Các khoản mục, nghiệp vụ chứa gian lận hoặc chứa đựng khả năng gian lận:
Với cùng một quy mô tiền tệ, các gian lận thường được chú trọng hơn sai sót bởi
vì các gian lận thường ảnh hưởng đến tính trung thực và độ tin cậy của Ban Giám đốc và
những người có liên quan. Vì vậy, một hành vi gian lận luôn được coi là trọng yếu bất kể
quy mô là lớn hay nhỏ.
Các khoản mục, nghiệp vụ chứa gian lận hoặc chứa đựng khả năng gian lận bao gồm:
Kiểm toán tài chính nâng cao Page 17
GV: Trần Thị Hồng Vân SVTH: Nhóm 4
 Các nghiệp vụ đấu thầu, giao thầu và giao dịch không hợp pháp vì trong đấu
thầu, việc lựa chọn chủ thầu nhiều khi có sự móc nối, phối hợp giữa bên giao thầu
và bên nhận thầu để thu lợi cho một số cá nhân
 Các nghiệp vụ thanh lý tài sản khi tài sản khấu hao hết hoặc chưa khấu hao hết
nhưng không còn sử dụng. Các nghiệp vụ về tiền mặt: tiền mặt có đặc điểm gọn
nhẹ, dễ di chuyển, cất trữ và có biên độ dao động lớn do đó rất dễ có gian lận phát
sinh.
 Các nghiệp vụ về mua bán và thanh toán: dễ có sự liên kết giữa người mua và
người bán để kiếm lợi cho bản thân.
 Các nghiệp vụ bất thường: Đây là các nghiệp vụ xảy ra không thường xuyên,

không có dự tính trước hoặc có dự tính nhưng ít khi xảy ra và có ảnh hưởng trực
tiếp đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.
 Các nghiệp vụ phân chia quyền lợi: chứa đựng khả năng gian lận cao vì hầu như
bất cứ ai cũng muốn thu lợi cho mình.
 Các nghiệp vụ cố ý bỏ ngoài sổ sách.
 Các nghiệp vụ xảy ra vào cuối kỳ quyết toán hoặc thuộc loại nghiệp vụ mới
sinh.
 Các khoản mục, nghiệp vụ có sai sót hệ trọng:
 Các khoản mục, nghiệp vụ có sai sót ở quy mô lớn hoặc có chênh lệch lớn với
các kỳ trước hoặc giữa các nguồn thông tin liên quan.
 Các nghiệp vụ vi phạm nguyên tắc kế toán nhưng không cố ý tuy nhiên có thể
dẫn đến sai lầm nghiêm trọng, ảnh hưởng đến người sử dụng thông tin
 Các nghiệp vụ, khoản mục có sai sót lặp lại nhiều lần.
 Các khoản mục nghiệp vụ có ảnh hưởng nghiêm trọng đến kỳ sau
 Các sai sót ảnh hưởng đến lợi nhuận thường được coi là trọng yếu như một
khoản lỗ được báo cáo như là một khoản lãi hoặc ngược lại.
 Các khoản mục, nghiệp vụ có sai sót sẽ gây ra hậu quả liên quan đến nhiều
khoản mục, nghiệp vụ khác, ảnh hưởng nghiêm trọng đến BCTC.
 Sự mô tả không đúng đắn, không xác đáng về chính sách kế toán của doanh
nghiệp làm cho người sử dụng BCTC sẽ hiểu sai về bản chất thông tin.
IV. Vận dụng khái niệm trọng yếu trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán:
1. Ở góc độ toàn bộ báo cáo tài chính:
Kiểm toán tài chính nâng cao Page 18
GV: Trần Thị Hồng Vân SVTH: Nhóm 4
Kiểm toán viên sẽ vận dụng tính trọng yếu để ước tính toàn bộ sai sót có thể chấp
nhận được trên báo cáo tài chính nhưng vẫn đảm bảo rằng BCTC không có sai sót trọng
yếu
Để thiết lập mức trọng yếu tổng thể cho BCTC, Kiểm toán viên cần lựa chọn chỉ tiêu
cơ sở. Thông qua tìm hiểu khách hàng, Kiểm toán viên xác định được chỉ tiêu nào trên
BCTC là chỉ tiêu mà người sử dụng BCTC quan tâm nhất. Thông thường, có thể chia ra

thành các nhóm người chính sử dụng BCTC và xem chỉ tiêu mà nhóm người sử dụng này
quan tâm để xác lập mức trọng yếu cho toàn bộ BCTC.
Mặc dù ước lượng ban đầu về mức trọng yếu là xét đoán nghề nghiệp mang tính chủ
quan của kiểm toán viên song trong quá trình kiểm toán, các công ty kiểm toán thường
hướng dẫn ước lượng ban đầu về mức trọng yếu bằng việc xác định các chỉ tiêu được
chọn làm gốc trong từng trường hợp cụ thể, tỷ lệ tính mức trọng yếu tương ứng với từng
chỉ tiêu. Các chỉ tiêu này phải là các chỉ tiêu có tính ổn định qua các năm.
Tỷ lệ lựa chọn
 Trong trường hợp nhóm người sử dụng quan tâm chủ yếu đến Báo cáo kết quả
hoạt động kinh doanh, có nghĩa là người sử dụng quan tâm nhiều đến kết quả hoạt động
của khách hàng trong một giai đoạn cụ thể. Lúc này, KTV nên chọn tỷ lệ phần trăm trên
các cơ sở liên quan đến chỉ tiêu như: lợi nhuận thuần trước thuế, lãi gộp hoặc doanh thu.
Sự ổn định thể hiện tình trạng của các chỉ tiêu qua các năm, nếu có các sự bất ổn hoặc
không phù hợp các chỉ tiêu, KTV thực hiện các thủ tục để loại trừ ảnh hưởng của các
biến động để đảm bảo tính ổn định của chỉ tiêu cơ sở cho việc xác lập mức trọng yếu.
Tỷ lệ mà KTV nên sử dụng khi xác định mức trọng yếu cho toàn bộ BCTC trong
trường hợp này là:
(1) Lợi nhuận thuần trước thuế (hay chỉ tiêu lãi gộp) 5% - 10%
(2) Tổng doanh thu 0,5% - 1%, nếu doanh thu của khách hàng gần sát với doanh thu
hòa vốn.
 Trong trường hợp người sử dụng quan tâm chủ yếu đến Bảng cân đối kế toán, có
nghĩa người sử dụng quan tâm đến tình hình tài chính của khách hàng tại một thời điểm
cụ thể, quan tâm đến khả năng thanh toán và tính thanh khoản của khách hàng. Thông
thường đây là tình huống mà doanh nghiệp mới thành lập hay doanh nghiệp có khả năng
vi phạm khái niệm hoạt động liên tục. Lúc này, chỉ tiêu được chọn là tổng tài sản hoặc
Kiểm toán tài chính nâng cao Page 19
GV: Trần Thị Hồng Vân SVTH: Nhóm 4
vốn chủ sở hữu (hay là tài sản thuần). Chỉ tiêu được chọn nên là chỉ tiêu mang tính ổn
định và có khả năng thực hiện được. Tuy nhiên, nếu người sử dụng tập trung nhiều vào
vốn chủ sở hữu hơn kết quả hoạt động, nhưng nếu có sự suy giảm về vốn chủ sở hữu làm

cho vốn trở nên rất nhỏ thì việc lựa chọn chỉ tiêu tổng tài sản thì hợp lý hơn.
Tỷ lệ mà KTV nên sử dụng khi xác định mức trọng yếu cho BCĐKT trong trường
hợp này sẽ là:
(1) Tổng tài sản 0,5% - 1% ;
(2) Vốn chủ sở hữu (hay tài sản thuần) là 1% - 5%.
Ước lượng ban đầu về tính trọng yếu mang tính chất xét đoán nghề nghiệp của
kiểm toán viên. Do đó, ước lượng ban đầu về trọng yếu không cố định mà có thể thay đổi
trong suốt cuộc kiểm toán nếu kiểm toán viên thấy ước lượng ban đầu là không phù hợp
vì một trong các nhân tố xác định mức ước lượng này thay đổi.
2. Ở góc độ từng khoản mục:
Sau khi kiểm toán viên đã có ước lượng ban đầu về mức trọng yếu cho toàn bộ
báo cáo tài chính, kiểm toán viên sẽ phân bổ ước lượng này cho từng khoản mục trên báo
cáo tài chính. Đây chính là sai số có thể chấp nhận được đối với từng khoản mục.
Việc phân bổ ước lượng ban đầu về trọng yếu cho các khoản mục nhằm mục đích
giúp kiểm toán viên xác định số lượng bằng chứng kiểm toán thích hợp cần phải thu thập
đối với từng khoản mục ở mức chi phí thấp nhất mà vẫn đảm bảo tổng hợp các sai sót
trên BCTC không vượt quá mức ước lượng ban đầu về trọng yếu.
Hầu hết các sai sót trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh đều có ảnh hưởng
tương tự như trên bảng cân đối kế toán do hệ thống bút toán ghi sổ kép. Vì thế trong phần
lớn các cuộc kiểm toán và hầu hết các thủ tục kiểm toán, việc phân bổ này chủ yếu cho các
khoản mục trên bảng cân đối kế toán.
Có nhiều phương pháp để phân bổ mức trọng yếu như phân bổ theo giá trị khoản
mục hoặc theo tỷ lệ nhất định, ngoài ra kiểm toán viên có thể dựa vào rủi ro tiềm tàng, rủi
ro kiểm soát đối với từng khoản mục, chi phí thu thập bằng chứng đối với từng khoản
mục và kinh nghiệm của mình để phân bổ ước lượng trọng yếu ban đầu. Phânb
Quy trình phân bổ mức trọng yếu cho từng khoản mục theo quy mô giá trị :
• Bước 1:Xác định các khoản mục không phân bổ mức trọng yếu hay phân bổ với
mức rất thấp.
• Bước 2:Phân bổ mức trọng yếu cho các khoản mục theo quy mô giá trị.
• Bước 3:Phân bổ chính thức mức trọng yếu cho từng khoản mục.

Kiểm toán tài chính nâng cao Page 20
GV: Trần Thị Hồng Vân SVTH: Nhóm 4
Công thức tính:
- PM còn lại=Tổng PM-PM đã phân bổ ở bước 1.
- Tổng giá trị các khoản mục còn lại =Tổng giá trị các khoản mục trên BCTC–Giá
trị các khoản mục phân bổ ở bước 1.

XÁC ĐỊNH MỨC TRỌNG YẾU
Yêu cầu 1 :
Tập đoàn DELL Computer Số tham chiếu: G5
Đánh giá mức trọng yếu ban đầu Người lập: DF
Năm kết thúc: 31/1/1999 Ngày: 14/8/1998
Người soát xét:
Người sử dụng báo cáo tài chính chủ yếu:
- Các cổ đông (chủ sở hữu) của công ty.
- Các nhà đầu tư
- Các chủ nợ như: ngân hàng, các nhà cho vay, nhà cung cấp…
Khả năng gian lận của ban quản lý:
…… Khả năng gian lận thấp.
 Khả năng gian lận tương đối thấp.
…… Khả năng gian lận vừa phải.
Các chỉ tiêu cụ thể (ĐVT: triệu USD)
Chỉ tiêu
Số liệu thực
tế báo cáo
tài chính
năm 1998
Số liệu dự
toán báo
cáo tài

chính năm
1999
Ước tính ban đầu về mức trọng yếu
Tối thiểu Tối đa
% Số tiền % Số tiền
Lợi nhuận trước thuế 1,368 2,109 5 105.45 10 210.9
Kiểm toán tài chính nâng cao Page 21
GV: Trần Thị Hồng Vân SVTH: Nhóm 4
Doanh thu thuần 12,327 19,000 1 190 3 570
Nợ phải trả ngắn hạn 2,697 4,115 5 205.75 10 411.5
Tài sản ngắn hạn 3,912 6,155 5 307.75 10 615.5
Tổng tài sản 4,268 6,771 1 67.71 3 203.13
Xác định mức trọng yếu cho toàn bộ báo cáo tài chính: (ĐVT: triệu USD)
Giải thích:
Xem xét bảng ước tính ban đầu về mức trọng yếu, chúng tôi nhận thấy chỉ tiêu tổng
tài sản có mức trọng yếu thấp nhất. Tuy nhiên, đây là báo cáo tài chính của doanh nghiệp
niêm yết trên thị trường chứng khoán nên chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế được rất nhiều
người sử dụng báo cáo tài chính quan tâm, mặt khác chỉ tiêu này là một chỉ tiêu then
chốt trên báo cáo tài chính. Do đó, chúng tôi chọn chỉ tiêu Lợi nhuận trước thuế làm chỉ
tiêu gốc để ước lượng mức trọng yếu ban đầu cho toàn bộ báo cáo tài chính. Theo đó,
mức trọng yếu là từ 105.45 triệu USD đến 210.9 triệu USD. Để đảm bảo tính thận trọng,
chúng tôi chọn mức thấp nhất 105.45 triệu USD là mức trọng yếu cho toàn bộ báo cáo
tài chính năm 1999 của Tập đoàn Dell.
Mức trọng yếu tích lũy được phân bổ cho các khoản mục: (ĐVT: triệu USD)
Mức trọng yếu ban đầu cho toàn bộ BCTC 105.45
Hệ số nhân (3 nếu khả năng gian lận của ban quản lý thấp, 2 nếu
khả năng gian lận của ban quản lý tương đối thấp, 1 nếu khả năng
gian lận cao).
2
Mức trọng yếu tích lũy 210.9

Yêu cầu 2:
Tập đoàn máy tính DELL Số tham chiếu: G6-1
Sai sót chấp nhận được cho các khoản mục Người lập:
Năm kết thúc: 31/1/1999 Ngày:
Kiểm toán tài chính nâng cao Page 22
GV: Trần Thị Hồng Vân SVTH: Nhóm 4
ĐVT: triệu USD Người soát xét:
Mức trọng yếu còn lại cần phân bổ cho các khoản mục: 200,9 triệu USD.
Tổng giá trị của các khoản mục còn lại cần phân bổ : 12534 triệu USD.
Tài
khoản
BCĐKT thực
tế 1/2/1998
BCĐKT dự kiến
31/1/1999
Mức sai sót có thể
chấp nhận được tạm
phân bổ theo quy mô
Mức sai sót
có thể chấp
nhận được
chính thức
phân bổ
Tiền
mặt
320 500 10 10
Giải thích: Đây là khoản mục dễ sai sót, tuy nhiên KTV không phát hiện ra các
sai sót trọng yếu liên quan, và bằng chứng có sẵn tại doanh nghiệp nên chi phí
thu thập bằng chứng thấp nên sai sót chấp nhận được ở mức thấp.
Chứng

khoán
khả
nhượn
g
1.524 2300 36.87 36
Giải thích: Đây là khoản mục mà chủ nợ quan tâm, quy mô khoản mục lớn, chi
phí thu thập bằng chứng thấp vì các giấy tờ có giá luôn hiện hữu tại doanh
nghiệp, độ tin cậy cao, rủi ro thấp do tính thanh khoản cao. Do đó, sai sót chấp
nhận được ở mức tương đối cao
Phải
thu
khách
hàng
(thuần)
1.486 2.290 36.71 36
Qui mô khoản mục lớn, chi phí thu thập bằng chứng cao vì đây là tập đoàn đa
quốc gia; khoản mục phải thu liên quan đến ngoại tệ, chứa đựng rủi ro trong đánh
giá tỷ giá, tuy nhiên doanh nghiệp có thực hiện quy đổi ngoại tệ, đánh giá chênh
lệch tỷ giá nên hạn chế được sai sót .Sai sót chấp nhận được ở mức tương đối
cao.
Hàng 233 365 5.85 4
Kiểm toán tài chính nâng cao Page 23
GV: Trần Thị Hồng Vân SVTH: Nhóm 4
tồn kho
Giải thích: Kinh doanh các mặt hàng công nghệ nên dễ lỗi thời, việc đánh giá
HTK trở nên khó khăn, chi phí thu thập bằng chứng cao ( ví dụ: chi phí kiểm kê,
mời chuyên gia thẩm định giá,…) đồng thời chứa đựng nhiều rủi ro. Vì vậy, sai
sót chấp nhận được ở mức tương đối thấp.
Tài sản
ngắn

hạn
khác
349 700 11.22 8
Giải thích: TSNH khác tăng gấp đôi so với đầu kỳ, như vậy có sự biến động lớn.
Tuy nhiên, theo báo cáo kiểm toán năm trước không có sai phạm trọng yếu, rủi ro
với khoản mục này được đánh giá là trung bình. Do đó, mức trọng yếu phân bổ
cho khoản mục này là trung bình.
Bất
động
sản,
máy
móc và
thiết bị
(giá trị
còn lại)
342 602 9.65 7
Giải thích: Cuối kỳ tăng 76% so với đầu kỳ, điều này có thể do tăng TSCĐ hoặc
ghi giảm chi phí khấu hao, làm ảnh hưởng trọng yếu đến chi phí, lợi nhuận trong
kỳ. Tuy nhiên, qua phân tích tình hình kinh doanh cho thấy: Doanh thu tăng 53%,
doanh nghiệp trang bị, nâng cấp cơ sở vật chất vào 6 tháng đầu năm 1999, nên sự
gia tăng này có thể hợp lý. Các bằng chứng về loại tài sản này có sẵn trong doanh
nghiệp và có giá trị chính xác. Do đó, sai sót chấp nhận được ở mức trung bình.
Tài sản
dài hạn
khác
14 14 0 0
Giải thích: Không có chênh lệch giữa đầu kỳ và cuối kỳ. Do đặc thù của đơn vị
nên khoản mục TSDH khác qui mô rất nhỏ, ít chứa đựng rủi ro trọng yếu, không
phân bổ mức trọng yếu cho khoản mục này.
Phải 1.643 2.515 40.31 37

Kiểm toán tài chính nâng cao Page 24
GV: Trần Thị Hồng Vân SVTH: Nhóm 4
trả
người
bán
Giải thích: Chênh lệch cuối kỳ tăng 53% so với đầu kỳ, phải trả người bán là
khoản mục trọng yếu, chiếm tỷ lệ lớn nhất trong tất cả các khoản mục nên ảnh
hưởng nhiều đến khả năng thanh toán của doanh nghiệp, dễ có sai phạm do có sự
liên kết giữa người bán và người mua nhằm mục đích trục lợi cho bản thân. Mặt
khác, doanh nghiệp thường xảy ra các giao dịch liên quan đến ngoại tệ, và có
đánh giá chênh lệch tỷ giá. Do đó, sai sót chấp nhận được ở mức trung bình
Nợ
ngắn
hạn
tích lũy

những
khoản
nợ
khác
1.054 1.600 25.65 25
Giải thích: Số dư cuối kỳ tăng gần 52% so với đầu kỳ, có thể do doanh số bán
tăng lên làm gia tăng các loại thuế, chi phí bảo hành… các khoản chi phí này là
ước tính nên dễ xảy ra sai phạm; chi phí thu thập bằng chứng cao vì không có căn
cứ cụ thể, xác đáng cho những khoản nợ này. Sai sót chấp nhận được ở mức
tương đối cao.
Nợ dài
hạn
17 512 8.21 7
Giải thích: Số dư cuối kỳ tăng 2912% so với đầu kỳ, như vậy có sự biến động rất

lớn. Tuy nhiên qua phân tích sơ bộ tình hình công ty, điều này có thể do công ty
phát hành trái phiếu để chuẩn bị tiến hành đầu tư vào quí 2 năm 1999. Nợ dài hạn
là một khoản mục quan trọng đối với nhà đầu tư, tuy nhiên quy mô của khoản
mục tương đối nhỏ, bằng chứng kiểm toán dễ thu thập vì các khoản nợ này đều
có giấy tờ liên quan, chính xác. Vì vậy, sai sót chấp nhận được phân bổ ở mức
trung bình.
Doanh
thu
225 260 4.17 4
Kiểm toán tài chính nâng cao Page 25

×