Tải bản đầy đủ (.pdf) (81 trang)

Nghiên cứu sản xuất nước giải khát cao lá vằng đóng chai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.48 MB, 81 trang )

i
LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành Đồ án này :
Trước hết tôi xin gửi tới Ban Giám Hiệu Trường Đại học Nha Trang, Ban
Chủ nhiệm khoa Chế biến, Phòng Đào tạo Đại học và Sau đại học niềm kính trọng,
sự tự hào được học tập tại trường trong những năm qua.
Sự biết ơn sâu sắc nhất tôi xin được giành cho thầy: TS. Vũ Ngọc Bội - Phó
Giám đốc Viện Công nghệ Sinh học và Môi trường - Trường Đại học Nha Trang đã tận
tình hướng dẫn và động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện đồ án tốt nghiệp này.
Xin cám ơn: TS. Nguyễn Anh Tuấn - Chủ nhiệm khoa Chế biến và các thầy
cô phản biện đã cho tôi những lời khuyên quí báu để công trình nghiên cứu được
hoàn thành có chất lượng.
Đặc biệt xin được ghi nhớ tình cảm, sự giúp đỡ của: các thầy cô giáo trong
Bộ môn Công nghệ Thực phẩm - khoa Chế biến, Bộ môn Công nghệ Sinh học -
Viện Công nghệ Sinh học và Môi trường đã giúp đỡ nhiệt tình và tạo điều kiện
thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian tôi thực hiện đồ án này.
Cuối cùng, tôi xin cảm ơn gia đình, người thân và các bạn bè đã tạo điều kiện,
động viên khích lệ để tôi vượt qua mọi khó khăn trong quá trình học tập vừa qua.
Nha trang, tháng 07 năm 2010
Sinh viên thực hiện



Phạm Thị Ngọc
ii
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN i
MỤC LỤC ii
DANH MỤC CÁC BẢNG iv
DANH MỤC CÁC HÌNH v


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT vi
LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 3
1.1. GIỚI THIỆU VỀ TRÀ THẢO DƯỢC 3
1.2. TỔNG QUAN VỀ NGUYÊN LIỆU 9
1.2.1. Giới thiệu về trà vằng và tình hình nghiên cứu về cây trà vằng 9
1.2.2. Các sản phẩm từ trà vằng 12
1.2.2.1. Cao lá vằng 12
1.2.2.1. Trà vằng túi lọc 14
1.3. TỔNG QUAN VỀ ĐỒ HỘP 14
1.4. TỔNG QUAN VỀ ĐỒ HỘP NƯỚC QUẢ. 16
1.4.1. Giới thiệu về đồ hộp nước quả 16
1.4.2. Quy trình chế biến đồ hộp nước quả 18
1.4.2.1. Quy trình chung 18
1.4.2.2. Thuyết minh quy trình 19
1.4.3. Giới thiệu công nghệ sản xuất đồ uống đóng chai 23
CHƯƠNG 2: NGUYÊN VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 28
2.1. NGUYÊN VẬT LIỆU 28
2.1.1. Cao lá vằng 28
2.1.2. Nguyên liệu phụ 28
2.1.2.1 Đường sacaroza (C
12
H
22
O
11
) và Aspartam OPC 28
2.1.2.2. Pectin 29
2.1.2.3. Acid ascorbic (Vitamin C) 29
2.1.3. Bao bì thủy tinh 29

iii
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 29
2.2.1. Phương pháp phân tích hóa học 29
2.2.2. Phương pháp đánh giá chất lượng sản phẩm: 30
2.2.3. Phương pháp phân tích vi sinh vật 33
2.2.4. PHƯƠNG PHÁP BỐ TRÍ THÍ NGHIỆM 34
2.2.4.1. Quy trình sản xuất dự kiến 34
2.2.4.2. Bố trí thí nghiệm xác định các thông số của quy trình 36
2.3. Hóa chất và thiết bị chủ yếu sử dụng trong đồ án 43
2.4. Phương pháp xử lý số liệu 43
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 44
3.1. XÁC ĐỊNH CÁC THÔNG SỐ CỦA QUY TRÌNH 44
3.1.1. Xác định tỷ lệ cao lá vằng sử dụng 44
3.1.2. Xác định thời gian và nhiệt độ nấu cao lá vằng 45
3.1.3. Xác định lượng đường bổ sung 46
3.1.3.2. Xác định tỷ lệ pectin bổ sung 50
3.1.3.3. Xác định tỉ lệ acid ascorbic bổ sung 52
3.1.3.4. Xác định thời gian thanh trùng 53
3.2. Đề xuất quy trình sản xuất nước giải khát cao trà lá vằng 56
3.3. Sản xuất thử nghiệm và đánh giá chất lượng cảm quan sản phẩm 57
3.4. Sơ bộ tính giá chi phí nguyên vật liệu cho sản phẩm 58
3.4.1.Tính tiêu hao nguyên vật liệu chính 58
3.4.2. Tính tiêu hao nguyên liệu phụ 59
KẾT KUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Ý KIẾN 62
TÀI LIỆU THAM KHẢO 63
PHỤ LỤC


iv
DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1. Thành phần dinh dưỡng của một số loại nước quả 17
Bảng 2.1: Bảng cơ sở đánh giá chất lượng cảm quan 30
Bảng 2.2. Bảng cho điểm chỉ tiêu cảm quan đối với nước giải khát cao lá vằng 31
Bảng 2.3. Hệ số quan trọng của các chỉ tiêu 32
Bảng 2.4. Quy định phân cấp chất lượng thực phẩm 33
Bảng 3.1. Trạng thái cảm quan sản phẩm trà cao lá vằng khi bổ sung đường
saccarose với tỉ lệ khác nhau 47
Bảng 3.2. Trạng thái cảm quan sản phẩm trà cao lá vằng khi bổ sung đường
Aspartam OPC với tỉ lệ khác nhau 48
Bảng 3.3. Trạng thái của sản phẩm trà cao lá vằng có bổ sung pectin với tỷ lệ
khác nhau 50
Bảng 3.4. Kết quả kiểm tra chỉ tiêu vi sinh vật trong nước uống cao lá vằng đóng
chai 54
Bảng 3.5. Trạng thái cảm quan sản phẩm trà cao lá vằng sau khi thanh trùng 2 tuần 54
Bảng 3.6. Bảng điểm đánh giá cảm quan sản phẩm trà vằng đóng chai 57
Bảng 3.7. Tiêu chuẩn chất lượng cảm quan sản phẩm nước giải khát cao lá vằng 58
Bảng 3.8. Phần trăm tiêu hao tổng cộng của từng nguyên liệu phụ khi sản xuất 59
Bảng 3.9. Chi phí nguyên vật liệu để sản xuất 1000 chai trà vằng làm từ đường
saccarose 60
Bảng 3.10. Chi phí nguyên vật liệu để sản xuất 1000 chai trà vằng làm từ đường
Aspartam OPC 60
v
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1. Các loại thảo dược được dùng làm trà 3
Hình 1.2. Một số loại trà thảo mộc trên thị trường 8
Hình 1.3. Cây trà vằng 9
Hình 1.4. Cao lá vằng 13
Hình 1.5. Trà vằng túi lọc 14
Hình 1.6. Quy trình chung sản xuất đồ hộp nước quả 18
Hình 1.7. Sơ đồ quy trình tổng quát trong sản xuất đồ uống đóng chai 24

Hình 2.1. Quy trình dự kiến sản suất nước cao lá vằng đóng chai. 34
Hình 2.2. Sơ đồ bố trí thí nghiệm chung 36
Hình 2.3. Sơ đồ bố trí thí nghiệm xác định tỷ lệ cao lá vằng sử dụng 37
Hình 2.4. Sơ đồ bố trí thí nghiệm xác định nhiệt độ và thời gian nấu cao lá vằng 38
Hình 2.5. Sơ đồ bố trí xác định tỷ lệ đường bổ sung 39
Hình 2.7. Sơ đồ bố trí thí nghiệm xác định tỉ lệ pectin bổ sung 40
Hình 2.8. Sơ đồ bố trí thí nghiệm xác định tỉ lệ acid ascorbic bổ sung 41
Hình 2.9. Sơ đồ bố trí thí nghiệm xác định thời gian thanh trùng 42
Hình 3.1. Ảnh hưởng của tỷ lệ cao lá vằng đến tổng điểm cảm quan của dịch cao
trà lá vằng 44
Hình 3.2. Ảnh hưởng của nhiệt độ và thời gian nấu cao đến tổng điểm cảm quan
dịch cao trà lá vằng 45
Hình 3.3. Ảnh hưởng của tỷ lệ bổ sung đường saccarose đến tổng điểm cảm
quan của sản phẩm 47
Hình 3.4. Ảnh hưởng của tỷ lệ bổ sung đường Aspartam OPC đến tổng điểm cảm
quan của sản phẩm 49
Hình 3.5. Ảnh hưởng của tỷ lệ bổ sung pectin đến sự thay đổi tổng trung bình
điểm cảm quan. 51
Hình 3.6. Ảnh hưởng của tỉ lệ acid ascorbic đến sự thay đổi tổng điểm trung bình
cảm quan của sản phẩm 52
vi
Hình 3.7. Ảnh hưởng của thời gian thanh trùng đến sự thay đổi tổng điểm cảm
quan của sản phẩm 53
Hình 3.8. Sơ đồ quy trình sản xuất “nước giải khát cao lá vằng đóng chai” hoàn
thiện 56
Hình 3.9. Hình ảnh về sản phẩm nước giải khát cao lá vằng 61
vii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
MS Màu sắc
TT Trạng thái


1
LỜI NÓI ĐẦU
Chè (trà) là đồ uống khá phổ biến ở Việt Nam cũng như trên thế giới. Các
sản phẩm trà rất đa dạng và phong phú như: trà túi lọc, trà hoà tan, trà đóng lon…
Hiện nay, do nhu cầu phát triển của xã hội có các sản phẩm cũng gọi là trà nhưng
không phải chế biến từ cây trà như trước đây mà chế biến từ các loại thảo dược đã
được y học cổ truyền sử dụng để chữa bệnh hay để tăng cường sức khỏe như: trà
nhân sâm, trà gừng, trà Actisô, trà linh chi, trà rong biển… hay trà đóng lon: trà bí
đao, trà la hán…
Cây trà vằng là một loại cây thuốc rất quen thuộc với nhân dân miền trung
du, đặc biệt là các tỉnh như: Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị… Theo GS
Đỗ Tất Lợi: trà vằng có chứa hoạt chất có tính kháng sinh và đã được thí nghiệm tại
bệnh viện Thái Bình cho thấy hoạt tính kháng tụ cầu khuẩn (Staphylococcus aureus)
và liên cầu khuẩn gây tan huyết (Streptococcus aureus) cao hơn penicillin,
steptonycin và sunfamit. Trà vằng không những có tác dụng chữa bệnh mà còn có
thể làm nước giải khát. Vì thế, nhân dân khu vực Miền Trung thường sử dụng trà
vằng để giải khát, kích thích tiêu hóa, giảm mỡ máu, chống sốt và đặc biệt tốt với
phụ nữ sau khi sinh nở…Để sử dụng lâu dài và tiện lợi, người dân Miền Trung đã
cô đặc dịch chiết từ cây trà vằng dưới dạng cao gọi là “cao lá vằng”. Cao lá vằng
hiện được người dân sử dụng để pha chế thành nước giải khát khi sử dụng. Tuy thế
việc sử dụng cao lá vằng làm nước giải khát cũng có một số nhược điểm như cao dễ
hút ẩm và chảy nước. Hơn nữa khi sử dụng phải chế nước sôi cao trà mới tan ra.
Qua bước đầu tìm hiểu và được sự cho phép của khoa Chế biến, em thực
hiện đề tài “Nghiên cứu sản xuất nước giải khát cao lá vằng đóng chai” với mục
đích sử dụng cao lá vằng để sản xuất nước giải khát đóng chai nhằm tạo ra sản
phẩm trà “thuần việt”, tiện lợi khi sử dụng lại có tác dụng chữa bệnh.
Thông qua đề tài “Nghiên cứu sản xuất nước giải khát cao lá vằng đóng
chai”, em mong rằng cây trà vằng - một loại thảo mộc quý, có nhiều chất tự nhiên
có hoạt tính sinh học sẽ được nhiều người biết đến và đề tài của em cũng góp phần

làm tăng thêm tính đa dạng cho sản phẩm trà thảo mộc ở nước ta.
2
Nội dung của đề tài gồm:
1) Xác định các thông số thích hợp cho quy trình sản xuất: tỉ lệ cao lá vằng sử
dụng, chế độ nấu cao lá vằng với nước, tỷ lệ đường, tỷ lệ acid ascosbic, tỷ lệ pectin
bổ sung.
2) Xác định chế độ thanh trùng cho sản phẩm.
3) Đề xuất quy trình sản xuất nước giải khát cao lá vằng đóng chai.
4) Sản xuất thử sản phẩm và đánh giá chất lượng sản phẩm.
Do thời gian nghiên cứu và kiến thức có hạn nên đồ án tốt nghiệp của em sẽ
không tránh khỏi những hạn chế. Em kính mong nhận được các ý kiến góp ý của
Qúy thầy cô và các bạn đồng nghiệp để đề tài thêm hoàn thiện.
Em xin chân thành cảm ơn!
Nha Trang, tháng 07 năm 2010
Sinh viên thực hiện



Phạm Thị Ngọc

3
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN
1.1. GIỚI THIỆU VỀ TRÀ THẢO DƯỢC

Hình 1.1. Các loại thảo dược được dùng làm trà
Trà thảo mộc là các loại trà được chế biến từ các loại thảo dược có khả năng
chữa bệnh và tăng cường sức khỏe.
Ngày nay do đời sống con người ngày càng được cải thiện nên con người
ngày càng quan tâm đến việc sử dụng các loại chất tự nhiên nguồn gốc thảo dược có

tác dụng tăng cường sức khỏe, chống bệnh tật nhằm kéo dài tuổi thọ cho con người.
Hiện nay có rất nhiều loại trà có nguồn gốc từ thảo dược như các loại trà chống đau
lưng, nhức mỏi: trà trái nhàu; trà thanh nhiệt: trà gừng, trà cam thảo, ; trà giảm mỡ
máu: trà linh chi [17]. Khoa học đã chứng minh, uống trà hàng ngày là phương thức
kéo dài tuổi thanh xuân và giữ gìn sắc đẹp. Sản phẩm trà thảo dược hiện có trên thị
trường rất đa dạng và phong phú. Dưới đây là một số sản phẩm trà thảo dược [11,
17, 18, 4, 6]:
+ Trà khổ qua

- Tên tiếng Anh: Gohyah tea (Bitter grourd, Captains tea, Bitter melon tea)

4
- Nguyên liệu: Từ 100% khổ qua nguyên chất
- Công dụng: Bổ mật, nhuận gan, lợi tiểu, trợ tiêu hoá, ngủ ngon, đặc biệt có
thể trị bệnh tiểu đường, sạn thận, mật, trừ giun sán…
+ Trà thanh nhiệt

- Tên tiếng Anh: The reshment tea
- Nguyên liệu: Từ thảo dược tự nhiên như chè lá, cam thảo, hoa hoè, thảo
quyết minh…
- Công dụng: Giải khát, giải nhiệt, bổ máu, giảm đau đầu, giảm huyết áp
+ Trà Actisô

- Tên tiếng Anh: Artichoke tea bag
- Thành phần: Từ rễ, thân, bông, lá của cây Actisô
- Công dụng: Mát gan, thông mật lợi tiểu, tăng bài tiết mật, cholesterol và ure
huyết, mịn da mặt…
+ Trà hà thủ ô
- Tên tiếng Anh: Polygoni multiflorum tea
- Thành phần: Từ hà thủ ô nguyên chất

- Công dụng: Bổ máu, tăng bài tiết thận, ngăn hiện tượng tóc bạc sớm hay hói
đầu, giảm căng thẳng thần kinh, giảm mất ngủ, ngừa thiếu hồng cầu, bệnh máu trắng…
+ Trà linh chi

- Tên tiếng Anh: Lingzhi tea
- Thành phần: Trà linh chi được sản xuất từ Linhzhi, cây thuốc họ chùm bao
dùng trong thảo dược học…
- Công dụng: Tốt cho hoạt động tim mạch, giảm cholesterol làm đẹp, tăng
khả năng miễn dịch của cơ thể, tốt cho trí não, an thần, ngủ ngon…
+ Trà rong biển
- Tên tiếng Anh: Seaweed tea
- Thành phần: Rong biển, chè đen
- Công dụng: Đây là loại trà thảo dược có tác dụng làm mát cơ thể, loại trừ
nhiệt dư thừa, giải nhiệt, giải cảm, trị bệnh bướu cổ…
5
+ Trà cỏ ngọt
- Tên tiếng Anh: Sweet grass tea
- Thành phần: Cỏ ngọt, chè xanh
- Công dụng: Lợi tiểu (thuốc kích niệu), hạ cholesterol, hạ huyết áp, đặc biệt
tốt cho chứng béo phì và tiểu đường.
+ Trà tim sen
- Tên tiếng Anh: Totus tea bag
- Công dụng: Tim sen là loại thảo mộc thanh nhiệt, an thần, mát gan, sáng mắt.
Dùng trà tim sen thường xuyên giúp dễ ngủ, da mịn màng, tinh thần sảng khoái.
+ Trà trái nhàu
- Tên tiếng Anh: Noni tea bag (morinda tea)
- Thành phần: Được chế biến từ trái nhàu và cỏ ngọt
- Công dụng: Dùng cho người bị sỏi thận, cao huyết áp, tiểu đường, ho cảm.
- Đặc biệt trị đau lưng, thấp khớp nhuận tràng.
+ Trà gừng

- Tên tiếng Anh: Ginger tea bag
- Thành phần: Được sản xuất từ củ gừng nguyên chất
- Công dụng: Giải nhiệt, giải cảm, rất tốt cho sức khỏe, giảm đau bụng, ho khan.
+ Trà sâm
- Tên tiếng Anh: Codonopsis.sp tea bag
- Thành phần: Từ đẳng sâm nguyên chất
- Công dụng: Bổ trung ích khí, bổ phổi và tì vị. Thích hợp để kích thích tiêu
hóa, giảm chứng biếng ăn, tứ chi mệt mỏi, tinh thần uể oải, miệng khô.
+ Trà hoa cúc
- Có mùi thơm nhẹ nhàng, giúp cơ thể giải nhiệt.
- Trà hoa cúc còn giúp mắt giảm quầng thâm.
+ Trà lá cây tầm ma
Giúp bồi bổ cho cơ thể vì trong thành phần có chứa nhiều vitamin và chất
khoáng đặc biệt là chất sắt giúp giảm các bệnh dị ứng.
6
+ Trà lá cây mâm xôi
Trà lá cây mâm xôi có tác dụng làm sạch nên rất hữu hiệu giúp sạch miệng,
là nước súc miệng trị chứng viêm họng. Không nên dùng loại trà này trong suốt thời
gian đầu khi mang thai.
+ Trà hương thảo
Thường được uống khi bắt đầu một ngày mới hoặc khi năng lượng trong cơ
thể thấp vì trà hương thảo có tác dụng hữu hiệu giúp tăng cường năng lượng cho cơ
thể, rất hiệu quả trong việc giảm đau đầu và chứng khó tiêu.
+ Trà hoa tầm xuân
Trà hoa tầm xuân giàu vitamin C nên rất hiệu quả với những người đang bị
cảm lạnh hoặc cảm cúm, thêm ít nước cốt chanh vào trà để có tác dụng tối ưu.
+ Trà hoa cúc
Có mùi hương nhẹ nhàng, giúp cơ thể giải nhiệt. Trà hoa cúc còn giúp mắt
giảm quầng thâm. Bạn hãy dùng hai miếng gạc thấm nước trà rồi đắp lên mắt
khoảng 10 - 15 phút.

+ Trà xanh không độ
- Tên tiếng Anh: green tea
- Thành phần: nước, trà xanh, hương vị tự nhiên.
- Công dụng: giải nhiệt, chống oxy hóa, giảm stress, tăng cường sức đề
kháng, làm đẹp da…
+ Trà thảo mộc Dr. Thanh
- Tên tiếng Anh: Herbal tea.
- Thành phần: Gồm kim ngân hoa, hoa cúc, cam thảo, đảo hoa, hoa môc
niên, tiên thảo.
- Công dụng: thanh nhiệt, giải độc cơ thể.
- Lợi ích của việc uống trà thảo mộc [11],[19]:
Nghiên cứu dựa trên 4400 phụ nữ trong vòng 6 năm cho thấy uống trà thảo
mộc thường xuyên làm giảm nguy cơ ung thứ vú đến một nửa. Những người thường
xuyên uống trà thảo mộc nguy cơ mắc các bệnh giảm 57% so với những người ít
7
khi dùng trà thảo mộc. Sở dĩ như vậy là do trong các loại trà thảo mộc có chứa
nhóm chất flavonoid, các nhóm chất có tác dụng chống oxy hóa, kháng viêm và
trung hòa các gốc tự do (là những chất theo thời gian sẽ gây tổn thương cho cơ thể).
Theo nghiên cứu này, uống trà thông thường, cafe, nước hoa quả hay rượu không có
mối liên hệ tích cực nào với điều trị bệnh tật ở con người. Tại Anh, cứ 9 phụ nữ thì
1 người mắc bệnh ung thư vú. Qua cuộc điều tra này, các nhà khoa học khuyên phụ
nữ nên uống trà thảo mộc hàng ngày như trà xanh, trà artiso, trà gừng, trà bạc hà, trà
hoa cúc, [Theo VTV]. Một nghiên cứu khác cho thấy, phụ nữ mang thai nên sử
dụng một lượng trà lá mâm xôi đỏ trong thời gian mang thai có tác dụng ngăn ngừa
chuyển dạ sớm và giảm thiểu những cơn đau trong quá trình chuyển dạ.
- Cách uống trà thảo mộc [11, 18, 19, 4]:
Trà thảo mộc giúp bạn tìm lại sự quân bình của cơ thể, sức khoẻ và vẻ đẹp
nhờ hương vị nguyên chất rất đặc trưng của nó. Tuy nhiên khi dùng không nên vượt
quá liều lượng. Nhiều người cho rằng uống trà là thuốc chữa bệnh, hoặc thì ít
“không bổ dọc thì cũng bổ ngang” mà không biết rằng trà thảo mộc sẽ biến thành

“thuốc độc” khi chúng ta sử dụng không đúng cách. Vì vậy nếu uống trà tùy tiện sẽ
có thể gây bất lợi.
Theo dược sĩ Phan Thị Liền, Phó Khoa Dược bệnh viện Y học Cổ truyền
TP.Hồ Chí Minh cho biết: nhìn chung đông y không kị nhau nên có thể dùng 2, 3
loại trà để chữa bệnh. Tuy nhiên, mỗi loại trà ngừa, chữa bệnh khác nhau nên người
dùng nếu chỉ để giải khát không sao. Nhưng dùng với liều lượng để chữa bệnh phải
lưu ý. Nếu dùng trà để chữa bệnh khác nhau thì bệnh nhân phải đến khám ở các
bệnh viện hoặc phòng mạch đông y để được bắt mạch chuẩn đoán bệnh trước khi
uống trà thảo mộc để chữa bệnh. Không uống trà bừa bãi có thể gây bệnh.
- Dùng trà thảo mộc phải hợp lý và an toàn
Khi nhức đầu ghi là cao huyết áp, nếu mua trà chữa cao huyết áp uống vào
thời gian dài có thể bị hạ huyết áp, rất nguy hiểm. Bạn nổi nhiều mụn có thể do
nóng gan hoặc suy gan, nếu suy gan mà tự ý uống trà nhuận tràng thì sẽ làm suy gan
nặng thêm. Uống trà xanh vào buổi tối có thể gây mất ngủ, tiểu đêm hoặc khi ăn thịt
8
chứa nhiều protein sẽ không tốt. Ngoài ra thành phần chính của trà thảo mộc là cây
cỏ hoa lá, do đó người sử dụng nên mua trà thảo mộc ở những cơ sở sản xuất có uy
tín, trên bao bì có ghi đủ các thành phần, khối lượng, số đăng ký, chỉ định và chống
chỉ định. Không nên dùng trà thảo mộc không rõ nguồn gốc, không chỉ định cụ thể
vì làm cho người tiêu dùng có thể hiểu sai. Uống trà gừng với số lượng nhỏ vào
buổi sáng có thể giúp bạn giảm buồn nôn. Tuy nhiên, hoạt chất gingerol trong gừng
có thể gây mỏng mạch máu nên dùng lâu sẽ không tốt cho phụ nữ có thai. Các loại
trà nói chung đều chứa caffein nên thai phụ phải thật cẩn thận với liều lượng và
cách thức sử dụng. Chất caffein có khả năng đi qua nhau thai, vào tới thai nhi và em
bé trong bụng sẽ không thể hấp thu được caffein như cơ thể người trưởng thành. Do
đó, bạn nên kiểm soát việc uống trà ở mức tối thiểu. Các bác sĩ khuyên rằng, thai
phụ càng tiêu thụ ít caffein thì càng an toàn cho sức khỏe bản thân và em bé. Các
bác sĩ khuyến cáo thai phụ không nhất thiết phải tránh uống trà mà chỉ đơn giản là
sử dụng hợp lý các loại trà hàng ngày. Bạn không nên uống nhiều hơn 2-3 tách trà
mỗi ngày. Một số hình ảnh về các sản phẩm trà thảo mộc trên thị trường hiện nay:




Hình 1.2. Một số loại trà thảo mộc trên thị trường


9
1.2. TỔNG QUAN VỀ NGUYÊN LIỆU
1.2.1. Giới thiệu về trà vằng và tình hình nghiên cứu về cây trà vằng
Trà Vằng có tên khoa học: Jasminum subtriplinerve Blume (thuộc họ Ô liu).
Tên thường gọi: trà vằng, trà cước man, cẩm văn, cẩm vân, dây vắng, mỏ sẻ,
mỏ quạ, râm trắng, râm ri, lài ba gân.
Trà vằng là một loại cây bụi nhỏ mọc hoang, được người dân Việt Nam tại
nhiều vùng miền sử dụng dưới dạng sắc thuốc hay pha nước uống, đặc biệt tốt khi
dành cho các sản phụ [13].

Hình 1.3. Cây trà vằng
Đặc điểm: Cây trà vằng mọc hoang ở khắp nơi, là loại cây bụi nhỏ, đường
kính thân không quá 6mm. Thân cứng, từng đốt vươn dài hàng chục mét, phân
nhánh nhiều. Vỏ thân nhẵn màu xanh lục. Lá mọc đối hơi hình mác, phía cuống
tròn, mũi nhọn, có ba gân chính nổi rõ ở mặt trên, mép nguyên, càng lên ngọn, cành
lá càng nhỏ. Hoa màu trắng mọc thành xim ở đầu cành, quả hình cầu [15].
Theo nhân dân, có 3 loại vằng, vằng lá nhỏ (vằng sẻ) dùng tốt hơn cả, vằng
lá to (vằng trâu) cũng được dùng, còn vằng núi không dùng làm thuốc [15].
Bộ phận dùng: Lá, thân sau khi đã thu hái và phơi khô, thu hái quanh năm [15].
Thành phần hóa học: Nghiên cứu dược lý chứng minh lá trà vằng có chứa
alcaloid, nhựa, flavonoid, terpenoit, glycosid đắng [14], [15].




10
Một số nghiên cứu tiến hành ở trà vằng cho thấy dịch chiết từ trà vằng phơi
khô xay nhỏ thành bột (được thu hái vào tháng 5/2005 tại 2 tỉnh Nghệ An và Hà
Tĩnh) khi phân tích bằng sắc ký lỏng, sắc ký lỏng hiệu năng cao, sắc ký lỏng hiệu
năng cao, sắc ký cột, sắc ký ngược dòng tốc độ cao và xác định cấu trúc hoá học các
hợp chất trong dich chiết bằng phương pháp khối phổ (MS), phổ cộng hưởng từ hạt
nhân (NMR) cho thấy, phần chiết ethylacetat từ dịch chiết ethanol của cây trà vằng
có 3 loại flavonol glycosid là Rutin [F1], Astragalin [F3] và Isoquercitrin [F4]. Cấu
trúc hoá học của chúng đã được xác định dựa trên các dữ liệu phổ khối và phổ cộng
hưởng từ hạt nhân (F1 thu được ở dạng bột tinh thể hình kim có màu vàng cam,
công thức phân tử là C
27
H
30
O
16
; F3 thu được ở dạng bột tinh thể hình kim có màu
vàng sáng, công thức phân tử là C
21
H
30
O
11
; F4 thu được ở dạng bột tinh thể hình
kim có màu vàng đậm, công thức phân tử C
21
H
20
O
12

). Các hợp chất này đều được
tìm thấy lần đầu tiên từ cây trà vằng trồng tại Hà Tĩnh và Nghệ An. Hợp chất F2 đã
phân lập và một số flavonoid glycosid khác đang được tiếp tục nghiên cứu (Đề tài
do các tác giả Nguyễn Thị Hồng Hương, Nguyễn Khắc Quỳnh Cứ (khoa Dược, ĐH
Y Dược TP.HCM), Trịnh Văn Quỳ (Hội đồng Dược điển Việt Nam), Markus
Ganzera, Hermann Stuppner (viện Dược học, ĐH Innsbruck, Austria) thực hiện
nghiên cứu phân lập và xác định cấu trúc của 3 chất flavonol glycosid có trong
cành, lá trà vằng dựa trên dữ liệu phổ MS và phổ NMR của từng hợp chất) [15].
+ Tính vị: Ban đầu có vị đắng, sau đó có thấm ngọt (hậu ngọt).
+ Tác dụng của trà vằng:
Cây Trà vằng có công dụng chữa thông huyết, điều kinh, đau bụng, hay điều
trị đau khớp xương. Trà vằng còn có thể dùng cho chị em phụ nữ sau khi sinh bị
nhiễm trùng, sốt cao, viêm hạch bạch huyết, viêm tử cung và tuyến vú. Để chữa
thông huyết, điều kinh, đau bụng hay khớp xương, mọi người có thế sắc uống một
liều 20-30g khô/ngày. Với các bệnh như thiếu máu, mệt mỏi, kém ăn, cảm, đau
bụng hay vàng da, mỗi ngày ta có thể uống 8 - 16g. Ở một số vùng như Quảng
Nam, Đà Nẵng, hay Bình Trị Thiên, phụ nữ sau khi sinh đem trà Vằng khô sắc uống
11
cả ngày để kích thích ăn ngon miệng, tăng tiết sữa. Nước trà vằng còn dùng đế tắm
trị ghẻ ngứa [14].
Theo một nghiên cứu của bệnh viện Thái Bình, cây trà vằng với một liều
lượng nhất định có tác dụng kháng khuẩn mạnh hơn một số kháng sinh đối với tụ
cầu khuẩn. Hay theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Hiền, trà vằng còn có tác dụng
chuyển dạng tế bào lympho. Nó còn có tác dụng chống viêm cấp tính, viêm mãn
tính, làm teo tuyến ức trên chuột (Nguyễn Thị Ninh Hải) [14].
Đặc biệt, Trường Đại học Dược Hà nội cũng có đề tài nghiên cứu về tác
dụng chống nhiễm khuẩn của cây trà vằng mọc ở Quảng Nam - Đà Nẵng. Nghiên
cứu này được áp dụng điều trị ở 254 sản phụ và cho nhiều kết quả đáng chú ý như
có thể dùng trà Vằng thay thế thuốc kháng sinh trong trường hợp đẻ thường, còn
trong trường hợp đẻ khó nếu sử dụng trà vằng thì tỷ lệ sử dụng thuốc kháng sinh

giảm 50% [14].
Ngoài tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, trà vằng được sử dụng dưới dạng
đồ uống có tác dụng giải nhiệt, giải khát, bổ gan, lợi mật, kích thích tiêu hoá, tăng
cường tuần hoàn máu, giảm béo, lợi sữa. Nước trà vằng uống ban đầu có vị hơi
đắng, sau thấm ngọt, tính mát và lành. Trong nắng lửa mùa hè, khi đi làm đồng về,
mồ hôi đầm đìa lưng áo, chỉ cần uống một bát nước trà vằng là cơn khát tiêu tan,
toàn thân mát mẻ, sảng khoái. Nhờ đó, trà vằng được xem là một loại trà quý hiếm
và rất lợi cho sức khoẻ con người. Nhiều gia đình ở thành phố Hà Nội và Hồ Chí
Minh hiện coi trà vằng là món quà quý, đậm đà vị quê [16].
Người ta cũng hy vọng rằng cây trà vằng sẽ được ứng dụng rộng rãi trong
sản khoa để giúp chống nhiễm khuẩn và giúp sản phụ sớm hồi phục sức khỏe, giúp
kích thích tiêu hóa, ăn ngon miệng mà không ảnh hưởng đến việc tiết sữa [14].
+ Vùng nguyên liệu trà vằng ở Việt Nam:
Cây trà vằng hiện nay mọc hoang ở khắp nơi trên nước ta, từ Nam chí Bắc.
Tại miền Bắc có ở Hòa Bình, Thái Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh. Tại miền
Nam, đồng bào thường dùng dây vằng để đan rế và đánh dây thừng vì dây vằng vừa
dẻo vừa dai [16].
12
Trà vằng có nhiều ở vùng Nghệ An, Hà Tĩnh và nhiều nhất là ở tỉnh Quảng
Trị còn hay uống trà vằng. Cây trà vằng mọc ở dãy núi Hồng Lĩnh (thuộc Hà Tĩnh),
nhiều nhất là núi Mồng Gà. Cây trà vằng là loại cây dây leo, bám quanh những bụi
gai rậm rạp trên một độ cao nhất định, uống sương và dưỡng khí trong lành, quanh
năm lá xanh [12].
+ Mùa thu hái: Thu hái quanh năm, nhưng tốt nhất là vào mùa nở hoa (tháng 5 -
tháng 6). Ðể lấy được một gánh trà vằng, người dân các huyện Can Lộc, Ðức Thọ,
Nghi Xuân thường dậy từ ba giờ sáng và mất trọn một ngày. Cây trà vằng lấy về
đem băm nhỏ khoảng 7 - 8 cm, phơi nắng, phơi sương đến khi khô nỏ, có thể cất
giữ bao lâu cũng không mốc, dành uống dần [12].
1.2.2. Các sản phẩm từ trà vằng
1.2.2.1. Cao lá vằng

Cao lá vằng là sản phẩm từ cây trà vằng được chiết xuất và cô đặc dưới dạng
cao nên vẫn giữ được các chất có trong lá trà vằng.
Hiện nay, tại Định Sơn có cao hơn 80 hộ dân theo nghề nấu cao vằng, mỗi
ngày sản xuất hàng trăm ký cao vằng, nhà ít thì 3kg, nhiều có khi đến cả chục kg.
Hiện cao vằng bán với giá 60.000đ/kg, có lúc giá lên 70.000- 90.000đ/kg. Ông
Nguyễn Văn Hiển - trưởng thôn Định Sơn cho biết: “Ở làng, đêm cũng như ngày
nhà nhà bếp đỏ lửa. Nghề nấu cao vằng đã cho thu nhập khá. Nguồn nguyên liệu
ngoài tự nhiên, chỉ mất công đi lấy, còn kỹ thuật người đi trước bày lớp theo sau.
Nay cả làng xây lò để nấu. Sản phẩm cao lá vằng của làng Định Sơn là những gói
cao vuông vức nhỏ bằng bàn tay, gọn nhẹ, cất trữ được dài ngày dùng pha vào nước
sôi để uống, thơm mùi dễ chịu, thị trường rất ưa chuộng. Người Định Sơn xem cao
lá vằng như một thứ “vàng đen” quý giá. Nhờ loại “vàng đen” này mà bà con Định
Sơn sắm được xe máy, mua được ti vi, đầu máy, xây được nhà khang trang hơn, có
tiền cho con trẻ đi học… Nó như là phương tiện cứu cánh của miền quê nghèo Định
Sơn. Nay dân làng đều có việc làm, cho thu nhập ổn định. Để có cao vằng là một
quá trình lâu dài. Đang chăm sóc nồi cao, bà Võ Thị Hòe – một lão làng trong nghề
13
bật mí: “Nấu không vất vả nhưng mất nhiều công. Cô đặc thành cao từ lá tươi phải
mất 18 tiếng túc trực. Lửa đỏ không đều, cao mất chất lượng. Sản lượng ít, nhiều
tùy mùa nhưng mùa hè là cao nhất, đạt năng suất nhất. Còn độ ngon, chất lượng tùy
từng nhà, tùy từng gia đình mà có bí quyết riêng”. Cần mẫn với cao lá vằng đã gần
chục năm nay, người Định Sơn đã làm ra một loại sản phẩm hàng hóa thay đổi cuộc
sống nơi miền quê nghèo này. Hiện nghề nấu cao lá vằng còn phát triển sang làng
lân cận Nghĩa Phong với hơn 20 hộ theo nghề. Được sự bày vẽ tận tình của bà con
Định Sơn, Nghĩa Phong đang dần dần trở thành làng cao vằng thứ 2 vượt nghèo ở
xã Cam Nghĩa. Có nhiều nơi cũng nấu cao lá vằng bán. Nhưng để phân biệt cao
Định Sơn thì chỉ cần chế nước uống: khi pha với nước lạnh không bao giờ tan như
cao vằng nơi khác, chỉ pha với nước sôi nóng mới tan. Và uống quen, mùi cũng
thơm mùi riêng. Nấu cao mà trộn lá khác vào thì không bao giờ cô được thành cao.
Hiện nay, để việc sản xuất cao lá vằng được liên tục với sản lượng ổn định,

Công ty TNHH LAVA cho ra đời sản phẩm “cao lá vằng Lava” được chiết suất và
cô đặc dưới dạng cao từ lá trà vằng nguyên chất 100% , đảm bảo các tính chất tốt
nhất từ lá trà vằng [13].



Hình 1.4. Cao lá vằng
14
1.2.2.1. Trà vằng túi lọc

Hình 1.5. Trà vằng túi lọc
- Sản phẩm của công ty cổ phần Dược TW Mediplantex.
- Đóng hộp dưới dạng: Hộp 20 túi x 2g trà vằng túi lọc, hộp 200g trà vằng.
- Cách dùng: hãm trà với nước sôi 3-5 phút.
- Công dụng: Tăng cường tiết sữa, phục hồi dáng vẻ ban đầu cho phụ nữ sau
khi sinh, tiêu thực, giảm béo, dễ ngủ, hạ cholesterol cho người cao tuổi [12].
1.3. TỔNG QUAN VỀ ĐỒ HỘP
Từ lâu con người đã biết lợi dụng các điều kiện tự nhiên để bảo quản thực
phẩm sau các vụ thu hoạch hay săn bắn: Người ở xứ lạnh thường hay vùi tuyết,
người ở xứ nóng thường hay phơi khô, người ở vùng rừng núi thường hay hun khói.
Người được ghi nhận sản xuất đồ hộp đầu tiên là Nicholas Appert người Pháp
(1810). Ông là người đầu tiên chế biến đồ hộp được đựng trong bao bì thủy tinh.
Năm 1810 Pert Durand (Anh) và Cazarin (Nga) dùng sắt tây làm bao bì để đựng đồ
hộp có thể bảo quản từ 2 đến 3 năm.
Công trình nghiên cứu của Louis Pasteur đã tìm ra sự phá hỏng thực phẩm
của vi sinh vật và cho ra đời phương pháp tiêu diệt vi sinh vật bằng nhiệt, đặt cơ sở
khoa học cho việc chế biến đồ hộp thực phẩm.
Đồ hộp là một dạng thực phẩm đã qua chế biến được đựng trong bao bì cách
ly với môi trường bên ngoài, nhờ có quá trình thanh trùng hoặc tiệt trùng để tiêu
diệt vi sinh vật nên có thể bảo quản đồ hộp trong môi trường bình thường trong một

thời gian dài mà không bị biến đổi chất lượng.
Ngành công nghiệp đồ hộp thực phẩm phát triển mạnh mẽ ở nhiều nước trên
thế giới vì nó đã đáp ứng được các mục tiêu sau đây:
15
- Phục vụ tốt cho việc cải thiện đời sống của con người.
- Cung cấp tốt thực phẩm cho các vùng công nghiệp, các thành phố và các
vùng dân cư đông đúc.
- Góp phần điều hoà thực phẩm trong các mùa vì nguyên liệu sản xuất thực
phẩm mang tính mùa vụ cao.
- Đồ hộp là nguồn thực phẩm rất tiện dụng và để được lâu nên nó là nguồn
cung cấp và dự trữ thực phẩm cho quốc phòng.
- Ngành đồ hộp phát triển sẽ thúc đẩy các ngành khác phát triển như: Trồng
trọt, chăn nuôi, khai thác và nuôi trồng thuỷ sản,…
- Góp phần tăng cường trao đổi hàng hóa trong và ngoài nước, phát triển du lịch.
- Góp phần giảm nhẹ việc chế biến, nấu nướng trong các bữa ăn của cá nhân,
gia đình và các bếp tập thể.
- Góp phần phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.
Hiện nay trên thế giới đã sản xuất được hơn 1000 mặt hàng các loại đồ hộp khác
nhau, có đầy đủ về dinh dưỡng, đa dạng về kiểu dáng và phong phú về phẩm cấp.
Ngành đồ hộp của Việt Nam mới phát triển từ thập niên 60 trở lại đây, sau
ngày thống nhất đất nước (1975) đã có bước tiến rõ rệt, đặc biệt là trong giai đoạn
đổi mới và phát triển kinh tế gần đây đã có sự chuyển biến mạnh mẽ. Năm 1960 nhà
máy đồ hộp Hạ Long Hải Phòng ra đời, sản xuất chủ yếu là các mặt hàng thuỷ sản
nhưng có kết hợp sản xuất một số loại đồ hộp thịt gia súc gia cầm và cả đồ hộp rau
quả. Năm 1962 nhà máy đồ hộp Sông Hồng Hà Nội khánh thành, triển khai sản xuất
các mặt hàng đồ hộp rau quả. Trong những năm chiến tranh chống Mỹ cứu nước,
nhiều nhà máy thực phẩm ra đời như: Nhà máy đồ hộp hoa quả Nam Định, nhà máy
hoa quả Vĩnh Phú, nhà máy hoa quả Sơn Tây, nhà máy sữa hộp Đồng Giao Thanh
Hoá,… Sau ngày thống nhất đất nước, ta đã khôi phục và phát triển một số nhà máy
đồ hộp ở TP. Hồ Chí Minh như nhà máy đồ hộp Mỹ Châu, chuyên sản xuất đồ hộp

hoa quả, nhà máy đồ hộp Duy Hải, sản xuất các loại đồ hộp thịt,…
Hiện nay có nhiều nhà máy đồ hộp khá hiện đại đã được xây dựng như nhà
máy chế biến hoa quả ở Thanh Hoá, Vinh, Cần Thơ,… Công ty Vissan ở thành phố
Hồ Chí Minh trang bị các dây chuyền sản xuất thịt hộp, xúc xích hiện đại; công ty
16
thuỷ đặc sản đã xây dựng các dây chuyền sản xuất đồ hộp thuỷ sản cao cấp, công ty
sữa Việt Nam đã có nhiều mặt hàng sữa hộp rất hấp dẫn.
Nói chung ngành đồ hộp thực phẩm của Việt Nam phát triển chưa mạnh, còn
nhiều khó khăn như nguồn nguyên liệu phân tán, chưa có kế hoạch tập trung sản
xuất lớn; việc cải tạo giống chưa được chú ý nên chất lượng nguyên liệu chưa cao;
việc thu mua, vận chuyển còn nhiều khó khăn; việc áp dụng kỹ thuật mới, công nhệ
cao còn hạn chế: Vấn đề sản xuất bao bì còn yếu và mẫu mã còn đơn điệu,…Tuy
vậy, chúng ta đã có nhiều thuận lợi như có một bờ biển dài, vùng lãnh hải rộng lớn
với nguồn nguyên liệu phong phú, đất nước ta có bốn mùa chăn nuôi, trồng trọt phát
triển; đội ngũ cán bộ khoa hoc kỹ thuật của chúng ta đã trưởng thành…Hy vọng
thời gian tới ngành đồ hộp của Việt Nam sẽ tiến nhanh hơn nữa.
1.4. TỔNG QUAN VỀ ĐỒ HỘP NƯỚC QUẢ. [1],[2]
1.4.1. Giới thiệu về đồ hộp nước quả
Đồ hộp nước quả rất phổ biến trên thị trường với nhiều chủng loại phong
phú. Chủ yếu dùng để uống, ngoài ra còn dùng để chế biến siro quả, rượu mùi, các
loại mứt quả. Nguyên liệu dùng để chế biến các sản phẩm này rất đa dạng gồm các
loại hoa quả ép lấy nước. Những chất có giá trị dinh dưỡng cao trong rau, quả như
đường, axit hữu cơ, các vitamin, khoáng chất…đều tập trung ở dịch quả. Nhờ có
đầy đủ các chất ấy nên nước quả có hương vị rất thơm ngon, có nhiều loại còn có
tác dụng chữa bệnh.
* Phân loại đồ hộp nước quả:
- Căn cứ theo mức độ tự nhiên, người ta chia nước quả thành các loại: Nước
quả tự nhiên; nước quả hỗn hợp; nước quả pha đường; nước quả cô đặc.
Nước quả tự nhiên: Chế biến từ một loại hoa quả, không pha thêm đường,
tinh dầu, chất màu…dùng để uống trực tiếp hoặc chế biến các loại nước ngọt. Tùy

theo tính chất của quả, nếu chua thì khi uống phải pha thêm đường.
Nước quả hỗn hợp: Chế biến bằng cách pha hỗn hợp nhiều loại nước quả
khác nhau.
Nước quả pha đường: Để tăng vị ngọt, một số nước quả như chanh, cam,
quýt, phải pha thêm đường.
17
Nước quả cô đặc: Cô đặc nước quả tự nhiên theo các phương pháp khác nhau
như đun nóng hoặc làm lạnh đông.
- Căn cứ theo phương pháp bảo quản chia nước quả thành 5 loại: Nước quả
thanh trùng; nước quả bảo quản lạnh; nước quả nén hơi; nước quả sunfit hóa (bảo
quản bằng SO2); nước quả rượu hóa.
Nước quả thanh trùng: Đóng vào bao bì kín, thanh trùng bằng cách đun nóng
trước hoặc sau khi ghép kín.
Nước quả nạp khí: Nạp CO
2
có tác dụng ức chế hoạt động của vi sinh vật và
làm tăng giá trị cảm quan cho sản phẩm.
Nước quả sunfit hóa: Bảo quản bằng SO
2
.
Nước quả rượu hóa: Pha rượu để ức chế hoạt động của vi sinh vật rồi đựng
trong bao bì đã thanh trùng.
- Căn cứ theo độ trong chia thành:
Nước quả không có thịt quả: Dịch bào được tách khỏi mô quả, chủ yếu bằng
cách ép sau đó đem lắng rồi lọc. Tùy theo mức độ cần thiết mà ta lọc thô (sản xuất
nước quả đục) hay lọc kỹ (sản xuất nước quả trong).
Nước quả có thịt quả: Dịch bào được lẫn với các mô đã nghiền mịn và pha
chế với nước đường và bổ sung thêm các thành phần phụ gia khác.
Nước quả không thịt quả có hình thức hấp dẫn, ít bị biến đổi khi bảo quản hơn
nước quả có thịt quả. Các loại quả chứa nhiều caroten như mơ, cà rốt… hoặc có thịt quả

nạc như chuối, đu đủ, nên chế biến nước quả có dạng thịt quả, vì caroten không tan trong
nước và vì mô quả khá mềm nên không thể lấy riêng dịch quả bằng cách ép.
Bảng 1.1. Thành phần dinh dưỡng của một số loại nước quả [2]
Loại
nước
quả
Nước
(%)
Protein
(%)
Lipit
(%)
Gluxit
(%)
Xenlulose
(%)
Axit hữu
cơ (%)
Tro
(%)
Cam 84,5 0,7 0 13,3 0,2 1,0 0,3
Quýt 87,8 0,8 0 9,6 0,2 0,9 0,7
Mơ 84,0 0,5 0 14,0 0,3 0,8 0,4
Mận 82,0 0,3 0 16,1 0 1,3 0,3
Dứa 84,7 0,3 Vết 14,0 0,1 0,6 0,3

18
1.4.2. Quy trình chế biến đồ hộp nước quả
1.4.2.1. Quy trình chung





































Hình 1.6. Quy trình chung sản xuất đồ hộp nước quả
Nguyên liệu
Rửa
Làm sạch
Nghiền
Gia nhiệt
Ép, chà

Lọc sơ bộ
Xử lý làm trong
Lọc tinh
Phối chế
Bài khí

Đồng hóa

Gia nhiệt

Ghép kín

Thanh trùng

Làm nguội

Bảo ôn


Dán nhãn

Bao gói

Xuất xưởng

Rót hộp

Ghép kín

Thanh trùng

Làm nguội

Bảo ôn

Dán nhãn

Bao gói

Xuất xưởng

×