Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Tài liệu về thức ăn gia súc_1 pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (738.53 KB, 27 trang )


1
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HUẾ






GIÁO TRÌNH
THỨC ĂN GIA SÚC





PGS. TS. Lê Đức Ngoan - chủ biên
Ths. Nguyễn Thị Hoa Lý
Ths. Dư Thị Thanh Hằng













Năm 2004

2
MỤC LỤC
LờI Mở ĐầU



1
CHƯƠNG I. PHÂN LOẠI THỨC ĂN 1
I. ĐịNH NGHĨA 1
II. PHÂN LOạI THứC ĂN 1
2.1. Ý nghĩa của phân loại thức ăn gia súc 1
2.2. Phương pháp phân loại: 1
CHƯƠNG II. ĐỘC TỐ TRONG THỨC ĂN 5
I. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ CHẤT GÂY ĐỘC TRONG THỨC ĂN 5
1.1. Định nghĩa 5
1.2. Các trạng thái ngộ độc 6
II. PHÂN LOẠI CHẤT ĐỘC THEO NGUỒN GỐC LÂY NHIỄM 6
2.1. Chất độc có sẳn trong nguyên liệu làm thức ăn và trong quá trình chế biến 6
2.2. Chất độc do thực phẩm bị biến chất trong quá trình bảo quản 6
2.3. Chất độc do nấm mốc sinh ra (mycotoxin) 6
2.4. Chất độc do vi khuẩn gây ra 6
2.5. Các hoá chất độc hại lẫn vào thức ăn 6
III. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN MỨC ĐỘ ĐỘC 7
3.1. Liều lượng chất độc 7
3.2. Yếu tố giống, loài động vật 7
3.3. Lứa tuổi của động vật 7
3.4. Tính biệt 7
3.5. Tình trạng sức khỏe và chế độ dinh dưỡng 7

3.6. Trạng thái vật lý của chất độc 8
IV. CÁC CHẤT ĐỘC HẠI CÓ SẴN TRONG THỨC ĂN 8
4.1. Các chất độc hại trong thức ăn thực vật 8
4.2. Axit amin không protein (non protein amino acids)- axit amin bất thường 12
4.3. Những chất terpenoide và steroide độc hại 16
4.4. Các chất nhạy cảm quang học (photosensitive compounds) 17
4.5. Nhóm chất saponin 18
4.6. Chất gossipol 19
4.7. Nhóm chất tannin 19
4.8. Những chất kháng enzyme tiêu hóa protein (proteinase inhibitors) 20
V. ĐỘC TỐ NẤM TRONG THỨC ĂN 20
5.1. Khái niệm 20
5.2. Những tác hại do độc tố nấm mốc sinh ra 22
5.3. Các giai đoạn và nguồn gây nhiễm độc tố nấm 23
5.4. Mức an toàn của độc tố nấm trong thức ăn 24
5.5. Những giải pháp phòng ngừa mycotoxin 24

3
CHƯƠNG III. THỨC ĂN THÔ XANH VÀ PHỤ PHẨM NÔNG NGHIỆP 26
I. NHÓM THỨC ĂN XANH 26
1.1. Đặc điểm dinh dưỡng 26
1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến giá trị dinh dưỡng của thức ăn xanh 27
1.3 Những điểm cần chú ý khi sử dụng 27
II. NHÓM RAU BÈO 28
2.1. Rau muống (Ipomea aquatica) 29
2.2. Thân lá khoai lang (Ipomea batatas) 29
2.3. Lá sắn (Manihot esculenta Cranz) 30
2.4. Cỏ hòa thảo 31
III. NHÓM THỨC ĂN THÔ 31
3.1. Cỏ khô 31

3.2. Rơm rạ 32
3.3. Mía 33
CHƯƠNG IV. THỨC ĂN HạT VÀ PHỤ PHẨM CÁC NGÀNH CHẾ BIẾN 37
I. THỨC ĂN HẠT NGŨ CỐC 37
1.1. Đặc điểm dinh dưỡng 37
1.2. Ngô 37
1.3. Thóc 39
II. THỨC ĂN HẠT BỘ ĐẬU VÀ KHÔ DẦU 39
2.1. Hạt bộ đậu 39
2.2. Đậu tương 40
2.3. Lạc 40
III. SẢN PHẨM PHỤ CỦA CÁC NGÀNH CHẾ BIẾN 41
3.1. Sản phẩm phụ ngành xay xát 41
3.2. Sản phẩm phụ ngành chiết ép dầu thực vật 43
3.3. Sản phẩm phụ của ngành nấu rượu bia 46
3.4. Sản phẩm phụ của ngành chế biến thuỷ sản 48
CHƯƠNG V. THỨC ĂN HỖN HỢP 51
I. KHÁI NIỆM 51
II.VAI TRÒ CỦA THỨC ĂN HỖN HỢP 51
III. PHÂN LOẠI THỨC ĂN HỖN HỢP 52
IV. QUI TRÌNG CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT THỨC ĂN HỖN HỢP 1
4.1. Quy trình công nghệ sản xuất thức ăn hỗn hợp 53
4.2. Các chỉ tiêu chất lượng của thức ăn hỗn hợp: 55
V. THỨC ĂN HỖN HỢP DẠNG VIÊN 56
5.1. Ưu điểm của thức ăn viên 56
5.2. Những nhược điểm của thức ăn viên 57
5.3. Quy trình làm thức ăn viên 57
CHƯƠNG VI . THỨC ĂN BỔ SUNG 57
I. VAI TRÒ CỦA THỨC ĂN BỔ SUNG 57
1.1. Khái niệm 57

1.2. Những xu hưỡng mới sử dụng thức ăn bổ sung trong chăn nuôi 58

4
II. THỨC ĂN BỔ SUNG PROTEIN 59
2.1. Chất chứa N phi protein (NPN - non protein nitrogen) 59
2.2. Một số axit amin là “ yếu tố hạn chế” 64
2.3. Nguyên tác bổ sung axit amin công nghiệp 64
III. THỨC ĂN BỔ SUNG KHOÁNG 65
3.1. Bổ sung khoáng đa lượng 65
3.2. Bổ sung vi khoáng 66
3.3. Tính toán nhu cầu khoáng bổ sung 66
3.4. Sự ngộ độc các nguyên tố vi lượng khi cho ăn quá liều 67
IV. THỨC ĂN BỔ SUNG VITAMIN 69
V. KHÁNG SINH 69
5.1. Tác dụng của kháng sinh sử dụng với mục đích dinh dưỡng 70
5.2. Những hạn chế của việc sử dụng kháng sinh 72
VI. PREMIX 76
VII. CHẤT KÍCH THÍCH SINH TRƯỞNG VÀ CÁC LOẠI THỨC ĂN BỔ SUNG
KHÁC 76
7.1. Enzyme 76
7.2. Nấm men 76
7.3. Chất bảo quản thức ăn và chất kết dính 77
7.4. Chất nhũ hóa 78
7.5. Các chất tạo màu, mùi 79
CHƯƠNG VII. PHƯƠNG PHÁP CHẾ BIẾN THỨC ĂN 80
I. Ủ CHUA (SILÔ - SILAGE) 80
1.1. Vai trò enzyme thực vật trong quá trình ủ chua 80
1.2. Vai trò vi sinh vật trong quá trình ủ chua 94
1.3. Những nhân tố ảnh hưởng đến quá trình ủ xanh 83
1.4. Sự mất mát trong quá trình ủ chua 86

1.5. Đánh giá thức ăn ủ chua 86
II. CHẾ BIẾN THỨC ĂN HẠT (HẠT CỐC VÀ HẠT HỌ ĐẬU) 87
2.1. Tính chất vật lý , hoá học của tinh bột hạt 87
2.2. Biến đổi vật lý, hoá học của tinh bột trong quá trình chế biến 87
2.3. Các phương pháp chế biến thức ăn hạt 88
III. XỬ LÝ RƠM RẠ VÀ PHỤ PHẨM XƠ THÔ 89
3.1. Xử lý vật lý 90
3.2. Xử lý sinh học 91
3.3. Xử lý hoá học 91
I
V. CHẾ BIẾN PHỤ PHẨM LÀM THỨC ĂN CHO TRÂU BÒ 96
4.1. Xử lý rơm khô với urê và vôi 96
4.2. Rơm ủ tươi với urê 96
4.3. Phương pháp làm bánh đa dinh dưỡng: 97
CHƯƠNG VIII. TIÊU CHUẨN VÀ KHẨU PHẦN 99
I. KHÁI NIỆM 99
1.1. Tiêu chuẩn ăn 99
1.2. Nội dung tiêu chuẩn ăn 99
1.3. Khẩu phần ăn 100

5
II. NGUYÊN TẮC PHỐI HỢP KHẨU PHẦN 100
2.1. Nguyên tắc khoa học 100
2.2. Nguyên tắc kinh tế 101
III. PHƯƠNG PHÁP XÂY DỰNG KHẨU PHẦN THỨC ĂN CHO VẬT NUÔI 101
3.1. Phương pháp tính toán đơn giản 101
3.2. Sử dụng phần mềm trên máy vi tính 104
PHẦN PHỤ LỤC 105
I. TIÊU CHUẨN ĂN CHO GIA SÚC NHAI LẠI 105
II. TIÊU CHUẨN ĂN CHO LỢN 111

III. TIÊU CHUẨN ĂN CHO GIA CẦM 114
PHụ LụC 19. THÀNH PHầN HOÁ HọC VÀ GIÁ TRị DINH DƯỡNG CủA THứC ĂN CHO TRÂU BÒ,
LợN VÀ GIA CầM
147
TÀI LIỆU THAM KHẢO CHÍNH 153
PHẦN TIẾNG VIỆT 153
PHẦN TIẾNG ANH 153



1
LờI Mở ĐầU
Trong những năm gần đây, việc đổi mới phương pháp giảng dạy đã trở nên bức
thiết và cấp bách. Sinh viên đã và sẻ là trung tâm của dạy và học. Giáo trình là khâu quan
trọng không thể thiếu được nhằm góp phần thực hiện tốt việc đổi mới phương pháp giảng
dạy. Quyển “Giáo trình Thức ăn gia súc” do PGS. TS. Lê Đức Ngoan, Ths Nguyễn Thị
Hoa Lý và Ths Dư Thị Thanh Hằng biên soạn nhằm cung cấp cho sinh viên đại h
ọc
ngành Chăn nuôi, Thú y, Thủy sản những kiến thức cơ bản về thức ăn động vật nói chung
và thức ăn gia súc nói riêng. Giáo trình dày hơn 150 trang A
4
, bao gồm 8 chương. Bố cục
và nội dung các chương rõ ràng.
Để hoàn thành tập tài liệu có giá trị này, các tác giả đã tham khảo rất nhiều tài liệu
trong và ngoài nước, và có những sách và tài liệu mới xuất bản trong những năm gần đây
(2002- 2004).
Trong khuôn khổ thời lượng của một môn học “Thức ăn gia súc” với 4 học trình
(60 tiết, bao gồm cả thực hành, thực tập), cho nên nội dung sách không thể bao trùm hết
những vấn đề chuyên sâu được. Tập thể tác giả mong nhận được những ý kiến góp của
các thầy cô, các đồng nghiệp và các em sinh viên để tài liệu hoàn chỉnh hơn trong lần tái

bản sau.
“Giáo trình Thức ăn gia súc” đã được GS.TS. Vũ Duy Giảng đọc và góp ý. Chúng
tôi xin chân thành cám ơn những đóng góp có giá trị của giáo sư.
Mọi góp ý xin gửi về địa chỉ:
PGS. TS. Lê Đức Ngoan, khoa Chăn nuôi-Thú y, trường đại học Nông Lâm Huế.
102 Phùng Hưng, Huế. Tel. 054 525 439; Fax 054 524 923; E.mail:

PGS.TS. Trần Văn Minh
Hiệu trưởng, chủ tịch HĐKH-GD
Trường đại học Nông Lâm Huế


1
CHƯƠNG I. PHÂN LOẠI THỨC ĂN
I. Định nghĩa
Trong học phần Dinh dưỡng gia súc, chúng ta đã được giới thiệu về khái niệm
“chất dinh dưỡng” và “thức ăn”. Để giúp hệ thống lại kiến thức, chúng tôi xin nhắc lại
một vài khái niệm để tham khảo. Trước hết, Pond và CTV (1995) đã đưa ra khái niệm về
chất dinh dưỡng như sau: chất dinh dưỡng là một nguyên tố hay một hợp chất hóa học
mà có thể giữ được sự sinh trưởng, sinh sản, cho sữa một cách bình thường hoặc duy trì
sự sống nói chung. Theo đó, thức ăn được định nghĩa là: một vật liệu có thể ăn được
nhằm cung cấp chất dinh dưỡng. Wohlbien (1997) định nghĩa rằng tất cả những gì mà
con gia súc ăn vào hoặc có thể ăn vào được mà có tác dụng tích cực đối với quá trình trao
đổi chất thì gọi là thức ăn gia súc. Một định nghĩ
a khác cũng được sự chấp nhận của
nhiều người đó là “Thức ăn là những sản phẩm của thực vật , động vật, khoáng vật và các
chất tổng hợp khác, mà động vật có thể ăn, tiêu hóa, hấp thu để duy trì sự sống, phát triển
và tạo ra sản phẩm”.
II. Phân loại thức ăn
2.1. Ý nghĩa của phân loại thức ăn gia súc

Việc phân loại thức ăn giúp cho ng
ười chăn nuôi biết chọn và định hướng sử dụng
thích hợp từng loại thức ăn cho từng đối tượng gia súc để mang lại hiệu quả kinh tế cao.
2.2. Phương pháp phân loại:
Có nhiều phương pháp phân loại thức ăn khác nhau, căn cứ vào nguồn gốc, đặc
tính dinh dưỡng, tính chất thức ăn
2.2.1 Phân loại theo nguồn gốc
Căn cứ vào nguồn gốc thức ăn được chia thành các nhóm sau:
+ Thức ăn có nguồn gốc từ thực vật: Trong nhóm này gồm các thức ăn xanh, thức ăn
rễ, cu, quả, thức ăn hạt các sản phẩm phụ của ngành chế biến nông sản: thức ăn xơ, rơm
rạ, dây lang, thân lá lạc, thân cây ngô các loại cám, khô dầu (do các ngành chế biến dầu)
bã bia, rượu, sản phẩm phụ. Nhìn chung, loại thức ăn này là nguồn năng lượng chủ yếu
cho người và gia súc, ngoài ra nó còn cung cấp vitamin, protein thô, các loại vi khoáng,
kháng sinh, hợp chất sinh học.
+ Thức ăn có nguồn gốc từ động vật: gồm tất cả các loại sản phẩm chế biến từ nguyên
liệu động vật như bột cá, bột tôm, bột thịt, bột nhộng tằm, bột sữa và bột máu.
Hầu hết thức ăn động vật có protein chất lượng cao, có đủ các axit amin thiết yếu, các
nguyên tố khoáng và một số vitamin A, D, E, K, B12 , tỷ lệ tiêu hóa và hấp thu các chất
dinh dưỡng trong thức ăn động vật cao hay thấp phụ thuộc vào cách chế biến, làm thức ăn
bổ sung protein quan trọng trong khẩu phần của gia súc gia cầm.
+ Thức ăn nguồn khoáng chất:
Gồm các loại bột sò, đá vôi và các muối khoáng khác nhằm bổ sung các chất khoáng
đa và vi lượng.
2.2.2 Phân loại theo thành phần các chất dinh dưỡng
Phương pháp này chủ yếu dựa vào hàm lượng các chất dinh dưỡng chính trong
thức ăn: protein, lipit, gluxit, nước để chia thành các nhóm.

2
+ Thức ăn giàu protein. Tất cả những loại thức ăn có hàm lượng protein thô chiếm trên
20% (tính theo vật chất khô) thì được gọi là những loại thức ăn giàu protein.

+ Thức ăn giàu lipit:
Gồm các loại thức ăn mà hàm lượng
lipit chiếm trên 20%. Mục đích sử dụng
thức ăn này là cung cấp một lượng lipit
thích hợp trong khẩu phần đã đủ hàm
lượng vật chất khô nhưng giá trị năng
l
ượng còn quá thấp.
+ Thức ăn giàu gluxit: Là loại thức ăn trong đó có
hàm lượng gluxit 50% trở lên, gồm các loại hạt ngũ
cốc, ngô, thóc cám, bột khoai, bột sắn. Thức ăn này
chiếm tỷ lệ rất lớn trong khẩu phần thức ăn gia súc
dạ dầy đơn, nó là nguồn năng lượng dễ tiêu hóa, hấp thu và ít gây tai biến trong quá trình
sử dụng mà giá thành rẻ.
+ Thức ăn nhiều nước: Gồm các loại th
ức ăn có hàm lượng nước từ 70% trở lên.
Ví dụ: thức ăn củ quả, bổng bã rượu, bia, rau xanh, bèo
+ Thức ăn nhiều xơ: Gồm các loại thức ăn mà hàm lượng xơ thô 18% trở lên. Loại
thức ăn này là sản phẩm chế biến ngành trồng trọt, như rơm rạ, dây lang, dây lạc những
loại thức ăn này ít có ý nghĩa với gia súc dạ dày đơn nhưng chiếm tỷ trọng lớn trong khẩu
phần gia súc nhai lại.
+ Thức ăn giàu khoáng: gồm các loại muối khoáng, bột xương, muối ăn, bột sò
+ Thức ăn giàu vitamin: gồm những loại vitamin hoặc những loại thức ăn giàu vitamin
như: bột rau xanh, dầu gan cá
+ Thức ăn bổ sung khác: gồm các loại thức ăn có nguồn gốc đặc biệt như kháng sinh,
các hợp chất chứa nitơ, các chất chống oxy hóa, các chất kích thích sinh trưởng.
2.2.3 Phân loại theo đương lượng tinh bột
Theo phương pháp này, người ta phân thức ăn thành 2 loại: thức ăn tinh và thức
ăn thô.
+ Thức ăn thô: bao gồm các loại thức ăn có đương lượng tinh bột dưới 45% nghĩa

là trong 100 kg thức ăn có giá trị không quá 45 đơn vị tinh bột.
+ Thức ăn tinh: bao gồm các loại thức ăn có đương lượng tinh bột trên 45% (trong
vật chất khô) như các hạt ngũ cốc, bột củ quả , các hạt khô dầu. Trong thức ăn tinh còn
phân ra thức ăn giàu protein, gluxit, lipit
2.2.4. Phân loại theo toan tính và kiềm tính
Người ta căn cứ vào độ pH của sản phẩm chuyển hóa cuối cùng để chia thức ăn
thành toan hay kiềm. Thường những thức ăn có chứa nhiều P, Cl, S thì sản phẩm cuối
cùng của sự chuyển hóa mang tính axit.
Ví dụ: P cho H
3
PO
4
, S, H
2
SO
4
, Cl, HCl, còn loại thức ăn nhiều Ca, K, Na, Mg thì
sản phẩm chuyển hóa cuối cùng mang tính kiềm.
Phương pháp xác định một loại thức ăn toan tính hay kiềm tính dựa vào công
thức:
97 62 28
50 26 43 83
PSCl
X
Ca K Na Mg
+
+
=
++ +


Nếu X > 1: Thức ăn đó thuộc nhóm toan tính
Nếu X < 1: Thức ăn đó thuộc nhóm kiềm tính

d

:
1 kg b

t cá loại 1 có 443 g; 1
kg b

t thịt có 660 g; 1 kg
đậu tương có 374 g; kg khô d

u
lạc nhân có 409 g protein thô.

d

: Vừng chứa
44,1% và lạc nhân
4
6.3% li
p
it

3


Thay vào công thức ta có:

97 62 28
0.23
50 26 43 83
PSCl
X
Ca K Na Mg
+
+
==
++ +

Trường hợp này X < 1 nên thức ăn thuộc nhóm kiềm tính.
Những loại thức ăn kiềm tính gồm: thức ăn xanh, củ quả, thức ăn ủ xanh Những
loại thức ăn này thích hợp cho gia súc sinh sản, tác dụng tốt đối với kích thích tiết sữa.
Trong khi, những loại thức ăn toan tính như: các loại thức ăn động vật, hạt họ đậu và một
vài loại thức ăn giàu protein lại thích hợp với gia súc đực, gia súc đực sinh sản nhất là
trong thời gian lấy tinh.
Mã số quốc tế của nguyên liệu thức ăn chăn nuôi:
Hiện nay trên thế giới người ta phân thức ăn thành tám nhóm:
Thức ăn thô khô
Tất cả các loại cỏ xanh tự nhiên thu cắt và các loại phế phụ phẩm của cây trồng
đem phơi khô có hàm lượng xơ trên 18% đều là thức ăn thô khô. Bao gồm: cỏ khô họ đậu
hoặc hòa thảo, rơm rạ, dây lang, dây lạc và thân cây ngô phơi khô. Ngoài ra còn gồm
vỏ các loại hạt thóc, lạc, đậu, lõi và bao ngô.
Thức ăn xanh
Tất cả các lo
ại cỏ trồng, cỏ tự nhiên, các loại rau xanh cho gia súc sử dụng ở trạng
thái tươi, xanh bao gồm: rau muống, bèo hoa dâu, lá bắp cải, su hào, cỏ tự nhiên, cỏ trồng
như cỏ voi và cỏ sả, bèo tấm, rau dừa nước, rau dền, rau lấp, thân lá khoai lang
Thức ăn ủ chua

Tất cả các loại thức ăn chua, các loại cỏ hòa thảo hoặc thân, bã phụ phẩm của
ngành trồng trọt như thân, lá lạc, bã dứa, vỏ chuối, thân cây ngô đem ủ chua.
Thức ăn giàu năng lượng
Tất cả các loại thức ăn có hàm lượng protein dưới 20% và xơ thô dưới 18%. Bao
gồm các loại hạt ngũ cốc như ngô, gạo, sắn, củ khoai lang, cao lương, mạch, mỳ và phế
phụ phẩm của ngành xay xát như cám gạo, cám ngô, cám mỳ, tấm nhóm nguyên liệu
này chiếm tỷ lệ cao nhất trong công thức thức ăn hỗn hợp, thường chiếm 40-70% tỷ
trọng. Một số loại dầu thô, mỡ thô cũng được dùng bổ sung vào công thức thức ăn hỗn
hợp nhưng không vượt quá 4-5%. Ngoài ra còn có các loại củ, quả như sắn, khoai lang,
khoai tây, bí đỏ
Thức ăn giàu protein
Tất cả các loại thức ăn có hàm lượng protein trên 20%, xơ thô dưới 18%. Thức ăn
giàu protein có nguồn gốc động vật: bột cá, bột thịt, sữa bột, bột thịt x
ương, bột máu,
nước sữa ; thức ăn giàu protein có nguồn gốc thực vật: hạt đỗ tương, lạc, đậu xanh, đậu
triều, đậu nho nhe, khô đỗ tương, khô lạc, khô dầu hướng dương, khô dầu dừa, khô dầu
bông.
Thức ăn bổ sung khoáng
Bột vỏ sò, bột đá, vỏ hến, dicanxiphotphat, bột xương
Thức ăn bổ sung vitamin
Các loại vitamin B
1
, B
2
, B
3
, D, A hoặc premix vitamin.
Các loại thức ăn bổ sung khác
Đây là nhóm thức ăn rất đa dạng. Theo bảng hướng dẫn số 70/524 của Châu Âu có
tới 14 loại phụ gia thức ăn chăn nuôi khác nhau:


d
ụ: Trong cỏ khô có chứa
P: 2,1 g; K: 19,2 g; Na: 2,46
g; S: 2,05 g; Cl: 2,17 g; Ca:
17,7 g; Mg: 2,28 g.

4

Số thứ tự Loại phụ gia Số thứ tự Loại phụ gia
1
2
3
4
5
6
7
Các chất kháng sinh
Chất chống oxy hoá
Chất tạo hương vị
Chất phòng cầu trùng
Chất nhũ hoá
Chất tạo màu
Chất bảo quản
8
9
10
11
12
13

14
Các vitamin
Các chất vi lượng
Nhân tố sinh trưởng
Chất kết dính
Chất nhũ hoá axit
Các loại men
Sản phẩm vi sinh vật
Số thứ tự của tám nhóm thức ăn được đánh số như sau:

Tên nhóm thức ăn Số quốc tế của nhóm thức ăn
- Cỏ khô, thức ăn thô nhiều xơ
- Cỏ tươi, các loại thực vật tươi, rau
xanh
- Thức ăn ủ chua
- Thức ăn giàu năng lượng
- Thức ăn giàu protein
- Thức ăn bổ sung chất khoáng
- Thức ăn bổ sung vitamin
- Các chất phụ gia (additives)

1
2
3
4
5
6
7
8



Trong mã số quốc tế của các loại nguyên liệu thức ăn chăn nuôi, chữ số đầu tiên
cho biết loại nguyên liệu thức ăn đó thuộc nhóm nào còn năm chữ số tiếp theo trong mã
số là các số để phân biệt các nguyên liệu đó trong cùng nhóm.
Trong tám
nhóm nguyên liệu trên,
các nhóm nguyên liệu
thường sử dụng trong
chế biến thức ăn chăn
nuôi công nghiệp là
các nhóm 4, 5, 6, 7 và
8 còn các nhóm 1, 2, 3
thường dùng cho gia
súc nhai lại, nhóm 2
cũng dùng cho các
nhóm gia súc khác như
thức ăn bổ sung.







d

:
- Khô dàu lạc ép có mã số quốc tế l
à
:

504604
- Khô dầu lạc chiết ly có mã số quốc tế:
504612
- Khô dầu đậu tương ép có mã số quốc tế:
503649
- Khô dầu đậu tương chiết ly có mã s

quốc
tế: 503650
- Bột cỏ linh lăng khô 17 % protein có m
ã

số quốc tế là: 100023
B
ộtcỏ linh lăng khô 20 % protein có m
ã

5















CHƯƠNG II. ĐỘC TỐ TRONG THỨC ĂN
I. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ CHẤT GÂY ĐỘC TRONG THỨC ĂN
1.1. Định nghĩa
Chất độc (poinsons)
Chất độc là những chất vô cơ hay hữu cơ có nguồn gốc trong tự nhiên hay do con
người tạo ra, nó được nhiễm vào trong thức ăn và đưa vào cơ thể đến nồng độ nhất định
và gây ra sự ngộ độc, làm rối loạn các hoạt động sinh lý, sinh hoá bình thường của cơ thể
và biểu hiện bằng những triệu chứng và bệnh tích khác thường.
Tuỳ theo loại chất độc, mức độ nhiễm độc nặng hay nhẹ, tuỳ theo lứa tuổi, tình
trạng sức khoẻ của cơ thể mà triệu chứng ngộ độc nặng, gây tử vong hoặc nhẹ sau một
thời gian dài tích luỹ mới gây biểu hiện ngộ độc.
Chất độc được sinh ra từ nhiều nguồn gốc khác nhau: Nó có thể là các sản phẩm
trao đổi của nấm mốc, vi sinh vật tạo ra mà ta gọi là Mycotoxin. Hoặc có thể lẫn vào thức
ăn do ô nhiễm môi trường hoặc cũng có thể do con người vô tình hay cố ý cho thêm vào
các nguyên liệu để bảo quản và tăng khẩu vị.
Nghiên cứu về chất độc thực chất đó là nghiên cứu về bản chất hoá học, cơ chế
tác động, phương pháp xác định đề từ đó có những biện pháp kỹ thuật loại trừ và hạn chế
tác hại của nó tới cơ thể người và động vật.
Sự ngộ độc (toxicosis, poisoning)
Lĩnh vực nghiên cứu về sự ngộ độc bao gồm nhiều khía cạnh khác nhau. Điều này
phức tạp vì có quá nhiều chất độc nên rất khó phân biệt. Đôi khi cũng xãy ra triệu chứng
ngộ độc thực phẩm mà khi kiểm tra không thấy có độc chất trong thức ăn, như sự ngộ
độc ch
ất dinh dưỡng do ăn quá nhiều không tiêu, bị vi khuẩn lên men trong đường ruột
sinh ra độc tố, sự ngộ độc chất khoáng vi lượng, sự ngộ độc vitamin khi sử dụng quá
liều. Trái với điều này, đôi khi người và động vật ăn phải chất độc mà không có triệu

6

chứng ngộ độc do liều lượng độc tố quá thấp hoặc do sức đề kháng của cơ thể người và
động vật với độc tố cao nên không xuất hiện triệu chứng.
1.2. Các trạng thái ngộ độc
Ngộ độc cấp tính là trạng thái ngộ độc sau khi nhiễm chất độc một thời gian
ngắn, xuất hiện những triệu chứng khác thường rất nghiêm trọng hoặc gây ra tử vong cho
người và động vật.
Ngộ độc tích lũy (còn gọi là ngộ độc trường diễn, ngộ độc mãn tính) là trạng thái
mà cơ thể nhiễm chất độc với liều lượng thấp, chưa gây ra triệu chứng liền mà phải trãi
qua một thời gian dài chất độc tích lũy trong cơ thể, làm biến đổi các qúa trình sinh lý,
sinh hóa lâu dài rồi mới gây ra triệu chứng.
II. PHÂN LOẠI CHẤT ĐỘC THEO NGUỒN GỐC LÂY NHIỄM
2.1. Chất độc có sẳn trong nguyên liệu làm thức ăn và trong quá trình chế biến
Trong tự nhiên các loại thực vật cũng như một số loại động vật đăc biệt đều có
chứa một số lượng độc tố nhất định. Đó là những chất tích lũy hoặc là sản phẩm trung
gian trong quá trình trao đổi chất của chúng hoặc là những chất được sinh vật tổng hợp.
Ở thực vật, nhất là nhóm cây họ đậu có nhiều chất kháng dinh dưỡng (nutrition
antigonist). Nhiều loại thực vật có chứa nhóm chất glusit độc, trong một số loại động vật
có chứa những amit độc gây dị ứng rất mạnh cho cơ thể.
2.2. Chất độc do thực phẩm bị biến chất trong quá trình bảo quản
Sự tồn trữ nguyên liệu trong kho lâu ngày, do tác động của oxy trong không khí
oxy hóa hoặc do enzyme trong thực phẩm tác động làm biến đổi các chất dinh dưỡng trở
thành các chất độc hay chất kháng dinh dưỡng.
Ví dụ: các chất dầu thực vật để lâu ngày trong không khí sẽ biến thành các
peroxyt, aldehyt độc. Các axit amin như histidine trong thịt cá tươi dưới tác động của
enzyme decarboxylase khử nhóm cacboxyl trở thành histamin độc gây dị ứng mạnh cho
cơ thể. Một số vitamin bi oxy hóa trở thành chất kháng vitamin.
2.3. Chất độc do nấm mốc sinh ra (mycotoxin)
Các loại thức ăn sau khi thu hoạch về không được làm khô và chế biến kịp thời
trước khi đem dự trữ trong kho. Nếu độ ẩm trên 14% rất dễ bị lên men hoặc nấm mốc
phát triển sinh ra độc tố. Tùy theo loại độc tố, tùy theo hàm hượng cao hay thấp mà có thể

gây ra độc cho người hay động vật.
2.4. Chất độc do vi khuẩn gây ra
Ngộ độc thức ăn do độc tố vi khuẩn thường xãy ra do thiếu sót trong công tác
kiểm tra và phần lớn xãy ra trên thực phẩm có nguồn gốc
động vật giàu protein như thịt
sữa, trứng
2.5. Các hoá chất độc hại lẫn vào thức ăn
Nguyên nhân gây ra sự ngộ độc thực phẩm hoặc không an toàn thực phẩm có thể
do các yếu tố sau đây:
Cho thêm vào thức ăn để bảo quản, nhóm này bao gồm: Các chất sát khuẩn, các
chất chống nấm, các chất kháng sinh và các chất chống oxy hoá

7
Các chất cho thêm vào thức ăn để tăng khẩu vị, hương liệu của thức ăn.
Các chất tẩy màu hoặc cho vào để thay đổi màu thực phẩm, làm cho dai hoặc xốp
thực phẩm.
Các loại chất kích thích tố, hoặc các chất tăng đồng hóa, tăng giữ nước để cho gia
súc tăng trọng nhanh.
Các chất gây ô nhiễm môi trường bao gồm kim loại nặng của nhà máy thải ra hấp
thụ vào cây thức ăn, thuốc trừ chuột, trừ sâu, trừ nấm và virus nhiễm vào thực phẩm .
III. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN MỨC ĐỘ ĐỘC
3.1. Liều lượng chất độc
Có nhiều chất ở liều thấp thì là yếu tố dinh dưỡng. Ví dụ: như các nguyên tố vi
lượng, nhưng ở liều cao thì gây ra ngộ độc.
3.2. Yếu tố giống, loài động vật
Cùng một loại độc tố, cùng một liều lượng nhiễm nhưng có gia súc có triệu
chứng trúng độc nhưng có loại lại không. Ví dụ: với tỷ lệ 10% bột lá keo dậu thì ở gà có
hiện tượng bướu cổ, rụng lông nhưng ở gia súc nhai lại với mức trên 30% trong khẩu
phần thì mới có triệu chứng ngộ độc. Hay cùng một tỷ lệ aflatoxin trong thức ăn thì vịt có
biểu hiện ngộ độc trước gà.

3.3. Lứa tuổi của động vật
Động vật non nói chung hệ thống đề kháng, hệ thống khử độc và thải độc tố ra
ngoài của cơ thể phát triển chưa hoàn thiện, do đó sức đề kháng với độc tố của cơ thể gia
súc non cũng yếu hơn gia súc trưởng thành. Ngược lại, cơ thể già yếu sự trao đổi chất
cũng giảm xuống, sức đề kháng đối với độc tố cũng giảm.
3.4. Tính biệt
Anh hưởng của độc tố trên giới tính cũng chỉ là khái niệm tương đối. Ở trạng thái
bình thường thì không có sự khác biệt có ý nghĩa giữa 2 loại giới tính trên lĩnh vực đề
kháng với độc tố. Tuy nhiên khi gia súc mang thai, sinh sản hoặc nuôi con thì rất mẫn
cảm với độc tố.
Ví dụ: độc tố nấm aflatoxin có thể gây chết phôi tỷ lệ cao; độc tố zearalenone (F
2
,
có trong ngô) do nấm Furarium tiết ra có thể gây ra sẩy thai. Vì vậy, trong thời gian
mang thai cần phải có chế độ ăn kỹ lưỡng hơn bình thường.
3.5. Tình trạng sức khỏe và chế độ dinh dưỡng
Sức khỏe cơ thể có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng đề kháng đối với độc tố.
Ví dụ: khi cơ thể bị bệnh viêm gan hoặc viêm thận do nguyên nhân khác không
phải độc t
ố thì khả năng loại bỏ độc tố của cơ thể rất kém. Vì vậy cũng với một liều
lượng giống nhau, nhưng cơ thể khỏe mạnh có thể vượt qua được.
Khẩu phần ăn và chế độ dinh dưỡng của động vật cũng ảnh hưởng rất lớn đến sức
đề kháng của cơ thể đối với độc chất. Ví dụ: khi khẩu phần ăn thiếu cholin hoặc
methiomine sẽ gây ra hiện tượng tích mỡ gan làm cho chức năng của gan trở nên suy
giảm, từ đó đề kháng với độc tố cũng sẽ kém. Hoặc khẩu phần mất cân bằng giữa năng
lượng và chất đạm, quá dư thừa chất đạm có nguồn gốc động vật, có chứa nhiều chất hữu

8
cơ purine và pirimidine mà lại thiếu vitamin A sẽ có nguy cơ phát sinh ra bệnh “gout” là
chứng bệnh tích urat trong cơ thể, trong bể thận làm cho chức năng lọc và loại thải chất

độc của cơ thể suy yếu. Từ đó có thể làm cho tình trạng ngộ độc trở nên nặng nề hơn.
3.6. Trạng thái vật lý của chất độc
Cùng một loại chất độc, cùng một liều lượng, nhưng chất độc ở trạng thái hoà tan
được trong nước thì sẽ gây ra triệu chứng ngộ độc nhanh hơn, nhưng nó loại thải ra ngoài
cũng nhanh hơn. Ngược lại, ở trạng thái nhũ dầu hoặc ở dạng bột không tan thì chất độc
hấp thu chậm nên gây ra triệu chứng ngộ độc muộn hơn, nhưng loại thải chất độc ra khỏi
cơ thể cũng chậm hơn.
IV. CÁC CHẤT ĐỘC HẠI CÓ SẴN TRONG THỨC ĂN
4.1. Các chất độc hại trong thức ăn thực vật
4.1.1. Các hợp chất glucoside trong thức ăn
Xyanglucosit (HCN)
Bản chất hoá học là một hợp chất hữu cơ có cấu trúc gồm 2 phần: một phần từ
đường (glucose) và một phần không phải là đường: axeton hoặc HCN. HCN được tạo
thành do quá trình thuỷ phân linamarin và linustalin do hai enzyme tương ứng:
linamarinase và linustalinase. Trong đó, linamarin chiếm phần lớn (95%) còn rất ít
linustalin (5%). Trong sắn tươi, các chất này tồn tại ở tất cả các bộ phận lá và củ, nhưng
nhiều nhất ở lớp vỏ dày thứ hai (lớp vỏ mầu hồng), lõi và hai đầu của củ sắn. Glucosit
phổ biến trong các loại thực vật nhất là cây cỏ gần với hoang dại. Khi chăn thả trên đồng
cỏ, nếu gia suc ăn phải những thực vật có nhiều glucosit sẽ xuất hiện dấu hiệu ngộ độc.
Tùy theo gốc hóa học gây độc hại, người ta chia glucosit thành các nhóm sau đây:
Công thức cấu tạo như sau:

H
3
C CN H
3
C CN
C C
H
3

C O Glucose H
3
C O Glucose

O Glucose
Linamarin Linustatin

Xyanglucosit tồn tại nhiều trong cây sắn (bảng 1 và 2), hạt lanh và đậu Java.
Bảng 1. Phân bố HCN trong sắn củ
Sắn đắng Phú Thọ Hàm lượng HCN (mg/100g)
- Vỏ ngoài mỏng
- Vỏ trong dày
- Hai đầu củ sắn
- Phần ruột (ăn được)
- Phần lõi
7,6
21,6
16,2
9,72
15,8
Nguồn: Phạm Sĩ Tiệp, 1998.
Bảng 2. Phân bố HCN trong lá sắn (mg/100g tươi)

9
Các loại lá Giống Ấn Độ Giống chuối đỏ
Lá già (1/2 cao thân trở xuống)
Lá bánh tẻ (1/2 đến 3/4 cao thân)
Lá non phía trên
Đọt non
1,44

±
0,06
4,29
±
0,42
36,48
±
2,25
44,23
±
2,10
0,46 ± 0,03
1,54 ± 0,15
14,75 ± 0,16
18,05 ± 1,81
Nguồn: Phạm Sĩ Tiệp,1998.
Bảng 3. Ảnh hưởng của phương pháp chế biến tới hàm lượng HCN trong lá sắn
(mg/100g tươi)
Phương pháp chế biến SắnÂn Độ Sắn chuối đỏ
Lá tươi
Băm nhỏ, nấu chín
Băm nhỏ, ủ chua 1 tuần
Băm nhỏ phơi khô tán bột
Băm nhỏ ngâm nước, phơi khô tán bột
Băm, ngâm nước vôi, phơi khô, tán bột
21,61
±
2,37
3,26
±

2,37
3,06
±
0,05
2,79
±
0,11
2,05
±
0,17
1,74
±
0,53
8,76 ± 0,22
1,72 ± 0,12
1,50 ± 0,07
0,88 ± 0,05
0,46 ± 0,33
0,22 ± 0,11
Nguồn: Phạm Sỹ Tiệp, Nguyễn Văn Đồng, 1998.
Bảng 4. Ảnh hưởng của phương pháp làm khô đến hàm lượng HCN trong bột lá sắn
(ppm)
Phương pháp chế biến Giống Thái lan Giống gòn Nam bộ
Phơi nắng khô nhanh
Phơi trong nhà khô chậm
Sấy 60
0
C
Sấy 80
0

C
Sấy 100
0
C
1270
562
1106
990
495
954
280
664
499
217
Bảng 5. Ảnh hưởng của phương pháp chế biến đến hàm lượng HCN trong sắn củ
Cách xử lý Tỷ lệ HCN còn lại so ban đầu (%)
Bóc vỏ ngâm nước 24 giờ
Luộc không vỏ nửa giờ
Luộc 2 lần nước
Luộc kỹ kéo dài
75
56
42
31
Sản phẩm sắn HCN (mg/100 g)
Củ sắn tươi
Sắn lát phơi khô
Bột sắn
9,72
2,70

1,08

Gia súc ăn nhiều: liều độc tối thiểu 2,3 mg/kg thể trọng. Gốc CN
-
khi vào cơ thể
sẽ liên kết liên kết chặt chẽ với hemoglobin, ức chế quá trình vận chuyển oxy làm cho cơ
thể thiếu oxy ngạt thở, các niêm mạc da tím bầm chết rất nhanh. Việc bắt giữ CN
-
của Hb
là phản ứng tự vệ của cơ thể nhằm ngăn chặn ion CN không lọt vào bên trong các tế bào.
Nếu cơ thể nhiểm quá nhiều ion CN thì không có khả năng phòng vệ, khi đó ion CN lọt
vào bên trong các tế bào và liên kết chặt chẽ với nhân Fe
++
và Cu
++
trong hệ thống
enzyme hô hấp cytochrom không cho hệ thống này thực hiện chức năng vận chuyển điện

1
0
tử trong chuổi phản ứng hô hấp tế bào. Lúc này tình trạng ngộ độc trở nên tồi tệ hơn, khó
có khả năng cứu chửa được.

Globin Globin

N N N N

Fe + CN
-
-Æ Fe


N N N N

O
2
CN

Hemoglobin Methemoglobin





Sơ đồ chuyển hóa cyanogenesis và cyanide trong cơ thể người (Hans Rosling, 1994)



O
C
C
N
CH
3
CH
3
C
C
HO
CH
3

β

-Glucosidase
Aceton cyanohydrin
N
HC N
SCN
-
OCN
_
Cyanate
MetHb CN
Cyanide
Red block cell
H C CH COOH
C N
-
NhiÖt ®é cao, pH cao
Linamarin



S N
C

NH
2
Axit amino thiazoline carboxylic
Rhodanase & -
S

-
S
Thiocyanate



1
1
Có hai trạng thái ngộ độc:
Ngộ độc cấp tính: gốc CN
-
khi vào cơ thể sẽ liên hệ chặt chẽ với hemoglobin. Ức chế
quá trình oxygen làm cho con vật ngột thở, các niêm mạc da tím bầm và chết rất
nhanh nếu ăn phải một lượng lớn. Trẻ em và động vật non trao đổi chất rất mạnh do
đó cần rất nhiều oxy, vì vậy cũng là đối tượng rất mẩn cảm với HCN.
Ngộ độc mãn tính: trường hợp ăn với một lượng ít, thường xuyên thì trong cơ thể
động vật chủ yếu là ở gan sẽ oxy hóa khử chất HCN nhờ vào lưu huỳnh trong axit amin
để tạo ra chất thiocianat ít độc hơn HCN.
- Liều gây ngộ độc: theo tài liệu của Humphreys (1988) thì liều gây ngộ độc tối thiểu
của HCN tự do trên động vật là 2 - 2,3 mg/kg trọng lượng cơ thể. Tuy vậy, nếu ở liều này
nhưng gốc CN nằm trong cấu trúc glucosit thì chưa đủ sức để gây độc mà nó còn phụ
thuộc nhiều yếu tố khác nhau. Nếu như dạng glucosit trong thức ăn khi vào cơ thể mà giải
phóng nhanh HCN và cơ thể hấp thu nhanh thì có thể gây ngộ độc, nếu giải phóng HCN
chậm, hấp thu chậm thì liều này cũng chưa gây triệu chứng ngộ độc. Trong thực tiễn
người ta còn nhận thấy khi động vật ăn nhiều và hấp thu nhanh HCN (4 mg/kg thể trọng)
thì chết một cách rõ ràng. Nguyên liệu để làm thức ăn chứa khoảng 20mg HCN/100g
nguy hiểm cho con vật. Để xét nghiệm HCN chính xác, chúng ta nên kiểm tra hàm lượng
HCN ở trong gan và chất chứa trong dạ cỏ động vật. Khi gia súc bị ngộ độc HCN thì
trong gan của nó chứa tối thiểu từ 1,4 mg/g trở lên, trong dạ cỏ 10mg/g trở lên (Van der
Walt, 1944).

Trên người: ngộ độc HCN thường hay gặp do ăn phải sắn độc, người ta còn gọi là
say sắn. Khi ăn phải sắn đắng chế biến không tốt sẽ phát sinh ra triệu chứng ngộ độc do
chất linamarin, một loại glucosit độc bị thuỷ phân bởi enzyme sinh ra HCN, liều lượng
gây ngộ độc cho một người lớn là 20mg HCN. Liều gây chết người là 1 mg/1kg thể
trọng. Tuy nhiên, nhóm glucosit rất dễ bị phân hủy bởi nhiệt, trong các môi trường axit
và kiềm loảng. Ví dụ, hàm lượng HCN trong sắn giảm đáng kể khi ủ chua, phơi khô hay
ngâm nước vôi (bảng 3, 4, 5 và 6).
Alkaloide
Alkaloide là những hợp chất hữu cơ có chứa Nitơ và có tính kiềm nhẹ , đa số có
nguồn gốc từ thảo mộc, chỉ với một liều thật nhỏ cũng tạo ra tác dụng sinh học rất mạnh
trên cơ thể. Chất alkaloide đơn giản được tổng hợp sớm nhất vào năm 1886 là chất
coniine, gọi tên hóa học là 2-propyl-piperidine (C
5
H
10
NC
3
H
7
). Đây là chất mà ngày xưa
người xấu đã dùng nó để đầu độc nhà triết học vĩ đại lúc bấy giờ - ông Socrates. Hiện
nay, người ta tìm thấy có trên 3000 chất alkaloide khác nhau và có khoảng 30 trong số
này đã được sử dụng rộng rãi trong y học và được người ta nghiên cứu kỹ. Ví dụ: chất
nicotine trong cây thuốc lá được sử dụng để làm thuốc trừ sâu, cafein trong hạt càfê,
Cocaine trong cây coca để làm hưng phấn thần kinh, morphine trong nhựa cây á phiện
đượ
c sử dụng để làm thuốc giảm đau, reserpine trong cây dừa cạn cũng để làm thuốc
giảm đau, atropin được tìm thấy trong cây belladonna (cây cà dược) để làm thuốc giản
đồng tư (theo tài liệu Encarta, McRosoft, 1997). Theo tài liệu của Petteson (1991) thì
alkaloide được chia ra làm 3 nhóm: nhóm alkaloide thực (True-alkaloides), nhóm

alkaloide giả (Pseudo-alkaloides) và nhóm tiền alkaloide (Proto-alkaloides). Những
alkaloide được biết rõ nhất là trong cây khoai tây và trong cỏ lupin. Ngày nay, người ta
cũng biết được trong một số cây nhiệt đới cũng có nhiều alkaloide. Ví dụ: cây vông nem
(Erythrina sp) có chứa trên 60 loại alkaloide. Alkaloide có chứa nhiều trong hạt
Erythrina americana, E.breviflora (Sotelo, 1930).

1
2
Phần củ khoai tây trồi lên trên mặt đất có vỏ xanh và phần củ khoai tây có chứa
chất solanin. Khi thủy phân nó giải phóng ra đường, vì vậy người ta gọi nó đúng nghĩa
hoá học là các glucoside cũng được. Song, khái niệm alkaloide là gọi trên nhóm cây độc
mạnh trong vỏ xanh của củ khoai tây, đó là chất solanin.
Trên người: hiện tượng ngộ độc solanin thường xảy ra do ăn củ khoai tây mọc
mầm. Tùy theo giống khoai tây mà hàm lượng solanin có khác nhau. Giống khoai tây
Rosevall ở Angieri có chứa đế
n 0,49g solanin/1kg ruột củ và 1,22g/1kg vỏ củ. Các giống
khác có hàm lượng solanin thấp hơn, trung bình 0,04-0,07 g/kg ruột củ và 0,30-0,55 g/kg
vỏ củ. Khi khoai tây mọc mầm thì solanin có thể lên đến 1,34g/kg củ. Liều gây chết
người của salonin từ 0,2 - 0,4g/1kg thể trọng người.
Triệu chứng ngộ độc trên người ở thể nhẹ là đau bụng, tiêu chảy rồi sau đó táo
bón. Thể nặng thì giản đồng tử và liệt nhẹ hai chân. Khi khu thần kinh bị tê liệt dẫn đến
ngừng hô hấp, ngừng tim và tử vong.
Trên động vật: Trong thực tiễn chăn nuôi trên đồng cỏ chăn có một số loài thực
vật họ đậu như cỏ ngôi sao (Lupinus) là loại cây họ đậu hoa trắng (Lupinus albus), hoặc
hoa vàng (Lupinus luteus) có một loại chất độc gây bệnh cho gia súc trên đồng cỏ xứ ôn
đới, trước đây người ta gọi tên bệnh do loại cỏ này gây ra là lupinozis. Sau này người ta
xác định trong cây cỏ Lupin có chứa nhiều loại alkaloide mà trong đó có chất kinolizidin
là rất độc gây hại cho gan, làm thoái hoá và mỡ hoá gan. Alkaloide trong loại cỏ này
không bị phá hủy bởi qúa trình phơi và sấy, do đó sự ngộ độc trên gia súc thường xảy ra
khi cho bò ăn cỏ Lupin khô. Theo tài liệu của Humphreys (1988) thì sự ngộ độc do loại

cỏ này xảy ra ở bò sữa mang thai kỳ cuối hoặc mới đẻ còn gây ra bệnh ketosis cho bò.
Trong một số cỏ họ đậu thuộc giống Medicago sativa sau một thời gian dài
trồng để lấy hạt cỏ già tích lũy chất độc được biết là chất latirin cũng là loại alkaloide gây
ngộ độc cho gia súc ăn nhiều. Triệu chứng bệnh xuất hiện trên hệ thần kinh dẫn đến bại
liệt người ta gọi là bệnh latirizmus.
Biện pháp phòng ngừa: ngâm nước và rửa nhiều lần có thể làm giảm chút ít
alkaloide. Tuy vậy, điều quan trọng là về mặt di truyền, người ta cố gắng tuyển chọn
giống có hàm lượng alkaloide thấp.
4.2. Axit amin không protein (non protein amino acids)- axit amin bất thường
Trong các cây họ đậu, sự cố định nitơ khí trên làm thoả mãn nhu cầu đạm. Trước
tiên nitrogen liên kết tạo những sản phẩm alkaloide hoặc những axit amin bất thường
không thông dụng. Như vậy, chúng được tích lũy lại trong cơ thể thực vật tạo nên sản
phẩm trao đổi thứ cấp. Thườ
ng những axit amin này cấu trúc gần giống với những axit
amin thiết yếu. Chúng không thực hiện được chức năng sinh học như những axit amin
thiết yếu, như vậy trở thành yếu tố đối kháng với axit amin gần giống với nó. Khi động
vật ăn loại này và hấp thu vào cơ thể, nó làm thay đổi một số bước phản ứng trong trao
đổi axit amin gây rối loạn quá trình trao đổi chất và gây độc cho cơ thể
. Theo D'Mello
(1992) thì nhiều loại cây bộ đậu nhiệt đới có chứa nhiều axit amin bất thường.
Nhiều trường hợp ngộ độc trên vật nuôi do ăn phải hạt một số cây họ đậu nhiệt
đới có axit amin độc hại như hạt cây đậu chàm (Indigofera spicata) hoặc hạt cây Lathryus
cicera. Phân tích chất độc trong loại hạt này có cấu trúc gần giống với axit amin thiết yếu
hoặc chất chuyển hoá trung gian của nó hiện diện trong hệ thống thần kinh trung ương
của động vật, vì thế nó ức chế đối kháng với chất dinh dưỡng mà cơ thể cần thiết, ảnh
hưởng xấu đến hoạt động thần kinh đi đến tử vong (Roy,1981 & Rosenthal, 1982).
4.2.1.Nhóm chất mạch vòng (Aromatic)

1
3

Chất mimosine
Do mimosine có cấu trúc hoá học giống như thyrosine, vì vậy nó ức chế trao đổi
thyrosine trong cơ thể, không cho tạo thành Iodthyrosine (chất ban đầu để tuyến giáp tổng
hợp ra thyrosine). Vì vậy, gia súc ăn nhiều cây keo dậu (Leucena) sẽ gây ra bướu cổ. Do
mimosine có thêm một vị trí oxy hoá và nitơ thay thế C trong vòng phenol nên có ái lực
hút ion rất mạnh, vì vậy nó cướp iôt không cho quá trình iôt hoá thyrosine xảy ra. Liều
gây độc với bò: 0,18; cừu: 0,14; dê: 0,18; thỏ: 0,23; gà đẻ: 0,21 và gà thịt: 0,16 g/kg thể
trọng.
Ở gia súc nhai lại, khi ăn nhiều lá cây keo dậu (với tỷ lệ >30% lá keo dậu trong
khẩu phần) gây ức chế sinh trưởng, bướu cổ, hàm lượng thyrosine trong máu giảm. Tuy
nhiên, hoạt động của vi sinh vật dạ cỏ làm giảm đáng kể hàm lượng mimosine bằng cách
hình thành các chất không độc hoặc thải ra ngoài cơ thể (sơ đồ 2). Ở gà, nếu cho ăn từ 8-
10% lá keo dậu thì xuất hiện rụng lông, tuyến giáp phát triển mạnh.
Cơ chế tác động gây độc của mimosine: nó có cấu tạo giống như thyrosine và
DOPA (3,4-dihydroxyphenylalanine), chất chuyển hóa của thyrosine trong cơ thể (sơ đồ
1). Vì vậy, nó ức chế trao đổi thyrosine trong cơ thể, không cho tạo thành Iodo thyrosine
(MIT DIT), chất ban đầu để tuyến giáp tổng hợp ra thyroxin (T3 và T4). Vì lẽ đó, khi gia
súc ăn nhiều cây họ đậu thuộc họ Mimosa, đặc biệt lá cây keo dậu sẽ có khuynh gây ra
bướu cổ.


1
4
O
OH
N
H
2C
CH
COOH

NH
2

Mimosine
NH
2
COOH
CH
H
2C
N
O
H


H
O
N
H
2C
CH
COOH
NH
2

OH
OH

CH
H

2C
N
O
H
2
NH
2
NH
2
2
H
O
N
CH

OH
HC
OH
Thyrosine
3,4 Dihydroxyphenylalanyle (DOPA)
Noradrenaline Dopamine


Sơ đồ 1. Cấu trúc và chuyển hoá của thyrosine để tạo thành noradrenaline bình
thường trong cơ thể động vật (D’Mello,1991)



1
5


Sơ đồ 2. Chuyển hoá mimosine trong dạ cỏ (D’Mello,1991)

4.2.2.Những chất giống với arginine (arginine analogues)
Chất canavanine, indospicine, homoarginine
Chất canavanine và những dẫn xuất khác họ hàng với nó có trong lá so đũa
(Sesbania grandiflora), lá cây đậu chàm (Indigofera spicata), lá sát thử (Gliricidia
sepium) cũng có cấu trúc gần giống với arginine. Vì vậy, khi gia súc ăn nhiều loại này
gây ức chế qúa trình chuyển hoá arginine. Arginine đóng vai trò rất quan trọng trong qúa
trình chuyển hoá ornithine-arginin để tổng hợp ra urê, nếu chu trình này bị canavanin
thay thế vào vị trí của arginine thì sẽ gây ra rối loạn chuyển hoá của arginine. Vì thế,
canavanine cũng được coi là một độc tố kháng dinh dưỡng của arginine.
Axit amin thiết yếu gần giống với arginine là glycine, trong trường hợp này nó trở
thành yếu tố đối kháng với canavanine. Ba loại axit amin này thường phân bố khá rộng
và có hàm lượng tương đối cao trong các loại cây họ đậu, trong một số loại hạt họ đậu.
Canavanine dễ dàng hấp thu trong đường tiêu hoá của gia súc, gia cầm (Leon, 1990) và
nó xuất hiện nhanh trong vòng tuần hoàn (D’Mello, 1989). Nếu cho gia cầm ăn thức ăn
có chứa nhiều canavanine (3.7g/kg trong thức ăn ) sẽ làm giảm khả năng sinh trưởng, ảnh
hưởng xấu đến sự lợi dụng đạm trong khẩu phần. Gần đây với nhiều nghiên cứu cho thấy
có mối quan hệ giữa canavanine và sự lấy thức ăn của lợn (Enneking, 1993).
4.2.3.Nhóm chất neurolathyrogens
không độc
Ĩ

H
2
C CH
2
NH
2

N
OH
O
Mimosinamine

O
OH
N
H
2
C CH COOH

NH
2
Mimosine

N
OH
O
H
3-Hydro-4(
1
H)-piridone
(3, 4 - DHP)
OH
O
N
H
2, 3 - DHP
Thải qua phân

và nước tiểu
3, 4 - DHP
Conjugated

1
6
Đây cũng là hợp chất axit amin bất thường (non-protein amino acid). Cùng loại
với những axit amin này có: β-cyanoalanine, axit β-N-oxalyl-α,β- diaminopropionic
(ngày nay còn gọi nó là BOAA, β-N-oxalylamino alanine), axit αγ-diaminobutyric và β-
aminopropionitril. Đây là những sản phẩm chuyển hoá có liên quan nhau trong trao đổi
chất của một số loại thực vật nhiệt đới. Những dòng cỏ Lathyrus khác nhau, hàm lượng
BOAA cũng có khác nhau (Aletor, 1994). Khi gia súc ăn loại thức ăn có chứa loại hợp
chất này thường xuyên sẽ
xuất hiện trạng thái ngộ độc. Cơ chế gây ngộ độc của axit
lathyrogenic là tác dụng kháng dinh dưỡng đối với các axit amin gần giống với nó. Năm
1981, Roy có công bố tình trạng bệnh Neurolathyrism trên người. Trên động vật, người ta
còn nhận thấy cả 2 chất β-cyanoalanine và β-(N-oxalylamino) alanine gây độc hại thần
kinh (neurotoxic) cho gia cầm lẫn động vật có vú, nhưng gia cầm mẫn cảm hơn, đặc biệt
gà con 1 ngày tuổi (D’Mello, 1991).
4.2.4.Chất axit fluoroacetic
Đây cũng là hợp chất thứ cấp, đặc biệt nó có nhiều trong cây: Acasia, Oxylobium và
Gastrolobium (đều là cây họ đậu). Chúng gây tổn thất lớn cho gia súc ở một số vùng của
châu Úc (Everist, 1974) và một số vùng ở Nam Châu Phi (Vickery,1973). Theo tài liệu
của D.j Hamphreys (1988) thì có 2 dẫn suất rất độc, đó là Fluoroacetate (compound 1080)
và Fluoroacetamide (compound 1081), cả hai đều tan trong nước không vị và độc tính rất
cao với loài gậm nhấm và cả cho người lẫn động vật khác. Sự ngộ độc trên cừu được mô
tả bởi Marais (1940) ở Nam Châu Phi do một loại thực vật Dichapetaum cymosum
(gifblaar).
Cơ chế gây ngộ độc: Fluoroacetate ức chế enzyme aconitase từ đó nó không đáp
ứng đầy đủ các bước phản ứng tiếp theo trong chu trình citrat, một chu trình sinh hoá rất

phổ biến trong cơ thể sinh vật -chu trình axit tricarboxylic. Hậu qủa cuối cùng của nó là
sự tích tụ citrate trong cơ thể mà không phân hủy để thoát ra được dẫn tới ngộ độc
(Peters,1954).
Sự ngộ độc và liều gây độc: Fluoroacetate có độc tính cao cho tất cả mọi loài động
vật , nhưng loài động vật có vú bậc cao kém nhạy cảm hơn loài gậm nhấm. Liều độc gây
chết qua đường miệng (mg/kg thể trọng): bò 0.15-0.62; cừu 0.25-0.50; dê 0.30-0.70; ngựa
0.50-1.75; heo 0.30-0.40; gia cầm 10-20; chó 0.096-0.20; mèo 0.30-0.50. Robison (1970)
thông báo liều LD50 của sodium monoflluoracetate trên bò Hereford là 0.393 và 0.221
mg/kg thể trọng : Để phòng trị bệnh này tốt, không nên cho gia súc ăn thực vật có độc tố
và cho gia súc uống glyceryl monoacetate 0.5ml/kg thể trọng. Trong 5 giờ đầu, cách 30
phút cấp 1 lần 0.2 ml/kg thể trọng (Annisonetal, 1960).
4.3. Những chất terpenoide và steroide độc hại
4.3.1.Terpenoide
Nó cũng là sản phẩm thứ cấp được tổng hợp bởi thực vật. Terpenoide cũng có
nhiều dẫn xuất khác nhau C5 (Isoprenoide) có trong cây phi lao, terpenoide bao gồm hoạt
chất sinh học là carotenoide. Ngoài ra, nó còn có C10 ,C15, C20 và C30, nghĩa là mạch
carbon có thể dài ngắn khác nhau. Trong các loại terpenoide có loại mang hoạt tính sinh
học như là 1 tiền vitamin, nhưng cũng có nhiều hợp chất là độc tố có tác hại khác nhau
đến cơ thể.
Người ta nhận thấy 1 loại terpen có 15 cacbon (C15) gọi là sesquiterpenoide tìm ra
trong thực vật Myoporum (Myoporaceae) ở Úc và ở New Zealand gây thiệt hại lớn cho

1
7
cừu. Ngoài ra còn tìm thấy trong thực vật họ bìm bìm (Ipomoea) cũng có loại terpen này,
ngay cả trong khoai lang, nó có tác dụng gây bệnh trên gan.
Trong lá một loại cây thân bụi Lantana camara (Werbenaceae) có chứa chất
Lantadenes, là một loại triterpenoide (C30) nó gây độc hại cho gan. Độc tố này gây ra
viêm gan và rất nhạy cảm với ánh sáng.
Những sản phẩm có chứa gốc porphyrin từ các chlorophyll không phân giải, một

phần nó bài tiết ra được, phần không bài tiết đưa vào máu đi đến tổ chức ngoạ
i biên, chất
porphyrin ở ngoại biên nhận năng lượng ánh sáng mặt trời chuyển thành hợp chất hoá
học gây hư hại tổ chức tê bào và vì thế nó cũng xếp vào loại độc tố thuộc nhóm chất nhạy
cảm với ánh sáng , có tên gọi là "hợp chất nhạy cảm quang học - photosensitive
componds".
4.3.2. Các chất steroide độc hại
Trong số các steroide độc hại được người ta chú trọng nhiều nhất là oestrogen thực
vật (Fitooestrogen). Loạ
i hợp chất này có chứa trong một số loại thực vật.
Triệu chứng ngộ độc: khi gia súc ăn phải thức ăn có chứa chất này có thể gây ra
triệu chứng động dục giả, nó kích thích làm cho âm hộ sưng lên, chảy nước nhờn, trên
heo con thường thấy các núm vú sưng đỏ. Gia súc có động tác nhảy chồm lên nhau như
biểu hiện của sự động dục. Hậu qủa của nó là làm sẩy thai hàng loạt. Tuy nhiên, n
ếu ăn
mức vùa phải sẽ có tác dụng tốt với gia súc tiết sữa, kích thích bầu vú phát triển, tăng tiết
sữa, với những gia súc bị nân, sổi có tác dụng kích thích động dục trở lại.
Chất fitooestrogen được người ta chú ý đầu tiên là ở châu Úc, nơi đây khi chăn thả
bò trên đồng cỏ, ăn một loại cỏ 3 lá (Trifolium subterraneum) làm cho đàn cừu động dục
hàng loạt. Người ta tìm hiểu trong loại cỏ này có chứa nhiều chất giống với oestrogen.
Sau đó người ta còn tìm thấy ở nhiều loại cỏ họ đậu khác cũng có chứa fitooestrogen như:
các cỏ alfalfa (Medicago sativa); cỏ dái ngựa, một số loại cỏ hoà thảo và cả cây bắp cũng
có chứa chất fioestrogen với số lượng đáng kể. Khi phơi hoặc sấy khô thì các chất này bị
phân huỷ, nhưng nếu ủ chua thì nó còn lưu lại trong thức ăn khá nhiều.
Ngoài thực vật ra, ngày nay người ta còn thấy loại nấm fuzarium thường phát triển
trên hạt bắp khi thu hoạch bị chậm trễ, nó cũng sản xuất ra một loại độc tố có tên là F2-
toxin (Zearalenone) cũng có tác dụng giống như oestrogen thực vật, nó làm sưng âm hộ
và sẩy thai ở lợn và nó cũng có hại đến việc sản xuất tinh trùng , làm giảm tỷ lệ thụ tinh ở
gà.
Fitooestrogen có nhiều dạng hợp chất khác nhau: Isoflavin cumarin, stiben hoặc

các dẫn xuất khác của steroide. Cấu trúc hoá học nó có khác với oestron và oestradion tự
nhiên. Hoạt tính sinh học của oestrogen thực vật giống như một hormon sinh dục nữ.
Việc xác định bằng phương pháp hóa học thì rất khó, phải có chất chuẩn giống như chất
kiểm tra mà trong thiên nhiên thì lại có rất nhiều dẫn xuất khác nhau và phải có thiết bị
đặc biệt như sắc ký lỏng cao áp. Người ta sử dụng phương pháp sinh vật học: dùng chuột
cái infantilis (chuột bạch) để thử và tính ra đơn vị chuột đối với fitooestrogen.
4.4. Các chất nhạy cảm quang học (photosensitive compounds)
4.4.1.Những phát hiện có liên quan đến bệnh viêm rộp da do chất nhạy cảm quang học
(Vesicula dermatitis and photosensitizasion)
Cơ chế gây độc hại của chất nhạy cảm quang học:
Các chất nhạy cảm quang học là những chất mà khi gia súc ăn, hấp thu vào máu và
ra da nơi không có sắc tố bảo vệ, dưới tác dụng của tia ánh sáng mặt trời nó làm phân hủy
chất nhạy cảm quang học ra các sản phẩm phản ứng trên da làm cho da đỏ ửng lên và sau

1
8
đó viêm rộp da. Sự viêm nhiễm này đặc biệt xảy ra ở xung quanh khóe mắt, ở cổ, ở các
khớp chân và ở cuối các chi gây ra cảm giác đau đớn cho gia súc. Đối với gia cầm thì ở
mỏ, mồng, tích tai và bàn chân, nơi không có lông che phủ. Gà tây thường bị nặng hơn vì
phần da tiếp xúc với ánh sáng mặt trời nhiều.
Năm 1994, Peckham đã mô tả bệnh viêm rộp da mỏ ở gia cầm và ông đã chụp 2
hình bệnh tích trên ngan. Theo Calnek và CTV (1991) thì bệ
nh này đã xảy ra trên gà, gà
tây,vịt, ngỗng và cũng theo các tác giả này bệnh có thể gây tử vong đến 20%. Ngoài ra nó
còn giảm sự sinh trưởng, sức đẻ trứng. Theo Peckham thì nguyên nhân đã được làm sáng
tỏ là do gia cầm ăn một số loại thức ăn có chứa chất nhạy cảm quang học. Chất này cũng
đã được xác định là nó có trong một số loài hạt thực vật có tên là Ammi visnaga và Ammi
majus. Thể viêm rộp da đã làm giảm sức sản xuất và sự sinh sản đối với vịt mái đẻ.
4.4.2. Nguyên tắc phòng trừ bệnh tật do chất nhạy cảm quang học gây ra
Muốn chữa trị bệnh này phải tránh không cho gia súc trực tiếp dưới ánh sáng mặt

trời hoặc che chuồng cho tối bớt, làm như vậy cho đến khi cơ thể thải ra hết các chất nhạy
cảm quang học mới cho con vật trở lại môi trường chăn thả bình thường.
Chất nhạy cảm quang học có nhiều trong một số loại cỏ làm thức ăn chăn nuôi
như: cỏ Fagopyrum vulgare, Fagopirum esculentum (kiều mạch), một loại cỏ trên các
đồng cỏ ôn đới. Khi động vật ăn loại cỏ này với số lượng khá nhiều thì xuất hiện những
rối loạn trao đổi chất. Vì vậy, người ta gọi bệnh này là bệnh fagopirizmus. Nếu bò sữa ăn
thì hàm lượng của nó trong sữa cũng tăng lên. Dưới tác dụng của tia nắng mặt trời có
bước sóng từ 540-610nm làm cho da đỏ lên như qủa ớt chín, nếu tiếp tục cho gia súc ăn
loại cỏ này nữa thì làm viêm rộp lớp tế bào da và trở thành lớp tế bào chết trên da. Người
ta thấy khi cho lợn ăn cỏ alfalfa thường xuyên thì ở lợn Yorkshire thiếu sắc tố da hay sinh
ra chứng viêm da còn ở lợn da màu thì lại không sao.
4.4.3. Sự phân bố chất nhạy cảm trong thức ăn và thuốc phòng trị bệnh cho gia súc,
gia cầm
Như trên đã trình bày, chất nhạy cảm quang học phân bố rất rộng rãi trong tự nhiên.
Trước tiên, nó có nhiều trong một số loại thực vật có thể gây ra ngộ độc cho gia súc khi
gia súc ăn phải. Ngoài ra, người ta còn thấy nó trong hèm rượu và nước rửa của qúa trình
chế tinh bột.Nếu dùng các loại này để vỗ béo cho bò, lợn kết hợp với cho ăn cỏ alfalfa và
cỏ dái ngựa (cỏ 3 lá Trifolium repens hoặc Trifolium pratense) cũng xuất hiện triệu chứng
viêm rộp da như mô tả ở trên.
Chất olaqiundox là một loại hoá dược được người ta sử dụng làm chất kích thích
tăng trọng và kiểm soát bệnh tiêu chảy do vi khuẩn đường ruột, trước đây người ta đưa nó
vào một số loại premix cũng có tác dụng như là một chấ
t nhạy cảm quang học. Khi trộn
nó vào thức ăn cho gia súc ăn thì tuyệt đối không cho gia súc vận động ngoài ánh sáng
mặt trời. Nếu để gia súc ra nắng thì sẽ có hiện tượng viêm rộp da.
Ngày nay, trên thị trường có qúa nhiều những loại hóa dược để phòng bệnh và kích
thích cho gia súc tăng trọng. Trong số đó có những chất nhạy cảm quang học rất độc hại
cho vật nuôi, nhất là con vật có màu da trắng, rất dễ bị viêm rộp da. Nếu có trong thực
phẩm của người qua sản phẩm chăn nuôi thì chất này tích lủy lâu ngày sẽ gây ra ung thư
da. Chúng ta nên hạn chế sử dụng các loại hóa chất này để cho vào thức ăn chăn nuôi

thường xuyên.
4.5. Nhóm chất saponin
Về bản chất hoá học thì chất saponin có nhiều loại hợp chất hoá học khác nhau.
Đặc tính chung của chúng là trong nước dễ dàng tạo thành các bọt như bọt xà phòng.

1
9
Saponin có chứa nhóm chất Aglycone liên kết với một hoặc nhiều phân tử đường hoặc
với olygosaccharide (Fenwick et al.,1991).
Sự phân bố saponin trong thực vật: có nhiều trong trái cây bồ kết. Nếu gia súc ăn
nhiều có tác dụng bào mòn niêm mạc. Trên đồng cỏ có những loại cỏ dại có chứa nhiều
saponin, ví dụ: cỏ Konkoly có hàm lượng saponin rất cao. Cỏ này có hạt lẫn trong các
loại hạt ngũ cốc. Khi gieo hạt thì chúng cùng phát triển với hạ
t ngũ cốc. Nó có thể gây
ngộ độc nếu sự nhiễm của nó trong các loại ngũ cốc trên 0.5%. Một số loại cỏ họ đậu
khác như cỏ alfalfa cũng có một số lượng đáng chú ý chất saponin.
Triệu chứng ngộ độc: do nó dễ tạo bọt nên khi gia súc nhai lại ăn nhiều lên men
sinh hơi, gia súc không ợ hơi lên được, do đó sinh ra chứng chướng hơi dạ cỏ. Ngoài ra,
ngày nay người ta biết được chất saponin trong cỏ alfalfa cũng là chất kháng dinh dưỡng
(antinutritive). Tại Hunggary, người ta thử nghiệm chế protein lá với phương pháp
VEPEX từ nguyên liệu cỏ alfalfa với hy vọng để thay thế một phần đậu nành nhập khẩu.
Khi thí nghiệm trên gia súc người ta nhận thấy trong chế phẩm này có chất ức chế sinh
trưởng đối với gà, lợn và bê. Trong dịch ép cỏ alfalfa cũng có chất ức chế enzymee tiêu
hoá protein (antiproteinase).
4.6. Chất gossipol
Bản chất hoá học của gossipol nó là một hợp chất polyphenol. Những dẫn xuất của
nó được coi là độc hại cho gia súc. Gossipol có nhiều trong khô dầu bông vải, nó có tác
dụng ức chế sinh trưởng. Ở gia súc nhai lại trưởng thành, vi sinh vật dạ cỏ hoạt động dễ
dàng phân hủy chất gossipol nên chúng sử dụng tốt khô dầu bông vải. Tuy nhiên khi cho
ăn nhiều, có một phần khô dầu đi qua dạ cỏ không bị lên men và có một phần gossipol

được hấp thu vào máu qua màng thai gây hại cho bào thai. Vì lẽ đó ở bò chữa không
dùng khô dầu này.
Gà mái đẻ có sức đề kháng với gossipol, tuy vậy sau khi cho ăn khô dầu bông vải
vài ngày thì gossipol đi vào trứng biến màu trứng xanh nâu, phần lòng trắng có màu
hồng.
Gần đây, người ta có đề xuất phương pháp khử độc gossipol gồm 2 bước:
Sử dụng acetone để chiết rút béo.
Nâng cao nhiệt độ.
Sau khi xử lý như vậy, gossipol trong khô sẽ trở nên mất tác dụng độc hại. Nh
ược
điểm của phương pháp này là làm cho protein bị biến tính trở nên khó tiêu và giảm giá trị
sinh vật học.
4.7. Nhóm chất tannin
4.7.1. Bản chất hoá học của tannin
Tannin là một hợp chất ester giữa đường glucose và một nhóm chất khác, thường là
một phức hợp của axit phenolic hoặc axit oxyphenolic. Nếu đem thủy phân ra ta thu được
đường glucose và một thành phần khác không phải đường, đó là axit gallic và m-digallic,
như thế ta gọi là "gallotannins". Ngoài ra, người ta còn biết có một loại tannin khác gọi là
"ellagitannins" nếu cắt liên kết ra ta thu được chất axit ellagic. Theo Kumar và D’Mello
(1995) thì tannin là những hợp chất có chứa phenolic hòa tan, có phân tử lượng >500, có
khả năng kết tủa với gelatin và các protein trong môi trường nước. Trong thực vật có 2
loại tannin: một loại tannin có khả năng thủy phân gọi là hydrolysable tannin (HTs) và
một loại không có khả năng thủy hóa gọi là condensed tannin (CTs).
4.7.2. Sự phân bố của tannin và ảnh hưởng của nó trên động vật

×