Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

CHƯƠNG V. SỰ PHẢN XẠ VÀ KHÚC XẠ ÁNH SÁNG pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (188.43 KB, 6 trang )

CHƯƠNG V. SỰ PHẢN XẠ VÀ KHÚC XẠ ÁNH SÁNG

BÀI 30. SỰ TRUYỀN ÁNH SÁNG. SỰ PHẢN XẠ ÁNH SÁNG. GƯƠNG PHẲNG (tiết 36/CT)

I/ Mục tiêu:
1. Kiến thức: Sau khi học xong, học sinh phải:
- Hình dung được các khái niệm và nêu ví dụ tương ứng: nguồn sáng, vật sáng, vật chắn sáng, vật trong suốt, chùm
sáng, tia sáng.
- Phát biểu được định luật truyền thẳng ánh sáng và vận dụng chúng để giải thích các hiện tượng: vùng bóng đen, vùng
bóng mờ, nhật thực, nguyệt thực, ngắm đường thẳng trên mặt đất dùng cọc tiêu.
- Phân tích được nguyên lý về tính thuận nghịch của ánh sáng.
- Hình dung được hiện tượng phản xạ ánh sáng.
- Phát biểu được định luật phản xạ ánh sáng.
- Xác định được ảnh của một vật qua gương phẳng.
2. Kỹ năng:
- Vận dụng kiến thức giải thích các hiện tượng thực tế liên quan.

II/ Chuẩn bị:
1. Giáo viên: Phần trình chiếu Power Point với:
- Đoạn phim mô tả hiện tượng nhật thực, nguyệt thực.
- Hình ảnh nhật thực, nguyệt thực.
- Nguồn sáng và một lăng kính, một gương phẳng
- Hình ảnh vật, ảnh qua gương phẳng.
- Hình ảnh kính tiềm vọng, kính vạn hoa.
- Phiếu học tập (Mỗi bàn 2 cái: 1 để học sinh điền voà khi đang học, 1 để học sinh sửa chữa khi có trả lời của giáo viên)
2. Học sinh: Dụng cụ thí nghiệm quan sát ảnh của vật qua gương phẳng (theo bàn):
- 1 gương phẳng.

III/ Phương pháp:
- Diễn giảng nêu vấn đề.
- Đàm thoại.


IV/ Tiến trình bài giảng:
1/ Ốn định lớp: 1 phút
2/ Nội dung bài giảng:

Thời
gian
Nội dung chính Hoạt động thầy Hoạt động trò

1. Sự truyền ánh sáng:
a. Nguồn sáng và vật sáng:
* Nguồn sáng: là những vật tự phát ra ánh
sáng.
* Vật sáng: bao gồm các nguồn sáng và
các vật được chiếu sáng.



b. Vật chắn sáng, vật trong suốt:
* Vật chắn sáng: là vật không cho ánh
sáng truyền qua.
* Vật trong suốt: là vật cho ánh sáng
truyền qua hầu như hoàn toàn.



* Giới thiệu các khái niệm.
Chiếu hình ảnh hệ mặt trời và
yêu cầu học sinh cho biết đâu là
vật sáng, đâu là nguồn sáng.
* Giáo viên cho xuất hiện đáp án

sau khi học sinh trả lời.

* Giới thiệu các khái niệm.
Chiếu đoạn phim thí nghiệm và
yêu cầu học sinh cho biết đâu là
vật chắn sáng, đâu là vật trong
suốt.
* Giáo viên cho xuất hiện đáp án
sau khi học sinh trả lời.

* Học sinh ghi chép các khái niệm
vào vở.
* Học sinh quan sát. Trả lời vào
phiếu học tập 1. (Câu 1)
* Sửa vào phiếu 2 nếu sai.


* Học sinh ghi chép các khái niệm
vào vở.
* Học sinh quan sát. Trả lời vào
phiếu học tập 1. (Câu 2)
* Sửa vào phiếu 2 nếu sai.


c. Định luật truyền thẳng ánh sáng:
Trong một môi trường trong suốt và đồng
tính, ánh sáng truyền theo đường thẳng.

* Phát biểu định luật.
* Chiếu ánh sáng từ không khí

qua một lăng kính và tiếp tục ra
ngoài, có thể hỗ trợ bằng phần
mềm Crocodile để học sinh thấy
rõ hiện tượng. Yêu cầu học sinh
nhận xét về đường truyền của tia
sáng.
* Giới thiệu các ứng dụng của
* Học sinh ghi chép vào vở.
* Quan sát, nhận xét.





* Lắng nghe.

định luật.
* Chiếu các đoạn phim về nhật
thực, nguyệt thực không có
thuyết minh để học sinh quan
sát.
* Chiếu lại các đoạn phim có
thuyết minh
* Quan sát, giải thích hiện tượng,
trả lời vào phiếu học tập 1. (Câu
3,4)
* Sửa vào phiếu 2 nếu sai.


d. Tia sáng. Chùm sáng:

* Tia sáng: là đường truyền của ánh sáng.
Trong một môi trường trong suốt và đồng
tính thì tia sáng là những đường thẳng.
* Chùm sáng: là tập hợp gồm vô số tia
sáng.
- Chùm phân kì
- Chùm hội tụ
- Chùm song song
e. Nguyên lí về tính chất thuận nghịch
của chiều truyền ánh sáng:
Nếu AB là một đường truyền ánh sáng
(một tia sáng) thì trên đường đó, thì có
thể cho ánh sáng đi từ A đến B hoặc từ
B đến A.


* Giói thiệu các khái niệm.
* Chiếu hình ảnh các chùm sáng
để học sinh phân biệt tia sáng và
chùm sáng.




* Giới thiệu nguyên lí.
* Chúng ta có thể tiến hành thí
nghiệm như thế nào để kiểm tra
nguyên lí này.
* Chiếu hình ảnh minh hoạ.
* Ghi chép.

* Vẽ hình các loại chùm sáng.






* Ghi chép.
* Trả lời.

* Quan sát.

2. Sự phản xạ ánh sáng:


a. Hiện tượng phản xạ ánh sáng:
Hiện tượng tia sáng bị đổi hướng, trở lại
môi trương cũ khi gặp một bề mặt nhẵn
gọi là hiện tượng phản xạ ánh sáng.



b. Định luật phản xạ ánh sáng:
- Tia phản xạ nằm trong mặt phẳng tới và
ở bên kia pháp tuyến so với tia tới.
- Góc phản xạ bằng góc tời (i = i’)
* Giới thiệu hiện tượng.
* Minh hoạ bằng hình vẽ.



* Giới thiệu định luật.

* Ghi chép.
* Quan sát.


* Ghi chép.


3. Gương phẳng:
a. Gương phăng: là phần mặt phẳng
(nhẵn) phản xạ hầu như hoàn toàn ánh
sánh chiếu tới nó.
b. Những đặc điểm của ảnh tạo bởi
gương phẳng:



* Giới thiệu khái niệm và minh
hoạ bằng phần mềm Crocodile.
* Hướng dẫn học sinh thí nghiệm
với gương phẳng và ngọn nến:
đặt ngọn nến được thắp sáng
trước gương, quan sát ảnh. Di
chuyển nến tới gần hoặc ra xa
gương, quan sát ảnh, nhận xét.
* Giải thích hiện tượng bằng
cách vẽ ảnh của vật qua gương
phẳng.


* Quan sát.

* Tiến hành thí nghiệm, nhận xét.




* Quan sát và vẽ theo.
* Nhận xét các đặc điểm của ảnh
- Anh và vật đối xúng qua gương.
- Anh của vật qua gương phẳng là ảnh ảo.



3/ Củng cố, dặn dò về nha:
* Củng cố:
- Giới thiệu và cho học sinh phân tích hoạt động của kính tiềm vọng.
Trả lời vào phiếu học tập. (Câu 5)
- Một bài toán định tính về gương phẳng: Muốn thấy toàn bộ người trong gương có cần phải sử dụng gương có chiều cao
bằng chiều cao của người không? Vì sao?
Trả lời vào phiếu học tập (Câu 6)
* Dặn dò về nhà:
- Bài tập: sgk, SBT

* PHIẾU HỌC TẬP:
Họ và tên học sinh:
Lớp:
Bài 30. SỰ TRUYỀN ÁNH SÁNG. SỰ PHẢN XẠ ÁNH SÁNG. GƯƠNG PHẲNG.

Câu 1. Trong thái dương hệ (h.1) đâu là nguồn sáng và đâu là vật sáng?


h.1 h.2



Nguồn sáng Vật sáng Vật chắn sáng Vật trong suốt

Câu 2. Trong hình vẽ h. vật nào là vật chắn sáng, vật nào là vật trong suốt?

Câu 3. Đoạn phim P.1 mô tả hiện tượng gì? Xảy ra khi nào? Tương ứng với hình vẽ nào sau đây?
Câu 4. Đoạn phim P.2 mô tả hiện tượng gì? Xảy ra khi nào? Tương ứng với hình vẽ nào sau đây?








h.3 h.4
Câu 5. Hình vẽ dưới đây (h.5) mô tả nguyên tác cấu tạo của dụng cụ gì? Anh sáng truyền qua đó như thế nào?











Câu 6. Muốn thấy toàn bộ người trong gương có cần phải sử dụng gương có chiều cao bằng chiều cao của người không? Vì
sao?



×