Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

Báo cáo nghiên cứu khoa học đề tài " NGHIÊN CỨU SỨC SINH SẢN CỦA VỊT CV SUPER M TRONG ĐIỀU KIỆN NUÔI KHÔ " doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (165.24 KB, 13 trang )


15


TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Số 21, 2004

NGHIÊN CỨU SỨC SINH SẢN CỦA VỊT CV SUPER M
TRONG ĐIỀU KIỆN NUÔI KHÔ
Nguyễn Đức Hưng
Đại học Huế
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Vịt là một loài thủy cầm, đời sống gắn liền với môi trường nước. Việt Nam
là một trong những nước có nghề nuôi vịt phát triển, đặc biệt là phương thức nuôi
vịt chăn thả thời vụ theo vụ lúa. Gắn với phương thức chăn nuôi này là các giống
vịt địa phương. Các nước có nền chăn nuôi phát triển, chăn nuôi vịt theo phương
thức công nghiệp với các giông chuyên dụng, cao sản. Những năm gần đây nước
ta nhập về nhiều giống vịt nuôi công nghiệp năng suất cao, trong số đó có giống
vịt siêu thịt CV Super Meat (CV Super M). Trại vịt VIGOVA là một trong những
cơ sở nuôi giữ, tạo dòng và sản xuất giống vịt này cung cấp cho các tỉnh phía
Nam. Thời gian gần đây nguồn nước sông Sài Gòn và cơ sở chăn nuôi VIGOVA
đang bị ô nhiễm nặng, đe doa đến khả năng phát triển đàn vịt. Chuyển đàn vịt
giông chăn nuôi theo phương thức truyền thống (nuôi nước) sang nuôi theo
phương thức công nghiệp (nuôi khô) như nhiều nước đã làm là một ý tưởng tốt

16


đê giữ được đàn vịt. Nghiên cứu của chúng tôi là nhằm làm sáng tỏ thêm cơ sở
khoa học và thực tiễn cho việc thực hiện ý tưởng đó.
2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu là đàn vịt giống, dòng mái CV Super M trong


giai đoạn sinh sản 1-25 tuần đẻ trứng, nuôi tại trại VIGOVA, thành phố Hồ Chí
Minh.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
Vịt sau khi kết thúc giai đoạn nuôi hậu bị được chọn lọc và phân thành 3 lô
đảm bảo các yếu tố đồng đều về tuổi, khối lượng sống của vịt. Lô TN1 và Lô
TN2 mỗi lô 149 con (124 vịt mái và 25 vịt trống), nuôi theo chế độ nuôi khô: vịt
được cho ăn, cho uống nước sạch đầy đủ nhưng không có hồ nước cho vịt vận
động, tắm và bơi lội tự do (bố trí 2 lô TN xem như là sự nhắc lại). Lô ĐC có 240
con (200 vịt mái và 40 vịt trống), nuôi theo chế độ nuôi nước: vịt được cho ăn,
cho uống nước sạch đầy đủ và có hồ nước được quây giới hạn bằng lưới cho vịt
tắm, bơi lội, vận động. Vịt ở cả 3 lô được ăn thức ăn hỗn hợp dạng viên như
nhau. Trong 1 kg thức ăn hỗn hợp chứa 2700 Kcal ME, protêin thô là 19,5%.
2.3. Chỉ tiêu và phương pháp theo dõi. Vịt cả 3 lô theo dõi: tuổi đẻ, khối
lượng cơ thể khi vào đẻ, tỷ lệ đẻ, sản lượng trứng 25 tuần đẻ, khối lượng trứng, tỷ
lệ phôi, tỷ lệ nở, tỷ lệ nuôi sống, chi phí thức ăn để sản xuất trứng theo các
phương pháp nghiên cứu đang sử dụng phổ biến hiện nay.

17


3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
1. Khối lượng, tuổi vịt khi đẻ quả trứng đầu tiên:
Khối lượng vịt khi đẻ quả trứng đầu tiên và tuổi đẻ quả trứng đầu tiên nhận
được trên bảng 1 cho thấy vịt nuôi theo phương thức nuôi khô (TN1, TN2) có
khối lượng lớn hơn vịt nuôi nước (ĐC), nhưng không đáng tin cậy (p>0,05). Vịt
có khối lượng thấp nhất là ở lô ĐC: 3179 g/con, cao nhất là vịt lô TN2: 3230
g/con, chênh lệch 51,3 g/con.
Bảng 1: Khối lượng và tuổi vịt khi vào đẻ quả trứng đầu tiên
Chỉ tiêu Lô TN1


Lô TN2

Lô ĐC
n (con)
X + SE(gr)
SD(gr)
CV(%)
128
3209,3 + 32,0
169,5
5,28
128
3230,4 + 27,4
144,9
4,48
128
3179,1 + 40,9
216,4
6,77
Tuổi đẻ (tuần) 23 22 26
Một số kết quả nghiên cứu trên vịt hướng thịt CV Super M của Lương Tất

18


Nhợ và cộng sự (1994 -1995) cho biết khối lượng vịt lúc 22 tuần tuổi là
2908g/con (tại Sông Bé); 2793g/con (tại Gò Vấp). Theo Nguyễn Đức Trọng
(1999), khối lượng vịt dòng mái CV Super M
2
lúc 22 tuần tuổi là 2460 g/con,

còn theo Bùi Viết Lực (2002) khối lượng vịt CV Super M
2
khi đẻ quả trứng đầu
tiên là 2863,3g/con. Khối lượng vịt trong nghiên cứu này khi vào đẻ cao hơn các
kết quả nêu trên, điều đó cho thấy khả năng cho thịt cao của dòng vịt thí nghiệm.
Kết quả trên bảng 1 cũng cho thấy tuổi đẻ quả trứng đầu tiên có sự chênh lệch
lớn giữa lô TN và lô ĐC (22-23 và 26 tuần tuổi). Kết quả này phù hợp với nhận
định của nhiều tác giả trong và ngoài nước là vịt mái chỉ bắt đầu đẻ trứng khi đạt
một khối lượng nhất định. Vịt lô ĐC do tốc độ sinh trưởng chậm hơn vịt lô TN
nên thời gian sinh trưởng kéo dài làm tuổi vào đẻ chậm lại so với vịt lô TN từ 3
đến 4 tuần.Theo tiêu chuẩn giống quy định của Anh Quốc, tuổi đẻ của vịt là 22 -
23 tuần, thì vịt nuôi khô trong thí nghiệm này đạt tương đương. Theo kết quả
nghiên cứu của Nguyễn Hoàng Vũ và CTV (1999) thì vịt nuôi khô có tuổi đẻ
chậm hơn vịt nuôi nước 5,4 ngày (p<0,05).

2. Sản lượng trứng (quả/mái) và tỷ lệ đẻ (%) của vịt
Bảng 2: Sản lượng trứng (quả/mái) và tỷ lệ đẻ (%) của vịt
Tuần Lô TN1

Lô TN2

Lô ĐC

19


đẻ thứ Sản lượng
trứng
Tỷ lệ đẻ
Sản

lượng
trứng
Tỷ lệ đẻ
Sản
lượng
trứng
Tỷ lệ đẻ
1 0,14 2,07 0,55 3,90 0,23 3,29
2 0,60 8,64 1,58 14,00 0,33 4,69
3 1,53 21,89 1,96 22,58 0,62 8,81
4 2,90 41,47 2,79 39,86 0,65 9,31
5 3,90 55,76 3,50 50,00 0,65 9,31
6 4,79 68,41 4,04 57,72 0,70 10,00
7 5,34 76,35 4,81 68,76 0,84 12,00
8 5,98 85,48 5,25 75,06 0,89 12,80
9 5,98 85,48 5,69 81,38 1,23 17,50
10 6,02 85,95 5,52 78,92 1,35 19,30

20


11 5,89 84,13 5,88 84,02 2,19 31,40
12 5,73 81,81 5,75 82,21 3,39 48,40
13 5,19 74,21 5,56 79,39 4,46 63,70
14 4,95 70,78 5,36 76,54 4,84 69,20
15 4,96 70,99 5,19 74,20 5,29 75,60
16 5,17 73,89 5,58 79,72 5,24 74,90
17 5,59 79,94 5,41 77,24 5,21 74,40
18 5,55 79,29 5,27 75,35 4,13 59,00
19 5,72 81,77 5,88 84,03 4,00 57,20

20 5,75 82,10 5,84 83,50 4,29 61,30
21 5,60 80,07 6,28 89,80 5,43 77,50
22 5,74 81,97 5,97 85,34 5,23 74,70

21


23 5,83 83,33 6,12 87,43 5,05 72,10
24 5,47 78,22 6,24 89,14 4,32 61,70
25 5,33 76,13 6,17 88,19 4,56 65,20
TB 68,41 69,13 42,90
Cộng 119,7 122,20 75,13
Kết quả trên bảng 2 cho thấy tỷ lệ đẻ của vịt nuôi khô (TN1 và TN2) là
68,41-69,13%, cao hơn so với vịt nuôi nước (ĐC) là 15,51-26,23% (p<0,01). Sản
lượng trứng trong 25 tuần đẻ của vịt thí nghiệm là 119,7-122,2 quả, trong khi đó
ở vịt ĐC chỉ đạt 75,13 quả, thấp hơn 46,4 - 46,9 quả (p<0,01). Không có sự sai
khác giữa 2 lô TN1 và TN2 về hai chỉ tiêu nói trên. Về quy luật đẻ trứng không
có sự sai khác giữa vịt ở 2 lô nuôi khô (TN1 và TN2), tỷ lệ đẻ tăng từ tuần đẻ
đầu, đạt 50% ở tuần đẻ thứ 5, sau đó duy trì ở mức độ cao và tương đối ổn định,
còn vịt nuôi nước (ĐC) mãi đến 12 tuần đẻ mới đạt xấp xỉ 50%, và tỷ lệ đẻ thấp,
điều này dẫn đến sản lượng trứng toàn đợt thấp hơn vịt TN.
Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Đức Trọng và cộng sự (1999) trên vịt CV
Super M
2
tại Trung tâm nghiên cứu vịt Đại Xuyên tỷ lệ đẻ của vịt là 74,59 %
(tuần đẻ thứ 19-20), sản lượng trứng bình quân/vịt mái sau 26 tuần đẻ là 116,25
quả, sau 42 tuần đẻ là 189,78 quả. Điều này cho thấy sức đẻ trứng của vịt nuôi
khô trong TN của chúng tôi nhận được là cao và phương thức nuôi khô không
làm hạn chế tỷ lệ đẻ và sản trứng ở vịt.


22


3. Khối lượng trung bình của trứng vịt
Khối lượng trứng trung bình nhận được từ vịt các lô TN và ĐC trình bày
trên bảng 3.
Bảng 3: Khối lượng trứng trung bình của vịt
Tham số thống kê Lô TN1 Lô TN2 Lô ĐC
n (qủa)
X ± SE (gr)
SD (gr)
Cv (%)
478
87,4 ± 0,33
7,14
8,67
476
86,5 ± 0,57
6,38
7,37
424
85,2 ± 0,67
7,45
8,74
Kết quả trên bảng 3 cho thấy khối lượng trứng vịt dao động từ 85,2 đến
87,4 gr, trong đó trứng vịt lô TN1 là lớn nhất, tiếp đến lô TN2 và nhỏ nhất là lô
ĐC, nhưng sự sai khác về khối lượng trứng trung bình là không đáng tin cậy về
mặt thống kê. Kết quả nghiên cứu các năm trước đây tại VIGOVA, theo Nguyễn
Công Quốc và cộng sự (1988), khối lượng trứng vịt CV Super M dòng ông là
70,4gr, dòng bà là 72,6gr; theo Dương Xuân Tuyển và cộng sự (1999), khối

lượng trứng vịt CV Super M dòng V
5
qua 4 thế hệ dao động 84,45-86,12gr, dòng
V
6
dao động 81,08-83,47gr; còn theo Bùi Viết Lực (2001), khối lượng trứng vịt
dòng mái CV Super M
2
là 81,93gr. Các kết quả nghiên cứu các dòng vịt này tại

23


Trung tâm nghiên cứu vịt Đại Xuyên của Nguyễn Đức Trọng, Hoàng Văn Tiệu
và cộng sự (1993 - 2000) cũng cho các số liệu tương tự. Như vậy, vịt nuôi nước
hay nuôi khô không cho thấy sự sai khác về khối lượng trứng đẻ ra.
4. Chi phí thức ăn để sản xuất trứng
Chi phí thức ăn để sản xuất 10 quả trứng tính chung cho cả vịt trống ở lô
TN1 là 4,25; lô TN 2 là 4,28 kg, còn ở lô ĐC là 6,29 kg. Sự sai khác giữa 2 lô
TN là không đáng kể, nhưng có sự sai khác khá lớn (1,5 lần) về chi phí thức ăn ở
lô ĐC so với các lô TN. Nguyên nhân là do vịt lô ĐC có tỷ lệ đẻ thấp, mặt khác
nuôi nước, vịt bơi lội nhiều hơn nên tiêu tốn nhiều năng lượng hơn.

5. Tỷ lệ trứng giống:
Số liệu trên bảng 4 cho thấy tỷ lệ loại thải trứng khi chọn theo tiêu chuẩn
trứng giống đem ấp của cả ba lô đều cao (17,30; 18,55 và 27,64% tương ứng với
TN1, TN2 và ĐC), do đây là cơ sở giữ giống gốc ông bà nên tiêu chuẩn đưa ra
trong chọn lọc cao. Trứng đủ tiêu chuẩn trứng ấp ở các lô TN1, TN2 tương ứng
là 82,69 và 81,45%, còn ở lô ĐC là 72,36% thấp thua 9,01- 10,36% (p< 0,001).
Không có sự sai khác về chiều dài, chiều rộng và chỉ số hình dạng trứng của vịt ở

các lô TN và ĐC, nhưng tỷ lệ trứng loại cao ở lô vịt nuôi nước (ĐC) chủ yếu là
do nguồn nước nuôi không thật sạch gây nhiễm bẩn vỏ trứng.
Bảng 4: Tỷ lệ trứng giống

24


Chỉ tiêu Lô TN1

Lô TN2

Lô ĐC

Chiều dài trứng: X ± SE(mm) 67,72 ±1,43 67,36 ± 1,35

67,34 ±3,73
Chiều rộng trứng: X ± SE(mm) 48,72 ± 0,94

48,71 ± 1,09

48,14 ± 1,22

Chỉ số hình dạng trứng 1,39 ± 0,003

1,39 ± 0,004

1,40 ± 0,008

Số trứng chọn lọc (quả) 12315 12202 13232
Số trứng đủ tiêu chuẩn giống

(quả)
10184 9938 9574
Tỷ lệ trứng giống (%) 82,69 81,45 72,36
Tỷ lệ trứng loại (%) 17,31 18,55 27,64
6.Tỷ lệ trứng có phôi, chết phôi và tỷ lệ ấp nở
Bảng 5:Tỷ lệ trứng có phôi, chết phôi và tỷ lệ nở
Lô TN1 và TN2 Lô ĐC

25


Số trứng vào ấp (quả) 12338 8838
Số trứng có phôi (quả) 11544 8507
Tỷ lệ trứng có phôi (%) 93,56 96,25
Số trứng chết phôi (quả) 389 303
Tỷ lệ trứng chết phôi (%) 3,15 3,34
Tỷ lệ vịt nở loại I/ trứng ấp (%) 78,10 76,03
Tỷ lệ vịt nở loại I/trứng có phôi 83,73 78,63
Vịt nuôi nước cho tỷ lệ trứng có phôi cao hơn vịt nuôi khô là do dưới nước
vịt phối giống thuận lợi hơn trên cạn, nhưng tỷ lệ nở lại thấp hơn do trứng bị
nhiễm bẩn ảnh hưởng đến sự phát dục của phôi. Tỷ lệ vịt con nở ra loại I đạt cao
ở lô nuôi cạn mở ra hướng mới trong chăn nuôi vịt giống khi nguồn nước ngày
càng khan hiếm.
7. Tỷ lệ nuôi sống của đàn vịt trong giai đoạn đẻ trứng:
Phương thức nuôi ảnh hưởng không nhỏ đến sức sống và tỷ lệ loại thải vịt
mái trong quá trình đẻ trứng. Số liệu theo dõi trong 25 tuần đẻ trứng cho thấy vịt
TN loại thải 8/289 con (2,68%), còn vịt ĐC loại thải 15/240 con (6,25%). Các

26



nghiên cứu trước đây tại trại VIGOVA cũng giống vịt này của Dương Xuân
Tuyển và cộng sự (1999) vịt có tỷ lệ sống là 90-94%, theo Bùi Viết Lực (2001),
vịt có tỷ lệ sống là 94%, thì kết quả đạt được trong nghiên cứu này là tốt hơn, đặc
biệt ở vịt nuôi khô có tỷ lệ sống cao (97,32%). Kết quả này cho thấy vịt là loài
thủy cầm nhưng vẫn có thể nuôi trên cạn với kết quả tốt.
4. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
Qua các kết quả nghiên cứu cho phép rút ra kết luận:
Vịt giống CV super M nuôi khô vẫn đạt được các chỉ tiêu sản xuất cao:
Tuổi đẻ: 22-23 tuần, khối lượng vịt khi đẻ: 3209-3230 g/con, tỷ lệ đẻ: 68,41-
69,13%, sản lượng trứng 25 tuân đẻ: 119,7-122,2 quả/mái, khối lượng trứng:
86,5-87,0 g/quả, chi phí thức ăn cho 10 quả trứng: 4,25-4,28 kg, tỷ lệ trứng
giống: 81,45-82,69%, tỷ lệ vịt nở loại I: 83,73%, tỷ lệ sống trong giai đoạn đẻ
trứng: 97,32%. Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật đều đạt cao hơn vịt nuôi nước ở mức
tin cậy (p<0,001- 0,05).
Đề nghị cho phép áp dụng nuôi vịt theo phương thức nuôi khô đối với
những vùng khan hiếm nước hoặc nguồn nước bị nhiễm bẩn.

STUDY ON REPRODUCTION CAPACITY OF CV SUPER M DUCK
IN WATERLEESS - RAISING CONDITION

27


Nguyen Duc Hung
Hue University

SUMMARY
The results of study showed that CV Super M Duck raised in waterless
condition has high reproductive capacity. First egg-laying age and live weight

were 22-23 weeks and 3209 - 3230 g/head, respectively. Laying rate was 68,41 -
69,13%, egg yield for 25 laying weeks was 119,7 -122,2 eggs/head, egg weight
was 86,5 - 87,0 g/each, feed consumption/10 eggs was 4,25 - 4,28 kg, survival
rate during this laying period was 97,32%. These parameters are higher than
that in CV Super M Duck raised in water condition.



×