Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

KTTS NHOM 2(ca lua) pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (341.12 KB, 17 trang )

Kinh tế thủy sản Lớ1NT1
GIỚI THIỆU
Những năm gần đây kinh tế nước ta ngày càng phát triển và trong đó ngành thủy
sản đóng vai trò quan trọng. Trong quá trình chuyển đổi cơ cấu sản xuất và phát triển
nông thôn, ngành thuỷ sản đặc biệt được chú trọng quan tâm. Đối với tình hình hiện
nay, ngành thuỷ sản ngày càng thể hiện rõ vai trò đối với việc đảm bảo an toàn lương
thực và cải thiện hiệu quả sản xuất nông-lâm-ngư nghiệp cũng như giải quyết vấn đề xã
hội.
Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) nằm ở phía Nam của Việt Nam là một
vùng đất thấp rộng lớn khoảng 4 triệu ha, chiếm 12% tổng diện tích của đất nước với
đặc tính có hệ thống sông ngòi chằng chịt. ĐBSCL có tiềm năng rất lớn về phát triển
nông nghiệp và thủy sản (Uỷ ban Sông Mekong(1992) trích bởi Nguyễn Thanh
Phương). Có khoảng 12 triệu dân sống nhờ vào việc sản xuất nông nghiệp mà chủ yếu
là nghề trồng lúa. Sản lượng nông nghiệp ở Đồng Bằng Sông Cửu Long cơ bản dựa vào
sản xuất qui mô nhỏ, diện tích canh tác trung bình khoảng từ 1-4 ha/hộ. Và hầu hết diện
tích canh tác bà con nông dân chỉ sản xuất lúa độc canh.
Tuy nhiên, một vài năm trở lại đây bà con nông dân chúng ta đã biết tận dụng
diện tích mương bao để thả các loại cá nước ngọt như : cá mè vinh, rô đồng, sặc rằn, tai
tượng, cá chép, cá rô phi…để tăng thêm thu nhập.
Mặt khác, mô hình cá lúa kết hợp giúp làm tăng năng suất lúa hơn so với ruộng
không nuôi cá, khả năng tiêu diệt sâu rầy của cá, tăng thêm thức ăn cho cá. Hạn chế côn
trùng hại lúa, giảm việc sử dụng phân bón thuốc trừ sâu nhờ đó mà tiết kiệm được phân
bón thuốc trừ sâu, tận dụng được thời gian nhàn rỗi (Dương Nhật Long,2003).
Vì vậy mô hình lúa – cá đã được áp dụng và khuyến khích mở rộng ở các tỉnh
ĐBSCL để nâng cao hiệu quả sản xuất và cải thiện đời sống người của dân.
Nhằm tìm hiểu rõ hơn về mô hình này nên chuyên đề “Hiệu quả kinh từ mô
hình lúa – cá kết hợp” đã được nhóm thưc hiên !
Nhóm thực hiện !
GVHD: Lâm Tâm Nguyên Trang
1
Kinh tế thủy sản Lớ1NT1


CHƯƠNG I. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
I. Hiện trạng nghiên cứu về mô hình
Nghiên cứu của FAO (2000) cho rằng, trên thế giới nghề nuôi thủy sản, đặc
biệt là nuôi kết hợp lúa-cá ngày càng có nhiều nghiên cứu, phát triển ở nhiều nước
vùng châu Á: Trung Quốc, Việt Nam, Thái Lan, Indonexia, Malaysia, Băngladet, Ấn
Độ, Philippin, Triều Tiên và Campuchia ( Cruz và ctv). Ở Việt Nam và đặc biệt ở
vùng đồng bằng sông Cửu Long, trồng lúa kết hợp với nuôi cá đã được nghiên cứu,
ứng dụng từ lâu ( Tuấn, Tâm,1993; Chiếm, 1994; Chi, 1997; Xuân và Đương 1998)
và hiệu quả của mô hình thức nuôi kết hợp này đã góp phần cải thiện cuộc sống cho
người nông dân ở vùng nông thôn (Xuân, 1994; Sánh, 1994; Chiếm, 1994). Nedeco
(1993); Xuân và Shigeo Matsui (1998) cho rằng nếu cách đây 10 năm chỉ có khoảng
20-30% nông hộ tham gia sản xuất lúa-cá kết hợp thì hiện nay, tỉ lệ này ở vùng
ĐBSCL đã là 70-80%. Theo kết quả khảo sát của WES(1997) trong nhiều yếu tố ảnh
hưởng đến năng suất, sản lượng và hiệu quả kinh tế của mô hình nuôi, thì mật độ cá
thả nuôi cao( dao động từ 1,8-4,8 con/m
2
) là yếu tố chính ảnh hưởng đến năng
suất( dao động từ 99-730kg/ha)( Chí, 1997; Đương và Rothuis, 1998 và Sinh và
ctv,1997-2000) ( trích bởi Dương Nhật Long, Lam Mỹ Lan, Nguyễn Văn Lành và
Prf. Jean-Claude Micha).
Năng suất cá trong ruộng lúa phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng nước trong
hệ thống ruộng nuôi ( Tan, 1993; Khoo, 1980, Ali, 1988; Moody, 1981 trích bởi
Dương Nhật Long, Lam Mỹ Lan, Nguyễn Văn Lành và Prf. Jean-Claude Micha).
Mô hình lúa cá kết hợp có thể giúp nông hộ có thêm thu nhập( Vincke và
Micha, 1985; Mackay,1995; Cagauan, 1999) và hiệu quả mang lại từ mô hình chỉ có
thể có được thông qua sản xuất kết hợp, đa dạng đối tượng nuôi và cây trồng
(Đương, 1998; Prein, 2002). Kết quả nghiên cứu của một số tác giả trước đây về lợi
nhuận cùa mô hình lúa cá cao hơn so với cây lúa độc canh như sau: tăng 25% ở
Malaysia ( Tan và Khoo, 1980); 6-14,94% ở vùng ĐBSCL ( Sinh(1997);
Rothuis(1998) trích bởi Dương Nhật Long, Lam Mỹ Lan, Nguyễn Văn Lành và Prf.

Jean-Claude Micha).
Theo nghiên cứu của một số tác giả trước đây thì tỷ suất lợi nhuận từ mô
hình lúa-cá kết hợp là: 2,14( Trần Quang Giàu, 1997); 2,1 ( Phan Minh Quang,
1997); 2,8-3,2( Long, 2002)( trích bởi Nguyễn Thị Thanh Nga, Lê Xuân Sinh,
2008).
Một số mô hình nghiên cứu ở các vùng Châu Á cho thấy năng suất cá thu
hoạch được từ mô hình lúa-cá dao động: Malaysia (302-470kg/ha), Campuchia
GVHD: Lâm Tâm Nguyên Trang
2
Kinh tế thủy sản Lớ1NT1
(240-400kg/ha) ở vùng ĐBSCL (280-677kg/ha) theo Sinh(1997)…(trích bởi
Nguyễn Thị Thanh Nga, Lê Xuân Sinh, 2008).
Theo WES(1997) có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến năng suất và hiệu quả mang lại
từ mô hình sản xuất kết hợp này:
- Thiết kế, cải tạo hệ thống ruộng nuôi trước khi cấy lúa thả cá.
- Bón phân, cải thiện chất lượng nước tạo điều kiện cho việc nâng cao năng suất
sinh học sơ cấp trong hệ thống nuôi.
- Bố trí cơ cấu loài và mật độ nuôi cá thích họp với điều kiện của ruộng lúa.
Hệ thống canh tác lúa – tôm/ cá là một hệ thống đa dạng, có tính kết hợp cao.
Hệ thống này nên thực hiện, và có điều kiện thực hiện việc sử dụng nguồn tài
nguyên sẵn có ở địa phương, của ngay nông hộ, làm giảm đầu tư năng lượng hóa
thạch hay giảm đến mức không sử dụng phân hóa học và thuốc sát trùng, nên giảm
rủi ro, môi trường lành sạch, giữ gìn sức khỏe của cư dân. Kinh nghiệm từ việc áp
dụng hệ thống trên trong phạm vi nông hộ cho thấy có thể làm tăng hiệu quả kinh tế
trên cơ sở giảm chi phí đầu vào đầu tư cho sản xuất (GS.TS. Nguyễn Văn Luật, TS
Lê Văn Bảnh, 2009)
II.Một số loài cá nuôi phổ biến trong mô hình lúa – cá
Một số loài cá thường được sử dụng nuôi phổ biến như : sặc rằn, chép, mè vinh,
cá rô, trê, mè hoa,…….
III . Lựa chọn giống lúa gieo sạ trong mô hình kết hợp:

Tùy điều kiện đất đai của từng vùng mà chọn giống lúa thích hợp để tăng hiệu
quả kinh tế từ lúa. Chọn giống cứng cây có khả năng kháng các loại sâu bệnh, chịu
phèn và chịu úng khác, chất lượng gạo khá ngon. Khi trồng lúa, tốt nhất nên chọn
phương pháp xạ hàng hoặc cấy thưa (7 – 10 cây/tằm nam bộ).
Một số giống lúa: MTL - 141, MTL - 149, MTL - 159, IR60820 - 81 - 2 - 1,
IR64 (Dương Nhật Long, 2003).
IV. Thiết kế và xây dựng ruông nuôi ( Nguồn Dương Nhật Long, 2003)
 Diện tích ruộng nuôi trong giới hạn khoảng 0,5 - 2 ha là thích hợp. Tuỳ diện tích
ruộng mà thiết kế mương bao sao cho đảm bảo tính kinh tế theo các dạng như: dạng
mương bao quanh, mương liền kề, mương chữ L, mương trung tâm, mương xương cá.
GVHD: Lâm Tâm Nguyên Trang
3
Kinh tế thủy sản Lớ1NT1

 Trong mô hình canh tác này để tiện lợi và đạt hiệu quả cao trong quá trình vận hành
nên chọn dạng mương bao quanh hoặc có ao liên kề với ruộng nuôi.
 Bờ bao quanh ruộng: Chiều rộng bờ từ 2 – 3m, chân bờ 3 – 4 m, bờ phải cao hơn
mặt nước cao nhất trong thời gian nuôi từ 20 – 30 cm. Trên bờ có rào lưới để ngăn
không cho cá thoát ra ngoài khi bị ngập ruộng. Tác dụng của bờ bao quanh:
+ Giữ không cho cá nuôi thoát ra ngoài và cá tạp xâm nhập vào trong.
+ Giữ nước không bị rò rĩ, làm thay đổi môi trường nuôi.
+ Để sử dụng hiệu quả diện tích đất sản xuất, bờ bao có thể trồng dưa, bí, mướp,
ớt để tăng thêm thu nhập.
+ Có thể đi lại trên bờ dễ dàng để chăm sóc và quản lí ruộng canh tác.
 Mương bao quanh ruộng lúa
- Đào cách bờ 0,5 m để tránh đất đá xói lở từ bờ xuống mương. Chiều rộng bề mặt
mương từ 2- 3m, đáy mương từ 1,5 – 2,5. Độ sâu từ 0,8 – 1,2m. Mương dốc về cống
thoát nước.
- Tác dụng của mương:
+ Giữ được lượng nước quanh năm, để chứa cá khi làm đất cấy lúa cho các vụ

sản xuất kế tiếp.
+ Giữ và duy trì sự hoạt động của cá, khi sử dụng thuốc trừ sâu để trị bệnh cho
lúa.
+ Nuôi giữ và dồn cá khi thu hoạch .
+ Lấy nước để tưới hoa màu quanh bờ
 Cống cấp và thoát nước
- Mỗi ruộng cần có ít nhất một cống cấp và một cống thoát, cống có thể bằng xi măng,
ống sành hay gỗ tuỳ điều kiện gia đình, tốt nhất nên dùng cống xi măng.
- Tác dụng:
GVHD: Lâm Tâm Nguyên Trang
4
Kinh tế thủy sản Lớ1NT1
+ Chủ động điều tiết nước cấp và thoát nước cho ruộng lúa.
+ Tháo nước cho ruộng lúa sạ, cấy lúa khi sử dụng thuốc trừ sâu và khi thu
hoạch.
IV. CÁC MÔ HÌNH NUÔI CÁ TRÊN RUỘNG
GVHD: Lâm Tâm Nguyên Trang
5
LỊCH THỜI VỤ MÔ HÌNH LÚA – CÁ
Kinh tế thủy sản Lớ1NT1
1.Nuôi xen canh (Nuôi kết hợp)
Ưu điểm:
• Tăng thu nhập trên một diện tích ruộng lúa.
• Tận dụng mặt nước và thức ăn tự nhiên có sẵn trên ruộng.
• Cá ăn côn trùng, rong tảo, đồng thời thải phân làm lợi cho lúa.
• Sử dụng phân bón cho lúa sẽ làm gia tăng thức ăn tự nhiên cho cá.
Hạn chế:
• Mật độ thả thấp. Năng suất cá nuôi thấp, từ 200-400 kg/ha.
• Các giống lúa canh tác hiện nay phần lớn dễ nhiễm sâu rầy, do đó sử dụng nông
dược trong canh tác lúa là điều khó tránh.

• Mức nước trên mặt ruộng đối với canh tác lúa khoảng 10-20 cm, với mức nước
này sẽ gây ra biến động lớn về một số yếu tố môi trường. Hơn nữa khi lá lúa
ngập nước phân huỷ sẽ tiêu hao oxy trong nước ảnh hưởng xấu đến cá nuôi.
2. Nuôi luân canh (Một vụ lúa – một vụ cá hoặc Hai vụ lúa- một vụ cá)
Ưu điểm:
• Lợi nhuận từ nuôi cá cao hơn canh tác lúa.
• Tăng độ phì nhiêu của đấtdo thức ăn, phân của cá tích luỹ ở mặt ruộng.
• Giảm chi phí cho chuẩn bị ruộng và phân bón cho vụ Đông-Xuân.
Hạn chế:
• Chi phí đầu tư ban đầu lớn cho công trình , đê bao và lưới chắn.
• Vốn đấu tư cao về con giống cũng như thức ăn, chăm sóc, bảo vệ.
• Yêu cầu ngưới nuôi phải hiểu biết đối tượng nuôi và quy trình kỹ thuật ứng
dụng. (Dương Nhật Long, 2003)
GVHD: Lâm Tâm Nguyên Trang
6
Kinh tế thủy sản Lớ1NT1
CHƯƠNG II. MỤC TIÊU VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
1. MỤC TIÊU
Đánh giá tính hiệu quả về kinh tế cũng như kỹ thuật của mô hình lúa cá kết hợp.
2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thu thập số liệu
Phỏng vấn trực tiếp từ những nông hộ đang canh tác mô hình lúa cá kết hợp để
thu thập số liệu và những nông hộ thực hiện mô hình độc canh cây lúa để so sánh đối
chiếu.
Đọc và lược khảo nhiều nguồn tài liệu, tổng hợp tài liệu
Xử lý số liệu
Sử dụng phần mềm Excel để xử lý số liệu thu thập được từ các hộ nông dân.
GVHD: Lâm Tâm Nguyên Trang
7

Kinh tế thủy sản Lớ1NT1
CHƯƠNG III. NỘI DUNG, KẾT QUẢ, THẢO LUẬN
Số liệu được thu thập thực tế từ hộ Võ Văn Luân qua vụ sản xuất từ tháng 5 đến
tháng 8 - 2010 tại huyện Phước Long:
I. CHI PHÍ-LỢI NHUẬN
- Các loại chi phí và thu nhập từ mô hình lúa độc canh:
Lúa độc canh
T.bình (

000đ) Tỉ lệ (%)
1. Tổng chi phí 18.920 100
Phân bón các loại 5.000 26,42
Thuốc, hóa chất 5.000 26,42
Công thu hoạch 5.000 26,42
Giống lúa 2717 1.320 6,98
Công làm đất 1.200 6,34
Nhiên liệu 0 0
Các loại phí/lệ phí 600 3,17
Chi phí vận chuyển 800 4,22
Thuế 0 0
Vận chuyển đầu vào 0 0
Thức ăn cho cá 0 0
2. Tổng thu nhập 38.500 100
- Dựa vào bảng số liệu trên ta thấy, chi phí về phân bón, thuốc hoá chất và công
thu hoạch chiếm tỉ lệ cao vì đây là mô hình lúa độc canh nên việc tăng năng suất lúa
thu hoạch là hoàn toàn nhờ vào phân bón, thuốc và hoá chất. Ngoài ra, công thu hoạch
cũng chiếm tỉ lệ cao vì nơi thực hiện mô hình thì việc thu hoạch chủ yếu là thuê nhân
công.
- Chi phí về nhiên liệu là không có vì mô hình này không sử dụng nhiên liệu
trong các khâu cấp và thoát nước cũng như thu hoạch. Việc cấp và thoát nước bà con

nông dân chỉ việc khơi bờ bao cho nước chảy vào và việc thu hoạch là bằng tay chỉ tốn
chi phí trả nhân công.
- Về các khoản mục thuế, vận chuyển đầu vào, thức ăn cho cá không có vì đất
nông nghiệp được miễn thuế, giống được mua ở gần nhà và vì là mô hình độc canh nên
chi phí thức ăn cho cá cũng bằng không.
Nhìn chung, mô hình lúa độc canh chi phí tập trung chủ yếu vào phân bón hoá
chất, công thu hoạch và giống lúa để gieo cấy. Chi phí về các khoản này cũng tương
đối thấp và thu nhập từ mô hình là từ năng suất lúa thu hoạch được. Nếu kỹ thuật canh
GVHD: Lâm Tâm Nguyên Trang
8
Kinh tế thủy sản Lớ1NT1
tác của bà con nông dân cũng như năng suất lúa cao thì lợi nhuận đem lại cho bà con
cũng sẽ ổn định.
Số liệu được thu thập thực tế từ hộ ông Phan Ngọc Chấn canh tác từ tháng 5-
8/2010 ở huyện Phước Long –Bạc Liêu.
- Các loại chi phí và thu nhập từ mô hình lúa – cá xen canh:
Lúa – cá
T.bình (

000đ) Tỉ lệ (%)
1. Tổng chi phí 16.910 100
Phân bón các loại 3.500 20,7
Thuốc, hóa chất 4.200 24,84
Công thu hoạch 4.280 25,3
Giống 2.500 14,78
Công làm đất 1.560 9,23
Nhiên liệu 150 0,89
Các loại phí/lệ phí 480 2,84
Chi phí vận chuyển 240 1,42
Thuế 0 0

Vận chuyển đầu vào 0 0
Thức ăn cho cá 0 0
2. Tổng thu nhập 62.090 100
- Mô hình tận dụng triệt để nguồn thức ăn tự nhiên có sẵn trong ruộng lúa như
sâu, rầy, cào cào, châu chấu, mùn bã hữu cơ cho cá ăn nên chi phí thức ăn là không
có.
- Về các khoản mục thuế, vận chuyển đầu vào cũng không có tương tự như mô
hình lúa độc canh. Ở đây, hai mô hình cùng được thực hiện tại một vùng nên các khoản
mục trên giống nhau.
- Mô hình lúa-cá ít sử dụng phân bón và hạn chế dùng thuốc trừ sâu nên chi phí
cho các khoản này tương đối thấp hơn mô hình lúa độc canh. Tuy nhiên chênh lệch
cũng không nhiều do kỹ thuật canh tác còn hạn chế, sâu rầy dịch bệnh xảy ra bắt buộc
phải sử dụng thuốc phòng trừ.
- Mô hình lúa – cá phải được thiết kế tốn nhiều công lao động nên phần chi phí
cho công làm đất là cao hơn so với mô hình lúa độc canh. Mặc khác, nhiên liệu dùng
cho việc điều tiết nước trên ruộng, thi công công trình là khá nhiều do tính chất của mô
hình là phải dùng máy bơm để lấy nước ra vô để đảm bảo cá không bị thất thoát ra
ngoài.
- Do mô hình ít sử dụng hoá chất thuốc trừ sâu nên trong canh tác phải chọn các
giống lúa có khả năng chịu hạn, chống chịu sâu rầy và năng suất cao nên chi phí tiền
giống lúa là cao hơn so với mô hình lúa độc canh.
GVHD: Lâm Tâm Nguyên Trang
9
Kinh tế thủy sản Lớ1NT1
Bảng tổng hợp: So sánh các khoản chi phí giữa hai mô hình lúa độc canh và lúa- cá
kết hợp
Khoản mục
Lúa độc canh
Lúa – Cá
Lúa Cá Lúa – Cá

T.bình
(

000đ)
Tỉ lệ
(%)
T.bình
(

000đ)
Tỉ lệ
(%)
T.bình
(

000đ)
Tỉ lệ
(%)
T.binh
(

000đ)
Tỉ lệ
(%)
1. Tổng chi phí 18.920 100 14.220 100 2.690 100 16.910 100
Phân bón các loại 5.000 26,42 3.500 24,61 0 0 3.500 20,7
Thuốc, hóa chất 5.000 26,42 3.500 24,61 700 26,02 4.200 24,84
Công thu hoạch 5.000 26,42 4.000 28,13 280 10,41 4.280 25,31
Giống 1.320 6,98 1.500 10,55 1.000 37,17 2.500 14,78
Công làm đất 1.200 6,34 1.000 7,03 560 20,82 1.560 9,23

Nhiên liệu 0 0 0 0 150 5,58 150 0,89
Các loại phí/lệ phí 600 3,17 480 3,38 0 0 480 2,84
Phí vận chuyển 800 4,22 240 1,69 0 0 240 1,42
Thuế 0 0 0 0 0 0 0 0
Thức ăn cho cá 0 0 0 0 0 0 0 0
2. Tổng thu nhập 38.500 100 44.000 100 18.090 100 62.090 100
II. HIỆU QUẢ KỸ THUẬT CỦA MÔ HÌNH
1. Ưu điểm:
1.1. Tăng thêm thu nhập góp phần cải
thiện đời sống nông dân
Hiệu quả của việc sử dụng nguồn lao
động thay đổi theo hoạt động của nông hộ
như là sản xuất lúa hoặc khai thác thủy sản.
Sản xuất lúa mang lại thu nhập cao nhất cho
mỗi lao động gia đình so với khai thác thủy
sản (chỉ từ 15.000-20.000 VNĐ/ngày). Nhìn
chung, mô hình lúa-cá đã sử dụng tốt hơn nguồn nhân lực gia đình và đạt được hiệu
quả cao trong việc sử dụng nguồn lao động .
Nếu mỗi người đều cùng hiểu biết về lợi ích kinh tế và kỹ thuật thì sản phẩm
tôm cá nuôi ở ruộng lúa sẽ làm tăng thêm thu nhập, cải thiện đời sống cho người dân.
( Dương Nhật Long, 2003).
1.2. Nuôi cá kết hợp cấy lúa, năng suất lúa cao hơn so với ruộng không nuôi cá
Khi vận hành mô hình canh tác Lúa – Cá kết hợp, do cá nuôi ở ruộng lúa, cá sục
bùn để tìm mồi ở đáy ruộng, đảo dinh dưỡng từ nền đáy ruộng lúa, diệt cỏ dại, côn
GVHD: Lâm Tâm Nguyên Trang
10
Kinh tế thủy sản Lớ1NT1
trùng, sâu bệnh hại lúa, đồng thời phân cá thải ra làm đất ruộng lúa giàu thêm dinh
dưỡng ( Dương Nhật Long, 2003).
1.3. Khả năng tiêu diệt và hạn chế sâu rầy của cá

Ở ruộng nuôi cá kết hợp với cấy lúa, người dân rất hạn chế sử dụng thuốc trừ
sâu, nên giảm được nhiều công lao động và hạ giá thành sản phẩm. Tất nhiên, trong
quá trình canh tác, nhằm bảo vệ vụ mùa, đảm bảo năng suất lúa canh tác, trong trường
hợp lúa nhiễm sâu bệnh, người sản xuất có thể điều tiết nước quanh mương bao và ao
liên kề để xử lý thuốc trừ sâu, sau 3 ngày xử lý thuốc, độc tố từ thuốc trừ sâu bị phân
huỷ, lúc bấy giờ người nuôi cá dâng nước trở lại ruộng lúa, cá nuôi tiếp tục phát triển
bình thường trong ruộng lúa ( Dương Nhật Long, 2003).
1.4. Tăng thêm thức ăn cho cá
Trong quá trình canh tác lúa, do việc trồng lúa cần phải có thời gian trục xạ
đất, bón phân vô hay hữu cơ làm tăng thêm thức ăn cho cá, đồng thời trong quá trình
canh tác các hạt lúa rụng cũng làm thức ăn tốt cho cá nuôi. Vì vậy cá nuôi ở ruộng chủ
yếu dựa và thức ăn tự nhiên, nên ít đầu tư, tốn thêm các chi phí thức ăn cho cá( Dương
Nhật Long, 2003).

1.5. Mối liên hệ giữa các thành phần trong mô hình nuôi cá – lúa kết hợp
- Hạn chế côn trùng phá hại lúa, cỏ dại, ốc, các loại bệnh về lúa do cá tận dụng
được nguồn thức ăn sẳn có trên đồng ruộng.
- Giảm việc sử dụng phân bón thuốc trừ sâu độc hại cho con người và môi
trường sống.
- Tiết kiệm được lượng giống và phân bón dùng cho hoạt động canh tác lúa.
- Tận dụng được thời gian nhàn rổi của bà con nông dân trong vụ lúa và thời
gian nước lũ dâng lên.
- Đa dạng đối tượng canh tác, hạn chế rủi ro và nâng cao thu nhập cho người sản
xuất trong điều kiện ruộng lúa.
2. Nhược điểm
- Mật độ nuôi thấp nên năng suất cá không cao.
- Mâu thuẫn giữa nước nông, phơi ruộng với cá :Lúa là cây ưa nước bùn
nhưng rễ của nó không sinh ở trong nước. Ðể đáp ứng yêu cầu ôxy của rễ lúa trong
GVHD: Lâm Tâm Nguyên Trang
11

Kinh tế thủy sản Lớ1NT1
thời gian sinh trưởng của lúa cần điều chỉnh độ sâu của nước với thời gian tương ứng.
Ví dụ : Thời gian lúa đẻ nhánh cần nước nông có lợi cho sinh rễ và đẻ nhánh, khi
nhánh đã đến số lượng nhất định cần tháo cạn phơi ruộng không cho lúa tiếp tục đẻ
nhánh; tới thời kỳ vươn dài làm đòng lúa lại cần nhiều nước. Thời kỳ giữ nước nông cá
còn nhỏ, lúc phơi ruộng (từ 7 đến 10 ngày) cá có thể rút xuống mương hố sinh sống;
sau đó cá lớn dần, nước ruộng cũng cho sâu dần. Vì thế chỉ cần nuôi cá đến cỡ không
lớn lắm thì mâu thuẫn cá - lúa là không lớn.
- Mâu thuẫn giữa bón phân cho ruộng và cá: Bón thúc cho lúa chủ yếu dùng
phân đạm (phân urê hoặc đạm 2 lá nitratamon) trước khi bón thường rút bớt nước
ruộng, lượng phân bón nhiều độ NH4
+
cao đe doạ an toàn của cá. Ðể giải quyết mâu
thuẫn này cần bón xen kẽ, bón 2 lần, mỗi lần bón một nửa ruộng (giữa 2 lần bón cách
nhau 1 - 2 ngày) để cho cá thấy khi bón phân ngăn ruộng này thì có chỗ chạy tránh
sang nửa ngăn ruộng kia, cũng có thể tháo nước ruộng dồn cá vào mương, hố sau đó
bón phân, sau khi bón phân 1 - 2 ngày lại cho nước vào ruộng, như vậy không ảnh
hưởng đến cá.
- Mâu thuẫn giữa phun thuốc trừ sâu cho ruộng và cá. Ruộng đã nuôi cá thì
sâu hại giảm đi nhiều, nhưng không thể bị diệt hoàn toàn, cho nên có lúc vẫn cần sử
dụng thuốc trừ sâu, đa số thuốc này đều độc hại với cá.
GVHD: Lâm Tâm Nguyên Trang
12
Kinh tế thủy sản Lớ1NT1
III. HIỆU QUẢ KINH TẾ
1.Tổng chi phí đầu tư vào mô hình độc canh cây lúa và mô hình cá lúa kết hợp thu
thập từ thức tế(ha/vụ):
Cá loại chi phí
Lúa độc canh
(.000 đ)

Lúa-cá
(.000 đ)
Phân bón các loại 5,000 3.500
Thuốc, hóa chất 5.000 4.200
Công thu hoạch 5.000 4.280
Giống 1.320 2.500
Công làm đất 1.200 1.560
Nhiên liệu 0 150
Các loại phí/lệ phí 600 480
Chi phí vận chuyển 800 240
Thuế 0 0
Vận chuyển đầu vào 0 0
Thức ăn cho cá 0 0
Tổng chi phí
18.920
16.910
2.Tổng thu nhập sau khi thu hoạch
Các loại thu nhập Lúa độc canh Lúa - cá
Năng suất cá nuôi (kg/ha) 0 603
Năng suất lúa (tấn/ha) 7.0 8.0
Tổng chi phí (triệu đồng)
18.920
16.910
Tổng thu nhập (triệu đồng)
38.500
62.090
Lợi nhuận thực tế
19.580
45.180
Tỉ suất lợi nhuận 1,03 2,67

Nhìn vào kết quả thực tế ở bảng trên cho thấy mô hình cá - lúa mang lại hiệu
quả kinh tế khá cao so với mô hình độc canh cây lúa. Khi nuôi cá ở ruộng lúa , cá sục
bùn tìm mồi ở đáy ruộng diệt cỏ dại, côn trùng ,sâu bệnh hại lúa, đồng thời phân cá thải
GVHD: Lâm Tâm Nguyên Trang
13
Kinh tế thủy sản Lớ1NT1
ra làm đất giàu dinh dưỡng (Dương Nhật Long, 2003) nên trong mô hình lúa-cá kết
hợp việc sử dụng phân(3.500.000 đ) và thuốc ,hóa chất các loại(4.200.000 đ) thấp hơn
so với mô hình độc canh cây lúa (hoá chất 5.000.000 đ và phân bón 5.000.000 đ). Mặc
khác tổng chi phí đầu tư cho mô hình lúa-cá(16.910.000 đ) thấp hơn độc canh cây
lúa(18.920.000 đ). Hơn nữa trong mô hình lúa cá thì lợi nhuận(43.880.000 đ) cao hơn
nhiều so với mô hình độc canh cây lúa(19.580.000 đ).Vậy hiệu quả kinh tế từ mô hình
lúa cá kết hợp chi phí đầu tư thấp nhưng thu lợi nhuận từ mô hình cao. Cần đẩy mạnh
mô hình lúa cá để tăng thu nhập cho bà con nông dân, tận dụng được thời gian nhàn rổi
cải thiện được đời sống của bà con nông dân.
Năng suất cá thu hoạch được từ mô hình lúa-cá kết hợp là 603kg nhìn chung là
tương đối cao so với những nghiên cứu ở Malaysia (302-470kg/ha), Campuchia (240-
400kg/ha) nhưng lại khá phù hợp với những nghiên cứu ở vùng ĐBSCL (280-
677kg/ha) theo Lê Xuân Sinh(1997)…(trích bởi Nguyễn Thị Thanh Nga, Lê Xuân
Sinh, 2008).
Kết quả cho thấy tỉ suất lợi nhuận từ mô hình lúa cá là 2,67 tương đối cao so với
kết quả nghiên cứu trước là 2,14( Trần Quang Giàu, 1997) nhưng khá là phù hợp với
kết quả nghiên cứu của Dương Nhật Long( 2002) là 2,8-3,2.( trích bởi Nguyễn Thị
Thanh Nga, Lê Xuân Sinh, 2008).
GVHD: Lâm Tâm Nguyên Trang
14
Kinh tế thủy sản Lớ1NT1
CHƯƠNG IV. TÍNH BỀN VỮNG CỦA MÔ HÌNH
Theo FAO (1991) phát biểu “Phát triển bền vững là quá trình quản lý và bảo
tồn các nguồn tài nguyên thiên nhiên, định hướng sự thay đổi về công nghệ và hạn chế

theo một phương thức đảm bảo đạt được và thỏa mãn liên tục các nhu cầu của con
người thuộc thế hệ hiện tại và các thế hệ tương lai. Sự phát triển như vậy giúp bảo tồn
đất đai, nguồn nước và các nguồn gen động thực vật, là không làm suy thoái môi
trường, hợp lý về kỹ thuật, dễ thấy về lợi ích kinh tế và chấp nhận được về mặt xã hội”.
 Phân tích trên mô hình lúa cá kết hợp, việc giảm hoặc hạn chế sử dụng thuốc
trừ sâu, phân bón và các loại hóa chất khác giúp cho môi trường đất và nước canh tác
được bảo vệ tránh khỏi việc nhiễm các chất độc hóa học gây hại cho con người và các
động vật khác.
 Phát triển mô hình lúa cá kết hợp làm đa dạng hóa vật nuôi cây trồng, từ đó
góp phần rất lớn trong việc b ảo tồn các nguồn gen động thực vật. Xét tính hợp lý về kỹ
thuật, các loài cá nước ngọt khi nuôi trong ruộng lúa đã góp phần trong việc diệt trừ
sâu gầy, côn trùng hại lúa, tạo môi trường đất tốt cho lúa phát triển, tăng năng suất lúa;
đa phần các loài cá đều thích nghi rất tốt trong môi trường ruộng lúa cá mau lớn tuy
năng suất không cao nhưng cũng góp phần đem lại thu nhập thêm cho người nông dân.
 Qua kết quả thực tế dễ nhận thấy rằng mô hình lúa – cá kết hợp đã đem lại
hiệu quả kinh tế khá cao so với mô hình độc canh cây lúa trước đây: ví dụ số liệu được
thu thập từ mô hình lúa cá kết hợp ở huyện Phước Long (Bạc Liêu) cho thấy lợi nhuận
thu được sau khi trừ đi các khoản chi phí là khá cao (45.180.000 đ) và gấp đôi so với
mô hình độc canh cây lúa (19.580.000 đ).
 ĐBSCL được mệnh danh là vựa lúa của cả nước, hằng năm lượng gạo xuất
khẩu sang nước ngoài là khá cao với diện tích đất nông nghiệp rộng lớn và hệ thống
sông ngòi chằng chịt, mô hình lúa cá càng có cơ sở để phát triển và phá thế độc canh
của cây lúa trước đây để nâng cao hiệu quả sản xuất, cải thiện đời sống người dân.
Nhìn tổng thể những điểm đã phân tích thì càng nhận thấy rõ hơn mô hình lúa
cá có một tiềm năng phát triển khá mạnh và sẽ trở nên phổ biến rộng khắp các tỉnh
ĐBSCL trong những năm tới đây!
GVHD: Lâm Tâm Nguyên Trang
15
Kinh tế thủy sản Lớ1NT1
CHƯƠNG V. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT

1. KẾT LUẬN
Từ kết quả nghiên cứu cho thấy mô hình lúa cá đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn
so với mô hình độc canh cây lúa truyền thống của nhân dân ta.Tỉ suất lợi nhuận của mô
hình lúa-cá kết hợp là 2,67 trong khi đó của mô hình lúa độc canh là 1,03. Bên cạnh đó,
mô hình lúa cá kết hợp ngoài việc giúp nâng cao năng suất (Mô hình lúa-cá năng suất
đạt 8 tấn/ha cao hơn mô hình lúa độc canh là 7 tấn/ha) và hiệu quả sản xuất cho người
dân mà còn thể hiện nhiều sự tác động tích cực đến yếu tố môi trường xung quanh
cũng như vấn đề xã hội:
 Hạn chế cũng như góp phần vào việc giảm ô nhiễm môi trường: hạn chế sử dụng
phân bón, thuốc bảo vệ thực vật trong quá trình canh tác.
 Tài nguyên đất được cải thiện hơn so với mô hình độc canh cây lúa truyền thống,
do đất có thời gian “nghỉ ngơi” (đối với mô hình luân canh lúa cá ), đất được cung
cấp chất dinh dưỡng từ phân cá,…
 Nâng cao hiệu quả sản xuát từ đó góp phần vào việc cải thiện, nâng cao đời sống
người dân.
 Giải quyết được vấn đề công ăn việc làm, tận dụng được lao động tại chỗ cũng
như thời gian nhàn rỗi,…
 Góp phần vào việc giải quyết vấn đề lương thực thực phẩm.
 Phá thế độc canh cây lúa, đa dạng về cơ cấu sản xuất.
2. ĐỀ XUẤT
 Tiến hành phổ biến tài liệu cũng như thực tập kỹ thuật cho nông dân về mô
hình.
 Cần tiến hành nhiều hơn những mô hình thí điểm ở nhiều nơi có tiềm năng phát
triển mô hình lúa – cá, đặc biệt là những vùng chịu ảnh hưởng bởi nước lũ hay ở
những vùng ngọt sản xuất lúa kém hiệu quả để cho người dân nhận thấy được
hiệu quả của mô hình và chấp nhận đưa mô hình vào sản xuất.
GVHD: Lâm Tâm Nguyên Trang
16
Kinh tế thủy sản Lớ1NT1
CHƯƠNG VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Dương Nhật Long (2003) Giáo trình Kỹ thuật nuôi thủy sản nước ngọt. Đại học
Cần Thơ.
2. Lê Xuân Sinh(2010) Giáo trình kinh tế thủy sản. NXB. Đại Học Cần Thơ.
3. Dương Nhật Long, Lam Mỹ Lan, Nguyễn Văn Lành(ĐHCT), Prf. Jean-Claude
Micha(The Namur University, Belgium), Thực Nghiệm Nuôi Ghép Cá Trong Mô
Hình Lúa-Cá Kết Hợp Cho Vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long.
4. GS.Ts. Nguyễn Văn Luật, Ts.Lê Văn Bảnh(2009) Hiệu quả kinh tế sinh thái của
hệ thống canh tác lúa- tôm/cá, Viện Lúa Đồng Bằng Sông Cửu Long.
5. Nguyễn Thanh Nga, Lê Xuân Sinh (2008) Khía Cạnh Kỹ Thuật Và Hiệu Quả Kinh
Tế Các Mô Hình Canh Tác Lúa-Cá Và Lúa Độc Canh Ở Vùng Dự Án Thủy Lợi Ô
Môn-Xà No, Tạp chí khoa học 2008:176-187, ĐHCT.

GVHD: Lâm Tâm Nguyên Trang
17

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×