Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Thiếu nữ xinh đẹp biến thành bà lão pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (166.97 KB, 5 trang )

Thiếu nữ xinh đẹp biến thành bà lão
Một phụ nữ trẻ đẹp bị một cơn bệnh lạ, sau vài năm bỗng già đi mấy
chục tuổi.
Câu chuyện đầy bi kịch của chị tạo nên sự ngạc nhiên kỳ lạ cho mọi người.
Chị tên là Nguyễn Thị Phượng, 26 tuổi, ngụ thị trấn Giồng Trôm, huyện
Giồng Trôm (Bến Tre).


Chị Phượng thời xuân sắc ở tuổi 21, cách đây năm năm…

và chị Phượng cùng với chồng vượt qua hoàn cảnh bệnh tật hiện giờ

Hẹn gặp trước Bệnh viện Đa khoa huyện Giồng Trôm, đang loay hoay ngó
trước ngó sau để tìm, bỗng bà cụ khoảng 70 tuổi bước đến hỏi: “Có phải anh
là phóng viên báo Tuổi Trẻ không?”. Chúng tôi ngỡ ngàng. “Bà lão” giới
thiệu: “Tôi là Phượng đây”.
Tai họa bất ngờ
Chúng tôi không thể tin được đứng trước mặt mình là cô gái mới 26 tuổi.
Nhưng giọng nói đã giúp chúng tôi tin đây chính là Phượng. Vừa ngồi xuống
nhà, Phượng lấy một xấp ảnh chụp năm 21 tuổi (khi lấy chồng) ra cho chúng
tôi xem. “Cách đây năm năm tôi là một cô gái có chút nhan sắc chứ không
đến nỗi tệ phải không? – Phượng nói – Tôi có tiền sử dị ứng với thức ăn hải
sản. Khoảng năm 2008, sau một lần ăn hải sản tôi bị dị ứng nổi mẩn trên mặt
và ngứa rất khó chịu. Ngứa đến mức đi ngủ vẫn phải gãi. Chồng bảo ngủ mà
còn “gảy đàn”. Khổ lắm”.
Anh Nguyễn Thành Tuyển (34 tuổi, chồng chị Phượng) nói thấy vợ bị dị
ứng, anh ra hiệu thuốc tây ở khu vực giáp ranh huyện Mỏ Cày Nam – Chợ
Lách mua thuốc chống dị ứng cho vợ uống. Uống suốt mấy ngày không
khỏi, anh Tuyển chở vợ đến bác sĩ trong huyện khám và được chẩn đoán
“viêm da”, cho thuốc uống một tuần. Tuy nhiên, uống hết số thuốc này thì
mặt chị Phượng bị sưng và nổi mề đay sần sùi trên da. Sợ quá, chị không


dám uống thuốc tây nữa mà đến các phòng khám đông y ở thị trấn Giồng
Trôm khám và xin thuốc uống.
Suốt thời gian đó chị Phượng đi khám khá nhiều ở các phòng khám đông y
và được chẩn đoán bị… bệnh gan, tích nước nên bị sưng(?). Uống thuốc
đông y sáu tháng trời, mặt có giảm sưng nhưng người mập thêm. Thế là hai
vợ chồng quyết định chuyển sang thuốc bắc. Các lương y ở hiệu thuốc bắc
vẫn cho rằng chị Phượng bị bệnh gan và bốc thuốc sắc uống suốt hai tháng
ròng, tiền thuốc mỗi ngày 30.000 đồng.
Năm 2009, chị Phượng phải đeo khẩu trang che kín mặt suốt ngày để tránh
ánh mắt tò mò của mọi người. Thương vợ, anh Tuyển dò hỏi thầy thuốc nào
hay là anh đưa vợ đi khám. Nhưng uống bao nhiêu thuốc, gặp bao nhiêu thầy
cũng không có dấu hiệu cho thấy bệnh thuyên giảm.
Vợ bệnh, anh Tuyển phải bỏ việc làm để lo cho vợ. Rồi đến lúc hai vợ chồng
cạn sạch tiền nên không uống thuốc nữa. “Vợ chồng tôi coi đó là số phận mà
ông Trời bắt phải chịu nên không chạy chữa nữa” – chị Phượng buồn bã nói.
Do không có tiền nên hai vợ chồng này chưa một lần đến các bệnh viện lớn
ở TP.HCM để khám xem mình bị bệnh gì, có chữa được hay không.
“Nhận dạng” bằng giọng nói
Bà Hồ Thị Hiệp, hàng xóm của chị Phượng, nói cách đây mấy năm Phượng
là cô gái đẹp có tiếng trong vùng. Bẵng một thời gian đi làm ăn xa về, mọi
người gặp lại Phượng đều giật mình, không ai nhận ra. Bà con thân tộc và
hàng xóm nghe giọng nói mới tin đó là Phượng. Ông Lê Văn Thiệm, trưởng
ấp 6, thị trấn Giồng Trôm, kể: “Mấy hôm rồi Phượng về quê giỗ ngoại, tôi
gặp mà cứ nghĩ bà nào ở đâu tới chơi. Đến khi nghe giọng nói của Phượng
tôi mới dám chắc. Nhìn thấy già nhưng giọng nói của Phượng vẫn còn trẻ và
không có gì thay đổi so với năm năm trước”.
Chúng tôi về quê chồng Phượng ở xã Thanh Tân, huyện Mỏ Cày Bắc để tìm
hiểu thêm. Ông Nguyễn Thanh Hùng (trưởng ấp Thanh Sơn 2) xác nhận
Phượng có chồng là anh Tuyển, con dâu bà Nguyễn Thị The. Phượng về ấp
Thanh Sơn 2 làm dâu được khoảng hai năm thì bị bệnh, mặt sưng lên rồi da

bị nhăn lại trông già đi thấy rõ. Vì mặc cảm, Phượng cùng chồng và anh rể
tên Nghiệp lên Bình Phước làm ăn. Phó công an xã Lê Phước Bình cũng
khẳng định trước đây khi mới về làm dâu bà The thì Phượng rất xinh đẹp.
Sau đó Phượng bị bệnh, sưng mặt và bị già đi rất lạ.
Phượng nói thêm: “Không chỉ gương mặt bị chảy xệ mà bụng cũng bị. Tôi
chưa sinh đẻ lần nào nhưng da bụng giống như đã có 2-3 đứa con vậy. Da
tay và vùng cổ cũng có hiện tượng lão hóa, nhăn nheo. Hồi tháng 9 đi khám
bệnh đau dạ dày, một bác sĩ ở Bến Tre mới nói cho tôi biết mình bị bệnh lão
hóa sớm”.
Hỏi chuyện vợ chồng trong thời gian chị bị bệnh, anh Tuyển bảo vẫn yêu
thương vợ và gần vợ bình thường như hồi mới cưới. “Vì hai người cưới
nhau lúc Phượng là một cô gái xinh đẹp và biết rõ diễn biến bệnh của vợ nên
tôi không có cảm giác sốc như người ngoài gặp Phượng lần đầu. Chuyện vợ
chồng khó nói, nhưng hãy hiểu đơn giản là tôi vẫn rất yêu thương vợ mình”
– anh Tuyển tâm sự.
Về chuyện con cái, anh Tuyển nói: “Cũng có tính, nhưng bây giờ còn khó
khăn quá nên phải lo làm để dành tiền chữa bệnh cho vợ cái đã”. Phượng kể
bốn năm nay hai vợ chồng lên Bù Đốp (Bình Phước) sinh sống. Phượng
nhận hạt điều nguyên liệu về bóc vỏ gia công cho các doanh nghiệp, còn anh
Tuyển đi làm thợ mộc.
***
Phượng kết câu chuyện của mình: “Dù tôi già nua, xấu xí thế này nhưng ổng
vẫn thương tôi như hồi trước. Có ổng tôi thấy tự tin hơn để làm ăn sinh
sống”. Rõ ràng trong câu chuyện mang màu sắc “liêu trai chí dị” này, những
người trong cuộc đang lấy tình nghĩa làm thứ quý nhất để đối đãi nhau vượt
qua bệnh tật…

×