Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

NGÂN HÀNG CÂU HỎI: KỸ THUẬT TRUYỀN HÌNH docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (90.37 KB, 4 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP
KHOA ĐIỆN TỬ
Bộ môn: Điện tử viễn thông
NGÂN HÀNG CÂU HỎI THI KẾT THÚC HỌC PHẦN
HỌC PHẦN: KỸ THUẬT TRUYỀN HÌNH
(3 TÍN CHỈ)
DÙNG CHO ĐÀO TẠO BẬC ĐẠI HỌC THEO HỌC CHẾ TÍN CHỈ
CHUYÊN NGÀNH ĐIỆN TỬ VIỄN THÔNG
THÁI NGUYÊN – 7/2007
TRƯỜNG ĐẠI HỌC
KỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP
Khoa Điện tử
Bộ môn: Điện tử viễn thông
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Thái Nguyên, ngày 10 tháng 8 năm 2007
NGÂN HÀNG CÂU HỎI THI
KỸ THUẬT TRUYỀN HÌNH
Sử dụng cho hệ đại học theo các chuyên ngành: Điện tử Viễn Thông
1. NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ THI KẾT THÚC HỌC PHẦN
Hiểu nguyên lý chung về kỹ thuật truyền hình: Nguyên tắc quét ảnh, các tín hệu
và dải tần số truyền hình, kênh truyền hình; Nguyên lý truyền hình màu: tín hiệu truyền
hình màu, gép phổ tần các tín hiệu màu và tín hiệu chói, các hệ truyền hình màu, máy
thu hình màu; Truyền hình số: số hoá, tiêu chuẩn số hoá, ghép kênh tín hiệu số, nén
video số; Truyền dẫn phát sóng truyền hình: quảng bá, DVB-T, DVB-S, DVB-H,
truyền hình cáp.
2. PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ
Thi kết thúc học phần là thi viết với thời lượng 90 phút, chấm điểm theo thang
điểm 10.
3. NGUYÊN TẮC TỔ HỢP ĐỀ THI
- Mỗi đề thi có 4 câu hỏi.


- Mỗi đề thi được tổ hợp từ 2 câu hỏi lý thuyết (phần 4.1; 4.2) và 2 câu hỏi bài tập
(phần 4.3; 4.4).
4. NGÂN HÀNG CÂU HỎI
4.1. CÂU HỎI LOẠI 1 (2 ĐIỂM)
1. Ánh sáng: bản chất, dải bước sóng, nguồn sáng đơn sắc, đa sắc, phương
pháp phân tích phổ ánh sáng.
2. Lý thuyết ba màu: Cơ sở sinh lý ba màu, vì sao chọn ba màu cơ bản, bộ ba
màu cơ bản và màu phụ.
3. Các phương pháp trộn màu, định luật trộn màu, áp dụng trong truyền hình.
4. Các phương pháp biểu diễn màu.
5. Phân tích sơ đồ khói tổng quát hệ thống truyền hình.
6. So sánh hai phương pháp quét liên tục và quét xen kẽ.
7. Các tín hiệu cơ bản cần thiết trong truyền hình, tần số tương ứng.
8. Các loại méo trong truyền hình.
9. Hệ thống các đài phát truyền hình.
2
10.Dải thông và cấu trúc kênh truyền hình.
11.Phân tích sơ đồ khối máy thu hình đen - trắng.
4.2. CÂU HỎI LOẠI 2 (2 ĐIỂM)
1. Tín hiệu màu và tín hiệu hiệu màu trong truyền hình màu.
2. Sơ đồ khối chức năng của máy thu hình màu.
3. So sánh các loại ống thu hình màu.
4. Tính toán tần số cực đại, cực tiểu của tần số tín hiệu truyền hình cho tiêu
chuẩn 525/60, quét xen kẽ.
5. Tính toán tần số cực đại, cực tiểu của tần số tín hiệu truyền hình cho tiêu
chuẩn 625/50, quét xen kẽ.
6. Sơ đồ khối cơ bản hệ thống truyền hình số.
7. Phân tích cơ sở kỹ thuật tiêu chuẩn truyền hình màu PAL.
8. Phân tích cơ sở kỹ thuật tiêu chuẩn tuyền hình màu NTSC.
9. So sánh ưu, nhược điểm của truyền hình số và truyền hình tương tự.

10.Phân tích chọn tần số lấy mẫu f = 13,5MHz tín hiệu video số thành phần.
4.3. CÂU HỎI LOẠI 3 (3 ĐIỂM)
1. Trình bày cấu trúc lấy mẫu 4:4:4, tính tốc độ dòng bit tổng, cho biết ưu,
nhược điểm của tiêu chuẩn này, khả năng áp dụng vào thực tiễn.
2. Trình bày cấu trúc lấy mẫu 4:2:2, tính tốc độ dòng bit tổng, cho biết ưu,
nhược điểm cảu tiêu chuẩn này, khả năng áp dụng vào thực tiễn.
3. Trình bày cấu trúc lấy mẫu 4:2:0, tính tốc độ dòng bit tổng, cho biết ưu,
nhược điểm cảu tiêu chuẩn này, khả năng áp dụng vào thực tiễn.
4. Trình bày cấu trúc lấy mẫu 4:1:1, tính tốc độ dòng bit tổng, cho biết ưu,
nhược điểm cảu tiêu chuẩn này, khả năng áp dụng vào thực tiễn.
5. Trình bày thang lượng tử và mức lượng tử tín hiệu chói. Vì sao tín hiệu chói
không có mức âm.
6. Trình bày thang lượng tử và mức lượng tử của tín hiệu màu C
R
. Vì sao tín
hiệu màu có mức âm.
7. Trình bày thang lượng tử và mức lượng tử của tín hiệu màu C
B
. Vì sao tín
hiệu màu có mức âm.
8. Trình bày sơ đồ mã hoá và ghép kênh chuẩn 4:4:4.
9. Trình bày sơ đồ mã hoá và ghép kênh chuẩn 4:2:2.
10.Trình bày sơ đồ mã hoá và ghép kênh chuẩn 4:1:1.
11.Phân tích tín hiệu chuẩn thời gian EAV và SAV, cho ví dụ.
4.4. CÂU HỎI LOẠI 4 (3 ĐIỂM)
1. Vì sao phải nén tín hiệu video, dư thừa thông tin tín hiệu video là do đâu?
2. Các phương pháp nén không mất thông tin
3. Các phương pháp nén có mất thông tin.
3
4. Phân tích sơ đồ nén trong ảnh.

5. Phân tích nén video theo thời gian liên ảnh.
6. Trình bày nhóm ảnh GOP loại IPPBPPI. độ dài GOP ảnh hưởng như thế nào
đến hiệu quả nén và chất lượng ảnh.
7. Trình bày cấu trúc dòng bit video MPEG.
8. Trình bày những hiểu biết về tiêu chuẩn MPEG-2MP@ML.
9. Trình bày những hiểu biết về truyền hình số mặt đất.
10.Trình bày những hiểu biết về truyền hình số vệ tinh.
THÔNG QUA BỘ MÔN
TRƯỞNG BỘ MÔN
THÔNG QUA HỘI ĐỒNG
KHOA HỌC GIÁO DỤC KHOA ĐIỆN TỬ
CHỦ TỊCH
TS. Nguyễn Hữu Công
4

×