Tải bản đầy đủ (.docx) (34 trang)

Tìm hiểu và thiết kế giao diện tương tác trên iOS. Xây dựng ứng dụng Metronome hỗ trợ người học nhạc đếm nhịp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.36 MB, 34 trang )

Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội
Viện Công nghệ Thông tin và Truyền thông

HCI04 – BTL05

BÁO CÁO BÀI TẬP LỚN
Môn: Tương tác Người – Máy
Đề tài: Tìm hiểu và thiết kế giao diện tương tác trên iOS. Xây dựng
ứng dụng Metronome hỗ trợ người học nhạc đếm nhịp

Giảng viên hướng dẫn: TS. Vũ Thị Hương Giang
Nhóm sinh viên thực hiện:
-

Nguyễn Văn Minh (*)

20071970

HTTT – K52

-

Mai Ngọc Dương

20070009

HTTT – K52

-

Dương Mạnh Linh



20071697

HTTT – K52

-

Vũ Văn Thiện

20072737

HTTT – K52

-

Lê Quang Vịnh

20073503

HTTT – K52


Hà Nội, tháng 10 năm 2011
MỤC LỤC

I. Giới thiệu chung
1. Sơ lược về Hệ tương tác và tương tác Người – Máy


Hệ tương tác là hệ thống chấp nhận đầu vào từ người sử dụng và cung cấp đầu ra

(một cách rõ ràng) cho người sử dụng.
Tương tác Người - Máy hay còn gọi là giao tiếp Người – Máy là một lĩnh vực liên
quan đến thiết kế, đánh giá và cài đặt hệ thống máy tính tương tác cho con người sử
dụng và nghiên cứu các hiện tượng xảy ra trên đó.
Việc thiết kế một giao diện tốt cho một hệ thống không phải là việc dễ dàng.
Người sử dụng ln địi hỏi hệ thống phải đáp ứng được những gì mà họ mong đợi.
Nếu chỉ sử dụng kiến thức về phân tích thiết kế và lập trình, chúng ta sẽ vẫn chưa thể
đạt được mục đích mong muốn. Do đó, đặt ra nhu cầu cần phải nghiên cứu về con
người – máy tính – kĩ thuật tương tác để hỗ trợ phát triển được một giao diện người sử
dụng với tính sử dụng cao.
HCI liên quan đến nhiều lĩnh vực khác nhau. Trong đó, các lĩnh vực chính có thể
kể đến như: Khoa học máy tính, Trí tuệ nhân tạo, Ngôn ngữ học, Nghệ thuật, Thiết kế,
Kỹ nghệ,… Nhận rõ tầm quan trọng của lĩnh vực HCI như vậy, từ cuối những năm 80,
nhiều quốc gia trên thế giới như Anh, Mỹ, Nhật,… đã hình thành nhiều dự án nghiên
cứu về vấn đề này.

Nội dung nghiên cứu của tương tác người máy bao gồm:


Hiểu các đặc điểm cơ bản của con người khi tương tác với máy tính.



Phân tích những gì con người sẽ thực hiện bằng máy tính và giao diện của chúng, hiểu
rõ các nhiệm vụ và yêu cầu của người dung.



Xác định giao diện phải hoạt động thế nào với người sử dụng.




Thiết kế giao diện máy tính phù hợp với mục đích, đặc điểm của con người.



Thiết kế các công cụ giúp các nhà thiết kế để xây dựng giao diện tốt hơn.



Đánh giá các tính chất của tương tác Người – Máy và tác động của hệ thống với con
người.
Khi thiết kế một hệ tương tác, các yếu tố chính cần quan tâm đến là chi phí, tính
tiện dụng của hệ thống, độ tin cậy, khả năng tương thích và được xã hội chấp nhận.


2. Nội dung của đề tài
Như đã trình bày ở trên, xây dựng một ứng dụng chạy được là chưa đủ. Ngày nay,
yêu cầu của người dùng không chỉ dung lại ở đó, mà hệ thống cần thỏa mãn nhiều
tính chất khác nữa: giao diện tiện dụng, dễ dùng, dễ nắm bắt, tạo sự thích thú,…

Nội dung đề tài nghiên cứu của nhóm là:


Tìm hiểu lý thuyết về hệ tương tác, tương tác Người – Máy.



Tìm hiểu về cơng nghệ xây dựng giao diện tương tác trên môi trường iOS: iPod,
iPhone, iPad của Apple.




Xây dựng một giao diện tương tác cụ thể trên mơi trường iOS. Ở đây, nhóm thực hiện
chọn việc cài đặt ứng dụng Metronome hỗ trợ cho những người học nhạc trong việc
đếm nhịp để demo.



Từ việc xây dựng ứng dụng Metronome trên iDevice và kinh nghiệm xây dựng ứng
dụng trên PC hay các thiết bị mobile khác, so sánh sự khác nhau khi thiết kế giao diện
tương tác.

3. Mục đích của đề tài
Với việc học phân tích thiết kế hệ thống thơng tin và kĩ thuật lập trình từ những
năm trước, việc xây dựng một ứng dụng trên Mobile khơng cịn là vấn đề q khó với
sinh viên. Tuy nhiên, để xây dựng một ứng dụng thỏa mãn những tiêu chí đề ra khi
học mơn tương tác Người – Máy lại khơng phải dễ dàng.
Vì vậy, chúng em thực hiện đề tài này với mục đích áp dụng những gì đã học của
mơn học vào trong thực tế, xây dựng thử nghiệm một ứng dụng nhằm kiểm tra những
tính chất của một hệ tương tác trên thiết bị di động.
Trong quá trình thực hiện đề tài, nhóm thực hiện khơng tránh khỏi những thiếu sót.
Mong nhận được góp ý của cơ giáo và các bạn!


II. Những vấn đề khi xây dựng giao diện tương tác
trên môi trường iOS
Ngày nay, với sự bùng nổ của công nghệ thông tin, các thiết bị di động cũng phát
triển hết sức mạnh mẽ. Người dùng không chỉ cần một chiếc điện thoại để nghe, gọi,
nhắn tin nữa. Thay vào đó, điện thoại di động có thể làm được nhiều hơn thế, thay thế

cho nhiều thiết bị cồng kềnh khác. Khơng chỉ phát triển về kiểu dáng, cấu hình mà
còn cả về ứng dụng. Viết ứng dụng mobile đang là một lĩnh vực đầy tiềm năng của
ngành Công nghệ thơng tin. Lập trình iOS là một trong những nghề đang lên hiện nay.

1. Sơ lược về iOS
iOS là hệ điều hành trên các thiết bị di động của Apple. Ban đầu, hệ điều hành này
chỉ được phát triển để chạy trên iPhone, nhưng sau đó nó đã được mở rộng để chạy
trên các thiết bị khác của Apple như iPod Touch, iPad và Apple TV. Tính đến
31/5/2011, kho ứng dụng AppStore của Apple đã có khoảng 500000 ứng dụng iOS
(theo “Apple Introduces New iPod touch”. Apple Press Release) và được tải về tổng
cộng khoảng 15 tỷ lần. Trong quý 4 năm 2010, khoảng 26% smart phone chạy hệ điều
hành iOS, sau hệ điều hành Android của Google và Symbian của Nokia. (“Google’s
Android becomes the world’s leading smart phone platform”. Canalys).
iOS được giới thiệu lần đầu tại Hội nghị và Triển lãm Macworld diễn ra tháng 1
năm 2007 và được phát hành tháng 9 năm đó. Khi đó, nó chỉ đơn giản là “iPhone chạy
OS X” mà chưa có tên và không hỗ trợ ứng dụng của bên thứ ba. Tháng 3/2008,
Apple phát hành bản dùng thử đầu tiên với một cái tên mới cho hệ điều hành này, đó
là “iPhone OS”. Tháng 6 năm 2010, Apple đổi tên iPhone OS thành iOS.


Giao diện người dùng của iOS dựa trên cơ sở thao tác bằng tay. Người dùng có thể
tương tác với hệ điều hành này thông qua rất nhiều tác động bằng tay trên màn hình
cảm ứng của các thiết bị iDevice.

2. Lập trình trên iOS
Những người đã quen với hệ điều hành Windows và làm việc trên nền Windows
rất khó để thay đổi thói quen sử dụng một hệ điều hành khác. Tuy nhiên, chỉ cần bỏ
một thời gian ngắn chịu khó làm quen với cái mới thì ắt hẳn sẽ thấy nhiều điều thú vị
mà Windows khơng có. Ví dụ, khi chuyển từ Windows sang MAC OS, bạn sẽ thấy
MAC chẳng có gì hay ho và khó dùng.

Tất nhiên cũng tùy vào tính chất cơng việc mà người ta chọn hệ điều hành nào cho
phù hợp. Ở đây, công việc của chúng ta là lập trình ứng dụng trên iPhone nên MAC
OS là một trong số các yếu tố cần phải có. Ngồi ra, để lập trình ứng dụng iPhone,
bạn cần phải có một bộ iPhone SDK do Apple cung cấp và một bộ xCode cùng phiên
bản dùng để coding và kéo thả giao diện.


iPhone SDK và xCode có thể dễ dàng download tại trang web của Apple. Cịn
MAC OS thì tốt nhất là mua đĩa dành cho PC. Việc cài đặt MAC OS trên PC thật sự
khơng hề dễ dàng vì mỗi máy PC có một dịng MAC OS riêng được hack để có thể
làm việc trên nền phần cứng tương ứng.
Ngơn ngữ lập trình ứng dụng trên iPhone là Objective-C. Đây là một ngơn ngữ lập
trình hướng đối tượng. Apple đã phát triển kế thừa trình biên dịch C và tạo nên nền
biên dịch mới cho Objective-C. Vì vậy mà trình biên dịch Objective-C có thể biên
dịch được cả ngơn ngữ C/C++. Trong lập trình iPhone, bạn có thể viết cả 3 ngơn ngữ
đó trong cùng một Application.


Objective-C là ngơn ngữ lập trình đã xuất hiện từ rất lâu, nó được thiết kế và phát
triển từ năm 1980. Hiện tại, Objective-C lại trở nên phổ biến vì nó được Apple chọn
làm ngơn ngữ lập trình cho hệ thống Mac và iPhone.
Objective-C được thiết kế bởi Brad Cox khi ông làm việc cho công ty Stepstone
vào đầu những năm 1980. Objective-C được thiết kế để phục vụ mục đích lập trình
hướng đối tượng. Nó hoạt động giống như là một tập hợp các thành phần mở rộng
rất mạnh mẽ của ngôn ngữ C. Objective-C kết hợp các đặc điểm ưu tú nhất của C và
ngôn ngữ SmallTalk. Objective-C khá đơn giản để học và có đầy đủ các khả năng của
một ngơn ngữ lập trình hướng đối tượng.
Objective-C đơn giản và nhỏ gọn nhưng lại là một thành phần mở rộng rất mạnh
của ngôn ngữ chuẩn ANSI C. Objective-C cung cấp đầy đủ các khả năng lập trình
hướng đối tượng nhưng lại được thực thi theo cách khá đơn giản và dễ dàng.

Hầu hết các ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng cung cấp:
. Một thư viện các Objects.
. Các công cụ phát triển cần thiết
. Hỗ trợ hướng đối tượng và các thư viện liên quan.
Objective-C cũng cung cấp đầy đủ các thành phần trên. Bạn có thể sử dụng
Objective-C để phát triển một phần mềm hoàn thiện. Apple đã chọn Objective-C làm
ngơn ngữ lập trình chính cho hệ thống máy Mac và iPhone.
Là ngôn ngữ hướng đối tượng nên Objective-C giải quyết các vấn đề lập trình dựa
trên khái niệm các Object. Nó bao gồm 3 phần:
1. Interface
Interface của một lớp(class) thông thường được định nghĩa trong file header với đi
.h. Nó chính là phần khai báo của một lớp.
2. Implementation
Mã nguồn của chương trình được viết trong phần implementation của một lớp và
được định nghĩa trong một file có đi .m. Đây là nó phần định nghĩa của lớp.
3.Instantiation


Sau khi khai báo và định nghĩa một lớp, chúng ta có thể thực thể hóa lớp này bằng
việc cấp phát bộ nhớ cho new object của lớp đó.
Lập trình giao diện tương tác trên iOS là một khái niệm rộng, chứa đựng nhiều cách
thức khác nhau để xây dựng hệ tương tác.
Vì tồn bộ tương tác của người dùng với ứng dụng trên iOS đều thông qua giao diện
cảm ứng, tương tác bằng tay nên khi thiết kế hệ tương tác cần chú ý đến thói quen
của người dùng. Vị trí, cách sắp đặt phải thuận tiện với người dùng nhất.
Có hai cách thức cơ bản để xây dựng ứng dụng tương tác trên iOS, đó là sử dụng
code đơn thuần hoặc dùng Interface Builder để kéo thả. Với việc dùng Interface
Builder, mọi việc trở nên nhanh chóng và dễ dàng với những ứng dụng không quá
cầu kỳ. Tuy nhiên, việc sử dụng code thuần sẽ giúp cho việc điều khiển truy nhập vào
ra, việc cá nhân hóa giao diện sẽ chủ động hơn.

Ngoài ra, iOS cũng hỗ trợ nhiều framework giúp lập trình viên dễ dàng hơn trong việc
thiết kế giao diện trong ứng dụng. Tiêu biểu như Cocos2D, Unity, Box2D,...
Tóm lại Objective-C là:
- Thành phần mở rộng của ngơn ngữ lập trình C.
- Là ngơn ngữ lập trình hướng đối tượng đơn giản nhưng mạnh mẽ.
- Là ngôn ngữ được Apple sử dụng để phát triển các ứng dụng cho hệ thống máy Mac
và iPhone.

III. Xây dựng giao diện tương tác trên iOS - Ứng
dụng Metronome
1. Giới thiệu về Metronome
Metronome (máy đánh nhịp) là một dụng cụ khơng thể thiếu giúp người học nhạc
trong q trình luyện tập nhạc cụ. Nó hỗ trợ tăng khả năng chơi chính xác cũng như
giữ ổn định được nhịp sinh lý cho người học nhạc. Những người mới chơi nhạc nên
sử dụng Metronome ngay từ những bài tập đầu tiên. Các nhạc sỹ sử dụng Metronome
làm công cụ để điều chỉnh nhịp độ bài hát, bằng cách điều chỉnh nhịp độ của
Metronome (Tempo).
Máy đánh nhịp Metronome chạy theo tần số chính là số Beat trên một phút
(BPM). Các khái niệm cơ bản được sử dụng trên Metronome bao gồm: Tempo (tốc độ


của Metronome, tính bằng số Beat trên một phút), Meter (nhịp điệu khi luyện tập.
VD: 3/4, 3/8, 6/8, 2/4,…), Sub Division (thể hiện của một beat khi Metronome chạy).

Trong lịch sử, có các loại Metronome phổ biến sau đây:


Metronome cơ: sử dụng quả nặng để điều chỉnh Tempo.




Metronome điện: chính xác hơn so với Metronome cơ. Thường có nút vặn để điều
chỉnh Tempo.




Metronome Software: các ứng dụng Metronome chạy trên các thiết bị như máy tính,
mobile. Tính tiện dụng cao, giao diện đẹp mắt và cũng đảm bảo độ chính xác cao.


Các mức BPM được phân thành các thang được quy chuẩn quốc tế. Thang đo phổ
biến của một Metronome bao gồm:



LARGO: 40-60 BPM



LARGHETTO: 60-66 BPM



ADAGIO: 66-76 BPM



ANDANTE: 76-108 BPM




MODERATO: 108-120 BPM



ALLEGRO: 120- 176 BPM




PRESTO: 176-200 BPM



PRESTISSIMO: 200-208 BPM

Một Metronome thường chỉ giới hạn mức Tempo từ 40-208 BPM. Với mức Tempo
cao hơn hay thấp hơn, rất ít khi được các nhạc sỹ, người học nhạc sử dụng (trừ một số
trường hợp như DJ hoặc thể loại nhạc nhanh).

2. Đặc tả yêu cầu và phân tích nhiệm vụ
Những yêu cầu đặt ra đối với ứng dụng Metronome trên iPhone:



Chính xác: một Metronome dùng được cần phải chạy chính xác nhịp, tốc độ . Đây là
yêu cầu quan trọng nhất với những người trong lĩnh vực âm nhạc.




Ổn định: yêu cầu đặt ra với Metronome là phải chạy ổn định trong một thời gian dài
để thỏa mãn nhu cầu tập luyện lâu của người dùng.



Giao diện đẹp mắt: đây là yêu cầu cần thiết phải thỏa mãn với những ứng dụng
iPhone.



Dễ dùng: với người lần đầu tiên sử dụng ứng dụng, Metronome phải đảm bảo người
dùng đó có thể sử dụng được nhanh chóng. Tất nhiên đối với người có kiến thức về
âm nhạc, cịn đối với người khơng có nhiều hiểu biết về nhạc thì cần phải tìm hiểu
thêm các kiến thức khác liên quan.



Cung cấp đầy đủ chức năng cho người sử dụng: trước hết là những chức năng cơ bản,
sau đó là các tính năng mở rộng, tiện dụng cho người dùng.



Sử dụng thuận tiện: trước hết, việc sử dụng Metronome được cài đặt trên iPhone đã
mang tính tiện dụng cho người sử dụng. Thêm nữa, yêu cầu với ứng dụng cần phải
đảm bảo thao tác của người dùng là thuận tiện nhất cho quá trình sử dụng, tương tác.


Với một ứng dụng Metronome, các chức năng cơ bản cần phải có bao gồm:


2.1.

Điều chỉnh mức Tempo

Mức Tempo là phần quan trọng nhất trong một ứng dụng Metronome. Người học
nhạc không chỉ tập luyện với một mức Tempo duy nhất mà thường xuyên thay đổi
mức Tempo để luyện tập.
Như đã trình bày ở trên, Tempo được điều chỉnh trong khoảng từ 40-208 BPM,
cho phép người sử dụng thay đổi tốc độ luyện tập. Khi người học nhạc đã quen với
một mức Tempo nào đó, người ta có thể tập luyện một cách chính xác mà khơng cần
sự hỗ trợ của Metronome. Khi đó, người ta có thể thay đổi Tempo để tập với level cao
hơn.
Việc điều chỉnh mức Tempo có thể được thực hiện bằng nhiều cách khác nhau. Có
thể cho người dùng nhập mức Tempo cần tập luyện trực tiếp bằng bàn phím hoặc
giống Metronome điện, xoay núm vặn để thay đổi.

2.2.

Điều chỉnh nhịp điệu (Meter) luyện tập

Người học nhạc tập luyện với nhiều nhịp điệu khác nhau: 2/4, 3/4, 3/8, 6/8,... Do
đó, cần thiết phải cho người sử dụng thay đổi nhịp độ.
Một ứng dụng Metronome thông thường cần hỗ trợ ít nhất các nhịp phổ biến cho
người học nhạc. Ở ứng dụng Metronome của nhóm, sẽ hỗ trợ các nhịp sau đây:


Các nhịp độ dài bằng 1 nốt trắng: 1/2,2/2,3/2,...,13/2.




Các nhịp có độ dài bằng 1 nốt đen: 1/4,2/4,3/4,...,13/4.



Các nhịp có độ dài bằng một nốt móc đơn: 3/8,6/8,9/8,12/8.


2.3.

Lưu lại cấu hình hiện tại của Metronome

Người dùng thường có nhu cầu mở lại những cấu hình đã từng tập luyện để tiếp
tục tập luyện. Chức năng này rất cần thiết. Lấy ví dụ khi đang luyện tập, người dùng
bận một việc gì đó mà phải thốt ứng dụng, sẽ rất mất công nếu cứ mỗi lần như vậy
lại phải set up lại các thông số của Metronome. Do đó, ứng dụng cần phải lưu lại cấu
hình cho người sử dụng. Thậm chí cần cho phép người sử dụng lưu trước những cấu
hình sẽ tập luyện, sẽ tiết kiệm rất nhiều thời gian cho người học nhạc.
Các thành phần cần lưu lại trong SaveList bao gồm:


Mức Tempo: độ nhanh của Metronome



Nhịp điệu Meter.



Sub-Division: thể hiện của một Beat khi chạy.


2.4.

Load lại những cấu hình đã Save

Tương tự như chức năng ở trên, chức năng này cho phép Metronome load lại
những cấu hình đã lưu cho người sử dụng dùng lại. Khi load SaveList, các thành phần
sẽ được load lại bao gồm:


Mức Tempo



Nhịp điệu Meter



Sub-Division.

2.5.

Điều chỉnh âm lượng của ứng dụng

Chức năng này cho phép người sử dụng thay đổi mức âm lượng sao cho phù hợp
với hoàn cảnh tập luyện. Ví dụ, người sử dụng có thể tắt âm khi tập cùng nhạc cụ
hoặc tăng âm lượng khi tập luyện trong môi trường ồn ào.


2.6.


Flash màn hình trong quá trình luyện tập

Một số trường hợp người sử dụng không thể nghe được âm thanh phát ra từ
Metronome (mơi trường ồn ào, người khiếm thính, tập trung vào chơi nhạc cụ,...).
Chức năng Flash màn hình cho phép người sử dụng có thể nhận ra các Beat mà không
cần nghe âm thanh của Beat, chỉ cần liếc nhìn qua màn hình là có thể biết được vị trí
của Beat hiện tại.

2.7.

Bật/tắt trợ giúp

Phần trợ giúp cho phép người sử dụng mới có thể nhanh chóng biết cách sử dụng
Metronome ngay lần đầu tiên. Các thông tin trợ giúp cần ngắn gọn, dễ hiểu với người
sử dụng.
Chức năng bật/tắt trợ giúp cũng cho phép người sử dụng đã quen với ứng dụng có
thể tắt trợ giúp để tránh những bất tiện trong quá trình sử dụng và làm cho giao diện
chương trình thống hơn.

2.8.

Bật/tắt chức năng Auto-lock screen của Device

Người học nhạc thường tập luyện trong một thời gian dài. Trong khi đó, một tính
năng của iDevice là tắt màn hình, lock screen để tiết kiệm pin. Sẽ rất bất tiện với
người sử dụng khi đang tập luyện lại phải dừng lại để bật màn hình lên. Do đó, chức
năng auto-lock screen là cần thiết cho ứng dụng Metronome nói riêng cũng như các
ứng dụng trên iPhone nói chung.

2.9.


Thay đổi Sub-Division

Sub-Division là chức năng cho phép thay đổi thể hiện của một Beat khi
Metronome chạy. Có thể hiểu đơn giản như sau: với một nhịp 3/4, thay vì mỗi một
beat được thể hiện bằng một nốt đen, khi chọn Sub-Division khác, một beat có thể thể
hiện bằng 2 nốt móc đơn hoặc 4 nốt móc kép. Như vậy, thay vì nhịp 3/4 sẽ kêu là


“Tick tock tock tick tock tock...”, với Sub-Division là 2 nốt móc đơn, âm thanh phát
ra sẽ là “Tick tick tock tock tock tock tick tick tock tock tock tock...”. Chức năng này
là cần thiết, bởi người học nhạc thường phải chơi với độ dài mỗi beat khác nhau.

2.10.

Khóa điều khiển khi đang tập luyện.

Trong q trình sử dụng, đơi khi người sử dụng vơ tình tác động vào màn hình
iPhone và làm thay đổi cấu hình hiện tại của Metronome. Việc này ảnh hưởng đến quá
trình luyện tập của người học nhạc cũng như mạch cảm xúc của người sáng tác.
Để hạn chế vấn đề này, một ứng dụng Metronome trên mobile cần cho phép người sử
dụng khóa khả năng tương tác với một số vùng của màn hình.

2.11.

Chỉnh Tempo theo nhịp nhập vào của người dùng.

Chức năng này được sử dụng khi người dùng muốn biết tốc độ Tempo của một
bản nhạc bất kỳ khi bất chợt nghe được. Khi đó, người dùng sẽ sử dụng tính năng Tap
để nhập vào tốc độ Beat đó.


3. Thiết kế giao diện tương tác cho hệ thống.
3.1.

Giao diện cho chức năng điều chỉnh mức Tempo

Trong phần điều chỉnh Tempo này, vì có hai phương pháp để người sử dụng điều
chỉnh độ nhanh chậm của Metronome nên cần thiết kế hai phần để người dùng điều
chỉnh thuận tiện.

Trước hết là điều chỉnh bằng núm vặn:


Phần núm vặn thiết kế sao cho người dùng có cảm giác như đang vặn một núm
thật. Người dùng điều chỉnh bằng cách xoay núm vặn thuận hay ngược chiều kim
đồng hồ và dừng lại ở mức Tempo muốn tập luyện.

Cách thứ hai để điều chỉnh Tempo là nhập vào mức Tempo mong muốn thông qua
một Keyboard. Trong ứng dụng này, nhóm đã tự xây dựng một Keyboard để người
dùng có thể dễ dàng nhập vào Tempo mong muốn theo cách đơn giản nhất.


3.2.

Giao diện cho chức năng thay đổi nhịp điệu Meter

Vì người dùng chỉ thay đổi nhịp để tập một số ít lần, sau đó tập ổn định với nhịp
đó nên giao diện thay đổi Meter sẽ để ẩn, chỉ hiện ra khi người dùng có nhu cầu. Sau
khi người sử dụng thay đổi xong Meter, view này sẽ đóng lại, cho người dùng tiếp tục
tập luyện.




3.3.

Giao diện cho chức năng SaveList

Trong chức năng này, người dùng có thể thay đổi tên của cấu hình mà mình muốn
Save lại nên phần tên sẽ là một TextField để nhập tên cấu hình. Các thơng số khác là
Tempo, Time signature và Subdivision không thể thay đổi được. Người sử dụng có
thể Save hoặc thốt ra ngồi để điều chỉnh các thông số lại trước khi Save.


3.4.

Giao diện chức năng Load các cấu hình đã save

Ứng dụng sẽ liệt kê các cấu hình mà người dùng đã Save, cho phép người dùng
chọn cấu hình mình muốn load. Trong mỗi cấu hình, người dùng có thể thấy các
thơng số của cấu hình đó, bao gồm Tempo, Time Signature và SubDivision. Người
dùng cũng có thể xóa bỏ đi những cấu hình mình khơng sử dụng nữa hoặc thay đổi ý
định không load nữa.



3.5.

Giao diện cho chức năng bật/tắt trợ giúp

Như đã trình bày ở trên, phần trợ giúp có vai trị quan trọng với người mới sử

dụng hệ thống. Yêu cầu cho giao diện của phần này là nhỏ (đỡ chiếm diện tích), ngắn
gọn và dễ hiểu. Ở đây, chúng ta thiết kế dưới dạng các Tooltip, có thể hiện và ẩn được
dễ dàng thông qua điều chỉnh ở form Setting.


3.6.

Giao diện cho chức năng thay đổi âm lượng

Người sử dụng có thói quen trượt một thanh Slide để thay đổi âm lượng (người sử
dụng iPhone nói riêng và các smart phone khác nói chung), do đó trong ứng dụng này,
nhóm đặt một Slider ở một vị trí dễ nhìn để cho người dùng chỉnh âm lượng. Vì Slider
được cung cấp bởi SDK khơng đẹp lắm nên nhóm đã custom nó cho phù hợp với giao
diện của ứng dụng.

3.7.

Giao diện cho chức năng Flash Screen

Vì giao diện chủ đạo của ứng dụng Metronome là màu tối nên yêu cầu đặt ra với
giao diện của chức năng Flash Screen là phải có màu sáng để người dùng có thể dễ
dàng nhận ra Beat được flash mà chỉ cần nhìn liếc qua.


×