TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NÔỘI
VIỆN CÔNG NGHÊỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG
BÔỘ MÔN HỆ THỐNG THÔNG TIN
Bài tập lớn mơn :
NHẬP MƠN TƯƠNG TÁC NGƯỜI MÁY
ĐỀ TÀI:
CÁC KỸ THUẬT KIỂM THỬ TÍNH TIỆN DỤNG CỦA HỆ TƯƠNG TÁC
GVHD
: TS Vũ Thị Hương Giang
Nhóm 02 : Lê Thanh Bình
Trịnh Thị Lan Phượng
Tray You Heng
Ma Bory
Nguyễn Tuấn Anh
Hà Nội, tháng 10/2011
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
Ngày nay khái niệm hệ tương tác cũng như các hệ thống tương tác trở nên
quen thuốc và phổ biến trong cuộc sống. Đó là những hệ thống bất kỳ, chấp
nhận đầu vào từ người sử dụng, cung cấp thông tin như đầu ra cho người sử
dụng. Các hệ thống tương tác mà ta gặp hàng ngày như : điện thoại di động,
máy tính, lị vi sóng,… Trong đó hệ tương tác thơng dụng nhất là tương tác giữa
người dùng và máy tính. Chúng ta có thể hiểu cơ bản về tương tác con người –
máy tính (HCI) qua định nghĩa của Backer và Buxton đưa ra vào năm 1987 : “
Tương tác người – máy là tập các đối thoại và các hành động, qua đó người dùng
con người sử dụng và tương tác với máy tính”. Nhiệm vụ của HCI là tạo ra cá
hệ thống an tồn và có tính tiện dụng như các hệ thống chức năng. Tính tiện
dụng là tiêu chí quan trọng trong đánh giá 1 hệ tương tác, một hệ tương tác tốt
phải đảm bảo tính tiện dụng. Trên cơ sở tìm hiểu ban đầu đó, nhóm chúng em
chọn đề tài : “Các kỹ thuật kiểm thử tính tiện dụng của hệ tương tác” để tìm
hiểu thêm về các tiêu chí, kỹ thuật đánh giá tính tiện dụng của hệ tương tác
trong thực tế, trên cơ sở đó vận dụng đánh giá tính tiện dụng của hệ điều hành
điện thoại….
Do năng lực và thời gian có hạn nên bài làm của chúng em cịn mắc nhiều
sai sót, chúng em mong nhận được nhiều sự đóng góp ý kiến của Giáo viên
hướng dẫn, cô Vũ Hương Giang và các bạn trong lớp để đạt được mục đích của
đề tài. Nhóm chúng em xin chân thành cảm ơn.
Hà Nội, tháng 11 năm 2011
Nhóm 02 – Lớp HTTT – K52
I.
CÁC TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ TÍNH TIỆN DỤNG CỦA HỆ
TƯƠNG TÁC
Đối với một hệ tương tác, tính tiện dụng làm cho hệ thống dễ học và dễ
dùng.
Tính tiện dụng phụ thuộc vào quá trình thiết kế và cài đặt ứng dụng. Tính
tiện dụng khơng phải là một thuộc tính của sản phẩm riêng lẻ mà là một thuộc
tính tương tác với sản phẩm trong ngữ cảnh sử dụng. Khung của tính tiện dụng
theo chuẩn ISO-9241-11 được trình bày như trong hình dưới:
Theo đó, một thiết kế hệ tương tác tốt phải đảm bảo tính dùng được theo các
tiêu chí : Tính hiệu quả (Effectiveness) , Tính năng suất (Efficiency) và Tính thỏa
mãn (Satisfaction). Trên thực tế, để vận dụng đánh giá dễ dàng hơn, Nielson
đưa ra 5 tiêu chí cụ thể cho tính tiện dụng :
Tính dễ học
Tính hiệu quả
Tính dễ nhớ
Tính dự đốn lỗi
Đáp ứng tính chủ quan
Trong đó có 3 tiêu chí quan trọng nhất mà nhóm sẽ trình bày kỹ hơn ở dưới
đây :
Tính dễ học
Tính mềm dẻo
Tính vững chắc
Việc tuân theo các nguyên tắc này khi thiết kế hệ tương tác sẽ giúp cho nhà
phát triển hệ thống tập trung vào mục tiêu đặt ra, đồng thời sẽ đánh giá được
mức độ đạt được của hệ thống của mình so với các mục tiêu đã đặt ra.
1. TÍNH DỄ HỌC
-
Cho phép người thiếu kinh nghiệm dễ sử dụng và đạt được hiệu quả
tối đa.
-
Tính dễ học được đánh giá qua thời gian người dùng sử dụng để học
được cách hoàn thành cơng việc nhất định ở một trình độ nhất định.
Biểu đồ thể hiện khả năng sử dụng thành thạo và hiệu quả của 2
nhóm người dùng với cùng hệ thống mới : nhóm người dùng đã quen
với các hệ thống tương tự và nhóm người dùng chưa có kinh nghiệm
với các hệ thống tương tự với hệ thống mới.
Ta nhận thấy, với các hệ tương tác có thỏa mãn tính dùng được, người
dùng mới có thể học nhanh cách sử dụng, khai thác hệ thống. Tuy nhiên, nhóm
người dùng đã quen với các hệ thống tương tự với hệ thống mới, họ có thể sử
dụng tri thức đã biết để sử dụng hệ thống hiệu quả hơn.
Tính dễ học thể hiện ở các tính chất sau :
1.1.
Tính dự đốn :
Tính dự đốn cho phép người sử dụng sử dụng các tri thức đã biết
để dự đoán kết quả của tương tác mới. Hệ thống nên hỗ trợ các suy luận
này bằng cách luôn đưa ra các thông tin phản hồi nhất qn.
•
Ví dụ : Trong lập trình java, có dấu mở ngoặc thì phải có dấu
đóng ngoặc thì mới đúng cú pháp. Nên trong khi lập trình
java với eclipse, người dùng có thể dự đốn nếu viết thiếu dấu
đóng ngoặc thì chương trình sẽ báo lỗi.
1.2.
Tính tổng hợp :
Trong khi tính dự đốn chỉ tập trung vào khả năng xác định các
động tác tiếp theo dựa và cái đã qua, thì tính tổng hợp cho phép hình
thành mơ hình về hành vi của hệ thống từ một chuỗi các tương tác trước.
Hệ thống cho phép người dùng tổng hợp các kiến thức mà họ thu nhận
được thông qua việc sử dụng hệ thống, từ đó có thể xây dựng một hệ
thống các ngun tắc về các kiến thức này.
•
Ví dụ : Trong trò chơi Mario, các con vật rùa, nấm,.. đều di
chuyển theo cùng 1 kiểu : đi ngang, đập tường thì bật lại, gặp
hố thì rơi xuống, và nếu mario và vào các con vật này sẽ bị rơi
xuống, nên người chơi sẽ dần biết cách điều khiển cho di
chuyển của mario hợp lý để không va vào các con vật.
1.3.
Tính thân thiện hay tính quen thuộc :
Người dùng sử dụng các kiến thức từ trước để quyết định xem sẽ
phải làm gì trong các tính huống mới. Hệ thống nên vận dụng các kiến
thức theo quy luật để người dùng không phải suy nghĩ quá nhiều trước
một tình huống mới.
•
Ví dụ : Những người học tin học trước biết cách sử dụng
turbo pascal đều biết cách debug chương trình. Tất cả các
phần mềm lập trình sau này : turbo C, JDE, Eclipse đề thiết kế
các tính năng debug với cách sử dụng tương tự như turbo
pascal.
1.4.
Tính khái quát :
Cho phép người dùng mở rộng tri thức từ 1 ứng dụng sang 1 ứng
dụng tương tự (đủ khái qt để sử dụng lại tri thức đã có)
•
Ví dụ : Trong các trị chơi trên máy tính, các phím mũi tên lên
xuống đều được thiết kế để tích hợp với các chức năng di
chuyển sang trái, sang phải, lên, xuống.
1.5.
Tính nhất quán :
Hệ thống thực hiện các hành vi tương tự trong các tình huống tương
tự nhau trong tồn bộ hệ thống.
•
Ví dụ : Trong hệ điều hành linux, quản lý file trong ổ cứng, ổ
flash hay đĩa mềm là như nhau.
2. TÍNH MỀM DẺO
Hệ thống đáp ứng được tính mềm dẻo sẽ cho phép người dùng chủ động đối
thoại với hệ thống, thay đổi cách thức tương tác, xử lý đa luồng.. Cụ thể như
sau :
2.1.
Đối thoại chủ động :
•
Kiểu đối thoại ưu tiên hệ thống : trong trường hợp này, người
dùng chỉ cần lựa chọn cách thức hành động trong các phương
án lựa chọn mà hệ thống đưa ra, ngườ dùng không phải tự
đưa ra các ý kiến trong các tình huống mới
o
Ví dụ : Khi bạn tắt 1 file word bạn đang soạn
thảo, chương trình sẽ hỏi bạn có lưu sự thay đổi
mà bạn vừa thực hiện hay không, bạn chỉ việc lựa
chọn có hoặc khơng.
•
Kiểu đối thoại ưu tiên người dùng : người dùng chủ động đối
thoại với hệ thống.
2.2.
Đa luồng :
Tính đa luồng cho phép hệ thống hỗ trợ nhiều hơn 1 nhiệm vụ tại một thời
điểm. 2 đặc trưng cơ bản của đa luồng :
•
Cho phép người dùng thực hiện 1 chức năng theo nhiều cách
khác nhau
o
Ví dụ : để lưu file word, ta dùng phím Ctrl +S
hoặc vào Menu, chọn Save…..
•
Biểu diễn đơn có thể tạo nên từ các luồng khác nhau
o
Ví dụ : Khi gửi tin nhắn kiểm tra lưu lượng sử
dụng của Dcom 3g, tin nhắn sẽ hiển thị ở góc
phải bên dưới màn hình máy tính cùng với tiếng
chng reng.
2.3.
Di trú nhiệm vụ : Chuyển điều khiển thực hiện nhiệm vụ giữa
người dùng và hệ thống
•
Ví dụ : khi dùng phần mềm bản quyền hệ điều hành windows
7, bạn có thể lựa chọn cho máy tính tự update phần mềm.
2.4.
Thay thế về dữ liệu, giá trị : tập các giá trị tương đương có thể thay
thế cho nhau.
•
Ví dụ : Trong gadgets Wether của windows 7 , bạn có thể chọn
đơn vị cho nhiệt độ là độ C hoặc độ F.
2.5.
Cá nhân hóa: Hệ thống có thể thay đổi 1 số yêu cầu theo yêu cầu của
người dùng, phụ thuộc vào tri thức của người dùng về hệ thống.
•
Ví dụ : Trong quản lý file của máy tính, bạn có thể sắp xếp các
file theo tên, kích thước, kiểu, ngày chỉnh sửa,….
3. TÍNH VỮNG CHẮC
3.1.
Quan sát được : cho phép người dùng đánh giá được trạng thái bên
trong của hệ thống nhờ biểu diễn cảm nhận được trên giao tiếp
•
Ví dụ : Với IE 9, khi bạn vào 1 trang web, nếu máy bạn kết nối
chậm, trên thanh thanh tên trang web sẽ có 1 dấu trịn chạy
vịng quanh, biểu thị máy đang kết nối nhận dữ liệu từ mạng
về máy.
3.2.
Khơi phục :
Hệ thống có tính khơi phục, là hệ thống cho phép người dùng có thể sửa
lỗi mà họ vừa thực hiện.
•
Ví dụ : Chức năng Restore trong Recycle Bin cho phép bạn
khơi phục các file bạn xóa nhầm vào đó.
3.3.
Tính đáp ứng
Hệ thống cần trả lời các yêu cầu của người dùng với thời gian đáp ứng
nhanh nhất. Người dùng quan tâm tới thời gian, tốc độ và chất lượng của phản
hồi. Hệ thống có tính đáp ứng tốt là hệ thống có thể phản hồi các yêu cầu của
người dùng 1 cách nhanh nhất và kết quả phản hồi đáp ứng đầy đủ theo yêu cầu
của người dùng.
3.4.
Tính tương hợp nhiệm vụ
Hệ thống khi thiết kế phải đảm bảo đầy đủ các yêu cầu trong đặc tả hệ
thống.
Hệ thống có thể chủ động trong các nhiệm vụ, nghiệp vụ của hệ thống (ví
dụ : gợi ý từ khi người dùng nhập từ để tra cứu) hoặc người dùng có thể tự lợi
dụng các chức năng có sẵn để tạo ra các chức năng mới.
4. CÁC TIÊU CHÍ KHÁC
Ngồi 3 tiêu chí cơ bản trên, để đánh giá tính tiện dụng của hệ tương tác,
chúng ta có thể đánh giá trên các tiêu chí :
Tính hiệu quả
Trong đánh giá về tính hiệu quả của hệ tương tác, ta quan tâm đến việc hệ
thống có cung cấp được các yêu cầu của nguời dùng hay không. Đồng thời số
các thao tác, thời gian để người dùng đạt được mục đích cũng quan trọng.
Tính dễ nhớ
Tính dự đốn lỗi
Hệ thống có thể cho phép người dùng làm lại khi họ làm sai.
Đáp ứng tính chủ quan
Người dùng có thể sử dụng các ứng dụng theo các cách khác nhau theo
logic, sự hiểu biết của người dùng. Hệ thống có thể đáp ứng tính chủ quan, là
logic hệ thống vẫn luôn đúng với các logic khác nhau của người dùng.
II.
CÁC KỸ THUẬT KIỂM THỬ TÍNH TIỆN DỤNG CỦA HỆ
TƯƠNG TÁC
Việc kiểm thử và đánh giá hệ tương tác được thực hiện trên 3 góc độ :
người dùng, quy trình nghiệp vụ và cơng nghệ. Trong đó việc kiểm thử các chức
năng hay đánh giá tính dùng được của hệ thống là một nhiệm vụ rất quan trọng,
quyêt định đến việc hệ thống có được châp nhận trong thực tế hay khơng.
Kiểm thử tính tiện dụng của hệ thống theo các tiêu chí :
Tính hiệu quả
Năng suất
Hiệu dụng
An toàn
Độ thỏa mãn của khách hàng
•
CÁC MƠ THỨC ĐÁNH GIÁ TÍNH HIỆU DỤNG CỦA HỆ TƯƠNG
TÁC
1. QUICK AND DIRTY
Có thể dùng bất cứ lúc nào, không cần dùng đến mẫu thử. Lấy phản hồi từ
phía người dùng và người tư vấn để xác nhận ý tưởng của người phát triển vẫn
trùng ý tưởng với người dùng và được người dùng yêu thích.
Ưu điểm : khơng dùng đến mẫu thử, có thể thực hiện bất cứ lúc nào
Nhược điểm : độ tin cậy không cao do người dùng khơng được nhìn thấy mơ
hình sản phẩm thật.
2. FIELD STUDIES
Trong mơ hình này , người phát triển đến gặp khách hàng :
•
Phỏng vấn trực tiếp
•
Quan sát người sử dụng để biết
Từ đó rút ra kết luận :
•
Người dùng thường làm gì
•
Ảnh hưởng của cơng nghệ đến người dùng
3. USABILITY TESTING
Người phát triển quan sát người dùng và ghi lại hiệu suất của các đối tượng
người dùng điển hình khi thực hiện các nhiệm vụ điển hình theo các cấu hình cài
đặt sẵn.
Người phát triển cần giải thích tại sao người dùng lại làm những hành động
đó và khuyến khích người dùng cho ý kiến.
Kết quả đánh giá được dựa trên thống kê.
4. PREDICTIVE
Đây là mơ hình đánh giá dự đốn khơng cần có mặt của người dùng mà chỉ
dựa vào dự hiểu biết của bản thân và các chuyên gia. Việc đánh giá dựa trên
phân tích lý thuyết.
Việc lựa chọn mô thức đánh giá nào phụ thuộc vào các yêu cầu về mặt tương
tác, về thời gian, chi phí, quy mô của dự án,…
Những hoạt động chủ yếu nhất của tất cả các mô thức đánh giá cần làm :
Quan sát người dùng
Hỏi ý kiến người dùng
Hỏi ý kiến chuyên gia
Kiểm thử hiệu năng người dùng
Mơ hình hóa hiệu năng thực hiện nhiệm vụ của người dùng
III.
ĐÁNH GIÁ TÍNH TIỆN DỤNG CỦA HỆ ĐIỀU HÀNH
MOBIE
Trên cơ sở tìm hiểu các tiêu chí đánh giá của tính tiện dụng và các kỹ thuật
đánh giá tiện dụng của hệ tương tác, nhóm sẽ sử dụng phương pháp Predictive
đánh giá tính tiện dụng của hệ điều hành điện thoại Black Berry 9800.
Giao diện của hệ điều hành điện thoại này là 1 hệ tương tác.
Các chức năng chính của điện thoại :
-
Gọi đi và nhận các cuộc điện thoại
-
Gửi và nhận các tin nhắn sms
-
Entertainment nói chung ( game, music)
-
Camera recorder, camera photographer
-
Web browser
Hệ điều hành của điện thoại đáp ứng các tiêu chí của tính dùng được, cụ
thể :
1. TÍNH DỄ HỌC
Tính dễ học thể hiện ở các tính chất sau :
Tính dự đốn:
Khi
tin
nhắn
tới
sẽ
báo
ký
hiệu
trên
thanh ngang. Nhưng người dùng không biết miss call sẽ báo như thế nào. Các
miss call báo trên thanh ngang cùng với chỗ tin nhắn được báo. Điều này làm
người dùng dễ hiểu hơn, chỉ cần tourch vào chỗ thanh ngang là ra các history
miss call cũng như messages.
Tính tổng hợp :
Tính thân thiện :
Trên
giao
diện
tương tác có nút bấm có ý nghĩa là quay lại để áp dụng khi tương tác với
màn hình. Ví dụ như vào 1 chương trình hay các thư mục, muốn quay lại
bước trước đó thì bấm vào. Điều này cũng tương tự khi tra cứu danh bạ, ta
click vào nút đó thì sẽ trở lại việc nhập lại các ký tự gợi nhớ để tìm số liên lạc.
Trong việc xem ảnh, nút quay lại cũng giúp ta zoom lại bước trước khi zoom
in lên. Như trên hình, sau 2 lần click nút quay lui thì bức ảnh đã được zoom out 2
lần. Điều này cũng tương tự như ý nghĩa của 2 hành động đã đưa lên trước, nên
việc này thể hiện tính dễ học rất cao của hệ tương tác mà cụ thể đây là BB 9800.
2. TÍNH MỀM DẺO
Đối thoại chủ động:
Khi sửa 1 contact, ta click nút thốt mà chưa save
thì hệ thống đưa ra 3 lựa chọn xử lý: save, discard và
cancel. Điều này thể hiện tính chủ động từ hệ
thống.
Đa luồng :
Cùng với việc đang nghe điện thoại, người
dùng hoàn tồn có thể gửi tin nhắn hoặc đọc báo,
lướt web, xem danh bạ… bằng cách click vào nút
thốt màn hình ( nhưng liên lạc vẫn tiếp diễn ) sau
đó thực hiện các hành động tùy ý.
Cùng với việc soạn tin nhắn sms cho bạn bè, có thể dùng cách vào tray hệ
thống, mở phần text messages, chọn compose messages; ta có thể bấm phím
nóng là “m” cũng có thể thực hiện được các thao tác đó.
Cá nhân hóa: Người dùng có thể lựa chọn thay đổi màn hình desktop,
hiển thị menu, danh bạ theo các cách khách nhau tùy thuộc vào sở
thích, thói quen của người dùng.
•
Ví dụ : Thay đổi màn hình điện thoại
3. TÍNH VỮNG CHẮC
Quan sát được : Tin nhắn nếu bị failed thì sẽ có dấu đỏ gạch chéo
thơng báo, nếu gửi thành công sẽ là 1 dấu chữ V
Khơi phục : Người dùng có thể chỉnh sửa các tùy chọn setup cho hệ
thống ( loa, wall paper, chế độ rung hay không rung…) tuy nhiên nếu
muốn khôi phục lại các setup ban đầu cho tiện dụng thì có thể chọn
phần “return default setup”
Tính đáp ứng : trả lời các yêu cầu của người dùng
Trong đó, người dùng quan tâm đến :
-
Thời gian, tốc độ giao tiếp
-
Chất lượng
Ví dụ, trong trường hợp ta search 1 message có người gửi là chữ “B”, chỉ cần
đánh vào chữ “B” trong ơ tìm kiếm là các message được lọc 1 cách nhanh chóng.
IV.
PHÂN CƠNG CƠNG VIỆC TRONG NHĨM
Cơng việc
Người thực hiện
-Tìm hiểu chung về đề tài
Cả nhóm
-Các tiêu chí đánh giá tính tiện dụng
Bory, Heng
-Các kỹ thuật đánh giá tính tiện dụng
Tuấn Anh
-Đánh giá tính tiện dụng trên hệ điều hành di động
Bình, Phượng
-Tài liệu báo cáo:
Bình, Phượng
V.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
-
Slide bài giảng môn HCI – T.S Vũ Thị Hương Giang
-
Slide bài giảng môn HCI – T.S Nguyễn Thị Thanh Hải
-
Tương tác người máy – Th.S Lương Mạnh Bá