Tải bản đầy đủ (.pdf) (109 trang)

Đánh giá kết quả kinh tế của đội tàu đánh bắt xa bờ tỉnh bến tre

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.83 MB, 109 trang )

1
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Bến Tre là một trong 13 tỉnh thành phố của khu vực đồng bằng sông Cửu Long,
thuộc khu vực tam giác châu hệ thống sông Tiền, hợp thành bởi 3 cù lao (Cù lao An
Hoá, cù lao Bảo và cù lao Minh) trên 4 nhánh sông lớn (Sông Tiền, sông Hàm Luông,
sông Ba Lai và sông Cổ Chiên). Diện tích tự nhiên của tỉnh là 2.356,85km
2
, chiếm
5,84% diện tích vùng đồng bằng sông Cửu Long với đường bờ biển kéo dài trên 65km
và gần 20.000km
2
vùng biển đặc quyền, trữ lượng thủy sản khu vực ven bờ ước từ
19.000 tấn đến 24.000 tấn, trữ lượng thủy sản xa bờ (khu vực biển Đông Nam bộ) từ 1
triệu đến 1,2 triệu tấn, khả năng cho phép khai thác từ 540.000 đến 630.000 tấn/năm
[20]. Vì vậy, trong nhữ ng năm qua Tỉnh ủy Bến Tre đã xác định kinh tế thủy sản
là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh. Trong đó, nguồn khai thác từ
biển đóng vai trò quan trọng.
Trong 5 năm qua nghề khai thác thủy sản có bước chuyển biến rõ rệt, cơ cấu ngành
nghề dịch chuyển theo hướng xa bờ, số lượng tàu thuyền đánh bắt xa bờ tăng nhanh
đáng kể. Hoạt động khai thác thủy sản đã góp phần cho ngành kinh tế thủy sản tỉnh
nhà phát triển khá mạnh, trong giai đoạn 2001-2005 tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất
thủy sản đạt trên 10%/năm, chiếm 42% giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp. Kinh
tế thủy sản đã vươn lên thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh nhà [20].
Theo thống kê đến 31 tháng 12 năm 2008, tỉnh Bến Tre có 4.422 tàu đã đăng ký và
có hồ sơ tại Chi cục bảo vệ nguồn lợi thủy sản. Trong đó, tàu có công suất máy từ
90CV trở lên là 1.226 chiếc; với sản lượng khai thác đạt 175.000 tấn/năm.
Tuy nhiên hiện nay, việc tổ chức khai thác thuỷ sản tỉnh Bến Tre nói riêng cũng
như của nhiều tỉnh ven biển khác trên cả nước còn chưa hợp lý, chưa có nhiều phương
án mở rộng các ngư trường để vừa nhằm cải thiện kết quả sản xuất vừa giảm mâu
thuẫn giữa các nghề nghiệp khai thác cũng như giảm mức độ rủi ro vốn khá cao đối


với nghề khai thác hải sản nói chung. Nguồn lợi thuỷ sản ven bờ ở trong tình trạng báo
động về mức độ cạn kiệt cũng góp phần làm gia tăng lượng tàu vươn khơi đánh bắt xa
bờ, việc phát triển đầu tư tàu đánh bắt xa bờ chỉ mang tính tự phát. Cho đến nay, Tỉnh
Bến Tre chưa có công trình nghiên cứu cũng như chính sách định hướng dài hạn cho
ngư dân đầu tư phát triển nghề khai thác xa bờ nào đạt kết quả kinh tế.
Đội tàu đánh bắt xa bờ tại Bến Tre tập trung vào 3 nhóm nghề chính: cào đơn, cào
2
đôi, và lưới vây ánh sáng; với các mức công suất tàu thuyền khai thác khác nhau và từ
90CV trở lên.
Thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TW ngày 09 tháng 02 năm 2007 của Ban chấp
hành Trung ương Đảng khóa X về chiến lược biển đến năm 2020, Tỉnh Ủy Bến Tre đã
cụ thể bằng chương trình hành động số 11-CTr/TU ngày 19 tháng 4 năm 2007. Mục
tiêu là đầu tư khai thác có kết quả tiềm năng kinh tế biển, chủ yếu là kinh tế thủy sản,
kết hợp với phát triển kinh tế lâm nghiệp; đẩy mạnh công nghiệp chế biến, xuất khẩu
thủy sản gắn phát triển nuôi trồng với nâng cao kết quả kinh tế khai thác, đánh bắt;
tăng nhanh các ngành dịch vụ du lịch; kết hợp phát triển kinh tế biển bền vững với
đảm bảo an ninh, quốc phòng vùng biển, nhằm đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ
cấu kinh tế biển theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ, thúc đẩy tăng
trưởng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa,
góp phần nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho ngư dân và nhân dân vùng biển.
Phấn đấu đến năm 2020, kinh tế biển thực sự trở thành ngành kinh tế chủ lực của tỉnh;
giá trị gia tăng từ kinh tế biển chiếm 30% GDP của tỉnh [16].
Định hướng chiến lược phát triển kinh tế biển theo các ngành, lĩnh vực cơ bản như:
Kinh tế hàng hải; du lịch biển đảo và vùng ven biển; hải sản; dầu khí; sản xuất muối
biển; nông lâm nghiệp ven biển; khai thác khoáng sản ở vùng ven biển; các ngành dịch
vụ. Đối chiếu với thực tiễn vị trí địa lý, nguồn lợi và truyền thống ngành nghề thì Bến
Tre có thể phát triển kinh tế biển tập trung vào lĩnh vực hải sản là chính. Xác định
được vấn đề này, tỉnh Bến Tre đã có định hướng tập trung phát triển kinh tế biển dựa
vào phát triển các đội tàu đánh bắt xa bờ, phát huy thế mạnh mô hình tổ đội trên biển.
Đối với nghề đánh bắt xa bờ, trong bối cảnh giá nhiên liêu biến động bất thường,

trữ lượng khai thác có xu hướng giảm, lãi suất tăng cao, thì kết quả kinh tế khi phát
triển đánh bắt xa bờ sẽ như thế nào?
Mặt khác, các đội tàu đánh bắt xa bờ tập trung ở các bến cá thuộc hai huyện Bình
Đại và Ba Tri. Ngư trường đánh bắt không cố định, các cảng cá của Bến Tre chưa thật
sự mạnh để thu hút tàu thuyền cập cảng để tiêu thụ sản phẩm, do đó việc tiêu thụ sản
phẩm khai thác được ở các địa phương khác nằm ngoài khu vực quản lý hành chính
tỉnh là phổ biến, chính vì thế việc thu thập dữ liệu phục vụ cho việc xác định các kết
quả kinh tế cho việc quản lý gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, sự tăng trưởng nhanh
số lượng và công suất tàu thuyền khai thác đánh bắt xa bờ ảnh hưởng đáng kể đến các
3
chỉ số kinh tế của ngành khai thác. Do vậy, việc cung cấp một cách hệ thống các chỉ
tiêu kinh tế của một nghề khai thác hải sản thực sự có ý nghĩa về mặt lý luận và thực
tiễn trong công tác quản lý nghề cá.
Đứng trước những thách thức đó, là một cán bộ trẻ đang công tại Sở Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn tôi muốn đem khả năng và kiến thức đã học được từ nhà
trường cũng như kinh nghiệm thực tiễn để góp phần hoàn thiện công tác quản lý nghề
cá, đề tài được chọn cho luận văn tốt nghiệp là: “Đánh giá kết quả kinh tế của đội
tàu đánh bắt xa bờ tỉnh Bến Tre”
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
2.1. Mục tiêu chung
Điều tra đánh giá kết quả kinh tế của đội tàu đánh bắt xa bờ tỉnh Bến Tre và đề
xuất các khuyến nghị nhằm nâng cao kết quả kinh tế đội tàu này.
Nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá kết quả kinh tế của ngành khai thác
hải sản mà cụ thể là loại hình đánh bắt xa bờ, tìm hiểu nguyên nhân và đề xuất các giải
pháp về mặt chính sách phù hợp cho mục tiêu phát triển ngành một cách bền vững.
Nghiên cứu sẽ tập trung đánh giá kết quả kinh tế của hoạt động đánh bắt xa bờ tỉnh
Bến Tre dựa trên việc khảo sát điều tra các thành phần liên quan đến chi phí sản xuất
và doanh thu của sản phẩm khai thác và qua đó xác định các nhân tố chính có ảnh
hưởng đến kết quả kinh tế đội tàu đánh bắt xa bờ của tỉnh. Trên cơ sở này, nghiên cứu
sẽ đề xuất các gợi ý chính sách để có thể khuyến khích gia tăng kết quả kinh tế của

hoạt động sản xuất này đồng thời định hướng phát triển ngành đánh bắt xa bờ của tỉnh
một cách bền vững.
2.2. Mục tiêu cụ thể
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài này là nhằm điều tra kết quả kinh tế (doanh thu, chi
phí, lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận) và phân tích những nhân tố tác động đến doanh thu
của loại hình đánh bắt xa bờ, cụ thể là:
- Hệ thống hoá những vấn đề lý luận và thực tiễn về đánh giá kết quả kinh tế hoạt
động đánh bắt hải sản.
- Đánh giá kết quả kinh tế hoạt động khai thác đội tàu đánh bắt xa bờ tại Bến Tre.
- Xây dựng và kiểm định mô hình lý thuyết một số nhân tố tác động đến doanh thu
của nghề khai thác xa bờ.
4
- Đề xuất những khuyến nghị nhằm nâng cao kết quả kinh tế của đội tàu đánh bắt
xa bờ tỉnh Bến Tre.
3. Câu hỏi nghiên cứu
- Hiện trạng về đầu tư và kết quả kinh tế (chi phí, doanh thu, lợi nhuận và tỷ suất
lợi nhuận) của đội tàu đánh bắt xa bờ tại tỉnh Bến Tre như thế nào?
- Doanh thu các loại nghề đánh bắt xa bờ tại Bến Tre chịu tác động bởi những nhân
tố chủ yếu nào?
4. Phương pháp nghiên cứu
Với mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu trên, đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu
định lượng với dữ liệu được thu thập bằng bảng câu hỏi điều tra trực tiếp ngư dân ngư
dân. Quy trình nghiên cứu được mô tả như sau:

5




Vấn đề nghiên cứu


1. Hiện trạng về đầu tư và kết quả kinh tế của đội tàu đánh bắ
t
xa bờ tại tỉnh Bến Tre.
2. Sự tác động của các nhân tố đến doanh thu nghề đánh bắt xa

bờ tỉnh Bến Tre.
Cơ sở lý thuyết

1. Lý thuyết về kết quả kinh tế hoạt động đánh bắt hải sản.
2. Mô hình kinh tế lượng về sự tác động của các nhân tố đế
n
doanh thu khai thác.
Thiết kế nghiên cứu
1. Nguồn số liệu.
2. Phương pháp thu thập thông tin.
Phương pháp xử lý số liệu
1. Phương pháp thống kê mô tả.
2. Phương pháp phân tích hồi quy đa biến (OLS).
Báo cáo kết quả - khuyến nghị
1. Đánh giá kết quả kinh tế loại hình đánh bắt xa bờ tại tỉnh
Bến Tre
2. Kiểm định mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu
khai thác.
3. Kết luận và Khuyến nghị.
6
4.1. Phương pháp thu thập số liệu
4.1.1. Nguồn số liệu
Số liệu thứ cấp: Thu thập và cập nhật từ Chi cục bảo vệ nguồn lợi thủy sản tỉnh Bến
Tre, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Bến Tre, các trang Web Trung tâm

thông tin thủy sản, web Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Tổng cục thống kê,
từ các bài báo trong và ngoài nước, từ các báo cáo khoa học có liên quan, các tài liệu
và giáo trình chuyên ngành thủy sản.
Số liệu sơ cấp: Được thu thập qua mẫu điều tra trực tiếp đối với các hộ ngư dân có
tàu đánh bắt xa bờ ở các huyện như Bình Đại, Ba Tri.
4.1.2. Phương pháp thu thập thông tin
Bảng điều tra kết quả kinh tế của loại hình đánh bắt xa bờ được thiết kế như sau:
Nội dung bảng câu hỏi phỏng vấn
- Thông tin chung: Gồm những thông tin liên quan đến thời gian phỏng vấn, tên
người phỏng vấn và địa chỉ người phỏng vấn.
- Thông tin về tàu: bao gồm số đăng ký tàu thuyền, họ tên chủ tàu, chiều dài, công
suất máy, số thuyền viên.
- Thông tin về danh mục đầu tư tài sản cố định: bao gồm các nhóm thông tin về vỏ
tàu, máy tàu, thiết bị cơ khí, thiết bị điện tử, ngư cụ, thiết bị bảo quản và thiết bị khác.
- Thông tin về chi phí sửa chữa lớn.
- Thông tin ngư dân mua bảo hiểm cho tàu và thuyền viên.
- Thông tin về nguồn vốn vay và lãi vay: vay ngân hàng, vay tư nhân, vay vốn của
dự án.
- Thông tin về mùa vụ đánh bắt: số chuyến đánh bắt mùa chính, mùa phụ; số tháng
hoạt động mùa chính, mùa phụ.
- Thông tin về chi phí biến đổi trung bình cho một chuyến biển: chi phí về nhiên
liệu, bảo quản, lương thực-thực phẩm và các chi phí khác.
- Thông tin về doanh thu trung bình cho 1 chuyến biển.
- Thông tin lương thuỷ thủ cho một tháng biển trong mùa chính, mùa phụ.
- Thông tin về kinh nghiệm quản lý của chủ tàu, thuyền trưởng và thuyền viên trên
tàu.
- Một số thông tin khác từ sự đóng góp ý kiến của ngư dân.
7
Quy trình thực hiện điều tra
- Xác định đối tượng điều tra: Liên hệ Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thuỷ

sản tỉnh Bến Tre (trực thuộc Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Bến Tre), thu thập dữ liệu
về số lượng tàu đang hoạt đánh bắt xa bờ tại tỉnh Bến Tre.
- Tiến hành phân loại danh sách, địa chỉ hộ gia đình có tàu khai thác hoạt động
đánh bắt xa bờ.
- Chọn địa bàn tiến hành điều tra: Căn cứ vào số lượng tàu đánh bắt xa bờ phân bố
theo từng huyện trên địa bàn tỉnh Bến Tre, tác giả nhận thấy mặc dù trong tỉnh có rải
rác các bến cá truyền thống ở khắp 3 huyện biển, nhưng các đội tàu khai thác đánh bắt
xa bờ chủ yếu tập trung ở 3 xã: An Thủy (huyện Ba Tri); Tân Thủy (huyện Ba Tri) và
Bình Thắng (huyện Bình Đại). Vì vậy, việc điều tra được thực hiện chủ yếu trên địa
bàn 3 xã nêu trên.
Phương pháp chọn mẫu
Dùng mẫu thuận tiện, dựa trên thông tin thu thập từ 3 địa điểm: xã An Thủy, Tân
Thủy của huyện Ba Tri, xã Bình Thắng của huyện Bình Đại. Mẫu được điều tra một
cách thuận tiện ở những hộ gia đình chủ tàu có địa chỉ biết trước (từ danh sách tàu
thuyền đã đăng ký và có lưu hồ sơ tại Chi cục Bảo vệ nguồn lợi thủy sản Bến Tre), dễ
tìm và sẵn lòng cung cấp thông tin, không quan tâm hoàn cảnh gia đình, thu nhập, kết
quả khai thác của ngư dân.
Tuy nhiên, việc điều tra vẫn chú ý đến sự phân bố địa bàn ngư dân theo những khu
vực khác nhau: khu vực Cảng cá Bình Thắng thuộc xã Bình Thắng huyện Bình Đại,
khu vực Cảng Ba Tri (Tiệm Tôm) thuộc xã An Thủy, khu vực Bãi Ngao thuộc xã An
Thủy, khu vực Đường Tắt thuộc xã Tân Thủy của huyện Ba Tri. Do vậy, mẫu điều tra
xét đến sự phân bố của tổng thể.
Ngoài ra tác giả còn sử dụng phương pháp phỏng vấn bằng những câu hỏi mở để
thu thập thông tin từ ngư dân.
Xác định kích thước mẫu
Tác giả lựa chọn kích thước mẫu là 123 hộ ngư dân tương ứng 11,20% tổng thể
dùng cho cả phân tích hồi quy và đánh giá thực trạng kết quả kinh tế đánh bắt xa bờ.
Cụ thể số lượng mẫu cho từng nghề đánh bắt như sau: cào đơn (44 mẫu/704), cào đôi
(37 mẫu/302) và lưới vây ánh sáng (42 mẫu/92).
8

4.2. Phương pháp xử lý số liệu
Trong nghiên cứu kết quả kinh tế của loại hình đánh bắt xa bờ, tác giả sử dụng
phần mềm Microsoft Excel XP để nhập số liệu và xử lý. Kết quả phân tích sẽ cho
những kết quả về hoạt động của các nhóm tàu khác nhau bao gồm: doanh thu, chi phí
biến đổi, chi phí cố định và lợi nhuận các nhóm tàu.
Trong nghiên cứu mô hình nhân tố kỹ thuật tác động đến kết quả hoạt động đội tàu
đánh bắt xa bờ , tác giả sử dụng phần mềm Microsoft Excel XP để nhập dữ liệu điều
tra và xử lý số liệu thô. Sau đó dữ liệu được chuyển sang phần mềm Eview 5.0 để thực
hiện kiểm định White và sử dụng phần mềm SPSS 11.5 để xử lý phân tích hồi quy các
nhân tố kỹ thuật tác động đến doanh thu đánh bắt xa bờ.
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu về thực trạng kết quả kinh tế đội tàu đánh bắt xa bờ
tỉnh Bến Tre. Tập trung ở các nghề: cào đơn, cào đôi và lưới vây ánh sáng.
Phạm vi nghiên cứu chủ yếu của đề tài được giới hạn bởi những khía cạnh sau:
Số liệu điều tra: số liệu điều tra năm 2007 và năm 2008 của đội tàu đánh bắt xa bờ .
Đối tượng nghiên cứu: là các hộ ngư dân có tàu đánh bắt xa bờ tại tỉnh Bến Tre.
6. Kết cấu đề tài
Đề tài được chia thành phần mở đầu và 4 chương.
Chương 1: Cơ sở lý thuyết về kết quả kinh tế hoạt động khai thác hải sản.
Chương 2: Kết quả kinh tế của đội tàu đánh bắt xa bờ tỉnh Bến Tre.
Chương 3: Phân tích các nhân tố tác động đến kết quả kinh tế đội tàu đánh bắt xa
bờ tỉnh Bến Tre.
Chương 4: Kết luận và khuyến nghị.
7. Thuật ngữ sử dụng
Các thuật ngữ dưới đây được sử dụng và chỉ có ý nghĩa đối với bối cảnh của
nghiên cứu này:
• Nghề/nghề nghiệp/nghề khai thác/nghề nghiệp khai thác: được định nghĩa
bằng các loại ngư cụ khai thác hải sản ; cào đôi, cào đơn, lưới vây ánh sáng… đều là
các loại nghề nghiệp khai thác hải sản được đặt tên theo ngư cụ sử dụng để đánh bắt
thuỷ sản. Cào đơn hay còn được gọi là nghề lưới kéo đơn, giã đơn; cào đôi còn được

gọi là nghề lưới kéo đôi, nghề giã đôi.
9
• Khai thác/đánh bắt hải sản: hoạt động của con người sử dụng tàu thuyền và
lưới, … và các trang thiết bị hàng hải khác để bắt các loại thuỷ sản biển.
• Ngư trường: vùng mặt nước các tàu thuyền của các ngư dân tập trung khai
thác thuỷ sản.
• Đội tàu: là tất cả các tàu thuyền cùng loại nghề nghiệp khai thác, cùng nhóm
công suất; các đội tàu cũng có thể được chia theo các đơn vị hành chính như quốc gia,
tỉnh, huyện…
• Công suất: ở đây được hiểu là công suất máy của tàu được sử dụng cho tàu
khai thác thuỷ sản, đơn vị tính là mã lực.

















10
Chương 1

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ KẾT QUẢ KINH TẾ
HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC HẢI SẢN
1.1. Kết quả kinh tế của hoạt động khai thác hải sản
Chỉ tiêu đánh giá kết quả kinh tế đầu tiên là lợi nhuận và là chỉ tiêu đánh giá chung
đối với ngành khai thác hải sản cũng như mọi ngành sản xuất khác trong nền kinh tế
quốc dân. Ngoài ra, các chỉ tiêu về doanh thu, chi phí cũng thường được xem xét để
đánh giá quy mô sản xuất. Chỉ tiêu về vốn bao gồm cả vốn chủ sở hữu và vốn vay
cũng cần được xem xét nhằm đánh giá khả năng đầu tư mỏ rộng của ngành sản xuất
này. Chỉ tiêu về tỷ suất lợi nhuận trước lãi trên vốn đầu tư được xem xét nhằm đánh
giá tính kết quả của đầu tư và qua đó cho thấy tầm quan trọng của vốn vay.
Ngành khai thác hải sản Việt Nam với đặc thù là nghề cá nhân dân, quy mô nhỏ,
cách thức tổ chức sản xuất rất không nhất quán, cách thức phân bổ thu nhập, chi phí
cũng hết sức khác nhau giữa các vùng, các nghề làm cho việc đánh giá kết quả kinh tế
gặp khá nhiều khó khăn. Với thực tế như vậy, đánh giá kết quả kinh tế khai thác hải
sản Việt Nam nói chung và của tỉnh Bến Tre nói riêng cần phải thực hiện dựa trên các
số liệu điều tra và thống kê theo từng nghề (ngư cụ) với từng loại công suất cụ thể và
theo từng địa phương.
Mục đích của sản xuất là thõa mãn tốt nhất các nhu cầu vật chất và tinh thần cho
con người và cho xã hội. Mục đích đó được thực hiện khi nền sản xuất xã hội tạo ra
những kết quả hữu ích ngày càng cao, sản xuất đạt mục tiêu về kết quả kinh tế khi có
một khối lượng nguồn lực nhất định tạo ra khối lượng hữu ích ngày càng lớn.
Kết quả kinh tế là một chỉ tiêu để đánh giá xem kết quả hữu ích được tạo ra như thế
nào, từ nguồn chi phí bao nhiêu, trong các điều kiện cụ thể nào. Như vậy kết quả kinh
tế liên quan trực tiếp đến các yếu tố đầu vào và việc sử dụng nó tạo ra các yếu tố đầu
ra của quá trình sản xuất.
Bản chất của kết quả kinh tế là xác định các chi phí bỏ ra để tạo ra các kết quả đạt
được trong điều kiện nguồn tài nguyên hữu hạn nhằm đạt được lợi nhuận cao trong
quá trình sản xuất. Điều đó chính là kết quả của lao động sản xuất, được xác định
thông qua các đại lượng được đo lường bằng hiện vật hay giá trị.
11

Trong lĩnh vực khai thác hải sản, xác định kết quả kinh tế là việc xác định những
yếu tố đầu vào nào cần cho quá trình khai thác và những kết quả đạt được trong quá
trình sử dụng các yếu tố đầu vào đó. Vận dụng những tương quan so sánh giữa các kết
quả đạt được và những yếu tố đầu vào để phân tích toàn bộ quá trình hoạt động khai
thác. Các yếu tố đầu vào cụ thể của hoạt động khai thác hải sản gồm: vốn đầu tư cho
tàu (bao gồm vỏ tàu và máy tàu), vốn đầu tư cho ngư cụ, vốn đầu tư trang thiết bị trên
tàu, nhiên liệu, các chất bảo quản sản phẩm sau khai thác (đá cây, muối), lương thực
thực phẩm phục vụ ăn uống và sinh hoạt của thủy thủ, lương của thủy thủ và vốn bằng
tiền khác (dùng để sửa chữa tàu, đóng bảo hiểm, nộp thuế nhà nước, trả lãi vay và các
chi phí khác). Kết quả đạt được chủ yếu là các sản phẩm thu hoạch được trong hoạt
động khai thác sau khi được đem đi tiêu thụ như cá, tôm, mực, cua … [17].
Tóm lại, xác định kết quả kinh tế của hoạt động khai thác hải sản là xác định những
chi phí bỏ ra cho những yếu tố đầu vào gồm: chi phí khấu hao của giá trị đầu tư (đầu
tư cho tàu, ngư cụ và trang thiết bị), chi phí nhiên liệu, chi phí tiền lương thủy thủ, chi
phí bảo quản, chi phí lương thực thực phẩm, chi phí sửa chữa nhỏ, chi phí sửa chữa
lớn, chi phí bảo hiểm, chi phí thuế, chi phí lãi vay; đồng thời xác định kết quả thu
được mà chủ yếu là doanh thu của sản phẩm sau khai thác. Cuối cùng, việc xác định
lợi nhuận bằng tổng doanh thu trừ tổng chi phí cũng như sử dụng những chỉ tiêu này
để xác định tỷ suất sinh lợi của hoạt động khai thác hải sản mang lại cao hay thấp.
Quá trình khai thác hải sản phải sử dụng nhiều yếu tố đầu vào khác nhau như tiền
vốn, máy móc, trang thiết bị, lao động, dầu, dụng cụ đánh bắt. Do vậy, đánh giá kết
quả kinh tế hoạt động khai thác hải sản trước tiên được xác định bằng kết quả thu được
trên một tàu. Đồng thời, để đảm bảo tính toàn diện khi đánh giá kết quả kinh tế cần xét
đến việc sử dụng các yếu tố đầu vào khác nhau để tạo ra kết quả đó [17].
Kết quả kinh tế hoạt động khai thác hải sản phụ thuộc nhiều vào yếu tố khách quan
bên ngoài như thời tiết, khí hậu, sự biến động của trữ lượng cá … do vậy để đánh giá
đúng và đủ cần phải tiến hành trong một thời gian đủ dài.
1.2. Các chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động khai thác hải sản
Với mục tiêu nghiên cứu của đề tài chủ yếu tập trung vào xác định kết quả kinh tế
đội tàu đánh bắt xa bờ tỉnh Bến Tre, nên tác giả chủ yếu tập trung xây dựng các chỉ

tiêu đánh giá kết quả kinh tế dựa trên sự so sánh giữa mức độ biến động của doanh thu
12
và mức độ biến động của chi phí. Từ cơ sở trên các chỉ tiêu được sử dụng để đánh giá
kết quả kinh tế loại hình đánh bắt xa bờ được trình bày trong đề tài này bao gồm:
- Doanh thu hoạt động khai thác.
- Chi phí hoạt động khai thác.
- Lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu.
1.2.1. Doanh thu khai thác
Doanh thu từ khai thác là tổng giá trị các lợi ích kinh tế mà các thủy thủ tham gia
hoạt động đánh bắt trên tàu thu được từ việc khai thác và tiêu thụ sản phẩm thuỷ sản.
Trong một năm, doanh thu bao gồm tổng doanh thu khai thác trong mùa chính và
trong mùa phụ. Doanh thu khai thác các nghề nói chung và loại hình đánh bắt xa bờ
nói riêng không bao gồm phần thu nhập do cá nhân thủy thủ làm thêm trong quá trình
tham gia đánh bắt và cũng như không bao gồm phần sản phẩm khai thác được chia cho
các thủy thủ để làm thức ăn cho gia đình. Doanh thu khai thác cũng được hiểu là
doanh thu thuần và nó cũng đã được trừ đi phần phí trả cho các nậu vựa giúp chủ tàu
bán sản phẩm khai thác, trừ phí bến cảng khi tàu cập cảng tiêu thụ sản phẩm và các
khoản giảm trừ doanh thu khác [24].
1.2.2. Chi phí khai thác
Chi phí khai thác là tổng các khoản tiền chi ra phục vụ cho hoạt động khai thác hải
sản của tàu và các khoản khấu trừ tài sản thông qua khấu hao. Trong lĩnh vực khai thác
hải sản, chi phí có thể được phân loại gồm: chi phí cố định, chi phí biến đổi (chi phí
cho chuyến biển và chi phí tiền lương) [24].
Để làm rõ các khoản mục chi phí trong khai thác hải sản, ta tiến hành phân loại chi
phí khai thác như sau:
- Chi phí cố định: Là những khoản chi phí thường không biến đổi hoặc biến đổi rất
ít khi mức độ hoạt động thay đổi. Các khoản chi phí này thường do chủ tàu gánh chịu
và được bù đắp bằng phần thu nhập sau khi đã trừ chi phí biến đổi. Chi phí cố định
trong lĩnh vực khai thác hải sản bao gồm: chi phí khấu hao, chi phí sửa chữa lớn, chi
phí lãi vay, thuế phải nộp nhà nước.

+ Chi phí khấu hao: là khoản chi phí bù đắp sự giảm dần giá trị của tài sản cố định
do quá trình sử dụng, do bào mòn của tự nhiên, do tiến bộ của kỹ thuật … Chi phí
khấu hao là giá trị phân bổ của nguyên giá tài sản cố định qua thời gian sử dụng. Đối
13
với nghề khai thác hải sản nói chung và loại hình đánh bắt xa bờ nói riêng, chi phí
khấu hao bao gồm các khoản khấu hao: vỏ tàu, máy tàu, thiết bị cơ khí, thiết bị điện tử,
ngư cụ, thiết bị bảo quản, thiết bị khác.
+ Chi phí sửa chữa lớn: là những khoản chi phí sửa chữa phục hồi, thay thế những
bộ phận bị hao mòn, hư hỏng trong quá trình sử dụng tài sản cố định. Những khoản chi
phí này chủ yếu phát sinh trong khi tàu ngưng hoạt động và bao gồm: chi phí sửa chữa
vỏ tàu, sửa chữa ngư cụ, sửa chữa lớn máy tàu và trang thiết bị trên tàu.
+ Chi phí lãi vay: là khoản chi trả cho chi phí sử dụng vốn vay dài hạn. Ngư dân
thường được vay vốn đầu tư cho tài sản cố định, nên các khoản vốn vay này thường là
vay dài hạn, do vậy các khoản chi phí lãi vay được xem là chi phí cố định.
+ Thuế phải nộp nhà nước: là những khoản đóng góp ngân sách nhà nước, bao
gồm: thuế tài nguyên, thuế môn bài, thuế thu nhập doanh nghiệp. Các khoản thuế trên
đối với hoạt động khai thác hải sản chủ yếu là thuế khoán, ngư dân thường đóng một
khoản nhất định cho dù hoạt động khai thác có thay đổi.
- Chi phí biến đổi: là những khoản chi phí có quan hệ tỷ lệ thuận với biến động về
mức độ hoạt động. Khoản chi phí này phát sinh trong quá trình hoạt động và bằng 0
khi tàu không tham gia khai thác. Trong khai thác hải sản loại hình đánh bắt xa bờ, chi
phí biến đổi bao gồm chi phí chuyến biển và chi phí tiền lương.
+ Chi phí chuyến biển: Trong khai thác hải sản chi phí chuyến biển thường được
tính bằng khoản chi phí bỏ ra để mua nhiên liệu, bảo quản, lương thực, các chi phí sửa
chữa nhỏ tàu…chi phí này được bù đắp bằng doanh thu trước khi chia lương cho thủy
thủ. Chi phí chuyến biển bao gồm:
Chi phí nhiên liệu: gồm chi phí dầu diesel, nhớt phục vụ cho hoạt động của máy tàu.
Chi phí bảo quản: chủ yếu chi phí mua đá, muối dùng để bảo quản sản phẩm khai
thác.
Chi phí lương thực, thực phẩm: bao gồm những chi phí phục vụ ăn uống trong quá

trình khai thác.
Các loại phí phải trả và chi phí khác: bao gồm phí neo đậu tàu thuyền, phí cập
cảng thực hiện một số dịch vụ hậu cần trước khi ra khơi và một số khoản phí khác.
14
Chi phí sửa chữa nhỏ: là những khoản chi phí sửa chữa tàu, ngư cụ, trang thiết bị
trên tàu phát sinh trong khi tàu đang hoạt động khai thác hải sản. Chi phí này thường
nhỏ và xảy ra thường xuyên và được tính vào chi phí của chuyến biển.
+ Chi phí tiền lương: Là số tiền mà chủ tàu trả công làm việc cho thuỷ thủ tham gia
khai thác. Trong hoạt động khai thác hải sản tại Việt Nam, chi phí tiền lương được chi
trả bằng nhiều hình thức khác nhau, tuỳ theo từng loại nghề và tuỳ theo từng địa
phương mà hình thức chi trả có khác nhau. Nhưng chung nhất vẫn là hình thức trả
bằng tỷ lệ phần trăm của doanh thu trừ chi phí biến đổi chưa có lương (chi phí nhiên
liệu, chi phí bảo quản, chi phí lương thực, chi phí sửa chữa nhỏ và chi phí khác) hoặc
doanh thu trừ tổng chi phí hoạt động (chi phí biến đổi chưa có lương và chi phí sửa
chữa lớn tàu), hoặc là tỷ lệ phần trăm so với doanh thu. Do chủ tàu thuê lao động
thường không có hợp đồng lao động, không đăng ký lao động với cơ quan nhà nước có
thẩm quyền (UBND xã phường, đồn biên phòng), nên không đóng các khoản bảo hiểm
xã hội, bảo hiểm y tế cho ngư dân, do vậy, chi phí tiền lương không bao gồm các
khoản trích trên.
1.2.3. Lợi nhuận khai thác và tỷ suất lợi nhuận
Lợi nhuận ròng: được tính bằng doanh thu trừ tổng chi phí biến đổi và tổng chi phí
cố định. Trong lĩnh vực khai thác tại một số quốc gia Châu Âu, chỉ tiêu này thường
được tính bằng doanh thu trừ biến phí và các chi phí cố định (gồm chi phí sửa chữa,
thuế và bảo hiểm, chi phí khấu hao, chi phí lãi vay).
Doanh thu
- Biến phí (Chi phí nhiên liệu, Chi phí bảo quản, Chi phí lương thực-thực phẩm,
Chi phí sửa chữa nhỏ, Các chi phí khác và Chi phí tiền lương)
= Giá trị gia tăng
- Chi phí sửa chữa lớn
- Chi phí bảo hiểm, thuế

= Dòng tiền thu được
- Khấu hao
- Lãi vay
= Lợi nhuận khai thác
Primary Industries and Resource South Australia [34]
15
Tỷ suất lợi nhuận/Vốn chủ sở hữu-Return on equity ratio (ROE): là chỉ tiêu phổ
biến dùng để đánh giá kết quả hoạt động của người chủ doanh nghiệp, nó được tính
bằng lợi nhuận chia cho vốn chủ sở hữu. Chỉ tiêu ROE có ý nghĩa quan trọng đối với
người chủ doanh nghiệp trong đánh giá kết quả kinh tế là do nó đo lường kết quả của
đồng vốn do chủ sở hữu bỏ ra. Nó xem xét lợi nhuận trên mỗi đồng tiền vốn chủ sở
hữu mang đi đầu tư hay nói cách khác, đó là phần trăm lợi nhuận thu được của người
chủ trên vốn đầu tư của mình. Tóm lại, nó đo lường tiền lời của mỗi đồng tiền vốn bỏ
ra [1].
1.3. Tổng quan các nghiên cứu liên quan đến đề tài
1.3.1. Các nghiên cứu trong nước
Tại Việt nam hiện nay, các cuộc điều tra chủ yếu xoay quanh vấn đề xác định
nguồn lợi và đa dạng sinh học biển. Giai đoạn đầu của Dự án Đánh giá nguồn lợi sinh
vật biển (ALMRV-I) được thực hiện từ năm 1996, đã xây dựng được một cơ sở dữ liệu
có giá trị về sinh học cá, hoạt động và kết quả khai thác hải sản, số liệu kinh tế đội tàu.
Tuy nhiên, về số liệu kinh tế, mới chỉ thu thập được các dữ liệu về chi phí biến đổi (chi
phí chuyến biển và chi phí tiền lương) cho đội tàu chứ chưa thu thập dữ liệu về chi phí
cố định. Do vậy, kết thúc giai đoạn đầu Dự án chưa thể đánh giá kết quả kinh tế cuối
cùng cho một đội tàu khai thác thuỷ sản.
Giai đoạn 2 của dự án ALMRV-II bắt đầu từ năm 2001, yêu cầu phải đưa ra được
các tư vấn cho các nhà quản lý của địa phương cũng như Bộ Thuỷ sản về hoạt động
của ngành khai thác hải sản, đồng thời tiến hành xây dựng hồ sơ dữ liệu nghề khai thác
hải sản cho các tỉnh ven biển. Vì vậy, cuối năm 2001, Dự án đã phối hợp với Viện
Kinh tế và Quy hoạch thủy sản thực hiện xây dựng bộ chỉ số cho việc đánh giá kết quả
kinh tế đội tàu và chương trình thu mẫu chi phí cố định để bổ sung cho cơ sở dữ liệu.

Cho đến hôm nay, các số liệu về kết quả kinh tế đội tàu khai thác tại các địa phương
(28 tỉnh/thành phố) mang tính vay mượn từ các nguồn dữ liệu của Viện Kinh tế và
Quy hoạch thủy sản và Viện Nghiên cứu Hải sản Hải Phòng. Dữ liệu về kết quả kinh
tế của các đội tàu được thực hiện bằng cách: lấy dữ liệu về doanh thu và chi phí hoạt
động (gồm biến phí, chi phí sửa chữa, thuế bảo hiểm và lãi vay) từ kết quả điều tra của
Viện Nghiên cứu Hải sản Hải Phòng, lấy dữ liệu về đầu tư và chi phí khấu hao từ các
đội tàu tương đương về công suất và nghề hoạt động do Viện Kinh tế và Quy hoạch
thủy sản thu thập, do vậy chưa đảm bảo được tính thống nhất giữa các đội tàu. Nhìn
16
chung, các nghiên cứu còn mang tính chất tổng quát, chưa đi sâu vào phân tích doanh
thu, chi phí và đánh giá kết quả kinh tế của từng đội tàu ở một địa phương cụ thể như
Bến Tre [21].
“Tổng quan nghề cá Bến Tre do Viện kinh tế và quy hoạch thủy sản, Viện Nghiên
cứu Hải sản thực hiện đã khái quát sơ lược những nét cơ bản về đặc điểm kinh tế xã
hội cũng như thực trạng nghề cá Bến Tre. Tuy nhiên, nghiên cứu này không đề cập
một cách chi tiết đến từng nghề cá trên từng địa bàn cụ thể.
Điều tra quy hoạch khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản vùng ven bờ và xa bờ
tỉnh Bến Tre do Sở Thủy Sản Bến Tre (trước khi sát nhập về Sở Nông nghiệp và
PTNT) và Viện Hải Dương Học Nha Trang thực hiện. Đề tài chủ yếu đi theo hướng
điều tra hiện trạng, cơ cấu của từng loại hình khai thác; thống kê và dự báo nguồn lợi
thủy sản gần bờ và xa bờ của tỉnh Bến Tre. Từ đó đề xuất các giải pháp về bảo vệ
nguồn lợi thủy sản vùng ven bờ và xa bờ [13].
Quy hoạch tổng thể khai thác, cơ khí và hậu cần dịch vụ thủy sản tỉnh Bến Tre đến
năm 2010 và tầm nhìn 2020 do Sở Thủy Sản Bến Tre (trước khi sát nhập về Sở Nông
nghiệp và PTNT) phối hợp cùng Viện kinh tế và quy hoạch thủy sản thực hiện. Quy
hoạch tổng thể ngành thuỷ sản, đây là một công trình nghiên cứu do Viện Kinh tế và
Quy hoạch thuỷ sản thực hiện. Nhóm nghiên cứu đã thực hiện khá công phu để đánh
giá hiện trạng và xác định tiềm năng phát triển của ngành thuỷ sản ở Bến Tre. Dựa vào
kết quả đánh giá về hiện trạng ngành thuỷ sản các lĩnh vực khai thác gần bờ, khai thác
xa bờ, nuôi trồng, chế biến hải sản , nhóm nghiên cứu đã xây dựng các mục tiêu và

định hướng phát triển ngành thuỷ sản Bến Tre đến năm 2010. Tuy nhiên, công trình
nghiên cứu này chưa đánh giá kết quả kinh tế trong khai thác hải sản và đề cập các giải
pháp nâng cao kết quả kinh tế của các nghề khai thác ở Bến Tre [20].
1.3.2. Các nghiên cứu nước ngoài
Một trong những nghiên cứu kinh tế đầu tiên trong lĩnh vực khai thác thuỷ sản là
của tác giả Huvanandana được thực hiện vào năm 1973. Ông đã nghiên cứu và so sánh
doanh thu chi phí của 2 đội tàu lưới vây rút chì (purse seine) và lưới vây nổi (encirling)
của Thái Lan và Trung Quốc khai thác cá thu ở vùng biển Ấn Độ Dương. Kết quả cho
thấy ngư cụ nghề vây nổi mang lại lợi nhuận cao hơn nghề vây rút chì [29].
Domingo và Baun đã nghiên cứu doanh thu chi phí của tàu lưới kéo và lưới vây ở
ven biển phía bắc Java, Indonesia. Tuy nhiên, phương pháp tiếp cận của hai tác giả
17
khác nhau. Domingo thu thập dữ liệu trong tháng 5 năm 1978, và xem như tháng 5 là
tháng có hoạt động và sản lượng khai thác trung bình trong năm, từ đó ngoại suy
doanh thu và chi phí của năm. Trong khi đó, Baun lại chủ yếu sử dụng nguồn thông tin
thứ cấp để làm cơ sở tính doanh thu chi phí cho hai đội tàu này. Bên cạnh đó cách tính
khấu hao, tính chi phí cơ hội khác nhau dẫn đến kết quả phân tích khác nhau. Theo
Baun, lợi nhuận ở cả hai đội tàu lưới vây và lưới kéo thấp hơn nhiều so với kết quả của
Domingo. Nhưng cả hai tác giả đều kết luận rằng lợi nhuận mà nghề lưới vây mang lại
cao hơn so với nghề lưới kéo. Đồng thời nghiên cứu này đã chỉ ra những khác biệt
trong việc xác định lợi nhuận khai thác giữa các nghề khác nhau. Sự khác biệt này do
nguyên nhân của việc tính toán khác nhau về chi phí cố định cũng như phương pháp
ăn chia giữa chủ tàu và thủy thủ [25].
Kumpa đã phân tích cấu trúc chi phí và khả năng sinh lợi của các đội tàu khai thác
quy mô nhỏ ở thành phố Chumphon. Tác giả thấy rằng các loại ngư cụ tầng nổi như
lưới vây, lưới rê thường đem lại kết quả cao hơn so với các loại ngư cụ tầng đáy như
lưới kéo [30].
Ola Flaaten, Knut Heen, và Kjell G. Salvanes đã so sánh sự khác biệt lợi nhuận của
đội tàu khai thác lưới vây sử dụng giấy phép miễn phí và đội tàu khai thác lưới vây
mua giấy phép theo giá thị trường tại Nauy. Các tác giả đã sử dụng phương pháp hồi

quy OLS để phân tích những nhân tố tác động đến doanh thu và chi phí của 2 đội tàu
khai thác lưới vây nhằm chỉ ra những khác biệt về doanh thu và chi phí của 2 đội tàu,
từ đó xác định sự khác biệt về lợi nhuận, làm cơ sở tìm ra giá trị thật của giấy phép
trên thị trường chuyển nhượng [27].
Nauy cũng như một số nước Châu Âu (Đan Mạch, Pháp, Hà Lan, Anh) đã có rất
nhiều công trình nghiên cứu về doanh thu, chi phí của các đội tàu khai thác hải sản.
Các công trình nghiên cứu này chủ yếu tập trung vào nghề cá đơn loài, kỹ thuật khai
thác mang tính công nghiệp hóa rất cao và hoạt động khai thác được quản lý giám sát
rất chặt chẽ [24].
Báo cáo của FAO về thành tựu kinh tế kỹ thuật nghề cá đã tóm tắt những kết quả
kinh tế tài chính trong hoạt động khai thác hải sản của 15 nước thực hiện trong năm
1999 và 2000. Nghiên cứu này dựa trên kết quả điều tra đã được thực hiện từ năm
1995 đến năm 1997 và được xuất bản trên tạp chí FAO Fisheries Technical Paper số
377. Nghiên cứu cho thấy, trong 108 nghề được nghiên cứu tại 15 nước ở Nam Mỹ,
18
Châu Âu, Châu Phi và Châu Á có 105 nghề đạt dòng tiền dương (positive gross cash
flow) (dòng tiền = doanh thu thuần - chi phí hoạt động) chiếm 97%. Chỉ có 3 nghề
gồm: stow-netters ở Trung Quốc, nghề semi- industrial và industrial shrimp và nghề
bottom fish trawlers ở Trinidad và Tobago cho thấy dòng tiền âm. Nghiên cứu cũng
cho thấy khi xem xét chi phí sử dụng vốn như: chi phí khấu hao và chi phí lãi vay thì
có 92 nghề đạt lợi nhuận khai thác dương, chiếm 85% tổng số nghề nghiên cứu. Trong
số 10 quốc gia tham gia vào các nghiên cứu từ trước đến nay, chỉ hai trường hợp của
Pháp và Tây Ban Nha đạt được sự cải thiện đáng kể trong tỉ suất lợi nhuận của hoạt
động đánh bắt, còn nghề cá Trung Quốc và Đức lại chứng kiến sự giảm sút của chỉ số
trên. Trong khi đó, tỉ suất lợi nhuận của nghề cá 6 quốc gia còn lại bao gồm Hàn quốc,
Indonesia, Ấn Độ, Senegal, Argentina và Peru lại giữ nguyên so với giai đoạn nghiên
cứu 1995-1997. Nhìn chung, những kết quả khả quan trên có được là do giá sản phẩm
tăng cao. Cũng có một vài dấu hiệu cho thấy mức nỗ lực khai thác giảm sút và trữ
lượng được phục hồi. Một số đội tàu đã tự thay đổi cách thức hoạt động để thích nghi
với điều kiện mới như nguồn lợi đang có chiều hướng cạn kiệt và biến động khó lường

cũng như phương thức xâm nhập thị trường thay đổi trong bối cảnh toàn cầu hóa.
Trường hợp một số tàu đã qua nhiều năm sử dụng tuy trước đây hoạt động kết quả
nhưng giờ đây chịu thua lỗ chủ yếu là vì vẫn tiếp tục đánh bắt trên nguồn lợi vốn đã bị
khai thác quá mức [17].
Theo báo cáo của Bộ Thủy Sản Eritrea cho thấy sản lượng khai thác bền vững
trong năm 2000 là 70.000 tấn, nhưng thực tế khai thác chỉ đạt 13.000 tấn, Michael
Habteyonas Z. và Frank Scrimgeour đã nghiên cứu những nhóm nhân tố tác động đến
sản lượng khai thác, từ đó đưa ra những khuyến nghị quản lý đối với Bộ Thủy sản
Eritrea trong việc phát triển nghề khai thác hải sản, nâng cao sản lượng khai thác, đồng
thời bảo vệ nguồn lợi thủy sản đảm bảo phát triển bến vững. Những nhóm nhân tố
được tác giả dùng phân tích gồm: nỗ lực khai thác (fishing effort), vốn lao động
(human capital), tình hình kinh tế xã hội (socio-economic situation), đồng thời tác giả
sử dụng mô hình phân tích hồi quy theo phương pháp OLS để nghiên cứu tác động các
nhóm nhân tố trên. Kết quả nghiên cứu cho thấy, giới hạn trong nỗ lực khai thác như
sử dụng tàu có công suất nhỏ, sử dụng ngư cụ không kết quả, thiếu hụt yếu tố đầu vào,
thiếu kinh nghiệm khai thác của ngư dân là những nhân tố làm cho sản lượng khai thác
không đạt kết quả như mong muốn. Hơn nữa, kết quả chỉ rỏ đặc điểm tình hình kinh tế
19
xã hội như sử dụng vốn không hợp lý, thiếu thị trường đầu ra và lao động có trình độ
đào tạo thấp cũng ảnh hưởng đến sản lượng khai thác. Từ đó tác giả đã đưa ra những
khuyến nghị dựa trên kết quả nghiên cứu để nâng cao sản lượng khai thác đạt mức sản
lượng bền vững, các khuyến nghị gồm: đầu tư cơ sở hạ tầng và trang thiết bị nghề cá,
cho vay vốn đầu tư tàu và ngư cụ, đào tạo nghề cho lao động nghề cá, phổ biến luật
khai thác và quản lý thủy sản để giúp ngư dân sử dụng nguồn tài nguyên một cách bền
vững [28].
Sbrana Mario, Sartor Paolo và Belcari Paola đã nghiên cứu xác định những nhân tố
chính ảnh hưởng đến sản lượng khai thác trên một đơn vị cường lực (CPUE)
(kg/ngày/tàu) của nghề lưới kéo tại vùng biển Bắc Tyrrhenian Sea (Phía Tây
Mediterranean). Dữ liệu sản lượng khai thác trên một đơn vị cường lực của một số loài
tôm và cá (deep water rose shrimp, Parapenaeus longirostris, Norway lobster,

Nephrops norvegicus, and red shrimps, Aristaemorpha foliacea and Aristeus
antennatus) được thu thập hàng tháng từ năm 1991 đến 1999 tại trung tâm đấu giá
Porto Santo Stefano, nơi mà hầu hết sản lượng đánh bắt được quyết định bởi hoạt động
khai thác của đội tàu lưới kéo truyền thống. Tác giả sử dụng mô hình tuyến tính tổng
quát để xác định những nhân tố ảnh hưởng sản lượng khai thác của các loài tôm và cá
được nghiên cứu trên một đơn vị cường lực bao gồm: tháng hoạt động, năm hoạt động
và số tàu hoạt động. Kết quả nghiên cứu cho thấy, tháng hoạt động ảnh hưởng đáng kể
đến sự khác biệt sản lượng khai thác trên một đơn vị cường lực của loài tôm (deep
water rose shrimp), năm hoạt động ảnh hưởng đáng kể đến hầu hết các loài nghiên cứu,
đặc biệt là loài cá Parapenaeus longirostris. Số tàu hoạt động ảnh hưởng đến CPUE
của loài Parapenaeus longirostris và đặc biệt loài Nephrops norvegicus. Đồng thời kết
quả nghiên cứu cho thấy không có 1 nhân tố đơn lẻ nào về đặc điểm của tàu như chiều
dài, trọng tải, công suất tàu có thể giải thích tốt hơn sự khác biệt của CPUE như số tàu
hoạt động nói chung [31].
Tại Úc, một số công trình nghiên cứu về các chỉ số kinh tế cho một số nghề phục
vụ cho mục đích nghiên cứu tối đa hóa lợi ích do tài nguyên mang lại (resource rent) là
nhân tố làm cơ sở xác định thuế tài nguyên mà các đội tàu phải trả khi hưởng lợi từ
nguồn tài nguyên thiên nhiên của quốc gia [39].
Các công trình nghiên cứu của Pascoe, Đại học Portsmouth - Anh, chủ yếu liên
quan đến kết quả kinh tế nghề khai thác hải sản, đồng thời phân tích các nhân tố tác
20
động đến kết quả kinh tế và kết quả kỹ thuật các đội tàu khai thác tại một số quốc gia
châu Âu. Các nghiên cứu này chủ yếu thực hiện bằng kỹ thuật phân tích hồi quy, kỹ
thuật phân tích DEA (Data Envelopement Analysis) và kỹ thuật SPF [37].
1.4. Lý thuyết xây dựng mô hình kinh tế lượng
Nghiên cứu sử dụng mô hình kinh tế lượng để tìm ra những nhân tố tác động thực
sự đến việc thay đổi doanh thu đội tàu đánh bắt xa bờ . Từ các mô hình nghiên cứu sẽ
rút ra kết luận về sự phù hợp của mỗi mô hình, từ đó phục vụ cho việc gợi ý các
khuyến nghị nhằm tăng doanh thu cho đội tàu, góp phần nâng cao thu nhập cho ngư
dân. Mô hình nghiên cứu là mô hình mũ xác định các nhân tố kỹ thuật tác động đến

doanh thu. Xây dựng các biến cụ thể đưa vào mô hình kinh tế lượng dựa trên những lý
thuyết cơ bản về các nhân tố tác động đến kết quả kinh tế hoạt động khai thác của đội
tàu như sau:
Có 6 nhóm nhân tố ảnh hưởng đến kết quả kinh tế hoạt động đánh bắt của tàu khai
thác hải sản [38].
Nhóm nhân tố về đặc điểm kĩ thuật của tàu
- Đặc điểm về vỏ tàu
- Đặc điểm máy tàu
- Đặc điểm trang thiết bị trên tàu
- Tuổi tàu
Nhóm nhân tố về đặc điểm ngư cụ
- Loại ngư cụ tham gia khai thác
- Nghề chính
- Nghề phụ
Nhóm nhân tố về quản lí nhà nước
- Các loại thuế
- Các chương trình, dự án
Nhóm nhân tố về điều kiện tự nhiên
- Đặc điểm về trữ lượng và sinh học
- Đặc điểm về ngư trường
- Đặc điểm về thời tiết
- Đặc điểm về mùa vụ
21
Nhóm nhân tố về lao động và quản lý
- Đặc điểm về chủ tàu
- Đặc điểm về thuyền trưởng
- Đặc điểm về nhân công
Nhóm nhân tố về thị trường
- Thị trường đầu vào
- Thị trường đầu ra

Từ những nhân tố ảnh hưởng trên ta có mô hình tổng quát sự tác động của các nhân
tố đến kết quả kinh tế hoạt động khai thác hải sản.













Hình 3.1. Mô hình tổng quát mối quan hệ của các nhân tố tác động đến
kết quả kinh tế hoạt động khai thác hải sản
Ola Flaaten, Knut Heen và Kjell G. Salvanes đã sử dụng phương pháp phân tích
hồi quy OLS để phân tích những nhân tố tác động đến kết quả hoạt động khai thác đội
tàu lưới vây sử dụng giấy phép miễn phí và đội tàu lưới vây sử dụng giấy phép được
chuyển nhượng trên thị trường. Các tác giả đã đưa ra 4 mô hình phân tích các nhân tố
Kết quả kinh tế hoạt độ
ng
khai thác hải sản
Lao đ

ng và qu

n lý


- Đặc điểm về chủ tàu
- Đặc điểm về thuyền trưởng
- Đặc điểm về nhân công
Đ

c đi

m k
ĩ thu

t c

a tàu

- Vỏ tàu
- Máy tàu
- Trang thiết bị trên tàu
- Tuổi tàu
Đặc điểm ngư cụ
- Ngư cụ tham gia khai thác
- Nghề chính
- Nghề phụ
Điều kiện tự nhiên
- Đặc điểm trữ lượng và sinh học

- Đặc điểm về ngư trường
- Đặc điểm về thời tiết
- Đặc điểm về mùa vụ
Qu


n lí nhà nư

c

- Các loại thuế
- Các chương trình, dự án
Th

trư

ng

- Thị trường đầu vào
- Thị trường đầu ra
22
tác động đến kết quả hoạt động khai thác của 2 đội tàu trên. Mô hình cụ thể gồm các
nhân tố tuổi của tàu, trọng tải tàu, nhân tố đội tàu có giấy phép miễn phí hay chuyển
nhượng trên thị trường và nhân tố năm khai thác tác động lần lượt đến doanh thu, chi
phí, khấu hao, lãi suất [27].
Pascoe và Coglan đã sử dụng phương pháp phân tích SPF nghiên cứu các nhân tố
kỹ thuật tác động đến sản lượng đầu ra trên một đơn vị nỗ lực (CPUE); cụ thể nghiên
cứu các nhân tố chiều dài tàu, chiều rộng tàu, công suất tàu, trọng tải tàu, số lượng
thủy thủ và năm đóng tàu tác động đến sản lượng khai thác mỗi ngày của nghề lưới
kéo tại vùng eo biển Anh (English Channel) [35].
Theo Sean Pascoe, Parastoo Hassaszahed và Jesper Anderson, các nhân tố tác động
đến sản lượng khai thác các đội tàu gồm: trọng tải tàu, công suất tàu, vốn và nhiên liệu
[36].
Sean Pascoe và Ines Herrero đã sử dụng phương pháp DEA nghiên cứu các nhân tố
trọng tải, công suất tàu và số chuyến biển tác động đến kết quả nỗ lực (CPUE) nghề
khai thác bạch tuộc (octopus fishery) và nghề khai thác tôm (multi-species shrimp

fishery) [36].
Diana Tinley, Sean Pascoe, Louisa Coglan đã sử dụng phương pháp SPF và
phương pháp DEA nghiên cứu các nhân tố tác động đến sản lượng khai thác, các nhân
tố gồm: số ngày khai thác, công suất tàu, tuổi chủ tàu, kinh nghiệm thuyền trưởng, đặc
trưng mùa vụ, loại nghề khai thác và một số trang thiết bị khai thác [42].
Mô hình kinh tế lượng trong nghiên cứu này được xây dựng trên giả định kết quả
kinh tế đội tàu đánh bắt xa bờ Bến Tre chịu tác động bởi các yếu tố là nhân tố chiều
dài tàu, nhân tố về công suất máy, nhân tố về ngư cụ, nhân tố về trang thiết bị, nhân tố
về kinh nghiệm của thuyền trưởng, nhân tố về kinh nghiệm của máy trưởng, nhân tố
về mô hình tổ chức sản xuất trên biển và nhân tố tuổi của tàu.
Trên cơ sở là mô hình lý thuyết với 6 nhóm nhân tố tác động, tác giả đề nghị mô
hình kinh tế lượng cụ thể như sau:





23


























Hình 3.2. Mô hình mối quan hệ của các nhân tố
tác động đến kết quả kinh tế hoạt động khai thác hải sản





Kết quả kinh tế
hoạt động khai thác
hải sản

Giá trị đầu tư ngư cụ

Kinh nghiệm thuyền trưởng
Kinh nghiệm của máy trưởng

Trang thiết bị trên tàu

Công suất máy
Chiều dài tàu
Hình thức tổ chức sản xuất

Tuổi của tàu

24
Chương 2
KẾT QUẢ KINH TẾ
CỦA ĐỘI TÀU ĐÁNH BẮT XA BỜ TỈNH BẾN TRE
2.1. Giới thiệu khái quát về ngành khai thác hải sản tỉnh Bến Tre
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên
2.1.1.1. Vị trí địa lý














Hình 2.1. Bản đồ địa lý hành chính Bến Tre
Tỉnh Bến Tre thuộc khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), diện tích tự
nhiên 2.356,82m

2
, có vị trí địa lý 9
0
48’ đến 11
0
20’ vĩ độ Bắc và 105
0
57’ đến 106
0
48’
kinh độ Đông.
Phía Bắc: giáp tỉnh Tiền Giang.
Phía Tây và Tây Nam: giáp tỉnh Vĩnh Long và Trà Vinh.
Phía Đông và Đông Nam: giáp Biển Đông [20].
2.1.1.2. Khí hậu, thời tiết
Đặc điểm khí tượng: thuộc khí hậu nhiệt đới gió mùa và chịu ảnh hưởng của biển
với đặc điểm như sau:
25
Nhiệt độ cao và ổn định, bình quân 27,3
0
C, nóng nhất vào tháng 5: 29,2
0
C, mát
nhất vào tháng 12: 25,1
0
C.
Độ ẩm bình quân khoảng 81 – 82%. Về mùa mưa vùng ven biển có nơi đạt tới 90-
91% [20].
2.1.1.3. Tiềm năng nguồn lợi thuỷ hải sản ở tỉnh Bến Tre
Vùng biển xa bờ thuộc tỉnh Bến Tre không thể tính toán được một cách riêng rẽ.

Quá trình phân tích và đánh giá phải gắn với vùng xa bờ của khu vực biển Đông thuộc
Bến Tre và vùng phụ cận.
Phân bố và ước tính trữ lượng một số chủng loại hải sản xa bờ: Tổng trữ lượng hải
sản xa bờ (không kể Trường Sa) là 1.0650.000 – 1.195.000 tấn, khả năng khai thác là
543.000 – 631.000 tấn/năm; trong đó ngư trường miền Trung (không kể cá nổi vùng
khơi) là trên 180.000 tấn, khả năng khai thác trên 71.000 tấn/năm; ngư trường Đông
Nam Bộ (không kể cá nổi vùng khơi) là 710.000 – 840.000 tấn, khả năng khai thác
412.000 – 500.000 tấn/năm. Trữ lượng cá nổi vùng khơi Trung Bộ và Đông Nam Bộ
trên 175.000 tấn, khả năng khai thác là 60.000 tấn/năm.
Bảng 2.1: Bảng ước trữ lượng và khả năng khai thác một số chủng loài hải sản ở
ngư trường xa bờ
Đvt: 1.000 tấn
Nội dung
Vùng
biển
Trung
Bộ
Vùng
biển
Đông
Nam Bộ
Vùng
biển
Trường
Sa
Ghi chú
1. Trữ lượng cá đáy, gần đáy(Không
tính cá Khế và Bạc Má)
80 260-340
2. Khả năng khai thác cá đáy, gần

đáy(Không tính cá Khế và Bạc Má)
36 120-180
3. Trữ lượng cá nổi ven bờ(cá Cơm,
cá Trích, Khế, Bạc Má, Thu Ảo)
100 450-500
4. Khả năng khai thác cá nổi ven
bờ(cá Cơm, cá Trích, Khế, Bạc Má,
Thu Ảo)
35 292-320
Nhóm cá Khế là
nhóm cá nổi ven
bờ có tập tính di
cư thẳng đứng
theo độ sâu. Có
thể đánh bắt bằng
lưới giã và lưới
vây)

×