Tải bản đầy đủ (.pptx) (27 trang)

trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.73 MB, 27 trang )

Thành viên nhóm:
1.
Trần Nguyễn Thanh Thanh
2.
Bùi Lê Như Quỳnh
3.
Phan Nguyễn Nguyên Thành
4.
Ừng Minh Long
5.
Nguyễn Tấn Kỳ Hiếu
6.
Lê Anh Thư
7.
Nguyễn Thị Kim Anh
Đề tài: trách nhiệm xã hội
của doanh
nghiệp
Nội dung bài thuyết trình
I.
Khái niệm trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
II.
Lợi ích khi thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
III.
Phát triển bền vững.
IV.
Mối liên hệ giữa đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
V.
Thực trạng thực hiện tnxh tại VN
I.
Khái niệm trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp


A.Khái niệm
Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (Corporate Social Responsibility – CSR) là sự cam kết của doanh
nghiệp đóng góp vào việc phát triển kinh tế bền vững, thông qua những hoạt động nhằm nâng cao chất lượng đời
sống của người lao động và các thành viên gia đình họ, cho cộng đồng và toàn xã hội, theo cách có lợi cho cả
doanh nghiệp cũng như phát triển chung của xã hội
I.
Khái niệm trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
B. Các khía cạnh TNXH
Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp bao gồm 4 khía cạnh:

Kinh tế

Pháp lý

Đạo đức

Nhân văn
I.
Khái niệm trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
Khía cạnh kinh tế
Tạo công ăn việc làm với mức thù lao xứng đáng, cơ hội làm việc như nhau, cơ hội phát triển nghề và chuyền môn, hưởng thù lao
tương xứng, hưởng môi trường lao động an toàn.
Cung cấp hàng hóa & dịch vụ thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng và đảm bảo về vấn đề chất lượng, an toàn thực phẩm.
Đối với chủ sở hữu DN: bảo tồn & phát triển các giá trị & tài sản được ủy thác.
Đối với các bên liên đới khác: nghĩa vụ của DN là mang lợi ích tối đa và công bằng cho họ
I.
Khái niệm trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
Khía cạnh pháp lý
Về cơ bản, nghĩa vụ pháp lý bao gồm năm khía cạnh:

1. Điều tiết cạnh tranh
2. Bảo vệ người tiêu dùng
3. Bảo vệ môi trường
4. An toàn và bình đẳng
5. Khuyến khích phát triền và ngăn chặn hành vi sai trái.
I.
Khái niệm trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
Khía cạnh đạo đức
Khía cạnh đạo đức trong trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là những hành vi và hoạt động mà xã hội mong đợi
ở doanh nghiệp nhưng không được quy định trong hệ thống luật pháp, không được thể chế hóa thành luật.
Khía cạnh đạo đức của một doanh nghiệp thường được thể hiện trông qua những nguyên tắc, giá trị đạo đức
được tôn trọng trình bày trong bản sứ mệnh và chiến lược của công ty. Thông qua các công bố này, nguyên tắc và giá
trị đạo đức trở thành kim chỉ nam cho sự phối hợp hành động của mỗi thành viên trong
công ty và với các bên hữu quan.
I.
Khái niệm trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
Khía cạnh nhân văn
Khía cạnh nhân văn trong trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là những hành vi và hoạt động thể hiện những mong
muốn đóng góp và hiến dâng cho cộng đồng và xã hội.
Những đóng góp kể trên được thể hiện trên bốn phương diện:
- Nâng cao chất lượng cuộc sống,
- San sẻ bớt gánh nặng cho chính phủ,
- Nâng cao năng lực lãnh đạo cho nhân viên
- Phát triển nhân cách đạo đức của NLĐ.
II.Ý nghĩa của việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh
nghiệp
a)
Đối với DN.
-)
Góp phần quảng bá & phát triển thương hiệu DN

-)
Luôn gắn với việc đảm bảo chế độ lương bổng, đảm bảo ATLĐ, tăng cường sự tự do hiệp hội qua
đó có tác dụng kích thích tính sáng tạo của NLĐ, cải tiến liên tục trong quản lý & trong việc nâng cao
năng suất, chất lượng lao động, cải tiến mẫu mã hàng hoá… tạo ra nhiều lợi nhuận cho doanh nghiệp.
-)
Tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường
-)
Giúp doanh nghiệp tồn tại & phát triển trong sự cạnh tranh gay gắt hiện nay.
II.Ý nghĩa của việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh
nghiệp
b) Đối với NLĐ .
Trước hết, NLĐ sẽ được làm việc trong một môi trường làm việc mà ở đó, pháp luật lao động
được tuân thủ nghiêm ngặt, những quy định của pháp luật đối với quyền & lợi ích của NLĐ sẽ được
thực thi nghiêm túc, qua đó, tạo ra được động cơ làm việc tốt.
- Vấn đề thù lao lao động sẽ được thực hiện tốt, đảm bảo tái sản xuất lao động cho người lao động.
- Vấn đề an toàn và sức khoẻ của NLĐ được DN chú trọng đầu tư, chế độ làm việc – nghỉ ngơi khoa học
sẽ được thực hiện, qua đó tạo ra môi trường làm việc an toàn, chế độ làm việc hợp lý cho NLĐ…
II.Ý nghĩa của việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh
nghiệp
c) Đối với khách hàng
Thoả mãn những yêu cầu cơ bản mà họ đặt ra với DN:
- SP có chất lượng cao, có giá trị sử dụng tốt, đảm bảo độ an toàn cao khi sử dụng;
- Được sống trong môi trường trong sạch, XH mà các vấn đề XH được giải quyết ở mức độ tốt nhất.
d) Đối với cộng đồng & xã hội
Bảo vệ môi trường, giảm tệ nạn xã hội. Tăng cường các hoạt động từ thiện, góp phần giảm gánh nặng
cho xã hội
III. Phát tri n b n v ngể ề ữ
Phát triển bền vững là"sự phát triển có thể đáp ứng được những nhu cầu hiện tại mà không ảnh hưởng, tổn
hại đến những khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai " . Nói cách khác, phát triển bền vững phải bảo
đảm có sự phát triển kinh tế hiệu quả, xã hội công bằng và môi trường được bảo vệ, gìn giữ. Để đạt được điều này,

tất cả các thành phần kinh tế - xã hội, nhà cầm quyền, các tổ chức xã hội phải bắt tay nhau thực hiện nhằm mục
đích dung hòa 3 lĩnh vực chính: kinh tế - xã hội - môi trường.
III. Phát tri n b n v ngể ề ữ
IV.
Mối liên hệ giữa đạo đức kinh doanh và trách nhiệm
xã hội của doanh nghiệp
IV.Mối liên hệ giữa đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội của
doanh nghiệp
Đạo đức trong kinh doanh và trách nhiệm xã hội là những vấn đề không thể thiếu trong kinh doanh. Rất nhiều cơ hội và lợi
ích chiến lược sẽ đến khi doanh nghiệp xem đạo đức và trách nhiệm xã hội là trọng tâm của các hoạt động kinh doanh.
Xem đạo đức và trách nhiệm xã hội là một phần thiết yếu của chiến lược kinh doanh, các doanh nghiệp cũng sẽ cảm thấy tự
nguyện và chủ động hơn trong việc thực hiện. Khi đó, những vấn đề này không còn là một gánh nặng hay điều bắt buộc mà là
nguồn và cơ sở của những thành công. Rất nhiều cơ hội và ợi ích chiến lược sẽ đến khi doanh nghiệp xem đạo đức và trách nhiệm
xã hội là trọng tâm của các hoạt động sản xuất kinh doanh.
V.
Thực trạng thực hiện TNXH tại VN
Tại Việt Nam, nhiều doanh nghiệp khi thực hiện trách nhiệm xã hội đã mang lại những hiệu quả thiết thực
trong sản xuất kinh doanh. Kết quả khảo sát gần đây do Viện Khoa học lao động và xã hội tiến hành trên 24 doanh
nghiệp thuộc hai ngành Giầy da và Dệt may cho thấy, nhờ thực hiện các chương trình trách nhiệm xã hội của doanh
nghiệp, doanh thu của các doanh nghiệp này đã tăng 25%, năng suất lao động cũng tăng từ 34,2 triệu đồng lên 35,8
triệu đồng/1 lao động/năm; tỷ lệ hàng xuất khẩu tăng từ 94% lên 97%. Bên cạnh hiệu quả kinh tế, các doanh nghiệp
còn củng cố được uy tín với khách hàng, tạo được sự gắn bó và hài lòng của người lao động đối với doanh nghiệp,
thu hút được lực lượng lao động có chuyên môn cao.
V.
Thực trạng thực hiện TNXH tại VN
Do nhận thức được tầm quan trọng và ích lợi của việc thực hiện trách nhiệm xã hội trong điều kiện toàn cầu
hóa và hội nhập quốc tế, một số doanh nghiệp lớn của Việt Nam, ngoài trách nhiệm đóng thuế cho nhà nước, đã đăng
ký thực hiện trách nhiệm xã hội dưới dạng các cam kết đối với xã hội trong việc bảo vệ môi trường, với cộng đồng
địa phương nơi doanh nghiệp đóng và với người lao động.
Tuy nhiên, bên cạnh đó, phải thừa nhận rằng, trong thời gian qua ở Việt Nam, nhiều doanh nghiệp đã không thực hiện

một cách nghiêm túc trách nhiệm xã hội của mình. Điều đó thể hiện ở các hành vi gian lận trong kinh doanh, báo cáo tài
chính, không bảo đảm an toàn lao động, sản xuất, kinh doanh hàng kém chất lượng, cố ý gây ô nhiễm môi trường. Điển hình
là các vụ xả nước thải không qua xử lý gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng cho các dòng sông và cộng đồng dân cư của
các Công ty Miwon, Công ty thuộc da Hào Dương, Công ty Giấy Việt Trì, công ty Hyundai Vinashin (Khánh Hòa), các vụ
sản xuất thực phẩm chứa chất có hại cho sức khỏe con người, như nước tương có chứa chất 3-MCPD gây ung thư, bánh phở
chứa phormol, thực phẩm chứa hàn the, sữa có chứa melamine. Ngoài ra, nhiều doanh nghiệp vi phạm các quy định pháp
luật về lương bổng, chế độ bảo hiểm, vấn đề an toàn lao động cho người lao động cũng không còn là hiện tượng hiếm thấy,
đã và đang gây bức xúc cho xã hội.
V.
Thực trạng thực hiện TNXH tại VN
Và không ít doanh nghiệp vi phạm quy định về thời gian làm việc. Nhiều công ty bắt công nhân phải làm từ 10-12
giờ/ngày, không trả lương làm thêm giờ, không giải quyết chế độ nghỉ bù. Đặc biệt, có nhiều trường hợp lao động nữ mang
thai đến tháng thứ 7 vẫn phải làm việc trên 10 giờ/ngày.
V.
Thực trạng thực hiện TNXH tại VN
Không chỉ thiếu trách nhiệm với người lao động, không ít doanh nghiệp còn gây ô nhiễm
môi trường nghiêm trọng, tác động xấu đến đời sống của cộng đồng. Điển hình là Công ty Vedan
bức tử sông Thị Vải, Công ty Tung Kuang đầu độc sông Cầu Ghẽ Đối với người tiêu dùng,
nhiều doanh nghiệp cũng xem nhẹ tính mạng của “thượng đế” qua việc sản xuất thực phẩm chứa
chất có hại cho sức khỏe con người như nước tương chứa chất gây ung thư, bánh phở chứa phoóc
môn, thực phẩm chứa hàn the…
V.
Thực trạng thực hiện TNXH tại VN
Nguyên nhân:
1. Nhận thức về trách nhiệm xã hội trong và giữa các doanh nghiệp Việt Nam còn có sự khác nhau khá lớn.
2. Năng suất lao động bị ảnh hưởng khi phải thực hiện đồng bộ nhiều bộ quy tắc ứng xử (CoC).
3. Thiếu nguồn tài chính và kỹ thuật để thực hiện các chuẩn mực trách nhiệm xã hội doanh nghiệp (đặc biệt là đối
với các doanh nghiệp vừa và nhỏ).
4. Sự khác biệt giữa Bộ luật lao động và bộ quy tắc ứng xử của khách đặt hàng gây nhầm lẫn cho doanh nghiệp,
chẳng hạn như vấn đề làm thêm hay hoạt động của công đoàn.

5. Sự thiếu minh bạch trong việc áp dụng trách nhiệm xã hội doanh nghiệp trên thực tế đang cản trở lợi ích thị trường
tiềm năng mang lại cho doanh nghiệp.
V.
Thực trạng thực hiện TNXH tại VN
Nguyên nhân:
6. Mâu thuẫn trong các quy định của nhà nước khiến cho việc áp dụng bộ quy tắc ứng xử không đem lại hiệu quả
mong muốn, ví dụ như mức lương, phúc lợi và các điều kiện tuyển dụng.
V.
Thực trạng thực hiện TNXH tại VN
Giải pháp:
1.Doanh nghiệp cần phải tự nhận thức được tầm quan trọng của việc có trách nhiệm xã hội, từ đó mới thực
hiện được tốt trách nhiệm xã hội của mình một cách tự giác, có hiệu quả. Vì vậy, cần tuyên truyền, giáo dục
cho tất cả các doing nghiệp, phải làm cho họ hiểu đúng bản chất của vấn đề.
2.Doanh nghiệp không thể chỉ sống nhờ vào trách nhiệm xã hội. Để phát triển lâu dài, doanh nghiệp cần tạo ra
lợi nhuận. Lợi nhuận và trách nhiệm xã hội có thể song hành, thực tế là trong dài hạn, việc quản lý doanh
nghiệp theo hướng có trách nhiệm với xã hội thường đem lại tăng trưởng bền vững và lợi nhuận lớn hơn.
Hiểu được điều này cũng sẽ giúp các doanh nghiệp tự giác thực hiện CSR hơn.
V.
Thực trạng thực hiện TNXH tại VN
V.
Thực trạng thực hiện tnxh tại VN
3. Chất lượng và giá cả là tiêu chí quan trọng đối với người tiêu dung và đó cũng là một trong các tiêu chuẩn
của CSR, ta phải làm cho tiêu chí này phổ biến hơn và làm cho doanh nghiệp ý thức được CSR có tầm quan
trọng như thế nào. Từ đó doanh nghiệp sẽ cố gắng thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp; dành một
phần lợi nhuận của mình đóng góp cho các hoạt động trở giúp cộng đồng.
4. Bên cạnh ý thức của các doanh nghiệp, nhà nước cần xây dựng một hành lang pháp lý bắt buộc các doanh
nghiệp phải thực thi trách nhiệm xã hội một cách đầy đủ và nghiêm túc.

×