Tải bản đầy đủ (.pdf) (79 trang)

Thử nghiệm sinh sản nhân tạo cá thia đồng tiền ba chấm (dascyllus trimaculatus ruppell, 1829)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.18 MB, 79 trang )

i
LỜI CẢM ƠN

Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, khoa Nuôi trồng thủy sản, phòng
Đào tạo Đại học và sau đại học Trường Đại học Nha Trang. Phòng công nghệ sinh
học - Trung tâm Quốc gia giống Hải sản miền Trung - Viện nghiên cứu Nuôi trồng
thủy Sản 3 đã tổ chức giảng dạy, quan tâm giúp đỡ và tạo mọi điều kiện cho tôi
trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Hoàng Thị Bích Mai đã dìu dắt
tôi trên con đường nghiên cứu khoa học, trực tiếp hướng dẫn tận tình, chu đáo trong
suốt quá trình thực hiện đề tài và viết luận văn.
Xin cảm ơn Ths Nguyễn Văn Hùng đã nhiệt tình hướng dẫn và đóng góp ý
kiến trong quá trình thực hiện đề tài và viết luận văn.
Xin gửi lời cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã động viên, khích lệ tôi
trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài.
ii
LỜI CAM ĐOAN

Các số liệu và kết quả của luận án tốt nghiệp cao học là một phần trong nội
dung nghiên cứu của đề tài nhánh thuộc đề tài Khoa học Công nghệ Trọng điểm cấp
Nhà nước Mã số KC.06.05/06-10, giai đoạn 2007 – 2010 do Viện Hải dương học
chủ trì. Được sự đồng ý của chủ nhiệm đề tài, học viên đã cùng tham gia thực hiện
đề tài và cùng sử dụng số liệu của đề tài trên.
Tôi xin cam đoan các số liệu, các kết quả trình bày trong luận văn hoàn toàn
trung thực và học viên đã trực tiếp tham gia thực hiện nghiên cứu. Chưa từng ai
công bố trong bất kỳ công trình khoa học nào trước đây.


Người cam đoan




Nguyễn Thị Thu Hằng
iii
MỤC LỤC
Trang

LỜI CẢM ƠN i
LỜI CAM ĐOAN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CÁC CHỮ VIẾT TẮT vi
DANH MỤC CÁC BẢNG vii
DANH MỤC CÁC HÌNH viii
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 3
1.1. HỆ THỐNG PHÂN LOẠI CÁ THIA ĐỒNG TIỀN BA CHẤM 3
1.2. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA CÁ THIA ĐỒNG TIỀN BA CHẤM 3
1.2.1. Đặc điểm hình thái, màu sắc, kích thước 3
1.2.1.1. Hình thái 3
1.2.1.2. Màu sắc 4
1.2.1.3. Kích thước 4
1.2.2. Phân bố môi trường sống 4
1.2.3. Đặc điểm dinh dưỡng 5
1.2.4. Đặc điểm sinh trưởng. 5
1.2.5. Đặc điểm sinh học sinh sản 6
1.2.5.1. Giới tính 6
1.2.5.2. Tuổi và kích thước tham gia sinh sản lần đầu 6
1.2.5.3. Mùa vụ và tập tính sinh sản 7
1.2.5.4. Sức sinh sản 8
1.2.5.5. Quá trình phát triển của phôi 8
1.3. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÁ CẢNH 9

1.3.1.Trên thế giới 9
1.3.1.1. Những nghiên cứu về sinh sản 10
1.3.1.2. Nghiên cứu sử dụng kích dục tố trong sinh sản cá biển 12
1.3.2.Tại Việt Nam 14
1.4. NGHIÊN CỨU VỀ BỆNH 17
iv
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 19
2.1. ĐỐI TƯỢNG, THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU 19
2.2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 19
2.2.1. Dụng cụ thí nghiệm: gồm kính hiển vi quang học, bộ giải phẫu cá, nhiệt
kế, khúc xạ kế, máy đo pH, bộ Test-kit của các yếu tố môi trường: ammonia,
nitrite 19
2.2.2. Nguồn nước thí nghiệm 20
2.2.3. Nguồn cá thí nghiệm 21
2.2.4. Thí nghiệm nuôi phát dục thành thục cá bố mẹ 21
2.2.4.1. Thí nghiệm nuôi phát dục cá bố mẹ bằng các loại thức ăn khác nhau. 21
2.2.4.2. Nuôi vỗ cá bố mẹ 23
2.2.5. Thử nghiệm sinh sản nhân tạo cá thia đồng tiền ba chấm 24
2.2.5.1. Ảnh hưởng của các loại kích dục tố đến khả năng sinh sản của cá
thia đồng tiền ba chấm 24
2.2.5.2.Ảnh hưởng của liều lượng kích dục tố (chọn từ kết quả mục 2.2.5.1)
lên khả năng sinh sản của cá thia đồng tiền ba chấm 27
2.2.5.3. Cho cá đẻ 28
2.2.5.4.Phương pháp ấp trứng và sự phát triển của phôi 28
2.2.6. Bệnh 30
2.3. PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH CÁC YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG 31
2.4. PHƯƠNG PHÁP TÍNH TOÁN VÀ XỬ LÝ SỐ LIỆU 31
2.4.1. Công thức tính toán 31
2.4.2. Xử lý số liệu 31
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 33

3.1. NUÔI PHÁT DỤC THÀNH THỤC CÁ BỐ MẸ 33
3.1.1. Một số yếu tố môi trường trong hệ thống bể nuôi phát dục thành thục cá
bố mẹ. 33
3.1.2. Ảnh hưởng của thức ăn đến tỷ lệ sống của cá bố mẹ 33
3.1.3. Ảnh hưởng của thức ăn đến tỷ lệ thành thục và hệ số thành thục của cá 35
3.1.3.1. Ảnh hưởng của thức ăn đến tỷ lệ thành thục của cá 35
3.1.3.2. Ảnh hưởng của thức ăn đến hệ số thành thục 36
v
3.1.4. Ảnh hưởng của các loại thức ăn đến sức sinh sản tuỵêt đối (F) và tương
đối (SSSTĐ) của cá thia đồng tiền ba chấm 37
3.1.5. Kết quả nuôi vỗ cá thia đồng tiền ba chấm 38
3.1.5.1. Các yếu tố môi trường 38
3.1.5.2. Kết quả nuôi vỗ cá thia đồng tiền ba chấm bố mẹ 38
3.1.6. Một số bệnh thường gặp trong quá trình nuôi phát dục 39
3.2. THỬ NGHIỆM SINH SẢN CÁ THIA ĐỒNG TIỀN BA CHẤM 40
3.2.1. Kích thước cá bố mẹ tham gia sinh sản 40
3.2.2. Ảnh hưởng của các loại kích dục tố đến một số chỉ tiêu sinh sản nhân tạo
cá thia 40
3.2.3. Ảnh hưởng của liều lượng kích dục tố LHRHa đến một số chỉ số sinh sản
của cá thia 42
3.2.4. Cho cá đẻ 44
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Ý KIẾN 49
4.1. Kết luận 49
4.2. Đề xuất ý kiến 49
TÀI LIỆU THAM KHẢO 51
PHỤ LỤC
vi
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CÁC CHỮ VIẾT TẮT

ppt : phần nghìn

o
C : nhiệt độ
%: phần trăm
DO: hàm lượng oxy hòa tan (mg/l)
HSTT: hệ số thành thục
F: sức sinh sản tuyệt đối
SSTĐ: sức sinh sản tương đối
TLS: tỷ lệ sống
TLTT: tỷ lệ thành thục
TLN: tỷ lệ nở
CĐCN: cường độ cảm nhiễm
TLCN: tỷ lệ cảm nhiễm
KDT: kích dục tố
HCG : Human chorionic gonadotropin
LHRHa: Luteinising hormone-releasing hormone analogue

vii
DANH MỤC CÁC BẢNG

Trang
Bảng 1.1: Các giai đoạn phát triển phôi 9
Bảng 2.1: Các loại thức ăn sử dụng và phương pháp cho ăn trong các lô thí nghiệm 22
Bảng 3.1: Một số yếu tố môi trường trong hệ thống bể nuôi phát dục cá thia đồng
tiền ba chấm 33
Bảng 3.2: Tỷ lệ sống của cá thia đồng tiền ba chấm ở các lô thí nghiệm nuôi phát
dục bằng các loại thức ăn khác nhau 34
Bảng 3.3: Tỷ lệ (%) thành thục cá thia đồng tiền ba chấm ở các lô thí nghiệm 35
Bảng 3.4: Hệ số thành thục của cá thia đồng tiền ba chấm ở các lô thí nghiệm 36
Bảng 3.5: Sức sinh sản của cá thia đồng tiền ba chấm trong các nghiệm thức 37
Bảng 3.6 : Một số yếu tố môi trường trong bể nuôi vỗ 38

Bảng 3.7: Kết quả nuôi vỗ cá thia đồng tiền ba chấm 39
Bảng 3.9: Ảnh hưởng của các loại kích dục tố đến các chỉ số sinh sản của cá thia
đồng tiền ba chấm 41
Bảng 3.10: Các yếu tố môi trường trong bể cho cá đẻ 42
Bảng 3.11: Thời gian hiệu ứng của các liều lượng khác nhau trong sinh sản nhân tạo
cá thia đồng tiền ba chấm 42
Bảng 3.12: Sức sinh sản, tỷ lệ thụ tinh, tỷ lệ nở của cá thia đồng tiền ba chấm kích
thích bằng liều lượng kích dục tố khác nhau. 43
Bảng 3.13: Các yếu tố môi trường trong bể ấp trứng 44
Bảng 3.14: Các giai đoạn phát triển phôi của cá thia đồng tiền ba chấm 45
Bảng 3.15: Kết quả cho cá đẻ 48
viii
DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 1.1: Cá thia đồng tiền ba chấm (Dascyllus trimaculatus) 4
Hình 1.2: Bản đồ phân bố địa lý trên thế giới của cá thia đồng tiền ba chấm 5
Hình 2.1: Sơ đồ khối nội nghiên cứu của đề tài 19
Hình 2.2: Hệ thống bể thí nghiệm 20
Hình 2.3: Sơ đồ xử lý nguồn nước cung cấp cho tất cả thí nghiệm. 20
Hình 2.4: Sơ đồ mô tả thí nghiệm nuôi phát dục cá bố mẹ bằng các loại thức ăn khác nhau. 21
Hình 2.5: Sơ đồ thí nghiệm các loại kích dục tố HCG, Surfagon, LHRH-a. 24
Hình 2.6: Kỹ thuật vuốt trứng và lấy sẹ 26
Hình 2.7: Thụ tinh nhân tạo 27
Hình 2.8: Sơ đồ thí nghiệm các liều lượng kích dục tố LHRH-a 27
Hình 2.9: Thiết bị cho cá đẻ 29
Hình 2.10: Thiết bị ấp trứng 29
Hình 3.1: Tuyến sinh dục cái (a) và đực (b) của cá thia đồng tiền ba chấm 37
Hình 3.2: Một số hình ảnh cá thia đồng tiền ba chấm bệnh 39
Hình 3.3: Các giai đoạn phát triển phôi của cá thia đồng tiền ba chấm 47
1

MỞ ĐẦU
Trong những năm gần đây, bên cạnh những loài cá biển có giá trị kinh tế
được nghiên cứu sản xuất phục vụ nhu cầu thực phẩm tiêu thụ nội địa và xuất khẩu
(cá chẽm, cá mú, cá giò…) thì các loài cá cảnh biển cũng đang được quan tâm của
các nhà nghiên cứu khoa học và người dân nuôi giải trí. Do chúng đa dạng về màu
sắc, hình dạng và tập tính sống nên ngày càng thu hút nhiều người nuôi làm cảnh,
trưng bày ở các khu du lịch và giải trí.
Bên cạnh đó, cá cảnh biển còn có giá trị kinh tế cao. Hàng năm trên thế giới
tiêu thụ khoảng 35 triệu con cá cảnh biển, doanh thu đạt hơn 200 triệu USD với
nhiều nhóm cá có giá trị như: cá thia, cá bác sĩ, cá bướm, cá ngựa (30 - 40
USD/con), cá hoàng đế (50 - 100 USD/con), cá rồng biển (5000 USD/con) [ 75].
Một trong những loài hiện nay đang được yêu thích là cá thia đồng tiền ba
chấm (Dascyllus trimaculatus) hay còn gọi cá Domino. Đây là nhóm cá rạn san hô,
phân bố rộng, kích thước nhỏ với ba chấm trắng trên thân đen mượt mà (một chấm
trên đầu và hai chấm ở hai bên hông) và đang được nhiều người nuôi cá quan tâm,
trên thị trường thế giới chúng được bán với giá khá cao 2,5 — 4,99 USD/con.
Tuy nhiên cũng như nhiều loài khác, chúng chủ yếu được khai thác ngoài tự
nhiên đặc biệt là ở nước ta. Như vậy, nếu chỉ khai thác chúng từ tự nhiên thì không
những không đáp ứng đủ nhu cầu thị trường mà còn làm cạn kiệt nguồn lợi
(Wabnitz, 2003) [65].
Ở nước ta, cá cảnh biển được khai thác ở các vùng biển ven bờ Khánh Hòa,
Phú Quốc, Hà Tiên Các loài cá cảnh biển đều có sức sinh sản thấp, phần lớn
loài quí hiếm không đẻ được trong điều kiện nuôi nhốt, khi nhu cầu tăng thì nguồn
lợi các loài cá này giảm nhanh chóng. Khả năng tự phục hồi của chúng rất chậm, do
vậy không ít loài cá cảnh biển nằm trong danh mục sách đỏ hoặc CITES (Công ước
quốc tế về kinh doanh các loài có nguy cơ bị đe dọa). Biện pháp bảo vệ nguồn lợi cá
cảnh biển nói riêng và sinh vật biển nói chung là thành lập các khu bảo tồn biển
(MPA) hoặc phát triển nuôi trồng nhằm giảm áp lực khai thác ngoài tự nhiên.
Khu bảo tồn biển ở nước ta mới được thành lập trong những năm gần đây,
kết quả của nó chưa cao cả về nâng cao nhận thức môi trường của cộng đồng lẫn

bảo vệ sinh cảnh. Các nghiên cứu nuôi sinh vật biển (cá ngựa, cá hải quì ) chỉ
2
thành công ở qui mô nhỏ hoặc chỉ mang tính lý thuyết, cho nên để phục hồi nguồn
lợi thì chưa thật sự hiệu quả.
Vì thế việc phát triển nghề nuôi cá cảnh vừa để tạo sản phẩm, vừa nhằm
giảm áp lực khai thác tự nhiên, góp phần bảo vệ nguồn lợi là điều hết sức cần thiết.
Xuất phát từ nhu cầu trên, cá thia đồng tiền ba chấm là một trong ba loài cá cảnh
biển đã được Bộ Khoa học và Công nghệ đưa vào danh sách các loài cá cảnh cần
nghiên cứu sản xuất giống nhân tạo phục vụ xuất khẩu thực hiện từ năm 2007 đến
2010. Được sự phân công của Khoa Nuôi trồng thủy sản và sự thống nhất của giáo
viên hướng dẫn và chủ nhiệm đề tài “Nghiên cứu công nghệ sản xuất cá thia đồng
tiền ba chấm Dascyllus trimaculatus phục vụ xuất khẩu.Tôi thực hiện đề tài: "Thử
nghiệm sinh sản nhân tạo cá thia đồng tiền ba chấm Dascyllus trimaculatus ".
Luận án tốt nghiệp cao học là một phần nội dung nghiên cứu Khoa học
Công nghệ Trọng điểm cấp Nhà nước Mã số KC.06.05/06-10, giai đoạn 2007 -
2010 và học viên là người cùng tham gia thực hiện đề tài.
Mục tiêu của luận án:
Xác định được các chỉ tiêu, kỹ thuật cơ bản trong sinh sản nhân tạo cá thia
đồng tiền ba chấm.
Nội dung nghiên cứu:
 Thử nghiệm nuôi phát dục thành thục cá bố mẹ bằng các loại thức ăn khác
nhau trong điều kiện nuôi nhốt.
 Thử nghiệm sinh sản nhân tạo cá thia đồng tiền ba chấm.
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
Kết quả của đề tài góp phần cung cấp các dẫn liệu khoa học phục vụ sản xuất
giống nhân tạo cá thia đồng tiền ba chấm, góp phần thúc đẩy sự phát triển nghề nuôi
cá cảnh biển Việt Nam đúng với tiềm năng của mình.







3
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN

1.1. HỆ THỐNG PHÂN LOẠI CÁ THIA ĐỒNG TIỀN BA CHẤM
Trong thời gian qua, đã có nhiều công trình nghiên cứu trên thế giới về phân loại
cá thia đồng tiền ba chấm Dascyllus trimaculatus (Rüppell, 1829). Trong danh mục
các loài cá biển Việt Nam tập III [7] được nhiều nhà khoa học chấp nhận:
Ngành Động Vật Có Xương Sống: Vertebrata
Liên lớp Có Hàm: Gnathostomata
Lớp Cá Xương: Osteichthyes
Nhóm cá Vây tia: Actinopterygii
Bộ cá Vược: Perciformes
Phân bộ cá Vược: Percoidei
Họ cá Thia: Pomacentridae
Giống cá thia đồng tiền: Dascyllus
Loài cá thia đồng tiền ba chấm: Dascyllus trimaculatus (Rüppell,
1829).
Tên tiếng Anh: Three Spot Damselfish.
1.2. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA CÁ THIA ĐỒNG TIỀN BA
CHẤM
1.2.1. Đặc điểm hình thái, màu sắc, kích thước
1.2.1.1. Hình thái
Cá thia đồng tiền ba chấm (Dascyllus trimaculatus) có thân hình thoi, mình dẹt
hai bên, thân có phủ lớp vẩy lược, chiều dài thân bằng 1,4 - 1,6 lần chiều cao thân.
Miệng nhỏ, răng dạng hình nón. Cán đuôi nhỏ, vây đuôi hơi lõm vào trong. Chúng
chỉ có 1 vây lưng, và cũng mang đặc điểm chung của bộ cá vược với vây lưng và
vây hậu môn có tia gai rất phát triển. Công thức vây: D

X-XII
,
14–16
, A
II,12-15,
P
18-21
,
công thức đường bên:
4 5
17
10 11


. D. trimaculatus có thân màu đen nhung nổi bật với
ba chấm trắng, một ở trước đầu và hai chấm ở hai bên thân, gần gốc vây lưng [74].


4
1.2.1.2. Màu sắc
Toàn thân và các vây có một màu đen nhung, gồm có ba chấm trắng to nổi bật
trên cơ thể. Cạnh sườn, cạnh vây lưng mỗi bên có một chấm, và chấm còn lại ở
trước trán. Những chấm trắng này nổi bật khi cá còn nhỏ và mờ dần theo tuổi cá,
khi cá trưởng thành chấm trắng trước đầu gần như mất hẳn.


Hình 1.1: Cá thia đồng tiền ba chấm (Dascyllus trimaculatus) [72]

1.2.1.3. Kích thước
Thân hình bầu dục cao. Kích thước cá thể lớn nhất khai thác được ở Philippin là

150 mm (6 inch), trung bình là 70 – 110 mm [56] kích thước khai thác được ở Việt
Nam là 110 mm.
1.2.2. Phân bố môi trường sống
Cá thia đồng tiền ba chấm phân bố ở vùng biển nhiệt đới, ở các rạn san hô. Giai
đoạn con giống sống cộng sinh cùng nhím biển, vùng có cỏ chân ngỗng, san hô nhỏ,
khi lớn chúng mất dần tập tính hoặc khả năng sống cùng cỏ chân ngỗng. Những cá
thể trưởng thành tụ tập lại sống ở vùng biển nhỏ hẹp hơn ở hốc đá, rạn san hô [12].
Cá thia đồng tiền ba chấm là loài cá không di cư, có thể tìm thấy ở độ sâu 1÷ 55 m
nhưng tập trung nhiều ở độ sâu khoảng 4 – 10 m. Là loài thích nghi được với điều
kiện nhiệt độ từ 24 – 27
o
C; pH từ 7,9 – 8,6; hàm lượng NO
2
và NO
3
<0,03 mg/l [11].
5

Hình 1.2: Bản đồ phân bố địa lý trên thế giới của cá thia đồng tiền ba chấm [73]
1.2.3. Đặc điểm dinh dưỡng
Cá thia đồng tiền ba chấm là loài cá ăn tạp, phổ thức ăn rộng: giai đoạn nhỏ ăn
sinh vật phù du sống và phù hợp với kích cỡ miệng. Đối với cá con và một số cá
lười vận động chúng ăn sinh vật nổi xung quanh cá rạn san hô, rong tảo cộng sinh
với san hô, chất mùn bã hữu cơ, khi trưởng thành thức ăn của chúng là các loài giáp
xác, mảnh vụn thịt cá [13]. Trong điều kiện nuôi nhốt chúng cũng dễ dàng thích
nghi với thức ăn đông lạnh (như tôm, cá cơm, cá nục, cá ngân đông lạnh). Đây là
loài cá rất dễ thích nghi với môi trường sống mới, đặc biệt là môi trường nuôi nhân
tạo. Ngoài ra, còn tìm thấy trong dạ dày cá có cả trứng cá thia đồng tiền [11].
1.2.4. Đặc điểm sinh trưởng.
Cá thia đồng tiền ba chấm có tốc độ tăng trưởng tương đối chậm. Giai đoạn

trưởng thành loài cá này đạt chiều dài khoảng 11 - 13 cm, cá bố mẹ có chiều dài
trung bình khoảng 9 – 10 cm [36].
Hiện nay, những tài liệu cũng như đề tài nghiên cứu về sinh trưởng của D.
trimaculatus còn rất hạn chế.
6
1.2.5. Đặc điểm sinh học sinh sản
1.2.5.1. Giới tính
Họ cá Thia gồm loài phân tính và loài lưỡng tính với đặc tính tuyến sinh dục cái
chín trước như loài D. flavicaudus; D. aruanus; D. reticulatus; D. marginatus và D.
carneus. Khác với những loài cá trên, loài D. trimaculatus và loài D. albisella được
ghi nhận là đơn tính [17],[14]. Điều này càng được khẳng đinh rõ hơn trong nghiên
cứu của Asoh (2003) tác giả cho rằng giới tính khả năng chuyển từ con cái sang con
đực của loài D. aruanus ít xảy ra [14],[16].
Trong nghiên cứu của Cole (2000) xoay quanh vấn đề về sự thay đổi tuyến sinh
dục của một số loài cá thia D. aruanus, D. flavicaudus thấy rằng: Có sự chuyển đối
giới tính ở một số loài cá thia. Ở một con đực trưởng thành có sự pha trộn 1- 2
tuyến sinh dục (buồng trứng và tinh sào) [21]. Điều này có nghĩa một số loài cá thia
thuộc nhóm cá lưỡng tính đực có trước và sau đó có tính cái. Tuy nhiên, nhiều tranh
cãi về vấn đề này và các nhà khoa học vẫn đang tiếp tục nghiên cứu để làm sáng tỏ.
Đối với cá thia đồng tiền ba chấm giai đoạn còn nhỏ rất khó phân biệt được giới
tính nhưng khi trưởng thành đặc biệt là giai đoạn thành thục sinh dục thì tương đối
dễ phân biệt đực cái. Cá đực có thân hình thon dài, bụng tóp, lườn dẹp, thành bụng
dày, trán hơi cong và nhô cao, miệng có vành môi to và hơi tù, đa số trên thân và
viền vây có màu xanh thẫm hơn, đặc biệt các tia vây mềm có màu phớt hồng đậm
hơn vây con cái. Con cái có thân hình cao, nhìn ngang có dạng hình tròn, bụng to
hơn, lườn bụng phát triển thành bụng mỏng và mềm, trán xuôi, miệng có vành môi
nhỏ và nhọn, thân và viền vây có màu xanh nhạt hơn. Ngoài ra cùng một kích thước
và độ tuổi con đực thường nhỏ và nhẹ hơn con cái [2].
1.2.5.2. Tuổi và kích thước tham gia sinh sản lần đầu
Tuổi và kích thước thành thục lần đầu là đặc tính của mỗi loài, phụ thuộc vào môi

trường sống, dinh dưỡng, khí hậu, đặc biệt là nhiệt độ. Ở các nước nhiệt đới cá thường
thành thục sớm trong khi đó các nước ôn đới cá thành thục muộn hơn. Một số tác giả
lại cho rằng, sự thành thục sinh dục phụ thuộc vào tốc độ tăng trưởng của cá nghĩa là cá
thể nào sinh trưởng nhanh và khi đạt đến một chiều dài nhất định thì thành thục.
Trong điều kiện tự nhiên, giống Dascyllus trong họ cá Thia 1 - 2 tuổi có thể thành thục
tuỳ vào điều kiện dinh dưỡng, vùng địa lý khác nhau. Đánh bắt cá thia đồng tiền ba chấm
7
ngoài tự nhiên thường có các kích thước khác nhau, rất khó xác định tuổi thành thục của
cá. Kích thước tham gia sinh sản của chúng 9.5 – 14 cm. Đối với loài Dascyllus abisella
kích thước tham gia sinh sản 7 - 9 cm [36].
Theo nghiên cứu của Nguyễn Văn Hùng và cộng sự (2009) đã nhận định rằng tuổi
thành thục lần đầu của cá thia đồng tiền ba chấm là hơn 1 tuổi với khối lượng trung
bình 48 g tương ứng với chiều dài trung bình 10.9 cm, mùa vụ sinh sản chính kéo
dài từ tháng 1 đến tháng 4 [2].
1.2.5.3. Mùa vụ và tập tính sinh sản
Những nghiên cứu của Johannes (1978); Robertson (1988) cho rằng quá trình sinh
sản của cá thia đồng tiền ba chấm thường chịu ảnh hưởng của chu kỳ trăng, chu kỳ
thuỷ triều và sinh sản theo mùa. Cá tham gia sinh sản mạnh vào mùa xuân, lúc thuỷ
triều cao, đỉnh cao là mùa hè [34],[58]. Thời gian sinh sản diễn ra trước hoặc sau
chu kỳ trăng một vài ngày. Trong nghiên cứu của Doherty (1983) cũng có kết quả
nghiên cứu giống như 2 tác giả trên đối với 2 loài Pomacentrus flavicauda và P.
ward [25].
Theo Asoh và cộng sự (2001) nghiên cứu loài Dascyllus albisella (Gill) ở Kaneohe
Bay, Oahu, Hawai thấy đỉnh cao sinh sản của loài này từ tháng 6 – 9 năm 1997 và
tháng 7 – 8 năm 1998. So sánh cho thấy cũng tương tự loài Dascyllus trimaculatus
[17]
Trong khi đó, Holt (2000) cho rằng sinh sản của họ cá thia phụ thuộc vào nhiệt độ
và quang kỳ. Điều kiện môi trường cho đẻ phải đảm bảo tối thiểu 22
o
C, 11 giờ

chiếu sáng (13 giờ tối) để cho cá kết cặp sinh sản trong mùa hè [33].
Cá thường sinh sản vào buổi sáng, thời gian sinh sản kéo dài từ 20 phút đến 2
giờ. Chúng sinh sản những nơi tương đối yên tĩnh và kín đáo. Khi đẻ, con cái sẽ bơi
nhẹ nhàng trên mặt tổ (tổ là những vỏ động vật thân mềm, san hô chết, hay 1 phần
con trai khổng lồ để làm sạch tổ và dọn tổ của nó nơi có nền đáy sạch), con đực sẽ
bơi theo để tưới tinh cho trứng. Sau khi sinh sản, cá đực thường xuyên ở tổ để chăm
sóc và bảo vệ trứng cho đến khi trứng nở. Trong thời gian chăm sóc trứng, chúng
dùng miệng nhặt hết trứng bị ung do nấm hoặc do vi khuẩn xâm nhập và làm vệ
sinh vật bám trứng, cá dùng vây ngực, vây bụng quạt trứng để cung cấp oxy cho
trứng. Cá cái kiếm mồi và thỉnh thoảng giúp đỡ con đực chăm sóc trứng. Càng gần
8
ngày nở, cá bố mẹ tăng cường quạt nước cho trứng để tránh trường hợp thiếu oxy
cục bộ. Trong thời gian chăm sóc trứng cá đực rất ít ăn [4]. Sau 3 – 7 ngày trứng sẽ
nở [55].
1.2.5.4. Sức sinh sản
Họ cá Thia, con cái có sức sinh sản khoảng 25.000 – 75.000 trứng/cá cái.
Đường kính trung bình 0,7 mm. Đối với loài Dascyllus abisella sức sinh sản dao
động trong khoảng 23.100 – 52.800 trứng/cá cái, lớn hơn so với loài D.
trimaculatus. Trong khi đó loài cá thia đồng tiền ba chấm có kích thước lớn ở vùng
biển Hawaii có sức sinh sản 10.000 trứng/cá cái (Thresher, 1984) [64]
Tuy nhiên, theo tài liệu nghiên cứu của Wilkerson (1998) sức sinh sản của cá
thia từ 1.000 – 10.000 trứng/cá cái phụ thuộc vào tuổi, kích cỡ cá, đặc biệt có lần đẻ
20.000 trứng/cá cá. Trứng dính, màu nâu, có hình elip và đường kính 1 mm [67].
1.2.5.5. Quá trình phát triển của phôi
Trứng của cá thia đồng tiền ba chấm cũng giống với trứng của các loài cá khác trong
họ cá Thia đều là trứng dính, lắng ở đáy biển và thụ tinh ngoài, có dạng hình elip.
Trứng có màu vàng tươi, sau khi đẻ ra bám trên giá thể. Sự phát triển của phôi bắt
đầu từ lúc trứng được thụ tinh, trải qua nhiều giai đoạn phát triển kế tiếp nhau cuối
cùng tạo ra một cá thể hoàn chỉnh. Đường kính trứng dao động từ 350 – 550 µm. Nếu
so sánh với đường kính của một số loài trong họ cá Thia thì đường kính loài này

tương đối lớn. Trứng nở sau 3 ngày, khoảng 22 – 26 ngày cá vẫn sống cộng sinh với
cỏ chân ngỗng nhưng đến khi trưởng thành chúng ẩn náu gần những vách đá, rạn san
hô[2].
Tóm tắt các giai đoạn phát triển phôi cá thia đồng tiền ba chấm (D. trimaculatus)

9
Bảng 1.1: Các giai đoạn phát triển phôi (Nguyễn Văn Hùng, 2009) [2]
STT Các giai đoạn phát triển phôi Thời gian biến thái
1 Trứng thụ tinh 0 giờ 30 phút
2 Giai đoạn phân cắt 2 tế bào 0 giờ 40 phút
3 Giai đoạn phân cắt 4 tế bào 0 giờ 45 phút
4 Giai đoạn phâncắt 8 tế bào 0 giờ 50 phút
5 Giai đoạn phân cắt nhiều tế bào 1 giờ 10 phút
6 Giai đoạn phôi vị 3 giờ 25 phút
7 Giai đoạn phôi thần kinh 7 giờ 30 phút
8 Giai đoạn bọc mắt, mầm đuôi 10 giờ 35 phút
9 Giai đoạn phôi hoàn chỉnh 23 giờ 55 phút
10 Trứng nở 64 giờ 35 phút

1.3. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÁ CẢNH
1.3.1.Trên thế giới
Nguồn cá cảnh biển hiện nay trên thế giới chủ yếu dựa vào nguồn cá tự nhiên, cá
được xuất bán trên thị trường thường được khai thác ở các nước nhiệt đới có nhiều
rạn san hô và phong phú về thành phần loài cá cảnh biển. Nếu như 98% cá cảnh
nước ngọt được cung cấp nhờ vào kỹ thuật sản xuất giống nhân tạo thì cá cảnh biển
chỉ có 2% được cho sinh sản nhân tạo [75].
Thống kê giao dịch toàn cầu về cá cảnh biển cho thấy những loài trong họ
Pomacentridae chiếm chủ yếu trong tổng số. Ưu thế này có thể do kích thước cá
nhỏ, màu sắc hấp dẫn và khâu chăm sóc dễ dàng [10]. Riêng giống loài cá khoang
Cổ (Amphiprion) là cá được nuôi phổ biến nhất với số lượng lớn (còn gọi là cá hải

qùi, do trong tự nhiên chúng luôn sống hội sinh cùng hải qùi [46]. Trong điều kiện
nuôi nhốt, các loài cá khoang cổ, cá ngựa và thia đồng tiền có thể sinh trưởng và
sinh sản như trong tự nhiên. Theo thống kê của GMAD (Global Marine Aquariun
Database), cá thia đồng tiền chiếm tỷ lệ 39 % trong tổng số cá cảnh được nhập vào
thị trường Mỹ [65]. Những năm gần đây, ở Nhật Bản đã có một số nghiên cứu về
loài cá thia đồng tiền ba chấm như nghiên cứu của Makoto và Ryozo (2001) về cấu
tạo, vị trí khác nhau của tế bào sắc tố liên quan đến màu sắc của loài cá này [45].
10
1.3.1.1. Những nghiên cứu về sinh sản
Trong những năm gần đây các nhà khoa học đã tập trung nghiên cứu phương pháp
kích thích sinh sản cá thia, chủ yếu kích thích cá đẻ bằng các yếu tố ngoại cảnh
trong điều kiện nuôi nhốt.
Từ những năm đầu của thế kỉ 18 các nhà khoa học đã nghiên cứu đặc điểm sinh
học, sinh thái của một số loài cá thia như: D. aruanus, D. marginatus, D.
reticulatus… và từ những năm của thập kỷ 80 cho đến nay, trên thế giới có rất
nhiều quốc gia đã cho sinh sản thành công loài cá thia trong bể nuôi như Ấn Độ,
Nhật Bản, Pháp, Hawai-Mỹ [23]. Viện nghiên cứu biển Vizhinjam
Thiruvanthapuram Ấn Độ đã cho sinh sản thành công loài D. flavicaudus, D.
carneus, D. albisella, D. trimaculatus, D. albisella và D. aruanus, tất cả các loài
trên cũng được sinh sản thành công ở Nhật, Pháp, Hawai [69].
Trong những năm gần đây, các nhà khoa học tập trung nghiên cứu sâu hơn về tập
tính sinh sản, những yếu tố sinh thái ảnh hưởng đến quá trình sinh sản của cá thia
nhằm nâng cao sức sinh sản trong điều kiện nuôi nhốt. Nghiên cứu sinh sản nhân
tạo thành công đầu tiên trên loài Chrysiptera parasema trong điều kiện nuôi nhốt ở
Ấn Độ Dương, sự kết cặp sinh sản sau 3 tháng nuôi nhốt, trứng được thu sau khi cá
sinh sản và ương trong bể 80 lít. Đường kính trứng khoảng 1.2 – 1.5 mm, có 1 giọt
dầu lớn tại nhiệt độ 28
0
C trong bóng tối, tổng thời gian ấp là 96 h (Olivotto, 2003)
[51].

Mann và Lobel (1998) tiến hành nghiên cứu những tần số âm thanh do con đực
phát ra trong quần thể, sự kết hợp và chăm sóc trứng. Hai ông sử dụng video ghi âm
những âm thanh do loài D. albsella và loài D. aruanus phát ra trong quá trình sinh
sản ở đảo san hô vùng Johnston và vịnh Kaneohe, Oceha, Hawaii. Kết quả cho thấy
con đực sẽ phát ra những âm thanh trong thời gian chuẩn bị làm tổ, ve vãn và kết
cặp với con cái. Đó là những âm thanh có biên độ dao động của xung nhịp nhỏ,
trong suốt khoảng xung không có sự thay đổi nhiều của các xung động. Nó khác với
những âm thanh nhanh, dồn dập, với biên độ tăng, giảm liên tục trong khoảng giữa
3 - 11 xung động khi con đực làm nhiệm vụ săn đuổi những cá thể tấn công tổ của
chúng. Đây là những tín hiệu giúp các nhà khoa học xác định thời điểm cho sinh sản
nhân tạo. Trong khi đó, cũng 2 tác giả này đã công bố kết quả về nghiên cứu âm
11
thanh phát ra từ con đực trong quá trình kết cặp loài D. albisella năm 1995. Âm
thanh phát ra từ những con đực kích thước lớn có tần số thấp hơn những con đực có
kích cỡ nhỏ, đối với con nhỏ kích thước 20 – 40 g tần số 390 Hz và con lớn hơn có
kích thước 40 – 60 g tần số 334 Hz [44].
Nghiên cứu của Moyer và cộng sự (1978) đã mô tả quá trình sinh sản của loài cá
Centropyge interruptus đẻ trứng diễn ra hàng ngày vào thời gian giữa tháng 5 đến
tháng 9 và được kiểm soát điều kiện nhiệt độ và ánh sáng và hoạt động đẻ không
xảy ra nếu như nhiệt độ dưới 22
o
C, thời gian đẻ trước 10 phút và sau 5 phút mặt
trời lặn trừ khi trời có nhiều mây thì hoạt động đẻ xảy ra sớm hơn trong ngày [51].
Trong khi đó nghiên cứu của Mizushima (1999) chọn kỳ trăng để cho đẻ loài D.
aruanus cho thấy khả năng giảm tỷ lệ chết của ấu trùng [47].
Trong thời gian qua Holt và cộng sự (2000) đã nghiên cứu về ảnh hưởng của nhiệt
độ và thời gian chiếu sáng lên quá trình đẻ một số loài cá rạn san hô như loài
Centropyge argi, Bodianus puchellus, Thalassoma bifasciatum, Halichores
maculipinna trong phòng thí nghiệm, với thời gian chiếu sáng 11h (13 h tối), nhiệt
độ 22

o
C và sự bắt cặp của những cá thể trưởng thành [33]. Bên cạnh đó, Hilder và
cộng sự (2002) nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ lên quá trình sinh sản của cá
trinh nữ gai Acanthochromis polyacanthus và ông đã nhấn mạnh sự kích thích sinh
sản bằng nhiệt độ [31]. Ngoài ra, nghiên cứu của Lobel, (1978) cũng đã thu được
kết quả và ông cho rằng quá trình sinh sản của loài Centropyge potteri bị ảnh
hưởng bởi mùa vụ và sự thay đổi chu kỳ trăng [43].
Bên cạnh nghiên cứu về cá thia, với mục đích kinh tế và làm cảnh, đối tượng cá
ngựa được nghiên cứu cho sản xuất giống và nuôi thương phẩm ở nhiều nước trên
thế giới: Phillippines, Trung Quốc, TháiLan, Australia, New Zenland, Indonesia và
Việt Nam. Tại Trung Quốc từ năm 1950 đến năm 1980 đã có 7 cơ sở nuôi qui mô
lớn ở eo phía Nam của biển. Hai cơ sở ở tỉnh Guangxi và 5 cơ sở ở tỉnh Quảng
Đông, Phillippines, cá ngựa được nuôi ở đảo Marrunggas vào năm 1988 nhưng thất
bại, phương pháp nuôi như sau: Cho cá đẻ trong phòng thí nghiệm và nuôi cá con
trong các lồng nổi đặt ở biển hoặc cửa sông, tỷ lệ sống của cá con 12 % sau 1 tuần
nuôi. Những năm gần đây, Thái Lan và Indonesia bắt đầu nghiên cứu cá ngựa
thương phẩm trong điều kiện phòng thí nghiệm nhưng kết quả chỉ dừng ở bước đầu,
12
tỷ lệ sống không cao, chưa có cá ngựa phát dục nên chưa nhận được thế hệ F
2
. Tại
Tasmania (Úc), New Zeland, các công ty nuôi cá ngựa thương phẩm với mục đích
thương mại đã xây dựng. Do tính chất kinh doanh nên những hoạt động của công ty
này không phổ biến rộng rãi, một số bị phá sản do chi phí sản xuất cao và số lượng
nuôi không nhiều vì ở quy mô thí nghiệm. So với thế giới, việc nghiên cứu nuôi cá
ngựa ở Việt Nam ra đời muộn hơn, phải cuối những năm 80 của thế kỉ trước mới
bắt đầu triển khai. Qua hơn 20 năm nghiên cứu giới, việc nuôi cá ngựa ở nước ta đạt
được nhiều kết quả khả quan, chủ động sản xuất được con giống và trở thành sản
phẩm hàng hoá xuất khẩu qua thị trường các nước trên thế giới [75].
1.3.1.2. Nghiên cứu sử dụng kích dục tố trong sinh sản cá biển

Nhiều nghiên cứu về đặc điểm của trứng cá sau khi sử dụng kích dục tố đã được
công bố. Một trong những số đó thì nhà nghiên cứu đã sử dụng thành công kích dục
tố để kích thích trứng thành thục và sinh sản như (Wabnitz và cộng sự, 2003;
Emel’Yanova và cộng sự, 2006) đã cho những kết quả rất tốt bởi vì hormone giúp
cho quá trình phát triển noãn bào đồng loạt trong buồng trứng và thời gian đẻ
[65],[28]. Hơn thế nữa Cormic (1999) đã làm thí nghiệm về ảnh hưởng của kích dục
tố trên cá cái lên chất lượng ấu trùng của loài cá rạn san hô và thu được kết quả hình
thái ấu trùng khi nở bị ảnh hưởng trực tiếp bởi lượng cortisol hoặc testosteron trong
cơ thể mẹ [20].
Bên cạnh đó trong điều kiện nuôi nhốt thì King và cộng sự (2004) đã tiến hành thử
nghiệm bằng phương pháp điều khiển các yếu tố môi trường như nhiệt độ, thời gian
chiếu sáng và kết hợp sử dụng LHRHa cũng đã được tiến hành cụ thể trên loài cá
hồi Đại Tây Dương (Salmo salar) [38]. Cũng trên đối tượng này Crim và cộng sự
(1986) đã tiêm LHRHa trên cá cái. Kết quả cho thấy có tác dụng kích thích lên noãn
bào trong giai đoạn hình thành noãn hoàng của chu kỳ sinh sản, đồng thời cũng có
hiệu quả kích thích đồng loạt trong quá trình đẻ [22].
Một nghiên cứu khác của Firat và cộng sự (2003) trên cá chẽm Châu Âu
(Dicentrarchus labrax L., 1758), sử dụng LHRHa liều lượng tiêm 10 µg/kg liều 1 cách
liều tiêm thứ 2 sau 12 h. Kết quả cho thấy 90 % tuyến sinh dục thành thục sau 60 h
hiệu ứng [30].
13
Garcia (1989) nghiên cứu sự thành thục của cá chẽm Châu Á Lates calcarifer phụ
thuộc vào liều lượng LHRHa. Kết quả số lần cá đẻ tăng (90 %) ở khoảng liều lượng
dao động từ 4,75 – 75 µg/kg và số lần thấp hơn (62,5 % – 75 %) ở khoảng 150 –
300 µg/kg và nhóm cá không sử dụng kích dục tố là (0 – 6,3 %); tỷ lệ thụ tinh trung
bình thấp nhất 30,1% ở liều 300 µg/kg; trung bình ở các liều lượng thấp hơn 60,5
% to 82,2 % và tỷ lệ nở cũng tương tự từ 30 – 76,5 %. Ở tất cả các liều lượng thí số
lượng trứng đẻ ra trong ngày đầu nhiều nhất 37,3 – 58,7×10
4
trứng/kg và số ít nhất

trong ngày đẻ cuối 1,2 – 6,9×10
4
trứng/kg [35]. Những số liệu trên đã thể hiện được
hiệu quả của LHRHa lên số lượng và chất lượng trứng.
Trên một số đối tượng khác, tác giả Ducan và cộng sự (2001) đã nghiên cứu sử
dụng LHRHa thành công trên cá Sphoeroides annulatus khi ông thí nghiệm trên đàn
cá đã thành thục ở 3 nhóm: nhóm 1 sử dụng tiêm nước muối sinh lý , nhóm 2 sử
dụng LHRHa tiêm cá mới bắt về (ngày 0) 20 µg/kg, sau 2 ngày tiêm 40 µg/kg, 4
ngày 80 µg/kg và 6 ngày 160 µg/kg

và nhóm tiêm EVAc (ethylene vinyl acetate
(EVAc) co-polymer) ở liều lượng cấy 75 µg/<800g, 150 µg/>800g. Kết quả không
có sự sai khác về kích thước đường kính trứng và tỷ lệ thụ tinh 90.2 – 97.3 % và 82
% cá đẻ trong 2 nhóm dùng LHRHa và nhóm cấy, 18% cá đẻ trong nhóm tiêm nước
muối sinh lý [26].
Emata và cộng sự (1996) đã cho đẻ loài cá hồng (Lutjanus argentimaculatus) sử
dụng HCG với liều lượng 1500 UI/kg, hiện tượng đẻ xảy ra sau 27 giờ tiêm và sau
16 giờ cá nở ở nhiệt độ 28
o
C, độ mặn 32 ppt. Bên cạnh đó, các tác giả cũng đồng
thời sử dụng LHRHa với liều lượng 100 µg/kg, cá đẻ sau 44 giờ và nở sau 16 giờ
cùng ở điều kiện môi trường [27].
Lee và cộng sự (2003) cũng nghiên cứu ảnh hưởng của LHRHa và 17α-
methyltestosterone lên sự thành thục của cá măng Chanos chanos, tác giả đã sử
dụng 5 vật liệu: LHRHa 200 µg, 250 µg liquid 17α-MT, 10 mg crystalline17α-MT,
LHRHa kết hợp với liquid 17α-MT, LHRHa kết hợp với crystalline17α-MT. Kết
quả cho thấy việc kết hợp LHRHa với liquid 17α-MT ảnh hưởng hầu hết lên quá
trình thành thục của cả cá đực và cái, sau khi cấy 1 tháng có 50 % cá thành thục vào
tháng 4 và gần 90 % cá thành thục vào tháng 7. Sự kết hợp LHRH-a kết hợp với
crystalline17α-MT nâng cao được số lượng thành thục của con đực nhưng không

14
có hiệu quả với cá cái. Bên cạnh đó, sử dụng duy chỉ có LHRHa có hiệu quả với
con cái nhưng ít có hiệu quả với con đực. 17α – MT kích thích được sự thành thục
cá cái [41]. Đồng thời trên đối tượng cá măng Tamaru và cộng sự (1988) đã sử dụng
viên cấy gồm 200 µg LHRHa và 0.25 mg MT đã làm tăng số cá cái thành thục lên
85 % so với 3.3 % của đối chứng. Việc cấy 500 µg LHRHa cho cá thơm đã kích
thích đầy đủ sự tạo trứng và tiếp sau là sự rụng trứng trong chế độ quang kỳ 16
h[61].
Bên cạnh đó, Kobayshi và cộng sự (1988), đã nghiên cứu sự thay đổi của lượng
hocmon trong quá trình rụng trứng của cá vàng. Các mẫu máu được lấy từ con cái
cứ 4 ngày lấy mẫu 1 lần trong suốt 3 tháng. Kết quả đã cho thấy lượng E2
(estradiol-17beta) được sản xuất chủ yếu trong giai đoạn đầu của quá trình rụng
trứng và tiếp sau đó là lượng testosterone trong việc kích thích lượng hocmon trong
huyết tương và kết thúc là sự rụng trứng. Quá trình rụng trứng đồng thời trên cá
vàng cũng được thảo luận sự liên quan giữa các yếu tố bên trong và bên ngoài ảnh
hưởng đến quá trình rụng trứng xảy ra [39].
1.3.2. Tại Việt Nam.
Trong những năm trở lại đây, cùng với sự phát triển về kinh tế và nhận thức đúng
tầm quan trọng về nguồn lợi cá cảnh biển đem lại. Do vậy nghiên cứu về phát triển
lĩnh vực cá cảnh biển được quan tâm.
Ở vùng biển Trường Sa theo nghiên cứu của Nguyễn Hữu Phụng (1998) xác định
được 147 loài thuộc 75 giống 28 họ, 6 bộ. Thành phần loài chủ yếu thuộc họ cá thia
chiếm 21.1% tổng số loài. Mật độ cá khác nhau giữa các điểm khảo sát. Loài cá thia
má vàng (Chromis vandenbilti) có đến 1,136 con/500m
2
chiếm 62.6 %. Sau đó là cá
thia Đuôi Gai Xám Đen (Acanthurus nigrofuscus) 206 con/500m
2
, chiếm 11.4 %.
Cá thia đuôi trắng (Chromis Margaritifer) 91 con/500m

2
chiếm 5 %, tiếp đến là cá
thia đuôi vàng (Pomacentrus coelestis)[8].
Nghiên cứu cá rạn san hô ở An Thới (Phú Quốc – Kiêng Giang) của Nguyễn Hữu
Phụng (1998) đã xác định được 135 loài cá rạn san hô thuộc 60 giống và 25 họ. Họ
cá Bàng Chài có số lượng loài phong phú nhất (28 loài), tiếp đến là họ cá thia
(Pomacentridae). Mật độ cá thể trung bình trên mỗi mặt cắt dao động từ 176 – 859
15
cá thể/500 m
2
. Phần lớn kích thước cá rạn san hô tập trung trong nhóm kích thước
nhỏ 1-10 cm, trong đó họ cá thia chiếm ưu thế [8].
Nói chung, nguồn lợi cá cảnh biển đặc biệt cá rạn san hô rất đa dạng và phong
phú. Triển vọng đầu tư phát triển nghề nuôi cá cảnh biển trong tương lai. Để phát
triển và bảo vệ nguồn lợi này, Việt Nam đã có một số nghiên cứu bước đầu về sinh
sản nhân tạo một số loài cá cảnh biển có giá trị kinh tế. Cụ thể như: Viện hải dương
học Nha Trang đã cho sinh sản nhân tạo thành công cá khoang cổ đỏ (Amphiprion
frenatus), sản xuất giống thành công cũng như nuôi thương phẩm ba loài cá ngựa:
cá ngựa đen (Hippocampus kuda), cá ngựa vằn (Hippocampus comes) và cá ngựa
gai (H. spinosisimuss).
Hà Lê Thị Lộc (2005) đã nghiên cứu một số đặc điểm sinh học sinh sản của cá
khoang cổ đen đuôi vàng (Amphiprion clarrkii) và cá khoang cổ đỏ (A. frenatus).
Kết quả cho thấy hai loài cá này là những loài thay đổi giới tính với tính đực trước
và tính cái sau tuỳ thuộc vào kích thước của cơ thể [3]. Thêm vào đó tác giả cũng đã
nghiên cứu sinh sản nhân tạo cá khoang cổ đỏ Amphiprion frenatus thành công
bằng phương pháp tạo môi trường bể nuôi giống như ngoài điều kiện tự nhiên [4].
Kết quả cá đực và cá cái thể hiện sự ve vãn, bắt cặp và sinh sản trong điều kiện nuôi
nhốt. Trứng bắt đầu nở sau 9 – 10 ngày, tỷ lệ nở trung bình 82.09 % . Sau 1 tháng
ương nuôi thức ăn sử dụng luân trùng, vi tảo, artermia đạt tỷ lệ sống 69.32 %, cá
3 tháng tuổi đạt 100 %. Bên cạnh đó tác giả cũng đã nghiên cứu đề tài “Cơ sở sinh

thái và sinh học nhằm phục vụ cho việc sinh sản nhân tạo cá khoang cổ
(Amphiprion sp) ở vùng biển Khánh Hoà”.
Hiện nay Viện hải dương đang thử nghiệm sản xuất giống và nuôi thương phẩm 3
loài cá ngựa là cá ngựa đen (Hippocampus kuda), cá ngựa vằn (Hippocampus
comes) và cá ngựa gai (Hippocampus spinosismuss). Việc nghiên cứu chuyển đổi
màu sắc cá ngựa cũng đang được chú trọng. Với thành công này, sau mỗi tháng
Viện sẽ nhân giống thành công từ 5.000 – 7.000 con giống ở qui mô trại sản xuất
nhỏ, dung tích bể nuôi khoảng 20 m
3
. Ở Việt Nam, hầu như tất cả các công trình
nghiên cứu cá ngựa là do tập thể cán bộ của Viện tiến hành từ những năm 80 của
thế kỷ trước. Theo số liệu từ Viện hải dương học Nha Trang, ở vùng biển Khánh
Hòa có gần 400 loài cá rạn san hô có thể làm cảnh.
16
Emel’yanova và cộng sự (2006) tại Trung Tâm Nhiệt Đới Việt - Nga đã bước
đầu có kết quả trên thí nghiệm sử dụng liều lượng kích dục tố kích thích lên sự
thành thục và rụng trứng của cá Zebrasoma copas (Acanthuridae). Kết quả thể hiện
67 % cá thể cái rụng trứng với sự thay đổi ở liều tiêm (5 + 20 µg/kg) và liều tiêm
(2 + 8 µg/kg) sau thời gian 33 – 47 giờ tiêm liều 1[28]. Bên cạnh đó trong năm 2009
các nhà nghiên cứu trên cũng tiến hành các thí nghiệm sử dụng hormone surfagon
(LH-RH-a) với eglonil (5+15 µg/kg) lên sự thành thục, rụng trứng, chất lượng trứng
và sự phát triển của ấu trùng cá Abudefduf sexfasciatus (Pomacentridae) và D.
trimaculatus (Pomacentridae). Kết quả quá trình rụng trứng xảy ra sau 40 – 48 h
và 33.5 – 42 h tương ứng với các loài khác, hình thái của noãn bào thay đổi trong
suốt thời gian thành thục. Chất lượng trứng cũng được đánh giá sau khi lưu giữ
trong cơ thể con cái (in vivo) và môi trường bên ngoài (- in vitro) ở 25 và 5
o
C. Sự
phát triển của phôi và ấu trùng cũng được thể hiện[29].
Cũng với nhóm các nhà nghiên cứu trên họ đã tiến hành nghiên cứu tỷ lệ sống

tinh trùng 3 loài cá rạn san hô trong Vịnh Nha Trang. Bằng phương pháp phân tích
tinh dịch có sự hổ trợ của máy tính (CASA) để xác định sự vận động của tinh trùng
3 loài cá Zebrasoma scopas (Acanthuridae), Abudefduf sesfasciatus và Dascyllus
trimaculatus (Pomacentridae). Đó là những loài đại diện cho các họ trên về khả
năng sinh sản: Zebrasoma scopas đại diện cho loài đẻ trứng nổi, hai loài còn lại là
đẻ trứng dính . Kết quả nghiên cứu, đường cong chỉ sự vận động của tinh trùng
được biểu diễn trùng với đường cong thực tế thu thập được. Sau một phút ở trong
môi trường nước tinh trùng hoạt động với vận tốc 15.3 – 74.5 µm/giây đối với
Zebrasoma scopas, tương đối chậm là Abudefduf sesfasciatus từ 12.7– 21.6 µm/giây
và cao nhất là Dascyllus trimaculatus từ 58.4 – 74.5 µm/giây. Khả năng hoạt động
bình thường của tinh trùng trong môi trường nước đảm bảo tỷ lệ sống 50 % ở 25
o
C
được xác định lần lượt đối với 3 loài trên là 3 – 20 phút, 5 – 10 phút, 6 – 9 phút.
Còn lưu giữ ở 4,5
o
C thì thời gian tương ứng là 7 h; 20 h và 28 h. Kết quả này là cơ
sở để nghiên cứu hoạt động của tinh trùng ở các loài cá biển [54],[29]. Theo Pavlov
và cộng sự (2008) nghiên cứu khả năng thụ tinh của trứng của các loài Zebrasoma
scopas (Acanthuridae), Dascyllus trimaculatus (Pomacentridae) và Abudefduf
sesfasciatus được ước tính sau khi trứng được phóng vào môi trường nước. Những
17
trứng thụ tinh sẽ diễn ra sự phân cắt tế bào. Số lượng trứng được phân cắt sẽ không
giảm sau thời gian 5 phút, 40 phút, 15 phút đối với các loài Zebrasoma scopas
(Acanthuridae), Dascyllus trimaculatus (Pomacentridae) và Abudefduf sesfasciatus.
Nếu trứng tồn tại trong môi trường nước lâu hơn thì sẽ giảm tỷ lệ thụ tinh và diễn ra
sự phân cắt không bình thường. Dấu hiệu là sự dính bám giữa nhân và màng nhân
lỏng lẻo, nhân sẽ bị thoái hoá [55].
Trong những năm gần đây Trung tâm Quốc gia giống Hải sản miền Trung đã
hợp tác với các chuyên gia thuộc Trung tâm nhiệt đới Việt – Nga đã nghiên cứu

thành công việc sử dụng hormone để kích thích sự thành thục sinh dục và sinh sản
của cá thia đồng tiền ba chấm, đây là một trong những loài cá cảnh biển mới đang
trong thời gian nghiên cứu của nước ta. Từ thực tiễn nêu trên, Bộ Khoa học Công
nghệ đã giao nhiệm vụ nghiên cứu công nghệ sản xuất giống nhân tạo và nuôi
thương phẩm loài cá thia ba chấm.
1.4. NGHIÊN CỨU VỀ BỆNH
Bệnh do dinh dưỡng: bệnh gan nhiễm mỡ (Lipoid liver disease) do cá cảnh chủ
yếu được nuôi bằng thức ăn công nghiệp. Weisman và Miller (2006) thu mẫu cá
thia xanh (Blue Damselfish) có dấu hiệu bị sình bụng để kiểm tra sự biến đổi mô
học. Kết quả cho thấy sự hiện diện của những không bào và sự chiếm chỗ của
những đám tế bào mỡ (adipocytes) ở gan [66].
Bệnh do vi khuẩn: Chủng vi khuẩn Vibrio damsela đã được Milton và cộng sự
(1981) phân lập và xác định là tác nhân gây bệnh lở loét trên da của loài cá
Damselfish nhiệt đới - Chromis punctipinnis [48]. Kết quả cảm nhiễm vi khuẩn này
trên một số loài cá cho thấy những loài cá thuộc họ cá thia (Damselfish) đều thể
hiện dấu hiệu bệnh lý như ngoài tự nhiên nhưng không thấy dấu hiệu bệnh trên
những nhóm cá khác. Zanoni và cộng sự (2008) đã phân lập được vi khuẩn Gram
dương Mycobacterium từ gan, thận, lách của những mẫu cá bị lở loét, đốm trắng
thận thuộc nhiều loài cá cảnh khác nhau (gồm cả cá tự nhiên và cá cảm nhiễm
ngược). Trong đó có D.trimaculatus và một số loài khác thuộc Damselfish [69].
Bệnh ký sinh trùng: Cá thia cũng thường gặp một số bệnh ký sinh trùng gây ra
bởi các tác nhân như: sporozoas, Cryptocaryon, Oodinium, monogena, digenae,
nematoida và crustaceans.

×