i
LỜI CAM ðOAN
Tôi xin cam ñoan ñây là công trình nghiên cứu ñộc lập của bản thân với sự
giúp ñỡ của giáo viên hướng dẫn. Mọi
tham khảo dùng trong luận văn ñều ñược trích
dẫn rõ ràng trong danh mục tài liệu tham khảo. Các thông tin, số liệu và kết quả nêu ra
trong luận văn là trung thực và khách quan do chính tác giả thu thập và phân tích.
Nha Trang, tháng 04 năm 2012
Học viên
Nguyễn Thị Là
ii
LỜI CẢM ƠN
Tác giả xin trân trọng cảm ơn quý thầy, cô giáo trường ðại học Nha Trang, nhất là
các cán bộ, giáo viên Khoa Kinh tế, Khoa Sau ðại học ñã giúp ñỡ và tạo ñiều kiện cho tác
giả hoàn thành luận văn này. ðặc biệt tác giả xin gửi lời cảm ơn sâu sắc ñến giáo viên
hướng dẫn PGS.TS.Nguyễn Thị Kim Anh ñã ủng hộ và giúp ñỡ tác giả trong suốt quá
trình thực hiện ñề tài này.
Tác giả xin trân trọng cám ơn Phòng Kinh tế thị xã Ninh Hòa, Chi cục thống kê thị
xã Ninh Hòa, các hộ nuôi tôm thẻ chân trắng trên ñịa bàn thị xã Ninh Hòa, huyện Vạn
Ninh ñã quan tâm giúp ñỡ, tạo ñiều kiện thuận lợi cho tác giả thu thập các thông tin, tài
liệu phục vụ công tác nghiên cứu.
Xin cám ơn gia ñình, bạn bè và ñồng nghiệp ñã giúp ñỡ, chia sẻ những khó khăn và
luôn ñộng viên, khuyến khích tác giả trong quá trình học tập và nghiên cứu ñể hoàn thành
luận văn ngày hôm nay.
Xin trân trọng cảm ơn!
iii
MUÏC LUÏC
Trang
LỜI CAM ðOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MUÏC LUÏC iii
DANH MUÏC BAÛNG vi
DANH MỤC HÌNH viii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ix
PHẦN MỞ ðẦU 1
1. Tính cấp thiết của ñề tài 1
2. Mục tiêu nghiên cứu 2
2.1. Mục tiêu tổng thể 2
2.2. Mục tiêu cụ thể 2
3. ðối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
3.1. ðối tượng nghiên cứu 3
3.2. Phạm vi nghiên cứu 3
4. Phương pháp nghiên cứu 3
5. ðóng góp của ñề tài 3
6. Cấu trúc của ñề tài 3
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 4
1.1. Phương pháp tính giá thành sản phẩm nông nghiệp 4
1.1.1. ðặc ñiểm hoạt ñộng sản xuất nông nghiệp 4
1.1.2. ðặc ñiểm kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm nông nghiệp 5
1.1.2.1. ðối tượng tập hợp chi phí sản xuất, ñối tượng tính giá thành, kỳ tính giá thành 5
1.1.2.2. Kết cấu giá thành sản phẩm nông nghiệp 5
1.1.2.3. ðánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ 9
1.1.2.4. Phương pháp tính giá thành 9
1.2. Tổng quan các nghiên cứu trong nước và ngoài nước có liên quan 12
1.2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước 12
1.2.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước 14
iv
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 16
2.1. Thời gian và ñịa ñiểm nghiên cứu 16
2.2. ðối tượng ñiều tra 16
2.3. Phương pháp nghiên cứu 16
2.4. ðiều tra thu thập số liệu 17
2.4.1. Số liệu thứ cấp 17
2.4.2. Số liệu sơ cấp 18
2.5. Mẫu và phương pháp thu thập mẫu 18
2.5.1. Mẫu 18
2.5.2. Phương pháp thu thập mẫu 18
2.6. Phương pháp tổng hợp ñánh giá các chỉ tiêu 20
2.7. Thiết kế bảng câu hỏi, ñiều tra sử dụng trong nghiên cứu 22
2.8. Thiết kế nghiên cứu 22
2.8.1. Nghiên cứu sơ bộ 22
2.8.1.1. Nghiên cứu sơ bộ ñịnh tính 22
2.8.1.2. Nghiên cứu sơ bộ ñịnh lượng 23
2.8.2. Nghiên cứu chính thức 23
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 24
3.1. Tổng quan về ngành nuôi trồng thủy sản và nuôi tôm thẻ chân trắng trên thế giới và
tại Việt Nam 24
3.1.1. Tổng quan về ngành nuôi trồng thủy sản và nuôi tôm thẻ chân trắng trên thế giới 24
3.1.2. Tổng quan về nuôi trồng thủy sản và nuôi tôm thẻ chân trắng tại Việt Nam 28
3.1.2.1. Vai trò của ngành nuôi trồng thủy sản 28
3.1.2.2. Hiện trạng ngành nuôi trồng thủy sản ở nước ta 28
3.2. ðặc ñiểm và tình hình nuôi tôm thẻ chân trắng tại thị xã Ninh Hòa 34
3.2.1. ðặc ñiểm của ñối tượng và ñịa bàn nghiên cứu 34
3.2.1.1. ðặc ñiểm của tôm thẻ chân trắng 34
3.2.1.2. ðặc ñiểm của ñịa bàn nghiên cứu 36
3.2.2. Tình hình nuôi tôm thẻ chân trắng tại thị xã Ninh Hòa thời gian qua: 39
v
3.3. Kết quả tính giá thành tôm thẻ chân trắng - Trường hợp các hộ nuôi tại thị xã Ninh
Hòa 41
3.3.1. Giới thiệu một số thông tin chung về mẫu nghiên cứu 41
3.3.2. Những thông tin chung về chủ hộ nuôi tôm thẻ chân trắng 44
3.3.2.1. Thông tin về ñộ tuổi và số năm kinh nghiệm nuôi tôm thẻ chân trắng 44
3.3.2.2. Thông tin về giới tính của chủ hộ nuôi 45
3.3.2.3. Trình ñộ học vấn và chuyên môn của các chủ hộ nuôi 46
3.3.3. Tính giá thành tôm thẻ chân trắng tại thị xã Ninh Hòa 47
3.3.3.1. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 47
3.3.3.2. Chi phí nhân công trực tiếp 51
3.3.3.3. Chi phí sản xuất chung 54
3.3.4. So sánh giá thành tôm chân trắng của thị xã Ninh Hòa với vùng nuôi huyện Vạn Ninh 68
3.3.5. Những khó khăn của nghề nuôi tôm thẻ chân trắng tại thị xã Ninh Hòa 74
3.3.6. Những nguyện vọng của người nuôi tôm thẻ chân trắng thị xã Ninh Hòa 75
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 77
4.1. Kết luận 77
4.2. Khuyến nghị 77
4.2.1. Tổ chức lại sản xuất 77
4.2.2. Giải quyết vốn ñầu tư 79
4.2.3. Giải pháp giảm giá thành tôm nuôi 79
4.3. Hạn chế của ñề tài 80
TÀI LIỆU THAM KHẢO 82
PHỤ LỤC 85
vi
DANH MUÏC BAÛNG
Bảng 1.1: Khung thời gian sử dụng tài sản cố ñịnh theo Thông tư số 203/2009/TT-BTC
. 7
Bảng 2.1: Phân bố mẫu nghiên cứu theo vùng
20
Bảng 2.2: Bảng tóm tắt các giai ñoạn của phương pháp nghiên cứu
23
Bảng 3.1: Tổng sản lượng thủy sản thế giới giai ñoạn 2005-2009
24
Bảng 3.2: Sản lượng nuôi trồng thủy sản của 10 quốc gia ñứng ñầu thế giới năm 2009
25
Bảng 3.3: Sản lượng và giá trị tôm thẻ chân trắng trong cơ cấu các loài thủy sản nuôi giai
ñoạn 2005-2009:
25
Bảng 3.4: Quy mô diện tích mặt nước và sản lượng nuôi trồng thủy sản giai ñoạn 2005-2010
29
Bảng 3.5: Thủy sản Việt Nam giai ñoạn 2005-2010
30
Bảng 3.6: Cơ cấu sản lượng tôm nuôi giai ñoạn 2005-2010
31
Bảng 3.7: Tỷ trọng xuất khẩu tôm trong cơ cấu xuất khẩu thủy sản Việt Nam giai ñoạn
2005-2010
32
Bảng 3.8: Tốc ñộ tăng GDP của thị xã Ninh Hòa giai ñoạn 2005-2010 (theo giá hiện hành)
38
Bảng 3.9: Cơ cấu GDP (theo giá hiện hành) trên ñịa bàn thị xã Ninh Hòa phân theo khu
vực kinh tế giai ñoạn 2005 - 2010
38
Bảng 3.10: Cơ cấu hộ lao ñộng nông thôn phân theo ngành hoạt ñộng.
39
Bảng 3.11: Tình hình nuôi tôm thẻ chân trắng thị xã Ninh Hòa giai ñoạn 2007-2011
39
Bảng 3.12: Số hộ nuôi tôm chân trắng với các quy mô diện tích khác nhau
41
Bảng 3.13: Số hộ thả giống với các kích cỡ khác nhau
41
Bảng 3.14: Số hộ thả giống với các mật ñộ khác nhau
42
Bảng 3.15: Thời gian nuôi/vụ của các hộ
43
Bảng 3.16: Hình thức nuôi phân theo các xã, phường
44
Bảng 3.17: Kết quả ñiều tra ñộ tuổi và số năm kinh nghiệm của các hộ nuôi
44
Bảng 3.18: Bảng thống kê về tuổi của chủ hộ nuôi
45
Bảng 3.19: Thống kê về giới tính của chủ hộ nuôi
45
Bảng 3.20: Trình ñộ học vấn và chuyên môn của chủ hộ nuôi
46
Bảng 3.21: Chi phí con giống phân theo vùng và phân theo quy mô diện tích
47
Bảng 3.22: Chi phí thức ăn phân theo vùng và theo quy mô diện tích
48
Bảng 3.23: Chi phí thuốc phân theo vùng và quy mô diện tích
49
Bảng 3.24: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp phân theo vùng và theo quy mô diện tích
49
Bảng 3.25: Bảng tổng hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp cả vụ
50
Bảng 3.26: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp phân theo hình thức nuôi
50
Bảng 3.27: Chi phí tiền thuê lao ñộng phân theo vùng và theo quy mô diện tích
51
vii
Bảng 3.28: Tiền lương bình quân tháng của lao ñộng gia ñình các vùng
52
Bảng 3.29: Chi phí lao ñộng gia ñình phân theo vùng và theo quy mô diện tích
53
Bảng 3.30: Chi phí sinh hoạt phân theo vùng và theo quy mô diện tích
53
Bảng 3.31: Chi phí nhân công phân trực tiếp phân theo vùng và theo quy mô diện tích
54
Bảng 3.32: Chi phí nhân công trực tiếp phân theo hình thức nuôi
54
Bảng 3.33: Chi phí khấu hao theo năm của mỗi loại tài sản
56
Bảng 3.34: Chi phí khấu hao phân theo vùng và theo quy mô diện tích
56
Bảng 3.35: Tỷ trọng các hộ có vay vốn
57
Bảng 3.36: Chi phí lãi vay phân theo vùng và quy mô diện tích nuôi
57
Bảng 3.37: Chi phí sửa chữa lớn cả vụ
58
Bảng 3.38: Chi phí sửa chữa lớn phân theo vùng và theo quy mô diện tích
59
Bảng 3.39: Chi phí hóa chất phân theo vùng và quy mô diện tích
59
Bảng 3.40: Chi phí thuê ao phân theo vùng và theo quy mô diện tích
60
Bảng 3.41: Chi phí năng lượng phân theo vùng và theo quy mô diện tích
60
Bảng 3.42: Chi phí sửa chữa nhỏ phân theo vùng và theo quy mô diện tích
61
Bảng 3.43: Chi phí thuê thiết bị
62
Bảng 3.44: Chi khác
63
Bảng 3.45: Tổng hợp chi phí sản xuất chung phân theo vùng và theo quy mô diện tích
64
Bảng 3.46: Tổng hợp chi phí sản xuất chung phân theo hình thức nuôi
64
Bảng 3.47: Bảng tổng hợp chi phí sản xuất phân theo vùng và theo quy mô diện tích
65
Bảng 3.48: Sản lượng tôm cả vụ phân theo vùng và quy mô diện tích
65
Bảng 3.49: Giá thành ñơn vị phân theo vùng và quy mô diện tích
66
Bảng 3.50: Lợi nhuận trên vụ phân theo vùng và quy mô diện tích
67
Bảng 3.51: Tỷ suất lợi nhuận trên chi phí phân theo vùng và theo quy mô diện tích
68
Bảng 3.52: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp cả vụ tại Vạn Ninh phân theo hình thức nuôi
69
Bảng 3.53: So sánh tiền thuê nhân công bình quân tháng giữa vùng nuôi Vạn Ninh và
Ninh Hòa
69
Bảng 3.54: Chi phí nhân công trực tiếp cả vụ tại Vạn Ninh phân theo hình thức nuôi
70
Bảng 3.55: Chi phí sản xuất chung cả vụ tại Vạn Ninh phân theo hình thức nuôi
71
Bảng 3.56: So sánh một số chỉ tiêu kinh tế tính trên 1 ha nuôi theo hình thức nuôi giữa thị
xã Ninh Hòa và huyện Vạn Ninh
72
Bảng 3.57: Khó khăn của những hộ nuôi tôm chân trắng tại thị xã Ninh Hòa
74
Bảng 3.58: Nguyện vọng của người nuôi tôm thẻ chân trắng
76
viii
DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1: Sơ ñồ tóm tắt nội dung và trình tự nghiên cứu 17
Hình 3.1: Hình dạng ngoài tôm thẻ chân trắng 34
Hình 3.2: Bản ñồ hành chính thị xã Ninh Hòa 37
ix
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BQ: Bình quân
CPSX: Chi phí sản xuất
ðVT: ðơn vị tính
FAO: Food and Agriculture Organization of the United Nations – Tổ chức Nông lương
Liên hiệp quốc
KTTS: Khai thác thủy sản
NCTT: Nhân công trực tiếp
NTTS: Nuôi trồng thủy sản
NVLTT: Nguyên vật liệu trực tiếp
SXC: Sản xuất chung
SL: Sản lượng
SP: Sản phẩm
TB: Trung bình
TCT: thẻ chân trắng
TGT: Tổng giá trị
TSL: Tổng sản lượng
TSCð: Tài sản cố ñịnh
XKTS: Xuất khẩu thủy sản
1
PHẦN MỞ ðẦU
1. Tính cấp thiết của ñề tài
Hiện nay, nuôi trồng thủy sản là nguồn protein ñộng vật tăng trưởng nhanh nhất
thế giới và cung cấp gần một nửa trong số tất cả các loại cá tiêu thụ trên toàn cầu. Báo cáo
Nuôi trồng thủy sản thế giới 2010 cho biết, sản lượng cá nuôi toàn cầu ñã tăng hơn 60%
từ năm 2000 ñến 2008, từ 32,4 triệu tấn lên 52,5 triệu tấn. Cũng theo số liệu của FAO thì
từ nay cho ñến năm 2015, tiêu thụ thủy sản tính theo ñầu người trên toàn cầu sẽ tăng
trưởng khoảng 0,8%/năm, tổng nhu cầu thủy sản và các sản phẩm thủy sản sẽ tăng
khoảng 2,1%/năm. FAO cũng dự báo rằng vào năm 2012 hơn 50% tiêu thụ cá thực phẩm
của thế giới sẽ ñến từ nuôi trồng thủy sản
.
Với sản lượng khai thác thuỷ sản toàn cầu trì
trệ và dân số ngày càng tăng, nuôi trồng thủy sản ñược coi là có tiềm năng lớn nhất ñể
ñáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về thực phẩm thủy sản an toàn và chất lượng. Với tốc ñộ
tăng trưởng về khối lượng và giá trị của nó, nuôi trồng thủy sản ñã giúp giảm bớt áp lực
khai thác thủy sản tự nhiên, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, hạn chế suy thoái môi trường
sinh thái, ñồng thời xóa ñói giảm nghèo và cải thiện an ninh lương thực ở nhiều nơi trên
thế giới. Riêng tại Việt Nam, lượng tiêu dùng thủy sản tính trên ñầu người ñã tăng từ 13,2
kg vào năm 1990 lên 18,7 kg năm 2000 và theo dự báo của FAO tính lượng cầu về thủy
sản cho Việt Nam năm 2020 là 19,4 kg. Con tôm, ñặc biệt là tôm chân trắng ngày càng có
chỗ ñứng trong cơ cấu nuôi trồng thủy sản của nước ta, ñây là ñối tượng thủy sản xuất
khẩu có giá trị lớn trong cơ cấu hàng xuất khẩu của nước ta. Ở Khánh Hòa, tỉnh ven biển
Nam Trung Bộ có chiều dài ven biển bao gồm các ñầm phá, vũng vịnh kín gió, tạo ñiều
kiện thuận lợi cho việc phát triển nghề nuôi tôm. Diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng trong
tỉnh phát triển một cách nhanh chóng từ năm 2008. Năm 2008, diện tích nuôi tôm thẻ
chân trắng ở ñây chỉ có 900 ha thì sang năm 2009 ñã tăng ñến 3.100 ha trong tổng diện
tích ñất nuôi trồng thủy sản là 5.449,46 ha. Người dân ñổ xô sang thả tôm thẻ chân trắng
với mật ñộ dày thay cho tôm sú. Năm 2009 là một năm khó khăn của ngành nuôi tôm tỉnh
Khánh Hòa. Theo Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản III: “Nguyên nhân chủ yếu gây
tôm chết là do mức ñộ quay vòng thâm canh ao ñầm quá cao làm cho môi trường bị suy
thoái không có thời gian phục hồi. Vấn ñề kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng chỉ mới ñược
bắt ñầu vài năm trở lại ñây nên phần ñông người nuôi chưa nắm bắt kịp dẫn ñến tình trạng
2
tôm chết ào ào trong 9 tháng ñầu năm 2009”. Nhiều hộ nông dân lỗ nặng từ các vụ trước
không có vốn ñể thả tôm lại ñành bỏ ñìa hoang. ðến năm 2011, tổng diện tích nuôi tôm
thương phẩm toàn tỉnh ñạt khoảng 6.484 ha, trong ñó, diện tích nuôi tôm chân trắng là
1.840 ha cho sản lượng 11.099 tấn. Riêng ở thị xã Ninh Hòa, một trong những vùng nuôi
tôm lớn của tỉnh, trong năm 2011 ñã thả nuôi 1.835 ha tôm các loại, trong ñó chủ yếu là
tôm thẻ chân trắng chiếm trên 70% diện tích. Con tôm thẻ chân trắng ñã ñóng góp ngày
càng ñáng kể vào giá trị nuôi trồng thủy sản trên ñịa bàn thị xã. Tuy nhiên nghề nuôi tôm
thẻ chân trắng trên ñịa bàn thị xã hiện nay còn gặp nhiều khó khăn, dịch bệnh hoành hành,
tôm chết hàng loạt, nhiều hộ nông dân rơi vào tình trạng thua lỗ, nợ nần. Ngoài vấn ñề
môi trường bền vững, thách thức lớn khác mà ngành nuôi trồng thuỷ sản thị xã phải ñối
mặt là biến ñổi khí hậu, diễn biến thời tiết bất thường, mức ñộ quay vòng thâm canh ao
ñầm quá cao, làm cho môi trường bị suy thoái chưa kịp phục hồi, nuôi tôm chưa ñúng kỹ
thuật, chất lượng con giống, nguồn nước không ñảm bảo…Nhà nước nói chung, chính
quyền thị xã Ninh Hòa nói riêng ñã có những chính sách thiết thực nhằm khuyến khích,
tạo ñộng lực cho việc phát triển nghề nuôi tôm thẻ hay chưa, liệu nghề nuôi tôm thẻ chân
trắng có sức cạnh tranh trên thị trường ñể tiếp tục duy trì tầm quan trọng của mình trong
ngành nuôi trồng thủy sản, trở thành một ngành sản xuất hiệu quả hay không, vì thế tôi ñã
chọn ñề tài: “Tính giá thành tôm thẻ chân trắng –Trường hợp các hộ nuôi tại thị xã
Ninh Hòa” nhằm tính toán giá thành sản xuất cho 1 kg tôm từ ñó ñề xuất kiến nghị phát
triển bền vững nghề nuôi tôm thẻ chân trắng của thị xã.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu tổng thể
ðề tài nghiên cứu hướng ñến mục tiêu tổng thể sau:
ðiều tra chi phí nuôi tôm thẻ chân trắng nhằm tính toán giá thành tôm thẻ chân
trắng trên ñịa bàn thị xã Ninh Hòa.
2.2. Mục tiêu cụ thể
Các mục tiêu cụ thể mà nghiên cứu ñặt ra là:
- Hệ thống hóa lý luận về tính giá thành và vận dụng phương pháp tính giá thành
nhằm tính toán giá thành tôm thẻ chân trắng trên ñịa bàn thị xã Ninh Hòa.
3
- ðề xuất những kiến nghị nhằm phát triển bền vững nghề nuôi tôm thẻ chân trắng
trên ñịa bàn thị xã Ninh Hòa.
3. ðối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. ðối tượng nghiên cứu
Các hộ nuôi tôm thẻ chân trắng của thị xã Ninh Hòa.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
ðề tài ñược thực hiện trong phạm vi các xã, phường có nuôi tôm thẻ thuộc thị xã
Ninh Hòa. Thời gian thu thập số liệu qua ñiều tra phỏng vấn trực tiếp từ tháng 1 ñến tháng
3 năm 2012.
4. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu gồm có 2 bước:
- Nghiên cứu ñịnh tính: Phỏng vấn nhóm một số hộ nuôi tôm trên ñịa bàn thị xã
Ninh Hòa nhằm xác ñịnh các chi phí liên quan ñến nuôi tôm thẻ chân trắng.
- Nghiên cứu ñịnh lượng ñược sử dụng bằng kỹ thuật phỏng vấn trực tiếp 320 hộ
nông dân nuôi tôm thẻ chân trắng của các xã, phường thuộc thị xã Ninh Hòa ñể thu thập
và xử lý dữ liệu về tất cả các chi phí và thông tin liên quan ñến nuôi tôm thẻ trên phần
mềm SPSS.
5. ðóng góp của ñề tài
- Về mặt lý luận, ñề tài ñóng vai trò như là một nghiên cứu khám phá làm tiền ñề
cho các nghiên cứu tiếp theo trong việc tính giá thành tôm thẻ chân trắng.
- Về mặt thực tiễn: ðề tài cung cấp các dữ liệu về tính giá thành tôm thẻ chân trắng.
Kết quả nghiên cứu của ñề tài giúp ñánh giá ñược năng lực hiện tại của nghề nuôi tôm thẻ
chân trắng trên ñịa bàn thị xã Ninh Hoà, xây dựng dữ liệu về giá thành tôm thẻ chân trắng
theo chuỗi thời gian từ ñó kiến nghị các biện pháp nhằm phát triển bền vững nghề nuôi
tôm thẻ chân trắng.
6. Cấu trúc của ñề tài
ðề tài gồm các chương sau:
Chương 1: Cơ sở lý thuyết
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Chương 4: Kết luận và khuyến nghị
4
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.1. Phương pháp tính giá thành sản phẩm nông nghiệp
1.1.1. ðặc ñiểm hoạt ñộng sản xuất nông nghiệp
Sản xuất nông nghiệp là một ngành sản xuất vật chất quan trọng tạo ra lương thực,
thực phẩm ñể ñáp ứng nhu cầu tiêu dùng cho xã hội, làm nguyên liệu cho ngành công
nghiệp và còn có một bộ phận ñáng kể ñược xuất khẩu. Sản xuất nông nghiệp bao gồm
hai ngành sản xuất chủ yếu là ngành trồng trọt và ngành chăn nuôi. Ngoài ra ñể bảo quản
và tăng giá trị sản phẩm nông nghiệp thì trong sản xuất nông nghiệp còn có hoạt ñộng chế
biến mang tính chất công nghiệp.
Sản xuất nông nghiệp có những ñặc ñiểm sau:
Thứ nhất, sản xuất nông nghiệp gắn liền với ñất ñai, là tư liệu sản xuất chủ yếu và
không thể thay thế ñược. ðặc ñiểm này chi phối trực tiếp ñến việc quản lý, sử dụng ñất
ñai gắn liền với phạm vi, ñịa hình, ñộ phì, các ñiều kiện tự nhiên khác (thổ nhưỡng, khí
hậu, nguồn nước) và những chính sách kinh tế tài chính khác mang tính ñặc thù của nông
nghiệp.
Thứ hai, ñối tượng sản xuất nông nghiệp là các cây trồng, vật nuôi có quy luật phát
sinh, phát triển hết sức riêng biệt. ðặc ñiểm này tạo nên tính ña dạng và phức tạp trong tổ
chức theo dõi ñầu tư, chi phí ở từng ñối tượng cụ thể ñể phục vụ cho xác ñịnh cơ cấu cây
trồng, vật nuôi phù hợp; ñánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh và xác ñịnh kết quả hoạt
ñộng.
Thứ ba, sản xuất nông nghiệp mang tính thời vụ, phụ thuộc vào ñiều kiện tự nhiên
(thời tiết, khí hậu…), thời gian lao ñộng nhỏ hơn thời gian sản xuất và mức hao phí lao
ñộng có sự khác biệt lớn trong từng giai ñoạn nhất ñịnh của quá trình sản xuất. ðặc ñiểm
này làm phát sinh và hình thành kinh phí có tính chất ổn ñịnh và xuất hiện chênh lệch rất
lớn trong từng thời kỳ phát triển của cây trồng, vật nuôi. Nó ñòi hỏi phải có phương pháp
theo dõi và phân bổ thích ứng nhằm phản ánh ñúng ñắn chất lượng, hiệu quả cũng như kết
quả sản xuất kinh doanh.
Thứ tư, luân chuyển sản phẩm trong nội bộ doanh nghiệp nông nghiệp diễn ra rất
phổ biến thể hiện ở sản phẩm của kỳ này làm vật liệu cho kỳ sau, sản phẩm của ngành này
làm vật liệu cho ngành khác, thậm chí, có sự chuyển hóa rất ñặc biệt: cùng là một ñối
5
tượng nhưng có thể là chi phí dở dang, cũng có thể là thương phẩm, cũng có thể là một
dạng của tư liệu sản xuất (vật liệu hoặc tài sản cố ñịnh). ðặc ñiểm này chi phối ñến xác
ñịnh phương pháp tính giá thành trong cung cấp lẫn nhau, cũng như tổ chức theo dõi quá
trình cung cấp ñể phục vụ cho yêu cầu ñánh giá ñúng ñắn hiệu quả và kết quả sản xuất
kinh doanh của từng kỳ sản xuất, từng ngành sản xuất trong doanh nghiệp.
Thứ năm, sản xuất nông nghiệp trải ra trên ñịa bàn rộng; quản lý và sử dụng tài
sản, vốn, lao ñộng có những sự khác biệt liên quan ñến ñiều kiện tự nhiên - kinh tế - xã
hội nhất ñịnh. ðặc ñiểm này chi phối ñến tổ chức bộ máy kế toán cũng như tổ chức thu
thập và cung cấp những nguồn thông tin phục vụ cho yêu cầu hạch toán kinh tế nội bộ
cũng như yêu cầu khoán sản phẩm trong nông nghiệp.
Tất cả các ñiều kiện về tự nhiên, kinh tế, tổ chức, kỹ thuật và quản trị trong sản xuất nông
nghiệp chi phối ñến công tác kế toán, ñặc biệt, kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành
sản phẩm nông nghiệp cần phải nghiên cứu ñể vận dụng phù hợp từ chứng từ kế toán, hệ
thống tài khoản, sổ kế toán, báo cáo kế toán, các phương pháp kế toán cũng như việc tổ
chức bộ máy kế toán.
1.1.2. ðặc ñiểm kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm nông nghiệp
1.1.2.1. ðối tượng tập hợp chi phí sản xuất, ñối tượng tính giá thành, kỳ tính giá
thành
ðối tượng tập hợp chi phí sản xuất trong sản xuất nông nghiệp là từng loại cây
trồng, vật nuôi; từng phạm vi, ñịa bàn sản xuất; từng ñội sản xuất. ðiểm cần chú ý là,
trong hoạt ñộng sản xuất nông nghiệp, chi phí bao gồm cả thuế giá trị gia tăng có liên
quan.
ðối tượng tính giá thành sản phẩm trong nông nghiệp là sản phẩm của từng loại
cây trồng, vật nuôi hoặc sản phẩm thu hoạch theo từng diện tích trồng trọt.
Kỳ tính giá thành ñược tiến hành ñịnh kỳ hàng quý, hàng năm hoặc có thể theo
từng mùa vụ.
1.1.2.2. Kết cấu giá thành sản phẩm nông nghiệp
Giá thành sản phẩm nông nghiệp bao gồm tất cả chi phí phát sinh của hoạt ñộng
trồng trọt, chăn nuôi. Kết cấu giá thành sản phẩm nông nghiệp bao gồm ba khoản mục chi
phí sản xuất:
6
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm toàn bộ những chi phí nguyên liệu, vật
liệu dùng trực tiếp trồng trọt chăn nuôi như cây giống, phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc
ngừa, chữa bệnh…Ngoài ra chi phí nguyên vật liệu trực tiếp trong lĩnh vực trồng trọt,
chăn nuôi còn bao gồm chi phí sản xuất của những sản phẩm từ hoạt ñộng phục vụ, hoạt
ñộng sản xuất nông nghiệp khác chuyển sang làm nguyên liệu trực tiếp cho chăn nuôi, chế
biến như phân bón, giống, cây giống, con giống…
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp của ngành nuôi tôm thẻ chân trắng bao gồm: chi
phí mua con giống, chi phí thức ăn, chi phí phòng trừ dịch bệnh, chi phí thuốc, vi lượng.
- Chi phí mua con giống: bao gồm tiền mua con giống từ các cơ sở cung cấp giống
và tiền vận chuyển con giống từ nơi cung cấp ñến ñịa ñiểm nuôi.
- Chi phí thức ăn: bao gồm toàn bộ tiền mua thức ăn từ lúc thả giống ñến khi thu
hoạch. Thức ăn cho tôm thẻ chân trắng chủ yếu là thức ăn công nghiệp. Thức ăn công
nghiệp dạng viên ñược các hộ sử dụng do 3 nhà cung cấp chủ yếu là Công ty Thủy sản
Uni-President, công ty CP Việt Nam và Việt Hoa.
- Chi phí thuốc phòng trừ dịch bệnh, vi lượng: bao gồm các khoản chi phí thuốc
phòng trị bệnh cho tôm, các chất vi lượng trộn vào thức ăn nhằm tăng sức ñề kháng cho
tôm trong quá trình nuôi.
Chi phí nhân công trực tiếp gồm toàn bộ tiền lương (tiền công và các khoản trích
theo lương) của người lao ñộng tham gia trực tiếp vào chăn nuôi từ giai ñoạn ñầu ñến khi
thu hoạch sản phẩm trong kỳ. Trong nghề nuôi tôm thẻ chân trắng, chi phí nhân công trực
tiếp là các khoản tiền lương nhân viên trả theo thời gian (theo tháng), lương lao ñộng gia
ñình và chi phí sinh hoạt trong thời gian nuôi.
Chi phí sản xuất chung bao gồm toàn bộ chi phí sản xuất sản phẩm nông nghiệp
liên quan ñến phục vụ, quản lý trồng trọt, chăn nuôi ở các ñội, nông trường nhưng không
thuộc hai khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và nhân công trực tiếp:
+ Chi phí lương và các khoản trích theo lương bộ phận quản lý tổ sản xuất, nông trường.
+ Chi phí nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ dùng trong việc phục vụ quản lý ở các
ñội, nông trường.
+ Chi phí khấu hao máy móc thiết bị trồng trọt, chăn nuôi, vườn cây, súc vật sinh sản.
7
+ Chi phí dịch vụ thuê ngoài hoặc tự sản xuất trong kỳ như chi phí dịch vụ tưới
tiêu, bảo vệ, y tế…
+ Các khoản chi phí khác bằng tiền
+ Các khoản thuế liên quan như thuế ñất, thuế tài nguyên, thuế sử dụng ñất…
+ Chi phí khấu hao tài sản cố ñịnh khác
+ Chi phí ñiện…
Những nội dung chi phí sản xuất chung trong quá trình nuôi tôm thẻ bao gồm:
- Chi phí khấu hao: Khấu hao là một thuật ngữ sử dụng trong kế toán mô tả
phương pháp phân bổ chi phí của tài sản cố ñịnh trong suốt thời gian sử dụng của nó
tương ñương với mức hao mòn thông thường. Khấu hao thường áp dụng với các loại tài
sản có thời gian sử dụng cố ñịnh, mất dần giá trị trong quá trình sử dụng. Chi phí khấu
hao là khoản chi phí bù ñắp sự giảm dần giá trị tài sản cố ñịnh do quá trình sử dụng, do
bào mòn tự nhiên, do tiến bộ khoa học kỹ thuật…Chi phí khấu hao là giá trị phân bổ của
nguyên giá tài sản cố ñịnh qua thời gian sử dụng. Khấu hao ñối với nghề nuôi tôm thẻ
chân trắng bao gồm khấu hao của tất cả máy móc, cống hộc cấp thoát nước, nhà xưởng
phục vụ nuôi tôm. ðể tính ñược khấu hao, phải xác ñịnh ñược nguyên giá tài sản cố ñịnh,
số năm sử dụng, số vụ nuôi trong năm. Số năm sử dụng của từng loại tài sản cố ñịnh là
khác nhau. Trong ñề tài, quy ước TSCð là những tài sản có giá trị từ 1 triệu ñồng trở lên
và thời gian sử dụng trên 1 năm. Việc phân bổ khấu hao ñược tính toán dựa trên khung
thời gian sử dụng tài sản theo Thông tư số 203/2009/TT-BTC ban hành ngày 20 tháng 10
năm 2009 của Bộ Tài chính và ñược phân bổ mức khấu hao theo từng năm và từng vụ
nuôi.
Bảng 1.1: Khung thời gian sử dụng tài sản cố ñịnh theo Thông tư số 203/2009/TT-BTC
Nhóm tài sản cố ñịnh
Thời gian sử dụng
tối thiểu (năm)
Thời gian sử dụng
tối ña (năm)
1. Máy dùng cho nông, lâm nghiệp 6 8
2. Máy bơm nước 6 8
3. Nhà kho 6 25
4. Kè, ñập, cống, 6 30
5. Các loại tài sản cố ñịnh hữu hình khác 4 25
8
Do các máy móc, thiết bị sử dụng trong quá trình nuôi tôm hoạt ñộng trong môi
trường nước mặn, lợ, rất dễ bị hư hỏng nên việc trích khấu hao của các hộ nuôi tôm sẽ
vượt khung quy ñịnh của Bộ tài chính nhưng tối ña không quá 2 lần mức khấu hao xác
ñịnh theo phương pháp ñường thẳng.
Phương pháp tính khấu hao là phương pháp khấu hao tuyến tính cố ñịnh (khấu hao
ñường thẳng). Theo ñó, mức khấu hao cơ bản hàng năm là ñều nhau trong suốt thời gian
sử dụng TSCð và ñược xác ñịnh bằng nguyên giá TSCð chia cho thời gian sử dụng (thời
gian hộ gia ñình dự kiến sử dụng TSCð), ñược xác ñịnh bằng công thức sau:
KH
sd
NG
M
T
=
KH
M
: Mức khấu hao cơ bản bình quân hàng năm của TSCð
NG: Nguyên giá TSCð
sd
T
: Thời gian sử dụng TSCð.
Phương pháp khấu hao này có ưu ñiểm là việc tính toán ñơn giản, tổng mức khấu
hao của TSCð ñược phân bổ ñều ñặn trong các năm sử dụng và không gây ra sự ñột biến
trong giá thành sản phẩm hàng năm. Nhưng phương pháp này có nhược ñiểm là trong
nhiều trường hợp không thu hồi vốn kịp thời do không tính hết ñược sự hao mòn vô hình
của TSCð (sự giảm thuần túy về mặt giá trị của TSCð mà nguyên nhân chủ yếu là do sự
tiến bộ của khoa học và công nghệ).
- Chi phí sửa chữa lớn: Là những khoản chi phí có kế hoạch sửa chữa, ñại tu ban ñầu
nhằm phục hồi những bộ phận bị hao mòn, hư hỏng trong quá trình sử dụng TSCð. Trong
thời gian tạm nghỉ giữa các vụ nuôi, các hộ nuôi sẽ có kế hoạch nạo vét, cải tạo ñáy, gia
cố bờ ao, sửa chữa cống hộc, máy bơm, guồng ñập
- Chi phí vôi, hóa chất xử lý nước, thuốc diệt tạp, diệt khuẩn cho ao nuôi.
- Chi phí sửa chữa nhỏ: là những khoản sửa chữa phát sinh ñột xuất trong quá trình
nuôi, giá trị nhỏ như sửa chữa máy móc, thiết bị hư hỏng
- Chi phí năng lượng: bao gồm chi phí ñiện năng, xăng dầu chạy máy phục vụ nuôi
tôm.
- Chi phí trả lãi vay: là khoản chi trả cho chi phí sử dụng vốn vay ngắn hạn, trung
hạn phục vụ cho việc nuôi tôm thẻ chân trắng.
9
- Thuế: Là các khoản ñóng góp của người nuôi tôm vào ngân sách nhà nước.
- Chi phí thuê thiết bị: Là khoản tiền thuê các loại máy như: máy bơm, guồng
ñập phục vụ cho nuôi tôm thẻ.
- Chi phí thuê ao/ñìa: Là các khoản chi phí mà các hộ nuôi tôm thẻ chân trắng thuê
ao/ñìa ñể phục vụ cho việc nuôi tôm của mình.
- Các khoản chi phí khác: Là các khoản thuê thu hoạch, ñóng góp ñịa phương
1.1.2.3. ðánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ
Trong sản xuất nông nghiệp, ñánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ cũng ñược tiến
hành bằng một trong những phương pháp như: ñánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí
nguyên vật liệu trực tiếp, theo sản lượng hoàn thành tương ñương, theo chi phí ñịnh
mức…Sản phẩm dở dang cuối kỳ trong nông nghiệp chính là vật nuôi, cây trồng chưa
ñược thu hoạch, ñánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo sản phẩm tương ñương thường
ñược quy ñổi thành lượng cây trồng, vật nuôi hoặc diện tích gieo trồng có liên quan.
Trong lĩnh vực nuôi tôm thẻ không có sản phẩm dở dang vì con giống thả ban ñầu
ñược thu hoạch một lần khi hết vụ nuôi.
1.1.2.4. Phương pháp tính giá thành
Việc tập hợp chi phí sản xuất phải ñược tiến hành theo một trình tự hợp lý, khoa
học thì mới có thể tính giá thành sản phẩm một cách chính xác, kịp thời. Việc tập hợp chi
phí sản xuất và tính giá thành ñược thể hiện qua các bước sau:
- Bước 1: Tập hợp chi phí cơ bản có liên quan trực tiếp cho từng ñối tượng sử
dụng.
- Bước 2: Tính toán và phân bổ lao vụ của các ngành sản xuất kinh doanh phụ cho
từng ñối tượng sử dụng trên cơ sở khối lượng lao vụ phục vụ và giá thành ñơn vị lao vụ.
- Bước 3: Tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất chung cho các loại sản phẩm có liên
quan.
- Bước 4: Xác ñịnh chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ, tính ra tổng giá thành và giá
thành ñơn vị sản phẩm.
Trong sản xuất nông nghiệp, tính giá thành cũng ñược lựa chọn một trong những
phương pháp tính giống như trong sản xuất công nghiệp.
10
a. Phương pháp tính giá thành giản ñơn
Phương pháp này thích hợp với những doanh nghiệp sản xuất có loại hình sản xuất
giản ñơn, quy trình công nghệ sản xuất giản ñơn, khép kín, tổ chức sản xuất ra nhiều sản
phẩm, chu kỳ sản xuất ngắn và xen kẽ liên tục.
Trong trường hợp không cần phải ñánh giá sản phẩm làm dở vì không có hoặc nếu
có thì rất ít, rất ổn ñịnh do ñó thường thì tổng giá thành bằng tổng chi phí và:
Tổng giá thành
Giá thành ñơn vị
=
Số lượng SP hoàn thành
Còn nếu cần phải ñánh giá sản phẩm làm dở thì doanh nghiệp sẽ vận dụng phương
pháp thích hợp và tổng giá thành sẽ là:
Tổng giá thành sản
phẩm
=
Giá trị SP dở dang
ñầu kỳ
+
CPSX trong
kỳ
−
Giá trị SP dở dang
cuối kỳ
Và:
Tổng giá thành sản phẩm
Giá thành ñơn vị
=
Khối lượng SP hoàn thành
b. Phương pháp hệ số:
Phương pháp này ñược áp dụng trong những doanh nghiệp mà trong cùng một quá
trình sản xuất cùng sử dụng một thứ nguyên liệu và một lượng lao ñộng nhưng thu ñược
nhiều sản phẩm khác nhau còn gọi là sản xuất liên sản phẩm, và chi phí không tập hợp
riêng cho từng loại sản phẩm ñược mà phải tập hợp chung cho quá trình sản xuất.
Muốn tính giá thành cho từng loại sản phẩm thì kế toán căn cứ vào tiêu chuẩn kinh
tế kỹ thuật ñể ñịnh cho mỗi loại sản phẩm một hệ số trong ñó lấy loại có hệ số là 1 là sản
phẩm tiêu chuẩn.
Hệ số ñã quy ñịnh ñược sử dụng ñể tính giá thành cho từng loại sản phẩm. Theo
phương pháp này trình tự tính giá thành ñược quy ñịnh như sau:
11
- Quy ñổi sản lượng thực tế của từng loại sản phẩm theo hệ số tính giá thành ñể làm
tiêu chuẩn phân bổ.
Sản lượng quy ñổi
=
Sản lư
ợng thực tế
X
Hệ số quy ñổi
Sản lượng ñã quy ñổi
Hệ số phân bổ giá thành cho từng loại sản phẩm
=
Tổng sản lượng quy ñổi
- Trên cơ sở hệ số ñã tính ñược sẽ tính ra giá thành thực tế của từng loại sản phẩm
theo khoản mục thì:
Giá thành sản
phẩm của SP i
=
Giá trị dở
dang ñầu kỳ +
Chi phí
trong kỳ
−
Giá trị dở
dang cuối
kỳ
x
Hệ số phân bổ
giá thành cho SP
i
c. Phương pháp tỷ lệ:
Phương pháp này thích hợp với những doanh nghiệp mà trong cùng một quy trình
công nghệ sản xuất có thể sản xuất ra một nhóm sản phẩm cùng loại với những quy cách
kích cỡ, chủng loại khác nhau. Với phương pháp tính giá thành này thì ñối tượng tập hợp
chi phí sản xuất là toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất của từng nhóm sản phẩm, ñối
tượng tính giá thành là từng nhóm sản phẩm có cùng quy cách.
Trình tự tính giá thành như sau:
Xác ñịnh tiêu chuẩn phân bổ
=
Sản lư
ợng thực tế
x
Giá thành ñơn vị kế hoạch
Tổng chi phí thực tế của nhóm SP
Tính tỷ lệ giá thành theo từng khoản mục
=
Tổng tiêu chuẩn phân bổ
12
- Tính giá thành sản phẩm cho nhóm sản phẩm cùng một quy cách.
Tổng giá thành SP có quy
cách i
=
Tiêu chuẩn phân bổ của nhóm SP
quy cách i
x
Tỷ lệ tính giá
thành
Trong ngành nuôi tôm không có sản phẩm dở dang cuối kỳ, các hộ chỉ nuôi riêng
lẻ tôm, không nuôi xen với các loài khác nên việc tính toán giá thành ñược thực hiện theo
phương pháp giản ñơn, tổng giá thành bằng với tổng chi phí sau ñó tính giá thành ñơn vị
cho 1 kg tôm.
Tổng giá
thành
=
CP nguyên vật liệu trực
tiếp
+
CP nhân công trực
tiếp
+
CP sản xuất
chung
Tổng giá thành
Giá thành ñơn vị
=
Khối lượng tôm thu hoạch
1.2. Tổng quan các nghiên cứu trong nước và ngoài nước có liên quan
1.2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước
Trong nước ñã có một số công trình nghiên cứu liên quan có quy mô ñáng kể. Về kỹ
thuật có nhiều công trình nghiên cứu ñề cập ñến nội dung của ñề tài nhưng các công trình
này ñược thực hiện ở những vùng ñịa lý khác, có rất ít ñề tài về kinh tế liên quan, theo
hiểu biết của tác giả hiện tại chưa có công trình nào ñề cập ñến vấn ñề nghiên cứu tại ñịa
bàn thị xã Ninh Hòa.
- ðề tài nghiên cứu:“Hiện trạng và giải pháp phát triển nuôi tôm thẻ chân trắng
(Penaeus vannamei, Boone, 1931) trên ñịa bàn tỉnh Nghệ An” (2010), ðinh Thị Hằng,
Luận văn thạc sỹ, ðại học Nha Trang.
ðây là luận văn thạc sỹ chuyên ngành nuôi trồng thủy sản do học viên ðinh Thị
Hằng thực hiện. ðề tài cho biết nghề nuôi tôm thẻ chân trắng mới phát triển ở Nghệ An,
ñã ñánh giá ñược hiện trạng nguồn nhân lực, hiện trạng kỹ thuật và hiệu quả kinh tế của
các hình thức nuôi tôm thẻ chân trắng tại tỉnh Nghệ An. Tác giả liệt kê, tính toán các
khoản chi phí trong quá trình nuôi tôm cho mỗi hình thức nuôi (thâm canh, bán thâm
13
canh, quảng canh cải tiến) bao gồm: giống, thức ăn, thuốc, năng lượng, khấu hao TSCð,
lao ñộng, chi khác. Giá thành 1 kg sản phẩm của hình thức nuôi quảng canh cải tiến là
thấp nhất ( 22.700 ñồng), tiếp ñến là hình thức bán thâm canh (40.600 ñồng) và giá thành
nuôi của hình thức thâm canh cao nhất (42.300 ñồng). Mức lợi nhuận cao nhất là ở hình
thức nuôi thâm canh (ñạt 267,2 triệu ñồng/ha; gấp 4,9 lần hình thức nuôi quảng canh cải
tiến và gấp 1,26 lần so với hình thức nuôi bán thâm canh). ðồng thời tác giả nêu ra các
biện pháp kỹ thuật, biện pháp quản lý nhằm nâng cao năng suất và ổn ñịnh nghề nuôi tôm
thẻ chân trắng tại ñịa phương.
- ðề tài “ðánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội nghề nuôi cá chẽm (Lates calcarifer,
Bloch, 1970) thương phẩm tại Khánh Hòa” (2009), Nguyễn Xuân Bảo Sơn, Luận văn
thạc sỹ, ðại học Nha Trang.
Các chi phí liên quan ñến quá trình nuôi cá chẽm ñược tác giả luận văn chia tách
thành 2 dạng: biến phí và ñịnh phí. Biến phí sản phẩm bao gồm: con giống, thức ăn,
thuốc, hóa chất xử lý, năng lượng, lưới chắn, chi phí giao dịch với ñịa phương. ðịnh phí
sản phẩm bao gồm: chi phí khấu hao, chi phí sửa chữa lớn, tiền lương, chi phí lãi vay, chi
phí thuế. Tác giả ñã tính toán, so sánh chi phí, doanh thu, lợi nhuận và hiệu quả kinh tế
nuôi cá chẽm giữa 2 vụ nuôi của năm 2007 và 2008. Báo cáo kết luận với quy mô diện
tích nuôi cá chẽm từ 0,5 ha ñến 1 ha cho hiệu quả kinh tế cao nhất.
- ðề tài “Phân tích các khía cạnh kỹ thuật và kinh tế mô hình nuôi tôm sú (Penaeus
monodon) thâm canh rải vụ ở Sóc Trăng” (2008), Nguyễn Thanh Phương, Vũ Nam Sơn,
Võ Văn Bể.
Nghiên cứu phân tích một số chỉ tiêu kinh tế của mô hình nuôi tôm sú thâm canh và
bán thâm canh. Trong nghiên cứu này, tác giả chia chi phí nuôi tôm làm 2 loại: chi phí cố
ñịnh (khấu hao) và chi phí biến ñổi (thức ăn, sên, vét, con giống, vôi, hóa chất, nhiên liệu,
khác). Tác giả tính toán doanh thu, chi phí, lợi nhuận trung bình cho mỗi hình thức nuôi.
Tuy nhiên, nghiên cứu không nhắc ñến chi phí nhân công trong tổng chi phí bỏ ra. Tác giả
kết luận mô hình nuôi bán thâm canh và thâm canh thả giống vào tháng 3 dương lịch có
lợi nhuận trung bình cao nhất, tỷ lệ số hộ bị lỗ thấp nhất. Trong khi ñó, thả giống vào
tháng 7 – 8 có năng suất trung bình thấp hơn và lợi nhuận cũng thấp hơn. Ngoài ra tác giả
bài viết còn nêu lên các khó khăn hàng ñầu trong nuôi tôm thâm canh và bán thâm canh là
14
tôm bệnh khó/không trị ñược, thiếu vốn/lãi suất vay quá cao, kinh cấp bị bồi lắng/nhỏ và
giống nhiễm bệnh/chất lượng kém và ít ñược kiểm dịch.
1.2.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước
- ðề tài nghiên cứu “Computing the cost of the agricultural products: A case study”
(2008) của Madalina Dumitru, Catalina Gorgan, Valentin Floren Dumitru, and Vasile
Gorgan.
Nghiên cứu nêu lên các yếu tố chi phí cơ bản trong sản xuất nông nghiệp bao gồm:
nguyên vật liệu, tiền lương, thuê mướn nhân công, khấu hao, dịch vụ mua ngoài. Tác giả
bài báo nêu ra cách tính toán chi phí cho sản phẩm phức tạp ñối với mỗi dạng sản phẩm
nông nghiệp như: sản phẩm thu theo vụ, sản phẩm sữa, súc vật sinh sản. Chi phí ñược tính
toán trong mỗi dạng thực thể nền kinh tế sẽ là bước tiến cho người Rumani Vì trong hiện
tại, thực tế 35,9% chi phí liên quan ñến sản xuất nông nghiệp không ñược tính toán (Jinga
et al., 2009). Tác giả hứa hẹn trong tương lai sẽ có những nghiên cứu tiếp theo, cụ thể là
sẽ ñưa ra thêm một cách tính toán chi phí nữa ñó là chi phí mục tiêu.
- ðề tài nghiên cứu “Measuring competiveness of Shrimp farming in Southern Iran:
Using PAM approach” (2008) của Abdoulkarim Esmaeili.
Mục ñích nghiên cứu nhằm phân tích lợi thế cạnh tranh của việc nuôi tôm ở miền
Nam Iran. Phương pháp sử dụng ma trận phân tích chính sách cho thấy có sự khác biệt
giữa giá tài chính và giá xã hội của con tôm. Cụ thể là ở ñầu vào, giá xã hội cao hơn giá
tài chính ở chi phí nhiên liệu, ñiện, phân bón và thấp hơn giá tài chính ở chi phí thức ăn
nuôi tôm. Nghiên cứu chỉ ra các khoản chi phí trong quá trình nuôi tôm bao gồm con
giống, thức ăn, phân bón, công lao ñộng, cải tạo ñất, vận chuyển, vôi, nước, tiền thuê ñất,
năng lượng. Lợi nhuận tính cho 1 ha ñạt ñược là 4.658.391 ñồng Iran. Việc phân tích ma
trận chính sách cho thấy nuôi tôm không ñạt hiệu quả ở Iran. So với những quốc gia ở
châu Á như Trung Quốc, Ấn ðộ, Thái Lan và Philipin thì việc nuôi tôm ở Iran ít có lợi
thế cạnh tranh hơn.
- ðề tài “Is cultured shrimp production in West Nusa Tenggara still profitable?”
(2003) của Anas Zaini, Halimatus Sa’diyah, Bambang D. Kusumo.
Mục tiêu chính của ñề tài là sử dụng ma trận phân tích chính sách (PAM) ñể xem xét
khả năng cạnh tranh của sản phẩm tôm nuôi ở miền Tây Nusa Tenggara, Indonesia. Chi
15
phí nuôi tôm ñược chia làm 2 loại: loại không thể trao ñổi với nước ngoài (lao ñộng, năng
lượng, lãi vay, tiền thuê ñất, khấu hao) và chi phí có thể trao ñổi với nước ngoài (giống,
thức ăn, phân bón, hóa chất, vôi). Năng suất bình quân của hình thức nuôi thâm canh là
4.511 kg/ha, gấp 30 lần so với hình thức nuôi truyền thống (148 kg/ha). Nghiên cứu cho
thấy nuôi tôm theo hình thức thâm canh cho lợi nhuận cao hơn so với hình thức nuôi
truyền thống.
16
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Thời gian và ñịa ñiểm nghiên cứu
- Thời gian: Thời gian ñiều tra số liệu từ 01/01/2012 ñến ngày 01/03/2012.
- ðịa ñiểm: Thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa.
2.2. ðối tượng ñiều tra
Các hộ có nuôi tôm thẻ chân trắng trên ñịa bàn 8 xã, phường của thị xã Ninh Hòa
bao gồm: Ninh Hà, Ninh Lộc, Ninh Ích, Ninh Giang, Ninh Phú, Ninh Hải, Ninh Phước và
Ninh Thọ.
2.3. Phương pháp nghiên cứu
ðề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu ñịnh tính thông qua thảo luận nhóm với
các hộ nuôi ñể tìm ra các nội dung chi phí trong quá trình nuôi tôm chân trắng, sau ñó kết
hợp sử dụng phương pháp nghiên cứu ñịnh lượng với dữ liệu thu thập ñược trên cơ sở
bảng câu hỏi ñiều tra các hộ nuôi tôm chân trắng trên ñịa bàn thị xã Ninh Hòa.
Quy trình nghiên cứu ñược thể hiện qua sơ ñồ sau ñây: