Tải bản đầy đủ (.pdf) (73 trang)

Đánh giá hiệu quả sử dụng ánh sáng cho nghề lưới vây tỉnh ninh thuận khai thác một số loài cá nổi nhỏ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.68 MB, 73 trang )


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG



NGUYỄN NHƯ SƠN




ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ÁNH SÁNG CHO NGHỀ
LƯỚI VÂY TỈNH NINH THUẬN KHAI THÁC
MỘT SỐ LOÀI CÁ NỔI NHỎ



LUẬN VĂN THẠC SĨ











Nha Trang - 2011


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG



NGUYỄN NHƯ SƠN



ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ÁNH SÁNG CHO NGHỀ
LƯỚI VÂY TỈNH NINH THUẬN KHAI THÁC
MỘT SỐ LOÀI CÁ NỔI NHỎ


LUẬN VĂN THẠC SĨ

Chuyên ngành: Khai thác Thủy sản
Mã ngành: 60.62.80


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS Nguyễn Đức Sĩ





Nha Trang - 2011



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan số liệu sử dụng trong luận văn được kết hợp từ nguồn số liệu
điều tra thực tế trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận và số liệu từ đề tài cấp Bộ “Nghiên cứu
sử dụng ánh sáng đèn ngầm trong nước và ánh sáng màu cho nghề lưới vây xa bờ biển
miền Trung và niềm Nam”. Số liệu hoàn toàn trung thực và có giá trị khoa học cao.
Số liệu của đề tài cấp Bộ sử dụng trong luận văn đã được Lãnh đạo Viện
Nghiên cứu Hải sản và chủ nhiệm đề tài cho phép. Kết quả nghiên cứu của luận văn
không trùng lặp với bất cứ luận án bảo vệ học vị nào trước đây.
Vũng Tàu, ngày 28 tháng 06 năm 2011



Nguyễn Như Sơn
i


ii

LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới TS Nguyễn Đức Sĩ và ThS. Đoàn Văn
Phụ đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình xây dựng đến khi hoàn thiện luận
văn theo đúng tiến độ của khóa học.
Tôi xin chân thành cảm ơn ThS. Đặng Văn Thi đã tạo mọi điều kiện cho tôi hoàn
thành luận văn. Cảm ơn ThS. Bùi Văn Tùng, KS.Cao Văn Hùng và các đồng nghiệp đã tận
tình góp ý, truyền đạt kiến thức và kinh nghiệm giúp tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo Viện Nghiên cứu Hải sản và Ban Chủ
nhiệm đề tài “Nghiên cứu sử dụng ánh sáng đèn ngầm trong nước và ánh sáng màu
cho nghề lưới vây xa bờ biển miền Trung và niềm Nam” đã cho phép và tạo mọi điều
kiện để tôi sử dụng số liệu.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới: Ban giám Hiệu, Ban Chủ nhiệm khoa Khai thác

Thuỷ sản, Phòng Đào tạo sau Đại học, các Thầy giáo Trường Đại học Nha Trang và
các bạn đã truyền đạt kiến thức và kinh nghiệm giúp tôi hoàn thành luận văn này.
Vũng Tàu, ngày 28 tháng 06 năm 2011




Nguyễn Như Sơn




iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CÁC BẢNG v
DANH MỤC CÁC HÌNH vi
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT vii
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 2
1.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước 2
1.1.1. Tập tính cá trong vùng chiếu sáng 2
1.1.2. Ứng dụng ánh sáng nhân tạo trong nghề cá thế giới 3
1.1.2.1. Về công suất nguồn sáng 3
1.1.2.2. Về cách bố trí nguồn sáng 4
1.1.2.3. Về chủng loại bóng đèn và màu sắc ánh sáng 5
1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước 6

1.2.1. Tập tính cá trong vùng chiếu sáng 6
1.2.2. Ứng dụng ánh sáng nhân tạo trong nghề cá nước ta 8
1.2.2.1. Về công suất nguồn sáng 8
1.2.2. 2. Cách bố trí nguồn sáng 10
1.2.2.3. Về chủng loại bóng đèn và màu sắc ánh sáng 10
1. 2.2.4. Vấn đề còn tồn tại trong nghiên cứu nguồn sáng nhân tạo 11
1.2.3. Đặc điểm nguồn lợi hải sản ở vùng biển Ninh Thuận 12
1.2.3.1. Nguồn lợi hải sản 12
1.2.3. 2. Một số đối tượng khai thác chính 13
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 16
2.1. Địa điểm, thời gian và đối tượng nghiên cứu 16
2.1.1. Địa điểm nghiên cứu 16
2.1.2. Thời gian nghiên cứu 16
2.1.3. Đối tượng nghiên cứu 16
2.2. Phương pháp nghiên cứu 16
2.2.1. Lựa chọn các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng ánh sáng 16
2.2.2. Bố trí thí nghiệm 18
2.2.3. Phương pháp thu thập số liệu 19
2.2.3.1. Thu thập số liệu nghề cá trên bờ 19
2.2.3.2. Thu thập số liệu thực nghiệm 19
2.2.4. Phương pháp xử lý số liệu 19


iv

2.2.4.1. Xác định yếu tố vật chất [5] 19
2.2.4.2. Xác định các thông số ánh sáng 21
2.2.4.2. Tính hiệu suất khai thác của nghề lưới vây 23
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 24
3.1. Hiện trạng khai thác hải sản tỉnh Ninh Thuận 24

3.1.1. Cơ cấu tàu thuyền khai thác hải sản tỉnh Ninh Thuận 24
3.1.1.1. Cơ cấu tàu thuyền khai thác hải sản phân theo nhóm công suất 24
3.1.1.2. Cơ cấu tàu thuyền khai thác hải sản theo địa phương 25
3.1.2. Năng lực nghề lưới vây ánh sáng ở Ninh Thuận 26
3.1.2.1. Tàu thuyền, ngư cụ và thiết bị phục vụ khai thác 26
3.1.2.2. Khả năng hoạt động khai thác của đội tàu lưới vây ánh sáng tỉnh Ninh Thuận
30
3.1.2.3. Trang bị nguồn sáng trên tàu lưới vây ánh sáng tỉnh Ninh Thuận 32
3.2. Đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn sáng của tàu lưới vây tỉnh Ninh Thuận 35
3.2.1. Hiệu quả khai thác của đội tài lưới vây ánh sáng tỉnh Ninh Thuận 35
3.2.2. Hiệu quả khai thác của đội tàu lưới vây ánh sáng theo các thông số nguồn sáng
36
3.2.2.1. Hiệu quả khai thác của đội tàu lưới vây theo tổng công suất nguồn sáng 37
3.2.2.2. Hiệu quả khai thác của đội tàu lưới vây ánh sáng theo độ cao treo nguồn sáng
39
3.2.2.3. Hiệu quả khai thác của đội tàu lưới vây ánh sáng theo góc treo nguồn sáng
40
3.2.2.4. Hiệu quả khai thác của đội tàu lưới vây theo tỷ lệ công suất bóng FL 42
3.2.2.5. Đánh giá hiệu quả của tàu lưới vây theo màu sắc ánh sáng 43
3.3. Đề xuất các giải pháp sử dụng hiệu quả nguồn sáng trên tàu lưới vây tỉnh Ninh Thuận 45
3.3.1. Các giải pháp về trang bị nguồn sáng 45
3.3.1.1. Cách trang bị hệ thống phát điện 45
3.3.1.2. Cách trang bị hệ thống phân phối điện 46
3.3.1.3. Cách trang bị hệ thống nguồn sáng 47
3.3.2. Các giải pháp về sử dụng nguồn sáng 48
3.3.2.1. Qui trình sử dụng ánh sáng cho nghề lưới vây 48
3.2.2.2. Cách bảo dưỡng nguồn sáng 50
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 51
KẾT LUẬN 51
KIẾN NGHỊ 51

TÀI LIỆU THAM KHẢO 53
PHỤ LỤC 55



v


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 3.1: Cơ cấu đội tàu khai thác hải sản theo nhóm công suất 24
Bảng 3.2: Cơ cấu tàu thuyền khai thác chia theo địa phương 25
Bảng 3.3: Kích thước và tải trọng trung bình chia theo nhóm công suất 26
Bảng 3.5: Kích thước trung bình vàng lưới vây chia theo nhóm công suất 28
Bảng 3.5: Thiết bị phục vụ khai thác chia theo nhóm công suất 29
Bảng 3.6: Tổng hợp chỉ số hoạt động khai thác theo nhóm công suất 30
Bảng 3.7: Trang bị máy phụ chia theo nhóm công suất 32
Bảng 3.8: Trang bị máy phát điện theo nhóm công suất 32
Bảng 3.9: Trang bị chủng loại bóng đèn theo nhóm công suất 33
Bảng 3.10: Bố trí nguồn sáng trên tàu lưới vây theo nhóm công suất 34
Bảng 3.11: Trang bị nguồn sáng bè đèn theo nhóm công suất 35
Bảng 3.12: Hiệu quả khai thác của tàu lưới vây theo nhóm công suất nguồn sáng 38
Bảng 3.13: Hiệu quả khai thác của đội tàu lưới vây theo nhóm độ cao treo nguồn sáng 40
Bảng 3. 14: Hiệu quả khai thác của tàu lưới vây theo nhóm góc treo nguồn sáng 41
Bảng 3.15: Hiệu quả khai thác của đội tàu lưới vây theo nhóm tỷ lệ công suất bóng FL 43
Bảng 3.16: Trang bị máy phát điện theo nhóm công suất tàu 45














vi

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1: Bản đồ hành chính của tỉnh Ninh Thuận 16
Hình 2.2: Độ cao và góc treo nguồn sáng trên tàu lưới vây ánh sáng 18
Hình 3.1: Tuổi và hao mòn hữu hình của đội tàu lưới vây ánh sáng địa phương 27
Hình 3.2: Khả năng đầu tư của đội tàu lưới vây ánh sáng địa phương 27
Hình 3.3: Trang bị động lưc của đội tàu lưới vây ánh sáng địa phương 27
Hình 3.4: Mức tiêu hao nhiên liệu của đội tàu lưới vây ánh sáng địa phương 27
Hình 3.6: Khối nước tác dụng của đội tàu lưới vây ánh sáng địa phương 28
Hình 3.7: Mức độ trang bị thiết bị phục vụ khai thác 29
Hình 3.8: Mức độ sử dụng thiết bị của đội tàu lưới vây ánh sáng địa phương 31
Hình 3.9: Hiệu quả khai thác của đội tàu lưới vây địa phương 36
Hình 3.10: Năng suất khai thác trung bình theo nhóm công suất nguồn sáng 37
Hình 3.11: Năng suất khai thác trung bình theo nhóm độ cao treo nguồn sáng 39
Hình 3.12: Năng suất khai thác trung bình theo nhóm góc treo nguồn sáng 41
Hình 3.13: Năng suất khai thác trung bình theo tỷ lệ công suất bóng FL 42
Hình 3.14: Năng suất khai thác trung bình theo loại ánh sáng màu 44
Hình 3.15: Một số đối tượng khai thác chính theo loại ánh sáng màu 44
Hình 3. 16: Sơ đồ liên kết trực tiếp giữa động cơ sơ cấp và máy phát điện 46
Hình 3.17: Sơ đồ hệ thống phân phối điện năng theo hình tia đơn giản 47

Hình 3.18: Sơ đồ qui trình sử dụng ánh sáng trong nghề lưới vây 48















vii

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Diễn giải chữ viết tắt
ANOVA Phân tích phương sai (Analysis of Variance)
AVR
Thiết bị tự động điều chỉnh điện áp (Automatic Voltage Regula-
tion)
BPPĐ
Bảng phân phối điện (dùng để lắp đặt các thiết bị điều khiển hệ
thống điện trên tàu)
BPTB Bình phương trung bình (Mean of Squares)

CB
Thiết bị đóng, mở mạch điện hay còn gọi là aptomat (Circuit
breakers)
CPUE
Sản lượng tính trên một đơn vị cường lực (Catch Per Unit of Ef-
fort)
FL Đèn huỳnh quang (Fluorescent Lamp)
20FL Đèn huỳnh quang loại công suất 20 W
40FL Đèn huỳnh quang loại công suất 40 W
HPM Đèn cao áp thủy ngân (High Pressure Mercury Lamps)
250HPM Đèn cao áp thủy ngân loại công suất 250 W
400HPM Đèn cao áp thủy ngân loại công suất 400 W
500HPM Đèn cao áp thủy ngân loại công suất 500 W
HPS Đèn cao áp Natri (High Pressure Sodium Lamps)
MH
Đèn cao áp Halogen kim loại (High Pressure Metal Halide
Lamps)
200MH Đèn cao áp halogen kim loại công suất 200 W
400MH Đèn cao áp halogen kim loại công suất 400 W
1.000MH Đèn cao áp halogen kim loại công suất 1.000 W
SL
Đèn tiết kiệm điện Superlighter (Energy saving Superlighter
Lamps )
150SL Đèn tiết kiệm điện Superlighter loại công suất 150 W
200SL Đèn tiết kiệm điện Superlighter loại công suất 200 W

MỞ ĐẦU
Nghề cá phát triển làm tăng áp lực tác khai thác, suy giảm nguồn lợi hải sản ở
ngư trường truyền thống. Áp lực này do nhiều nguyên nhân như: sử dụng kích thước
mắt lưới nhỏ, nguồn điện và ánh sáng nhân tạo,.v.v. gây ra; trong đó, ánh sáng nhân

tạo của một số nghề pha xúc, chụp mực và lưới vây ánh sáng có tác động rất lớn đến
nguồn lợi ven bờ.
Hiện nay, nghiên cứu sử dụng ánh sáng nhân tạo trong và ngoài nước cho nghề cá đã
có nhiều thành công, cải thiện đáng kể hiệu quả kinh tế nghề cá. Tuy nhiên, các nghiên cứu
này vẫn còn nhiều quan điểm khác nhau và đồng thời vẫn chưa giải quyết được những mâu
thuẫn giữa người sản xuất sử dụng ánh sáng với nguồn lợi thủy hải sản hiện có.
Mặt khác, hiệu quả ứng dụng ánh sáng nhân tạo trong khai thác cá phụ thuộc
nhiều vào nhiều yếu tố. Trong đó, nguồn sáng nhân tạo dùng để tập trung cá là quan
trọng và quyết định phần lớn năng suất khai thác cá. Tuy nhiên, nghề cá Việt Nam là
nghề cá của nhân dân, sự trang bị nguồn sáng trên tàu mang tính tự phát và theo kinh
nghiệm là chủ yếu. Đặc biệt nghề lưới vây ánh sáng hiện nay thường có xu hướng
cạnh tranh nhau về công suất nguồn sáng, điều này dẫn đến việc trang bị nguồn sáng
không hợp lý và ảnh hưởng đến nguồn lợi hải sản ven bờ.
Vì vậy, đánh giá hiệu quả sử dụng ánh sáng nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế cho
nghề lưới vây ánh sáng nói riêng và nghề cá sử dụng ánh sáng nhân tạo nói chung là
rất cần thiết. Để giải quyết vấn đề này, chúng tôi đề xuất đề tài: “Đánh giá hiệu quả
sử dụng ánh sáng cho nghề lưới vây tỉnh Ninh Thuận khai thác một số loài cá nổi
nhỏ”. Với mục tiêu, đánh giá được hiệu quả sử dụng nguồn sáng và đưa ra các giải
pháp sử dụng nguồn sáng hợp lý nhằm nâng cao năng suất khai thác, tăng hiệu quả
kinh tế và bảo vệ nguồn lợi Thủy sản.
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài:
- Kết quả nghiên cứu góp phần nâng cao hiệu quả của nghề lưới vây ánh sáng
tỉnh Ninh Thuận nói riêng và các tỉnh ven biển trong cả nước nói chung.
- Luận văn là tài liệu tham khảo cho các cơ quan quản lý nghề cá trong việc
hoạch định chiến lược phát triển nghề đánh cá sử dụng ánh sáng một cách đa dạng.


1



2

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước
1.1.1. Tập tính cá trong vùng chiếu sáng
Nhiều công trình nghiên cứu về tập tính cá trong vùng sáng nhân tạo đều có kết
luận chung rằng tập tính của cá và năng suất khai thác của ngư cụ phụ thuộc vào trạng
thái sinh học của đối tượng như độ no dạ dày, độ chín muồi tuyến sinh dục và các yếu
tố môi trường bên ngoài như thức ăn, nhiệt độ, sóng, gió,.v.v.
Theo Zucser (1958) cho rằng, ánh sáng nhân tạo có tác dụng như một tín hiệu mồi,
cá đói dễ bị hấp dẫn hơn cá no. Dragezund (1957, 1958) cho rằng một số loài cá có thể bị
choáng, nhảy vọt lên và lao đến nguồn sáng chiếu đột ngột, nhưng sau đó nó tản đi hoặc
tập trung ở vùng sáng có cường độ ánh sáng thích hợp. Nghiên cứu của Hsiao năm 1952
cho thấy, cá ngừ tập trung trong vùng nước có ánh sáng trắng, độ rọi từ 700 ÷ 4.500 lux.
Tiếp đến, Uthed (1955) đã phát hiện hoạt tính của cá trích phụ thuộc vào cường độ chiếu
sáng, chúng có hoạt tính mạnh ở độ rọi sáng từ 20 ÷ 4.000 lux. Hoạt tính của chúng giảm
dần khi tăng độ rọi sáng đến 65.000 lux và độ rọi sáng thích hợp nhất của chúng khoảng
100 lux. Uda (1959) cho thấy cá con của hầu hết các loài thí nghiệm có phản ứng mạnh
và nhạy cảm hơn cá trưởng thành. Trong mùa sinh sản các đàn cá thường có tính hướng
quang giảm hoặc không có phản ứng với ánh sáng nhân tạo [3].
Một số nghiên cứu khác cho rằng, tập tính của cá dưới nguồn sáng là không
bình thường và phụ thuộc vào mật độ tập trung của nó trong vùng chiếu sáng, nguồn
sáng di động hay cố định.
Năm 1959, tàu Vichia nghiên cứu ở Thái Bình Dương khai thác đối tượng cá
Tidđitops. Tập tính của đối tượng cá này được mô tả trong tạp chí “Thiên nhiên” số 03
năm 1960 như sau: “Khi bị lôi cuốn bởi đèn chiếu sáng dưới nước, cá đi thẳng tới vùng
được chiếu sáng – mạn tàu. Cá bơi nhanh theo đường thẳng nằm ngang từ 5 ÷ 10 m, rồi
bỗng nhiên đi ngược lên theo chiều thẳng đứng đến 2 ÷ 3 m, sau đó lại tụt xuống theo
chiều ngược lại và đứng im không nhúc nhích, quay đầu lên trên. Đứng như vậy sau vài
phút, cá lại bắt đầu tiếp tục chuyển động như trước” [3].

Khi quan sát bằng mắt thường, máy quay phim và kết quả khai thác từng mẻ lưới
trong nghề khai thác cá trích bằng máy bơm và lưới nâng hình chóp cho thấy, tập tính
của đối tượng này phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: đặc tính chuyển động của nguồn
sáng, cường độ chiếu sáng,.v.v.


3

Ngoài ra, tập tính của cá trong vùng chiếu sáng phụ thuộc vào các yếu tố bên
ngoài môi trường: tác động lôi cuốn của ánh sáng và hiệu quả khai thác sẽ giảm đi
nhiều khi độ trong của nước giảm, khi độ trong của nước tăng thì sản lượng thu được
cao hơn; sự trôi dạt của tàu ảnh hưởng đến tập tính của cá quanh nguồn sáng, nghiên
cứu cho thấy với tốc độ lớn hớn 0,3 m/s thì cá trích Caxpien khó tập trung bên nguồn
sáng; dòng chảy mạnh trên mặt nước hoặc ở chỗ thả lưới làm giảm mức độ tập trung cá
trong vùng chiếu sáng; đối với cá trích Caxpien, tốc độ dòng chảy bằng vận tốc của cá
(0,35 m/s) thì cá không thể đến được nguồn sáng. Mặt khác, mức độ lôi cuốn cá của ánh
sáng còn phụ thuộc vào các yếu tố như: nhiệt độ, tuần trăng, .v.v.
Qua 28 chuyến khảo sát trong Chương trình giám sát hoạt động thương mại của
nghề cá sử dụng ánh sáng từ tháng 2 đến tháng 6 năm 2004 của Tổng cục thủy sản ở
thành phố miền Đông Nam Ghana, có những kết luận như sau: sản lượng khai thác của
nghề đánh cá sử dụng ánh sáng nhân tạo thay đổi theo từng thời kỳ, đặc biệt tập trung
vào tháng 3 ÷ 4 âm lịch; kích thước các loài cá khai thác được thay đổi theo từng
tháng, tỷ lệ cá con đánh bắt được khi sử dụng ánh sáng nhân tạo tập trung vào tháng 1
÷ 2; ngoài ra đề án còn khuyến nghị; thử nghiệm đánh bắt cá kết hợp ánh sáng nên
được mở rộng nghiên cứu toàn bộ các chế độ thủy văn, tức là mùa khan hiếm thức ăn
(từ tháng 4 ÷ 6) và mùa nước trồi (từ tháng 7 ÷ 9); cần đưa ra giới hạn các tháng cho
phép khai thác trong năm của nghề cá kết hợp ánh sáng [19].
1.1.2. Ứng dụng ánh sáng nhân tạo trong nghề cá thế giới
1.1.2.1. Về công suất nguồn sáng
Công suất nguồn sáng sử dụng trên tàu hay cường độ chiếu sáng của tàu đó, tỷ

lệ thuận với phạm vi chiếu sáng (
I

4


), do đó cường độ chiếu sáng càng lớn, thì
phạm vi chiếu sáng được mở rộng và số lượng cá tập trung quanh đèn nhiều. Tuy
nhiên, cường độ chiếu sáng không hoàn toàn tỷ lệ thuận với sản lượng khai thác và
ảnh hưởng đến nguồn lợi thủy sản.
Ở Nhật Bản đã xây dựng mức trang bị nguồn sáng cho nghề khai thác cá thu
đao trong mức giới hạn < 30 kW, các tàu được phép trang bị nguồn sáng có công suất
10 kW. Theo kinh nghiệm của ngư dân Nhật Bản, công suất phát sáng trang bị trên tàu
vượt quá 2.500 W/tấn trọng tải của tàu sẽ có tác dụng tiêu cực đối với sinh vật biển.
Theo luật nghề cá Nauy quy định phạm vi công suất nguồn sáng dùng cho đánh cá
trích không quá 15 kW cho mỗi tàu.


4

Giáo sư Gunzo Kawamura (1983) cho rằng, đánh cá kết hợp ánh sáng đều dựa
theo kinh nghiệm. Việc xác định các tiêu chuẩn nguồn sáng hợp lý cho từng nghề, đối
tượng hay từng khu vực đánh bắt gặp phải không ít khó khăn, xu hướng hoàn thiện
nguồn sáng chỉ được áp dụng cho từng nước, không thể xây dựng tiêu chuẩn nguồn
sáng trong đánh bắt cá chung cho toàn thế giới [18].
1.1.2.2. Về cách bố trí nguồn sáng
Nghề cá sử dụng ánh sáng nhân tạo của Nhật Bản phát triển mạnh, số lượng tàu
đánh cá sử dụng ánh sáng lên tới 20.000 chiếc (1952). Nguồn sáng này được trang bị
bằng hai hình thức, trên mặt nước và dưới mặt nước để khai thác các loài cá như: cá thu,
cá trích, cá sòng, mực,.v.v Sản lượng khai thác của các nghề có sử dụng ánh sáng

chiếm khoảng 26% tổng sản lượng khai thác hàng năm [16].
Năm 1957, Nhật Bản nghiên cứu sử dụng nguồn sáng cho nghề lưới đăng bằng
hai hình thức [3]:
- Sử dụng xuồng đèn măng xông (thường 10 xuồng), trong đó một xuồng bố trí
cố định ở chuồng lưới và các xuồng khác tập trung cá và dắt cá vào lưới; tuy nhiên,
phương pháp này cồng kềnh và khó khăn khi thời tiết xấu.
- Sử dụng nguồn sáng điện với nhiều đèn được lắp đặt theo tuyến sáng ở độ sâu
1,5 m. Các đèn chiếu sáng ở chuồng lưới luôn phải giữ cố định, các đèn chiếu sáng ở
ven bờ thì tắt dần theo chu kỳ. Cách tắt dần nguồn sáng phụ thuộc vào kinh nghiệm,
đối tượng đánh bắt và khoảng cách giữa các đèn chiếu sáng. Kết quả phương pháp này
giúp cho sản lượng đánh bắt của lưới đăng tăng gấp đôi.
Năm 1963, nghiên cứu của I.V Nhicônôrop đã đưa ra các phương pháp bố trí
nguồn sáng như sau [17]:
- Nguồn sáng độc lập hoặc một cụm sáng gồm một vài nguồn sáng nằm gần
nhau và có thể chuyển dịch được;
- Sử dụng tuyến sáng cố định gồm nhiều nguồn sáng nằm theo hướng cố định
và có thể đặt trên mặt nước hoặc dưới nước, khoảng cách giữa hai nguồn sáng từ 100
÷ 150 m, cá sẽ được tập trung từ nguồn sáng này sang nguồn sáng kia;
- Sử dụng nguồn sáng di động có quang thông thay đổi.
Năm 1983, đề tài: “Bước đầu đánh giá hiệu quả cường độ chiếu sáng cho nghề
lưới vây ở Thái Lan” của Shigeo Hayase, Chuichi Miyata và ctv đã kết luận [20]:
- Tăng công suất nguồn sáng có thể làm tăng hiệu quả tập trung đàn cá trên


5

diện rộng, nhưng không có hiệu quả để giữ đàn cá gần nguồn sáng;
- Khi sử dụng đèn chiếu sáng trên mặt nước, thay vì tăng công suất nguồn sáng
thì nên nâng độ cao treo đèn sẽ có lợi hơn;
- Một đèn chiếu sáng trong nước có lợi hơn trong việc tăng độ sáng theo chiều thẳng

đứng, khi đặt một đèn có công suất 3kW hoặc 5kW ở độ sâu lớn hơn 5m ở ngư trường xa
bờ sẽ bảo vệ ấu trùng của nguồn lợi Thủy sản (ấu trùng này thường gặp ở vùng gần bờ).

Từ năm 1995 đến 2001, nghiên cứu của Chikara Shimane, Kensuo Tanaka và
ctv tiến hành điều tra hoạt động của các loại tàu lưới vây khơi ở vùng biển phía Tây
Nhật Bản đã đưa ra mô hình khai thác của nghề lưới vây ở vùng biển này gồm một tàu
lưới có trọng tải 135 tấn kết hợp với hai tàu dò tìm cá và một tàu sử dụng ánh sáng có
trọng tải 60 tấn; số lượng tàu lưới vây ánh sáng chiếm 72,3% và sản lượng khai thác
trung bình đạt 28 tấn/mẻ [17].
1.1.2.3. Về chủng loại bóng đèn và màu sắc ánh sáng
Hiệu quả sử dụng các loại nguồn sáng không những phụ thuộc vào các đặc tính
kỹ thuật, mà còn phụ thuộc vào số lượng và kích thước bóng đèn. Theo nghiên cứu
đánh bắt cá Trích ở vùng biển Caxpi, đối với lưới nâng hình chóp và bơm hút cá sử
dụng số lượng và kích thước bóng đèn khác nhau cho thấy [8]:
- Đối với lưới nâng hình chóp sử dụng hai hệ thống nguồn sáng có cùng công
suất, thì nguồn sáng sử dụng kích thước bóng lớn cho sản lượng khai thác cao hơn
45% so với bóng có kích thước bé.
- Đối với bơm hút cá sử dụng hai hệ thống nguồn sáng có cùng công suất, thì
bóng có công suất nhỏ nhưng với số lượng lớn cho sản lượng khai thác cao hơn 6% so
với bóng có công suất lớn và số lượng nhỏ.
Ở Philipin, các nghiên cứu (1957) cho thấy, số lượng tàu đánh bắt hải sản có sử
dụng nguồn sáng của nước này là 670 chiếc và hoạt động chủ yếu bằng nghề lưới vó nhỏ
hình chữ nhật. Thực tế trang bị nguồn sáng trên các tàu này từ 6 ÷ 14 bóng với công suất
1.000 W/bóng và sản lượng đánh bắt được chiếm 30% tổng sản lượng khai thác [3].
Mặt khác, hiệu quả sử dụng các loại nguồn sáng còn phụ thuộc vào thành phần
quang phổ có trong bóng đèn hay màu sắc các loại nguồn sáng. Vấn đề này được
nhiều nhà khoa học nghiên cứu, nhưng có nhiều ý kiến đánh giá khác nhau [3].
B.I.Prikhotcơ (1952 ÷ 1953), đã nghiên cứu sử dụng đèn chiếu sáng dưới nước
có màu sắc khác nhau trong nghề lưới rê để khai thác cá trích. Kết quả sản lượng thu



6

được không cao và đèn có ánh sáng thường cho sản lượng khai thác cao nhất.
Nghiên cứu của Cavamôtô (Nhật Bản) đã tiến hành thí nghiệm trong bể đối với
các đối tượng cá thu, cá trích, cá măng và một số loài cá khác, cho rằng bước sóng ánh
sáng là yếu tố ảnh hưởng đến sự tập trung của cá, đa số các loài cá bị thu hút mạnh bởi
ánh sáng xanh lá cây và xanh nước biển, ánh sáng màu đỏ ít lôi cuốn hơn.
Trong khi đó, Ôzaki cho rằng: khi đi thành từng đàn, thì cá thích màu xanh lá
cây và xanh da trời, nhưng khi đi riêng lẻ cá lại không thích các màu đó. Ngoài ra,
một số đối tượng lại không có phản ứng với màu sắc ánh sáng; một số nghiên cứu
khác lại kết luận các ánh sáng màu xanh lá cây, xanh nước biển và ánh sáng đỏ cũng
có tác dụng thu hút tốt.
Khi nghiên cứu loài cá trích (cá trích Caxpi) thì Bôrixốp kết luận: ánh sáng màu
vàng và màu xanh lá cây quyến rũ rất tốt loài cá này. Điều này cũng được Nhicônôrốp
khẳng định qua thí nghiệm lưới nâng hình chóp và bơm hút khi đánh bắt cá trích
Caxpi kết quả cho thấy: ánh sáng màu vàng sản lượng khai thác cao hơn màu trắng
20%, ánh sáng màu xanh lá cây có sản lượng khai thác thấp hơn màu trắng 22%,.v.v
1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước
1.2.1. Tập tính cá trong vùng chiếu sáng
Cho đến nay, nước ta chưa có nhiều công trình nghiên cứu tập tính cá trong
vùng chiều sáng, các công trình nghiên cứu này mới chỉ dừng lại ở mức đánh giá hiện
trạng sử dụng nguồn sáng hay tác động của cường độ ánh sáng mạnh đến một số loài
hải sản, được thể hiện ở các công trình nghiên cứu sau:
Năm 1991, tác giả Nguyễn Đình Dũng và Nguyễn Văn Lục, đã tiến hành xác
định ảnh hưởng của ánh sáng đèn cao áp thủy ngân đến một số loài tôm, cá, nhằm giải
quyết những bức xúc về dư luận ánh sáng của nghề pha xúc làm chết cá, nổ mắt cá,….
Tuy nhiên, kết quả của đề tài vẫn chưa xác định được mức cường độ ánh sáng có hại đến
sự sống của một số loài cá, tôm.
Mặt khác, nghiên cứu tác động của sử dụng cường độ ánh sáng mạnh đối với

một số loài cá nổi nhỏ và mực trong khai thác hải sản của Vũ Duyên Hải (2001), đã
đưa ra một số nhận định về tập tính một số loài hải sản đối với nguồn sáng như sau [4]:
- Cá cơm thường (Stolephous commersonii) là loài cá thường tập trung thành
đàn lớn, phân bố dọc bờ biển nước ta, rất thích ánh sáng. Chúng thường tập trung ở
vùng có độ rọi sáng khoảng 228 - 2705 lux.


7

- Cá trích xương (Sardinella gibbola) là loài cá thường tập trung thành đàn lớn,
rất thích ánh sáng, thường tập trung ở vùng có độ rọi sáng khoảng 88,4 - 4561 lux.
- Cá nục sồ (Decapterus maruadsi) thường xuất hiện rời rạc ở vùng có độ rọi
sáng lớn, sau khoảng 30 - 40 phút chúng thường tập trung thành đàn dày hơn và ở
vùng có độ rọi sáng khoảng 316,8 - 805 lux.
Ngoài những nhận định về tập tính các gần nguồn sáng, tác giả còn có những
kết luận về cường độ ánh sáng mạnh ảnh hưởng đến các loài hải sản như sau:
- Quan hệ giữa công suất nguồn sáng và hiệu suất khai thác không rõ ràng.
Tăng cường độ chiếu sáng làm thay đổi vị trí sắp xếp và hình thái võng mạc gây ra sự
giảm thị lực của mắt cá, mực.
- Độ rọi sáng 198.400 lux (tại điểm cách mặt đèn pha công suất 2000 W 1,04 m;
đèn 3000 w 1,25 m; đèn 5000 w 1,53 m) gấp 1,42 lần ánh sáng mặt trời tại trái đất)
làm võng mạc mắt mực ống (Loligo chinensis) bị phá huỷ và làm chết mực;
- Độ rọi sáng 659.850 lux (tại điểm cách mặt đèn pha công suất 5.000 W 0,94
m) lớn hơn độ rọi của mặt trời 4,7 lần làm thay đổi lâu dài sự phân bố tế bào thị giác
cá cơm thường (Stolephorus commesonii);
- Độ rọi sáng 672.300 lux (tại điểm cách mặt đèn pha công suất 5000 W; 0,93
m) gấp 4,8 lần ánh sáng mặt trời làm thay đổi lâu dài sự phân bố tế bào thị giác cá
trích xương (Sardinella gibbosa);
- Độ rọi sáng 688.730 lux tại điểm cách mặt đèn pha 0,91 m làm thay đổi tức
thời hình thái cấu tạo võng mạc các loài cá nục (Decapterus maruadsi, Decapterus

macrosoma) và cá tráo mắt to (Selar crumenophthalmus) khi bị chiếu sáng trong 30
phút. Sau khi chiếu sáng mắt cá trở lại bình thường và không làm chết cá.
- Trang bị công suất nguồn sáng trên các tàu cá như hiện nay không làm chết
hay nổ mắt cá, mực và không ảnh hưởng lâu dài đến thị lực mắt các loài cá thí nghiệm.
Theo kết nghiên cứu về tập tính cá nổi nhỏ gần nguồn sáng của Đoàn Văn Phụ
(2010) cho thấy [9]: các loài cá nổi nhỏ có tập tính khác nhau đối với từng loại nguồn
sáng, khi mới tới nguồn sáng các loài cá nổi nhỏ thường phân bố rời rạc ở vùng có độ
rọi sáng khoảng 40 - 100 lux, khoảng 1 giờ sau chúng tập trung thành đàn dày hơn và
di chuyển ở vùng có độ rọi sáng từ 30 - 950 lux (cách nguồn sáng khoảng 20 - 40 m
theo hướng trên nước). Tập tính của cá nổi nhỏ đối với từng loại ánh sáng như sau:
- Ánh sáng đỏ hấp dẫn đối với các loài cá tráo (Selar spp.), cá bạc má (Restralliger


8

kanagurta), cá trác ngắn (Priacanthus macracanthus). Khi phạm vi vùng sáng và cường
độ rọi sáng lớn cá thường phân bố rời rạc xung quanh tàu ở vùng có độ rọi sáng từ 30 -
850 lux; khi giảm phạm vi vùng sáng và cường độ rọi sáng, cá tập trung thành đàn lớn
nhưng mật độ không dày và tập trung dưới nguồn sáng ở độ sâu khoảng 20 - 40 m. Tuy
nhiên, ánh sáng đỏ thu hút không hiệu quả các loài cá nục (Decapterus spp.).
- Ánh sáng vàng hấn dẫn đối các loài cá nục thuôn (Decapterus macrosoma), cá
nục sồ (Decapterus maruadsi), cá ngân (Atule mate). Khi mới đến nguồn sáng cá
thường phân bố rời rạc ở vùng có cường độ rọi sáng từ 54 - 710 lux; khi giảm phạm vi
vùng sáng và cường độ rọi sáng, cá có xu hướng hình thành đàn lớn với mật độ dày và
tập trung ngay nguồn sáng ở lớp nước tầng mặt. Tuy nhiên, ánh sáng vàng thu hút kém
hiệu quả hơn ánh sáng đỏ đối với cá tráo (Selar spp.), cá bạc má (Restralliger kana-
gurta), cá trác ngắn (Priacanthus macracanthus).
- Ánh sáng xanh chỉ hấp dẫn đối với loài cá nục sồ (Decapterus maruadsi), khi
đến nguồn sáng, cá nục sồ thường tập trung ở vùng có độ rọi sáng từ 23 - 320 lux. Ánh
sáng xanh thu hút kém hiệu quả đối với các loài cá nổi nhỏ khác.

- Ánh sáng trắng thích hợp cho các loài cá cá cạc má (Restralliger kanagurta),
cá trác ngắn (Priacanthus macracanthus), cá tgừ (Thunnus spp.), cá sòng gió (Mega-
laspis cordyla),… ở vùng có độ rọi sáng khoảng 17 - 840 lux. Đây là loại ánh sáng có
hiệu quả sử dụng loại ánh sáng này cao nhất trong các chuyến thí nghiệm.
- Ánh sáng trắng ngầm hấp dẫn đối với cá nục thuôn (Decapterus macrosoma),
cá nục sồ (Decapterus maruadsi). Khi mới đến nguồn sáng cá thường phân bố rời rạc
ở vùng có cường độ rọi sáng khoảng 41 - 850 lux; khi giảm phạm vi vùng sáng và
cường độ rọi sáng, cá hình thành đàn lớn với mật độ dày và phân bố xung quanh
nguồn sáng. Đối với những loài cá còn lại, hiệu suất thu hút của ánh sáng trắng ngầm
không bằng ánh sáng trắng và ánh sáng đỏ.
1.2.2. Ứng dụng ánh sáng nhân tạo trong nghề cá nước ta
1.2.2.1. Về công suất nguồn sáng
Từ thập niên 50, 60 của thế kỷ XX, nghề đánh bắt cá kết hợp ánh sáng được du
nhập vào nước ta từ các nước có nghề cá phát triển như Liên Xô (cũ), Trung Quốc,
Triều Tiên,.v.v. và đã đạt được nhiều thành công đáng kể.
Năm 1962 ÷ 1963, nghiên cứu giữa Việt Nam với Liên Xô (cũ), tiến hành
nghiên cứu thử nghiệm lưới nâng hình chóp kết hợp ánh sáng điện trên tàu với công


9

suất nguồn sáng là 13,6 kW. Kết quả triển khai được 75 mẻ lưới đạt được 430 kg cá và
đối tượng khai thác là: cá nục, cá cơm, cá trích, mực,.v.v
Từ những năm đầu của thập kỹ 1990, nghề chụp mực đã được du nhập vào Việt
Nam và dần dần trở thành nghề khai thác hải sản quan trọng của các tỉnh ven biển vịnh
Bắc Bộ. Cùng với sự phát triển về qui mô nghề nghiệp, công suất nguồn sáng trang bị
cũng được tăng lên tới 30 kW [8].
Nguyễn Long (2001), đã tiến hành nghiên cứu công nghệ khai thác mực ống (Loligo
spp.) và mực đại dương (Sthenoteuthis oualaniensis) bằng lưới chụp mực, lưới rê,… trong
đó, lưới chụp mực trang bị thắp sáng tập trung mực với tổng công suất nguồn sáng là 14,5

kW. Trong quá trình thực hiện đề tài đã sử dụng tổng công suất nguồn sáng từ 2,0 ÷ 12,0
kW và kết luận rằng, lưới chụp mực có thể mang lại hiệu quả kinh tế khả quan [7].
Nghiên cứu của Đặng Văn Thi và ctv (2006) cho thấy: năng suất khai thác ở các
mức công suất 1,6 kW; 3,2 kW; 4,6 kW và 6,4 kW biến động rất lớn và không phụ
thuộc vào cường độ ánh sáng; năng suất khai thác của nghề lưới vây ánh sáng phụ
thuộc nhiều yếu tố như: nguồn lợi tại chỗ, tình trạng dòng nước, điều kiện sóng
gió,.v.v.; cường độ ánh sáng chưa ảnh hưởng cụ thể đến thành phần sản lượng khai
thác của nghề lưới vây ánh sáng [11].
Trong nghiên cứu tác động của cường độ ánh sáng cho đối tượng các nổi nhỏ
tác giả Vũ Duyên Hải (2001) cho rằng: đối với tàu lưới vây, tùy theo ngư trường khai
thác mà công suất nguồn sáng trang bị trong khoảng từ 3 ÷ 10 kW; đối với tàu pha xúc
hạn chế ở mức 10 kW, cấm sử dụng bóng đèn sợi đốt có công suất lớn hơn 2.000
W/bóng, vị trí lắp đặt đèn pha lớn hơn 1,2 m [4].
Năm 2009, nghiên cứu hiên trạng tàu lưới vây kết hợp ánh sáng ở Đông Nam Bộ,
của Bùi Văn Tùng đã xác định được mức công suất nguồn sáng, công suất máy phát
điện và các chủng loại bóng đèn sử dụng phù hợp cho từng đội tàu như sau[12]:
- Đội tàu công suất < 250 cv: tổng công suất nguồn sáng trên tàu 5,0 ÷ < 10,0
kW; công suất máy phát điện 8,0 ÷ 16,0 kVA; sử dụng bóng 40FL kết hợp bóng
1.000MH hoặc bóng 200SL.
- Đội tàu công suất ≥ 250 cv: tổng công suất nguồn sáng trên tàu 20,0 ÷ < 30,0 kW;
công suất máy phát điện 31,0 ÷ 48,0 kVA; sử dụng bóng 200SL kết hợp với bóng 1.000MH.
Nghiên cứu của Đoàn Văn Phụ (2010), cho rằng: phạm vi chiếu sáng không tỷ lệ với
công suất nguồn sáng; thực tế khi tăng nguồn sáng lên 5 lần thì phạm vi chiếu sáng theo


10

phương ngang tăng lên 1,5 lần và phương thẳng đứng tăng lên 1,3 lần; công suất nguồn
sáng thích hợp cho đội tàu lưới vây xa bờ ở vùng biển Đông Nam Bộ khoảng 16 kW [9].
1.2.2. 2. Cách bố trí nguồn sáng

Sử dụng nguồn sáng trong đánh bắt cá ở nước ta có nhiều phương pháp và cách
bố trí nguồn sáng khác nhau, tùy thuộc vào từng nghề, từng đối tượng khai thác [3]:
- Nghề lưới vây ánh sáng, trang bị nguồn sáng sử dụng tập trung cá là trên mặt
nước và theo dạng cụm đèn. Tùy thuộc vào từng địa phương mà nghề này sử dụng một
tàu hoặc hai tàu, tuy nhiên hai tàu có ưu điểm hơn hẳn.
- Đối với lưới chụp mực, người ta sử dụng công suất máy phát lớn hơn từ 20 ÷
25% tổng công suất nguồn sáng trang bị trên tàu. Cách bố trí hệ thống nguồn sáng trên
tàu như sau: độ cao hệ thống đèn tập trung mực lớn hơn cabin tàu khoảng 85 cm và
nghiêng theo phương ngang khoảng 80 cm; độ cao đèn gom mực cao hơn mặt boong
tàu khoảng 95 cm và nghiêng theo phương ngang khoảng 25 cm.
Nghiên cứu của Nguyễn Đức Sĩ, cho thấy [10]: tàu lưới vây ánh sáng nước ta trang bị
nguồn sáng không phù hợp; các yếu tố công suất nguồn sáng, độ cao treo đèn và góc treo đèn
ảnh hưởng mạnh đến sản lượng khai thác cá Nục sồ trên tàu lưới vây ánh sáng xa bờ .
1.2.2.3. Về chủng loại bóng đèn và màu sắc ánh sáng
Từ những năm 60 thế kỷ XX, Việt Nam đã hợp tác nghiên cứu với các nước Liên
Xô (cũ), Triều Tiên trong vấn đề đánh bắt cá có sử dụng nguồn sáng cho các nghề lưới
nâng hình chóp, lưới vó mạn tàu và lưới vây, bằng các loại đèn măng xông, đèn huỳnh
quang chiếu sáng trên và dưới nước, đèn cao áp,.v.v. đạt được nhiều kết quả khả quan.
Thực tế sản xuất nhận thấy trang bị số lượng bóng đèn, chủng loại bóng đèn giữa
các nghề, giữa các vùng biển có nghề đánh bắt cá sử dụng nguồn sáng rất khác nhau:
- Đối với nghề chụp mực: trang bị cho hệ thống phát hiện và tập trung cá với dàn đèn
khoảng từ 20 ÷ 30 bóng HPM, công suất mỗi bóng từ 500 ÷ 1.000 W; đèn gom mực trang bị
một bóng có công suất 1.000 ÷ 1.500 W, kết hợp với bộ điều chỉnh độ chiếu sáng của đèn [3].
- Trong khi đó, nghề lưới vây ánh sáng: vùng Bắc Trung Bộ trang bị kết hợp 4
 6 bóng cao áp, có công suất mỗi bóng từ 300  1000 W và bóng 40FL; vùng Nam
Trung Bộ sử dụng chủ yếu bóng FL, bóng cao áp và siêu cao áp. Hệ thống chiếu sáng
tập trung cá gồm 40 ÷ 80 bóng 40FL và 4 ÷ 6 bóng đèn cao áp, công suất mỗi bóng từ
250 1.000 W; vùng Tây Nam Bộ sử dụng chủ yếu bóng huỳnh quang và bóng cao áp.



11

Hệ thống chiếu sáng tập trung cá gồm 30 ÷ 180 bóng 40FL và 2 ÷ 34 bóng cao áp,
công suất mỗi bóng cao áp phổ biến loại 400W [12].
Đề tài “Nghiên cứu hoàn thiện kỹ thuật đánh cá bằng lưới vây ban ngày và ban
đêm kết hợp ánh sáng điện khai thác ở vùng lộng và vùng khơi trên các tàu có công
suất từ 16 ÷ 45 cv”, đã sử dụng ánh sáng bóng FL trên tàu lưới vây và sản lượng khai
thác cao hơn khoảng 20% [1].
Năm 2001, đề tài: “Nghiên cứu tác động của sử dụng cường độ ánh sáng mạnh
đối với một số loài cá nổi nhỏ và mực trong khai thác hải sản” của tác giả Vũ Duyên
Hải đã đưa ra một số kết luận sau: Chủng loại bóng đèn trang bị trên tàu cá rất đa
dạng, công suất sử các bóng đèn điện từ 20 ÷ 500 W; trang bị công suất nguồn sáng
trên các tàu cá như hiện nay không làm chết hay nổ mắt cá, mực và không ảnh hưởng
lâu dài đến thị lực mắt các loài cá thí nghiệm; quan hệ giữa công suất nguồn sáng và
hiệu suất khai thác không rõ ràng, tăng cường độ chiếu sáng làm thay đổi vị trí sắp xếp
và hình thái võng mạc gây ra sự giảm thị lực của mắt cá, mực; ngoài ra, đề tài đã
khuyến nghị loại bóng đèn có công suất bóng nhỏ hơn 1.000 W/bóng sẽ mang lại hiệu
suất cao. Nếu trang bị nguồn sáng bằng bóng 40FL thì nên kết hợp với một số bóng
HPM có công suất 250 ÷ 1.000 W/bóng [4].
Nghiên cứu của Nguyễn Đức Sĩ (2006), ngoài đưa ra được các yếu tố ảnh
hưởng đến sản lượng khai thác, còn thống kê được các chủng loại bóng đèn thường sử
dụng trong nghề lưới vây là bóng FL, bóng cao áp, bóng HPM và giới hạn công suất
mỗi bóng từ 40 ÷ 1.000 W/bóng.
Trong khi nghiên cứu của Bùi Văn Tùng (2009) đã kết luận được rằng: năng
suất khai thác của bóng đèn huỳnh quang và bóng metan đạt giá trị cao nhất; ngoài ra tác
giả còn khuyến nghị nên sử dụng bóng đèn 200SL và HPS hoặc 1.000MH; đèn nên lắp ở
độ cao 3,5 ÷ 4,5 m và góc treo đèn từ 40
0
÷ 50
0

[12].
Năm 2010, nghiên cứu của Đoàn Văn Phụ, chỉ ra rằng: cá thường tập trung trong
vùng chiếu sáng có độ rọi 30 ÷ 950 lux; năng suất khai thác trung bình của mẻ lưới
ánh sáng trắng cao hơn các loại ánh sáng màu khác; đối tượng cá nục thuôn, cá nục sồ,
cá tráo vàng, cá tráo xanh và cá ngân không ảnh hưởng bởi loại ánh sáng.[9]
1. 2.2.4. Vấn đề còn tồn tại trong nghiên cứu nguồn sáng nhân tạo
Nghiên cứu của các nước trên thế giới trong đánh bắt cá sử dụng ánh sáng nhân
tạo được đánh giá tương đối hoàn thiện về phương pháp, cách thức trang bị và chủng


12

loại bóng đèn. Tuy nhiên, đi sâu giải quyết màu sắc ánh sáng của bóng đèn trong hiệu
quả tập trung cá vẫn còn nhiều ý kiến chưa được đồng nhất.
Nghiên cứu trong nước, tuy đạt được nhiều thành công nhưng vẫn còn nhiều
hạn chế trong việc sử dụng nguồn sáng nhân tạo đánh bắt cá hiệu quả :
- Trang bị công suất nguồn sáng: đã đánh giá được ảnh hưởng của cường độ
chiếu sáng, tổng công suất nguồn sáng và tiêu chuẩn trang bị nguồn sáng cho nghề
lưới vây ánh sáng. Tuy nhiên, các kết quả nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở mức đánh giá
hiện trạng và nghiên cứu thực nghiệm nguồn sáng cho nghề lưới vây ánh sáng, chưa đi
sâu đánh giá ảnh hưởng của công suất nguồn sáng cho các nghề pha xúc, chụp mực và
cho từng đối tượng khai thác cụ thể.
- Phương pháp bố trí nguồn sáng: đã đưa ra được qui trình, mô hình khai thác
và cách bố trí cho các nghề chụp mực và nghề lưới vây ánh sáng. Nhưng kết quả chỉ ở
mức thống kê toán học, rất ít các nghiên cứu bố trí nguồn sáng bằng thực nghiệm và
ứng dụng khoa học chưa cao.
- Chủng loại bóng đèn và màu sắc ánh sáng: đã đi sâu đánh giá được ảnh hưởng
của chủng loại bóng đèn và màu sắc ánh sáng đến sản lượng khai thác, đối tượng đánh
bắt của nghề lưới vây ánh sáng. Tuy nhiên, nghiên cứu vấn đề này rất ít và mới chỉ
dừng lại ở phạm vi nghiên cứu nhỏ, chưa có sự đánh giá tổng thể cho nghề đánh bắt cá

sử dụng nguồn sáng ở Việt Nam.
Mặt khác, nghề khai thác cá biển của Việt nam là nghề cá nhân dân, cho nên
ngư dân các địa phương, trang bị cho các nghề đánh bắt cá một cách tự phát và theo
kinh nghiệm là chủ yếu. Đặc biệt nghề lưới vây ánh sáng, hiện nay đang có xu hướng
cạnh tranh nhau về công suất nguồn sáng, dẫn đến sự trang bị chưa hợp lý và ảnh
hưởng đến nguồn lợi hải sản.
Trên cơ sở kế thừa các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước và từ thực
tiễn sản xuất của ngư dân làm nghề lưới vây ánh sáng. Chúng tôi nhận thấy, đánh giá
hiệu quả sử dụng nguồn sáng cho nghề lưới vây là một việc làm cần thiết.
1.2.3. Đặc điểm nguồn lợi hải sản ở vùng biển Ninh Thuận
1.2.3.1. Nguồn lợi hải sản
Vùng biển Ninh Thuận là nơi hội tụ của 2 dòng hải lưu nóng (từ phía Bắc
xuống ) và lạnh (từ phía Nam lên). Hai dòng hải lưu này tạo nên vùng nước trồi làm
cho chủng loại sinh vật phù du ở tầng nổi và tầng đáy vô cùng phong phú. Trong thời


13

kỳ nước trồi hoạt động, khối lượng động vật phù du đạt từ 2,5 ÷ 5.10
6
tế bào/m
3
và đạt
giá trị cao nhất 75 ÷ 100mg/m
3
. Các dòng hải lưu này đã kéo theo nhiều loài cá di
chuyển làm tăng nguồn lợi hải sản [6].
Hiện nay, theo thống kê của cơ quan quản lý thủy sản Ninh Thuận, năm 2003
thì: ở vùng biển có độ sâu từ 200 m nước trở vào có khoảng 100 loài hải sản có giá trị
kinh tế, thuộc 4 nhóm động vật chủ yếu là giáp xác, nhuyễn thể, da gai và cá.

Theo nghiên cứu thống kê trữ lượng, khả năng khai thác phân bố theo độ sâu
ngư trường vùng biển Ninh Thuận – Bình Thuận của nước ngoài và Viện Hải dương
học Nha Trang, đã xác định:
Cá nổi: Xuất hiện chủ yếu từ tháng 7 ÷ 11 và năng suất khai thác chủ yếu vào từ
tháng 8 ÷ 9. Trữ lượng cá nổi khoảng 32.000 tấn, phân bố dày ở độ sâu 50 m, diện tích
bãi cá khoảng 1.700 km
2
. Sản lượng cá nổi khai thác được chiếm 80% tổng sản lượng
khai thác hải sản của toàn tỉnh, trong đó cá cơm chiếm 60%.
Cá đáy: Gồm 22 loài, phân bố ở 3 khu vực. Ngoài khơi (mũi Dinh – Cà Ná kéo
dài đến Cù Lao Thu), diện tích bãi cá khoảng 2.100 km
2
, trữ lượng 10.000 tấn; Khơi
(vịnh Phan Rang kéo dài đến Mũi Nhỏ - Phan Rí), diện tích bãi cá khoảng 1.300km
2
,
trữ lượng khoảng 25.000 tấn; Khu vực có độ sâu trên 120 m (ngoài khơi vịnh Phan
Rang), khả năng khai thác được xác định là 4.000 tấn/năm.
Mực: Có khoảng 20 loài mực, trong đó có 6 loài mực nang, 4 loài mực ống và 2
loài mực lá, chiếm tỷ trọng cao trong sản lượng khai thác. Sản lượng khai thác cao tập
trung từ tháng 6 ÷ 10.
Tôm: Có 3 loài tôm; tôm hùm, tôm he và tôm mũ ni. Tôm hùm phân bố ở các
ran San hô và các hốc đá, sản lượng khai thác hàng năm dao động trong khoảng 30 ÷
50 tấn; Tôm mũ ni, sống tập trung ở vùng nước có độ sâu 50 m, sản lượng khai thác
khoảng 100 ÷ 200 tấn/năm.
Tóm lại: Nguồn lợi vùng biển Ninh Thuận – Bình Thuận với trữ lượng phong
phú là điểm mạnh cho ngành khai thác cá phát triển, đặc biệt trữ lượng cá nổi sẽ làm
cho nghề lưới vây và lưới rê là thế mạnh cho ngành nếu được sự quan tâm đúng mức
của cơ quan quản lý và ngư dân ven biển.
1.2.3. 2. Một số đối tượng khai thác chính

Đối tượng đánh bắt chủ yếu của lưới vây ánh sáng là các đàn cá nổi nhỏ di cư
theo mùa như cá nục, cá bạc má, cá ngừ ồ, cá cơm,.v.v.


14

* Cá bạc má (Rastrelliger spp.)
Hình dạng: Bạc má là loại cá có thân hình bầu dục. Chiều dài thân gấp 3 ÷ 4 lần
chiều cao thân. Loại cá này có vây nhỏ, dễ rụng, miệng nhỏ và vây đuôi dài, thân có
màu xanh chấm sọc, bụng màu trắng.
Đặc điểm sinh học: Cá bạc má sống ở tầng mặt ở độ sâu từ 20 m nước trở ra,
nhiệt độ thích hợp 19 ÷ 25
0
C, nồng độ muối 30 ÷ 35
0
/
00
và chất đáy là bùn cát hay cát
pha nhuyễn thể. Thức ăn chủ yếu là các loại cá nhỏ và động vật không xương sống. Cá
nhạy đối với tiếng động và thích nghi với ánh sáng trắng. Tốc độ di chuyển 1,2 ÷ 1,3
m/s. Mùa sinh sản kéo dài từ tháng 3 đến tháng 7 ở ven bờ. Kích thước khai thác
thường từ 150 ÷ 200 mm, trọng lượng 50 ÷ 100 gram. Mùa vụ khai thác chính từ tháng
5 đến tháng 9 dương lịch.
* Cá nục (Decapterus spp.)
Đặc điểm sinh học: Ngoài tính di cư ngang, chúng có tính di cư thẳng đứng theo
độ sâu và theo chu kỳ ngày đêm, vào ban ngày chúng lặn xuống sâu, tập trung thành
đàn ở tầng đáy, ban đêm di chuyển lên tầng mặt. Cá nục có tính hướng quang. Cá nục
thường tập trung ở độ sâu 20 ÷ 80 m, chất đáy chủ yếu là bùn lẫn vỏ sò. Độ mặn thích
hợp là 32 ÷ 34
0

/
00
, nhiệt độ nước 15 ÷ 24
0
C, thích bóng râm và nước trong.
Vào mùa gió Tây Nam cá nục thường tập trung thành đàn lớn ở vùng biển miền
Trung, Đông Nam Bộ để kiếm mồi và sinh sản. Vào mùa gió Đông Bắc, cá nục di cư
xa bờ và xuống biển Đông Nam Bộ.
* Cá trích (Sardinella spp.)
Hình dạng: thân bầu dục dài hai bên hẹp, chiều dài thân gấp 2 ÷ 3 lần chiều
rộng thân, miệng nhỏ, hàm dưới dài hơn hàm trên, ở bụng có vẩy răng cưa, lưng màu
xanh thẫm, bụng màu trắng hai bên lườn có một dải hẹp màu vàng nhạt. Toàn thân có
những vẩy tròn, mỏng rất dễ rụng.
Đặc điểm sinh học: Là loài cá sống ở tầng mặt và tầng giữa thường tập trung
thành từng đàn có hiện tượng di cư thẳng đứng, chúng có tính hướng quang mạnh
thường vào lúc hoàng hôn hoặc những đêm trăng chúng kết đàn và nổi lên mặt nước.
Cá trích tập trung nhiều ở độ sâu 25 ÷ 30 m, độ mặn 29 ÷ 33
0
/
00
. Nhiệt độ thích hợp 18
÷ 23
0
C thức ăn là các loài giáp xác. Hàng năm cá trích đi đàn và di cư từ tháng 3 đến
tháng 7 ở đến những nơi có độ sâu từ 7 ÷ 20 m ở phần cửa sông, quanh đảo. Cá khai
thác được chủ yếu từ 1 ÷ 2 tuổi, có chiều dài 100 ÷ 140 mm tuổi thọ cao nhất là 5 tuổi


15


mùa khai thác từ tháng 2 đến tháng 10. Cá trích rất nhạy với ánh sáng mạnh huỳnh
quang, sau khi chiếu sáng 30 ÷ 40 phút thì chúng xuất hiện quanh nguồn sáng có thể
thấy rõ bằng mắt thường, nếu nguồn sáng di chuyển thì chúng cũng di chuyển theo.
* Cá ngừ (Thunnus spp.)
Hình dạng: Có thân hình thoi, dài và hơi tròn. Trên thân có vảy nhỏ, có loài chỉ
có một phần thân có vây. Đầu cá thon nhỏ, hai vây lưng cách xa nhau, phía sau vây
lưng thứ hai là vây hậu môn và có một số vây nhỏ.
Đặc điểm sinh học: Cá ngừ thích sống ở vùng nước trong và có nồng độ muối cao
32 ÷ 35
0
/
00
, nhiệt độ thích hợp là 21 ÷ 31
o
C, mùa sinh sản từ tháng 3 ÷9, rộ nhất từ tháng 5
÷ 7. Thức ăn chủ yếu là các loài cá con. Tốc độ di chuyển khoảng 1,6 m/s. Ở khu vực
ngoài khơi có độ sâu trên 30m cá thường xuất hiện đàn và di chuyển trên tầng mặt.
* Mực ống (Logigo spp.)
Hình dạng: Cơ thể lớn, thân dài 100 ÷ 400 mm. Chiều dài thân gấp 6 lần chiều
rộng, vây dài bằng 2/3 chiều dài thân, đuôi nhọn xúc tay có hai hàng giác bám. Xúc
tay bắt mồi có 4 hàng giác bám, lớn hơn giác bám ở những xúc tay khác.
Đặc điểm sinh học: Mực ống sống ở tầng đáy và gần đáy, phân bố rộng và rải
rác, rất nhạy với ánh sáng và nhiệt độ, nhiệt độ thích hợp từ 20 ÷ 28
0
C, độ mặn từ 29 ÷
33
0
/
00
. Có hiện tượng di cư thẳng đứng theo ngày và đêm. Ban đêm mực đi nổi. Thức

ăn chủ yếu là động vật phù du, nhuyễn thể, giáp xác và cá nhỏ.v.v Vùng gần bờ với
thức ăn phong phú, đầy đủ dưỡng khí đó là những bãi đẻ cho mực. Mực ống nhạy với
ánh sáng trắng, tím. Mực tập trung thành đàn dưới sâu nguồn sáng. Khi giảm độ rọi
sáng, mực nổi lên mặt nước sau đó lặn xuống rất nhanh và phân tán. Mùa khai thác
mực cho sản lượng cao từ tháng 6 đến tháng 9.







16

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Địa điểm, thời gian và đối tượng nghiên cứu
2.1.1. Địa điểm nghiên cứu
Ninh Thuận là một tỉnh thuộc vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, có vị trí địa lý từ
11
0
18

14” ÷ 12
0
09’45”N và 108
0
39’08” ÷ 109
0
14’25” E, phía Đông giáp Biển Đông.
Ninh Thuận có đường bờ biển kéo dài hơn 105km, từ vĩ độ 11

0
18’ ÷ 11
0
50’N, vùng
đặc quyền kinh tế 24.480 km
2
, diện tích vùng biển nội thủy 1.800 km
2
[13].

Hình 2.1: Bản đồ hành chính của tỉnh Ninh Thuận
2.1.2. Thời gian nghiên cứu
Thời gian thực hiện đánh giá hiệu quả sử dụng ánh sáng cho nghề lưới vây tỉnh
Ninh Thuận, được tiến hành từ tháng 01/2010 đến tháng 05/2011.
2.1.3. Đối tượng nghiên cứu
- Đội tàu lưới vây ánh sáng tỉnh Ninh Thuận và một số đối tượng cá nổi nhỏ: cá
nục thuôn, cá nục sồ, cá bạc má, cá tráo,….
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Lựa chọn các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng ánh sáng
Nghiên cứu sử dụng ánh sáng nhân tạo trong nghề cá ở nước ta được tiến hành từ
những năm 60 của thế kỷ 19, các nghiên cứu đi sâu đánh giá hiện trạng sử dụng nguồn
sáng và tác động của ánh sáng mạnh tới một số loài hải sản. Trong thời gian gần đây,

×