BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
ĐOÀN VĂN PHỤ
NGHIÊN CỨU TÍNH CHỌN LỌC CỦA MỘT SỐ
LOẠI THIẾT BỊ THOÁT MỰC ỐNG CHO NGHỀ
CHỤP MỰC Ở VÙNG BIỂN VỊNH BẮC BỘ
LUẬN VĂN THẠC SỸ
Nha Trang, tháng 10/2007
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
ĐOÀN VĂN PHỤ
NGHIÊN CỨU TÍNH CHỌN LỌC CỦA MỘT SỐ
LOẠI THIẾT BỊ THOÁT MỰC ỐNG CHO NGHỀ
CHỤP MỰC Ở VÙNG BIỂN VỊNH BẮC BỘ
LUẬN VĂN THẠC SỸ
Chuyên ngành: Khai thác Thuỷ sản
Mã ngành: 60.62.80
Giáo viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Long
Nha Trang, tháng 10/2007
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn được hoàn thành là do quá trình nghiên cứu tài liệu
và thực hiện các chuyến thí nghiệm thiết bị thoát mực ống trên tàu chụp mực ở vùng
biển vịnh Bắc Bộ.
Số liệu được sử dụng trong luận văn là toàn bộ kết quả thực nghiệm về nội dung
thoát mực ống cho lưới chụp mực của đề tài cấp Bộ “Nghiên cứu thiết kế và áp dụng
ngư cụ chọn lọc cho một số loại nghề khai thác hải sản”. Số liệu trong luận văn là
hoàn toàn trung thực và được xử lý theo các phương pháp khoa học về ngư cụ chọn
lọc đảm bảo độ tin cậy.
Số liệu trong luận văn đã được Lãnh đạo Viện Nghiên cứu Hải sản, Phòng
Nghiên cứu Công nghệ Khai thác và Chủ nhiệm đề tài cấp Bộ nói trên cho phép sử
dụng. Kết quả nghiên cứu của luận văn là mới và không trùng lặp với bất cứ luận án
bảo vệ học vị nào đã có trước đây.
Nha Trang, ngày 20 tháng 10 năm 2007
Tác giả
Đoàn Văn Phụ
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Nguyễn Long và PGS. TS. Nguyễn
Văn Động là những người trực tiếp hướng dẫn và tạo mọi điều kiện để tôi hoàn thành
luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn ThS. Nguyễn Văn Kháng và ThS. Nguyễn Phi Toàn
đã tạo mọi điều kiện cho tôi hoàn thành luận văn. Cảm ơn KS. Phạm Văn Tuyển, CN.
Trần Chu và KS. Bùi Văn Tùng đã tận tình giúp đỡ tôi trong các chuyến thực nghiệm
trên biển. Cảm ơn KS. Cao Văn Hùng, KS. Lại Duy Phương và CN. Nguyễn Thị Việt
Hà đã giúp đỡ tôi thu thập các tài liệu và xử lý số liệu trên các phần mềm thống kê
nghề cá.
Tôi xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo Viện Nghiên cứu Hải sản và Ban Chủ
nhiệm đề tài “Nghiên cứu thiết kế và áp dụng ngư cụ chọn lọc cho một số loại nghề
khai thác hải sản” đã cho phép và tạo mọi điều kiện để tôi sử dụng số liệu.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới: Ban giám Hiệu, Ban Chủ nhiệm khoa Khai thác
Thuỷ sản, Phòng Đào tạo sau Đại học, các Thầy giáo Trường Đại học Nha Trang
và các đồng nghiệp đã truyền đạt kiến thức và kinh nghiệm giúp tôi hoàn thành luận
văn này.
Nha Trang, ngày 20 tháng 10 năm 2007
Tác giả
Đoàn Văn Phụ
i
MỤC LỤC
CÁC CHỮ VIẾT TẮT iv
DANH MỤC CÁC BẢNG vi
DANH MỤC CÁC HÌNH vi
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 3
1.1. NGHIÊN CỨU NGOÀI NƯỚC 3
1.1.1. Hiện trạng nguồn lợi mực ống trên thế giới 3
1.1.1.1. Hiện trạng khai thác mực ống trên thế giới 3
1.1.1.2. Đặc điểm sinh học của mực ống 5
1.1.2. Nghiên cứu về ngư cụ chọn lọc 7
1.1.2.1. Nghiên cứu về tính chọn lọc của ngư cụ 7
1.1.2.2. Nghiên cứu về thiết bị chọn lọc trên thế giới 11
1.2. NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC 19
1.2.1. Hiện trạng nguồn lợi hải sản vùng biển vịnh Bắc Bộ 19
1.2.1.1. Trữ lượng và khả năng khải thác hải sản 19
1.2.1.2. Trữ lượng ước tính của một số loài cá kinh tế 20
1.2.1.3. Đặc điểm sinh học mực ống ở vịnh Bắc Bộ 20
1.2.2. Hiện trạng khai thác hải sản vùng biển vịnh Bắc Bộ 21
1.2.2.1. Hiện trạng nghề khai thác hải sản 21
1.2.2.2. Thực trạng nghề chụp mực 22
1.2.3. Nghiên cứu về ngư cụ chọn lọc 23
1.2.3.1. Nghiên cứu về tính chọn lọc của ngư cụ 23
1.2.3.2. Nghiên cứu về thiết bị chọn lọc 24
CHƯƠNG 2: TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 26
2.1. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN NGHIÊN CỨU 26
2.1.1. Tài liệu sử dụng 26
2.1.2. Phương tiện nghiên cứu 27
2.1.2.1. Tàu thuyền và trang thiết bị 27
2.1.2.2. Mẫu lưới thí nghiệm 29
2.1.3. Thiết bị thoát mực ống 31
2.1.3.1. Thiết bị mắt lưới hình vuông 31
2.1.3.2. Thiết bị mắt lưới hình thoi 32
ii
2.1.3.3. Thiết bị mắt lưới hình vuông inôx 33
2.1.3.4. Cách lắp đặt thiết bị và đụt ngoài 34
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 35
2.2.1. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu 35
2.2.1.1. Phạm vi và thời gian nghiên cứu 35
2.2.1.2. Đối tượng nghiên cứu 35
2.2.2. Phương pháp thiết kế thiết bị thoát mực ống 37
2.2.2.1. Lựa chọn kiểu dáng cho thiết bị thoát mực ống 37
2.2.2.2. Thiết kế và thi công thiết bị thoát mực ống 38
2.2.3. Qui trình thao tác mẻ lưới chụp mực 41
2.2.3.1. Thắp sáng tập trung mực 42
2.2.3.2. Chuẩn bị lưới và thiết bị 42
2.2.3.3. Thả lưới chụp mực 43
2.2.3.4. Thu lưới chụp mực 44
2.2.4. Bố trí thí nghiệm và thu thập số liệu 44
2.2.4.1. Cách bố trí thí nghiệm 44
2.2.4.2. Cách thu thập số liệu thực nghiệm 45
2.2.5. Phương pháp xử lý số liệu 45
2.2.5.1. Tính năng suất khai thác 45
2.2.5.2. Cách tính tỷ lệ thoát 46
2.2.5.3. Phương pháp xây dựng đường cong chọn lọc 46
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 48
3.1. KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM THIẾT BỊ THOÁT MỰC ỐNG 48
3.1.1. Thành phần loài và sản lượng khai thác 49
3.1.1.1. Thành phần loài 49
3.1.1.2. Sản lượng khai thác 50
3.1.2. Đánh giá khả năng thoát của mực ống 51
3.1.2.1. Khả năng thoát của mực ống theo thời gian ngâm đụt lưới 52
3.1.2.2. Khả năng thoát của mực ống theo hình dạng mắt lưới 54
3.1.2.3. Khả năng thoát của mực ống theo hình thức lắp ráp 56
3.2. TÍNH CHỌN LỌC CỦA THIẾT BỊ THOÁT MỰC ỐNG 59
3.2.1. Tính chọn lọc của thiết bị thoát mực ống đối với Mực ống beka 60
3.2.1.1. Tần suất chiều dài Mực ống beka 60
3.2.1.2. Khả năng thoát của Mực ống beka 61
3.2.1.3. Đường cong chọn lọc của các thiết bị đối với Mực ống beka 63
iii
3.2.2. Tính chọn lọc của thiết bị thiết bị thoát mực ống đối với Mực đất 65
3.2.2.1. Tần suất chiều dài Mực đất 65
3.2.2.2. Khả năng thoát của Mực đất 66
3.2.2.3. Đường cong chọn lọc của các thiết bị đối với Mực đất 67
3.2.3. Tính chọn lọc của thiết bị thoát mực ống đối với Mực ống Ấn Độ 69
3.2.3.1. Tần suất chiều dài Mực ống Ấn Độ 69
3.2.3.2. Khả năng thoát của Mực ống Ấn Độ 70
3.2.3.3. Đường cong chọn lọc của thiết bị đối với Mực ống Ấn Độ 72
3.3.4. Tính chọn lọc của thiết bị thoát mực ống đối với Mực thẻ 74
3.2.4.1. Tần suất chiều dài Mực thẻ 74
3.2.4.2. Khả năng thoát của Mực thẻ 75
3.2.4.3. Đường cong chọn lọc của các thiết bị đối với Mực thẻ 76
3.2.5. Tính chọn lọc của thiết bị thoát mực ống đối với họ mực ống 78
3.2.5.1. Tần suất chiều dài họ mực ống 78
3.2.5.2. Khả năng thoát của họ mực ống 79
3.2.5.3. Đường cong chọn lọc của các thiết bị đối với họ mực ống 80
3.3. PHÂN TÍCH VÀ LỰA CHỌN THIẾT BỊ 82
3.3.1. Tính chọn lọc của thiết bị thoát mực ống theo loài 82
3.3.1.1. Phân tích tính chọn lọc của thiết bị theo Mực ống beka 82
3.3.1.2. Phân tích tính chọn lọc của thiết bị theo Mực đất 83
3.3.1.3. Phân tích tính chọn lọc của thiết bị theo Mực ống Ấn Độ 84
3.3.1.4. Phân tích tính chọn lọc của thiết bị theo Mực thẻ 85
3.3.2. Lựa chọn thiết bị thoát mực ống cho nghề chụp mực 86
3.3.2.1. Lựa chọn kích thước mắt lưới cho thiết bị thoát mực ống 86
3.3.2.2. Đề xuất mẫu lưới chụp mực có tính chọn lọc 87
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 88
1. KẾT LUẬN 88
2. ĐỀ XUẤT 90
TÀI LIỆU THAM KHẢO 91
Phụ lục 1: Các mẻ lưới thí nghiệm thiết bị thoát mực ống 94
Phụ lục 2: Một số kết quả phân tích phương sai theo loài 103
Phụ lục 3: Một số hình ảnh hoạt động thí nghiệm thiết bị thoát mực ống 106
iv
CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CHỮ VIẾT TẮT
Ý NGHĨA CỦA CHỮ VIẾT TẮT
ALMRV
Dự án Đánh giá Nguồn lợi Sinh vật biển Việt Nam
(Assessments of the Living Marine Resources in Vietnam)
ANOVA
Phân tích phương sai (Analysis of Variance)
AusTED
Thiết bị tăng hiệu quả lưới kéo của Ôctrâylia (Australia Trawl
Efficiency Device)
TED
Thiết bị thoát rùa (Turtle Excluder Device)
TTED
Thiết bị thoát rùa của Thái Lan (Thai Turtle Free Device)
BPTB
Bình phương trung bình (Mean of Squares)
CPUE
Sản lượng tính trên một đơn vị cường lực (Catch Per Unit of
Effort)
ĐN
Đụt ngoài (Cover cod-end)
ĐT
Đụt trong (Cod-end)
BRD
Thiết bị nhằm giảm sản phẩm không mục tiêu (Bycatch
Reduction Device)
F
BRD dạng mắt cá (Fisheye)
RES
BRD dạng bộ phận lỗ thoát vòng tròn (Radial Escape Section)
SMC
BRD dạng đụt lưới mắt vuông (Square Mesh Codend)
SMW
BRD dạng cửa sổ mắt lưới vuông (Square Mesh Window)
JTED
Thiết bị thoát cá con và cá tạp (Juvenile and Trash Excluder
Device)
CSW
JTED dạng cửa sổ hình tròn (Circular Shape Window)
RRG
JTED dạng vỉ cứng hình chữ nhật (Rectangular Rigid Grid)
RSW
JTED dạng cửa sổ hình chữ nhật (Rectangular Shape Window)
SCRG
JTED dạng nửa đường tròn (Semi-Curved Rigid Grid)
NMFS
Dịch vụ Nghề cá biển Quốc gia (National Marine Fisheries
Service)
LHT
Thiết bị thoát mực ống mắt lưới hình thoi
LHT12
LHT với kích thước cạnh mắt lưới 12 mm
LHT14
LHT với kích thước cạnh mắt lưới 14 mm
LHT16
LHT với kích thước cạnh mắt lưới 16 mm
LHT18
LHT với kích thước cạnh mắt lưới 18 mm
v
CHỮ VIẾT TẮT
Ý NGHĨA CỦA CHỮ VIẾT TẮT
LHT12V
LHT với kích thước cạnh mắt lưới 12 mm lắp vòng inôx5
LHT14V
LHT với kích thước cạnh mắt lưới 14 mm lắp vòng inôx5
LHT16V
LHT với kích thước cạnh mắt lưới 16 mm lắp vòng inôx5
LHT18V
LHT với kích thước cạnh mắt lưới 18 mm lắp vòng inôx5
LHT14G
LHT với kích thước cạnh mắt lưới 14 mm lắp dây PP4
LHT16G
LHT với kích thước cạnh mắt lưới 16 mm lắp dây PP4
LHT18G
LHT với kích thước cạnh mắt lưới 18 mm lắp dây PP4
LHV
Thiết bị thoát mực ống mắt lưới hình vuông
LHV12
LHV với kích thước cạnh mắt lưới 12 mm
LHV14
LHV với kích thước cạnh mắt lưới 14 mm
LHV16
LHV với kích thước cạnh mắt lưới 16 mm
LHV18
LHV với kích thước cạnh mắt lưới 18 mm
LHV20
LHV với kích thước cạnh mắt lưới 20 mm
LHV12V
LHV với kích thước cạnh mắt lưới 12 mm lắp vòng inôx5
LHV14V
LHV với kích thước cạnh mắt lưới 14 mm lắp vòng inôx5
LHV16V
LHV với kích thước cạnh mắt lưới 16 mm lắp vòng inôx5
LHV18V
LHV với kích thước cạnh mắt lưới 18 mm lắp vòng inôx5
LHV20V
LHV với kích thước cạnh mắt lưới 20 mm lắp vòng inôx5
LHV14
LHV với kích thước cạnh mắt lưới 14 mm lắp dây PP4
LHV16
LHV với kích thước cạnh mắt lưới 16 mm lắp dây PP4
LHV18
LHV với kích thước cạnh mắt lưới 18 mm lắp dây PP4
LHVI
Thiết bị thoát mực ống mắt lưới hình vuông inôx
LHVI12
LHVI với kích thước cạnh mắt lưới 12 mm
LHVI18
LHVI với kích thước cạnh mắt lưới 18 mm
MC
Máy chính
MĐ
Máy đèn
SL
Sản lượng khai thác
vi
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Trữ lượng và khả năng khai thác hải sản vùng biển vịnh Bắc Bộ 19
Bảng 1.2: Trữ lượng ước tính (tấn) của một số loài cá kinh tế ở vịnh Bắc Bộ 20
Bảng 1.3: Diễn biến tàu thuyền khai thác hải sản ở vịnh Bắc Bộ (1996-2003) 22
Bảng 2.1: Thống kê trang bị toàn bộ lưới chụp mực trên tàu HP9030BTS 30
Bảng 2.2: Các loại thiết bị mắt lưới hình vuông 32
Bảng 2.3: Các loại thiết bị mắt lưới hình thoi 33
Bảng 2.4: Các thiết bị mắt lưới hình vuông inôx 34
Bảng 3.1: Số lượng mẻ lưới của từng loại thiết bị theo thời gian ngâm đụt lưới 48
Bảng 3.2: Số loài hải sản bắt gặp ở các chuyến thí nghiệm thiết bị thoát mực ống 49
Bảng 3.3: Thành phần sản lượng của các chuyến thí nghiệm thiết bị thoát mực ống 50
Bảng 3.4: Tổng số lượng cá thể và sản lượng mực ống phân theo nhóm chiều dài 51
Bảng 3.5: Tỷ lệ thoát cá thể (%) của mực ống ở từng mẻ lưới qua các LHV 52
Bảng 3.6: Kết quả phân tích phương sai hai yếu tố thời gian ngâm đụt lưới và kích thước
cạnh mắt lưới tác động đến tỷ lệ thoát mực ống 53
Bảng 3.7: Tỷ lệ thoát cá thể (%) của mực ống qua các LHV và LHT lắp vòng 54
Bảng 3.8: Kết quả phân tích phương sai hai yếu tố hình dạng mắt lưới và kích thước
cạnh mắt lưới tác động đến tỷ lệ thoát của mực ống 55
Bảng 3.9: Tỷ lệ thoát theo số lượng cá thể của mực ống qua LHV và LHT
theo hình thức lắp vòng hoặc lắp giềng 56
Bảng 3.10: Kết quả phân tích phương sai hai yếu tố hình thức lắp ráp và kích thước
cạnh mắt lưới tác động đến khả năng thoát của mực ống qua LHV 57
Bảng 3.11: Kết quả phân tích phương sai hai yếu tố hình thức lắp ráp và kích thước
cạnh mắt lưới tác động đến khả năng thoát của mực ống qua LHT 58
Bảng 3.12: Tổng hợp số lượng cá thể và sản lượng của các loài mực ống bắt gặp
trong các chuyến thí nghiệm thiết bị thoát mực ống 59
Bảng 3.13: Số lượng cá thể và sản lượng của Mực ống beka theo nhóm chiều dài
trong các mẻ lưới thí nghiệm thiết bị thoát mực ống 60
Bảng 3.14: Tỷ lệ thoát của Mực ống beka theo số lượng cá thể và sản lượng
qua các thiết bị thoát mực ống 61
Bảng 3.15: Các hệ số chọn lọc của thiết bị thoát mực ống đối với Mực ống beka 63
Bảng 3.16: Số lượng cá thể và sản lượng của Mực đất theo nhóm chiều dài
trong các mẻ lưới thí nghiệm thiết bị thoát mực ống 65
vii
Bảng 3.17: Tỷ lệ thoát của Mực đất theo số lượng cá thể và sản lượng
qua các thiết bị thoát mực ống 66
Bảng 3.18: Các hệ số chọn lọc của thiết bị thoát mực ống đối với Mực đất 67
Bảng 3.19: Số lượng cá thể và sản lượng của Mực ống Ấn Độ theo nhóm chiều dài
trong các mẻ lưới thí nghiệm thiết bị thoát mực ống 69
Bảng 3.20: Tỷ lệ thoát của Mực ống Ấn Độ theo số lượng cá thể và sản lượng
qua các thiết bị thoát mực ống 70
Bảng 3.21: Các hệ số chọn lọc của thiết bị thoát mực ống đối với Mực ống Ấn Độ 72
Bảng 3.22: Số lượng cá thể và sản lượng của Mực thẻ theo nhóm chiều dài
trong các mẻ lưới thí nghiệm thiết bị thoát mực ống 74
Bảng 3.23: Tỷ lệ thoát của Mực thẻ theo số lượng cá thể và sản lượng
qua các thiết bị thoát mực ống 75
Bảng 3.24: Các hệ số chọn lọc của thiết bị thoát mực ống đối với Mực thẻ 77
Bảng 3.25: Tỷ lệ thoát của họ mực ống theo số lượng cá thể và sản lượng
qua các thiết bị thoát mực ống 79
Bảng 3.26: Các hệ số chọn lọc của các thiết bị thoát mực ống đối với họ mực ống 81
Bảng 5.1: Tổng hợp các mẻ lưới thí nghiệm thiết bị thoát mực ống tháng 8 năm 2004 94
Bảng 5.2: Tổng hợp các mẻ lưới thí nghiệm thiết bị thoát mực ống tháng 9 năm 2004 96
Bảng 5.3: Tổng hợp các mẻ lưới thí nghiệm thiết bị thoát mực ống tháng 10 năm 2004 98
Bảng 5.4: Thành phần loài và sản lượng khai thác 100
Bảng 5.5: Tần suất chiều dài của một số loài mực ống và họ mực ống 102
Bảng 5.6: Kết quả phân tích phương sai (ANOVA) của yếu tố kích thước mắt lưới
tác động đến khả năng thoát theo cá thể của Mực ống beka qua LHV 103
Bảng 5.7: Kết quả phân tích phương sai (ANOVA) của yếu tố kích thước mắt lưới
tác động đến khả năng thoát theo cá thể của Mực ống beka qua LHT 103
Bảng 5.8: Kết quả phân tích phương sai (ANOVA) của yếu tố kích thước mắt lưới
tác động đến khả năng thoát theo sản lượng của Mực đất qua LHV 104
Bảng 5.9: Kết quả phân tích phương sai (ANOVA) của yếu tố kích thước mắt lưới
tác động đến khả năng thoát theo sản lượng của Mực ống Ấn Độ qua LHV 104
Bảng 5.10: Kết quả phân tích phương sai (ANOVA) của yếu tố kích thước mắt lưới
tác động đến khả năng thoát theo cá thể của Mực ống Ấn Độ qua LHT 105
Bảng 5.11: Kết quả phân tích ANOVA của yếu tố kích thước mắt lưới tác động đến
khả năng thoát theo sản lượng của Mực thẻ qua LHV 105
viii
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1: Sự phân bố một số loài mực ống trên thế giới (FAO, 2005) 3
Hình 1.2: Tổng sản lượng khai thác mực ống trên thế giới giai đoạn 1990 - 2005 4
Hình 1.3: Một số loại thiết bị thoát rùa biển trên thế giới 12
Hình 1.4: Cách lắp thiết bị thoát rùa có lỗ thoát phía dưới 13
Hình 1.5: Cách lắp thiết bị thoát rùa có lỗ thoát phía trên 13
Hình 1.6: Hình dạng đụt lưới mắt vuông của lưới kéo 15
Hình 1.7: Cách lắp đặt tấm lưới mắt vuông ở đụt lưới kéo 15
Hình 1.8: Cách lắp đặt mắt cá ở đụt lưới kéo 16
Hình 1.9: Cách lắp đặt bộ phận lỗ thoát vòng tròn ở đụt lưới kéo 16
Hình 1.10: Cấu tạo JTED ( RSW, CSW, RRG và SCRG) 17
Hình 1.11: Cách lắp đặt JTED vào đụt lưới kéo 18
Hình 2.1: Hình dạng và thông số cơ bản của tàu HP9030BTS 27
Hình 2.2: Sơ đồ bố trí mặt boong thao tác tàu thí nghiệm HP9030BTS 28
Hình 2.3: Bản vẽ tổng thể và thông số cơ bản của lưới chụp mực 29
Hình 2.4: Bản vẽ khai triển lưới chụp mực tàu HP9030BTS 30
Hình 2.5: Cấu tạo thiết bị mắt lưới hình vuông 31
Hình 2.6: Cấu tạo thiết bị mắt lưới hình thoi 32
Hình 2.7: Cấu tạo thiết bị mắt lưới hình vuông inôx 33
Hình 2.8: Cách lắp đặt thiết bị thoát mực ống và đụt ngoài 34
Hình 2.9: Phạm vi thí nghiệm thiết bị thoát mực ống năm 2004 35
Hình 2.10: Cách cắt hoặc đan tấm lưới hình chữ nhật có mắt lưới hình vuông 40
Hình 2.11: Qui trình thao tác mẻ lưới thí nghiệm trên tàu HP9030BTS 41
Hình 2.12: Sơ đồ định hình lưới chụp mực bốn tăng gông 43
Hình 2.13: Quá trình rơi chìm của lưới chụp mực bốn tăng gông 43
Hình 2.14: Sơ đồ thu giềng rút lưới chụp mực bốn tăng gông 44
ix
Hình 3.1: Tần suất chiều dài Mực ống beka của đụt trong, đụt ngoài và tỷ lệ thoát
qua các thiết bị thoát mực ống 60
Hình 3.2: Tỷ lệ thoát cá thể của Mực ống beka theo nhóm chiều dài 62
Hình 3.3: Đường cong chọn lọc của các thiết bị thoát mực ống đối với Mực ống beka 64
Hình 3.4: Tần suất chiều dài Mực đất của đụt trong, đụt ngoài và tỷ lệ thoát
qua các thiết bị thoát mực ống 65
Hình 3.5: Tỷ lệ thoát cá thể của Mực đất theo nhóm chiều dài 67
Hình 3.6: Đường cong chọn lọc của các thiết bị thoát mực ống đối với Mực đất 68
Hình 3.7: Tần suất chiều dài Mực ống Ấn Độ của đụt trong, đụt ngoài và tỷ lệ thoát
qua các thiết bị thoát mực ống 69
Hình 3.8: Tỷ lệ thoát cá thể Mực ống Ấn Độ theo nhóm chiều dài 71
Hình 3.9: Đường cong chọn lọc của thiết bị thoát mực ống đối với Mực ống Ấn Độ 73
Hình 3.10: Tần suất chiều dài Mực thẻ của đụt trong, đụt ngoài và tỷ lệ thoát
qua các thiết bị thoát mực ống 74
Hình 3.11: Tỷ lệ thoát cá thể Mực thẻ theo nhóm chiều dài 76
Hình 3.12: Đường cong chọn lọc của các thiết bị thoát mực ống đối với Mực thẻ 77
Hình 3.13: Tần suất chiều dài họ mực ống của đụt trong, đụt ngoài và tỷ lệ thoát
qua các thiết bị thoát mực ống 78
Hình 3.14: Tỷ lệ thoát cá thể của họ mực ống theo nhóm chiều dài 80
Hình 3.15: Đường cong chọn lọc của các thiết bị thoát mực ống đối với họ mực ống 81
1
MỞ ĐẦU
Khai thác động vật chân đầu, đặc biệt là mực ống đã thu hút được sự quan tâm
của thế giới trong hai thập kỷ qua. Khai thác mực vừa mang lại lợi ích kinh tế, vừa
đóng vai trò cung cấp protêin chất lượng cao cho con người (Caddy, 1983; Roper
Sweeney và Nauen, 1984). Mặc khác, mực ống đóng vai trò quan trọng trong chuỗi
thức ăn của hệ sinh thái biển; chúng vừa là con mồi, vừa là động vật ăn mồi (Morejohn
& nnk, 1978) [25]. Theo số liệu thống kê của FAO, sản lượng khai thác mực ống trung
bình hàng năm trên thế giới khoảng 364.000 tấn. Nghề khai thác mực rất phát triển ở
các nước Châu Á (Nhật Bản, Trung Quốc, Thái Lan,…). Tại vùng biển phía Nam
Trung Quốc, động vật chân đầu là nhóm loài đánh bắt chính, chiếm 5-6% tổng sản
lượng khai thác được, trong đó mực ống chiếm 98,0% (Samsudin, 1997) [14]. Tuy
nhiên, nguồn lợi mực ống dẫu có thể tái tạo lại được nhưng cũng có giới hạn, nên cần
được quản lý một cách phù hợp để đảm bảo bền vững nguồn thực phẩm này.
Năm 1995, FAO đã đưa ra bộ qui tắc ứng xử nghề cá có trách nhiệm nhằm
khuyến khích bảo vệ nguồn lợi thuỷ sinh và môi trường các khu vực ven biển; thiết lập
các nguyên tắc phù hợp với qui tắc liên quan đến luật quốc tế về đánh cá có trách
nhiệm,… Đây là một công cụ có thể giúp cho các quốc gia xây dựng hoặc cũng cố
khuôn khổ pháp chế và pháp lý cần thiết nhằm phát triển bền vững nghề cá.
Ở Việt Nam, mực ống là đối tượng khai thác có giá trị kinh tế cao, có thể đánh
bắt được bằng nhiều nghề như lưới kéo, lưới vây, lưới mành, chụp mực, câu tay,…
Nghề chụp mực du nhập vào nước ta từ năm 1992 và phát triển mạnh mẽ ở các tỉnh
ven biển vịnh Bắc Bộ. Lưới chụp mực nhanh chóng trở thành nghề khai thác hải sản
quan trọng ở vùng biển này, nó mang lại hiệu quả kinh tế cao và cung cấp một lượng
thực phẩm lớn cho con người. Tuy nhiên, nghề chụp mực đánh bắt mực ống có chiều
dài < 90 mm chiếm khoảng 74,4% tổng sản lượng mực khai thác được (Nguyễn Long,
2001) [9]. Đây sẽ là một trong những nguyên nhân làm giảm lượng bổ sung đàn sinh
sản và dẫn đến suy giảm nguồn lợi mực ống.
Mặc khác, vịnh Bắc Bộ là một trong những ngư trường khai thác trọng điểm
nhưng đang phải đối mặt với những thách thức lớn về sự ô nhiễm môi trường, khai
thác quá mức nguồn lợi hải sản ven bờ, Trong khi đó các biện pháp quản lý, bảo vệ
2
và phát triển nguồn lợi hải sản chưa đạt hiệu quả. Pháp lệnh bảo vệ nguồn lợi đã đưa ra
những qui định về kích thước tối thiểu cho phép đánh bắt của một số loài hải sản, kích
thước mắt lưới nhỏ nhất ở phần tập trung cá cho một số ngư cụ và ngư trường cấm
hoạt động khai thác có thời vụ. Những qui định này chưa có cơ sở khoa học để áp
dụng cho phù hợp với nghề chụp mực và các nghề khai thác mực nói chung.
Những qui định về thông số kỹ thuật của ngư cụ và công nghệ khai thác là thước
đo quan trọng trong quản lý nghề cá. Đánh giá tính chọn lọc của ngư cụ đang có, lựa
chọn ngư cụ và phương pháp đánh bắt có chọn lọc là rất cấp bách. Ngư cụ và phương
pháp đánh bắt có chọn lọc của các nghề khai thác thuỷ sản là một trong những yếu tố
quan trọng góp phần làm giảm thiểu đối tượng đánh bắt không đúng tiêu chuẩn qui
định và những tác động đến môi trường. Vì vậy, việc nghiên cứu tính chọn lọc của
thiết bị thoát mực ống nhỏ cho nghề chụp mực là rất cần thiết. Trên cơ sở đó có thể
xác định khoảng lựa chọn kích thước khai thác của thiết bị đối với một số loài mực
ống và thông số kích thước mắt lưới cho lưới chụp mực.
Với mục đích trên, Viện Nghiên cứu Hải sản đã thực hiện đề tài “Nghiên cứu
thiết kế và áp dụng ngư cụ chọn lọc cho một số loại nghề khai thác hải sản”. Trong đó,
việc nghiên cứu thiết kế và áp dụng thiết bị thoát mực con cho nghề chụp mực là một
trong những nội dung quan trọng của đề tài.
Được sự đồng ý của Hiệu trưởng Trường Đại học Nha Trang và Lãnh đạo
Viện Nghiên cứu Hải sản, tôi tiến hành thực hiện luận văn thạc sỹ với nội dung
“Nghiên cứu tính chọn lọc của một số loại thiết bị thoát mực ống cho nghề chụp
mực ở vùng biển vịnh Bắc Bộ”. Luận văn này được phép sử dụng số liệu về kết quả
thí nghiệm thiết bị thoát mực ống cho nghề chụp mực của đề tài cấp Bộ, mà tôi là
thành viên tham gia.
3
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. NGHIÊN CỨU NGOÀI NƯỚC
1.1.1. Hiện trạng nguồn lợi mực ống trên thế giới
Động vật chân đầu là nguồn thực phẩm quý đối với đời sống con người và là mối
quan tâm lớn của giới khoa học (Rodhouse, 1997). Các nghiên cứu về nguồn lợi, quy
luật phân bố, biến động sản lượng,… của động vật chân đầu ngày càng được quan tâm
nhằm có được những cơ sở dữ liệu cần thiết cho việc nâng cao năng suất đánh bắt và
bảo vệ lâu dài nguồn lợi này.
Mực ống là đối tượng có giá trị kinh tế cao trong lớp động vật chân đầu nhưng
nguồn lợi mực ống không phải là vô hạn. Vì vậy, nhóm loài mực ống cũng được các
nhà khoa học trên thế giới quan tâm nghiên cứu nhằm sử dụng hợp lý nguồn tài
nguyên này.
1.1.1.1. Hiện trạng khai thác mực ống trên thế giới
Theo kết quả nghiên cứu của Roper (1984) đã phát hiện được 7 giống và 31 loài
mực ống. Mực ống phân bố ở vùng nước thềm lục địa của tất cả các vùng biển trên thế
giới từ Bắc cực đến Nam cực. Mật độ phân bố của mực ống không lớn và không phụ
thuộc vào dòng chảy. Năng suất khai thác cao thường tập trung ở những vùng nước
ven bờ. Ngư trường khai thác mực ống bao gồm: vùng dốc thềm lục địa của
California, vùng nước mát ở dốc thềm lục địa xung quanh đảo Falkland của Manivơ và
dốc thềm lục địa của Đông Nam Á. Sự phân bố của một số loài mực ống trên thế giới
được thể hiện ở hình 1.1 [26].
Hình 1.1: Sự phân bố một số loài mực ống trên thế giới (FAO, 2005)
4
Sản lượng quan trọng nhất của mực ống trên thế giới là loài Loligo gahi, loài này
phân bố ở vùng nước ven bờ và những vùng dốc thềm lục địa xung quanh bờ biển
nam Châu Mỹ, từ phía Nam Pêru đến phía Bắc Achentina. Hầu hết sản lượng khai thác
được bằng lưới kéo ở các vùng nước phía Nam và Bắc đảo Falkland của Manivơ. Loài
Loligo pealei phân bố trong vùng nước ven bờ và dốc thềm lục địa ở phía Tây Đại Tây
Dương, kéo dài đến phía Đông và Tây Châu Mỹ (từ 50
0
N - 5
0
N), loài này cũng bị đánh
bắt bởi lưới kéo. Loài Loligo reynaudi có ở phía Nam Châu Phi nhưng mật độ phân bố
thưa. Augustyn và Grant (1988) đã tìm thấy đặc điểm cơ bản về hình thái và số lượng
của loài Loligo reynaudi và Loligo vulgaris [26].
Theo số liệu thống kê của FAO năm 2002, tổng sản lượng khai thác mực ống của
thế giới khoảng 359.648 tấn, hầu hết sản lượng là từ biển phía Đông Châu Á và phía
Tây Châu Mỹ. Những loài đánh bắt được gồm Loligo opalescens phân bố ở vùng biển
California, hầu hết loài này bị đánh bắt ở xung quanh eo đảo và vịnh Monterey; Loligo
chinensis bị đánh bắt bằng các tàu sử dụng ánh sáng ở vùng dốc thềm lục địa của biển
Trung Quốc (Dong, 1991); Loligo chinensis và Loligo duvauceli bị đánh bắt bởi nghề
câu và nhiều công nghệ khác ở vùng dốc thềm lục địa Sunda - Arafura (Chotiyaputa,
1993) [26]. Trong giai đoạn 1990 - 2005, sản lượng khai thác mực trung bình hàng
năm của thế giới khoảng 2,4 triệu tấn. Diễn biến sản lượng khai thác mực ống trên thế
giới giai đoạn 1990 - 2005 như hình 1.2.
0
500.000
1.000.000
1.500.000
2.000.000
2.500.000
3.000.000
1.990 1.991 1.992 1.993 1.994 1.995 1.996 1.997 1.998 1.999 2.000 2.001 2.002 2.003 2.004 2.005
S
ả
n lư
ợ
ng (t
ấ
n)
0,0
5,0
10,0
15,0
20,0
25,0
30,0
T
ỷ
l
ệ
s
ả
n lư
ợ
ng m
ự
c
ố
ng (%)
Sản lư ợ ng mự c ố ng (tấn) Sản lư ợ ng mự c khác (tấn) Tỷ lệ % mự c ố ng
Hình 1.2: Tổng sản lượng khai thác mực ống trên thế giới giai đoạn 1990 - 2005
Hình 1.2 cho thấy, tỷ lệ sản lượng mực ống chiếm khoảng 10 - 15% tổng sản
lượng mực khai thác được trên thế giới. Sản lượng khai thác mực ống trung bình hàng
năm đạt 364.000 tấn; riêng loài mực Loligo gahi có sản lượng cao nhất trong các loài
mực ống, sản lượng trung bình hàng năm của loài này đạt 56.000 tấn.
5
Các nước châu Á như Nhật Bản, Trung Quốc, Thái Lan,…có tập quán lâu đời
trong việc sử dụng mực, do vậy nghề khai thác mực tại các nước này rất phát triển,
chúng là đối tượng chính của các nghề: câu mực, chụp mực, lưới rê, Lợi dụng tính
hướng quang của mực, người ta sử dụng một số thiết bị kết hợp với ngư cụ làm cho
năng suất đánh bắt mực tăng nhanh. Tại vùng biển phía Nam Trung Quốc, động vật
chân đầu là nhóm loài đánh bắt chính, chiếm 5-6% tổng sản lượng khai thác được,
trong đó mực ống chiếm 98,0% (Samsudin, 1997) [16].
Trong khi đó, nhiều quốc gia có nghề cá phát triển mạnh như: Nauy, Đan Mạch,
Mỹ, Ôxtrâylia,… thì mực chỉ được quan tâm như một mắt xích quan trọng trong hệ
sinh thái và mực chỉ được xem làm đối tượng đánh bắt phụ. Nghề khai thác mực của
các nước này chưa phát triển như các nước Châu Á.
1.1.1.2. Đặc điểm sinh học của mực ống
a. Đặc điểm sinh sản của mực ống
Mực ống có hai mùa sinh sản trong năm. Mùa sinh sản chính từ mùa đông đến
mùa hè, mùa sinh sản phụ là khoảng thời gian từ mùa hè đến thu (Summer, 1971;
Holme, 1974). Tuổi thành thục của mực ống còn phụ thuộc vào giới tính, con cái
thường thành thục sớm hơn con đực (Silas & nnk, 1985). Hầu hết các loài mực ống
sinh trưởng nhanh, có vòng đời ngắn, chỉ sống qua một mùa sinh sản. (Dunning &
Willan, 2004) [16].
Vào mùa sinh sản, mực ống tập trung thành từng đàn và thường đẻ trứng vào các
giá thể, bụi rong hoặc đẻ trực tiếp trên nền đất cát ở dưới đáy biển, thuộc vùng nước
ngoài khơi (Arnold, 1979; Dunning và Willan, 2004) [16]. Chiều dài áo là một tiêu
chuẩn được dùng để đánh giá mức độ thành thục của mực ống.
b. Thức ăn và tập tính bắt mồi của mực ống
Mực ống là loài động vật linh hoạt, có khả năng bắt mồi rộng và đa dạng, chúng
ăn tạp để duy trì cuộc sống, tăng trưởng nhanh và vòng đời ngắn (Rodhouse và
Nigmatullin, 1996). Thức ăn của mực con là những loài giáp xác nhỏ, khi lớn dần
chúng chuyển sang ăn cá và các loài động vật chân đầu khác. Nhiều loài mực ống có
tập tính ăn thịt đồng loại, chúng thường ăn những thành viên khác khi tụ đàn, đặc biệt
khi nguồn thức ăn khan hiếm trong suốt thời gian di cư (O'Dor và Wells, 1987) [26].
6
Khi phát hiện ra con mồi, mực ống bơi đến cự ly đủ cho chiều dài của tay xúc
giác với tới con mồi, rồi tung hai tay xúc giác ra chộp mồi, sau đó co tay xúc giác lại
để các tay thường giữ con mồi và đưa vào miệng. Nếu tung hai tay xúc ra mà một tay
gặp nguy hiểm thì mực sẵn sàng bứt bông xúc giác của tay đó và phun mực làm tối
chỗ nước để chạy trốn (Arnold, 1979) [16].
Mực ống là một mắt xích quan trọng trong chuỗi thức ăn của hệ sinh thái biển;
chúng vừa đóng vai trò là con mồi, vừa là động vật ăn mồi (Morejohn & nnk, 1978)
Chúng là thức ăn quan trọng của nhiều loài động vật ăn thịt bậc cao như: cá, chim
biển, hải cẩu và cá voi. Hàng năm trên thế giới có khoảng 100 triệu tấn mực ống đã bị
tiêu hao bởi loài cá voi (Clarke, 1996) [26].
c. Đặc điểm sinh trưởng của mực ống
Mực ống có tốc độ sinh trưởng nhanh, ở giai đoạn ấu trùng tốc độ sinh trưởng
khoảng 4-5 mm/tháng (Fiels,1965; Hurley,1976), sau đó tăng dần lên 10-20 mm/tháng,
ở một số loài tốc độ này là 30-40 mm/tháng (Araya & Ishii,1974; Holme,1974) [16].
Sự sinh trưởng của mực ống bị ảnh hưởng mạnh bởi các yếu tố vô sinh cũng như
hữu sinh. Nhiệt độ là nhân tố chính ảnh hưởng tới tốc độ tăng trưởng, kích thước và
tuổi thành thục của mực ống. Mực ống sống ở điều kiện nhiệt độ nước ấm sẽ phát triển
nhanh hơn, có khả năng to hơn và sống lâu hơn loài mực sống ở vùng nước lạnh
(Forsythe & Van Hekelem, 1987; Forsythe, 1993). Ánh sáng cũng ảnh hưởng tới sinh
trưởng của mực ống (Dunning & Willan, 2004). Cường độ ánh sáng, bước sóng ánh
sáng và thời gian chiếu sáng là yếu tố ảnh hưởng tới tuổi thành thục và quá trình sinh
sản của mực ống. Ánh sáng ở môi trường tự nhiên có tác dụng làm trì hoãn sự thành
thục bằng cách kìm hãm sự tiết kích dục tố của tuyến sinh dục (Well, 1978 &
Heukelem,1979) [16].
Hầu hết những loài mực ống có giá trị kinh tế thường có vòng đời xấp xỉ một
năm (Calow, 1987). Lối sống và vòng đời ngắn của mực là đặc điểm quan trọng để
nhận biết mực và động vật chân đầu khác. Những loài mực có giá trị kinh tế thường ăn
cá (Pauly, 1994). Đây là đặc điểm đặc biệt cho vấn đề quản lý nghề cá. Giá trị hạn
ngạch không thể áp dụng cho việc quản lý khai thác mực. Caddy (1983) và Csirke
(1986) cho rằng có thể quản lý việc khai thác mực bằng cách giới hạn thời gian [26].
7
1.1.2. Nghiên cứu về ngư cụ chọn lọc
1.1.2.1. Nghiên cứu về tính chọn lọc của ngư cụ
Tính chọn lọc là chức năng của ngư cụ đánh bắt những cá thể được giới hạn về
số loài và khoảng kích thước trong quần đàn bắt gặp ở ngư trường. Ngư cụ chọn lọc
gồm có các đặc tính: chọn lọc theo kích thước và chọn lọc theo loài [31].
Quan trọng nhất của ngư cụ và phương pháp đánh bắt là sự chọn lọc. Yếu tố này
được công nhận ngay từ những ngày đầu của lịch sử đánh cá của loài người. Sự chọn
lọc có mối tương quan riêng biệt giữa kích thước cá bị đánh bắt với kích thước mắt
lưới hay lưỡi câu và sự khác nhau về thành phần sản lượng mà ngư cụ được sử dụng
trong ngư trường giống nhau.
Nghiên cứu khoa học sớm nhất về tính chọn lọc của ngư cụ được Buchanan-
Wollaston (1927) tiến hành cho nghề lưới kéo và lưới rê. Ông đã mô tả tính chọn lọc
của ngư cụ dựa vào đặc tính của đàn cá ở một khoảng kích thước đánh bắt xác định từ
mẫu thu được. Nghiên cứu của ông quan tâm đến tỷ lệ thoát theo sản lượng mà nó
tương đương với kích thước chọn lọc.
Sự thoát không trở thành chủ đề được quan tâm trong cuối thập kỷ 1950, khi
Holt (1957), Olsen (1959) và McCoombie (1960) đưa ra những nghiên cứu của họ về
tính chọn lọc của lưới rê. Trong bối cảnh của lịch sử, những nghiên cứu này cần thiết
phải tăng sản phẩm của nghề cá công nghiệp sau chiến tranh thế giới thứ hai. Nghiên
cứu của Ishida (1962) về đường cong chọn lọc mắt lưới rê cũng được hướng dẫn ở
Nhật trong những năm đầu thập kỷ 1960, mà yếu tố chính là qui định cho việc khai
thác cá hồi bằng lưới rê ở vùng biển Bắc Thái Bình Dương thời đó.
Suốt thập kỷ 1970 và đầu thập kỷ 1980, có một vài nghiên cứu liên quan đến ngư
cụ chọn lọc. Sự phát triển về số lượng công nghệ được nghiên cứu vào cuối thập kỷ
1980. Ngư cụ chọn lọc được chú trọng nhằm phục vụ cho việc lựa chọn mùa vụ khai
thác và quản lý nghề cá.
Tính chọn lọc theo loài được bắt đầu chú ý vào cuối thập kỷ 1980. Vấn đề này
được đưa ra thảo luận và phổ biến rộng rãi trên toàn thế giới, đặc biệt là mối quan tâm
đến sản phẩm không mục tiêu như động vật có vú, chim biển và sản phẩm vứt bỏ.
8
a. Tính chọn lọc theo kích thước của ngư cụ
Kích thước chọn lọc được định nghĩa như là đặc điểm của ngư cụ đánh bắt cá ở
kích thước nào đó với xác suất nhất định và xác suất sẽ thay đổi theo cỡ quần đàn khác
nhau mà ngư cụ bắt gặp. Biểu đồ quan hệ chiều dài cá đánh bắt chọn lọc với tổng số cá
khai thác được xem là một đường cong chọn lọc [31].
Theo chiều dài của đối tượng khai thác có a% lựa chọn được, gọi là chiều dài
chọn lọc (ví dụ L
50
là 50% cá được giữ lại bởi ngư cụ). Yếu tố chọn lọc được xem là
50% sự lựa chọn của kích thước mắt lưới, nó được dùng để so sánh kích thước cá với
mắt lưới. Mức lựa chọn 50% là rất quan trọng trong qui tắc lựa chọn kích thước khai
thác và được xem là mức chọn lọc [31].
Sự thay đổi về kích thước mắt lưới hay lưỡi câu trong thiết kế ngư cụ được thừa
nhận là yếu tố cơ bản về tương tự hình học của đường cong chọn lọc. Vị trí và độ dốc
của đường cong chọn lọc bị thay đổi theo kích thước mắt lưới hay lưỡi câu. Chọn lọc
kích thước thường được xem là lựa chọn mắt lưới của ngư cụ. Tuy nhiên, tính chọn lọc
của ngư cụ không chỉ phụ thuộc vào mắt lưới hay lưỡi câu mà còn có sự ảnh hưởng lẫn
nhau giữa cá và ngư cụ. Tính chọn lọc của mắt lưới hay lưỡi câu là một phần nhỏ trong
chọn lọc của ngư cụ [31].
Từ lâu những nhà quản lý nghề cá đã đề cập đến kích thước mắt lưới tối thiểu
của nghề lưới kéo, lưới vây và nghề bẫy nhằm giải thoát những loài có kích thước dưới
mức cho phép đánh bắt (Armstrong, 1990; Dawson, 1991; Caddy, 1989). Tính chọn
lọc trong khai thác thể hiện khả năng cá thoát ra khỏi ngư cụ. Ngoài ra, đánh giá tính
chọn lọc còn liên quan đến mùa vụ của từng loài và vùng biển. Hamley (1975) [23], đã
nghiên cứu tính chọn lọc theo kích thước của lưới rê và một số ngư cụ như sau:
- Chọn lọc theo kích thước của lưới rê phụ thuộc vào chu vi mặt cắt sau mang cá
và chu vi mặt cắt lớn nhất của thân cá. Khi mặt cắt sau mang cá quá lớn hay mặt cắt
lớn nhất của thân cá quá nhỏ thì cá không bị lưới rê đánh bắt. Yếu tố ảnh hưởng lớn
nhất đến tính chọn lọc của lưới rê là kích thước mắt lưới và vật liệu chỉ lưới. Lưới rê
sợi đơn được xem là có tính chọn lọc nhạy và khoảng chọn lọc hẹp hơn so với lưới sợi
xe. Đường cong chọn lọc của một lưới rê có thể thay đổi đối với loài giống nhau. Đây
là yếu tố chính phụ thuộc vào sinh trưởng, giới tính, mùa vụ và đàn cá [31].
9
- Chọn lọc của lưới kéo được đặc trưng bởi đường cong chọn lọc ở đụt lưới.
Kích thước mắt lưới là yếu tố quan trọng nhất cho sự chọn lọc của lưới kéo. Mặt cắt
chu vi thân cá nhỏ hơn chu vi mắt lưới thì cá thoát qua. Tính chọn lọc của lưới kéo phụ
thuộc vào độ mở của mắt lưới. Để đảm bảo độ mở mắt lưới ở đụt lưới kéo có hai cách:
lắp dây giềng chạy dọc đụt lưới để đảm bảo độ mở mắt lưới hình thoi và sử dụng tấm
lưới mắt hình vuông. Nhiều thập kỷ qua, các nhà khoa học đã giới thiệu về tính chọn
lọc của lưới mắt vuông, màu sắc tấm lưới không gút, tấm lỗ thoát và kiểu lắp ráp của
tấm lưới vào giềng (Anon và nnk, 1986-1990). Nhằm giảm lượng cá có kích thước
chưa cho phép đánh bắt đến mức tối thiểu bằng cách: sử dụng mắt lưới lớn hơn; bảo
đảm cho mắt lưới ở đụt luôn mở trong thời gian đánh bắt; giảm đến mức tối thiểu tạp
chất (vật vô giá trị) trong đụt lưới hay sử dụng mắt lưới vuông. Sự phát triển tấm lưới
mắt vuông và những công nghệ khác để đảm bảo hình dạng tấm lưới là tối ưu về lỗ
thoát sẽ tăng được tính chọn lọc về kích thước của những loài cụ thể [23].
- Chọn lọc của nghề câu cũng được mô tả bởi đường cong chọn lọc. Nghiên cứu
tính chọn lọc của nghề câu vàng, một số tác giả cho rằng: điều chỉnh kích thước lưỡi
câu có thể làm suy giảm được lượng cá nhỏ bị đánh bắt (Yetman, 1991; Bjordal,
1989); sử dụng mồi giả có thể làm suy giảm lượng cá tuyết chưa cho phép đánh bắt
(Lokkeborg, 1990); tăng kích thước mồi câu có thể làm suy giảm lượng cá tuyết nhỏ bị
đánh bắt (McCracken, 1963; Johannessen, 1983; Ralston, 1982). Lokkeborg và
Bjordal (1992) kết luận kích thước lưỡi câu và mồi câu là đặc điểm chính cho tính
chọn lọc của ngư cụ dây trong thời gian đánh bắt.
- Tính chọn lọc của lồng bẫy rất phức tạp, nó phụ thuộc vào độ rộng của lối vào
nhưng đây cũng chính là lối ra. Lối ra phụ thuộc vào sự hoạt động của các loài cá và
các lỗ hổng.
b. Tính chọn lọc theo loài của ngư cụ
Nghiên cứu về tính chọn lọc theo loài của ngư cụ được công bố trong thập niên
1960 đến thập niên 1970, nhằm giải thoát những đối tượng cụ thể không muốn đánh
bắt (Seidel, 1975). Ví dụ, việc thử nghiệm giải thoát cá heo từ lưới vây cá ngừ và giải
thoát rùa biển từ lưới kéo tôm. Mỗi loại ngư cụ có tính chọn lọc loài khác nhau. Mỗi
loại kích thước của loài sẽ bị đánh bắt với hiệu suất khác nhau [31].
10
Tính chọn lọc loài phụ thuộc vào sự nhạy cảm, sự kích thích và những yếu tố tác
động bên ngoài. Giác quan và sự phản ứng giữa các loài cá là khác nhau đối với ngư
cụ và phương pháp khai thác.
Hình dạng, màu sắc và tần số thuỷ âm xung quanh ngư cụ có tác động đến phản
ứng của những loài cá. Nghiên cứu tính chọn lọc theo loài được dựa vào nền tảng cơ
bản của sự hoạt động khác nhau giữa các loài. Các hoạt động của cá trong qui trình
đánh bắt cần được nghiên cứu chi tiết [31].
Thập niên 1980, đã tìm ra nhiều kiểu cấu trúc lưới kéo tôm nhằm phân loại đối
tượng khai thác. Ngoài ra, còn có nhiều thiết bị dạng tấm có thanh dọc và lưới dẫn ở
lưới kéo để tách sản phẩm không mục tiêu ở vùng biển Bắc Đại Tây Dương và vùng
biển nhiệt đới. Tuy nhiên, những loại thiết bị đó không hấp dẫn đối với nghề khai thác
cá công nghiệp trên thế giới (Fao, 1973; Watson, 1986) [23].
Hai thập niên qua, sản phẩm không mục tiêu và sản phẩm bỏ đi là vấn đề chính
trong quản lý nghề cá. Định hướng giảm sản phẩm đánh bắt không mục tiêu bằng cách
tìm hiểu tập tính khác biệt giữa các loài cá trong quá trình ngư cụ hoạt động
(Adlerstein và nnk, 1992). Nghiên cứu tập tính của cá có thể đánh bắt chọn lọc những
loài cụ thể. Ví dụ, kích thước mắt lưới vuông làm giảm đi sản lượng khai thác đối với
cá tuyết có kích thước nhỏ [23].
Năm 1965, Boddeke đã tổng kết vấn đề chọn lọc của lưới kéo tôm ở các nước
Châu Âu. Sau đó vài năm đã có một số thí nghiệm về thiết bị nhằm giảm sản phẩm
phụ ở vùng biển phía Tây nước Mỹ (Beardley và High, 1970). Kết quả thí nghiệm đã
làm giảm được lượng cá có vây lưng nhưng vẫn còn hạn chế về sự thất thoát một
lượng lớn tôm [23].
Như vậy, trên thế giới đã có nhiều công trình nghiên cứu về ngư cụ chọn lọc cho
một số nghề như: lưới kéo, lưới vây, lồng bẫy, lưới rê, câu vàng,… Những nghề này
ảnh hưởng đáng kể đến sản lượng đánh bắt không mục tiêu và sản phẩm vứt bỏ. Nghề
chụp mục mới phát triển ở khu vực Đông Nam Á và Trung Quốc, nên các nhà khoa
học trên thế giới chưa quan tâm nghiên cứu về tính chọn lọc của nghề này. Để có cơ sở
nghiên cứu về tính chọn lọc của thiết bị thoát mực ống, đề tài giới thiệu một số loại
thiết bị chọn lọc đã được thí nghiệm và ứng dụng trên thế giới như sau:
11
1.1.2.2. Nghiên cứu về thiết bị chọn lọc trên thế giới
a. Thiết bị thoát rùa biển ở lưới kéo tôm
Trong thập kỷ 1970, các nhà khoa học chú ý đến sự suy giảm về mật độ rùa biển
và cố gắng xác định nguyên nhân sự suy giảm này. Thập kỷ 1980, họ đã xác định được
rằng lưới kéo góp phần làm chết rùa biển. Do đó, thiết bị thoát rùa (Turtle Excluder
Device - TED) được thiết kế nhằm giải thoát rùa biển ra khỏi lưới kéo tôm. Một số loại
thiết bị này được gọi là “thiết bị hiệu quả lưới kéo” (Trawl Efficiency Device), bởi vì
chúng cũng có thể giải thoát những loài động vật có kích thước lớn như: cá mập, cá
đuối,…. (Steve Eayrs, 2005) [30].
Năm 1978, Dịch vụ Nghề cá biển Quốc gia của Mỹ (National Marine Fishesies
Service - NMFS) đã thử nghiệm tấm thoát rùa, kết quả đạt được rất khiêm tốn, lượng
rùa thoát chỉ đạt 75% và lượng tôm được giữ lại chỉ đạt từ 15 - 30% [34]. NMFS là
cầu nối đầu tiên về TED và đóng vai trò quan trọng đối với nghề khai thác tôm thương
phẩm ở vịnh Mêhicô (Watson và Saidel, 1980) [23].
Năm 1981, NMFS tiếp tục thử nghiệm TED với khung kim loại có lỗ thoát lớn,
đã giải thoát được 97% rùa, 60% cá có vây lưng và không bị thất thoát tôm. Năm
1987, NMFS đã phát triển và đề xuất qui tắc bắt buộc sử dụng TED cho tất cả tàu lưới
kéo tôm ở vùng nước xa bờ. Sau đó những qui tắc này được lập thành điều lệ 50 CFR
tại mục 217 và 222 [35].
Đầu thập kỷ 1990, các nhà khoa học Olsen (1991) và Isaksen (1990, 1992) đã
đưa ra hình dạng thiết bị vỉ cứng gọi là Nordmore Grid (NG). Chính phủ Na Uy đã qui
định sử dụng NG cho nghề khai thác tôm ở phía Bắc nước này. Sau đó NG cũng được
công nhận ở một số nước khác như: Canađa, Greenland và phía Bắc nước Mỹ (Kenny,
1990; Isaksen, 1992) [23]. Một số loại thiết bị thoát rùa đã được nghiên cứu và ứng
dụng trên thế giới như sau:
- Super Shooter TED: là loại thiết bị có dạng hình ôvan. Thiết bị đã được nhiều
nước trên thế giới thí nghiệm và ứng dụng trong nghề lưới kéo (hình 1.3.a).
- AusTED: là thiết bị tăng hiệu quả lưới kéo của Ôctrâylia (Australia Trawl Efficiency
Device). AusTED đã được ứng dụng ở vùng biển phía Bắc Ôctrâylia (hình 1.3.b).
12
- Georgia Jumper TED: là loại thiết bị được áp dụng cho tàu lưới kéo tôm ở
vùng biển Georgia, vịnh Mêhicô và Đại Tây Dương (hình 1.3.c).
- Weeddless TED: là loại thiết bị được áp dụng cho tàu lưới kéo đáy ở vùng biển
Đại Tây Dương vào mùa hè, không áp dụng cho tàu lưới kéo (hình 1.3.d)
Ngoài ra, còn có một số loại TED khác đã được thí nghiệm và ứng dụng như:
Hooped Hard TED là loại thiết bị được áp dụng ở các vùng biển ven bờ (trừ vùng biển
ven bờ của Georgia và phía Nam Carolia); Bent Pipe TED được NMFS thiết kế và thử
nghiệm cho tàu lưới kéo tôm ở vịnh Mêhicô; Nordmore Grid TED được áp dụng cho
tàu lưới kéo tôm và thiết bị thoát rùa của Thái Lan (Thai Turtle Free Device - TTFD)
đã được thí nghiệm ở lưới kéo tôm tại vùng biển Thái Lan, Malaixia, Inđônêxia và
Philippin.
a. Super Shooter TED b. AusTED
c. Weedless TED d. Georgia Jumer TED
Hình 1.3: Một số loại thiết bị thoát rùa biển trên thế giới
TED sẽ được lắp đặt bên trong đụt lưới kéo và lỗ thoát sẽ hướng lên phía trên
hoặc xuống dưới (hình 1.4 và 1.5). Tuỳ thuộc vào từng vùng biển mà người ta qui định
cấu tạo cũng như cách lắp đặt cho TED.
800
900
800
900
800
1150
813
1295