BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
ooOooo
KHÚC TUẤN ANH
BƯỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG HỆ THỐNG
TRUY XUẤT NGUỒN GỐC THỦY SẢN
TẠI VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SỸ KỸ THUẬT
Chuyên ngành: Công nghệ sau thu hoạch
Mã số : 60.54.10
Người hướng dẫn khoa học: Giáo sư – TSKH Nguyễn Trọng Cẩn
Nha Trang, 10/2008
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu do tôi thực
hiện dưới sự cho phép của cơ quan chủ quản - Trung tâm Chất
lượng, An toàn vệ sinh và Thú y Thủy sản vùng 4 - Bộ Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn. Các kết quả nêu trong luận văn
là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình
nghiên cứu nào khác.
Tác giả
LỜI CẢM ƠN
Xin chân thành cám ơn Ban Giám hiệu Trường Đại học Nha Trang, Khoa
công nghệ chế biến thủy sản, Phòng đào tạo sau đại học, Cục Quản lý Chất
lượng Nông lâm sản và Thủy sản, Trung tâm Chất lượng, An toàn Vệ sinh và
Thú y Thủy sản vùng 4 đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập
và hoàn thành luận văn này.
Xin được gửi lòng biết ơn và kính trọng sâu sắc đến Giáo sư - Tiến sĩ
Khoa học Nguyễn Trọng Cẩn, người thầy kính mến đã chân tình dìu dắt, hướng
dẫn, động viên tôi thực hiện và hoàn thành luận văn này.
Xin chân thành cám ơn các Thầy Cô Khoa công nghệ chế biến thủy sản đã
giảng dạy và hướng dẫn tôi trong quá trình học tập tại trường. Đặc biệt cám ơn:
- Thầy Đỗ Văn Ninh, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Nha Trang
- Cô Nguyễn Thị Nga, nguyên Phó phòng Quan hệ quốc tế và sau đại học
- Thầy Nguyễn Anh Tuấn, Trưởng khoa Công nghệ Chế biến Thủy sản
- Thầy Vũ Ngọc Bội, Phó Viện trưởng Viện Công nghệ sinh học - Đại học
Nha Trang
đã hết lòng giúp đỡ và động viên tôi trong quá trình học tập và thực hiện
đề tài.
Xin cám ơn các bạn đồng nghiệp đã hỗ trợ tôi trong thời gian học tập và
thực hiện đề tài.
Xin gửi lòng biết ơn đến gia đình thương yêu đã chia sẻ, động viên tôi
hoàn thành khóa học và luận văn này.
Mục lục
Trang
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Danh mục các chữ viết tắt trong luận văn
Danh mục các bảng biểu
Danh mục các hình vẽ và đồ thị
Lời mở đầu
1
Chương 1 - Tổng quan
4
1.1. Tình hình sản xuất và xuất khẩu thủy sản Việt Nam
những năm gần đây
4
1.2. Quản lý chất lượng và xu thế hội nhập toàn cầu hóa
- Hội nhập kinh tế và những rào cản kỹ thuật
8
1.3. Vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm và yêu cầu về
truy xuất nguồn gốc trên thế giới
18
1.3.1. Chương trình quản lý chất lượng theo quan điểm
HACCP
18
1.3.2. Chương trình kiểm soát ATVS vùng thu hoạch
NT2MV
21
1.3.3. Chương trình kiểm soát dư lượng các chất độc hại
trong thủy sản nuôi
22
1.3.4. Chương trình vùng nuôi an toàn (GAP – Good
22
Trang
Aquaculture Practice) và Qui tắc nuôi có trách
nhiệm (CoC) trong thuỷ sản nuôi
1.3.5. Chương trình kiểm soát chất lượng thuỷ sản sau thu
hoạch (cảng cá, đại lý thu mua nguyên liệu, chợ
bán buôn)
22
1.4. Vấn đề an toàn thực phẩm và yêu cầu truy xuất
nguồn gốc
23
1.4.1. Khái niệm về truy xuất nguồn gốc
24
1.4.1. Sự cần thiết phải thực hiện truy xuất nguồn gốc 24
1.5. Tình hình nghiên cứu ứng dụng trong và ngoài
nước
27
Chương 2 - Đối tượng và phương pháp nghiên cứu 29
2.1. Đối tượng nghiên cứu 29
2.2. Phương pháp nghiên cứu 29
2.2.1. Tìm hiểu tài liệu về truy xuất nguồn gốc , đánh giá
và phân tích
30
2.2.2. Đề xuất Dự thảo Quy định tạm thời về thiết lập và
áp dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm
thuỷ sản
30
2.2.3. Nội dung đề xuất phương pháp truy xuất nguồn gốc
cho sản phẩm cá Tra nuôi quy mô công nghiệp
31
Trang
Chương 3 - Kết quả nghiên cứu và thảo luận
3.1. Tài liệu liên quan đến vấn đề truy xuất nguồn gốc
thủy sản
31
3.1.1. Các quy định của Việt Nam 31
3.1.2. Các quy định quốc tế 33
3.2. Lợi ích của việc thực hiện truy xuất nguồn gốc 37
3.3. Khả năng truy xuất nguồn gốc trong sản xuất thủy
sản tại Việt Nam hiện nay
37
3.3.1. Truy xuất nguồn gốc trong hoạt động khai
thác biển
38
3.3.2. Truy xuất nguồn gốc trong nuôi trồng thủy
sản
38
3.3.3. Truy xuất nguồn gốc trong hệ thống cung
cấp nguyên liệu
40
3.3.4. Truy xuất nguồn gốc trong cơ sở chế biến
thủy sản
39
3.4. Các quan điểm về truy xuất nguồn gốc tại Việt
Nam
41
3.5. Dự thảo Quy định tạm thời về truy xuất nguồn gốc
sản phẩm thuỷ sản
42
3.5.1. Các yêu cầu cần đạt của Dự thảo 42
3.5.2. Nội dung Dự thảo Quy định tạm thời về truy
xuất nguồn gốc thủy sản
42
3.6. Đặc điểm sản xuất kinh doanh thủy sản trong chuỗi
sản xuất thủy sản nuôi tại Việt Nam
51
3.6.1. Cơ sở sản xuất/ương thủy sản 51
Trang
3.6.2. Cơ sở nuôi thủy sản 51
3.6.3. Cơ sở thu gom/sơ chế thủy sản 52
3.6.4. Cơ sở chế biến thủy sản 52
3.6.5. Cơ sở đóng gói/bảo quản thủy sản 53
3.6.6. Cơ sở phân phối thủy sản 53
3.6.7. Cơ sở bán lẻ thủy sản 53
3.7. Giải pháp kỹ thuật cho mục đích truy xuất nguồn
gốc thông dụng trên thế giới
3.7.1. Mã số - Mã vạch (Bar code) 53
3.7.2. Công nghệ nhận dạng sử dụng tần số radio
(MFRD)
60
3.8. Các phương pháp truy xuất nguồn gốc thông dụng
trên thế giới
61
3.9. Những yêu cầu cơ bản của một hệ thống truy xuất
nguồn gốc
63
3.10. Đề xuất cơ sở kỹ thuật của hệ thống truy xuất
nguồn gốc cho sản phẩm cá Tra nuôi
64
3.10.1. Sơ đồ nghiên cứu 64
3.10.2. Đề xuất phương pháp truy xuất nguồn gốc áp
dụng cho sản phẩm cá Tra nuôi công nghiệp
tại Việt Nam
66
Kết luận và kiến nghị 68
- Kết luận 68
- Kiến nghị 68
Tài liệu tham khảo 70
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
1. ATTP: an toàn thực phẩm
2. ATVSTP: an toàn vệ sinh thực phẩm
3. BRC: British Retail Consortium - Tổ chức bán lẻ Anh quốc
4. CAP: Chloramphenicol
5. CCP: Critical Control Point - Điểm kiểm soát tới hạn
6. CO: Certificate of Origin – Giấy Chứng nhận xuất xứ
7. EAN.UCC - Tổ chức mã số - mã vạch thế giới (tên cũ)
8. EU: European Union – Liên minh châu Âu
9. FAO: Food and Agricultural Organisation - Tổ chức lương nông thế giới
10. GAP: Good Aquaculture Practice – Quy phạm nuôi thủy sản tốt
11. GMP: Good Manufactoring Practice – Quy phạm sản xuất tốt
12. GLN: Global Location Number – Mã số địa điểm toàn cầu
13. GTIN: Global Trade Item Number – Mã số vật phẩm thương mại toàn
cầu
14. GS1: Global Standard 1 - Tổ chức mã số - mã vạch thế giới (tên mới)
15. HACCP: Hazard Analysis and Critical Control Point – Phân tích mối
nguy và kiểm soát điểm tới hạn
16. NAFIQACEN: Natinal Fisheries Inspection and Quality Assurance
Center - Trung tâm Kiểm tra Chất lượng và Vệ sinh Thủy sản
17. NAFIQAVED: National Fisheries Quality Assurance and Veterinery
Directorate – Cục Quản lý Chất lượng, An toàn Vệ sinh và Thú y Thủy
sản
18. NAFIQAD : National Agro – Forestry and Fisheies Quality Assurance
Deparment - Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản
19. SSOP: Sanitation Standard Operating Procedures – Quy phạm vệ sinh
20. SSCC: Serial Shipping Container Code – Mã số vận chuyển theo serie
21. TBT: Technical Barrie to Trade – Hàng rào kỹ thuật
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
TT Tên bảng Trang
1. Bảng 1.1: Số liệu tăng trưởng ngành thủy sản 10
năm (1997 – 2006)
7
2. Bảng 1.2: Tăng trưởng xuất khẩu thủy sản Việt
Nam 10 năm (1996 – 2007)
9
3. Bảng 1.3 : Một số ví dụ về hàng rào kỹ thuật của
các nước trên thế giới
14
4. Bảng 1.4: Tác động của các hàng rào kỹ thuật
trong thủy sản ở Việt Nam
15
5. Bảng 1.5 : Số lượng Doanh nghiệp CBTS theo thị
trường xuất khẩu
16
6. Bảng 1.6: Các quốc gia nhập xuất khẩu thủy sản
Việt Nam đã công nhận cơ quan thẩm quyền Việt
Nam trong kiểm soát đảm bảo ATVSTP thủy sản
17
7. Bảng 3.1: Công nghệ và công cụ của hệ thống
EAN.UCC trong truy xuất nguồn gốc
55
8. Bảng 3.2: So sánh giữa các phương pháp truy xuất
nguồn gốc
61
9. Bảng 3.3: Dự kiến phương pháp và giải pháp kỹ
thuật áp dụng trong truy xuất nguồn gốc cho chuỗi
sản xuất cá Tra nuôi công nghiệp
66
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ VÀ ĐỒ THỊ
TT Tên hình Trang
1. Hình 1.1 - Sản phẩm thủy sản chính xuất khẩu 1997 10
2. Hình 1.2 - Thị trường xuất khẩu thủy sản chính 1997 11
3. Hình 1.3 - Sản phẩm thủy sản chính xuất khẩu 2007 11
4. Hình 1.4 - Thị trường xuất khẩu thủy sản chính 2007 12
5. Hình 1.5 - Sản phẩm thủy sản chính xuất khẩu 8 tháng
đầu 2008
12
6. Hình 1.6 - Thị trường xuất khẩu thủy sản chính 8 tháng
đầu 2008
15
7. Hình 3.1 - Sơ đồ minh họa hệ thống thu gom, cung cấp
nguyên liệu thủy sản nuôi tại Việt Nam
39
8. Hình 3.2 - Cấu trúc mã số GLN 56
9. Hình 3.3: Cấu trúc của mã số GTIN chuẩn EAN.UCC 13 56
10. Hình 3.4: Cấu trúc mã số SSCC 57
11. Hình 3.5: Mã vạch EAN.UCC-128 mã hoá AI 01 (GTIN)
58
12. Hình 3.6: Sơ đồ minh họa quản lý dữ liệu truy xuất nguồn
gốc trong sản xuất
59
13. Hình 3.7: Sơ đồ quản lý dữ liệu truy xuất nguồn gốc trong
phân phối
59
14. Hình 3.8 – Sơ đồ nghiên cứu quá trình cung cấp và truy
xuất thông tin theo chuỗi cho sản phẩm thủy sản nuôi
64
LỜI NÓI ĐẦU
Thế giới hiện nay đang phải đối mặt với những nguy cơ to lớn về an toàn
thực phẩm. Trước hàng loạt những vấn đề nghiêm trọng về ATTP đã xảy ra
trong những năm gần đây: cúm gà, dịch lở mồm long móng trên gia súc, dioxin
trong thịt gà, bò điên,… và gần đây nhất là sự có mặt của độc chất Melamine
trong sữa đã làm dấy lên một mối lo ngại to lớn từ người tiêu dùng. Từ đó tất
yếu đã hình thành một nhu cầu chính đáng của người tiêu dùng: được sử dụng
thực phẩm an toàn, và cao hơn là được biết một cách minh bạch thông tin về
nguồn gốc sản phẩm tiêu thụ.
Nhu cầu chính đáng của người tiêu dùng là lý do để các cơ quan có thẩm
quyền về ATTP trên thế giới đưa ra hàng loạt những quy định chặt chẽ và
nghiêm ngặt nhằm bảo vệ sức khỏe của người tiêu dùng, một trong những quy
định nghiêm ngặt đó là việc yêu cầu các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm
phải thiết lập và áp dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc cho mục đích đảm bảo
ATTP cho người tiêu dùng.
Khái niệm “Truy xuất nguồn gốc” không mới trên thế giới, đây là hoạt
động đã được thực hiện từ lâu với mục đích phòng chống gian lận thương mại.
Tuy nhiên sử dụng hệ thống này cho mục đích bảo đảm ATTP thì là một vấn đề
rất mới, không chỉ ở Việt Nam mà còn trên toàn thế giới. Việc áp dụng hệ thống
này đã được triển khai ở các nước phát triển, có trình độ sản xuất cao như các
quốc gia EU (bắt buộc áp dụng với tất cả các cơ sở sản xuất thực phẩm từ tháng
1/2005), Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc,…đồng thời xu hướng bắt buộc áp dụng thực
hiện truy xuất nguồn gốc đối với các quốc gia xuất khẩu thủy sản đang dần trở
thành hiện thực trước những nguy cơ mất ATTP nghiêm trọng trên quy mô toàn
cầu.
Là một quốc gia xuất khẩu thủy sản lớn, đứng hàng thứ 6 trên thế giới,
Việt Nam tất yếu không thể đứng ngoài xu hướng này. Tuy nhiên cho đến nay
Việt Nam vẫn chưa có những hoạt động mang tính chất chính thống cấp Nhà
nước, Ngành trong vấn đề truy xuất nguồn gốc thực phẩm ngoài những hoạt
động mang tính tự phát của các Doanh nghiệp chế biến thủy sản và một số ít các
Doanh nghiệp chế biến thực phẩm khác nhằm đáp ứng yêu cầu của các quốc gia
nhập khẩu.
Do đó, đề tài “Bước đầu nghiên cứu xây dựng hệ thống truy xuất nguồn
gốc thủy sản” là một hướng nghiên cứu cần thiết và phù hợp, đáp ứng được xu
hướng chung của thế giới và nhu cầu của ngành Thủy sản Việt Nam trong thời
điểm này.
Mục tiêu của luận văn:
- Xây dựng và đề xuất Quy định tạm thời về truy xuất nguồn gốc sản phẩm
thủy sản, làm cơ sở cho việc áp dụng các quy định về truy xuất nguồn gốc
sản phẩm thủy sản trong ngành thủy sản Việt nam trong thời kỳ mới.
- Đề xuất phương pháp và giải pháp kỹ thuật áp dụng trong hệ thống truy xuất
nguồn gốc cho sản phẩm cá Tra nuôi công nghiệp xuyên suốt quá trình sản
xuất kinh doanh thủy sản phù hợp với điều kiện thực tế của Việt Nam.
Nội dung nghiên cứu:
- Thu thập và xử lý tài liệu, dữ liệu liên quan đến hệ thống luật lệ, quy định
của các nước liên quan đến xây dựng và áp dụng hệ thống truy xuất nguồn
gốc thực phẩm; Hệ thống văn bản pháp lý của Việt Nam về vấn đề ghi nhãn,
truy xuất nguồn gốc thực phẩm nói chung và thực phẩm thủy sản nói riêng.
- Tìm hiểu các phương pháp, giải pháp kỹ thuật thường sử dụng trong truy
xuất nguồn gốc
- Nghiên cứu các quan điểm về truy xuất nguồn gốc trong thiết lập và áp dụng
hệ thống truy xuất nguồn gốc trên thế giới.
- Phân tích rút ra kinh nghiệm để đề xuất các nội dung phù hợp với điều kiện
Việt Nam. Từ đó xây dựng và đề xuất Dự thảo Quy định tạm thời về thiết lập
và áp dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc thủy sản.
- Nghiên cứu, phân tích đặc điểm của quá trình sản xuất thủy sản Việt Nam từ
sản xuất giống, nuôi trồng đến chế biến và kinh doanh sản phẩm cá Tra.
- Nghiên cứu tìm hiểu các giải pháp kỹ thuật (mã số - mã vạch, biểu bảng,…)
có thể áp dụng làm cơ sở kỹ thuật cho mục đích truy xuất nguồn gốc, đề xuất
phương pháp phù hợp áp dụng cho từng đối tượng trong chuỗi quá trình sản
xuất/kinh doanh sản phẩm cá Tra nuôi quy mô công nghiệp.
Ý nghĩa khoa học:
- Xác định được những yêu cầu cơ bản cần có trong nội dung Quy định tạm
thời về truy xuất nguồn gốc thủy sản.
- Xác định được phương pháp và giải pháp kỹ thuật cần thiết để áp dụng trong
chuỗi quá trình sản xuất/kinh doanh sản phẩm cá Tra nuôi quy mô công
nghiệp.
Ý nghĩa thực tiễn
- Đáp ứng được nhu cầu cần thiết phải có một văn bản mang tính pháp lý làm
cơ sở cho công tác quản lý Nhà nước về truy xuất nguồn gốc thực phẩm thủy
sản.
- Tạo điều kiện thuận lợi về mặt pháp lý trong việc yêu cầu xây dựng và thiết
lập một cách đồng bộ hệ thống truy xuất nguồn gốc trong ngành thủy sản.
- Khi các nội dung của đề tài đi vào cuộc sống sẽ góp phần thúc đẩy thương
mại thủy sản, đáp ứng được xu thế chung của thế giới trong công tác đảm bảo
ATVSTP.
- Giúp doanh nghiệp sản xuất/kinh doanh thủy sản định hướng và xác định
được phương pháp, giải pháp kỹ thuật trong xây dựng và áp dụng hệ thống
truy xuất nguồn gốc cho cơ sở.
Chương 1 - Tổng quan
1.1. Tình hình sản xuất và xuất khẩu thủy sản Việt Nam những năm gần
đây: [6], [19], [91], [102], [103], [104]
Trong 15 năm trở lại đây, ngành thủy sản Việt Nam đã có những bước
tiến vượt bậc và đã trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước, đến nay đã
đứng thứ 4 về giá trị kim ngạch xuất khẩu và từ năm 2002, Việt Nam đã trở
thành nước xuất khẩu thủy sản đứng thứ 7 trên thế giới.
Ngành thuỷ sản là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của quốc gia
có tốc độ tăng trưởng rất nhanh so với các ngành kinh tế khác. Tỷ trọng GDP
của ngành Thuỷ sản trong tổng GDP toàn quốc liên tục tăng, từ 2,9% (năm
1995) lên 3,4% (năm 2000) và đạt 3,93% vào năm 2003. Theo số liệu đã công
bố của Tổng Cục Thống kê, GDP của ngành Thuỷ sản giai đoạn 1995 - 2003
tăng từ 6.664 tỷ đồng lên 24.125 tỷ đồng. Trong các hoạt động của ngành, khai
thác hải sản giữ vị trí rất quan trọng. Sản lượng khai thác hải sản trong 10 năm
gần đây tăng liên tục với tốc độ tăng bình quân hằng năm khoảng 7,7% (giai
đoạn 1991 - 1995) và 10% (giai đoạn 1996 - 2003). Nuôi trồng thuỷ sản đang
ngày càng có vai trò quan trọng hơn khai thác hải sản cả về sản lượng, chất
lượng cũng như tính chủ động trong sản xuất. Điều này tất yếu dẫn đến sự
chuyển đổi về cơ cấu sản xuất - ưu tiên phát triển các hoạt động kinh tế mũi
nhọn, đem lại hiệu quả kinh tế cao. Số lao động của ngành thuỷ sản tăng liên tục
từ 3,12 triệu người (năm 1996) lên khoảng 3,8 triệu người năm 2001 (kể cả lao
động thời vụ), như vậy, mỗi năm tăng thêm hơn 100 nghìn người. Tỷ lệ tăng
bình quân số lao động thường xuyên của ngành thuỷ sản là 2,4%/năm, cao hơn
mức tăng bình quân của cả nước (2%/năm).
Từ cuối thập kỷ 80 đến năm 2000, ngành thuỷ sản đã có những bước tiến
không ngừng. Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu thuỷ sản tương đương với các
ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ. Điều đó chứng tỏ ngành thuỷ sản đang
dần chuyển từ sản xuất mang nặng tính nông nghiệp sang sản xuất kinh doanh
theo hướng công nghiệp hoá.
Sự tăng trưởng của ngành thủy sản ngày một nhanh hơn và vững chắc,
năng động hơn. Nếu như năm 1981, tổng sản lượng thuỷ sản chỉ đạt 596.356 tấn
(trong đó khai thác đạt 416.356 tấn, nuôi trồng đạt 180.000 tấn), giá trị kim
ngạch xuất khẩu đạt 11,2 triệu USD; năm 1986, tổng sản lượng đạt 840.906 tấn
(khai thác đạt 598.040 tấn, nuôi trồng đạt 242.866 tấn), kim ngạch xuất khẩu
thuỷ sản 100 triệu USD, thì đến năm 2003 tổng sản lượng thuỷ sản đã đạt
2.536.361 tấn (khai thác 1.426.223 tấn, sản lượng nuôi 1.110.138 tấn), giá trị
kim ngạch xuất khẩu đạt 2.240 triệu USD. Giá trị làm ra của Ngành Thuỷ sản
ngày một có tỷ trọng cao hơn trong khối nông nghiệp và trong nền kinh tế quốc
dân. Đến năm 2003, không kể giá trị gia tăng qua chế biến dịch vụ, GDP của
ngành chiếm 25% so với tất cả sản phẩm nông nghiệp và gần 4% giá trị sản
phẩm xã hội.
Trong khai thác hải sản, từ một nghề cá thủ công, quy mô nhỏ, hoạt động
ở vùng gần bờ, đã chuyển dịch theo hướng trở thành một nghề cá cơ giới tăng
cường khai thác ở vùng biển xa bờ, nhằm vào các đối tượng khai thác có giá trị
cao và các đối tượng xuất khẩu. Song song với phát triển khai thác hải sản xa bờ
là ổn định khai thác vùng ven bờ, khai thác đi đôi với bảo vệ và phát triển nguồn
lợi, môi trường sinh thái. Nhất là trong giai đoạn 1991 tới nay, số lượng tàu
thuyền máy tăng nhanh, thuyền thủ công giảm dần : Năm 1991, tàu thuyền máy
có 44.347 chiếc, chiếm 59,6%; thuyền thủ công 30.284 chiếc, chiếm 40,4%; đến
năm 2003 tổng số thuyền máy là 83.123 chiếc, tổng công suất đã đạt tới
3.497.457 CV, gấp 5 lần so với năm 1991. Số tàu thuyền có công suất cao tăng
khá nhanh, năm 1997, thời điểm bắt đầu triển khai chương trình vay vốn tín
dụng đầu tư đóng tàu đánh bắt xa bờ, cả nước có khoảng 5.000 tàu đánh cá xa
bờ, đến năm 2000 đã có 5.896 chiếc, năm 2006 có 90.880 chiếc. Từ đó, tỷ trọng
sản phẩm khai thác xa bờ đã tăng nhanh chóng, năm 2003 đã đạt 38,8%.
Việt Nam có nhiều tiềm năng để phát triển nuôi trồng thuỷ sản ở khắp mọi
miền đất nước cả về nuôi biển, nuôi nước lợ và nuôi nước ngọt. Nuôi trồng thuỷ
sản đang từng bước trở thành một trong những ngành sản xuất hàng hoá chủ lực,
phát triển rộng khắp và có vị trí quan trọng và đang tiến đến xây dựng các vùng
sản xuất tập trung. Các đối tượng có giá trị cao có khả năng xuất khẩu đã được
tập trung đầu tư, khuyến khích phát triển, hiệu quả tốt. Phát huy được tiềm năng
tự nhiên, nguồn vốn và sự năng động sáng tạo trong doanh nghiệp và ngư dân,
đồng thời góp phần hết sức quan trọng cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong
nông nghiệp cũng như cho xoá đói giảm nghèo.
Nghề nuôi trồng thuỷ sản từ chỗ là một nghề sản xuất phụ, mang tính chất
tự cấp tự túc đã trở thành một ngành sản xuất hàng hoá tập trung với trình độ kỹ
thuật tiên tiến, phát triển ở tất cả các thủy vực nước ngọt, nước lợ, nước mặn
theo hướng bền vững, bảo vệ môi trường, hài hoá với các ngành kinh tế khác.
Diện tích nuôi trồng thuỷ sản tăng đều đặn theo từng năm suốt từ 1981 tới nay,
từ 230 nghìn ha năm 1981 lên 384,6 nghìn ha năm 1986, đến nay đã đạt hơn 1
triệu ha. Đến năm 2007, đã sử dụng 612.778 ha nước mặn, lợ và 254.835 ha
nước ngọt để nuôi thuỷ sản. Trong đó, đối tượng nuôi chủ lực là tôm với diện
tích 580.465 ha, cá Tra với diện tích 3.600ha, gấp đôi so với cách đây 5 năm với
sản lượng mỗi năm đạt gần nửa triệu tấn cá thương phẩm phục vụ chế biến xuất
khẩu. Theo dự báo, đến năm 2010 diện tích nuôi cá da trơn tại Đồng bằng sông
Cửu Long sẽ lên 10.200ha, sản lượng 800.000 tấn/năm. Đến năm 2020, diện tích
nuôi cá có thể lên đến 16.000ha và sản lượng đạt 1,9 triệu tấn cá thương phẩm.
Trong 5 năm trở lại đây, cá Tra đã trở thành một mặt hàng chiến lược đối
với ngành thủy sản Việt Nam. Xuất khẩu cá Tra thể hiện rõ tiềm năng to lớn,
góp phần tạo nên sức tăng trưởng nhảy vọt của xuất khẩu thủy sản nói chung.
Đây là mặt hàng thuỷ sản xuất khẩu lớn nhất về sản lượng và lớn thứ 2 về giá trị
(sau tôm). Năng suất cá Tra nuôi hầm (ao) theo qui mô công nghiệp có thể đạt
bình quân từ 50 tấn đến 80 tấn/ha. Năng suất nuôi cá Tra bãi bồi có thể đạt năng
suất 100 đến 200 tấn/ha và có thể nuôi 2 vụ/năm. Những hầm thâm canh tốt còn
có khả năng đạt năng suất 600 tấn/ha/năm. Hiện nay, ước tính kim ngạch xuất
khẩu sản phẩm cá da trơn chế biến tại Đồng bằng sông Cửu Long đạt trên 736
triệu USD, tăng 7 lần so với năm 2002.
Trong năm 2007, cả nước đã xuất khẩu trên 380.000 tấn cá thành phẩm
(tương tương 1 triệu tấn nguyên liệu), đạt kim ngạch gần 1 tỷ USD, tăng hơn
34% so với năm ngoái. Các thị trường nhập khẩu chính là Liên minh châu Âu
(EU) chiếm tới 48%, tiếp theo là Nga chiếm hơn 9%, ASEAN chiếm gần 8%,
Mỹ chiếm gần 7%. Dự kiến năm 2008, sản lượng nguyên liệu cá Tra chế biến
xuất khẩu đạt 1,2 triệu tấn, trị giá 1,2 tỷ USD, tăng 20% so với năm 2007.
Theo Cục Nuôi trồng Thủy sản, cả nước có khoảng 160 cơ sở sinh sản
nhân tạo giống cá Tra, sản lượng cá bột khoảng 4,1 tỉ con/năm và gần 1.000 cơ
sở ương cá bột thuần dưỡng, sản lượng cá giống là 1,7 tỉ con/năm. Từ khi Việt
Nam mở rộng xuất khẩu thì nghề nuôi cá Tra và cá Basa bước sang một trang
mới và trở thành đối tượng xuất khẩu mang về nguồn ngoại tệ cao. Thị trường
xuất khẩu đã mở rộng ra trên 50 quốc gia và vùng lãnh thổ, đặc biệt do chất
lượng sản phẩm ngày càng được nâng cao, có thời điểm xuất khẩu cá Tra sang
thị trường EU đã tăng 214% về khối lượng và giá trị. ĐBSCL vốn có truyền
thống nuôi cá Tra và cá Basa từ lâu. Trước đây, cá Tra được nuôi phổ biến trong
ao, đăng quầng, bãi bồi và nuôi lồng bè, ngày nay cá Tra đã được nuôi ở hầu hết
các tỉnh, thành trong khu vực, chủ yếu được nuôi trên các con sông lớn thuộc
các tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Bến Tre, Tiền Giang,… đáp ứng được nhu cầu
tiêu thụ nội địa và cung cấp nguyên liệu cho chế biến xuất khẩu.
Chế biến xuất khẩu là lĩnh vực phát triển rất nhanh, Việt Nam đã tiếp cận
với trình độ công nghệ và quản lý tiên tiến của khu vực và thế giới trong một số
lĩnh vực chế biến thuỷ sản.
Bảng 1.1: Số liệu tăng trưởng ngành thủy sản 10 năm (1997 – 2006)
Năm
Tổng
sản lượng
thủy sản
(tấn)
Sản lư
ợng
khai thác
hải sản
(tấn)
Sản lư
ợng
nuôi th
ủy
sản (tấn)
Giá trị
xu
ất khẩu
(1.000
USD)
T
ổng số
tàu
thuyền
(chiếc)
Diện tích
mặt nước
NTTS
(ha)
1997 1.570.000 1.062.000
481.000 776.000 71.500
600.000
1998 1.668.530 1.130.660
537.870 858.600 71.799
626.330
1999 1.827.310 1.212.800
614.510 971.120 73.397
630.000
2000 2.003.000 1.280.590
723.110 1.478.609
79.768
652.000
2001 2.226.900 1.347.800
879.100 1.777.485
78.978
887.500
2002
2.410.900 1.434.800
976.100 2.014.000
81.800
955.000
2003 2.536.361 1.426.223
1.110.138
2.199.577
83.122
902.229
2004 3.073.600 1.923.500
1.150.100
2.400.781
85.430
902.900
2005 3.432.800 1.995.400
1.437.400
2.738.726
90.880
959.900
2006 3.695.927 2.001.656
1.694.271
3.357.960
- 1.050.000
Cùng với sự thành công về năng suất chăn nuôi, ngành công nghiệp chế
biến cá Tra cũng có sự tiến bộ vượt bậc. Vào thời điểm năm 2005, toàn vùng
ĐBSCL chỉ có 103 nhà máy chế biến đông lạnh với tổng công suất thiết kế đạt
trên 638 ngàn tấn, trong đó có 36 nhà máy có chế biến cá Tra và cá Basa, tổng
công suất thiết kế đạt gần 273 ngàn tấn/năm. Đến tháng 6/2008, số lượng nhà
máy có chế biến cá Tra, cá Basa đã tăng lên thành 84 nhà máy với tổng công
suất đạt gần 1 triệu tấn/năm, tập trung chủ yếu tại các địa phương như: An
Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ, Tiền Giang.
Từ đầu những năm 1980, ngành thủy sản đã đi đầu trong cả nước về mở
rộng quan hệ thương mại sang những khu vực thị trường mới trên thế giới. Năm
1996, ngành thủy sản mới chỉ có quan hệ thương mại với 30 nước và vùng lãnh
thổ trên thế giới. Đến năm 2001, quan hệ này đã được mở rộng ra 60 nước và
vùng lãnh thổ, năm 2003 là 75 nước và vùng lãnh thổ. Trong hơn 10 năm qua,
kim ngạch XKTS của VN liên tục tăng trưởng vững chắc, hàng thuỷ sản Việt
Nam đã có mặt ở trên 100 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới, đặc biệt là ở các
thị trường lớn như Nhật, Mỹ, EU.
Đối với các nước và vùng lãnh thổ có quan hệ thương mại, ngành thuỷ
sản đã tạo dựng được uy tín lớn. Những nước công nghiệp phát triển như Mỹ,
Nhật và các nước trong khối EU đã chấp nhận làm bạn hàng lớn và thường
xuyên của ngành. Năm 2003, xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam vào bốn thị
trường chính là Mỹ, Nhật Bản, EU và Trung Quốc chiếm trên 75% tổng giá trị
kim ngạch, phần còn lại trải rộng ra gần 60 nước và vùng lãnh thổ. Quá trình
này cho thấy việc mở rộng mối quan hệ thương mại quốc tế của ngành thuỷ sản
đã góp phần mở ra những con đường mới và mang lại nhiều bài học kinh
nghiệm để nền kinh tế Việt Nam hội nhập ngày càng sâu rộng hơn vào khu vực.
1.2. Quản lý chất lượng và xu thế hội nhập toàn cầu hóa - Hội nhập kinh
tế và những rào cản kỹ thuật:
Bắt đầu thập niên 90, nền kinh tế Việt Nam chuyển từ kế hoạch - bao cấp
sang nền kinh tế nhiều thành phần và hoạt động theo cơ chế thị trường, số doanh
nghiệp chế biến thủy sản và được quyền tự xuất nhập khẩu thủy sản trực tiếp
tăng vọt. Trong khi đó, hàng loạt các thị trường lớn (EU, Hoa Kỳ, Nhật Bản,
Canada, Úc, Hàn Quốc…) ban hành ngày càng nhiều quy định nghiêm ngặt về
kiểm soát chất lượng thực phẩm nhập khẩu. Hệ thống quản lý chất lượng các
nước xuất khẩu thủy sản trong khu vực dần chuyển dịch theo hướng thực hiện
các chương trình an toàn chất lượng, để đồng thời đáp ứng những thay đổi của
các nước nhập khẩu và tạo tiền đề phát triển cho hoạt động quản lý chất lượng
thủy sản tiêu dùng nội địa. Trước tình hình đó, toàn ngành đã tập trung đổi mới
phương thức quản lý chất lượng và an toàn sản phẩm, tiếp cận để đáp ứng những
đòi hỏi cao nhất về lĩnh vực này của các thị trường lớn, nhờ đó đứng vững được
trên các thị trường thuỷ sản lớn nhất trên thế giới.
Đến năm 2000, tổng sản lượng thuỷ sản đã vượt qua mức 2 triệu tấn, giá
trị kim ngạch xuất khẩu 1,475 tỷ USD, đến năm 2002 xuất khẩu thuỷ sản vượt
qua mốc 2 tỷ USD (đạt 2,014 tỷ USD). Năm 2005, ngành thuỷ sản bằng sự nỗ
lực phấn đấu liên tục, không mệt mỏi, vượt qua những khó khăn khách quan và
chủ quan, đã hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch cơ bản mà ngành đã xây dựng và
được Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX ghi nhận trong kế hoạch kinh tế - xã hội
giai đoạn 2001 - 2005 : Tổng sản lượng đạt 3,43 triệu tấn, tăng 9,24% so với
năm 2004. Kim ngạch xuất khẩu đạt 2,74 tỉ USD, đi qua mốc 2,5 tỉ USD, tăng
13% so với năm 2004 và bằng 185% so với năm 2000. Tính chung năm năm
2001 - 2005, tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản đạt trên 11 tỉ USD,
chiếm khoảng 9% tổng giá trị xuất khẩu của cả nước. Cơ cấu mặt hàng đã có sự
chuyển dịch mạnh mẽ, từ phụ thuộc vào khai thác tự nhiên sang chủ động nguồn
nguyên liệu từ nuôi trồng thủy sản, đồng thời với sự mở rộng thị trường xuất
khẩu.
Bảng 1.2: Tăng trưởng xuất khẩu thủy sản Việt Nam 10 năm 1996 – 2007
Năm Khối lượng
(tấn)
Kim ngạch XK
(USD)
Tăng giảm KL
(%)
2007
924.947
3.762.665.385
12.4
2006 811.510
3.348.290.713
22.2
2005 626.991
2.739.000.000
14.1
2004 518.747
2.400.781.115
8.3
2003 458.496
2.216.693.667
9.6
2002 444.043
2.022.820.917
13.8
2001 358.833
1.777.485.754
20.2
2000 276.032
1.478.609.549
57.7
1999 228.835
937.745.627
14.7
Năm Khối lượng
(tấn)
Kim ngạch XK
(USD)
Tăng giảm KL
(%)
1998 200.542
817.302.533
7.5
1997 206.118
759.950.365
Hình 1.1 - Sản phẩm thủy sản chính xuất khẩu 1997
Hình 1.2 - Thị trường xuất khẩu thủy sản chính 1997
Hình 1.3 - Sản phẩm thủy sản chính xuất khẩu 2007
Hình 1.4 - Thị trường xuất khẩu thủy sản chính 2007
Hình 1.5 - Sản phẩm thủy sản chính xuất khẩu 8 tháng đầu 2008
Hình 1.6 - Thị trường xuất khẩu thủy sản chính 8 tháng đầu 2008
Bước sang đầu thế kỷ XXI, hội nhập kinh tế quốc tế trở thành một xu thế
tất yếu, diễn ra mạnh mẽ ở cả cấp độ khu vực lẫn toàn cầu. Thay thế các rào cản
thuế quanvà hạn ngạch đang dần bị dỡ bỏ, các rào cản khác (trong đó có rào cản
kỹ thuật - TBT và rào cản an toàn vệ sinh, an toàn dịch bệnh - SPS) ngày càng
được các nước và thị trường phát huy, gây cản trở lớn cho các nước xuất khẩu,
đặc biệt là các nước có trình độ quản lý và công nghệ chưa cao (Bảng 1.3, 1.4).
Trước bối cảnh đó, công tác quản lý chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm thủy
sản (do Trung tâm Quản lý Chất lượng và Vệ sinh Thủy sản - NAFIQACEN
đảm trách); và quản lý thức ăn, thuốc thú y, hóa chất, chế phẩm sinh học phục
vụ nuôi trồng thủy sản; phòng trị dịch bệnh thủy sản (do Cục Bảo vệ nguồn lợi
thủy sản thực hiện) được quy tụ về một đầu mối, thành một hệ thống thống nhất
từ Trung ương đến địa phương – đúng theo nguyên tắc quản lý tiên tiến trên thế
giới: quản lý thống nhất “từ ao nuôi đến bàn ăn”, nhằm tạo ra sản phẩm thủy sản
có thể truy nguyên nguồn gốc và quản lý thống nhất những người tham gia vào
chuỗi sản xuất đang sử dụng chung một nguồn lợi thiên nhiên, các doanh nghiệp
khai thác chung một thị trường
Bảng 1.3 : Một số ví dụ về hàng rào kỹ thuật của các nước trên thế giới [102]
Yêu cầu phải đạt để xuất khẩu thủy sản vào thị trường
Phải có luật lệ tương đương về:
- Kiểm soát ATTP
- Tổ chức, chức năng nhiệm vụ, năng lực hoạt
động của cơ quan có thẩm quyền
- Điều kiện đảm bảo ATTP của Doanh nghiệp
Liên minh Châu Âu
(EU)
Phải thực hiện:
- Kiểm soát ATVS vùng thu hoạch NT2MV
- Kiểm soát dư lượng các chất độc hại trong
thủy sản nuôi
- Chứng nhận sản phẩm không mang mầm bệnh
thủy sản
Mỹ
- Kiểm soát ATTP theo HACCP
- Khai báo lô hàng theo quy định chống khủng
bố sinh học
- Kiểm soát ATVS vùng thu hoạch NT2MV
- Kiểm soát dư lượng các chất độc hại trong
thủy sản nuôi
Canada, Hàn Quốc
- Kiểm soát ATTP theo HACCP
- Kiểm soát dư lượng các chất độc hại trong
thủy sản nuôi
Bảng 1.4: Tác động của các hàng rào kỹ thuật trong thủy sản ở Việt Nam [102]
Năm Nội dung Nước áp đặt
Không nhập khẩu sản phẩm đóng gói và dán
nhãn sai quy định
EU, Mỹ, Hàn
Quốc
1994
Không nhập thủy sản của các nước chưa đáp ứng
3 điều kiện tương đương
EU
1995
Không nhập khẩu cá ngừ từ những có nghề khai
thác có thể làm hại các heo
Mỹ, EU
Không mua tôm tự nhiên của những nước có
nghề lưới kéo có thể gây hại cho rùa biển
Mỹ
Không nhập khẩu thủy sản có tạp chất (tóc, kim
loại
Tất cả các thị
trường
1997
Không nhập thủy sản của các Doanh nghiệp chưa
áp dụng HACCP theo quy định của Luật thực
phẩm Hoa Kỳ
Mỹ
2000
Phải dán nhãn thực phẩm biến đổi gen cho những
thực phẩm có thành phần từ sinh vật biến đổi gen
EU, Thụy Sĩ
Không nhập khẩu thủy sản nếu chưa đáp ứng các
quy định về ATTP của nước nhập khẩu
Canada, Nauy,
Singapore,
Thailand, Trung
Quốc, Đài Loan
2001
Hủy hoặc trả hàng, đưa tên Doanh nghiệp và
quốc gia có lô thủy sản bị nhiễm kháng sinh cấm
lên mạng cảnh báo
EU, Mỹ, Canada,
Nauy, Thụy Sĩ,
Hàn Quốc,
Singapore