Tải bản đầy đủ (.docx) (98 trang)

NGHIÊN cứu ẢNH HƯỞNG của tỉ lệ DHA EPA TRONG THỨC ăn đến sự PHÁT TRIỂN của tôm hùm XANH GIAI đoạn GIỐNG và GIAI đoạn THƯƠNG PHẨM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.46 MB, 98 trang )

1
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

LÊ XUÂN SƠN
NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA TỈ LỆ DHA/
EPA
TRONG THỨC ĂN ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN
CỦA
TÔM HÙM XANH GIAI ĐOẠN GIỐNG

GIAI ĐOẠN THƯƠNG PHẨM
LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT
Nha Trang – 2010
2
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

LÊ XUÂN SƠN
NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA TỈ LỆ DHA/ EPA
TRONG THỨC ĂN ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN CỦA
TÔM HÙM XANH GIAI ĐOẠN GIỐNG VÀ
GIAI ĐOẠN THƯƠNG PHẨM
LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT
Chuyên ngành
Mã số
: Công nghệ sau thu hoạch
: 60
.
54
.


10
Người hướng dẫn khoa học : TS. Vũ Ngọc Bội
Nha Trang - 2010
3
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Một số kết quả thu
được trong luận văn này là thành quả của Chương trình Khoa học công nghệ trọng
điểm cấp Nhà nước C.06 mà tôi là một trong những thành viên và được sự đồng ý
của Chủ nhiệm đề tài trong việc sử dụng các số liệu có liên quan đến chương trình.
Các kết quả, số liệu nêu trong luận văn là trung thực, chưa từng được ai công bố
trong bất kì công trình nào.
Tác giả luận văn
4
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành Luận văn này
Trước hết tôi xin gửi tới Ban Giám Hiệu Trường Đại học Nha Trang, Ban Chủ
nhiệm Khoa Chế biến sự kính trọng, sự tự hào được học tập và nghiên cứu tại trường
trong những năm qua.
Sự biết ơn sâu sắc nhất tôi xin được giành cho thầy: TS. Vũ Ngọc Bội - Phó Giám
đốc - Viện Nghiên cứu Sinh học và Môi trường và PGS. TS. Lại Văn Hùng -
Trưởng khoa Nuôi trồng Thủy sản - Trường Đại học Nha Trang đã tận tình hướng
dẫn, động viên để tôi hoàn thành luận văn.
Xin cám ơn: Thầy TS. Nguyễn Anh Tuấn - Trưởng khoa Chế biến - Trường Đại
học Nha Trang và các thầy cô phản biện đã cho tôi những lời khuyên quí báu để công
trình nghiên cứu được hoàn thành có chất lượng.
Đặc biệt xin được ghi nhớ tình cảm, sự giúp đỡ của: Ban Giám Hiệu trường
Cao đẳng nghề Phú Yên, quí thầy cô giáo trong Khoa Chế biến, Khoa Nuôi trồng
Thủy sản, Viện Nghiên cứu Sinh học và Môi trường - Trường Đại học Nha Trang,
Gia đình và bạn bè thân thiết luôn luôn chia sẻ cùng tôi trong quá trình nghiên cứu.
5

MỤC LỤC
TRANG
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN
1.1. ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA TÔM HÙM XANH
1.1.1. Phân loại và hình thái
1.1.2. Đặc điểm phân bố
1.1.3. Đặc điểm sinh trưởng
1.1.4. Đặc điểm sinh sản
1.1.5. Đặc điểm dinh dưỡng
1.1.6. Một số yếu tố môi trường ảnh hưởng đến tôm hùm nuôi
1.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU DINH DƯỠNG CỦA TÔM VÀ GIÁP XÁC
1.2.1. Dinh dưỡng protein và các axít amin cần thiết
1.2.2. Nhu cầu lipid và các axit béo cần thiết (EFA)
1.2.3. Dinh dưỡng Carbohydrate
1.2.4. Dinh dưỡng Vitamin
1.2.5. Dinh dưỡng chất khoáng
1.3. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU THỨC ĂN VIÊN CHO TÔM HÙM
CHƯƠNG II
NGUYÊN VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. NGUYÊN VẬT LIỆU
2.1.1. Tôm hùm giống
2.1.2. Thức ăn nuôi tôm hùm
2.2. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU
2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.3.1. Phương pháp thu thập số liệu điều tra
2.3.2. Phương pháp phân tích hóa học
2.3.4. Phương pháp bố trí thí nghiệm
1

12
14
14
14
14
16
17
17
18
19
19
21
26
26
27
27
31
31
31
31
31
37
37
37
37
38
6
2.4. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU
CHƯƠNG III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1 TÌNH HÌNH NUÔI VÀ THỨC ĂN CHO TÔM HÙM Ở TỈNH PHÚ YÊN

3.1.1. Tình hình nuôi tôm hùm
3.1.2. Tình hình sử dụng thức ăn trong nuôi tôm hùm
3.1.3. Hiệu quả sử dụng thức ăn
3.2. ẢNH HƯỞNG CỦA TỈ LỆ DHA/ EPA TRONG THỨC ĂN ĐẾN SỰ PHÁT
TRIỂN CỦA TÔM HÙM XANH GIAI ĐOẠN GIỐNG VÀ THƯƠNG PHẨM
3.2.1 Ảnh hưởng của tỉ lệ DHA/ EPA trong thức ăn đến sự phát triển của tôm
hùm xanh giai đoạn giống
3.2.1.1. Ảnh hưởng của tỉ lệ DHA/ EPA trong thức ăn bổ sung protein Selco
đến sự phát triển của tôm hùm xanh giai đoạn giống
3.2.1.2. Ảnh hưởng của tỉ lệ DHA/ EPA trong thức ăn bổ sung dầu mực và
dầu đậu nành đối với tôm hùm xanh giai đoạn giống
3.2.2. Ảnh hưởng của tỉ lệ DHA/ EPA trong thức ăn đến sự phát triển của tôm
hùm xanh giai đoạn thương phẩm
3.2.2.1. Ảnh hưởng của tỉ lệ DHA/ EPA trong thức ăn bổ sung PS
3.2.2.2. Ảnh hưởng của tỉ lệ DHA/ EPA trong thức ăn bổ sung DM và DĐN
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Ý KIẾN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
47
48
48
48
52
54
54
54
54
60
66
66
72

77
78
7
DANH MỤC CÁC BẢNG
Tên bảng
Trang
Bảng 2.1. Đường kính sợi và thời gian hấp sợi thức ăn 35
Bảng 2.2. Đường kính và chiều dài sợi thức ăn cho tôm hùm xanh 36
Bảng 2.3. Thành phần nguyên liệu của tổ hợp thức ăn trong thí nghiệm 1 41
Bảng 2.4. Thành phần nguyên liệu của tổ hợp thức ăn trong thí nghiệm 2 42
Bảng 2.5. Thành phần nguyên liệu của tổ hợp thức ăn trong thí nghiệm 3 44
Bảng 2.6. Thành phần nguyên liệu của tổ hợp thức ăn trong thí nghiệm 4 45
Bảng 3.1. Bảng các loại thức ăn trong nuôi tôm hùm 52
Bảng 3.2. Thành phần sinh hóa thức ăn trong thí nghiệm 1 54
Bảng 3.3. Sinh trưởng của tôm hùm xanh giai đoạn giống khi cho ăn bằng thức ăn có
có bổ sung Protein Selco với các mức khác nhau và TĂT (cua, cá tạp) 55
Bảng 3.4. Tỉ lệ sống và hệ số chuyển đổi thức ăn (FCR) của tôm hùm xanh khi cho
ăn bằng thức ăn có bổ sung PS với các mức khác nhau và TĂT 58
Bảng 3.5. Bảng so sánh các chỉ tiêu của tôm giữa chế biến và TĂT (cá tạp) 60
Bảng 3.6. Thành phần sinh hóa của thức ăn ở thí nghiệm 2 60
Bảng 3.7. Sinh trưởng của tôm hùm xanh giai đoạn giống khi cho ăn bằng thức ăn có
bổ sung DM/DĐN với các tỉ lệ khác nhau và TĂT (cua, cá tạp) 61
Bảng 3.8. Tỉ lệ sống và hệ số chuyển đổi thức ăn (FCR) của tôm hùm xanh khi cho
ăn bằng thức ăn có bổ sung DM/DĐN với các tỉ lệ khác nhau và TĂT 65
Bảng 3.9. Bảng so sánh các chỉ tiêu của tôm giữa chế biến và TĂT (cá tạp) 65
Bảng 3.10. Thành phần sinh hóa của thức ăn ở thí nghiệm 3 66
Bảng 3.11. Sinh trưởng của tôm hùm xanh giai đoạn thương phẩm khi cho ăn bằng
thức ăn có có bổ sung PS với các mức khác nhau và TĂT 67
Bảng 3.12. Tỉ lệ sống và hệ số chuyển đổi thức ăn (FCR) của tôm hùm xanh giai
đoạn thương phẩm khi cho ăn bằng thức ăn có bổ sung PS với các mức khác nhau và

TĂT 69
Bảng 3.13. Bảng so sánh các chỉ tiêu của tôm giữa TĂCB và TĂT 71
Bảng 3.14. Thành phần sinh hóa của thức ăn ở thí nghiệm 4 72
8
Bảng 3.15. Sinh trưởng của tôm hùm xanh giai đoạn thương phẩm khi cho ăn bằng
thức ăn có có bổ sung DM và DĐN với các mức khác nhau và TĂT 73
Bảng 3.16. Tỉ lệ sống và hệ số chuyển đổi thức ăn của tôm hùm xanh giai đoạn
thương phẩm khi cho ăn bằng thức ăn có bổ sung DM/DĐN với các mức khác nhau
và TĂT 74
Bảng 3.17. Bảng so sánh các chỉ tiêu của tôm giữa TĂCB và TĂT 76
9
DANH MỤC CÁC HÌNH
Tên hình
Trang
Hình 1.1. Tôm hùm xanh (Panulirus homarus) 14
Hình 2.1. Máy nghiền búa Brook Crompton 33
Hình 2.2. Qui trình kỹ thuật sản xuất thức ăn cho tôm hùm xanh 34
Hình 2.3. Máy trộn 20QT Mixer 34
Hình 2.4. Hình ảnh về quá trình tạo sợi thức ăn 35
Hình 2.5. Tủ hấp Stoodart 95C.3 (Úc) 35
Hình 2.6. Thiết bị sấy Moisture Extraction Oven (Úc) 36
Hình 2.7. Kích cỡ viên thức ăn 36
Hình 2.8. Sơ đồ khối bố trí thí nghiệm tổng hợp các nội dung nghiên cứu 39
Hình 2.9. Hình ảnh chụp từ vệ tinh vị trí đặt lồng nuôi tôm hùm 39
Hình 2.10. Hình ảnh về lồng thí nghiệm nuôi tôm hùm 39
Hình 2.11. Hình ảnh về tôm hùm giống 41
Hình 2.12. Hình ảnh về tôm hùm giống giai đọan nuôi thương phẩm 43
Hình 3.1. Các vùng nuôi tôm hùm ở tỉnh Phú Yên 48
Hình 3.2. Tổng số hộ nuôi tôm hùm ở tỉnh Phú Yên 50
Hình 3.3. Tổng số lồng nuôi tôm hùm ở tỉnh Phú Yên 50

Hình 3.4. Các loại lồng nuôi tôm hùm 51
Hình 3.5. TĂT dùng cho nuôi tôm hùm 52
Hình 3.6. Sinh trưởng khối lượng của tôm hùm xanh giai đoạn giống nuôi bằng 56
thức ăn bổ sung PS và TĂT 56
Hình 3.7. Tốc độ tăng trưởng tương đối về khối lượng của tôm hùm xanh giai đoạn
giống nuôi bằng thức ăn bổ sung PS và TĂT 56
Hình 3.8. Hệ số sinh trưởng của tôm hùm xanh giai đoạn giống nuôi bằng thức ăn 57
Hình 3.9. Tỉ lệ sống của tôm hùm xanh giai đoạn giống nuôi bằng thức ăn 58
bổ sung PS và TĂT 58
Hình 3.10. Hệ số chuyển đổi thức ăn của tôm hùm xanh giai đoạn giống nuôi bằng
thức ăn bổ sung PS và TĂT 59
10
Hình 3.11. Sinh trưởng khối lượng của tôm hùm xanh giai đoạn giống khi ăn bằng
các loại thức ăn bổ sung DM/DĐN với các tỉ lệ khác nhau và TĂT 62
Hình 3.12. Tốc độ tăng trưởng tương đối về khối lượng của tôm hùm xanh giai đoạn
giống nuôi bằng thức ăn bổ sung DM/DĐN với tỉ lệ khác nhau và TĂT 63
Hình 3.13. Hệ số sinh trưởng ngày của tôm hùm xanh giai đoạn giống nuôi bằng thức
ăn bổ sung DM/DĐN với các tỉ lệ khác nhau và TĂT 63
Hình 3.14. Tỉ lệ sống của tôm hùm xanh khi cho ăn bằng thức ăn bổ sung DM/DĐN
với các tỷ lệ khác nhau và TĂT 64
Hình 3.15. Hệ số chuyển đổi thức ăn của tôm hùm xanh khi cho ăn bằng thức ăn có
bổ sung DM/DĐN với các tỷ lệ khác nhau và TĂT 64
Hình 3.16. Sinh trưởng khối lượng của tôm hùm xanh giai đoạn thương phẩm nuôi
bằng thức ăn bổ sung PS và TĂT 67
Hình 3.17. Tăng trưởng tương đối về khối lượng của tôm hùm xanh giai đoạn thương
phẩm với các mức bổ sung PS và TĂT 68
Hình 3.18. Hệ số sinh trưởng ngày của tôm hùm xanh giai đoạn thương phẩm với với
thức ăn được bổ sung PS và TĂT 68
Hình 3.19. Tỉ lệ sống của tôm hùm xanh giai đoạn thương phẩm khi cho ăn bằng thức
ăn có bổ sung PS với các mức khác nhau và TĂT 70

Hình 3.20. Hệ số chuyển đổi thức ăn của tôm hùm xanh giai đoạn thương phẩm khi
cho ăn bằng thức ăn có bổ sung PS với các mức khác nhau và TĂT 70
Hình 3.21. Tăng trưởng tương đối về khối lượng của tôm hùm xanh giai đoạn thương
phẩm nuôi bằng thức ăn bổ sung DM/DĐN khác nhau và TĂT 73
Hình 3.22. Tốc độ tăng trưởng tương đối về khối lượng của tôm hùm xanh giai đoạn
thương phẩm với các mức bổ sung DM/DĐN và TĂT 74
Hình 3.23. Tăng trưởng tương đối về khối lượng theo ngày của tôm hùm xanh giai
đoạn thương phẩm với các mức bổ sung DM/DĐN và TĂT 74
Hình 3.24. Tỉ lệ sống của tôm hùm xanh giai đoạn thương phẩm khi cho ăn bằng thức
ăn bổ sung DM/DĐN với các tỷ lệ khác nhau và TĂT 75
Hình 3.25. Hệ số chuyển đổi thức ăn của tôm hùm xanh giai đoạn thương phẩm khi
cho ăn bằng thức ăn bổ sung DM/DĐN với các tỷ lệ khác nhau và TĂT 75
11
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DHA
EPA
DM/DĐN
TĂT
PS
TĂCB
CL
NT
DGC
KLC
WG
FCR
SR
DO
: Docosahexaenoic acid
: Eicosapentaenoic acid

: Dầu mực/Dầu đậu nành
: Thức ăn tươi
: Protein Selco
: Thức ăn chế biến
: Chiều dài giáp đầu ngực
: Nghiệm thức
: Hệ số sinh trưởng ngày
: Khối lượng cuối
: Tốc độ tăng trưởng tương đối về khối lượng
: Hệ số chuyển hóa thức ăn
: Tỷ lệ sống
: Oxy hòa tan
12
MỞ ĐẦU
Tôm hùm là tên gọi chung của các loài giáp xác sống ở vùng biển nhiệt đới và á
nhiệt đới, từ vùng biển sâu đến vùng triều cạn, thuộc họ Palinuridae. Họ Palinuridae
có trên 47 loài [17], là đối tượng hiện đã và đang được nghiên cứu nuôi ở nhiều nước
trên thế giới. Ở Việt Nam, giống Panulirus thuộc họ Palinuridae gồm có 7 loài: tôm
hùm bông (P. ornatus), tôm hùm xanh (P. homarus), tôm hùm sỏi (P. stimpsoni), tôm
hùm đỏ (P. longipes), tôm hùm ma (P. penicilatus), tôm hùm sen (P. versicolor) và
tôm hùm bùn (P. poliphagus) [22]. Trong số đó, có 02 loài có giá trị kinh tế cao nhất
và hiện được nuôi khá phổ biến là tôm hùm bông (P.ornatus) và tôm hùm xanh (P.
homarus) [6].
Ở nước ta, nghề nuôi tôm hùm bắt đầu và phát triển từ năm 1992 (400 lồng) tại
Khánh Hòa trong đó tôm hùm bông (Panulirus ornatus) là đối tượng chủ yếu, tính
đến năm 2006 đã có trên 49.000 lồng nuôi, sản lượng nuôi ước tính đạt 1.900
tấn.Trong những năm gần đây số lồng và sản lượng tôm hùm có xu hướng giảm do
tình hình dịch bệnh xuất hiện [18].
Tôm hùm thường được nuôi từ nguồn giống tự nhiên và nguồn thức ăn chủ yếu
của nó là các loài thủy hải sản có giá trị kinh tế thấp như cá tạp, cua, ghẹ, [23]. Việc

sử dụng nguồn thức ăn tự nhiên, không qua chế biến này có những bất lợi nhất định
như cạnh tranh nguồn cá tạp sử dụng làm thực phẩm cho con người hay thức ăn gia
súc, gia cầm, cũng như người nuôi không chủ động nguồn thức ăn nhất là vào mùa
mưa bão. Đặc biệt theo nhiều nhà khoa học về nuôi trồng thủy sản, khi sử dụng thức
ăn không qua chế biến có thể làm tăng nguy cơ dịch bệnh và là nguyên nhân gây ô
nhiễm môi trường nước.
Để phát triển nghề nuôi tôm hùm một cách bền vững, an toàn với môi trường,
việc nghiên cứu sản xuất thức ăn tổng hợp để cung cấp cho người nuôi đang là một
yêu cầu cấp thiết. Vì thế, chúng tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của tỉ
lệ DHA/ EPA trong thức ăn đến sự phát triển của tôm hùm xanh giai đoạn giống
và giai đoạn thương phẩm” với mục đích góp phần vào xây dựng công thức thức ăn
nuôi tôm hùm.
13
Mục tiêu chính của đề tài là tìm ra các thông số tối ưu về nhu cầu DHA
(docosahexaenoic acid) và EPA (eicosapentaenoic acid) cho sự phát triển của tôm
hùm xanh giai đoạn giống và thương phẩm để từ đó làm cơ sở dữ liệu cho việc sản
xuất thức ăn nuôi tôm hùm.
Đề tài chủ yếu được tiến hành trên tôm hùm xanh (P. homarus) giai đoạn giống
và thương phẩm nuôi ở vùng biển Canh Ranh, Khánh Hòa.
Nội dung của đề tài
1) Điều tra về tình hình nuôi và thức ăn cho tôm hùm tại tỉnh Phú Yên trong các
năm từ 2006 đến 2009.
2) Xác định ảnh hưởng của tỉ lệ DHA/EPA trong thức ăn đến sự sinh trưởng của
tôm hùm xanh giai đoạn giống và thương phẩm.
3) Xác định ảnh hưởng của tỉ lệ DHA/EPA trong thức ăn lên tỉ lệ sống của tôm
hùm xanh giai đoạn giống và thương phẩm.
Ý nghĩa khoa học của đề tài
Các số liệu nghiên cứu của đề tài là số liệu thực tế bổ sung cho sự hiểu biết về
nhu cầu thức ăn của tôm hùm xanh nuôi giai đoạn giống và thương phẩm, làm cơ sở
dữ liệu cho sản xuất thức ăn của tôm hùm tại Trường Đại Học Nha Trang.

Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Thành công của đề tài là cơ sở cho việc sản xuất thức ăn tổng hợp nuôi tôm
hùm xanh giai đoạn giống và thương phẩm thay thế thức ăn tươi mà người dân đang
sử dụng, nhằm chủ động nguồn thức ăn cho tôm hùm và làm giảm thiểu sự ô nhiễm
nguồn nước do thức ăn tươi gây ra, góp phần thúc đẩy nghề nuôi tôm hùm phát triển
bền vững.
14
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN
1.1. ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA TÔM HÙM XANH
1.1.1. Phân loại và hình thái
Theo hệ thống phân loại của Geogre và Holthius (1965), tôm hùm xanh có vị
trí phân loại như sau:
Ngành chân đ ốt:
Arthropoda
Lớp giáp xác
: Crustaceae
Bộ mười chân :
Họ tôm hùm gai:
Decapoda
Palinuridae
Gi ống
Loài
:
:
Panulirus
Panulirus homarus (Linnaeus,1758)
Hình 1.1. Tôm hùm xanh (Panulirus homarus)
Tôm hùm xanh (P. homarus) còn gọi là tôm hùm đá có chân ngắn. Toàn thân có
màu xanh lá cây nhạt. Kích thước cơ thể không lớn, cá thể lớn nhất bắt gặp khoảng
1,5kg, còn đa số khoảng 0,3 – 0,4kg. Đôi râu 2 dài khoảng 1,4 – 1,5 chiều dài cơ thể.

Năm đôi chân bò có những vòng ngang màu vàng nhạt. Các đốt bụng có rãnh ngang,
mép trước của rãnh ngang có dạng lượn sóng thành những vòng nhỏ có nhiều lông
mịn. Hai cặp gai ở phiến gốc râu 1 xếp cách đều nhau tạo thành hình vuông, giữa có
nhiều gai nhỏ (Hình 1.1) [6].
1.1.2. Đặc điểm phân bố
Phân bố của tôm hùm được quyết định bởi tính di truyền và quá trình thích nghi
của loài với các điều kiện tự nhiên, môi trường ở từng vùng biển. Chu kỳ sống của
15
tôm hùm trải qua nhiều lần thay đổi môi trường sống khác nhau, nghĩa là mỗi giai
đoạn sống của chúng gắn với một điều kiện sinh thái nhất định và tạo nên quần thể ấu
trùng riêng biệt.
Giai đoạn ấu trùng Phyllosoma sống trôi nổi như những sinh vật phù du trên
biển và đại dương vì thế khả năng phát tán là rất lớn do tác dụng của sóng, gió, dòng
chảy,… Hầu như trong suốt thời kỳ này chúng luôn di chuyển và phụ thuộc hoàn
toàn vào điều kiện thủy văn môi trường biển khơi. Sau khi ấu trùng Phyllosoma trải
qua 12 – 15 lần lột xác biến thái chúng chuyển sang giai đoạn hậu ấu trùng Puerulus
và bắt đầu đời sống định cư. Ấu trùng Puerulus thường phân bố ở vùng gần dân cư,
nguồn thức ăn khá phong phú. Giai đoạn này ấu trùng Puerulus bơi chủ động hơn
chúng thích bám trên rong trên đá và các vật trong nước.
Sau khoảng 4 lần lột xác và biến thái ấu Puerulus chuyển sang giai đoạn tôm
con (Juveline). Màu sắc hình thái giống với tôm trưởng thành. Chúng sống trong các
vịnh, vũng, đầm,… ven biển.
Tôm hùm khi đạt tới kích cỡ trưởng thành có xu hướng di chuyển ra khỏi các
đầm, vũng, vịnh,… để đến những vùng rạn sâu hơn. Nơi những điều kiện sinh thái
phù hợp với sự sinh trưởng và sinh sản của loài.
Ở Việt Nam, dọc bờ biển từ Quảng Bình, Quảng Trị đến Ninh Thuận, Bình
Thuận có sự hình thành và phát triển của các kiểu dạng vũng, vịnh trên các đoạn bờ
biển khác nhau, thích hợp cho quá trình sinh sống, nhập cư và di cư của tôm hùm con
từ biển khơi vào vịnh, rồi từ vịnh trở lại biển khơi. Tuy nhiên khác với giai đoạn ấu
trùng, tôm hùm con sống đáy ổn định hơn và thường tập trung ở những vùng rạn

trong các vịnh, vũng, đầm với độ sâu phân bố dao động từ 0,5 – 5,0m. Tập tính sống
bầy đàn thể hiện rất rõ. Chúng thường nấp trong các khe, kẽ đá, hoặc bám chắc vào
những hõm, lỗ nhỏ của đá ghềnh. Vùng thềm lục địa miền Trung nước ta có nhiều đá
ngầm, đá nổi , rạn đá, rạn san hô,… là nơi cư trú rất thích hợp cho tôm hùm trưởng
thành. Trong suốt thời kì này, tôm hùm thường sống trong các vùng rạn ngầm và rạn
ghềnh có độ sâu từ 10 đến 50 mét, thường là các vùng rạn ven bờ và các hải đảo, nền
đáy là đá tảng, san hô và cát bùn [11].
16
1.1.3. Đặc điểm sinh trưởng
Sinh trưởng của tôm hùm được xác định bằng sự gia tăng về chiều dài giáp đầu
ngực hoặc khối lượng cơ thể. Chu kỳ lột xác thể hiện mức độ sinh trưởng cá thể của
loài, khi lột xác khối lượng cơ thể tăng lên rõ rệt. Có nhiều yếu tố tác động trực tiếp
hay gián tiếp đến chu kỳ lột xác của tôm hùm bao gồm nhiệt độ nước, ánh sáng,… và
các yếu tố nội tại của cơ thể bao gồm các hormone kích thích lột xác hay các
hormone ức chế lột xác. Ba yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến chu kỳ lột xác của tôm
hùm là thức ăn, nhiệt độ nước và tính di truyền của loài, nhiều tác giả đã nhấn mạnh
tầm quan trọng của thức ăn và việc quản lý chăm sóc là tác nhân làm tăng tần số lột
xác đáng kể.
Theo nghiên c ứu của Nguyễn Thị Bích Thúy (2004), trên tôm hùm bông (P.
ornatus), nhóm tôm con có kích thước 15 - 20 mm CL (chiều dài giáp đầu ngực), ở
nhiệt độ bình thường (26 - 27oC) thì thời gian giữa 2 lần lột xác là 8 - 12 ngày
nhưng khi nhiệt độ tăng cao và ổn định (29 - 30oC) thời gian lột xác giảm xuống
khoảng một nửa, khi nhiệt độ hạ xuống khoảng 20 - 24oC thời gian giữa 2 lần lột
xác kéo dài gấp 1 - 1,2 lần. Thành phần dinh dưỡng của thức ăn có ý nghĩa rất
quan trọng đối với sinh trưởng của tôm con, thức ăn giàu các axít amin không thay
thế và các axít béo không no có tác dụng kích thích sinh trưởng tôm con rõ rệt.
Ngoài ra độ mặn cũng ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng của tôm độ mặn thích
hợp cho sự phát triển của tôm hùm con là 25 - 35‰ [9].
Đối với tôm hùm, ở cùng một nhóm chiều dài CL thì chu trình lột xác giữa các
loài không có sự sai khác nhau một cách đáng kể, nhưng các nhóm kích thước khác

nhau thì chu trình lột xác hoàn toàn khác nhau. Ví dụ như với nhóm kích thước từ 8 -
13 mm (CL), thời gian giữa 2 lần lột xác khoảng 8 - 10 ngày, còn nhóm kích thước
63 - 68 mm (CL) thì chu kì lột xác khoảng 40 ngày ở cả 2 loài tôm hùm bông
(P.ornatus) và tôm hùm xanh (P. homarus) [9].
Qua mỗi lần lột xác thì tỉ lệ phần trăm khối lượng tăng, tỉ lệ chiều dài giáp đầu
ngực của tôm giảm xuống, độ dài vỏ của cá thể tăng.
17
Nhìn chung thì tôm hùm có chu kỳ lột xác dài hơn so với các loài giáp xác
khác, do vậy tốc độ tăng tưởng của chúng tương đối chậm.
1.1.4. Đặc điểm sinh sản
Tôm hùm thuộc giống Panulirus nói chung, con tôm đực luôn có kích thước lớn
hơn con tôm cái khi đạt đến giai đoạn thành thục sinh dục và cá thể đực có đôi chân
bò dài hơn hẳn cá thể cái. Quá trình cặp đôi giao vĩ chia làm 2 pha khá rõ rệt. Pha
trước giao vĩ kéo dài khoảng 5 - 13 giờ và pha giao vĩ kéo dài khoảng 3 - 12 giờ, tuy
nhiên thời gian giao vĩ hoàn toàn khoảng 1 - 2 phút. Sau khi giao vĩ xong, buồng
trứng tiếp tục phát triển, con cái có xu hướng chuyển đến những vùng có rạn đá sâu,
nhiều hang hóc để đẻ trứng. Khi tôm hùm đẻ, trứng thụ tinh bám dính các nhánh
trong chân bụng thứ nhất đến thứ tư của tôm mẹ, ở đây trứng phát triển qua các giai
đoạn phôi khác nhau cho đến khi nở ra ấu trùng. Từ lúc trứng nở đến giai đoạn “tôm
trắng” kéo dài khoảng 10 - 12 tháng. Tôm hùm xanh loài (P. homarus) sinh sản tập
trung vào tháng 4 và tháng 5 hàng năm [9].
1.1.5. Đặc điểm dinh dưỡng
Nguồn cung cấp năng lượng duy nhất cho tôm hùm sinh trưởng và phát triển là
các loại thức ăn. Song tùy theo loài và các giai đoạn phát triển mà phổ thức ăn của
chúng thay đổi khác nhau. Ngoài tự nhiên tôm hùm thường kiếm mồi vào ban đêm,
thích mồi sống, ăn cả mồi chết, ngay cả thịt gia súc, gia cầm chết. Nghiên cứu về phổ
thức ăn của tôm hùm cho thấy, đây là loài thuộc nhóm giáp xác ăn thịt nhưng ít đi
kiếm ăn, trong dạ dày của chúng có tới 65 loài sinh vật làm thức ăn, chiếm ưu thế là
động vật thân mềm một mảnh vỏ và hai mảnh vỏ. Tuy nhiên, khả năng đồng hóa thức
ăn của tôm hùm tương đối thấp.

Trong các thí nghiệm, tôm hùm con được cho ăn động vật thân mềm hai mảnh
vỏ sinh trưởng nhanh hơn tôm hùm chỉ có ăn cá. Nếu thiếu thức ăn hoặc thức ăn
thiếu canxi, chúng thường ăn thịt lẫn nhau, nhất là khi tôm lột xác. Vì vậy, trong thức
ăn cho tôm hùm nên có một lượng tôm, cua (khoảng 30%). Các nghiên cứu gần đây
nhận thấy: tôm hùm được nuôi thành đàn thì tôm ăn mồi nhiều hơn khi nuôi riêng lẻ,
khi có chỗ ẩn nấp, tôm hùm con ăn nhiều hơn, sinh trưởng nhanh hơn. Sự ăn mồi của
tôm hùm cũng thay đổi theo chu kỳ lột xác. Trước lột xác khoảng 2 ngày và sau lột
18
xác 2 ngày, chúng hầu như ngừng ăn. Sau thời gian nhịn đói, tôm ăn rất nhiều trong
4-5 ngày tiếp theo, sau đó chúng giảm ăn dần và trở lại mức bình thường [6].
1.1.6. Một số yếu tố môi trường ảnh hưởng đến tôm hùm nuôi
* Nhiệt độ nước
Nhiệt độ là một trong những yếu tố quan trọng, quyết định sự phân của các
giống tôm hùm trong họ Palinuridae. Hầu hết các loài thuộc giống Panulirus sống ở
vùng biển ấm, nhiệt độ dao động từ 20 - 300C, trung bình khoảng 250C.
Ở vùng biển miền Trung Việt Nam, theo những số liệu điều tra cho thấy, nhiệt
độ nước vùng phân bố tôm hùm bông nhỏ ngoài tự nhiên dao động từ 24 - 310C; còn
ở tôm hùm trưởng thành dao động từ 26 - 290C vào mùa hè và khoảng 22 - 270C vào
mùa đông. Khi nhiệt độ nước thay đổi đột ngột, chẳng hạn như tăng 3 - 50C thì hầu
như tôm hùm con bị chết, khi giảm nhiệt độ nước xuống 50C làm cho pha lột xác của
tôm chậm lại và dừng lại hoàn toàn [5].
* Độ mặn
Theo Võ Văn Nha (2008), những số liệu điều tra cho thấy vùng phân bố tôm
hùm con ngoài tự nhiên có độ mặn dao động trong khoảng 33 – 34%o. Sự thay đổi
đột ngột độ mặn (từ 5 - 15%o) sẽ làm hoạt động bắt mồi tôm con giảm từ 30 – 90%,
khi nguồn nước có độ mặn thấp 20 – 25%o kéo dài 3 – 5 ngày sẽ gây nên tình trạng
chết từ từ của tôm con. Độ mặn vùng biển có tác động đến hoạt động bắt mồi, khả
năng điều hòa áp suất thẩm thấu,… từ đó hoặc kéo dài thời gian lột xác hoặc gây chết
đối với tôm hùm con. Ở khu vực miền Trung Việt Nam, tôm hùm trưởng thành sống
ngoài khơi ở độ sâu dưới 10m nước, độ mặn dao động từ 30 – 35%

o
.
* Thức ăn
Trong nuôi tôm hùm thương phẩm thức ăn chiếm tới 50 – 70% giá thành sản
xuất. Thức ăn phải đảm bảo giá trị dinh dưỡng và được tôm chấp nhận. Để bảo đảm
cho sự phát triển bền vững của nghề nuôi tôm hùm thì thức ăn phải đáp ứng được các
yêu cầu về dinh dưỡng, tính sẵn có, giá rẻ, dễ bảo quản. Yêu cầu của người nuôi lúc
này là tìm ra loại thức ăn, chế độ cho ăn phù hợp giúp tôm tăng trưởng nhanh, hệ số
thức ăn thấp và ít tác động tiêu cực đến môi trường.
19
* Chất lượng nước
Amonia chiếm từ 60 – 100% tổng lượng nitrogen mà giáp xác thải ra, lượng
amonia tăng lên cùng với việc gia tăng lượng thức ăn, khối lượng cơ thể tôm và nhiệt
độ nước. Lượng amonia trong nước bị ảnh hưởng bởi mức protein có trong thức ăn,
nhịp điệu ngày đêm, độ mặn, giai đoạn lột xác và hàm lượng lượng oxy hoà tan. Khi
ở nồng độ cao amonia gây độc hoặc ức chế tăng trưởng cho tôm và hàm lượng
amonia tổng số khi nuôi loài tôm hùm Jasus edwardsii nuôi trong hệ thống tuần hoàn
nước nên nhỏ hơn 0,5 mg/L, NH3-N không nên vượt quá 0,1 mg/L, NO2-N bằng hoặc
nhỏ hơn 1 mg/L, NO3-N nhỏ hơn 100 mg/L, pH 7,8 – 8,2 [7].
* Hàm lượng oxy hoà tan
Hàm lượng oxy hoà tan rất quan trọng đối với thuỷ sinh vật nói chung và tôm
hùm nói riêng. Lượng oxy tôm tiêu thụ phụ thuộc vào giới tính của tôm, khối lượng
cơ thể, giai đoạn lột xác, hoạt động bắt mồi, nhiệt độ nước và độ mặn, khi độ mặn và
nhiệt độ nước cao thì hàm lượng oxy hoà tan thấp, các loại thức ăn dễ phân rã, thức
ăn thừa cũng làm tăng nhu cầu oxy hoá sinh học, tỷ lệ tiêu thụ oxy ban đêm cao hơn
ban ngày. Hàm lượng Oxy hòa tan trong nước vùng nuôi tôm hùm lồng trong khoảng
6,2 – 7,2(mg/lít) [5].
1.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU DINH DƯỠNG CỦA GIÁP XÁC VÀ
TÔM HÙM
Cho đến nay, nhiều công trình nghiên cứu trong và ngoài nước về nhu cầu dinh

dưỡng của tôm và giáp xác đã được công bố. Những nghiên cứu này tập trung vào
nhu cầu dinh dưỡng như nhu cầu protein, axít amin, lipit, axít béo, vitamin, lecithin,
astaxanthin, khoáng, Thực tế cho thấy nhu cầu này khác nhau cho từng loài, từng
giai đoạn phát triển và tùy thuộc vào môi trường sống. Các thông tin đó là cơ sở quan
trọng cho việc xác định các mức độ tối ưu về dinh dưỡng trong thành phần thức ăn
cho từng loài giáp xác nói chung và tôm hùm nói riêng nhằm xây dựng và hoàn thiện
thức ăn tổng hợp dạng viên để thay thế cho nguồn thức ăn là cá tạp.
1.2.1. Dinh dưỡng protein và các axít amin cần thiết
Protein là thành phần dinh dưỡng không thể thay thế, nó rất cần thiết để động
20
vật phát triển và duy trì hoạt động sống, trong đó có giáp xác. Hàm lượng protein
trong thành phần thức ăn cho giáp xác dao động từ 23 - 57% tùy từng loài. Riêng đối
với tôm, thấp nhất là Metapenaeus macleayi (27%), sau đó là loài Litopenaeus
setiferus (28 - 32%). Tôm Kuruma P. Japonicus, là một trong những loài tôm thương
phẩm quan trọng nuôi ở Nhật có nhu cầu dinh dưỡng protein 40 - 57% trong thành
phần thức ăn. Tôm sú nhu cầu dinh dưỡng thấp hơn từ 35 – 50%, tôm thẻ chân trắng
(Litopenaeus vannamei), nhu cầu protein 38 - 40 [23].
Theo David M. Smith, CSIRO (2007), thì nhu cầu dinh dưỡng protein của một
số loài giáp xác được trình bày như sau: Tôm sú (P. monodon) 40 %; thẻ chân trắng
(L. vannamei) 32 - 48%; cua thịt (Mud crab) 32 - 40%; tôm hùm đá (Rock lobster)
60%; tôm càng xanh (FW. prawn) 35% [15].
Giá trị dinh dưỡng của protein trong thức ăn phụ thuộc chủ yếu vào thành phần
axít amin của chúng, đặc biệt là các axít amin cần thiết. Mười axít amin cần thiết
(arginine, methionine, valine, threonine, isoleucine, leucine, lysine, histidine,
phenylalanine, and tryptophan) đã được xác định cho nhu cầu tôm thẻ Nhật Bản
(Kanazawa & Teshima, 1981) và tôm sú (P. monodon) (Coloso & Cruz, 1980). Các
loài tôm thẻ ấu niên và trưởng thành có khả năng hạn chế sử dụng các axít amin tổng
hợp trong thức ăn nên đến nay nhu cầu các axít amin cần thiết trên các loài tôm chưa
được xác lập đầy đủ như các loài cá và gia súc, gia cầm.
Nhu cầu methionine và cystine của tôm sú là 1,4% thức ăn hay 4% của protein

(Liou and Yang, 1994) và nhu cầu threonine là 1,4% thức ăn hay 3,5% mức protein
(Millamena et al., 1996b) và valine là 3,75% protein (Millamena et al., 1996). Do đó,
việc sử dụng các axít amin tổng hợp để cân đối nhu cầu axít amin trên tôm sú không
hiệu quả bằng việc sử dụng các nguồn nguyên liệu bổ sung các thiếu hụt axít amin
cần thiết.
Ngoài ra, các axít amin tự do trong thức ăn có tác dụng dẫn dụ làm cho tôm
phát hiện thức ăn từ xa và kích thích tôm ăn nhiều hơn. Nhiều thí nghiệm cho thấy
các axít amin như glycine, taurine và betaine là những thành phần dẫn dụ trong thức
ăn có nhiều trong bột nhuyễn thể, dịch thủy phân cá, bột gan mực. Sử dụng các axít
21
amin tổng hợp như betaine vào thức ăn tôm có tác dụng làm tăng độ hấp dẫn của thức
ăn viên cho các loài tôm và giáp xác khác [4].
Nhu cầu protein và các axít amin cần thiết tối ưu của một loài phụ thuộc vào
nguồn nguyên liệu làm thức ăn (tỉ lệ protein, thành phần axít amin), trạng thái sinh lí
của vật nuôi, môi trường, lượng và nguồn thức ăn hằng ngày của chúng. Do đó, cần
nghiên cứu tỉ mỉ để tìm tỉ lệ thích hợp cho từng trường hợp cụ thể.
1.2.2. Nhu cầu lipid và các axit béo cần thiết (EFA)
* Nhu cầu lipid tổng số
Ngoài chức năng là nguồn cung cấp năng lượng [1], nguồn lipid trong thức ăn
cho cá và giáp xác cung cấp các axít béo (FA), đặc biệt là các axít béo cần thiết
(EFA). EFA rất cần cho sự trao đổi chất, tham gia vào quá trình sinh tổng hợp màng
tế bào. Ngoài ra lipid còn có một vai trò như là dung môi để hòa tan, vận chuyển và
hấp thu một số vitamin tan trong chất béo (A, D, K, E) và carotenoid (sắc tố) [2].
Thành phần quan trọng nhất của lipid trong dinh dưỡng động vật là
triacylglycerol và phospholipid. Đối với các động vật thủy sinh sống trong môi
trường nước mặn ngoài hai thành phần trên sterol đóng vai trò quan trọng trong dinh
dưỡng cho giáp xác[2]. Nhiều nghiên cứu cho thấy: lipid có ảnh hưởng rất lớn đến
sinh trưởng của tôm, đặc biệt là ở giai đoạn ấu tr ùng và tôm giống.
Theo David M. Smith, CSIRO (2007) hàm lượng tối ưu của lipid thùy thuộc vào
hàm lượng đạm trong thức ăn, chất lượng lipid (sự cân đối với và axít béo), lượng và

chất lượng các nguồn cung cấp năng lượng khác. Khoảng lipid tối ưu cho giáp xác từ 6 -
8% và không nên vượt quá 12% trong đó: tôm 7,5% với 44% đạm (lượng cho ăn); cua
biển 5,3 – 13,8%; tôm hùm đá >6%, tốt ở 13% với 60% đạm thô; tôm càng xanh 5 -
8% với 35% đạm [15].
Nghiên cứu của Mai Như Thủy (2005) trên đối tượng là tôm hùm Bông (P.
ornatus) cho kết quả tôm có xu hướng tăng trưởng tốt nhất ở mức lipid 8% [11].
Khả năng tiêu hóa và trao đổi lipid trong động vật thủy sản phụ thuộc vào thành
phần axít béo trong cấu trúc phân tử glycerides. Các axít béo không no PUFA có khả
năng tiêu hóa tốt, có thể đạt tới 90 – 98%. Các lipid được hình thành từ các axít béo
22
không no khả năng tiêu hóa được thấp hơn; có thể từ 70% xuống 50%. Cùng với việc
giảm khả năng tiêu hóa thành phần lipid trong thức ăn, tốc độ sinh trưởng của cá hay
giáp xác cũng giảm [2].
* Nhu cầu các
axít
béo cần thiết (EFA)
Để phân biệt các axít béo khác nhau và có thể đánh giá được giá trị dinh dưỡng
của chúng, người ta dựa vào số nguyên tử các carbon có trong mạch, số lượng nối đôi
và vị trí nối đôi đầu tiên, chúng được kí hiệu như sau:
Các axít béo no, ví dụ:
Axít lauric: CH3-(CH2)10 -COOH, kí hiệu 12:0
Axít palmitic: CH3-(CH2)14 -COOH, kí hiệu 16:0
Ở kí hiệu 12:0 thì chỉ số đầu biểu thị số lượng carbon, chỉ số thứ 2 biểu thị số
nối đôi. Như vậy theo ví dụ trên thì axít lauric có số carbon là 12, số nôi đôi bằng 0,
tương tự axít palmitic có số carbon là 16, số nôi đôi bằng 0.
Các axít béo không no, ví dụ:
Axít Oleic: CH3-(CH2)7 - CH=CH-(CH2)7 –COOH kí hiệu 18:1n-9
Ở đây, 18 là số nguyên tử carbon có trong mạch carbon; 1 là số lượng nối đôi
có trong mạch carbon, 9 là vị trí nối đôi được tính từ gốc metyl.
Tương tự, axít linoleic:

CH3-(CH2)4-CH=CH-CH2-CH=CH-(CH2)7 –COOH kí hiệu 18:2n-6
Ở đây, số nguyên tử carbon là 18, số nối đôi có trong mạch carbon là 2, vị trí
nối đôi đầu tiên là carbon thứ 6.
(Chữ n trong kí hiệu trên có thể thay bằng chữ ω).
Các axít béo được chia làm hai nhóm: axít béo no và axít béo không no. Axít
béo no là những axít béo mà trong mạch carbon không có nối đôi, axít béo không no
là những axít béo mà trong mạch carbon có một hay nhiều nối đôi. Tùy thuộc vào tỉ
lệ các axít béo no hay không no trong thành phần của lipid mà hình thành mỡ (ở động
vật) hay dầu (ở thực vật).
23
Căn cứ vào số lượng nối đôi người ta người ta chia các axít béo không no thành
các dạng sau:
- MUFA (monounsaturated fatty acids) axít béo không no có một nối đôi.
- PUFA (Polyunsaturated fatty acids) trong mạch carbon có ít nhất 2 nối đôi.
- HUFA (highly unsaturated fatty acids) trong mạch carbon có 4 – 6 nối đôi.
Tất cả động vật đều có thể tổng hợp được các axit béo no chuỗi dài từ axetat:
n CH3COO¯→ CH3CH2CH2COO¯→ CH3CH2CH2CH2CH2CH2…
Tất cả các loài động vật cũng tổng hợp được các axit béo chưa no bằng cách
thêm những nối đôi vào phía đầu chuỗi chứa nhóm cacboxyl nhưng không có thể
thêm những nối đôi vào phía đầu chuỗi chứa nhóm methyl [1].
Ở giáp xác, quá trình tổng hợp các axít béo thực hiện ở gan bởi tổ hợp các enzyme
có vai trò là chất xúc tác giống như động vật có vú. Cũng giống như cá, giáp xác không
có khả năng tổng hợp các axít béo họ linoleic axít (18:2n-6) và axít linolenic (18:3n-3).
Từ các axít béo này giáp xác sẽ tổng hợp nên các axít béo không no có mạch carbon dài
hơn và số nối đôi trong mạch carbon nhiều hơn (PUFA). Tuy nhiên, phần lớn các loài cá
biển ăn động vật, do ngoài tự nhiên các sinh vật làm thức ăn của chúng rất giàu 22:6n-3
(DHA) và 20:5n-3 (EPA) nên chúng mất khả năng kéo dài mạch carbon và tạo thêm nối
đôi từ 18:3n-3 để tạo thành các HUFA tương ứng. Những loài thủy sản ăn động vật vì
thế phải được cung cấp DHA và EPA qua thức ăn nhằm giúp chúng sinh trưởng tốt [12].
Vai trò của các

axít
béo cần thiết
Axít béo cần thiết (EFA: essential fatty acid) là thành phần quan trọng cấu tạo
màng tế bào và tham gia vận chuyển lipoprotein. Các EFA còn cung cấp nguyên liệu
cho việc tổng hợp các phân tử có chức năng và hoạt tính của hệ thần kinh, hệ tiêu
hóa, các cơ quan sinh dục và thận như prostagglandin hay các thành phần tương tự
[2].
Nhiều nghiên cứu gần đây còn cho rằng các axít béo ảnh hưởng đến sự hình
thành các tế bào thần kinh của tôm hùm giai đoạn giống (Juvenile) [14].
Các axít béo không no (PUFA) như 20:4n-6, 20:5n-3, 22:6n-3 rất cần thiết cho sự
24
phát dục và đẻ trứng của các loài trong họ tôm he [1]. Tỷ lệ n-3/n-6 tối ưu đối với giáp
xác trong khoảng 2:1 và 3:1% [15].
Theo Phillips Bruce (2006), trong giáp xác năm axít béo cần thiết cho sự tăng
trưởng và sự sống là: axít α-linolenic (ALA, 18:3n-3); axít eicosapentanoic (EPA,
20:5n-3); axít α-linoleic (LA, 18:2n-6); axít arachinoic (ARA, 20:4n-6); axít
Docosahexaenoic (DHA, 22:6n-3) [13].
Đối với nhu cầu các axít béo cần thiết của giáp xác, nhiều nghiên cứu đã xác định
cho một số loài trong họ tôm he và tôm càng xanh. Những nghiên cứu của Kanazawa
(1977, 1979) đã chỉ ra rằng thức ăn cho tôm he Nhật Bản có bổ sung 1% axít béo họ
n- 3 và n-6 sẽ kích thích sự tăng trọng. Read (1981) cũng cho biết khi bổ sung 1%
axít họ 18:2n-6 và 18:3n-3 vào thức ăn cho tôm he P.indicus cũng có tác dụng kích
thích tăng trưởng và tỉ lệ sống. Các nghiên cứu của Kanazawa (1877), Xu và CTV
(1994) đối với tôm he Trung Quốc (P.chinensis) cho kết quả tương tự như đối với
tôm he Ấn Độ (P.indicus). Teshima và CTV (1992) đã xác định tốc độ sinh trưởng
cao nhất về khối lượng có thể đạt được đối với tôm càng xanh (Macrobrachium
rosenbergii) khi nuôi bằng thức ăn có bổ sung hỗn hợp axít béo họ 18:2n-6 và theo tỉ
lệ 12:1 [1].
Theo nghiên cứu sự tác động của linoleic (LA,18:2n-6) và linolenic
(ALA,18:3n-3) đến tăng trưởng của tôm sú (Penaeus monodon) của B.D.Glencross

và ctv (2001), cho biết tỷ lệ giữa tối ưu cho tôm phát triển (n-3 và n-6) là 2.5 và 1 và
mặc dù con số này có thể có sai lệch trong quá trình chế biến thức ăn là 2:1 hay 3:1
đều không ảnh hưởng gì đến tốc độ tăng trưởng của tôm.
Mức độ tăng trưởng của P. japonicus sẽ gia tăng khi bổ sung 1% của 18:2n-6 và
18:3n-3 vào thức ăn. Shewbart và Mies (1973) thử nghiệm mức độ từ 0,5 - 5% 18:3n-
6 vào thức ăn công nghiệp cho tôm giống P. aztecus, kết quả là mức 2% cho tốc độ
tăng trưởng cao nhất, dưới mức 2% sẽ làm giảm khả năng tăng trưởng của loài tôm
này. Read (1981) đã tìm thấy bổ sung 1% của 18:2n-6 hoặc 18:3n-3 vào thức ăn sẽ
cải tiến được mức độ tăng trưởng và tỷ lệ sống của tôm P. indicus. Sinh trưởng của
tôm P. japonicus ăn thức ăn chứa nhiều 18:3n-3 thì tốt hơn là nhiều 18:2n-6 (Gury và
25
ctv, 1976). Trong khi đó Xu và ctv (1994) lại cho biết tốc độ sinh trưởng của tôm P.
chinensis được cải thiện khi kết hợp hai nhóm axít béo này hơn là chỉ bổ sung một
loại. Nhiều nghiên cứu cho thấy nhóm axít béo 20 - 22 Cacbon-HUFA được coi là có
giá trị dinh dưỡng cao hơn nhóm 18 Carbon-PUFA.
Việc đáp ứng nhu cầu axít béo không no thông qua thức ăn lipid, vì vậy trong sản
xuất giống và nuôi thương phẩm cá và giáp xác các nhà khoa học đặc biệt quan tâm đến
vai trò và nhu cầu của axít béo cần thiết đối với vật nuôi.
Giới thiệu về EPA (eicosapentaenoic acid) và DHA(docosahexaenoic
acid)
Công thức cấu tạo
O
ω
6 3 1
HO
1 5 8 11 14 17 20
Công thức cấu tạo của EPA (eicosapentaenoic acid)
O
ω
HO

1 4 7 10 13 16
3 1
Công thức cấu tạo của DHA (docosahexaenoic acid)
Vai trò của EPA và DHA đối với giáp xác và tôm hùm
Cho đến nay, đã có vài nghiên cứu về sự ảnh hưởng của EPA, DHA đến sự sinh
trưởng, tỉ lệ sống, chức năng thần kinh của giáp xác và tôm hùm đã được công bố.
Meeren.G.V.D. và ctv (2009) cho rằng axít béo không no chuỗi dài (LC-PUFAs)
quyết định đến sức khỏe và chức năng hoạt động của não, trong đó quan trọng nhất là
các axít béo Omaga 3 EPA (axít eicosapentaenoic, 20:5n-3) và DHA (axít
docosahexaenoic, 22:6n-3), nó được sinh tổng hợp từ ALA (axít linolenic, 18:3n-3)
nhưng chỉ chiếm một tỉ lệ rất nhỏ so với tổng LC-PUFAs trong cấu trúc của não [21].
Tốc độ tăng trưởng của tôm sú (Penaeus monodon) tốt hơn tại các nghiệm thức cho

×